Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

Sở hữu chéo tại hệ thống ngân hàng Việt Nam và cách giải quyết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (693.26 KB, 28 trang )

MỤC LỤC
Contents


Thực trạng sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng Việt Nam

TÌM HIỂU VỀ THỰC TRẠNG SỞ HỮU
CHÉO TRONG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG
VIỆT NAM
I. KHUNG PHÁP LÝ.

Ảnh minh hoạ

1. Thông tư 36 quy định:
- Một ngân hàng thương mại (NHTM) chỉ được nắm giữ cổ phiếu của tối đa
không quá hai tổ chức tín dụng (TCTD) khác (trừ trường hợp TCTD khác là
công ty con của ngân hàng đó) đồng thời lượng cổ phần được nắm giữ tối đa
này phải dưới 5% vốn cổ phần có quyền biểu quyết của TCTD đó (trừ trường
hợp TCTD là công ty con của ngân hàng hoặc NHTM tham gia tái cơ cấu, xử
lý TCTD yếu kém theo chỉ định của Ngân hàng Nhà nước - NHNN).
2. Nghị định 96/2015/NĐ –CP đã có các quy định:
- Công ty con không được đầu tư góp vốn, mua cổ phần của công ty mẹ. Các
công ty con của cùng một công ty mẹ không được cùng nhau góp vốn, mua cổ
phần để sở hữu chéo lẫn nhau.
- Các công ty con có cùng một công ty mẹ là doanh nghiệp có sở hữu ít nhất
65% vốn nhà nước không được cùng nhau góp vốn thành lập doanh
nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

2



Thực trạng sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng Việt Nam
-

-

-

-

Cùng nhau góp vốn thành lập doanh nghiệp là trường hợp tổng số cổ phần,
phần vốn góp của các công ty này sở hữu bằng hoặc lớn hơn 51% vốn điều lệ
hoặc tổng số cổ phần phổ thông của công ty có liên quan.
Góp vốn thành lập doanh nghiệp bao gồm: góp vốn, mua cổ phần để thành lập
doanh nghiệp mới, mua phần vốn góp, cổ phần của doanh nghiệp đã thành lập.
Chủ tịch công ty hoặc thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng
quản trị của công ty có liên quan cùng liên đới chịu trách nhiệm bồi thường
thiệt hại xảy ra cho công ty khi vi phạm các quy định trên.
Cơ quan đăng ký kinh doanh từ chối đăng ký thay đổi thành viên, cổ đông
công ty nếu trong quá trình thụ lý hồ sơ phát hiện việc góp vốn, mua cổ phần
thành lập doanh nghiệp hoặc chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp liên quan
vi phạm quy định nêu trên.
Các công ty không có cổ phần, phần vốn góp nhà nước nắm giữ đã thực hiện
góp vốn, mua cổ phần trước ngày 01 tháng 7 năm 2015 có quyền mua bán,
chuyển nhượng, tăng, giảm phần vốn góp, số cổ phần nhưng không được làm
tăng tỷ lệ sở hữu chéo hiện có.

II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ SỞ HỮU CHÉO.
1. Đặt vấn đề
- Trong những năm gần đây, vấn đề sở hữu chéo liên quan đến các tổ chức tín
dụng (TCTD)ở Việt Nam đang ngày càng trở nên phổ biến. Bên cạnh các mặt

tích cực mang lại thì trong bối cảnh hiện nay, sở hữu chéo là một trong những
nguyên nhân quan trọng có thể dẫn đến các tác động tiêu cực cho hệ thống
ngân hàng như cho vay theo quan hệ, thu xếp vốn cho những dự án đầu tư chưa
minh bạch, hoặc phục vụ mục đích thâu tóm ngân hàng. Từ thực tiễn hoạt động
của hệ thống tài chính Việt Nam cho thấy, hệ thống các TCTD Việt Nam hiện
có 6 nhóm sở hữu chéo khác nhau: Nhóm 1 là sở hữu của các ngân hàng trong
nước và nước ngoài tại các ngân hàng liên doanh; Nhóm 2 là cổ đông chiến
lược nước ngoài tại các ngân hàng thương mại (NHTM) trong nước; Nhóm 3 là
cổ đông tại các ngân hàng là các công ty quản lý quỹ; Nhóm 4 là sở hữu của
các ngân hàng thương mại nhà nước tại các MHTM cổ phần; Nhóm 5 là sở hữu
lẫn nhau giữa các NHTM cổ phần; Nhóm 6 là sở hữu ngân hàng cổ phần bởi
các tập đoàn, tổng công ty nhà nước và tư nhân (1). Trong khuôn khổ bài viết
này chúng tôi sẽ không đi sâu vào hệ thống các vấn đề lý luận cơ sở của hiện
tượng sở hữu chéo mà chủ yếu tập trung phân tích các tác động của sở hữu
chéo đến hoạt động của hệ thống TCTD Việt Nam, trên cơ sở đó đề xuất một
số các kiến nghị nhằm hạn chế các ảnh hưởng tiêu cực của sở hữu chéo.

3


Thực trạng sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng Việt Nam
-

Trước hết, chúng ta cần nhìn nhận sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng là
một thuộc tính khách quan và đã tồn tại từ lâu ở nhiều nền kinh tế trên thế giới,
đặc biệt ở các quốc gia mà hệ thống tài chính phát triển dựa trên hoạt động
ngân hàng (bank-based), điển hình là Đức và Nhật. Bằng chứng của Đức và
Nhật đã cho thấy sở hữu chéo giữa ngân hàng và doanh nghiệp là yếu tố quan
trọng thúc đẩy sự thành công của quá trình công nghiệp hóa ở cả 2 quốc gia
này. Trong khi đó, mối quan hệ sở hữu chéo giữa ngân hàng và doanh nghiệp

lại không phổ biến nhiều ở Anh hay Mỹ, do những quốc gia này có nền tài
chính phát triển định hướng theo thị trường từ lâu đời (huy động vốn dựa vào
thị trường – market-based). Sở hữu chéo giữa ngân hàng và doanh nghiệp có
mặt tích cực là góp phần làm tăng hiểu biết giữa ngân hàng với doanh nghiệp,
đồng thời hình thành nên một cơ cấu sở hữu, cơ chế tài trợ và quản trị ổn định
giữa các bên. Bên cạnh đó, trong nội bộ hệ thống tài chính cũng có nhiều
trường hợp sở hữu chéo như các ngân hàng lớn sở hữu cổ phiếu ở các ngân
hàng nhỏ, và ngược lại. Mặt tích cực trong mối quan hệ này là khi ngân hàng
nhỏ gặp vấn đề thì sẽ nhận được những hỗ trợ từ phía các ngân hàng lớn về
vốn, kinh nghiệm quản trị cũng như về nhân sự điều hành.

Ảnh minh hoạ

2. Sơ lược về sở hữu chéo
- Trong quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, sở hữu
chéo (cùng với nợ xấu) là một trong những vấn đề nổi cộm cần được ưu tiên
giải quyết. Vì vậy, một góc nhìn đúng đắn và chi tiết về sở hữu chéo ở Việt
Nam là điều cần thiết.

4


Thực trạng sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng Việt Nam

2.1. Khái niệm
-

Sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng là một thuộc tính khách quan và đã tồn
tại từ lâu ở nhiều nền kinh tế trên thế giới,là một hiện tượng phổ biến trên thế
giới và là chủ đề nghiên cứu lớn trong giới học thuật, được giới thiệu như là

một chiến lược quản trị doanh nghiệp. Các nghiên cứu thường tập trung nhiều
ở các quốc gia có mức độ sở hữu chéo cao như: Nhật Bản (phương Đông) và
Đức (phương Tây).

-

Sở hữu chéo được hiểu là mối quan hệ giữa giữa hai hay nhiều chủ thể kinh tế
trong đó các chủ thể kinh tế có quan hệ sở hữu lẫn nhau.

-

Và tuỳ vào bối cảnh,sở hữu chéo rất đa dạng khi kết hợp mọi thành phần kinh
tế:ngân hàng-doanh nghiệp sản xuất-công ty bảo hiểm-các quỹ đầu tư…Nhưng
trong các mối quan hệ chẳng chịt đó,mối quan hệ giữa Ngân Hàng với doanh
nghiệp là đặc biệt hơn cả.

