Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Bai tuyen truyen - dien nhat

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.3 KB, 21 trang )

Kính thưa: Đồng chí Giám đốc Điện lực Quảng Ngãi.
Kính thưa: Các vị đại biểu cùng toàn thể các đồng chí!
Được sự phân cơng của Phịng Cảnh sát PCCC - Công an tỉnh Quảng
Ngãi và được sự đồng ý của ban giám đốc Công ty, hôm nay tôi đến đây để
xin cùng các đồng chí nói chuyện, trao đổi về cơng tác Phịng cháy và chữa
cháy (PCCC).
Trước tiên cho tơi gửi lời cảm ơn chân thành và lời chúc sức khỏe tới
ban giám đốc và tồn thể các đồng chí đã tạo điều kiện cho tơi có được buổi
nói chuyện ngày hơm nay.
Chúc các đồng chí thành cơng trong cuộc sống và sự nghiệp!
Tôi xin được tự giới thiệu, tôi tên là Lê Văn Nhật, cán bộ tuyên truyền
của Phòng Cảnh sát PCCC &CNCH - Công an tỉnh Quảng Ngãi
Thưa các đồng chí, PCCC là một lĩnh vực rất rộng lớn, để hiểu biết một
cách toàn diện và sâu sắc về lĩnh vực này địi hỏi phải có một thời gian lớn.
Tuy nhiên, do thời gian của buổi nói chuyện có hạn, nên tơi chỉ xin đi sâu vào
một số vấn đề chính mang tính cốt yếu. Xin các đồng chí chú ý lắng nghe.
Chắc hẳn trong chúng ta ai cũng biết được mức độ tàn phá ghê gớm và
khủng khiếp của cháy. Vậy " Cháy là gì; những yếu tố, điều kiện nào tạo nên
sự cháy; Nguyên nhân và biện pháp đề phịng; Nhà nước ta đã có những văn
bản nào để quản lý công tác PCCC ? ".
Để giải đáp những vấn đề trên, trong buổi nói chuyện ngày hôm nay, tôi
xin được chia làm 5 nội dung chính:
Thứ nhất: Tình hình cháy nổ trên thế giới và trong nước.
Thứ hai: Sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với công tác PCCC.
Thứ ba: Quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân trong công tác PCCC.
Thứ tư: Một số kiến thức cơ bản về PCCC.
Thứ năm: Sự nguy hiểm cháy nổ trong lĩnh vực điện lực; các biện pháp
đề phòng.
Để đảm bảo thời gian, nội dung cũng như chất lượng của buổi nói
chuyện tơi sẽ chuyển đến các đồng chí một số tài liệu tham khảo có liên quan
đến công tác PCCC tại cơ sở:


1. Luật PCCC – 2001
1


2. Nghị định 35/NĐ - CP
3. Thông tư 04/TT – BCA
4. Catalog và hướng dẫn sử dụng các loại phương tiện chữa cháy xách
tay (bình bột, bình khí, bình bọt…)
Sau đây, tôi xin được đi vào từng nội dung cụ thể:

I. Tình hình cháy nổ trên Thế giới và trong nước.
Kính thưa các đồng chí!
Khơng ai trong chúng ta có thể phủ nhận vai trò của ngọn lửa đối với đời
sống con người. Ngọn lửa giúp con người thoát khỏi thời kỳ ăn lông ở lỗ. Lửa
giúp con người sưởi ấm, nấu chín thức ăn, luyện kim..., thậm chí lửa còn giúp
con người bay vào vũ trụ bao la, rộng lớn. Ngọn lửa đóng vai trị thật to lớn
trong cuộc sống của con người nhưng bên cạnh đó, nó cũng luôn tiềm ẩn
những thảm họa khôn lường.
Cùng với sự phát triển của xã hội, của cải vật chất được sản xuất ra ngày
càng nhiều, đời sống con người ngày càng được nâng cao, thì thiệt hại do
cháy gây ra ngày càng nghiêm trọng. Theo số liệu thống kê của trung tâm
thống kê cháy của Liên hợp quốc, hàng năm trên Thế giới xảy ra khoảng 6
triệu vụ cháy, làm chết khoảng 6 - 7 vạn người và cũng khoảng từng đó người
chết do bị thương hoặc trên đường đến bệnh viện. Những thiệt hại về vật chất
do cháy gây ra trên Thế giới thì khó mà thống kê một cách chính xác. Ngồi
ra những thiệt hại gián tiếp do cháy gây ra như: ngừng trệ sản xuất, kinh phí
xây dựng lại cơ sở vật chất... cũng gấp khoảng 3 - 4 lần thiệt hại trực tiếp do
cháy gây ra. Sau đây tôi xin nêu một vài số liệu để các đồng chí có thể thấy rõ
thiệt hại do cháy gây ra.
- Ở nước Mỹ hàng năm xảy ra khoảng 2 triệu vụ cháy, làm chết khoảng

4 - 5 ngàn người, làm bị thương khoảng 3 vạn người, thiệt hại khoảng 7 - 8 tỷ
USD. Chắc hẳn các đồng chí vẫn cịn nhớ sự kiện ngày 11/9/2001 đã làm kinh
hồng nước Mỹ và cả thế giới, chỉ sau gần 1h đồng hồ khi xảy ra sự kiện hai
chiếc máy bay đâm thẳng vào tồ tháp đơi cao 110 tầng – Trung tâm thương
mại quốc tế WTC đã sụp đổ hoàn toàn, biểu tượng của nước Mỹ đã bị chôn
vùi dưới đống gạch nát. Xét về mặt chính trị thì đây là một vụ khủng bố, song
2


