Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Quan niệm về cái đẹp trong các phim hoạt hình việt nam chuyển thể từ tác phẩm văn học (giai đoạn 2000 2015)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (359.96 KB, 15 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

PHẠM THỊ THANH HÀ

QUAN NIỆM VỀ CÁI ĐẸP
TRONG CÁC PHIM HOẠT HÌ NH VIỆT NAM
CHUYỂN THỂ TƢ̀ TÁC PHẨM VĂN HỌC
(GIAI ĐOẠN 2000 – 2015)

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Lý luận, Lịch sử và Phê bình Điện ảnh -Truyền hì nh

Hà Nội – 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

PHẠM THỊ THANH HÀ

QUAN NIỆM VỀ CÁI ĐẸP
TRONG CÁC PHIM HOẠT HÌ NH VIỆT NAM
CHUYỂN THỂ TƢ̀ TÁC PHẨM VĂN HỌC
(GIAI ĐOẠN 2000 – 2015)
Luận văn thạc sĩ: Lý luận, Lịch sử và Phê bình - Điện ảnh Truyền hì nh
Mã số: 60210231
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Hoàng Cẩm Giang


Chủ tịch Hội đồng chấm luận văn: PGS.TS Phạm Gia Lâm

Hà Nội – 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng luận văn Quan niệm về cái Đẹp trong các phim
hoạt hình Việt Nam chuyển thể từ tác phẩm văn học (Giai đoạn 2000 – 2015)
là đề tài nghiên cứu độc lập, do chính tôi hoàn thành. Các tư liệu, kết quả
nghiên cứu của luận văn chưa được công bố ở bất kỳ tài liệu nào khác. Các
nhận định, tài liệu tham khảo và trích dẫn được sử dụng trong luận văn này
đều nêu rõ xuất xứ tác giả và được ghi trong mục Tài liệu tham khảo ở cuối
luận văn.
Tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về lời cam đoan trên.
Hà Nội, tháng 5 năm 2016
Tác giả Luận văn

Phạm Thị Thanh Hà


LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới giảng
viên hướng dẫn: TS. Hoàng Cẩm Giang - người đã luôn tận tình giúp đỡ tôi
trong quá trình học tập, nghiên cứu đề tài và làm luận văn tốt nghiệp.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới thầy Trần Hinh người đã truyền cảm
hứng cho tôi trong suốt thời gian học tập và hoạt động trong lĩnh vực điện ảnh.
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo bộ môn Nghệ thuật học và
khoa Văn học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, đã trang bị cho
tôi những kiến thức quý giá trong thời gian học tập tại trường.

Cuối cùng, tôi xin gửi lời tri ân tới các nghệ sĩ hoạt hình lão thành,
những đồng nghiệp đang công tác tại Hãng phim hoạt hình Việt Nam đã nhiệt
tình chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức nghề để giúp tôi hoàn thành đề tài
nghiên cứu này.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2016
Học viên

Phạm Thị Thanh Hà


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.......................................................................................................... 3
1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................... 3
2. Lịch sử vấn đề .......................................................................................... 5
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu............ Error! Bookmark not defined.
4. Mục đích và ý nghĩa nghiên cứu .............. Error! Bookmark not defined.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................... Error! Bookmark not defined.
6. Cấu trúc của luận văn ............................... Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 1: PHẠM TRÙ CÁI ĐẸP VÀ VẤN ĐỀ CHUYỂN THỂ TỪ
TÁC PHẨM VĂN CHƢƠNG ĐẾN TÁC PHẨM ĐIỆN ẢNH ............ Error!
Bookmark not defined.
1.1. Những vấn đề lý luận về Mỹ học - cái Đẹp ...... Error! Bookmark not
defined.
1.1.1. Mỹ học, cái Đẹp qua các thời kỳ ... Error! Bookmark not defined.
1.1.2. Cái Đẹp trong nghệ thuật điện ảnh Error! Bookmark not defined.
1.1.3. Cái Đẹp trong phim hoạt hình ........ Error! Bookmark not defined.
1.2. Một số vấn đề về chuyển thể tác phẩm văn học sang hoạt hình
.......................................................................... Error! Bookmark not defined.
1.2.1. Khái niệm chuyển thể, các hình thức chuyển thể và một số vấn đề