2.2. Phân loại
Ba nhóm sở hữu chéo đầu tiên có tính tích cực vì chủ yếu hướng đến việc tăng
cường thúc đẩy hoạt động thương mại giữa Việt Nam và quố ctế, góp phần
nâng cao năng lực quản trị vốn hiệu quả của các TCTD.
- Trong khi đó, 3 nhóm còn lại có thể tiềm ẩn những nguy cơ xấu cho tính ổn
định của hệ thống ngân hàng.
Ba nhóm tích cực:
• Sở hữu của các ngân hàng thương mại nhà nước và ngân hàng thương mại
nước ngoài tại các ngân hàng liên doanh (NHLD).
• Cổ đông chiến lược nước ngoài tại các ngân hàng thương mại
• Cổ đông tại các ngân hàng thương mại là các công ty quản lý quỹ
Ba nhóm tiêu cực:
• Sở hữu của các ngân hàng thương mại nhà nước tại các ngân hàng thương
mại cổ phần

• Sở hữu lẫn nhau giữa các ngân hàng thương mại cổ phần
• Sở hữu ngân hàng thương mại cổ phần bởi các tập đoàn, tổng công ty nhà
nước và tư nhân
-

3. Thực trạng hiện nay.

5


Thực trạng sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng Việt Nam

Ảnh minh hoạ
-

Đối với thực tiễn Việt Nam, từ nhiều năm trước khi việc thành lập hệ thống
ngân hàng cổ phần được thực thi, Chính phủ đã chủ trương phải có đại diện
của mình trong mỗi ngân hàng và các ngân hàng quốc doanh lớn đã được lựa
chọn để góp vốn với tư cách cổ đông nhà nước. Sự hiện diện của những ngân
hàng quốc doanh nhằm mục đích hạn chế những hoạt động vượt ra ngoài
khuôn khổ pháp lý nếu có cũng như những yếu kém ban đầu từ phía các ngân
hàng cổ phần mới được thành lập. Trong bối cảnh bấy giờ, sự thận trọng này là
cần thiết. Ngoài ra, xét từ góc độ nghiệp vụ, các ngân hàng quốc doanh lớn đã
chia sẻ kinh nghiệm kinh doanh, quản trị thậm chí chia sẻ cả nguồn nhân lực
với tất cả các ngân hàng họ góp vốn. Tuy nhiên, cùng với thời gian và sự phát
triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam, ảnh hưởng của các hình thức sở hữu
chéo cũng có nhiều biến đổi. Trong các nhóm sở hữu chéo đã nêu ở trên do Ủy
ban Kinh tế Quốc hội phân loại, 3 nhóm sở hữu chéo đầu tiên có tính tích cực
vì chủ yếu hướng đến việc tăng cường thúc đẩy hoạt động thương mại giữa
Việt Nam và quốctế, góp phần nâng cao năng lực quản trị vốn hiệu quả của

6


Thực trạng sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng Việt Nam

-

-

-

các TCTD. Trong khi đó, 3 nhóm còn lại có thể tiềm ẩn những nguy cơ xấu
cho tính ổn định của hệ thống ngân hàng.
Nhìn chung, thực trạng sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng Việt Nam như
tỷ lệ nắm giữ giữa các tổ chức, vai trò của các cổ đông và công tác giám sát
vai trò này là những vấn đề hết sức phức tạp bởi quan hệ chồng chéo mang
tính lịch sử, đồng thời cũng mang tính biến động cao, kết hợpvới nguồn thông
tin hạn chế. Trước hết, rất nhiều công ty lớn, đặc biệt là các tập đoàn kinh tế
Nhà nước và các tập đoàn cổ phần, dù không thuộc lĩnh vực tài chính nhưng
hiện đang đầu tư dài hạn với vai trò nhà sáng lập, nhà đầu tư chiến lược trong
các NHTM. Theo báo cáo của Ủy ban Kinh tế Quốchội, hiện tại có khoảng
gần 40 các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân có sở hữu trên 5% tại
cácNHTMCP.
Đối với hình thức sở hữu chéo giữa các ngân hàng với nhau, Vietcombank
hiện là TCTD sở hữu nhiều nhất cổ phần của những ngân hàng khác. Sau khi
thoái vốn khỏi NHTMCP Gia Định (tên mới làBản Việt), Vietcombank đang
còn là cổ đông của SaigonBank, Eximbank, Quân đội, Phương Đông và
Oceanbank với các tỷ lệ nắm giữ khác nhau. Theo thống kê, có khoảng 8
NHTMCP có quan hệ cổ phầnvới 4 NHTMNN. Quan hệ sở hữu này hình
thành chủ yếu từ những hạn chế nghiệp vụ ngân hàng củacác NHTMCP trong

giai đoạn đầu thành lập cũng như trong giai đoạn khủng hoảng 1997 – 1998.
Ngoài ra, hiện tượng sở hữu lẫn nhau giữa các NHTMCP cũng có xu hướng
tăng lên trong thời gian qua
Bên cạnh đó, hệ thống ngân hàng còn tồn tại những quan hệ ràng buộc phức
tạp về mặt sở hữu khi mà các ngân hàng có những công ty con, công ty liên
kết và những công ty này cũng nắm giữ cổ phiếu ngân hàng

-

Từ năm 2005 đến nay, nhiều ngân hàng đặt mục tiêu từng bước chuyển thành
tập đoàn tài chính - đầu tư và cung cấp các dịch vụ tài chính đa năng. Hàng
loạt các công ty con, công ty mà ngân hàng nắm quyền kiểm soát hoặc cổ
phần chi phối ra đời; ngân hàng ít cũng có 2, 3 công ty, nhiều thì đến 6, 7 công
ty. Các công ty này không chỉ có kinh doanh chứng khoán, bảo hiểm, cho thuê
tài chính mà còn đầu tư vào nhiều lĩnh vực. Hiện tượng một cổ đông lớn, một
nhóm nhà đầu tư sở hữu cổ phần ở nhiều ngân hàng, ngân hàng này sở hữu
ngân hàng kia; các tập toàn, doanh nghiệp sở hữu ngân hàng, thành lập các
mô hình công ty cổ phần đầu tư tài chính để làm “sân sau” cho ngân hàng…
đã trở lên rất phổ biến hiện nay.

-

Hệ thống ngân hàng đã hình thành một mạng lưới sở hữu chéo và cho vay theo
quan hệ rất phức tạp,nhằm mục đích thâu tóm ngân hàng,thu xếp vốn cho
những dự án chưa minh bạch.Theo đó các công ty lớn,đặc biệt là các tập đoàn
kinh tế nhà nước và các tập đoàn cổ phần,dù không thuộc lĩnh vực tài chính
nhưng đang đầu tư dài hạn với vai trò nhà sang lập,nhà đầu tư chiến lược trong
các ngân hàng thương mại.Chưa kể,các ngân hàng cũng sở hữu cổ phần lẫn
7



Thực trạng sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng Việt Nam
nhau,cổ đông tại các ngân hàng thương mại là các công ty quản lý quỹ đầu tư
vốn vào những ngân hàng khác có tiềm năng.Hiện không ít tập đoàn,tổng công
ty nhà nước và tư nhân cũng đang đầu tư,sở hữu chéo khi trong tay họ có
nhiều ngân hàng.
-

Sở hữu của các ngân hàng thương mại nhà nước và ngân hàng thương
mại nước ngoài tại các ngân hàng liên doanh (NHLD):Hiện tại có 6 ngân
hàng lien doanh trong hệ thống các tài chính doanh nghiệp của Việt Nam.
Thông thường một ngân hàng lien doanh được sở hữu bởi một ngân hàng
nước ngoài và một ngân hàng trong nước. Chẳng hạn ngân hàngViệt Thái là
ngân hàng lien doanh giữa 3 đối tác lớn: NH Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn Việt Nam (NHNo&PTNT), NHTM Siam của Thái Lan và Tập đoàn
Charoen Pokphand (CP) của Thái Lan với tỷ lệ vốn góp tương ứng là 34%,
33% và 33%; NH Việt Nga là liên doanh giữa NH Đầu tư và Phát triển Việt
Nam (BIDV) và NH VTB (trước là NH Ngoại thương Nga Vneshtorgbank)
với mức góp vốn điều lệ ngang nhau.

-

Cổ đông chiến lược nước ngoài tại các ngân hàng thương mại, cả nhà nước
lẫn cổ phần: đứng trước nhu cầu thu hút vốn và kỹ năng quản trị từ các 158
định chế tài chính có kinh nghiệm nước ngoài, Ngân hàng nhà nước đã có chủ
trương khuyến khích các ngân hàng thương mại trong nước tìm kiếm các đối
tác nước ngoài làm cổ đông chiến lược. Đến nay, có khoảng 10 ngân hàng
thương mại có đối tác chiến lược là các tập đoàn tài chính nước ngoài.

-


Cổ đông tại các ngân hàng thương mại là các công ty quản lý quỹ: Từ năm
2005 trở lại đây, các quỹ quản lý vốn bắt đầu xuất hiện nhiều ở Việt Nam. Các
quỹ này thường đầu tư vốn vào những ngân hàng thương mại cổ phần có tiềm
năng phát triển tốt.

-

Sở hữu của các ngân hàng thương mại nhà nước tại các ngân hàng thương
mại cổ phần: quan hệ sở hữu này hình thành chủ yếu việc yếu kém nghiệp vụ
ngân hàng của các ngân hàng thương mại cổ phần trong giai đoạn đầu thành
lập cũng như trong giai đoạn khủng hoảng 1997-1998.Hiện tại, cho đến năm
2016, có 8 ngân hàng thương mại cổ phần có quan hệ cổ phần với 4 ngân hàng
thương mại nhà nước.Trong khi đó, Vietcombank hiện là ngân hàng nắm vốn
tại các TCTD khác nhiều nhất khi sở hữu cổ phần tại bốn ngân hàng và một
công ty tài chính bao gồm: 7,16% vốn tại MBB; 8,2% vốn tại EIB; 5,07% vốn
tại Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB); 4,3% vốn tại SaigonBank và
10,91% vốn tại Công ty Tài chính Xi măng.... Một số ngân hàng như
NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng TMCP Ngoại
thương Việt Nam (VCB), Ngân hàng TMCP Công thương (VietinBank) và
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) đều sở hữu các
ngân hàng khác. Chẳng hạn Ngân hàng TMCP Hàng Hải (Maritime Bank)
8


