Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của một số giá thể đến khả năng sinh trưởng của cây rau xà lách trồng bầu trong vụ Đông Xuân tại Thái Nguyên.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (763.8 KB, 49 trang )

i

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TRẦN KIÊN CƢỜNG

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ GIÁ THỂ ĐẾN
KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA CÂY RAU XÀ LÁCH TRỒNG BẦU
TRONG VỤ ĐÔNG XUÂN TẠI THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Trồng trọt

Khoa

: Nông học

Khoá học

: 2011 - 2015

Thái Nguyên, năm 2015



ii

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TRẦN KIÊN CƢỜNG

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ GIÁ THỂ ĐẾN
KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA CÂY RAU XÀ LÁCH TRỒNG BẦU
TRONG VỤ ĐÔNG XUÂN TẠI THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Trồng trọt

Lớp

: K43 - Trồng trọt - N02

Khoa

: Nông học


Khoá học

: 2011 - 2015

Giảng viên hƣớng dẫn : TS. Nguyễn Thúy Hà

Thái Nguyên, năm 2015


i

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Thuý Hà, người đã
hướng dẫn, chỉ bảo tận tình và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài
và hoàn chỉnh khóa luận của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong Khoa Nông học,
Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp
đỡ tôi trong suốt thời gian thực. Để hoàn thành khóa luận, tôi còn nhận được
sự động viên, khích lệ của bạn bè và những người thân trong gia đình.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày ... tháng ... năm 2015
Sinh viên

Trần Kiên Cƣờng


ii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AVRDC


: Asian vegetable research and development center
(Trung tâm nghiên cứu và phát triển rau Châu Á)

FAO

: Food and agriculture organization of the United Nations
(Tổ chức nông nghiệp và lương thực Liên hợp quốc)

WHO

: World Health Organization (Tổ chức y tế thế giới)

CT1

: Công thức 1

CT2

: Công thức 2

CT3

: Công thức 3

CT4

: Công thức 4

CT5


: Công thức 5

Cs

: Cộng sự

IPM

: Quản lý dịch hại tổng hợp


iii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang

Bảng 2.1. Giá trị dinh dưỡng của cây rau và cây ngũ cốc ................................ 9
Bảng 2.2.Thành phần chất dinh dưỡng trong 100g rau ở một số loại rau ...... 10
Bảng 2.3. Thành phần dinh dưỡng trong rau xà lách ở một số nước và Việt
Nam (trong 100g phần ăn được) ............................................................. 14
Bảng 4.1. Kết quả theo dõi ảnh hưởng của các giá thể đến động thái ra lá/ cây ..... 27
Bảng 4.2. Kết quả ảnh hưởng của các loại giá thể khác nhau đến tốc độ ra lá
xà lách ..................................................................................................... 30
Bảng 4.3. Kết quả ảnh hưởng của các giá thể khác nhau đến đường kính tán
của cây xà lách ........................................................................................ 32
Bảng 4.4. Kết quả ảnh hưởng của các giá thể khác nhau đến mật độ sâu hại
rau xà lách ............................................................................................... 35
Bảng 4.5. Ảnh hưởng của một số loại giá thể khác nhau đến năng suất của cây
rau xà lách ............................................................................................... 36

Bảng 4.6. Ảnh hưởng của các loại giá thể đến dư lượng NO3- trong rau xà lách .... 37
Bảng 4.7. Sơ bộ hạch toán kinh tế các công thức trong thí nghiệm ............... 38


iv

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Trang

Biểu đồ 4.1. Ảnh hưởng của các giá thể khác nhau đến động thái ra lá ......... 28
Biểu đồ 4.2. Ảnh hưởng của các loại giá thể khác nhau đến tốc độ ra lá xà lách ... 31
Biểu đồ 4.3. Ảnh hưởng của các giá thể khác nhau đến đường kính tán của
cây xà lách ............................................................................................... 33


v

MỤC LỤC
Trang

PHẦN 1 MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề .............................................................................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................... 2
1.3. Yêu cầu của đề tài .................................................................................. 3
1.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................... 3
PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................ 4
2.1. Cơ sở khoa học:...................................................................................... 4
2.2. Tình hình nghiên cứu về cây xà lách trong nước và trên thế giới ......... 6
2.2.1. Tình hình nghiên cứu về cây xà lách trên thế giới .............................. 6
2.2.2. Tình hình nghiên cứu về cây xà lách ở Việt Nam .............................. 7

2.3. Các nghiên cứu về giá thể trồng rau .................................................... 20
PHẦN 3 ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ........................................................................................................ 23
3.1. Đối tượng, vật liệu và phạm vi nghiên cứu.......................................... 23
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành nghiên cứu ........................................ 24
3.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 24
3.4. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 24
3.4.1. Công thức, phương pháp bố trí thí nghiệm ....................................... 24
3.4.2. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi. .............................................. 25
3.4.3. Kỹ thuật trồng rau trên giá thể .......................................................... 26
3.4.4. Phương pháp xử lý số liệu................................................................. 26
PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 27
4.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại giá thể khác nhau đến
động thái ra lá của rau xà lách. ........................................................... 27


vi

4.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại giá thể khác nhau đến
động thái phát triển đường kính tán của cây rau xà lách .................... 32
4.3. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại giá thể khác nhau đến
năng suất của cây rau xà lách.............................................................. 36
PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................... 39
5.1. Kết luận ................................................................................................ 39
5.2. Đề nghị ................................................................................................. 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 40
I. Tiếng Việt ................................................................................................ 40
II. Tiếng Anh ............................................................................................... 41