sét về mặt PCCC thì ngun nhân sụp đổ tồ tháp là do ngọn lửa và nguồn
nhiệt cực lớn do nó gây ra. Nhiệt độ sinh ra do cháy hàng trăm tấn nhiên liệu
và vật liệu dễ cháy có trong toà nhà đẫ khiến lửa bao trùm toàn bộ tầng thứ 72
đến 95 của toà nhà, với nhiệt độ lên đến 1000oC đã làm mất khả năng chịu lực
của cấu kiện xây dựng. Số người thiệt mạng lên đến 3000 người, sự kiện đã
gây đình trệ nền kinh tế Mỹ và ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới trong nhiều
tháng liền.
- Ở Ấn Độ - nước đông dân thứ hai Thế giới, mỗi năm có có khoảng 1,4
vạn người chết do cháy.
- Ngày 18/2/2003, tại thành phố Daegu - Hàn Quốc, một người đàn ông
tên là Kim Dea Han có tiền sử bệnh tâm thần đã mang một loại chất dễ cháy
lên một đoàn tàu điện ngầm và đốt làm cho134 người thiệt mạng, hàng trăm
người khác bị thương, hơn 300 người được xác định là mất tích.
- Gần sáng ngày 21/2/2003, hộp đêm Station tại thành phố West
Warwich, bang IslandRhode thuộc Mỹ bốc cháy dữ dội làm 100 người chết
và gần 200 người khác bị thương. Nguyên nhân vụ cháy là do bắn pháo hoa
vào trần nhà làm bằng vật liệu dễ cháy. Chính từ sự bất cẩn mà dẫn đến cái
chết của hàng trăm người.
Trong năm 2004 và 6 tháng đầu năm 2005, tình cháy nổ cũng diễn biến
hết sức phức tạp. Nhiều vụ cháy lớn liên tiếp diễn ra, chẳng hạn như:
- Ở Achentina, ngày 24/12/2004, một đám cháy đã xảy ra ở một câu lạc

bộ đêm có tên là Republica Comanong, ở thủ đơ BunosAires, làm ít nhất 175
người chết( bị mắc kẹt do cửa thốt hiểm bị khóa) và 714 người khác bị
thương.
- Ngay cả ở nơi ít ai ngờ tới nhất cũng xảy ra cháy - đó là vụ cháy tại nhà
tù Al-Hair, phía Nam thủ đơ Riyudh của Ả Rập Xê út vào ngày 15/9/2004;
đám cháy làm ít nhất 67 người thiệt mạng và 20 tù nhân khác cùng 3 lính gác
bị thương.
Tình hình cháy nổ trên thế giới là như vậy cịn trong nước ta thì ra sao?
Theo thống kê của cục CSPCCC, trong vòng 5 năm qua (2002-2006)
trên địa bàn cả nước xảy ra 12.934 vụ cháy, trong đó 8271vụ cháy các khu
dân cư và cơ sở sản xuất, 4663vụ cháy rừng…làm chết và bị thương
3


1468người, thiêu huỷ tái sản trị giá 1548 tỷ đồng và 33273 h a rừng. Nguyên
nhân gây cháy chủ yếu do sự cố điện và sử dụng thiết bị điện chiếm 35,9%,
do sơ suất chiếm 34,9% còn lại là các nguyên nhân khác.
- Vụ cháy chợ Đồng Xuân ngày 14/7/1994. Vụ cháy kéo dài hơn hai
ngày, hai đêm mới được dập tắt với sự huy động số lượng tương đối lớn lực
lượng phương tiện tham gia chữa cháy. Nguyên nhân vụ cháy rất đơn giản: do
sơ xuất bất cẩn trong sử dụng quạt điện. Vụ cháy làm thiệt hại 144 tỷ đồng,
toàn bộ chợ bị hư hỏng nặng, các cấu kiện xây dựng dưới tác dụng của nhiệt
bị biến dạng, mất khả năng chịu lực nên phải đập đi hoàn toàn để xây lại chợ
mới. Điều này dẫn đến một thời gian dài bà con kinh doanh trong chợ khơng
có chỗ bn bán nên gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh, trật tự.
- Ngày 29/10/2002, một vụ cháy thảm khốc xảy ra tại trung tâm thương
mại quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh( ITC ). Vụ cháy xảy ra lúc 13h30' làm
cho 60 người thiệt mạng, gần 100 người bị thương, thiệt hại về vật chất trên
30 tỷ đồng. Vụ cháy đã không xảy ra nếu những người thợ hàn chấp hành
nghiêm chỉnh các quy định an toàn PCCC khi làm việc và không bỏ trốn mà

truy hô để mọi người có thể dập tắt đám cháy trong giai đoạn ban đầu.
- Ngày 2/2/2003, trong khi mọi người đang phấn khởi chào đón năm mới
thì tại phường 26 quận Bình Thạch đã xảy ra một vụ cháy lớn tại khu dân cư.
Vụ cháy thiêu rụi 20 căn nhà, nhưng may mắn là khơng có thiệt hại về người.
Thế nhưng sau vụ cháy, 20 gia đình khơng có nơi để ở, phải lâm vào cảnh
màn trời, chiếu đất. Điều này ảnh hưởng khơng nhỏ tới tình hình an ninh trật
tự xã hội. Nguyên nhân vụ cháy là do bất cẩn khi đốt nhang.
- Gần đây nhất, đêm ngày 16/12/2006 một vụ cháy đã diễn ra tai trợ lớn
Quy Nhơn tỉnh Bình Định, thiêu trụi tồn bộ chợ. Ước tính thiệt hại lên
tới….tỷ đồng.
- Vào lúc 4giờ 5 phút ngày 18/1/2007 một vụ cháy lớn đã xảy ra tại chợ
Di Linh tỉnh Lâm Đồng, vụ cháy đã thiêu trụi 50 kiốt bán hàng, thiệt hại 5 tỷ
đồng. Nguyên nhân cháy do chập điện.
Qua một vài vụ cháy và số liệu đưa ra để các đồng chí thấy được những
thiệt hại ghê gớm do cháy gây ra và những hậu quả của nó. Khơng phải ngẫu
nhiên mà ơng bà ta ngày xưa xếp "cháy" là một trong bốn loại giặc đe dọa
4


cuộc sống của con người: thủy - hỏa - đạo - tặc. Lũ lụt, bão là gây thiệt hại
nặng nề nhất, thứ hai là đến hỏa hoạn, thứ ba là đến trộm cướp. Tuy nhiên,
ngày nay cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, thì ta có thể dự báo
trước được tình hình bão lũ để phịng chống. Cịn đối với nạn cháy thì bất cứ
lúc nào, bất kỳ nơi đâu chúng cũng có thể xảy ra mà không thể dự báo trước
được, đặc biệt là những lúc mà con người khơng quan tâm cảnh giác.
Ngồi những thiệt hại trực tiếp do cháy gây ra tác động đến từng gia
đình, từng cá nhân thì cháy cịn gây thiệt hại cho toàn xã hội, ảnh hưởng đến
an ninh quốc gia và trật tự an tồn xã hội. Có thể lấy ví dụ như: do mâu thuẫn
các nhân, mâu thuẫn trong làm ăn nên gây ra cháy để trả thù, để tiêu hủy
chứng cứ các hành vi phạm tội. Đặc biệt là các thế lực phản động cũng có thể

gây ra các vụ cháy nổ để phô trương thanh thế và làm giảm uy tín của Đảng
và Nhà nước.
Kính thưa các đồng chí!
Trên đây tơi vừa trao đổi với các đồng chí về tình hình cháy trong nước
trên Thế giới và những thiệt hại khôn lường do cháy gây ra. Để làm tốt cơng
tác PCCC địi hỏi phải có sự quan tâm của mỗi cá nhân, gia đình và đơn vị,
các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội....Vậy thì dưới góc độ quản lý nhà
nước về PCCC thì Đảng, Nhà nước đã quan tâm đến công tác này như thế
nào?.
Sau đây tôi xin được làm rõ vấn đề này trong phần thứ II:

II. Sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với cơng tác PCCC.
Kính thưa các đồng chí!
Ngay từ thơi xa xưa cha ơng ta đã nhận thấy tác hại khôn lường do cháy
gây ra. Và đã có câu: " Kiếm củi ba năm đốt một giờ" hay như: " Giặc phá
không bằng nhà cháy", hay “Thuỷ hoả, đạo tặc ” v.v...
Việc phòng hỏa, cứu hỏa cũng được các triều đại phong kiến hết sức
quan tâm. Ngay trong Bộ luật đầu tiên của nước ta - Bộ luật Hồng Đức, đã có
những quy định về phịng hỏa: " Nếu ai trơng thấy cháy mà khơng báo thì

5


phạt 20 trượng; báo mà khơng vào chữa thì phạt 20 trượng và 20 quan tiền;
nếu cháy nhà mình mà để lan sang nhà khác thì sử như tội trộm cướp".
Đến thời kỳ Pháp thuộc, ngoài những đội cứu hỏa do nhà nước đô hộ lập
để bảo vệ quyền lợi của chính quyền thực dân thì tại các thơn xóm, nhân dân
ta cũng đưa ra các hương ước quy định về việc sử dụng củi lửa trong sinh
hoạt và sản xuất. Tại Kim Sơn - Ninh Bình, một tổ chức được thành lập một
cách tự phát với mục đích hỗ trợ lẫn nhau trong công việc cứu chữa các vụ

hỏa hoạn phát sinh. Đó là tổ chức " Tương tế cứu hỏa hội".
Tháng 9/1945, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hịa ra đời, trong giai
đoạn này tình hình an ninh, trật tự trong nước vô cùng phức tạp, các thế lực
thù trong giặc ngồi khơng ngừng đe dọa xâm chiếm lại nước ta. Mặc dù cịn
bận chăm cơng ngàn việc nhưng Đảng và Chính phủ vẫn có những chính sách
quan tâm đến công tác PCCC. Năm 1954, khi miền Bắc hồn tồn giải phóng
và bắt tay vào cơng cuộc xây dựng CNXH và chi viện cho tiền tuyến miền
Nam, lúc này ở miền Bắc hình thành các khu dân cư đông đúc, các khu công
nghiệp, các hợp tác xã sản xuất với số lượng lớn nguyên vật liệu, sản phẩm.
Mặt khác, các thế lực thù địch cũ như: địa chủ, thành phần tiểu tư sản bất mãn
với chế độ mới, bọn biệt kích Mỹ ln tìm mọi cách để phá hoại công cuộc
xây dựng CNXH, nên lúc này công tác PCCC càng được quan tâm. Trong
giai đoạn này, nội dung của công tác PCCC được Đảng, Nhà nước đưa vào
phong trào" Bảo vệ trị an" và thể hiện rõ nhất với khẩu hiệu 3 phòng:" Phòng
gian - phòng hỏa - phịng tai nạn".
Tình hình kinh tế xã hội ngày càng phát triển, số lượng của cải vật chất
được tạo ra ngày càng nhiều địi hỏi cần phải có những biện pháp tăng cường
cơng tác PCCC. Với mục đích tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước đối với
công tác PCCC, ngày 27/9/1961, theo đề nghị của Hội đồng Chính phủ, Ủy
ban thường vụ quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hịa đã thơng qua "
Pháp lệnh quy định việc quản lý Nhà nước đối với cơng tác phịng cháy và
chữa cháy". Ngày 4/10/1961, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 53/SLCT công bố ban hành pháp lệnh này. Bắt đầu kể từ đó cơng tác PCCC đã có
một hành lang pháp lý để thực hiện.
6


Liên quan đến việc ban hành" Pháp lệnh quy định việc quản lý Nhà nước
đối với cơng tác phịng cháy và chữa cháy" có một mẩu chuyện chứng tỏ sự
quan tâm sâu sắc của Bác Hồ đối với công tác PCCC như sau: Ban đầu pháp
lệnh này có tên là:" Pháp lệnh quy định việc quản lý nhà nước đối với cơng

tác phịng hỏa và cứu hỏa", khi pháp lệnh này được trình lên Bác, Bác liền
nhận xét: Tiếng Việt chúng ta rất phong phú, ngôn ngữ phổ thông dễ hiểu, tại
sao khơng dùng cụm từ " Phịng cháy và chữa cháy" cho nhân dân dễ hiểu mà
lại dùng tiếng Hán Việt là " Phòng hỏa và cứu hỏa". Và chính Bác Hồ đã đổi
cụm từ " Phịng hỏa và cứu hỏa" trong pháp lệnh thành cụm từ" Phòng cháy
và chữa cháy".
Khi đến thăm và chúc Tết đội PCCC Ba Đình, Bác đã chúc các cán bộ
chiến sỹ ở đây một câu mà cho đến ngày nay mọi cán bộ, chiến sỹ PCCC đều
coi đó là phương châm để cùng nhau thực hiện " Bác chúc các chú thất
nghiệp". Câu chúc này mang một ý nghĩa rất sâu sắc, đây là yêu cầu mà mọi
người đều muốn đạt được, vì có như vây thì cơng tác PCCC mới đạt hiệu quả
cao, những thiệt hại do cháy gây ra là không có.
Từ những mẩu chuyện vui nho nhỏ như trên, ta có thể thấy Bác Hồ đã
quan tâm như thế nào đến công tác PCCC.
Để Pháp lệnh đi vào cuộc sống, ngày 28/12/1961, Hội đồng chính phủ đã
ban hành Nghị định số 220/CP quy định" Về việc thi hành Pháp lệnh quy định
việc quản lý Nhà nước đối với công tác phòng cháy và chữa cháy". Nghị định
này quy định cụ thể trách nhiệm, nghĩa vụ của các cá nhân, tổ chức, tập thể,
các cơ quan ban ngành... đối với công tác PCCC.
Khi đất nước ta bắt đầu mở cửa và chuyển sang nền kinh tế thị trường
theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì cơng tác PCCC càng được các ngành
các, cấp quan tâm hơn. Ngày 31/5/1991, Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng đã ban
hành chỉ thị số 175/CT "về việc tăng cường cơng tác phịng cháy và chữa
cháy". Chỉ thị này cũng quy định lấy tháng 10 làm tháng an toàn PCCC và lấy
ngày 4/10 hàng năm làm ngày" Tồn dân phịng cháy và chữa cháy".
Sự quan tâm của Chính phủ đối với cơng tác PCCC ngày càng sâu sắc và
tích cực. Ngày 19/4/1996, Phó Thủ tướng Phan Văn Khải đã ký ban hành chỉ
thị số 237/TTg của Thủ tướng Chính phủ " về việc tăng cường các biện pháp
7