Thực trạng sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng Việt Nam

-

-


-

được sở hữu bởi Agribank, trong khi đó Maritime Bank lại đang sở hữu MB và
Ngân hàng Phát triển Mê Kông (MDB.
Sở hữu lẫn nhau giữa các ngân hàng thương mại cổ phần: Hiện tượng sở
hữu lẫn nhau giữa các ngân hàng thương mại cổ phần cũng khá phổ biến ở
Việt Nam hiện nay. Từ những thông tin công bố của các ngân hàng, hiện có ít
nhất 6 ngân hàng thương mại cổ phần có cổ đông là một ngân hàng thương
mại cổ phần khác.Chẳng hạn như ACB đang sở hữu Eximbank ,6,1%
Kienlongbank(ACBS nắm giữ),10% Đại Á Bank và VietBank,Eximbank hiện
sở hữu 10,6 % cổ phần tại Sacombank,8,5% tại ngân hàng Việt Á.Điều này
cho thấy một hiện tượng sở hữu chồng chéo lẫn nhau giữa các ngân hàng
thương mại,tạo nên tháp ngân hàng mà nguy cơ của nó có thể dẫn đến sự đổ
vỡ của toàn hệ thống nếu không được quản lí chặt chẽ.
Sở hữu ngân hàng thương mại cổ phần bởi các tập đoàn, tổng công ty nhà
nước và tư nhân: Trong giai đoạn bùng nổ các ngân hàng thương mại cổ phần
và quỹ đầu tư tài chính, rất nhiều tập đoàn và tổng công ty nhà nước đã tham
gia góp vốn hình thành các tài chính doanh nghiệp này.
Hiện nay-giai đoạn bùng nổ các NHTM cổ phần và quỹ đầu tư tài chính, rất
nhiều tập đoàn và tổng công ty nhà nước đã tham gia góp vốn hình thành các
tổ chức tín dụng này. Mới đây Ủy ban Kinh tế đã điểm mặt 40 tập đoàn, tổng
công ty nhà nước và tư nhân đổ vốn vào các ngân hàng thương mại với cổ
phần trên 5%. Nhìn vào các bản báo cáo cơ cấu cổ đông của các NHTMCP ở
VN, có thể thấy khá đầy đủ các gương mặt từ các tổng công ty đến các tập
đoàn DNNN bỏ vốn đầu tư vào các NH. Có thể điểm mặt được các tập đoàn
lớn đang mạnh tay chi tiền trái ngành như: Tập đoàn Bảo Việt sở hữu
BaoVietBank; TCông ty Petrolimex đầu tư vào PG Bank; Tập đoàn Viettel thì
sở hữu NH Quân đội (MBB); PVN bỏ vốn vào OceanBank, NH Dầu khí Toàn
cầu; Tập đoàn Dệt - May VN (Vinatex) đầu tư vào NH Nam Việt; Tập đoàn

CNThan-Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) và Tập đoàn Caosu Việt Nam sở
hữu SHB, Điện lực Việt Nam (EVN) là cổ đông của ABBank...Công ty thông
tin di động (MobiFone thuộc VNPT) và Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV Gas)
thuộc PVN là cổ đông chiến lược của SeABank; VNPT tham gia góp vốn vào
NH LienVietBank... Rồi FPT - tập đoàn hoạt động trong lĩnh vực công nghệ
thông tin và Tập đoàn Doji bỏ vốn vào Tienphong Bank... Dễ thấy, đây là một
hoạt động đầu tư đa ngành. Về bản chất, đầu tư đa ngành không phải là xấu, và
đây là hoạt động nhằm tối đa hóa lợi nhuận của các ông chủ. Nhưng vấn đề trở
nên đáng chú ý, khi hoạt động đầu tư đa ngành nhắm tới ngân hàng. Và điều
đáng lo ngại ở chỗ, rất có thể các ông chủ ngân hàng bằng một đồng vốn tự có,
có thể huy động cả chục đồng vốn để đổ vốn cho các dự án sân sau một cách
dễ dãi. Một trong những điểm nóng gầnÔng Đặng Thành Tâm nắm 23,69% cổ
phần Công ty Cổ phần Viễn thông Sài Gòn (SGT), nắm 34,94% cổ phần của
Tổng công ty Phát triển nhà Kinh Bắc (KBC). Mối quan hệ sở hữu gián tiếp
là: SGT trực tiếp sở hữu 9,41% cổ phần Western Bank; còn KBC đầu tư 483 tỷ

9


Thực trạng sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng Việt Nam
đồng tại Công ty Cổ phần năng lượng Sài Gòn - Bình Định, vốn chiếm 9,85%
vốn sở hữu tại Western Bank và 11,93% tại Navibank. Có thể thấy, bản thân
các tập đoàn DNNN, tư nhân đã bỏ vốn vào NH, nhưng chính các NH cũng
đang đầu tư chéo, sở hữu lẫn nhau. Điều đó làm cho hệ thống NH VN như một
mạng nhện bùng nhùng với những mảng đầu tư chồng chéo, sở hữu lẫn nhau,
khó mà phân định được ai là cổ đông chính, ai là cổ đông phụ
-

Ảnh minh hoạ
-


Mục đích của các mối quan hệ sở hữu chéo này có thể là:
+ Đầu tư ngắn hạn, kiếm lời nhanh khi thị trường bất động sản, thị trường

chứng khoán đang sốt, nóng. Mục đích này rõ nhất trước năm 2008
+ Tăng quy mô tài sản ảo trước yêu cầu tăng vốn điều lệ của Ngân hàng Nhà

nước, “bơm” vốn giá rẻ cho các công ty (sân sau) của ngân hàng hay cá
nhân các ông/bà chủ ngân hàng.
+ Góp phần làm sạch bản báo cáo tài chính (xóa nợ xấu bằng việc biến nợ

thành vốn góp)
Thành lập các liên minh chiến lược trên cơ sở sở hữu vốn thông qua hoạt
động NH đầu tư; hoặc thôn tính ngân hàng khác thông qua việc mua lại,
hợp nhất và không loại trừ mục đích lũng đoạn thị trường

10


Thực trạng sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng Việt Nam

3.1. Tái cơ cấu TCDN giai đoạn 2016-2020:Mạnh tay với sở hữu chéo.

Ảnh minh hoạ

Vẫn nan giải thoái vốn:
-

-


-

-

Những kết quả của quá trình tái cơ cấu TCTD giai đoạn 2011-2015 đã mang
đến cho hệ thống NH một diện mạo mới. Tuy vậy, khó khăn và thách thức vẫn
còn, luôn hiện hữu. Với lộ trình tái cơ cấu giai đoạn II kéo dài từ 2016-2020,
nhiệm vụ đặt ra với hệ thống NH bên cạnh việc tiếp tục xử lý nợ xấu, nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn và quản trị NH... thì sở hữu chéo là vấn đề kỳ vọng sẽ
được xử lý quyết liệt hơn.
Sở dĩ có thể dự báo được điều này vì tuy dự thảo Đề án tái cơ cấu TCTD giai
đoạn II chưa được công bố, nhưng có thể thấy chủ đích của cơ quan quản lý
thông qua việc NHNN đã ban hành 2 Thông tư 13/2010/TT-NHNN và Thông
tư 36/2014/TT-NHNN (nay là Thông tư 06/2016/TT-NHNN sửa đổi) về các tỷ
lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD. Các chuyên gia nhận định, đó
là những khung khổ pháp lý nhằm mục tiêu từng bước xử lý vấn đề sở hữu
chéo.
Theo lộ trình Thông tư 06 đề ra, việc thoái vốn đến thời điểm này dù đã quá
hạn nhưng vẫn chưa hết khó khăn. NHNN cũng đã định ra deadline (hạn chót)
cho các NH để cơ cấu lại sở hữu chéo, với kế hoạch thoái vốn theo quy định.
Nhưng sự phức tạp của vấn đề khiến nhà điều hành đã phải chấp nhận một số
yêu cầu xin gia hạn thời gian của NHTM.
Đơn cử như Vietcombank, NH này đã từng có văn bản gửi NHNN xin gia hạn
và đề xuất giữ vốn góp tại MB vì cổ phiếu của NH này khá tốt và đã được
chấp thuận. Đây cũng là nhà băng có vốn tại nhiều TCTD khác nhất: 4 NHTM
11


Thực trạng sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng Việt Nam


-

-

-

và một công ty tài chính. Tuy nhiên đến thời điểm này, Vietcombank cũng sẽ
phải sớm đưa ra lựa chọn 1 trong 4 TCTD còn lại (ngoài MB) để giữ lại cổ
phần sở hữu.
Tháng 6/2016 vừa qua, VietinBank cũng mới thoái bớt vốn khỏi Saigonbank
(từ 10,39% xuống 4,91%), đồng thời quyết định thoái vốn tại CTCP Cảng Sài
Gòn và CTCP Cảng Hải Phòng. Trước đó, tháng 4/2016, MobiFone đăng ký
bán toàn bộ cổ phần nắm giữ tại SeABank và TPBank. Nhưng kém may mắn
là không có nhà đầu tư nào mặn mà mua cổ phần SeABank; TPBank dù “khá
khẩm” hơn nhưng cũng chỉ thu hút được 6 nhà đầu tư đăng ký mua 8,7 triệu cổ
phần. VNPT cũng là đơn vị viễn thông chưa thoái vốn khỏi Maritime Bank...
Có nhiều khó khăn dẫn tới việc các NH gặp trở ngại trong việc xử lý dứt điểm
sở hữu chéo. Một trong số đó liên quan tới vấn đề định giá lại giá trị của cổ
phiếu. “Sau thời gian đầu tư thì việc định giá lại sẽ như thế nào? Làm sao tìm
được đối tác để sang nhượng lại theo hình thức riêng lẻ, hay dưới hình thức
bán ra trên các sàn UpCOM, HNX, HoSE... là chuyện mà các NH phải đau
đầu tính toán”, ông Tín cho biết.
Trên thực tế, giá ở thời điểm đầu tư thường cao hơn, bây giờ đem ra bán trong
khi giá cổ phiếu giảm sẽ khiến NH chịu lỗ. Nhưng vị chuyên gia này cũng hy
vọng hoạt động NH đang cải thiện đáng kể sẽ giúp cổ phiếu NH bớt ảm đạm,
việc thoái vốn cũng sẽ nhanh hơn và ít chịu thiệt. Bởi cũng có không ít trường
hợp thoái được vốn sau khi tiến hành sáp nhập hoặc mua lại các CTTC, như
Techcombank mua lại Công ty tài chính cổ phần Hoá chất, SHB mua Công ty
tài chính Vinaconex Viettel...
Khung khổ pháp lý là ưu tiên hàng đầu:


-

Có ba vấn đề chính khiến sở hữu chéo chưa giải quyết được triệt để
Thứ nhất, giá cổ phiếu trên thị trường xuống thấp, khi thoái vốn NH sẽ phải
chịu lỗ
Thứ hai, vấn đề sở hữu chéo do những cổ đông tạo ra nhóm lợi ích, nên dù có
luật nhưng họ vẫn chần chừ thực hiện vì đi ngược lại quyền lợi của họ.
Và thứ ba, vô cùng quan trọng, việc xây dựng và hoàn thiện khung khổ pháp
lý đối với vấn đề này còn chậm, chưa đồng bộ.

3.2. Giảm sở hữu chéo “lỗi hẹn” với thông tư 36.
Thời điểm chấm dứt sở hữu chéo đã bị vi phạm:
- Một trong những nội dung quan trọng của Thông tư 36 được ban hành cách
đây hơn một năm là nhằm giảm sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng. Theo
đó, Thông tư 36 quy định: một ngân hàng thương mại (NHTM) chỉ được nắm
giữ cổ phiếu của tối đa không quá hai tổ chức tín dụng (TCTD) khác (trừ
trường hợp TCTD khác là công ty con của ngân hàng đó) đồng thời lượng cổ
phần được nắm giữ tối đa này phải dưới 5% vốn cổ phần có quyền biểu quyết
của TCTD đó (trừ trường hợp TCTD là công ty con của ngân hàng hoặc

12


Thực trạng sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng Việt Nam

-

-


-

NHTM tham gia tái cơ cấu, xử lý TCTD yếu kém theo chỉ định của Ngân hàng
Nhà nước - NHNN).
Theo lộ trình, các NHTM đang sở hữu cổ phần tại hơn hai tổ chức tín dụng
khác hoặc nắm giữ trên 5% vốn cổ phần của các TCTD đó phải tính đến việc
thoái vốn trong vòng một năm kể từ khi Thông tư 36 có hiệu lực (ngày 1-22015). Tuy vậy, tính đến nay đã quá thời hạn trên ba tháng nhưng ma trận sở
hữu chéo trong hệ thống ngân hàng vẫn còn rất phức tạp.
Bốn ngân hàng lớn có sở hữu nhà nước chiếm đa số là Agribank, BIDV,
VietinBank, Vietcombank đều đang có hoạt động đầu tư tại nhiều ngân hàng
có quy mô nhỏ khác. Cụ thể, Agribank sở hữu vốn trực tiếp tại Liên Việt Post
Bank, Trust Bank và thông qua công ty con là Chứng khoán Agribank sở hữu
cổ phần tại HD Bank, HD Bank lại sở hữu cổ phần tại ABBank. BIDV hiện
đang sở hữu 65% vốn tại ngân hàng liên doanh Lào - Việt, sở hữu 50% tại
ngân hàng liên doanh Việt - Nga, và 50% tại VID/Public Bank. VietinBank
bên cạnh việc sở hữu 50% Ngân hàng liên doanh Indovina cũng đang sở hữu
10,39% cổ phần SaigonBank.
Trong khi đó, Vietcombank hiện là ngân hàng nắm vốn tại các TCTD khác
nhiều nhất khi sở hữu cổ phần tại bốn ngân hàng và một công ty tài chính bao
gồm: 7,16% vốn tại MBB; 8,2% vốn tại EIB; 5,07% vốn tại Ngân hàng TMCP
Phương Đông (OCB); 4,3% vốn tại SaigonBank và 10,91% vốn tại Công ty
Tài chính Xi măng.
Kể từ đầu năm 2016 đến nay, thương vụ chuyển nhượng cổ phiếu ngân hàng
nhằm giảm sở hữu chéo được đánh giá thành công nhất thuộc về Maritime
Bank khi bán thành công 64,2 triệu cổ phiếu MBB (tương đương 4% vốn điều
lệ của ngân hàng này) cho nhóm nhà đầu tư nước ngoài thuộc quỹ Dragon
Capital vào ngày 19-2-2016. Nhờ thương vụ này, Maritime Bank thu về gần
1.000 tỉ đồng, đồng thời giảm tỷ lệ nắm giữ MBB xuống mức 4,96% (dưới
quy định 5% theo Thông tư 36).


Mới đây nhất, cũng nhằm đáp ứng quy định của Thông tư 36, VietinBank đã
đăng ký bán đấu giá gần 17 triệu cổ phiếu SaigonBank (tương đương 5,48%
vốn điều lệ) để giảm sở hữu xuống 15,1 triệu cổ phiếu, tương ứng với 4,91%
vốn của ngân hàng này. Thời gian dự kiến thực hiện là quí 2-2016 với giá khởi
điểm là 10.800 đồng/cổ phần.
Không dễ thoái vốn tại các ngân hàng nhỏ
- Khách quan mà nói, các ngân hàng đang nắm giữ cổ phần tại nhiều TCTD
khác cũng có nhiều động lực để thoái vốn đúng theo lộ trình Thông tư 36 đề
ra. Ngoài việc đáp ứng đầy đủ thời hạn của NHNN, việc thoái vốn sẽ giúp các
ngân hàng này sớm thu hồi được khoản vốn đã đầu tư từ lâu mà không ít trong
số đó được đánh giá là kém hiệu quả.
-

13


Thực trạng sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng Việt Nam
-

-

-

-

-

Trên bình diện hệ thống chung, giảm sở hữu chéo chính là một trong những
mục tiêu quan trọng nhất của tái cơ cấu hệ thống ngân hàng nhằm nâng cao
năng lực tài chính cũng như tính minh bạch của toàn hệ thống. Theo mục tiêu

của NHNN, đến năm 2020 toàn hệ thống sẽ thu hẹp chỉ còn từ 15-17 ngân
hàng thương mại với năng lực tài chính đủ mạnh, có thể cạnh tranh với ngân
hàng các nước trong khu vực.
Trên thực tế, trong bốn năm qua, đã có 17 TCTD, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài được cắt giảm thông qua hoạt động M&A, rút giấy phép hay giải thể,
đưa số lượng các NHTM hiện giảm xuống chỉ còn khoảng 30 ngân hàng. Như
vậy, so với mục tiêu đề ra, trong vòng bốn năm nữa số ngân hàng cần phải
giảm xuống một nửa so với số lượng hiện nay.
Quay trở lại với mục tiêu nhằm đáp ứng yêu cầu của Thông tư 36, một số ngân
hàng cũng đã giảm tỷ lệ sở hữu đáng kể ở ngân hàng khác nhờ giải pháp tăng
vốn điều lệ.
Trước đây, Eximbank sở hữu hơn 9,73% vốn Sacombank, nhưng khi
SouthernBank sáp nhập vào Sacombank, vốn điều lệ được nâng lên thì tỷ lệ sở
hữu của Eximbank ở Sacombank giảm xuống còn 8,76%. Tuy nhiên, theo tài
liệu đại hội đồng cổ đông thường niên 2016 mới nhất thì tỷ lệ sở hữu của
Eximbank tại Sacombank hiện là 9,16%. Do đó, ngân hàng này sẽ vẫn phải
tiếp tục giảm tỷ lệ sở hữu tại Sacombank trong thời gian tới.
Một trường hợp khác là Ngân hàng Phương Đông (OCB) với kế hoạch tăng
vốn điều lệ từ 3.547 tỉ đồng lên 4.500 tỉ đồng. Nếu việc tăng vốn này được
thực hiện suôn sẻ, tỷ lệ sở hữu của Vietcombank ở OCB sẽ giảm từ mức
5,07% xuống còn xấp xỉ 4%. Saigonbank cũng đã được NHNN chấp thuận
cho tăng vốn điều lệ từ 3.080 tỉ đồng lên 4.080 tỉ đồng theo phương án phát
hành riêng lẻ. Nếu kế hoạch phát hành của Saigonbank thành công, tỷ lệ sở
hữu của hai cổ đông lớn là Vietcombank và VietinBank cũng sẽ giảm đáng kể.
Mặc dù các ngân hàng nhỏ đang rất nỗ lực tăng vốn để tránh nguy cơ phải sáp
nhập vào một ngân hàng khác hay giúp giảm tỷ lệ sở hữu của một số cổ đông
lớn nhưng trước diễn biến khó khăn của thị trường, kế hoạch này đang gặp
nhiều thách thức, nhất là trong bối cảnh lợi thế cạnh tranh của nhóm ngân
hàng này không thật sự nhiều. Trong khi đó, cơ chế mở room cho nhà đầu tư
nước ngoài trong ngành ngân hàng hiện vẫn gặp nhiều rào cản. Vì những lý do

trên, việc các ngân hàng không thể thoái vốn tại các TCTD khác đúng theo tỷ
lệ và thời hạn mà Thông tư 36 đặt ra là điều dễ hiểu!