1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Ở Việt Nam hiện nay các ngành nghề kinh tế ngày càng phát triển, việc
quan tâm đến sức khỏe của con người nói chung và vấn đề ăn uống nói riêng
cũng ngày càng được coi trọng hơn. Trong đó việc trồng và cung cấp rau xanh
hiện nay của nước ta là một nhu cầu không thể thiếu. Đặc biệt khi lương thực và
các thức ăn nhiều đạm đã được đảm bảo thì yêu cầu về chất lượng, số lượng rau
lại càng gia tăng như một nhân tố tích cực không thể thiếu trong quá trình cân
bằng dinh dưỡng và tăng sức đề kháng cho cơ thể và góp phần kéo dài tuổi thọ
con người. Chính vì thế, rau xanh trở thành sản phẩm nông nghiệp có giá trị kinh
tế cao và có thị trường tiêu thụ rộng lớn ở cả trong và ngoài nước.
Xà lách hay còn gọi là rau diếp có tên khoa học là Lactuca sativavar.
capitala, thuộc họ Cúc Asteraceac. Xà lách có nguồn gốc từ Địa Trung Hải
được các nhà truyền đạo, các thương nhân du nhập ra khắp thế giới (Tạ Thu
Cúc, 2005) [2].
Xà lách là loài cây phát triển ở vùng nhiệt đới, hiện nay loại rau này đang
được trồng hầu hết ở các nơi trên thế giới. Hiện nay, xà lách là loại rau được trồng
từ vùng đồng bằng tới vùng núi, từ Bắc vào Nam, nó thích ứng với khí hậu mát
mang lại nhiều lợi ích cho con người, có giá trị dinh dưỡng cao, cung cấp cho cơ
thể người các chất khoáng, enzim, hợp chất hữu cơ, đặc biệt nguồn vitamin E và C
phong phú và rẻ tiền. Ngoài ra, trong xà lách còn chứa chất lactucarium có hoạt
tính sinh học cao, có tác động đến thần kinh, làm giảm đau và gây ngủ. Xà lách
còn có tác dụng giải nhiệt, kích thích tiêu hóa, lợi sữa, trị ho, suy nhược tâm thần,
táo bón, thấp khớp. Từ cây xà lách có thể chiết ra một loại dịch như nhựa để chế
thành xirô hoặc để khô làm thành viên thuốc chữa bệnh. Xà lách là loại rau được
làm xa lát quan trọng nhất. Xà lách quyết định chất lượng của hỗn hợp rau tươi và



2

tính ngon miệng, nên được người tiêu dùng ưa chuộng, nhu cầu và khả năng tiêu
thụ quanh năm rất lớn (Trần Ngọc Hùng và cs, 2006) [4].
Xà lách là loại rau ăn lá có đặc điểm sinh trưởng như: cây thấp; rễ
ngắn, ăn nông; có thể trồng dày; có khả năng cho năng suất cao; thích ứng
rộng trên nhiều vùng sinh thái; ít sâu bệnh; thời gian sinh trưởng ngắn ngày,
quay vòng/6 - 7 lần/năm, nên mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nếu được đầu tư
thâm canh đúng mức, đẩy mạnh trồng xà lách là điều kiện sử dụng có hiệu
quả các loại đất, góp phần cải tạo đất trong chế độ luân canh thích hợp, tận
dụng được sức lao động ở địa phương, giải quyết công ăn việc làm cho người
lao động, tạo thêm nhiều sản phẩm cho xã hội, đáp ứng nhu cầu rau xanh tại
chỗ ngày càng cao của nhân dân (Hoàng Thị Bé và cs, 2009) [1].
Xà lách là một trong những loại rau quan trọng nhất ở các nước Ôn đới,
tuy nhiên nó cũng chiếm vị trí quan trọng ở các nước Nhiệt đới và Á nhiệt
đới. Ở những nước Ôn đới xà lách được trồng trong nhà có mái che bằng
kính, hoặc bằng nhựa, tùy theo thời tiết, xà lách cũng được trồng ở ngoài
đồng. Xà lách chiếm diện tích lớn trong các loại rau ăn sống. Tuy nhiên, hiện
nay lượng rau sạch cung cấp ra ngoài thị trường ngày càng ít hoặc có thì
không đảm bảo (Mai Văn Quyền và cs, 1995) [9].
Do đó, việc tự trồng rau để phục vụ cho nhu cầu của con người và cung
cấp lượng rau sạch cho gia đình ngày càng cao trong khi lượng đất phục vụ
cho nhu cầu này là không cao
Nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề
tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số giá thể đến khả năng sinh trưởng
của cây rau xà lách trồng bầu trong vụ Đông Xuân tại Thái Nguyên.”
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Lựa chọn được giá thể phù hợp để trồng rau xà lách trồng bầu vụ Đông
Xuân tại Thái Nguyên.



3

1.3. Yêu cầu của đề tài
- Đánh giá ảnh hưởng của một số loại giá thể khác nhau đến sự sinh
trưởng của cây rau xà lách.
- Đánh giá ảnh hưởng của một số loại giá thể đến tình hình sâu
bệnh hại rau xà lách.
- Ảnh hưởng của một số loại giá thể đến hiệu quả kinh tế của rau xà lách.
1.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học:
+ Giúp sinh viên củng cố và hệ thống lại các kiến thức đã học
+ Giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng và học tập nghiên cứu khoa học
+ Biết được các phương pháp nghiên cứu một vấn đề khoa học, xử lý
và phân tích số liệu, cách trình bày một bài báo khoa học.
- Ý nghĩa thực tiễn:
Nâng cao năng suất cây trồng, làm giảm chi phí giá thành và đáp ứng
nhu cầu ngày càng tăng của con người.