thực hiện cơng tác phịng cháy, chữa cháy" nhằm chỉ đạo việc quản lý và tổ
chức thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy của các cấp, ngành, cơ sở và
công dân chưa tốt.
Và đặc biệt, trong kỳ họp Quốc hội lần thứ IX, khóa X( từ ngày 22/5 đến
ngày 29/6/2001), Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã
thơng qua Luật Phịng cháy và chữa cháy. Đây là kết quả của gần 8 năm làm
việc của các cá nhân, cơ quan có liên quan. Đến ngày 12/7/2001, Chủ tịch
nước Trần Đức Lương đã ký lệnh số 08/2001/L-CTN để cơng bố Luật Phịng
cháy và chữa cháy. Và luật này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 04/10/2001 đúng ngày kỷ niệm 40 năm ngày ban hành Pháp lệnh về PCCC. Tiếp đó, đến
ngày 4/4/2003, Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải đã ban hành Nghị định
35/NĐ-CP của Chính phủ " Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật
Phòng cháy và chữa cháy". Và gần đây, ngày 31/3/2004, Thông tư số
04/2004/TT-BCA của Bộ công an về Hướng dẫn thi hành nghị định số
35/2003 NĐ-CP đã ra đời. Như vậy một hệ thống pháp lý hoàn chỉnh đã ra
đời, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý Nhà nước về PCCC.
Bên cạnh hệ thống ngành luật về PCCC, các ngành luật khác trong hệ
thống pháp luật Việt Nam cũng có những chế tài áp dụng đối với các hành vi
vi phạm các quy định về an tồn PCCC. Luật Hình sự năm 1985 quy định tại
điều 195 về việc xử phạt đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực PCCC.
Và đến năm 1999 - khi luật này được sửa đổi, thì việc xử phạt các hành vi vi
phạm các quy định về an toàn PCCC được quy định tại điều 240.
Ngoài ra, trong Nghị định 49/CP của Chính phủ về việc thi hành Pháp
lệnh xử phạt vi phạm hành chính 1995 cũng quy định đối với những hành vi
vi phạm có liên quan đến lĩnh vực PCCC tại điều 15 với 40 hành vi cụ thể và
hình thức xử phạt rõ ràng.
Ngoài ra trong các phong trào " Quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc", nội
dung của công tác PCCC cũng ln được gắn liền. Chính nhờ sự phát triển
của phong trào quần chúng PCCC mà trong những năm vừa qua số vụ cháy
được hạn chế ở mức thấp nhất.

Kính thưa các đồng chí!
8


Trên đây là một số nét cơ bản mà tôi muốn giới thiệu với các đồng chí về
sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và Bác Hồ đối với công tác PCCC. Tuy
nhiên để làm tốt cơng tác PCCC, thì địi hỏi phải có sự tham gia của tất cả
mọi người, phải sự quan tâm của tất cả các ngành, các cấp. Đó phải là cơng
việc của tồn dân. Do vậy, để làm tốt công tác này, tất cả mọi người đều phải
nắm được nghĩa vụ và trách nhiệm của mình khi tham gia cơng tác PCCC.
Sau đây, tơi xin giới thiệu cho các đồng chí biết về trách nhiệm và nghĩa
vụ của mỗi công dân trong công tác PCCC.

III. Nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi công dân trong cơng tác
PCCC.
Kính thưa các đồng chí!
Trong điều 1 Pháp lệnh quy định việc quản lý nhà nước đối với công tác
phòng cháy và chữa cháy quy định:
" Việc phòng cháy và chữa cháy là nghĩa vụ của mỗi công dân.
Mỗi cơng dân phải tích cực đề phịng khơng để nạn cháy xảy ra, luôn
luôn nâng cao tinh thần cảnh giác, triệt để tuân theo các quy định về phòng
cháy, chuẩn bị sẵn sàng để khi cần có thể chữa cháy kịp thời và có hiệu quả.
Trong các cơ quan xí nghiệp, kho tàng, cơng trường, nơng trường, việc
phịng cháy và chữa cháy là nghĩa vụ của toàn thể cán bộ, công nhân, viên
chức và trước hết là trách nhiệm của thủ trưởng các đơn vị ấy".
Ngày nay, khi Luật PCCC ra đời, trách nhiệm đó cũng được quy định cụ
thể tại Điều 5 như sau:
" Phòng cháy và chữa cháy là trách nhiệm của mỗi cơ quan, tổ chức, hộ
gia đình và cá nhân trên lãnh thổ Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Công dân từ 18 tuổi trở lên, đủ sức khỏe có trách nhiệm tham gia vào đội

dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở được lập ở nơi cư trú hoặc nơi
làm việc khi có yêu cầu.
Như vậy trong Luật đã quy định: việc phịng cháy và chữa cháy là cơng
việc của tồn dân chứ không phải là của riêng lực lượng CSPCCC. Không
9


phải ngẫu nhiên mà trong Luật lại quy định ngày 4/10 hàng năm là ngày" tồn
dân phịng cháy và chữa cháy".
Sức mạnh của nhân dân là sức mạnh vô cùng to lớn. Nhờ nhân dân ta có
thể làm được mọi việc. Bác Hồ đã từng nói:
" Dễ một lần khơng dân cũng chịu
Khó vạn lần dân liệu cũng xong "
Trong các ngun tắc phịng cháy và chữa cháy thì ngun tắc huy động
sức mạnh tổng hợp của toàn dân tham gia hoạt động PCCC giữ vị trí quan
trọng hàng đầu.
Như vậy, nhân dân chính là sức mạnh to lớn nhất để có thể thực hiện có
hiệu quả và thành cơng cơng tác PCCC.
Kính thưa các đồng chí!
PCCC là cơng việc của tồn dân. Nhưng muốn phịng cháy và chữa cháy
có hiệu quả thì chúng ta cần phải có những kiến thức cơ bản về cháy, các yếu
tố của sự cháy, các điều kiện cháy...
Để giúp các đồng chí nắm được những kiến thức này, sau đây tôi xin
giới thiệu một số kiến thức cơ bản nhất về PCCC.