14


Thực trạng sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng Việt Nam

3.3. Mạng nhện sở hữu chéo đã gỡ đến đâu

Ảnh minh hoạ
-

Hiện nay vẫn còn một số nhà băng chần chừ, chưa quyết liệt giảm tỷ lệ sở hữu
vượt quá quy định tại các TCTD khác khiến tình hình sở hữu chéo tại Việt
Nam chưa thể thoát khỏi sơ đồ mạng nhện.

-

Sở hữu chéo giữa các ngân hàng cho đến thời điểm này vẫn luôn là vấn đề
chằng chịt, khiến nhiều TCTD chưa thể giải quyết ổn thỏa. Mặc dù giới hạn sở
hữu đã có quy định rõ ràng, nhưng các ngân hàng vi phạm chỉ mới rục
rịch thoái vốn ở vài trường hợp.
Theo Thông tư 36 quy định, một ngân hàng thương mại (NHTM) chỉ được
nắm giữ cổ phiếu của tối đa không quá 2 tổ chức tín dụng khác, trừ trường hợp
tổ chức tín dụng khác là công ty con của ngân hàng đó; NHTM nắm giữ tại tổ
chức tín dụng khác phải dưới 5% vốn cổ phần có quyền biểu quyết và không
được cử người tham gia hội đồng quản trị tổ chức tín dụng mà ngân hàng mua
mua cổ phần, trừ trường hợp tổ chức tín dụng đó là công ty con của ngân hàng
hoặc NHTM tham gia tái cơ cấu, xử lý tổ chức tín dụng yếu kém theo chỉ định

của Ngân hàng Nhà nước (NHNN).
Các trường hợp ngoại lệ được thực hiện khi việc mua, nắm giữ cổ phiếu nhằm
tái cơ cấu, hỗ trợ tài chính cho tổ chức tín dụng gặp khó khăn và được NHNN
chấp thuận, hoặc chỉ định theo quy định của pháp luật. Vì thế, theo lộ trình các
NHTM đang nắm tỷ lệ sở hữu cổ phần tại hơn 2 tổ chức tín dụng khác phải
tính đến việc thoái vốn trong 1 năm kể từ khi Thông tư 36 có hiệu lực (ngày
1/2/2015).

-

-

15


Thực trạng sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng Việt Nam
-

Tuy nhiên sau hơn một năm, các ngân hàng thương mại vẫn gặp khá nhiều khó
khăn khi thực hiện quy định tại Thông tư 36/2014/TT-NHNN về giảm sở hữu
chéo của các ngân hàng thương mại tại tổ chức tín dụng khác.

Những tín hiệu đáng mừng:
Cho đến gần đây, một số ngân hàng mới thực thi về việc thoái vốn. VietinBank
đã đem đấu giá gần 16,9 triệu cp Saigonbank để thực hiện thoái vốn tại
SaigonBank từ 10,39% xuống 4,91% vốn. Mặc dù giá khởi điểm đưa ra
10.800 đồng/cổ phần tuy nhiên đã có 10 cá nhân (không có tổ chức nào tham
gia) tranh nhau đặt mua với số lượng gấp 4 lần lượng cổ phần VietinBank bán
đấu giá công khai.
- Kết quả là, toàn bộ 16,875 triệu cổ phần đã được bán thành công cho 2 nhà

đầu tư cá nhân. Với mức giá đấu thành công bình quân 12.500 đồng/cổ phần,
ước tính VietinBank thu về số tiền gần 211 tỷ đồng. Đây là một tín hiệu hết
sức đáng mừng bởi trong thời gian qua, rất nhiều trường hợp ngân hàng rao
bán cổ phiếu giá rẻ ví như mớ rau nhưng vẫn ế trơ khi không một nhà đầu tư
nào tham gia giao dịch.
- Trong khi đó, vào thời điểm tháng 2/2016, thương vụ thoái vốn của Maritime
Bank tại MB cũng đã thu hút sự quan tâm của thị trường.
- Maritime Bank đã chuyển nhượng 64,2 triệu cổ phiếu MBB đang sở hữu tương đương 4% vốn - cho nhóm các nhà đầu tư thuộc Dragon
Capital. MaritimeBank không công bố mức giá chuyển nhượng, tuy nhiên tính
theo giá cổ phiếu của phiên 19/2 thì số tiền mà nhà băng này thu về xấp xỉ
1.000 tỷ đồng. Kết quả hiện tại Maritimebank chỉ còn nắm dưới 5% tại MB từ
mức 8,96% trước đó.
Sẽ buông dần:
- Hiện Vietcombank là ngân hàng nắm vốn tại các TCTD nhiều nhất, sở hữu cổ
phần tại 4 ngân hàng và 1 công ty tài chính. Cụ thể, Vietcombank đang nắm
hơn 7,16% vốn tại Ngân hàng Quân đội (MBB); 8,19% cổ phần Eximbank;
5,07 vốn tại Ngân hàng Phương Đông (OCB) và 4,3% vốn tại SCB, ngoài ra
Vietcombank cũng đang sở hữu 10,91% vốn tại Công ty Tài chính cổ phần Xi
măng.
- Trước sức ép thoái vốn theo đúng quy định, Vietcombank sẽ bỏ ai và chọn ai?
Chủ tịch HĐQT ông Nghiêm Xuân Thành cho biết, trước mắt NHNN cho
phép Vietcombank giữ nguyên tỷ lệ này tại ngân hàng Quân đội (MBB) - đây
là ngân hàng hoạt động hiệu quả.
- Lãnh đạo Vietcombank cho biết thêm ngân hàng sẽ nghiên cứu và chỉ giữ lại
cổ phần ở 2 ngân hàng. Việc giữ lại ngân hàng nào hay bán cổ phần đơn vị nào
ngân hàng sẽ căn cứ vào tín hiệu thị trường và kế hoạch kinh doanh của ngân
hàng. Đối với OCB và Saigonbank giá trị thấp chỉ hơn 100 tỷ, mức đầu tư quá
nhỏ bé so với tổng tài sản của Vietcombank.
-


16


Thực trạng sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng Việt Nam
Như vậy, Vietcombank sẽ phải chọn 1 trong 4 TCTD trên ngoài MBB để giữ
lại cổ phần sở hữu và thoái vốn tại 3 TCTD còn lại.
Một cái tên khác là Eximbank. Mặc dù tổ chức 2 lần ĐHĐCĐ đều bất thành,
song trong nội dung thảo luận Eximbank cũng không đề cập đến việc sẽ thoái
8,76% vốn đang nắm giữ tại Sacombank. Cũng chính vì sở hữu chéo mà ngân
hàng này đang vấp phải những tranh cãi gay gắt về vấn đề nhân sự, về vị trí
những chiếc ghế lèo lái ngân hàng. Một trong hai nhóm cổ đông đề cử vào
chiếc ghế quản trị - đang nắm giữ trên 10% vốn tại Eximbank lại từng là lãnh
đạo chủ chốt của ngân hàng khác.
Đang phải đối mặt với những mâu thuẫn nội bộ, vì vậy mục tiêu giảm sở hữu
chéo của ngân hàng này tại Sacombank chắc chắn sẽ còn phải chờ đợi thêm.
Thực tế, vấn đề sở hữu chéo, đầu tư chéo có ở hầu hết các hệ thống tài chính,
hệ thống các TCTD trên thế giới với quy mô và độ phức tạp khác nhau. Ở Việt
Nam, sở hữu chéo, đầu tư chéo trong hệ thống TCTD là vấn đề có tính lịch sử,
gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực như làm gia tăng rủi ro hệ thống, tạo điều kiện
cho các hành vi chuyển vốn lòng vòng, tăng vốn điều lệ không thực chất…
Theo các chuyên gia ngân hàng, mặc dù quy mô sở hữu chéo trực tiếp tại Việt
Nam chưa lớn, nhưng có nhiều hình thức khác nhau khá phức tạp. Sở hữu
chéo cũng là một trong những vật cản trong tiến trình cơ cấu lại hệ thống
TCTD. Vì vậy, việc siết chặt sở hữu chéo để làm sạch hệ thống ngân hàng là
cần thiết. Và tất nhiên là phải cho các ngân hàng một lộ trình thoái vốn, song
cũng cần tiến hành kiên quyết, bởi càng để lâu, càng khó xử lý.

-

-


-

3.4. Chính sách sử lý nhưng ý thức thực hiện chưa cao.

-

Chuyên gia tài chính ngân hàng TS. Nguyễn Trí Hiếu
Sở hữu chéo luôn là vấn đề nhức nhối trong việc thanh lọc hệ thống ngân
hàng tại Việt Nam.Biện pháp đưa ra nhiều nhưng việc thực hiện của các ngân
hàng và các cơ quan pháp lý thì không được bao nhiêu.