chuyển thể từ văn học sang điện ảnh ........ Error! Bookmark not defined.
1.2.2. Vấn đề chuyển thể trong điện ảnh hoạt hình Việt Nam.......... Error!
Bookmark not defined.
CHƢƠNG 2: QUAN NIỆM VỀ CÁI ĐẸP VÀ HỆ GIÁ TRỊ TRONG
PHIM HOẠT HÌNH VIỆT NAM ................ Error! Bookmark not defined.
2.1. Sự phục dựng quan niệm về cái Đẹp qua các thành tố của phim
hoạt hình Việt Nam ........................................ Error! Bookmark not defined.

1


2.1.1. Hệ thống đề tài ............................... Error! Bookmark not defined.
2.1.2. Hình tượng nhân vật....................... Error! Bookmark not defined.
2.1.3. Câu chuyện, cốt truyện .................. Error! Bookmark not defined.
2.1.4. Phương thức tự sự ......................... Error! Bookmark not defined.
2.2. Quan niệm thẩm mỹ cơ bản trong phim hoạt hình Việt Nam . Error!
Bookmark not defined.
2.2.1. Cái Đẹp nằm trong giá trị giáo dục và luân lý .... Error! Bookmark
not defined.
2.2.2. Cái Đẹp gắn liền với sự nâng cao tri thức về tự nhiên và xã
hội…Error! Bookmark not defined.
2.2.3. Cái Đẹp đi cùng phương thức tự sự chân phương, giản dị ..... Error!
Bookmark not defined.
CHƢƠNG 3: PHẠM TRÙ CÁI ĐẸP QUA HÌNH THỨC VÀ THỂ LOẠI
PHIM HOẠT HÌNH VIỆT NAM ................. Error! Bookmark not defined.
3.1. Cái Đẹp thể hiện trong hình thức phim Error! Bookmark not defined.
3.1.1. Cái Đẹp thể hiện qua tạo hình. ....... Error! Bookmark not defined.
3.1.2. Cái Đẹp qua diễn xuất, động tác .... Error! Bookmark not defined.
3.1.3. Cái Đẹp qua việc vận dụng các yếu tố kỹ thuật và công nghệError!
Bookmark not defined.

3.2. Cái Đẹp thể hiện trong thể loại phim ... Error! Bookmark not defined.
3.2.1. Cái Đẹp trong phim hoạt hoạ 2D ... Error! Bookmark not defined.
3.2.2. Cái Đẹp trong phim cắt giấy .......... Error! Bookmark not defined.
3.2.3. Cái Đẹp trong phim 3D .................. Error! Bookmark not defined.
3.2.4. Cái Đẹp trong các thể loại tổng hợp ............. Error! Bookmark not
defined.
KẾT LUẬN ................................................... Error! Bookmark not defined.
TƢ LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 7
2


3


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ra đời vào tháng 11 năm 1959, trải qua hơn 55 năm phát triển và trưởng
thành, phim hoạt hình Việt Nam (HHVN) chính thức trở thành một bộ phận quan
trọng của nền điện ảnh nước ta. Suốt chặng đường lịch sử này, HHVN luôn gắn
liền với sự đổi thay của đất nước: thời kỳ từ 1960 đến 1975 - vừa xây dựng cơ sở,
đào tạo đội ngũ vừa sáng tác trong điều kiện chiến tranh ác liệt; từ 1975 đến hết
những năm 1986 là quãng thời gian hoạt động ổn định trong cơ chế bao cấp của
nhà nước; những năm từ 1986 đến 2000, HHVN vật lộn trước những thăng trầm
trong giai đoạn đổi mới cơ chế sản xuất cũng như phong cách sáng tác; kể từ năm
2000 đến nay, HHVN dần định hình cơ chế sản xuất mới và đạt được những thành
quả đáng khích lệ.
Mặc dù vậy, toàn bộ phim HHVN sản xuất từ trước tới nay mới chỉ dừng lại
con số hơn 500 bộ phim. So với các nước có nền công nghiệp hoạt hình với doanh
thu và lợi nhuận khổng lồ như Mỹ, Nhận Bản, Hàn Quốc… thì HHVN còn quá ít
về số lượng, chỉ đáp ứng được một phần rất nhỏ nhu cầu xem phim của khán giả.