IV. Một số kiến thức cơ bản về PCCC.
Trước đây, do sự hiểu biết của con người về tự nhiên và xã hội thấp, mà
cháy lại xảy ra rất đa dạng và phức tạp. Do vậy, người ta quan niệm cháy là
do thần linh, ma quỷ tạo nên. Nhà nào, làng nào bị cháy là do " Trúng số hỏa
thiêu".

Nhưng từ khi khoa học kỹ thuật phát triển, bản chất của sự cháy đã được
các nhà khoa học đề cập, nghiên cứu. Lômônôxôp - nhà bác học nổi tiếng
người Nga là người đầu tiên đưa ra khái niệm về cháy. Ông cho rằng: " Cháy
là sự hóa hợp giữa chất cháy và khơng khí".
Đến năm 1773, nhà bác học người Pháp - Lavoudie đã khẳng định rõ
hơn:" Cháy là phản ứng hóa học trong đó các chất tham gia phản ứng với oxy
kèm theo sự tỏa nhiệt và phát ra ánh sáng".

10


Và đến ngày nay bản chất của sự cháy đã được định nghĩa một cách
chính xác bằng khoa học như sau:" Cháy là một phản ứng hóa học có tỏa
nhiệt và phát sáng".
Từ định nghĩa trên ta có thể phân biệt sự cháy với các hiện tượng khác
nhờ vào 3 dấu hiệu đặc trưng sau đây:
- Có phản ứng hóa học xảy ra.
- Có tỏa nhiệt.
- Có phát sáng.
Nếu thiếu một trong ba dấu hiệu trên thì khơng phải là sự cháy. Để hiểu
rõ hơn vấn đề này, tôi xin lấy một vài ví dụ như sau:
Chúng ta thường thấy khi xây nhà thì cần phải tơi vơi. Thế tơi vơi liệu có
phải là cháy?. Tơi vơi cũng là phản ứng hóa học ( 2CaO + H 2O = 2Ca(OH)2 )
và có tỏa nhiệt. Nhưng xin thưa với các đồng chí q trình tơi vơi khơng phát
ra ánh sáng. Do đó nó khơng thể là sự cháy.
À thế cịn bóng điện sáng thì sao? - Nó có tỏa nhiệt và phát sáng đấy
chứ. Nhưng tại sao nó khơng phải là cháy. Bởi vì, đó khơng phải là một phản
ứng hóa học.
Từ định nghĩa về cháy, ta nhận thấy rằng bản chất của sự cháy chính là
phản ứng hóa học, phản ứng đó là phản ứng cháy khi nó có tỏa nhiệt và phát

sáng. Vậy để có phản ứng cháy cần phải có những yếu tố nào?.
Xin thưa với các đồng chí đó là 3 yếu tố: chất cháy, chất oxy hóa và
nguồn nhiệt. Trong đó chất cháy và chất oxy hóa đóng vai trị là những chất
tham gia phản ứng, cịn nguồn nhiệt đóng vai trị là tác nhân cung cấp năng
lượng cho các chất tham gia phản ứng.

Chất cháy

Chất oxy
hóa

Nguồn nhiệt

11


Sau đây chúng ta sẽ xem xét từng yếu tố:
* Thứ nhất đó là chất cháy: Chất cháy là những chất có khả năng tham
gia phản ứng cháy với chất oxy hóa. Chất cháy trong tự nhiên rất phong phú,
đa dạng. Người ta có thể phân loại chất cháy theo khả năng cháy hoặc theo
trạng thái tồn tại của chúng.
- Nếu phân loại theo khả năng cháy, thì chúng ta chia chúng ra làm 3
loại:
Chất dễ cháy: là những chất có khả năng bắt lửa và cháy ngay trong điều
kiện bình thường của mơi trường. Ví dụ như: bơng vải, giấy, xăng dầu, rượu...
Chất khó cháy: là những chất chỉ có khả năng cháy được ở những nơi có
nhiệt độ cao. Ví dụ như kim loại đồng, hợp kim thép, dung dịch rượu etylic
lỗng...
Chất khơng cháy: là những chất khơng có khả năng cháy khi được đốt
nóng. Ví dụ như: gạch, đá, bêtơng...

Cịn phân loại theo trạng thái tồn tại, thì chất cháy chia làm ba loại:
Chất cháy khí: là những chất cháy tồn tại ở dạng khí như: hyđrơ,
axêtylen, khí gas..
Chất lỏng cháy: là những chất cháy tồn tại ở dạng lỏng như: xăng, dầu,
các axit hữu cơ, rượu...
Chất rắn cháy: là những chất cháy tồn tại ở dạng rắn như: gỗ, vải, sợi,
cao su...
* Chúng ta xem xét sang yếu tố thứ hai, đó là chất oxy hóa: Chất oxy
hóa là những chất tham gia phản ứng hóa học với chất cháy để tạo nên sự
cháy.
Chất oxy hóa trong phản ứng cháy có thể là oxy nguyên chất, oxy trong
khơng khí, oxy sinh ra do các hợp chất chứa oxy bị phân hủy, hoặc các chất
oxy hóa khác có khả năng oxy hóa chất cháy như: các chất thuộc nhóm
Halogen( Clo, Flo, Brơm, Iốt), H2SO4 đặc nóng...
Trong thực tế, ta thường gặp đám cháy xảy ra trong môi trường khơng
khí, chất oxy hóa là oxy của khơng khí.