17


Thực trạng sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng Việt Nam
Theo chuyên gia này nhận định về tình hình sở hữu chéo tại Việt Nam hiện tại:
- Hệ thống ngân hàng Việt Nam vẫn còn tồn tại hiện tượng sở hữu chéo, nhưng
sở hữu chéo có thể qua nhiều hình thức, được thực hiện dưới nhiều lớp sở hữu.
Vì thế, cho đến thời điểm này, mọi người chỉ biết có hiện tượng sở hữu chéo
và nó cũng đã được phát hiện trên những báo cáo tài chính, nhưng mạch ngầm
thì còn rất nhiều những sở hữu rất khó để phát hiện được.
- Trong quá khứ cũng như thời gian gần đây, sở hữu chéo đã đưa đến những
thiệt hại lớn trong ngành ngân hàng, thậm chí đã có những vụ kiện tụng về số
vốn góp. Bởi khi có sở hữu chéo, những cá nhân, tổ chức kinh tế nắm giữ số
vốn lớn có thể dùng quyền lực để sử dụng cho mục đích kinh doanh của họ.
Điều này sẽ đưa đến những thiệt hại như nợ xấu, tín dụng không thể kiểm soát
cho công ty “sân sau”, thậm chí việc một số ngân hàng bị mua lại với giá 0
đồng cũng do sở hữu chéo lảng vảng trong đó.
NHNN đã đưa ra quy định về tỷ lệ sở hữu của một NHTM. Nhưng đến nay, dù đã

quá thời hạn phải hoàn thành, vẫn chưa có nhiều ngân hàng thực hiện đúng quy
định. Nguyên nhân của sự chậm trễ này là gì?Chuyên gia này cho biết:
- Vào tháng 2-2016, Ngân hàng Thế giới và Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã công bố
báo cáo “Việt Nam 2035: Hướng tới thịnh vượng, sáng tạo, công bằng và dân
chủ”. Báo cáo này nhận xét, tại Việt Nam, tình trạng sở hữu chéo vẫn còn
nghiêm trọng tại các ngân hàng tư nhân, giữa các ngân hàng với nhau và giữa
ngân hàng với doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp Nhà nước. Vì thế, trong buổi
làm việc với Ngân hàng Nhà nước vào tháng 4-2016, Phó Thủ tướng Chính
phủ Vương Đình Huệ đã chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước phải xử lý dứt điểm các
tổ chức tín dụng yếu kém và vấn đề sở hữu chéo.
- Thông tư của NHNN yêu cầu giảm tỷ lệ sở hữu của NHTM xuống 5% là điều
hợp lý để quyền lực được dàn trải ra. Vì trong hoạt động ngân hàng, một cổ
đông có lượng cổ phiếu khoảng 5% đã là rất lớn và với tỷ lệ này thì chỉ cần
khoảng 10 cổ đông hợp tác với nhau là có thể có tỷ lệ khống chế cả ngân hàng.
- Tuy nhiên, những quy định này chưa được thực hiện phần lớn là do ý thức của
các cổ đông. Bởi họ có cổ phần lớn, nhờ đó lợi dụng được vị thế để phát triển
kinh doanh, lợi dụng được cổ phần để gom quyền lực thì những cổ đông này
không muốn tước bỏ quyền lực của mình. Với nhiều người, việc nắm quyền
điều hành một ngân hàng là có một công cụ tài chính rất hữu hiệu để tài trợ
những dự án, doanh nghiệp của họ. Mặc dù có giới hạn về tín dụng, nhưng họ
vẫn có cách để vượt giới hạn đó. Do vậy, các cổ đông không muốn giảm tỷ lệ
sở hữu, loại bỏ sở hữu, nếu đã không muốn thì họ sẽ có cách để lách luật.
- Hơn nữa, hiện giá cổ phiếu của các ngân hàng đang ở mức dưới mệnh giá
10.000 VND/cổ phần nên các ngân hàng muốn ráo riết thoái vốn cũng khó
bán. Bên cạnh đó là các áp lực đến từ việc tái cơ cấu ngân hàng, nợ xấu và từ
các đợt thoái vốn đầu tư ngoài ngành của các công ty Nhà nước.
- Bên cạnh đó, nguyên nhân cũng có phần đến từ cơ quan Nhà nước. Cơ quan
Nhà nước không có biện pháp xử lý thật mạnh tay với những ngân hàng và

18



Thực trạng sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng Việt Nam
TCTD chậm trễ. Cơ quan Nhà nước cũng chưa thể thanh kiểm tra toàn diện để
tìm ra những sở hữu chéo ẩn mình trong hệ thống để xử lý triệt để.
Vậy làm thế nào để xử lý triệt để hơn tình trạng sở hữu chéo trong bối cảnh hiện
nay
Theo chuyên gia này:
- Để thực hiện được việc xử lý sở hữu chéo, các cổ đông phải ý thức được tinh
thần của quyết định và phải tuyệt đối tuân thủ. Bởi sẽ có những chiêu lách luật
như bên ngoài thì tuân thủ sở hữu dưới 5% nhưng bên trong lại để cho các
công ty con, công ty liên kết nắm giữ vài % thì tỷ lệ vẫn nhiều hơn con số 5%
như quy định.
- Luật thì quốc gia nào cũng có lỗ hổng, nhưng vấn đề là mình phải nghiêm túc
với việc thực hiện. Có nghĩa là ngân hàng không tuân thủ thì phải cho họ lộ
trình, gia hạn để họ thoái vốn đúng theo quy định. Đến thời điểm nào họ
không làm được thì phải có biện pháp xử lý theo đúng thẩm quyền.
- Tuy vậy, vấn đề quan trọng nhất là việc phát hiện, công khai, minh bạch những
cặp sở hữu chéo với những con số đúng sự thật. Cách đây vài năm, NHNN có
yêu cầu tất cả ngân hàng và cổ đông phải khai báo vốn sở hữu của họ và tất cả
người liên quan. Do đó, NHNN đã có dữ liệu về ai sở hữu ai nhưng có thể vẫn
có những người né tránh, lách luật. Nhưng trên hết, NHNN vẫn phải là cơ
quan chủ quản nắm được dữ liệu đó rồi đưa ra kế hoạch cho các ngân hàng
thực hiện.
- Tại các ngân hàng Hoa Kỳ, các cổ đông minh bạch quan hệ của họ với cổ
đông khác hết sức rõ ràng, vì ở đây, họ rất sợ một ngân hàng bị xử lý nếu trong
trường hợp các ngân hàng Trung ương và cơ quan chủ quản phát hiện ra họ
không minh bạch trong khai báo.
- Hơn nữa, các cơ quan chủ quản xử lý rất mạnh tay, có thể là đóng cửa ngân
hàng nếu phát hiện ra những sai phạm lớn. Hoa Kỳ có đặc điểm là hầu như

mỗi năm, các ngân hàng đều bị 3 cơ quan chủ quản thanh tra. Thứ nhất là cơ
quan chủ quan của tiểu bang, thứ hai là cơ quan chủ quản liên bang và cuối
cùng Công ty Bảo hiểm Quốc gia (FDIC). Dưới sự kiểm soát như thế, nếu cơ
quan này không phát hiện được thì cơ quan kia sẽ làm được, trong khi ở Việt
Nam hiện chỉ có mỗi NHNN đứng ra kiểm soát.
-Về tỷ lệ sở hữu, luật pháp Hoa Kỳ quy định tỷ lệ sở hữu của cá nhân không
vượt quá 10%, còn các tổ chức kinh tế không thể sở hữu quá 5%. Do ở Hoa
Kỳ quan niệm, các cá nhân không thể khuynh đảo một ngân hàng bằng các
doanh nghiệp. Những con số về tỷ lệ sở hữu ở Việt Nam cũng khá tương đồng
với Hoa Kỳ nên tôi hy vọng, mọi việc sẽ được thực hiện hiệu quả hơn trong
tương lai gần

19


Thực trạng sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng Việt Nam

III. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN TÌNH TRẠNG SỞ HỮU CHÉO
TRONG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM.
1. Nguyên nhân chủ quan.
- Kẽ hở pháp lý, chậm trễ trong việc ban hành các các văn bản quy phạm
pháp luật cần thiết.
+ Pháp lệnh về NH, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính năm 1990 chỉ

quy định: “TCTD chỉ được dùng vốn tự có và quỹ dự trữ để hùn vốn hoặc
mua cổ phần, nhưng không quá 10% vốn của công ty, xí nghiệp mà mình
hùn vốn hoặc mua cổ phần". Luật Các tổ chức tín dụng năm 1997 đề cập
chung chung về giới hạn góp vốn, mua cổ phần là: “Mức góp vốn, mua cổ
phần của TCTD trong một doanh nghiệp, tổng mức góp vốn, mua cổ phần
của TCTD trong tất cả các doanh nghiệp không được vượt quá mức tối đa

do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định đối với từng loại hình
TCTD”.
+ Cho đến năm 2005, Ngân hàng nhà nước (NHNN) mới ra quy định về các

tỷ lệ bảo đảm an toàn trong việc cho phép TCTD được dùng vốn điều lệ và
quỹ dự trữ để đầu tư vào các doanh nghiệp, quỹ đầu tư, đầu tư vào các
TCTD khác (gọi là khoản đầu tư thương mại) dưới các hình thức góp vốn
đầu tư, liên doanh, mua cổ phần.
+ Đến tận Thông tư 13/2010 ngày 20/5/2010, NHNN mới có những quy định