Về chất lượng, việc giành được một số giải thưởng trong nước và quốc tế là điều
đáng khích lệ với HHVN, song trên thực tế, phim của chúng ta còn một khoảng
cách khá xa so với các nền hoạt hình trong khu vực và trên thế giới. Có thể nói,
HHVN thiếu về số lượng, yếu về chất lượng, hạn chế về tư duy nghệ thuật và công
nghệ sản xuất là thực trạng đáng phải suy nghĩ. Một thể loại vô cùng hấp dẫn của
điện ảnh, luôn có một lượng khán giả khổng lồ không giới hạn ở nhóm đối tượng
trẻ em mà cả người lớn sẵn sàng chờ đợi, đón nhận, tại sao phim HHVN vẫn dậm
chân tại chỗ? Điều này thôi thúc chúng ta cần tìm hiểu căn nguyên, cội rễ xem
trong thời gian qua, phim HHVN đã hướng đến một hệ giá trị thẩm mỹ như thế
nào? Hệ giá trị ấy có gì tương thích hoặc khác biệt so với phim hoạt hình thế giới.
4


Hệ giá trị này thể hiện quan niệm của các nhà làm phim HHVN như thế nào về cái
Đẹp, về lý tưởng thẩm mỹ, nhất là khi đối tượng khán giả đầu tiên mà phim hoạt
hình hướng đến là thiếu nhi? Và thông qua các tác phẩm hoạt hình chuyển thể từ
nguồn văn học, chúng ta cũng có thể nhìn nhận lại: xem văn học có vị trí và tác
động như thế nào trong việc định hình cái Đẹp trong quan niệm thẩm mỹ của các
nhà làm phim HHVN.
Lựa chọn khảo sát các bộ phim hoạt hình chuyển thể từ tác phẩm văn học
trong giai đoạn từ năm 2000 - 2015, chúng tôi xác định tầm quan trọng cũng như vai
trò của văn học đối với sự phát triển của hoạt hình. Là mảnh đất màu mỡ để khai
thác, văn học có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt hình. Từ khi ra đời đến nay,
HHVN có nhiều bộ phim được chuyển thể từ các tác phẩm văn học nổi tiếng như
Mèo con (1965) chuyển thể từ truyện Cái Tết của Mèo con của nhà văn Nguyễn
Đình Thi; Dế Mèn (1979) chuyển thể từ truyện Dế Mèn phiêu lưu ký của nhà văn Tô
Hoài; Chuyện Ông Gióng (1970) hay Sơn Tinh Thuỷ Tinh (1972) chuyển thể từ kho
tàng truyện cổ dân gian Việt Nam. Trong thời điểm hiện tại, các nhà làm phim
HHVN vẫn tiếp tục khai thác nhiều tác phẩm văn học để làm phim hoạt hình. Nhiều
nhà làm phim cho rằng, phim HHVN luôn coi trọng yếu tố giáo dục nên việc kế thừa