12


* Yếu tố cuối cùng là nguồn nhiệt: Trong phản ứng cháy, nguồn nhiệt là
nguồn cung cấp năng lượng cho phản ứng cháy xảy ra, nó là một yếu tố
khơng thể thiếu để sự cháy xảy ra và tồn tại.
Nguồn nhiệt của sự cháy có thể là: ngọn lửa của những vật đang cháy, tia
lửa( tia lửa điện, tia lửa do ma sát, do va đập...), vật thể đã được nung nóng,
hoặc có thể là nhiệt của các phản ứng hóa học, vật lý... hoặc cũng có thể là do
chính nhiệt độ của mơi trường( trường hợp tự cháy)...
Khi có đầyđủ 3 yếu tố cần thiết cho sự cháy nói trên, sự cháy chưa chắc
đã xảy ra mà muốn cháy được thì phải cần thêm 4 điều kiện nữa. Đó là:
- Chất cháy, chất oxy hóa và nguồn nhiệt phải trực tiếp tiếp xúc với

nhau.
- Thời gian tiếp xúc phải đủ lớn.
- Năng lượng của nguồn nhiệt phải đủ lớn.
- Nồng độ của chất cháy và chất oxy hóa phải nằm trong giới hạn nồng
độ bốc cháy.
Đó là khái niệm "sự cháy". Còn khái niệm "đám cháy" được hiểu như
thế nào?.
Qua nghiên, cứu thì khái niệm " đám cháy" được hiểu như sau: " Đám
cháy là quá trình cháy xảy ra ngồi ý muốn, nó sẽ tiếp tục phát triển cho
đến khi chưa cháy hết chất cháy, hoặc chưa có biểu hiện các điều kiện
dẫn đến tự tắt hoặc chừng nào chưa áp dụng các biện pháp tích cực để
khống chế và dập tắt nó".
Kính thưa các đồng chí!
Để giúp các đồng chí tránh được những sai xót đáng tiếc gây ra cháy, tơi
xin trao đổi với các đồng chí một số nguyên nhân thường dẫn đến cháy và
cách sử dụng một số phương tiện chữa cháy phổ biến như sau:

Một số nguyên nhân gây cháy:
1. Cháy do con người gây nên. Nó bao gồm:
- Do sơ suất, bất cẩn gây cháy. Nguyên nhân này là do chính con người
thiếu kiến thức PCCC, khơng hiểu biết về cháy, các tính chất nguy hiểm cháy
nổ của các chất cháy... dẫn đến việc sử dụng lửa, điện, xăng dầu không an
13


toàn gây cháy. Nguyên nhân này chiếm tỷ lệ rất cao( bình quân 65%) trong
tổng số vụ cháy hàng năm.
- Thứ hai là do vi phạm các quy định an tồn về PCCC, tức là đã có
những quy định an tồn PCCC, nhưng do khơng thực hiện hoặc thực hiện
khơng nghiêm túc dẫn đến cháy.

- Ba là do trẻ em nghịch lửa gây cháy.
- Thứ tư là đốt phá do tư thù cá nhân, đốt để phi tang dấu vết, đốt để phá
hoại, gây tác động xấu đến an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội
2. Cháy do thiên tai.
Có trường hợp do sét đánh, núi lửa hoạt động gây ra cháy.
Bão lụt cũng gây ra cháy: khi các chất lỏng cháy nhẹ hơn nước, chúng sẽ
nổi lên trên mặt nước, sau đó có đủ điều kiện cháy thì sẽ gây cháy.

3. Do tự cháy.
Là trường hợp ở nhiệt độ nhất định, chất cháy tiếp xúc với mơi trường
khơng khí và tự cháy, hoặc do chất cháy đó gặp một chất khác sinh ra phản
ứng hóa học có thể tự bốc cháy mà khơng cần cung cấp nhiệt từ bên ngoài.
Một số chất kiềm như Na, Ca, Ba, K... khi gặp nước sẽ tự bốc cháy.
Ngoài ra, tự cháy cịn do q trình tích nhiệt: giẻ lau thấm dầu mỡ chất
thành đống, bị oxy hóa, tích nhiệt dẫn đến tự bốc cháy...

Kính thưa các đồng chí!
Khi phát hiện có cháy xảy ra, mỗi người phải có trách nhiệm tham gia
chữa cháy. Việc chữa cháy đạt hiệu quả cao nhất khi đám cháy mới phát triển
ở giai đoạn đầu( tức là lúc đám cháy mới phát sinh). Do đó việc sử dụng
thành thạo các phương tiện chữa cháy ban đầu được trang bị là hết sức cần
thiết. Để giúp các đồng chí, sau đây tơi xin giới thiệu cách sử dụng một số
phương tiện chữa cháy phổ biến - mà chủ yếu là các bình chữa cháy xách tay
như sau:
Hiện nay, hầu như các cơ quan, nhà máy, xí nghệp, các cơ sở văn hóa,
các phương tiện giao thơng vận tải, đều được trang bị các bình chữa cháy
14


xách tay. Ưu điểm của loại thiết bị này là: nhỏ, gọn, dễ thao tác, hiệu quả dập

cháy đối với các đám cháy mới phát sinh cao...
Bình chữa cháy xách tay hay được dùng phổ biến hiện nay có hai loại.
Đó là bình khí ( CO2 hoặc xon khí ) và bình bột.
Đối với bình khí CO2:
- Tác dụng: Dùng để chữa cháy điện, động cơ ôtô, máy bơm, tàu thủy,
các máy móc dùng trong sản xuất, phịng thí nghiệm, thư viện, kho hồ sơ lưu
trữ, bảo tàng v.v...

- Cách sử dụng bình:
Tùy theo cấu tạo bộ van khóa của từng loại bình mà ta có cách sử dụng
cho khí CO2 phun ra. Ví dụ: loại bình có van đóng, mở là van vặn thì khi sử
dụng chỉ cần vặn van theo chiều ngược chiều kim đồng hồ là khí CO 2 sẽ phun
ra. Cịn các loại bình vặn đóng, mở theo kiểu mỏ vịt, thì khi sử dụng chỉ cần
bóp mạnh kéo mỏ vịt lên là khí CO2 sẽ phun ra.
Khí CO2 phun ra ở dạng tuyết sẽ nhanh chóng chuyển thành thể hơi. Thể
tích CO2 tăng lên 500 lần làm lạnh và làm ngạt vật cháy. Cho nên khi phun
vào vật cháy nhất thiết phải hướng loa phun vào vật cháy, sau đó mới vặn van
cho CO2 phun ra.
Khi sử dụng bình CO2 nên chú ý:


Miệng lao phun càng gần mặt lửa càng tốt.



Đứng phun phải đứng trước chiều gió.

• Khi phun có hiện tượng tê tay, đó là do nhiệt độ CO 2 dưới 0°C gây
ra. Do đó chỉ được nắm tay vào loa phun, khi loa phun có tay cầm bằng cao
su. Cịn loại loa phun bằng kim loại, nhất thiết khơng được nắm tay, vì đề

phịng bị bỏng lạnh khi phun.
• Khi chữa cháy điện cao thế phải có găng tay và ủng cách điện đề
phịng điện giật, mặc dù CO2 khơng dẫn điện.
• Khi chữa cháy trong buồng kín, hầm tàu nhất định phải đeo mặt nạ
phịng độc.