4

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học:
Nhu cầu thực phẩm an toàn ngày càng gia tăng trên phạm vi toàn cầu.
Ở các nước phát triển, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm rất nghiêm ngặt
và được quản lý chặt chẽ, là rào cản kỹ thuật ngăn chặn hàng hóa kém chất
lượng, thực phẩm không an toàn nhập khẩu. Ở nước ta, nhu cầu tiêu dùng

thực phẩm an toàn, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng đang ngày càng tăng. Từ
năm 2005, việc triển khai thực hiện chương trình nông nghiệp công nghệ cao
đã thúc đẩy ngành sản xuất rau bước sang một thời kỳ phát triển mới. Các loại
rau được sản xuất theo hướng Nông nghiệp công nghệ cao như canh tác trong
nhà kính, nhà lưới, sử dụng hệ thống tưới tự động, màng phủ đất. Tuy nhiên
diện tích sản xuất và sản lượng còn hạn chế do đầu tư ban đầu cao và thiếu
quy trình sản xuất phù hợp (Cao Thị Làn và cs, 2011) [8].
- Giá thể trồng rau
Mối quan tâm an toàn thực phẩm tại Việt Nam hiện nay trên rau là về hàm
lượng nitrate, dư lượng thuốc trừ sâu và kim loại nặng trong rau. Trồng rau trên
giá thể sạch là một trong những giải pháp có thể ngăn chặn sâu, bệnh hại từ đất và
khống chế hiệu quả các chất gây ô nhiễm từ đất như kim loại nặng. Trên thế giới
các loại giá thể trồng sạch đã được nghiên cứu và sử dụng trong sản xuất đại trà
với nhiều loại cây trồng khác nhau. Việc sử dụng các loại giá thể trồng sạch thay
thế đất đã dần đáp ứng được nhu cầu thực tiễn, giúp cho những nơi không có đất
cũng có thể sản xuất ra những sản phẩm nông nghiệp đáp ứng nhu cầu của cuộc
sống hàng ngày (Cao Thị Làn và cs, 2011) [8].
- Đặc tính vật lý của giá thể.
Đối với tính chất vật lý của giá thể, chất hữu cơ và mùn có tác dụng
làm tăng độ xốp, điều hoà chế độ nước tưới và chế độ nhiệt, giúp ổn định kết


5

cấu các thành phần trong giá thể. Những tính chất vật lý luôn có tác động tích
cực đến tính chất hoá học trong giá thể, ví dụ như các chất hữu cơ và mùn làm
tăng khả năng hấp phụ và trao đổi ion làm cho giá thể có khả năng chịu nước,
chịu phân cao, tăng tính đệm cho giá thể, đảm bảo các phản ứng hoá học và
ôxy hoá khử xảy ra bình thường, tạo điều kiện cho cây phát triển tốt (Cao Thị
Làn và cs, 2011) [8].

Đặc tính giữ ẩm và thông thoáng khí.
Giá thể là nơi cung cấp cho rễ cả nước và không khí. Những khoảng
trống trong giá thể với những kích thước khác nhau cho phép một giá thể
có thể thể hiện hai khả năng giữ ẩm và thông thoáng khí cùng một lúc. Sau
khi tưới, nước lấp đầynhững lỗ lớn trong khoảng không rồi bị hút xuống
đáy luống (chậu). Có hai loại nước tồn tại trong giá thể: Loại sử dụng được
ngay và một loại không sử dụng được. Loại sử dụng được liên kết yếu ớt
với các thành phần trong giá thể và được hấp thụ bởi rễ cây. Loại không sử
dụng được liên kết chặt với bề mặt hạt trong giá thể nên rễ cây không hút
được. Khi cây sử dụng hết lượng nước sử dụng được cây sẽ bị héo do đó
trong quá trình lựa chọn giá thể cần lựa chọn những giá thể có khả năng
giữ ẩm và thông khí tốt (John và Harold, 1999).
Thí nghiệm về khả năng giữ ẩm John và Harold (1999) thấy rằng trồng
trong luống (chậu) giữ được nhiều nước hơn và cần sự thông thoáng khí nhiều
hơn. Không nên nén những giá thể vào trong chậu vì khoảng không sẽ giảm và
tỷ lệ nước không sử dụng được lại tăng lên. Trong điều kiện không đủ lượng
nước tưới cho cây cần sử dụng những giá thể có độ giữ ẩm cao hoặc phối trộn
vào giágiá thể hỗn hợp đất, cát, than bùn với tỷ lệ 1 : 1 : 1 ; than bùn,
vecmiculite với tỷ lệ 1 : 1 và vỏ ngũ cốc, cát, than bùn tỷ lệ 3 : 1 :1 thấy rằng
khả năng giữ nước của hỗn hợp than bùn + vecmiculite là tốt nhất, kế đó là hỗn
hợp vỏ ngũ cốc + cát + than bùn và kém nhất là hỗn hợp đất + cát + than bùn.