và phát huy những giá trị đã được đúc kết, thẩm định và được công chúng đón nhận
qua các tác phẩm văn học sẽ là một lợi thế khi xây dựng một bộ phim hoạt hình.
Để có một nền hoạt hình phát triển và phù hợp với các tiêu chí của nền điện
ảnh đậm đà bản sắc dân tộc, đồng thời hòa nhập được với điện ảnh hoạt hình thế
giới, các nhà làm phim cần tìm ra hướng phát triển thích hợp. Đặc biệt, trong xu
thế nền hoạt hình thế giới không chỉ giới hạn trong việc phục vụ nhóm đối tượng
thiếu nhi mà còn phục vụ cả người lớn, chúng ta cần nâng cao chất lượng phim,
mở rộng nội dung đề tài phản ánh, cải tiến công nghệ làm phim để phim HHVN
đáp ứng được nhiều hơn nữa kỳ vọng và tầm đón đợi của khán giả. Với mong
muốn như trên, đề tài nghiên cứu Quan niệm về cái Đẹp trong các phim hoạt
5


hình Việt Nam chuyển thể từ tác phẩm văn học (Giai đoạn 2000 – 2015) hướng
tới mục tiêu xác định được quan niệm chung về cái Đẹp trong các phim HHVN, để
góp thêm một tài liệu mang tính lý luận giúp cho nhà làm phim có thêm kiến thức
về nghề, nâng cao nghệ thuật sáng tác và quan điểm mỹ học, xây dựng định hướng
trong hoạt động sáng tác phim HHVN thời gian tới.
2. Lịch sử vấn đề
Là một thể loại đặc biệt thuộc loại hình nghệ thuật điện ảnh, có ngôn ngữ biểu
hiện giàu sức truyền cảm, có khả năng đi vào đời sống sinh hoạt và tinh thần của khán
giả, phim hoạt hình có sức sống vững bền và cách thế tồn tại khác lạ. Trong xã hội
hiện đại, nhu cầu thưởng thức phim hoạt hình như một món ăn hàng ngày, một thói
quen dần được khẳng định, đặc biệt với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, sự bùng
nổ công nghệ thông tin, hoạt hình càng có cơ hội thúc đẩy phát triển. Có thể nói, đây
là giai đoạn có nhiều yếu tố thuận lợi để hoạt hình phát triển hơn cả. Và thực tế, từ
trước đến nay, chưa bao giờ việc sản xuất phim hoạt hình rở rộ như hiện tại: sản xuất
phim hoạt hình tại hãng phim của nhà nước, ở các công ty tư nhân, các nhóm làm
phim độc lập, thậm chí các cá nhân, sinh viên và học sinh… đều có thể làm được
phim hoạt hình.

Mặc dù thực tế sáng tác khá sôi động song ở mảng lý luận, lý thuyết về phim
hoạt hình (nền móng, là cái gốc để phát triển, định hướng sáng tác) thì lại khá trầm
lắng. Có thể nói, so với vai trò và tầm vóc của một môn nghệ thuật quan trọng, nền lý
luận của HHVN khá nghèo nàn và chưa tương xứng với yêu cầu sáng tác. Với mong
muốn hệ thống lại toàn bộ những tài liệu mang tính lý luận cơ bản của HHVN phục
vụ đề tài nghiên cứu về Quan niệm về cái Đẹp trong các phim hoạt hình Việt Nam
chuyển thể từ tác phẩm văn học (Giai đoạn 2000 - 2015) chúng tôi tiếp cận các tư
liệu này theo các hướng dưới đây.
2.1. Phim hoạt hình nhìn từ góc độ tổng thể hình thức, nội dung, phong cách
6