-

rõ hơn các hoạt động này như: “Góp vốn, mua cổ phần là việc TCTD dùng
vốn điều lệ và quỹ dự trữ để góp vốn cấu thành vốn điều lệ, mua cổ phần
của các doanh nghiệp, của công ty con, công ty liên doanh, công ty liên kết,
TCTD khác, cấp vốn điều lệ cho các công ty trực thuộc của TCTD; góp vốn
vào quỹ đầu tư, góp vốn thực hiện các dự án đầu tư; bao gồm cả việc ủy
thác vốn cho các pháp nhân, tổ chức, doanh nghiệp khác thực hiện đầu tư
theo các hình thức nêu trên”. Ở đây có một sự chậm trễ trong việc ban hành
các văn bản quy phạm pháp luật cần thiết.
Kẽ hở ở quy chế phát hành giấy tờ có giá trong nước cảu TCTD
+ Tại văn bản này, trong điều khoản quy định về người mua giấy tờ có giá,

NHNN không có những quy định cụ thể đối với loại hình TCTD.
+ Thêm vào đó, luật Các tổ chức tín dụng được thông qua cũng có những lỗ

hổng nhất định. Nhiều quy định trong luật vẫn chưa chặt chẽ và rõ ràng
phân biệt giữa NH đầu tư và NHTM truyền thống.
2. Nguyên nhân khách quan
- Áp lực tăng vốn


20


Thực trạng sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng Việt Nam
+ Với mục tiêu nâng cao năng lực tài chính, NHNN quy định, tới cuối năm

2010, các NH thương mại (NHTM) phải có vốn điều lệ tối thiểu 3.000 tỷ
đồng. Áp lực tăng vốn là cực kỳ khó khăn bởi các NH chủ yếu huy động
vốn qua việc phát hành cổ phiếu, bán cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài,
các quỹ đầu tư... Nhưng thị trường chứng khoán suốt từ năm 2008 đến nay
rơi vào tình trạng sụt giảm nên việc tăng vốn rơi vào bế tắc. Đó cũng chính
là lý do Chính phủ gia hạn thời gian tăng vốn đến cuối năm 2011 song
chứng khoán năm 2011 còn sụt giảm mạnh hơn, đặc biệt là tình trạng mất
thanh khoản kéo dài nên việc phát hành thêm, niêm yết hay kêu gọi sự tham
gia của cổ đông chiến lược trong và ngoài nước càng khó. Có thể nói, áp
lực tăng vốn cộng hưởng với tình hình huy động vốn gặp khó khăn buộc
các ông chủ nhà băng phải tìm cách xoay sở, một trong các cách đó là tăng
vốn thông qua sở hữu chéo để rồi kết quả đạt được là thành tích xuất sắc
tăng vốn lên 3.000 tỷ đồng của các NHTM. Chưa kể nhiều NH lớn, dù
không nằm trong nhóm phải chạy đua tăng vốn theo quy định cũng liên tục
công bố tăng vốn thêm từ một ngàn tới vài ngàn tỷ.
3. Các nhân tố khác
- Lách các quy định đảm bảo an toàn hoạt động do ngân hàng nhà nước ban
hành
- Rót vốn vào các doanh nghiệp sân sau một cách rõ ràng
- Giảm được mức nợ xấu phải khai báo và không phải trích dự phòng rủi ro
tương ứng

IV. TÁC ĐỘNG CỦA TÌNH TRẠNG SỞ HỮU CHÉO TRONG HỆ

THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM
-

Sở hữu chéo luôn có tác động hai chiều đối với nền kinh tế và với bản thân
mỗi chủ thể tập đoàn, ngân hàng và doanh nghiệp tham gia hình thức sở hữu
loại này. Theo Tiến sĩ Võ Trí Thành Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý
Kinh tế Trung ương: “Nếu sở hữu trong một chừng mực nhất định nào đó, nếu
năng lực tài chính và quản trị của doanh nghiệp tốt thì sở hữu chéo có thể tạo
ra những lợi thế nhất định trong kinh doanh. Ví dụ như lợi thế quy mô, lợi thế
kiểm soát chuỗi giá trị”. Tuy nhiên đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện
nay tình trạng nhằng nhịt trong sở hữu chéo giữa các ngân hàng đang tiềm ẩn
những rủi ro khó lường, đặc biệt là căng thẳng nợ xấu có thể gây ra sự chệch
hướng trong quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng. Như vậy sở hữu chéo
bao gồm cả những tác động tích cực và tiêu cực, nhưng dường như ở Việt
Nam những tác động tiêu cực lại thể hiện rõ rệt.

1. Mặt tích cực
-Sở hữu chéo sẽ hỗ trợ nguồn vốn cho hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh,
tạo điều kiện trao đổi kinh nghiệm, nguồn nhân lực, tài chính, công nghệ giữa
các đối tác:
21


Thực trạng sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng Việt Nam
Sở hữu chéo hình thành nên một cơ cấu sở hữu và quản trị ổn định trong các
doanh nghiệp, ngân hàng sẽ giúp các chủ thể tận dụng được nguồn vốn của các
đối tác, mở rộng quy mô sản xuất; tận dụng cơ hội kinh doanh trên thị trường,
nâng cao khả năng cạnh tranh cho các bên tham gia; hình thành danh mục đầu
tư tối ưu, tăng lợi nhuận và phân tán rủi ro trong hoạt động, góp nâng cao hiệu
quả quản trị tài chính nói riêng và quản trị kinh doanh nói chung.

-Giúp các ngân hàng tăng vốn đáp ứng theo yêu cầu của Chính phủ:
Theo nghị định 141/2006/NĐ-CP các NHTM hoạt độngtrong hệ thống ngân
hàng Việt Nam, phải đáp ứng yêu cầu tăng vốn đạt 1000 tỷ đồng năm 2008 và
3000 tỷ đồng vào năm 2010. Trong một thời gian ngắn việc phải huy động số
vốn lớn là không dễ dang đối với các NHTM. Sở hữu chéo giúp các Ngân
hàng giải quyết nhu cầu tăng vốn, đối phó với quy định của Chính phủ một
cách nhanh chóng và đơn giản. Đây cũng chính là một trong những nguyên
nhân gia tăng tình trạng sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng Việt Nam.
-Sở hữu chéo giúp các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận nguồn vốn từ các ngân
hàng:
Một lợi ích nữa phải kể tới đó là việc sở hữu chéo giữa các ngân hàng và tập
đoàn, tổng công ty sẽ tạo điều kiện để cho các doanh nghiệp, công ty con của
những tập đoàn sở hữu các ngân hàng này có thể dễ dàng vay được vốn từ
ngân hàng kia khi mà cả hai ngân hàng cùng thuộc sở hữu của một chủ thể.
2. Mặt tiêu cực
- Thứ nhất, nguồn lực và khả năng chống đỡ rủi ro của ngân hàng không được
đánh giáđúng mức. Sở hữu chéo đã cho phép nhiều ngân hàng với quy mô vốn
điều lệ nhỏ lách được quyđịnh của Nghị định 141/2006/ NĐ-CP về mức vốn
pháp định của các TCTD. Thôngqua sở hữu chéo, cổ đông của ngân hàng A có
thể vay tiền ngân hàng B thông qua một công ty đầutư tài chính của mình để
góp vốn vào ngân hàng A và ngược lại hoặc là ngân hàng A đầu tư vào
ngânhàng B, ngân hàng B đầu tư vào ngân hàng C và ngân hàng C lại quay lại
đầu tư vào ngân hàng A.Chính điều này đã tạo ra luồng vốn tưởng là góp thật
vào hệ thống nhưng thực chất lại là vốn vay lẫnnhau giữa các ngân hàng.
Trong 4 năm qua, hàng loạt các NHTMCP đã nâng vốn điều lệ lên 3.000
tỷđồng. Nhưng trên thực tế, quy mô của dòng vốn mới thực sự được bổ sung
vào hệ thống ngân hàng vẫn chưa được làm rõ. Với quy mô vốn điều lệ tăng,
các ngân hàng được phép huy động thêm tiền gửitrong dân cư và hàng nghìn
tỷ đồng vốn huy động mới này lại có thể được dùng để tài trợ cho nhữngdự án
sân sau của chính các cổ đông lớn của ngân hàng. Ngoài ra, sở hữu chéo làm

sai lệch việc đánhgiá rủi ro của hệ thống ngân hàng vì rất nhiều chỉ số dựa trên
số vốn tự có như hệ số an toàn (CAR),hay tỷ lệ vốn tự có/tổng tài sản, trong
khi đó vốn tự có của các ngân hàng không thực chất là có quymô như vậy mà
bao gồm cả nguồn vốn ảo do sở hữu chéo. Trong những năm gần đây, tăng