6

Nhưng khi xét tính thông thoáng khí thì hai hỗn hợp giá thể than bùn +
vecmiculite và vỏ ngũ cốc + cát + than bùn tương đương nhau, riêng hỗn hợp
giá thể đất + cát + than bùn là kém nhất trong 3 loại giá thể thử nghiệm.
- Khả năng trao đổi cation.
Các loại giá thể như đất đen, vecmiculite và các loại vỏ ngũ cốc nhiễm điện

âm có thể hút những ion dương trong nước (cường độ trao đổi cation - CEC). CEC
càng lớn các ion dinh dưỡng được giữ lại càng nhiều. Đa số các chất dinh dưỡng
cung cấp cho cây trồng là cation như: NH+4, K+, Ca++, Mg++, Zn++, Cu++,
Mn++ và Fe++, và những ion mang điện âm gồm: H2PO4-, NO3-, SO4-, Cl-. Các
ion này thường được cung cấp với lượng hạn chế. Những thành phần giá thể có chỉ
số CEC cao thể các hạt giữ ẩm. Trong quá trình nghiên cứu John và Harold (1999)
đã thử nghiệm trên 3 loại gồm đất, đất đen, vermiculite và những thành phần có chỉ
số CEC thấp gồm perlite, cát , Styrofoam…
2.2. Tình hình nghiên cứu về cây xà lách trong nƣớc và trên thế giới
2.2.1. Tình hình nghiên cứu về cây xà lách trên thế giới
Trong lĩnh vực sản xuất rau, trên thế giới có nhiều công trình và nhiều
tác giả nghiên cứu về rau. Cùng với việc thay thế dần tập quán canh tác rau
nhiều nước đã chọn lựa được nhiều dòng giống rau phong phú, có chất lượng,
năng suất cao đáp ứng được các điều kiện canh tác và nhu cầu tiêu dung trên
thế giới. Một trong những trung tâm nghiên cứu về rau đó là Trung tâm
Nghiên cứu và Phát triển rau Châu Á (AVRDC) đã nghiên cứu và phân phối
nhiều nguồn gen rau có uy tín cho các nước và địa phương trên thế giới. Đến
năm 1993, có 67 quốc gia trên thế giới đã dùng mẫu và giống rau của
AVRDC, 17.618 mẫu rau được phân phối ra thị trường và 5.390 mẫu rau
được trung tâm AVRDC thu thập để sử dụng vào mục đích nghiên cứu.
AVRDC cũng đã có 40.000 giống biểu tượng cho sự độc nhất về giá trị
nguồn gốc giống rau trên thế giới và đã tiến hành khảo sát những đặc tính các


7

giống rau ở Malaysia, Indonesia, Philippin và Thái Lan. Ngoài ra AVRDC đã
có sự hợp tác quốc tế ở Nhật Bản về nguồn di truyền rau trong chu trình bảo
tồn và sử dụng nguồn rau, một mạng lưới canh tác ở miền nam Châu Á
- Về rau xà lách, E. D. Ward J. Ryder đã có nhiều nghiên cứu về giống

rau xà lách trên thế giới. Theo ông có 5 dòng xà lách phổ biến là:
Xà lách quấn đầu (Crisphead)
Xà lách La Mã (Romaine or cos)
Xà lách láng dầu (Butterhead)
Xà lách măng (Stem lettuce)
- Những nhà lai tạo ở Califorlia đã chọn tạo được các dòng xà lách
kháng được bệnh khô nâu (brow blight), bệnh phấn trắng (downy mildew),
bệnh khảm (mosaic) và bệnh cháy đốt (tipburn).
- Ở Mỹ, đã có những chương trình cải tạo xà lách nhằm vào các mục
tiêu như: Tạo ra những dòng kháng, cải thiện tạo ra các giống có chất lượng,
hình thức ưa thích, làm đồng dạng về kích cỡ và tạo giống rau thích nghi với
những môi trường đặc biệt.
- Ở Úc, Trung tâm Công nghệ Rau Quốc gia đã có những nghiên cứu
về áp dụng IPM cho xà lách, áp dụng nhiều biện pháp trong trừ sâu bệnh trên
rau xà lách như: phương pháp canh tác, phương pháp sinh học, phương pháp
hóa học và phương pháp cơ học.
2.2.2. Tình hình nghiên cứu về cây xà lách ở Việt Nam
Cây rau là một trong những thế mạnh của Việt Nam, giúp xóa đói giảm
nghèo. Để tăng sản lượng rau, nhiều nhà nghiên cứu đã và đang chọn tạo ra
nhiều chủng loại cho năng suất cao, phẩm chất tốt, có khả năng chống chịu
sauu bệnh và điều kiện tự nhiên ở Việt Nam.
Ở Việt Nam, xà lách được trồng từ rất lâu. Nhiều vùng trồng thường
xuyên như Đà Lạt với nhiều giống được nhập từ nước ngoài. Trước 1960, chủ


8

yếu các giống xà lách trồng có xuất xứ từ nước Pháp. Những giống xà lách
được sử dụng trong sản xuất từ năm 1990 phổ biến là Butter Lettuce
CLS 808, Lettuce Mirrina, Lettuce Mini Star, Full HeartNR65... có nguồn gốc

từ Nhật và Mỹ. Từ 1998, có nhiều giống xà lách mới được nhập nội và được
gieo trồng theo phương thức sản xuất rau chất lượng cao với nhiều màu sắc
khác nhau như: Lolbo Rossa, Romaine, Oakleaf Green...
- Một số giống được trồng ở một số vùng ở nước ta đã trở thành các
giống địa phương như: Xà lách Hải Phòng, xà lách Bắc Ninh.
Xà lách là thực vật bậc cao có đơn vị phân loại như sau:
+ Ngành hạt kín: Angiosprematophy
+ Lớp 2 lá mầm: Dicotyledoneae
+ Dưới lớp cúc: Asteridae
+ Bộ cúc: Asterales
+ Họ cúc: Compositae
Chi: Lactuca, có số lượng nhiễm sắc thể là 8, 9, 17 cặp (Hoàng Thị Bé
và cs, 2009) [1].
- Giá trị dinh dưỡng
Rau là một loại thực phẩm cần thiết trong cuộc sống hằng ngày của con
người. Ngoài ra rau là một loại thực phẩm không thể thay thế được bởi lẽ rau
cung cấp nhiều chất dinh dưỡng quan trọng cho sự phát triển của con người
như: protein, vitamin, muối khoáng… trong các loại rau gia vị còn có chứa
chất kháng sinh, các chất thơm, các acid hữu cơ, trong đó rau chứa hàm lượng
vitamin và chất khoáng cao hơn hẳn một số cây trồng khác. So sánh thành
phần dinh dưỡng của cây rau và cây ngũ cốc A.M.Shidique, 1985 đã cho thấy
rau đặc biệt là rau ăn lá có hàm lượng vitamin và chất khoáng cao hơn lúa và
lúa mì nhiều lần (Đào Thanh Vân và cs, 2000) [13].