Trong khi nền điện ảnh hoạt hình của các nước phát triển như Mỹ, Nhật, Trung
Quốc, Hàn Quốc và đặc biệt là nước Nga - Xô Viết, chiếc nôi đào tạo ra những nhà
làm phim HHVN đều có một bề dày lý luận và nhiều công trình nghiên cứu lớn thì
ở Việt Nam các công trình nghiên cứu còn rất hạn chế. Cuốn sách của tác giả Ngô
Mạnh Lân: Hoạt hình nghệ thuật thứ tám (1997) là một trong số ít các công trình
đặt HHVN như một đối tượng nghiên cứu dưới góc độ tổng thể về cả nội dung,
hình thức và phong cách. Nghiên cứu về bản chất nghệ thuật của hoạt hình, tác giả
đã chỉ ra những đặc trưng cơ bản của hoạt hình là “cuộc trình chiếu hình tượng
nghe - nhìn cực kỳ ngoạn mục” [14, tr.9], sử dụng những hình vẽ chuyển động
dưới tác động của các phương tiện kỹ thuật tạo ra hiệu quả nghệ thuật đặc biệt. Tác
giả nhấn mạnh vào nét riêng biệt của chuyển động trong hoạt hình khác với chuyển
động được quay lại trong điện ảnh. Nếu như “hình” trong điện ảnh nói chung là
“bức ảnh thật” thì “hình” trong hoạt hình là những nét vẽ do họa sĩ sáng tạo nên,
có thể gần gũi, hoặc giống như thật nhưng cũng có thể cường điệu, biến dạng, trừu
tượng… tuỳ thuộc sức tưởng tượng và khả năng sáng tạo của họa sĩ. Do vậy, sự
“chuyển động” của hoạt hình sẽ không bị bó buộc hoặc bắt chước hoặc chính là sự
ghi chép lại các chuyển động thật tuân theo qui luật tự nhiên của chuỗi các bức ảnh
thật ghép nối với nhau mà nó có thể linh hoạt, bỏ qua các bước chuyển động hoặc

kéo dài các bước chuyển động tạo nên tính ước lệ, giả định. Với cách biểu đạt giàu
sáng tạo, giàu cảm xúc như vậy, hoạt hình đã tạo cho mình một thứ ngôn ngữ
riêng, hình thành một loại nghệ thuật mới mẻ mà tác giả gọi là “nghệ thuật thứ
tám” [14, tr 54]. Cũng trong cuốn sách, tác giả đã trình bày các nghiên cứu xoay
quanh các vấn đề cơ bản của hoạt hình: về kịch bản, về công tác đạo diễn, về tạo
hình, về âm nhạc… Ngoài việc đưa ra những suy nghĩ và luận bàn phân tích một
cách khá hệ thống các

7


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Khánh An (2015), “Chỗ đứng nào cho hoạt hình Việt”, 4.11.2015,
cập nhật:
08.6.2016.
2. Phan Anh (2011), “3D - Xu hướng mới cho hoạt hình Việt Nam”, 24.11.2011,
( />cập nhật: 08.6.2016.
3. Kim Anh (2016), Phim hoạt hình chưa có nhiều đột phá, Thế giới điện ảnh, (số
4), tr.10 -12
4. Kim Anh (2013), “Hoạt hình Việt Nam còn yếu về tư duy nghệ thuật”,
22.3.2013, content&view=
article&id=7047:phim-hot-hinh-vit-nam-con-yu-v-t-duy-ngh-thut&catid=35: dienanh&Itemid=34, cập nhật: 08.6.2016
5. Bruno Toussaint (2007), Ngôn ngữ điện ảnh và truyền hình , Nxb Dixit và Hội
Điện ảnh VN đồng xuất bản, Hà Nội
6. David Bordwell, Kristin Thompson (2013), Nghệ thuật Điện ảnh, Nxb Thế
Giới, Hà Nội.
7. Lê Văn Dương (2014), Lê Đình Lục, Lê Hồng Vân, Mĩ học đại cương, Nxb
Giáo dục VN, Hà Nội.
8. Nguyễn Văn Đại (2013), Mỹ học Mac-Lênin, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

9. Đỗ Thị Ngọc Điệp (2010), Vấn đề chuyển thể tác phẩm văn học sang tác phẩm
điện ảnh (từ góc nhìn tự sự), Luận văn Thạc sĩ.
10. Đỗ Văn Khang (2010), Giáo trình mỹ học Mác- Lê Nin, Nxb Giáo dục VN, Hà
Nội