Chú ý đề phịng bị bỏng lạnh.

- Bảo quản và kiểm tra bình CO2:
15


• Khơng để ở nơi có nhiệt độ cao, ngồi trời mưa, nắng; để ở chỗ
râm mát với nhiệt độ 30°C.


Bình phải để nơi khơ ráo, dễ lấy, dễ thấy.



Nếu để ngồi phải treo cao và có mái che.



Phải thường xun kiểm tra bình CO2; đề phịng trong q trình
bảo quản khí CO2 bị thốt ra ngồi.




Cứ 3 tháng phải kiểm tra lại một lần bằng cách cân lại. Mùa hè
càng cần phải tăng cường kiểm tra.



Khi bảo quản, nhất định khơng được để bình CO 2 đã nạp gần các
thiết bị trong q trình hoạt động có sinh nhiệt, hay trong phịng
có nhiệt độ cao.

• Khi mang vác phải nhẹ nhàng, tránh để va đập mạnh.
• Khi đã sử dụng hết khí CO2 trong bình thì phải để gọn , khơng vứt
bừa bãi.

Đối với bình bột:
- Tác dụng: Dùng để chữa cháy đối với những đám cháy có diện tích nhỏ
khi cháy điện, chất lỏng và khí dễ cháy, ôtô và những chất cháy khác.
- Cách sử dụng:
Khi có cháy, nhanh chóng đưa bình chữa cháy đến điểm cháy. Trong q
trình đó nhớ sóc, lắc bình. Khi đến đám cháy hướng loa phun vào gốc lửa.
Giật chốt kẹp chì. Bóp tay cầm. Khi đó, khí đẩy( Nito) sẽ đẩy bột chữa cháy
phun ra ngoài qua miệng phun. Chú ý: khi chữa cháy phải đứng đầu hướng
gió.
- Bảo quản và kiểm tra bình bột:
Phải để bình chữa cháy nơi khơ ráo, khơng để ngồi mưa nắng. Khơng
để bình chữa cháy gần các thiết bị khi làm việc sinh nhiệt hoặc trong phịng
có nhiệt độ cao.
16


Phải thường xuyên kiểm tra bột chữa cháy, xem có bị ẩm hay bị vón cục

khơng. Kiểm tra đường vịi và loa phun xem có được thơng suốt khơng.
Kiểm tra đồng hồ để xem bình cịn có thể sử dụng được nữa hay khơng?
Kính thưa các đồng chí!
Tơi đã vừa giới thiệu cho các đồng chí biết một số kiến thức cơ bản nhất
về công tác PCCC. Tuy nhiên, công tác PCCC trong từng ngành, từng lĩnh
vực sản xuất kinh doanh sẽ có những đặc điểm khác nhau. Do đó chúng ta cần
phải áp dụng các kiến thức trên một cách linh hoạt, sáng tạo để thu được hiệu
quả cao nhất.
Như trong lĩnh vực của các đồng chí là lĩnh vực giao thông vận tải. Đây
là một lĩnh vực cốt yếu cho sự phát triển của một đất nước. Để xứng đáng với
nhiệm vụ vinh quang đó thì địi hỏi tất cả các đồng chí phải đặc biệt coi trọng
cơng tác PCCC.
Sau đây để giúp các đồng chí, tơi xin giới thiệu đôi nét về những đặc
điểm nguy hiểm cháy nổ trong các trạm phân phối điện và một số biện pháp
đề phòng.

V. Sự nguy hiểm cháy nổ trong các trạm phân phối điện; các biện
pháp đề phịng.
Kính thưa các đồng chí!
Trứơc tiên tơi xin nêu ra các ngun nhân gây cháy nổ thường gặp trên
các hệ thống điện.
1. Ngắn mạch:
- Ngắn mạch là hiện tượng các pha chập nhau, hoặc các pha chập nhau
và trạm đất. Hay nói cách khác là hiện tượng mạch bị nối tắt qua một tổng trở
rất nhỏ có thể coi bằng khơng.
- Ngắn mạch có thể phát sinh do một số nguyên nhân sau:

17



+ Dây dẫn và dây cáp bị hỏng do hậu quả của việc kéo căng quá mức…
khi chất cách điện bị hỏng trong ruột cáp suất hiện dòng điện rò rỉ, dòng này
sẽ chhuyển thành dòng ngắn mạch.
+ Các chất hoá học, hơi nước lọt vào bên trong vỏ thiết bị điện gây hư
hỏng và gây rò rỉ điện
+ Chất cách điện của thiết bị điện có thể bị hỏng do tác dụng của nhiệt
độ cao hay ngọn lửa trong thờí gian cháy, do quá điện áp, do sét đánh thẳng
và sét cảm ứng, do chuyển điện áp từ thiết bị cao hơn 1000V sang thiết bị nhỏ
hơ 1000V.
+ Ngắn mạch có thể do các dây tải điện trần trên khơng bị chập dưới
tác dụng của gió hay do vật liệu kim loại văng lên đường dây….hoắc do sai
lầm của cơng nhân trong qua trình thao tác, sửa chữa thiết bị điện.

* Sự nguy hiểm cháy nổ do ngắn mạch
Khi dòng điện ngắn mạch vượt quá nhiều lần so với dịng điện cho phép
nhiệt độ dây dẫn tăng nhanh có thể dẫn đến cháy, nổ
Ngắn mạch thường kèm theo cung lửa điện làm nóng chảy dây dẫn. Nổ
điện tạo ra khối lượng hạt kim loại có kích thước từ 50 đến 2500 µm . Các giọt
kim loại mang năng lượng nhiệt đủ lớn bắn ra môi trường khi gặp vật liệu
cháy sẽ gây cháy.
Ngắn mạch dẫn đến giảm mạnh điện áp trên lưới điện do có thể làm rối
loạn một bộ phận hay toàn bộ mạng điện cung cấp cho các hộ tiêu thụ. Động
cơ ngừng hoạt động có thể gây hư hỏng nổ hoặc cháy. Khi điện áp giảm, tần
số quay giảm phụ tải tăng, động cơ điện bị phát nóng quá mức dẫn đến giảm
thời gian hoạt động và trở thành nguyên nhân gây sự cố.
2. Quá tải.
Quá tải là sự cố trong mạng điên xảy ra khi cường độ dòng điện làm
việc lớn hơn cường độ dòng điện cho phép.
* Nguyên nhân gây quá tải:
+ Trong thiết kế chọn dây dẫn dây cáp không đảm bảo Itt > Icp.