9

Bảng 2.1. Giá trị dinh dƣỡng của cây rau và cây ngũ cốc
(Tính trong 100g trọng lượng tươi)
Độ


Cacbon

ẩm

Hydrat

(%)

(g)

Lúa

12,6

77,4

8,5

349

0,009

0

10

2,8

Lúa mì


12,8

71,2

11,8

346

0,064

0

41

4,9

Rau ăn lá

88,5

4,3

2,9

36

6,80

54


145

9,0

Rau ăn thân

87,5

9,1

1,6

44

0,58

19

84

0,7

Rau ăn quả

88

8,4

2,2


46

1,00

25

35

0,8

Rau ăn củ

80,7

16,2

1,5

89

1,34

11

24

0,7

Cây


Protein
(g)

Khoáng (mg%)

Calo

(Kcalo) Caroten VTMC Canxi Fe

Nhiều kết quả nghiên cứu của các nước cho rằng lượng rau chiếm 30 40% trong bữa ăn hằng ngày. Trong khi đó xã hội ngày càng phát triển do vậy
việc dùng nó trong bữa ăn hàng ngày tăng lên. Trong khẩu phần ăn của người
dân hiện nay rau cung cấp khoảng 95 - 99% nguồn vitamin A, 60 - 70% nguồn
vitamin B2, gần 100% vitamin C và các loại vitamin khác (Bùi Bảo Hoàn, Đào
Thanh Vân, 2000). Trong khẩu phần ăn lâu ngày mà thiếu rau xanh thường xuất
hiện các triệu chứng như: Da khô, sần sùi, mắt mờ, quáng gà… do thiếu vitamin
B2, tê phù do thiếu vitamin B1, chảy máu chân răng, mệt mỏi chân tay, suy
nhược cơ thể… do thiếu vitamin C. Thiếu vitamin sẽ làm giảm sức dẻo dai, hiệu
suất làm việc giảm sút, bệnh tật sẽ phát sinh, dễ mắc bệnh cũng như chữa bệnh
lâu lành. Trong lao động, học tập, công tác và sinh hoạt hàng ngày mỗi người
đều cần lượng vitamin nhất định (Trần Ngọc Hùng, 2006) [4].
Ngoài ra, rau còn cung cấp một lượng khoáng như: Canxi, photpho,
sắt… chúng có nhiều tác dụng trong việc bồi bổ sức khẻ, chống thiếu máu và
tăng sức đề kháng… Các loại muối khoáng còn có tác dụng dung hòa độ chua
do dạ dày tiết ra khi tiêu hóa các loại thức ăn như: Thịt, các loại ngũ cốc, lam


10

tăng khả năng đồng hóa protit… Lượng protit, gluxit do rau bổ sung cho ta

được một phần năng lượng tuy không nhiều nhưng điều đáng chú ý là protit ở
rau chứa nhiều lizin (khoảng 5 - 7%) và mỗi loại rau có tỷ lệ acid amin khác
nhau nên khi ăn rau nhất là khi ăn một lúc nhiều loại rau sẽ có tác dụng lớn
trong việc nâng cao giá trị sử dụng protit của rau (Trần Ngọc Hùng, 2006) [4].
Các chất xơ trong rau giúp cho sự tiêu hóa được điều hòa, chống táo
bón và giữ được cảm giác no lâu.
Theo quan điểm của các nhà kinh tế học để đáp ứng cho sự bình thường
mỗi người cần 250 - 300g rau xanh trên ngày, khoảng 80 - 100kg/năm. Trong khi
đó, theo thống kê ở nước ta mới cung cấp được 60 g/người/ngày. Như vậy, mới
đáp ứng được 20 - 30% nhu cầu về rau (Trần Ngọc Hùng, 2006) [4].
Bảng 2.2.Thành phần chất dinh dƣỡng trong 100g rau ở một số loại rau
Loại
rau

Thành phần hóa học Calo
(%g)

Muối khoáng

100g

Pr H2O Glu Xlu

(mg%)
Ca

P

Vitamin (mg%)


Fe Caroten

B1

B2

C

Bầu

0,6 91,5

2,9

1,0

14

21,0 25,0 0,2

0,02

0,01 0.03

12


chua

0,6 94,0


4,2

0,8

20

12,0 26,0 1,4

2,0

0,06 0,04

10

Đậu
đũa

6,0 83,0

8,3

12,0

59

47,0 26,0 1,6

0,50


0,29 0,18

3

Cải
bắp

1,8 90,0

5,4

1,6

30

48,0 31,0 1,1

0,01

0,06 0,05

36

Rau
3,2 92,0
muống

2,5

1,5


23

100 37,0 1,4

2,90

0,04 0,09

3

2,8 88,0

6,3

1,7

37

46,0 50,0 0,6

0,15

0,06 0,05

40

Súp lơ 2,5 90,9

4,9


0,9

30

26,0 51,0 1,4

0,05

0,11 0,10

70

Dưa
chuột

3,0

0,7

16

23,0 27,0 1,0

0,30

0,03 0,04

5


Xu
hào

0,8 95,0

(Nguồn: Bảng thành phần hóa học thức ăn Việt Nam năm 1972)