8


11. Hãng phim Hoạt hình Việt Nam (2015), “Hoạt hình trong đổi mới giáo dục”,
7.8.2015, cập
nhật: 08.6.2016.
12. Hãng phim Hoạt hình Việt Nam (2016), “Hoạt hình Việt Nam gặt hái những
thành công”, 21.4.2016, cập nhật: 08.6.2016.
13. Phương Hoa (2013), Hoạt hình Việt Nam vẫn thiếu chất hài hước, Thế giới
điện ảnh, (số 10), tr . 14-16
14. Ngô Mạnh Lân (1999), Hoạt hình Nghệ thuật thứ Tám: Vài nét về sự phát triển
của nghệ thuật hoạt hình thế giới và hoạt hình Việt Nam, Nxb Văn hóa Thông tin,
Hà Nội.
15. Ngô Mạnh Lân (2009), Chặng đường phim hoạt hình, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội.
16. Ngô Mạnh Lân (2011), Phim hoạt hình những nốt thăng, nốt trầm, Nxb Văn
hóa Thông tin, Hà Nội,
17. Ngô Mạnh Lân, Trần Ngọc Thanh (1977), Phim hoạt họa Việt Nam, Nxb Văn
Hoá, Hà Nội.
18. Công Lê (2010), “Người con của rồng - Duyên phận giữa phim 3D và Thái tổ Lý
Công Uẩn”, 15.9.2010,
cập nhật:
08.6.2016.
19. Tuyết Minh (2010), “Phim hoạt hình 3D về Vua Lý Công Uẩn "níu" chân khán
giả đến phút cuối”, 13.9.2010, cập nhật: 08.6.2016.
20. Nhiều tác giả (2007), Hành trình nghiên cứu điện ảnh Việt Nam, Nxb Văn hoá

9


-Thông tin, Hà Nội.
21. Nhiều tác giả (2003), Lịch sử điện ảnh Việt Nam, quyển 1, Cục Điện ảnh xuất
bản, Hà Nội.
22. Nhiều tác giả (2005), Lịch sử điện ảnh Việt Nam, quyển2, Cục Điện ản h xuất
bản, Hà Nội.
23. Ngô Minh Nguyệt (2014), “Xe đạp và những kịch bản hoạt hình xuất sắc”,
21.3.2014, , cập
nhật: 08.6.2016.
24. Tường Phạm (2015), “Phim hoạt hình Việt Nam: Cần thay đổi hướng tiếp cận
khán giả”, 24.6.2015 cập nhật: 08.6.2016.
25. Bùi Phú (1984), Đặc trưng ngôn ngữ điện ảnh, NXB Văn hoá, Hà Nội.
26. Nam Phương (2015), “ Phim hoạt hình Việt, khoảng trống khó lấp đầy”,
14.8.2015, cập nhật: 08.6.2016.
27. Trương Qua (2006), Hoạt hình Việt Nam đỉnh cao mơ ước, Viện Phim Việt
Nam xuất bản, Hà Nội
28. Cao Sơn (2014), “Phim hoạt hình - giáo dục trẻ thơ bằng nghệ thuật”,
20.1.2014, />cập nhật: 08.6.2016
29. Vương Tâm (2010), “Để tìm ra nhân vật phim hoạt hình Việt Nam!?”, 1.4.2010,
cập nhật: 08.6.2016
30. Vũ Ngọc Thanh (2009), Điện ảnh Việt Nam thời hội nhập, Nxb Văn học, Hà
Nội.

10


31. Nguyễn Mai Trang (2014), “Trần Khánh Duyên: Niềm vui chú Bò Vàng”,
3.11.2014, cập nhật:

08.6.2016
32. Văn Trầm (2015), “Sức mạnh vô địch của hoạt hình”, 3.11.2015,
cập nhật:
08.6.2016
33. Minh Trí (2013), Hoạt hình trong cánh diều, Thế giới điện ảnh, (số 4), tr. 17207.
34. Đoàn Minh Tuấn (2008), Những vấn đề lí luận kịch bản phim, Nxb Văn hoá
Thông tin, Hà Nội.
35. Trần Thanh Việt (2014), Phim Hoạt hình Việt Nam -– Những đổi mới trong
sáng tác giai đoạn 2000 – 2012), Luận văn Thạc sĩ.

11



×