+ Trong sử dụng lắp thêm phụ tải ngoài tính tốn
+ Chế độ vận hành khơng đối xứng.
3. Điện trở tiếp xúc.

18


Điện trở tiếp xúc là điện trở ở những chỗ chuyển tiếp của dòng điện từ
một bề mặt tiếp xúc này sang một diện tích tiếp xuc khác qua diện tích tiếp
xúc thực tế của chúng.
* Nguyên nhân:
+ Do sự co thắt mạnh của đường dây dẫn điên.
+ Do lực ép ở tiếp điểm yếu.
+ Do vật liệu dẫn điện có tính dẫn điện kém
+ Do bề mặt tiếp xúc làm nhẵn kém.
Trên đây là những nguyên nhân cơ bản nhất gây ra sự cố trên các thiết bị
điện. Tiếp theo tơi xin được trình bay với các đồng chí về những vấn đề có
liên quan đến cơng tác đảm bảo an toàn PCCC đối với các trạm phân phối
điện của chúng ta.
Như các đồng chí đã biết, trạm phân phối điện là tập hợp các thiết bị
dùng để nhận và phân phối điện năng như: các thiết bị chuyển mạch, kiểm tra
đo lường, tự động điều chỉnh, bảo vệ, các thanh dẫn, thiết bị báo cháy, chữa
cháy và các thiết bị an tồn kỹ thuật khác. Và trong đó thì máy biến áp là thiết
bị quan trọng nhất đối với một trạm biến áp. Vì vậy mà trong buổi nói chuyện
hơm nay tơi chỉ xin đề cập đến sự nguy hiểm cháy nổ của các máy biến áp và
các biện pháp đề phịng.
* Tính chất nguy hiểm cháy nổ của máy biến áp.
- Do máy biến áp làm việc liên tục, trong máy tạo thành dịng nhiệt có
hướng chuyển động từ các bộ phận trong máy ra vỏ vào mơi trường xung
quanh. Các thành phần của nó trong chất cách điện (dầu biến áp ) bị giảm tính

cơ học, độ bền cơ học, từ đó sinh ra phóng điện hay ngắn mạch giữa các
vòng dây gây hư hỏng các chi tiết trong máy
- Máy biến áp làm mát bằng dầu có tính chất nguy hiểm cháy cao hơn
vì máy có khối lượng dầu khá lớn. Do tia lửa, cung lửa xuất hiện, dầu biến áp
có thể bắt cháy. Khi áp suất trong máy lớn máy có thể bị nứt vỡ, dầu chảy ra
ngoài gây cháy lớn
- Khi dầu bị đốt nóng liên tục sẽ bị lão hố giảm tính cách điện dẫn đến
đánh thủng cách điện cuộn dây. Do cung lửa tác dụng dầu bị nhiệt phân kèm
19


them các khí mêtan, hiđrơ, êtylen, axêtilen…kết hợp với khơng khí tạo thành
hỗn hợp nguy hiểm nổ
* Những nguyên nhân gây cháy nổ máy biến áp.
- Nhiệt độ máy biến áp tăng quá mức cho phép.
- Do cuộn dây trong máy bị chập nhau.
- Ngắn mạch giữa các pha.
- Đứt mạch giữa các pha của cuộn dây.
- Hư hỏng các sứ đầu vào của máy biến áp.
- Do những sai lầm của công nhân (bảo dưỡng, sửa chữa, sử dụng ngọn
lửa trần…)
- Do tác động của thiên nhiên.
* Những biện pháp phòng cháy đối với trạm biến áp.
- Trang bị hệ thống bảo vệ tự động: Các máy biến áp phải được bảo vệ
ổn định chống các sự cố quá tải, ngắn mạch, quá điện áp thiên nhiên xảy ra
trên lưới: Hệ thống báo tín hiệu, lắp đặt dao cách ly trên các pha, cầu chì cao
hạ áp, các bộ ngắt khơng khí, ngắt dầu, rơle nhiệt, rơle điện từ, bộ kháng
điện.Trang bị hệ thống chống sét đánh thẳng.
- Trang bị hệ thống báo cháy và chữa cháy. Đối với các máy biến áp
công suất từ 220.000 KVA trở lên, cần trang bị hệ thống báo cháykhi xuất

hiện nhiệt độ cao, ngọn lửa hoặc khói, hệ thống chữa cháy bằng bụi nước, các
bình bọt, bình khí CO2, và các dụng cụ chữa cháy ban đầu. Các trạm biến áp
lớn phải trang bị hệ thống thông tin liên lạc với đội chữa cháy chuyên nghiệp
khi có cháy xảy ra.
- Khi vận hành máy biến áp: Trước khi đưa máy biến áp vào vận hành
phải chú ý máy biến áp mới sản xuất hay mới đại tu xong phải được xấy khô,
cách điện. Phải được kiểm tra lại điện trở cách điện của cuộn dây, lõi thép,
dầu cách điện. Các thông số điện áp, tần số dòng điện phải đúng tiêu chuẩn
của nhà máy chế tạo.
Vận hành máy biến áp phải chấp hành đúng các quy định an toàn kỹ
thuật điện, tránh xảy ra cháy nổ và nguy hiểm đến tính mạng con người.
Kính thưa các đồng chí!
20


Sau một thời gian trao đổi với các đồng chí về cơng tác an tồn PCCC,
tơi đã cố gắng đem những kiến thức cơ bản nhất để truyền đạt đến các đồng
chí, giúp các cho đồng chí có những kỹ năng cơ bản về công tác PCCC.
Tôi cảm thấy rất vui mừng vì các đồng chí đã chăm chú lắng nghe và
ủng hộ tơi trong suốt buổi nói chuyện ngày hơm nay. Tơi tin rằng các đồng
chí sẽ thực hiện được một cách tốt nhất cơng tác an tồn PCCC.
Một lần nữa xin được kính chúc các đồng chí lãnh đạo cùng tồn thể các
đồng chí một sức khỏe dồi dào và hạnh phúc. Chúc các đồng chí trở thành
những người " Phòng cháy tốt và chữa cháy giỏi".
Xin được hẹn gặp lại các đồng chí !

LÃNH ĐẠO DUYỆT

NGƯỜI VIẾT TUYÊN TRUYỀN


Lê Văn Nhật

21



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×