11

- Giá trị kinh tế
+ Rau là loại cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao:
Giá trị sản xuất một ha rau gấp 2 - 3 lần so với một ha lúa. Hiệu quả lớn
hay nhỏ còn phụ thuộc vào trình độ người sản xuất, công nghệ sản xuất, kinh
nghiệm và chủng loại rau. Nhìn chung, cây rau có thời gian sinh trưởng ngắn, có
thể gieo trồng nhiều vụ trong năm do đó sản lượng trên đơn vị diện tích (Tạ Thu
Cúc, 2005) [2].
+ Rau là một loại hàng hóa có giá trị xuất khẩu cao:
Rau là mặt hàng xuất khẩu quan trọng, thu ngoại tệ mạnh của nhiều nước
trên thế giới. Sản phấm rau xuất khẩu có thể là tươi sống hoặc đã qua chế biến
như: Cà chua, dưa chuột, nấm, hành tây, cải bắp, ớt, tỏi… nhưng tình hình xuất
khẩu rau của nước ta còn hạn chế về chủng loại, chất lượng, mẫu mã, bao bì và
thị trường tiêu thụ. Vì vây, nguồn thu ngoại tệ từ ngành rau quả còn ít. Năm
2000 kim ngạch xuất khẩu rau của cả nước là 200 triệu USD, năm 2003 là 150
triệu USD và dự tính đến năm 2010 là 47 triệu USD (Vũ Thị Hiển) [5].
Qua một vài tài liệu trên cho thấy thành tựu của ngành rau quả Việt Nam
trong xuất khẩu còn rất khiêm tốn điều quan trọng mà chúng ta phải đặc biệt quan
tâm là mở rộng và tìm kiếm thị trường xuất khẩu rau quả. Thị trường xuất khẩu rau
quả chủ yếu của Việt Nam là: Trung Quốc, Đài Loan,CHLB Nga…
+ Rau là nguyên liệu chế biến thực phẩm phong phú và quan trọng:

Nhiều loại ra được sử dụng làm nguyên liệu trong công nghiệp chế biến
thực phẩm như: Cà chua, dưa chuột, ớt cay, nấm, ngô, rau, bí ngô, đậu Hà
Lan…Rau chế biến là mặt hàng xuất khẩu quan trọng đồng thời cũng là loại
rau dự trữ được sử dụng trong nội địa.
Rau góp phần phát triển các ngành kinh tế khác như: Ngành chăn nuôi
(là nguồn thức ăn cho chăn nuôi), rau cung cấp một lượng thức ăn và chất
xanh thúc đẩy chăn nuôi phát triển.


12

* Giá trị y học:
Rau không những có giá trị dinh dưỡng cao mà còn được sử dụng như
cây dược liệu quý: Hành hoa, gừng, nghệ, tía tô, nụ non của cây súp lơ xanh,
cà rốt, mộc nhĩ… Đặc biệt cây tỏi ta được xem là cây dược liệu quý trong nền
y học của nhiều nước như: Ai Cập, Trung Quốc, Việt Nam… Người ta cho
rằng, nếu ăn mướp đắng một cách thường xuyên thì có thể phòng tránh đái
tháo đường - một loại bệnh nan y (Tạ Thu Cúc, 2005) [2].
* Giá trị xã hội
Khi ngành sản xuất rau được phát triển một cách nhanh chóng và vững
chắc sẽ góp phần làm tăng thu nhập cho người lao động, thỏa mãn nhu cầu
ngày cang cao của người tiêu dùng đồng thời đáp ứng nhu cầu của công cuộc
xây dựng đất nước đổi mới.
Khi sản xuất rau được coi là một nghề thì những khu chuyên canh rau
được mở rộng sẽ có điều kiện để sắp xếp lao động một cách hợp lý, giải quyết
việc làm cho nông dân lúc nông nhàn (Mai Văn Quyền và cs) [9].
- Các nhân tố ảnh hưởng tới qua trình phát triển của rau xà lách:
+Ánh sáng
Xà lách là cây ưa cường độ ánh sáng yếu tới trung bình, thông thường
yêu cầu từ 10-12 giờ là tốt nhất (Lưu Thị Ánh Tuyết, 2012) [12].

+ Nhiệt độ:
Cây xà lách có nguồn gốc ở vùng ôn đới nên ưa khí hậu mát mẻ, có thể
chịu rét. Xà lách có thể sinh trưởng phát triển bình thường trong phạm vi nhiệt độ
từ 8 - 250C. Sinh trưởng tốt nhất từ 10 - 160C. Hạt có thể nảy mầm ở 00C nhưng
chậm, hạt nảy mầm tốt ở10 - 150C, thời kì cây con yêu cầu nhiệt độ16 - 220C.
Nhiệt độ quá thấp hay quá cao đều ảnh hưởng không tốt đến xà lách (Lưu Thị
Ánh Tuyết, 2012) [12].
+ Nước:
Bộ rễ xà lách yếu, chủ yếu phân bố ở tầng đất mặt nên khả năng chịu
hạn không cao do đó cần thường xuyên giữ ẩm cho đất (70-80%) (Tạ Thu


13

Cúc, 2005) [2].
+ Đất và dinh dưỡng:
Xà lách không kén đất, có thể trồng trên nhiều vùng đất khác nhau, tuy
nhiên đất phải tơi xốp và thoát nước tốt và đất có pH trung tính 5,8-6,6 (Lưu
Thị Ánh Tuyết, 2012) [12].
- Hệ thống phân loại và nguồn gốc rau xà lách:
+Phân loại và nguồn gốc rau xà lách
- Nhiều tài liệu cho rằng xà lách có nguồn gốc ởvùng bờ biển Địa Trung
Hải. Sauer (1993) đã cho rằng xà lách được chọn tạo từ dạng hoang dại là một loại
cỏ dại (Lactuca serriola) mọc ở vùng bờ biển Địa Trung Hải và vùng Cận Đông.
Loài hoang dại của chi Lactucakhông hình thành bắp rõ rệt mà cây mọc đứng,
phân nhánh với lá có vị đắng và có nhựa mủ. Các tranh vẽ giống hình cây xà lách
được tìm thấy trong các lăng mộ Ai Cập cổ đại cách đây hơn 4500 năm trước
Công nguyên. Các bài viết minh chứng đầu tiên về dạng xà lách trồng trọt có
trong các tài liệu lịch sử Hi Lạp từ năm 450 trước Công nguyên. Trong thế kỷ đầu
tiên sau Công nguyên, những người La Mã đã trồng một số giống xà lách khác

nhau. Ngày nay nhiều giống xà lách đã được chọn tạo và trồng phổ biến trên toàn
Thế giới và được sử dụng chủ yếu làm salads (Sauer, J.D. 1993).
+ Giá trị dinh dưỡng:
Xà lách được sử dụng là rau sống quan trọng và phổ biến ở vùng ôn đới
trước đây. Tuy nhiên ngày nay nó cũng có vai trò lớn trong hỗn hợp rau ở
vùng nhiệt đới. Rau xà lách có giá trị dinh dưỡng cao. Trước hết nó cung cấp
chất tươi, chất xơ cho cơ thể để cân bằng và tiêu thụ lượng đạm, mỡ thịt cá
trong thức ăn. Phần lớn các loại thực phẩm được nấu chín vì vậy enzyme,
vitamin không còn nhiều chỉ duy rau xà lách luôn luôn được dùng khi còn
tươi sống với số lượng tươi sống trong mỗi bữa ăn. Vì vậy, xà lách là nguồn
vitamin chủ yếu trong bữa ăn. Xà lách chứa nhiều vitamin A, C chất khoáng:
kali, canxi, sắt, có vai trò chữa một số bệnh. Theo viện nghiên cứu ung thư ở


14

Mỹ, thực phẩm chứa nhiều vitamin A, C như xà lách có khả năng ngăn chặn
một số dạng ung thư (Tạ Thu Cúc, 2005) [2].
Bảng 2.3. Thành phần dinh dƣỡng trong rau xà lách ở một số nƣớc và
Việt Nam (trong 100g phần ăn đƣợc)
Nƣớc
Mỹ

Ấn Độ

Việt Nam

9

21


15

T. P dinh dƣỡng
Calori (calo)
Dietary (fiber)

1,3

Protêin (g%)

-

-

1

2,1

1,5

Carbohydrate (g)

1,34

2,5

2,2

Chất béo (%)


0,3

-

-

Nước (%)

-

Chất khoáng (g)

-

-

1,2

Vitamin A (IU)

1456

-

1650

Caroten (mg)

-


66

2,0

Vitamin C (mg%)

13,44

10

15

B1 (mg)

-

-

0,14

B2 (mg)

-

-

0,12

PP (mg)


-

-

0,70

Tro (g%)

-

-

0,8

Xellulose (g%)

-

-

0,5

Ca (mg)

20,16

50,0

77,0


Fe (mg)

0,62

0,7

0,9

93,4

95,0

P (mg)

-

-

34,0

K (mg)

162,4

-

Thiamin (mg)

-


0,09

-

Riboflavin

-

0,13

-

-

(Nguồn: Viện ung thư Mỹ 1998; Viện dinh dưỡng quốc gia Ấn Độ 1980;
thành phần hoá học thức ăn Việt Nam, 1980)


15

+ Giá trị kinh tế:
Xà lách chiếm một vị trí quan trọng trong cơ cấu cây lương thực, thực
phẩm nói chung và các loại rau nói riêng. Cây lương thực như: Lúa, ngô, cao
lương, khoai, sắn... chủ yếu cung cấp năng lượng cho con người. Cây thực phẩm
bao gồm các loại đậu, rau, gia vị... nhằm bổ sung chất dinh dưỡng các loại.
Trong các loại rau thì xà lách có diện tích trồng nhiều nhất nên chiếm một vị trí
đáng kể trong cơ cấu cây rau các loại. Với khoảng thời gian sinh trưởng đến thu
hoạch ngắn, xà lách thường được trồng gối vụ, trồng xen giữa 2 vụ cây lương
thực như ngô, khoai, sắn... Nhờ vậy nó góp phần tăng thu nhập cho nông dân,

tạo thêm việc làm cho hàng trăm người lao động ở khu vực nông thôn. Xà lách
còn giúp đất được luân canh với giai đoạn ngắn để đất có thời gian tiêu huỷ chất
hữu cơ và phục hồi dinh dưỡng đất với loại cây trồng chính ở vụ tiếp theo. Xà
lách còn là cây ít có sâu bệnh. Do vậy luân canh xà lách sẽ giúp sự gián đoạn
vòng đời của sâu bệnh, giảm thiểu được sự tồn tại của sâu bệnh đối với vụ trồng
chính tiếp theo sau. Thêm vào đó với bộ lá phát triển nhanh và rộng, che phủ
toàn bộ diện tích đất canh tác đã góp phần hạn chế cỏ dại cho vụ sau. Xà lách
còn được trồng xen với ngô, đậu, cao lương để tận dụng tối đa diện tích, hạn chế
cỏ dại và góp phần tăng thu nhập cho nhà nông (Mai Văn Quyền và cs) [9].
- Đặc điểm thực vật học
+ Bộ rễ:
Xà lách có rễ cọc phát triển, làm nhiệm vụ chính là giữ cây, bám vào
đất được chắc ngoài ra còn làm nhiệm vụ hút nước và dinh dưỡng nuôi cây.
Trên rễ cọc có rất nhiều rễ phụ giúp cây bám đất, hút nước và chất khoáng.
Nhìn chung xà lách có bộ rễ phát triển mạnh và nhanh.
+ Thân:
Thân xà lách thuộc thân thảo, là nơi kết nối giữa bộ rễ và lá, vận chuyển
chất khoáng do bộ rễ hút lên và chất hữu cơ do bộ lá tổng hợp nuôi cây. Thân xà


16

lách giòn, trên thân có dịch trắng sữa.Thời gian đầu thân phát triển chậm nhưng
sau khi cây đạt cao nhất về sinh khối, thân vống rất nhanh và ra hoa.
+ Lá:
Xà lách có số lượng lá lớn, lá sắp sếp trên thân theo hình xoắn ốc, lúc
đầu mật độ lá, giai đoạn sau mật độ lá thưa dần. Lá ngoài có màu xanh đến
xanh đậm, lá trong xanh nhạt đến trắng ngà. Các lá phía trong mềm có chất
lượng cao. Bề mặt lá không phẳng mà lồi lõm, gấp khúc do đặc tính di truyền.
Lá làm nhiệm vụ chủ yếu là tổng hợp chất hữu cơ nuôi cây.

+ Hoa:
Chùm hoa dạnh đầu, chứa số lượng hoa lớn, các hoa nhỏ duy trì chặt
chẽ với nhau trên một đế hoa, với 5 đài hoa, 4 nhị và 2 lá noãn. Độ tự thụ rất
cao, hạt phấn và có độ hữu thụ cao.
+ Quả và hạt:
Quả xà lách thuộc loại quả bế đặc trưng. Hạt không có nội nhũ, hạt hơi
dài và dẹt, có màu nâu vàng (Nguyễn Kim Thanh và cs) [10].
- Nguyễn Văn Chung, 2002, điều tra tình hình sản xuất rau trái vụ cho
thấy chủng loại rau trồng rất đa dạng (59 loại), trong đó có 10 loại rau trồng trái
vụ. Hiệu quả kinh tế cây xà lách là cao nhất, tuy nhiên năng suất không ổn định.
- Phạm Đình Đông, 2002, nghiên cứu về ảnh hưởng của nồng độ và
giai đoạn xử lý GA3 thích hợp với xà lách vụ Đông - Xuân là 5 - 10ppm
- Nguyễn Văn Kế và Yoshitaka Tanaka, nghiên cứu một số rau hoang
dã ở Việt Nam.
- Vũ Quang Hưng, khảo sát sự nảy mầm của một số hạt giống rau tại
thành phố Hồ Chí Minh, các loại hạt rau này nảy mầm thấp và một số không
nảy mầm, tùy theo loại bao bì chứa hạt mặc dù chưa quá hạn sử dụng.
* Các nghiên cứu về dinh dƣỡng đối với cây rau
- Các nghiên cứu về dinh dưỡng lân đối với cây rau


17

Yêu cầu của các loại rau với chất dinh dưỡng thay đổi theo quá trình sinh
trưởng và thời kỳ hình thành các cơ quan sử dụng của rau (bắp, thân, củ, rễ, quả).
Trong đó thời kỳ hình thành các cơ quan sử dụng của rau là thời kỳ cây
có tốc đọ sinh trưởng rất mạnh nên có nhu cầu dinh dưỡng rất cao, cần quan
tâm cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng dạng hòa tan nhanh.
Trung bình rau hút 3 nguyên tố N:P:K theo tỷ lệ 2,5:1:3,8. Các loại rau
khác nhau có yêu cầu đối với các nguyên tố dinh dưỡng đa lượng không

giống nhau và tác động của các yếu tố này đối với các loại rau cũng thay đổi.
Tuy lân có tỷ lệ hút thấp nhất trong các nguyên tố trên nhưng lân là yếu
tố dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong việc hình thành bộ rễ và khả năng
hấp thu dinh dưỡng của cây rau. Lân là thành phần quan trọng của acid
nucleic, adenozin triphotphat là các chất có vai trò rất quan trọng trong qua
trình phân chia tế bào, hình thành chất béo và protein trong cây rau. Lân có
tác dụng tăng cường khả năng hút đạm làm giảm tác hại của việc thừa đạm,
tạo khả năng bón được nhiều đạm hơn để đạt năng suất cao. Lân còn là yếu tố
dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong việc tạo ra tính đệm cho dịch tế bào
của cây rau, tạo điều kiện để rau sinh trưởng bình thường dung pH môi trường
sống thay đổi. Dinh dưỡng lân cân đối với đạm và kali còn là điều kiện rất
quan trọng để cây rau sinh trưởng phát triển khỏe mạnh, rút ngắn thời gian
sinh trưởng của rau một cách hiệu quả. Lân là yếu tố dinh dưỡng đa lượng tuy
cây rau có nhu cầu không cao nhưng cũng có vai trò rất quan trọng đối với
sinh trưởng, phát triển năng suất và chất lượng rau.
Cây rau hút lân trong suốt quá trình sinh trưởng, nhưng giai đoạn hút
lân có tác dụng quan trọng nhất khi cây rau còn nhỏ, nó kích thích hệ rễ phát
triển tạo khả năng hút và vân chuyển các chất dinh dưỡng vào trong cây. Vì
vậy lân là yếu tố dinh dưỡng rất cần thiết cho tất cả các loại rau ở giai đoạn
cây non. Cây rau được cung cấp đủ lân nhanh ra nụ, ra hoa, ra quả, làm hạt và


×