22


Thực trạng sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng Việt Nam

-

-

-

trưởng tíndụng của các ngân hàng liên tục nóng khiến hệ số đòn bẩy tài chính
tăng lên và hệ số an toàn vốnCAR giảm, đồng thời tấm đệm để phòng ngừa rủi
ro là vốn tự có lại mỏng và bị gây nhiễu bởisở hữu chéo, tất cả những điều đó
càng làm trầm trọng hơn những khó khăn của hệ thống.Các chỉ số không chính
xác lại dẫn đến sai lệch cả về quản trị ngân hàng cũng như việc giámsát đối
với hệ thống tài chính. Điều này là đặc biệt nguy hiểm vì những rủi ro trong
lĩnh vựcngân hàng tài chính khi bùng phát thì có sức lan tỏa rất rộng và hậu
quả nghiêm trọng chotoàn bộ nền kinh tế.
Thứ hai, sở hữu chéo có thể làm gia tăng việc cho vay thiếu kiểm soát. Đối
vớicác doanh nghiệp (hay ngân hàng) là cổ đông lớn của ngân hàng, sở hữu
chéo cho phép mộ tdoanh nghiệp (hay ngân hàng) có tỷ lệ cổ phần lớn trong
các NHTM có thể gây áp lực (mộtcách hợp pháp như qua bỏ phiếu trong hội
đồng quản trị với vị thế cổ đông chiến lược) để ngânhàng này cấp vốn đầu tư
vào những dự án không đủ tiêu chuẩn của doanh nghiệp hay ngânhàng của

mình. Hay nói các khác, khi một TCTD lớn chiếm cổ phần chi phối ngân hàng
khácvà biến ngân hàng này thành “sân sau” của mình, họ có thể buộc ngân
hàng bị chi phối cấptín dụng cho những dự án rủi ro hoặc cho doanh nghiệp có
quan hệ thân thiết. Mặc dù theoquy định thì các ngân hàng không được cho
các cổ đông của mình vay vốn, nhưng các ngânhàng có thể lách quy định này
bằng cách cho các công ty con của các doanh nghiệp vay vốn.Mặt khác, không
loại trừ trường hợp lãnh đạo của ngân hàng chi phối lạm dụng quyền lựcbuộc
ngân hàng mà mình có thể chi phối cấp tín dụng để phục vụ lợi ích cá nhân.
Thứ ba, các quy định về giới hạn tín dụng, phân loại nợ và trích lập dự phòng
rủi ro của NHNN có thể bị làm sai lệch tinh thần bởi sở hữu chéo. Khi khách
hàng doanh nghiệp không trả được nợ cho ngân hàng, thay vì xếp khoản vay
thành nợ xấu và trích dựphòng rủi ro theo quy định, ngân hàng A giấu nợ xấu
của mình bằng cách không khai báo nợ xấu mà nhờ ngân hàng B (ngân hàng A
có sở hữu) cho vay để đảo nợ. Đây cũng là một trong những lý do khiến
NHNN khó nắm được chính xác số nợ xấu của toàn bộ hệ thống ngânhàng.

Thứ tư,Rủi ro thâu tóm đối với hoạt động ngân hàng:
Theo quy định hiện nay, một cổ đông là cá nhân không được sở hữu quá 5%,
một tổ chức không được sở hữu quá 15%, cổ đông và những người liên quan
của cổ đông đó không được sở hữu vượt quá 20% vốn điều lệ của một tổ chức
tín dụng (trừ những trường hợp đặc biệt theo quyết định của Thủ tướng Chính
phủ) nhằm hạn chế việc thâu tóm ngân hàng trái pháp luật. Tuy nhiên để lách
các quy định trên, các cổ đông sở hữu số vốn nhỏ hơn 5% vốn điều lệ lại ủy
quyền cho những cá nhân tổ chức không có họ hàng với mình để đầu tư vào
một ngân hàng, như ở trên chúng ta có thể thấy trường hợp của ông Đặng
Thành Tâm với Navibank và ngân hàng Phương Tây là một ví dụ. Như vậy khi
sở hữu chéo diễn ra thì quy định này dường như bị vô hiệu hóa. Sở hữu chéo

23



Thực trạng sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng Việt Nam
khiến cho một số người sở hữu đồng thời nhiều ngân hàng và doanh nghiệp
khác nhau, từ đó chi phối hoạt động kinh doanh ngân hàng. Điều này được thể
hiện rất rõ thông qua hoạt động cấp tín dụng của các ngân hàng thương mại,
mặc dù có quy định các ngân hàng không được phép cho cổ đông của mình
vay vốn, nhưng trên thực tế họ lại có thể cho vay đối với các công ty, doanh
nghiệp con của những cổ đông này. Một khi giám sát không chặt chẽ, các chủ
sở hữu có thể chi phối để dòng tiền chuyển sang cho vay các dự án sân sau của
mình. Cơ chế quản lý giám sát lỏng lẻo còn có thể dẫn tới tình trạng qua loa ở
khâu thẩm định, việc này có thể khiến kết quả đánh giá khả năng tài chính, khả
năng trả nợ và sự đảm bảo an toàn cho khoản vay không chính xác. Như vậy
sở hữu chéo không những dẫn tới thâu tóm ngân hàng mà còn gây ra rủi ro tín
dung, rủi ro hoạt động ngân hàng.
-

Thứ 5,rủi ro hệ thống có thể xảy ra.Do mạng lưới chằng chịt phức tạp trong
mối quan hệ sở hữu giữa các ngân hàng, khi xuất hiện rủi ro rất dễ xảy ra hiệu
ứng domino không chỉ trong hoạt động ngân hàng. Ban đầu rủi ro xảy ra với
một hoặc một vài tổ chức riêng lẻ, sau đó sẽ nhanh chóng lan ra các tổ chức
khác bởi những mối liên quan về nguồn vốn kinh doanh. Tiếp đó rủi ro sẽ lan
ra hoạt động của các doanh nghiệp bởi quan hệ giữa dòng vốn đầu tư, cho vay,
hoạt động sản xuất kinh doanh của ngân hàng, bởi mâu thuẫn giữa dòng vốn
ảo chỉ có trên sổ sách và hoạt động sản xuất kinh doanh thực. Đặc biệt khi nó
bị lạm dụng để phục vụ lợi ích nhóm hay để che giấu tình trạng ọp ẹp về tài
chính của các doanh nghiệp và ngân hàng có liên quan.

-

Hệ lụy nghiêm trọng từ nợ xấu

+ Nguyên nhân đến từ việc cấp tín dụng của các ngân hàng thương mại, khi

mà hoạt động này không dựa vào quy định tín dụng chặt chẽ mà chủ yếu từ
quan hệ thân thiết “sân sau”. Các chủ sở hữu có thể tác động gây áp lực để
thực hiện cấp tín dụng cho các hoạt động kinh doanh theo mục đích riêng
của mình; hoạt động này được thực hiện với sự qua loa trong khâu thẩm
định, và lỏng lẻo trong thanh tra giám sát, giải ngân và thực hiện khoản vay.
Việc nguồn lực phân bổ không được đánh giá, giám sát đầy đủ sẽ dễ gây ra
nợ xấu. Khi đã xuất hiện nợ xấu, việc xử lý sẽ khó khăn hơn nhiều, do mối
quan hệ lằng nhằng của sở hữu chéo. Khi đó ngân hàng A che giấu nợ xấu
của mình bằng cách không khai báo nợ xấu mà nhờ ngân hàng B (A có sở
hữu) cho vay, qua đó giảm được mức nợ xấu phải khai báo và không phải
trích dự phòng rủi ro tương ứng. Đó cũng là một trong những lý do khiến
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) khó nắm được chính xác số nợ xấu của toàn
bộ hệ thống ngân hàng,

24


Thực trạng sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng Việt Nam

V. GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT VÀ SỬ LÝ
-

-

-

-


-

Từ những phân tích ở trên, chúng ta có thể thấy được rằng sở hữu chéo trong
hệ thống ngân hàng đang tạo ra những khó khăn nhất định trong hoạt động
điều hành nhằm đảmbảo tính an toàn của hệ thống, đặc biệt là đối với công tác
xử lý nợ xấu, nâng cao tính minhbạch trong hoạt động ngân hàng. Vì vậy, việc
hạn chế các ảnh hưởng tiêu cực của sở hữuchéo là một yêu cầu cấp thiết được
đặt ra cho cơ quan quản lý. Trong đó, vấn đề mấu chốttrong công tác xử lý sở
hữu chéo là phải đảm bảo ngăn ngừa hành vi cố tình vi phạm, đồngthời triệt
tiêu lợi ích từ việc sở hữu chéo của các cá nhân và tổ chức. Để thực hiện điều
này,đòi hỏi phải có sự phối hợp đồng bộ giữa NHNN và các Bộ ngành liên
quan trong việc ban hànhcác văn bản pháp quy cũng như việc kiểm soát việc
thực thi các điều khoản quy định. Cụ thể,một số đề xuất thực hiện như sau:
Thứ nhất, bổ sung thuật ngữ sở hữu chéo vào trong Thông tư 13/2010/TTNHNN đồng thời hình sự hóa các vấn đề liên quan đến sở hữu chéo để ngăn
ngừa tối đa hành vi này (Bổsung vào Luật Hình sự). Các cơ quan quản lý cần
thường xuyên giám sát, yêu cầu các TCTD tuân thủ nghiêm Điều 55 của Luật
các TCTD năm 2010 về quy định giới hạn sở hữu cổ phần của cổ đông cá
nhân, cổ đông pháp nhân và những người có liên quan, bao gồm cả phần
cổphần ủy thác cho cá nhân, tổ chức khác đứng tên. Nếu vi phạm, các cá nhân
và người đứng đầu tổ chức phải chấp nhận bị xử lý theo luật hình sự.
Thứ hai, các quy định về kế toán, hệ thống các quy định an toàn cần được liên
tục nâng cao tính minh bạch, đảm bảo phù hợp với thông lệ quốc tế. Chẳng
hạn để loại trừ tính nhiễu của sở hữu chéo trong vốn tự có như đã đề cập ở
trên, khoản đầu tư của TCTD nàyvào TCTD khác phải được xác định rõ và
loại trừ khỏi vốn cấp 1 của tổ chức được góp vốn khi tính hệ số an toàn vốn
(CAR) của tổ chức này, tránh tình trạng vốn chảy lòng vòng trong hệthống dẫn
tới việc tăng vốn không thực chất. Đặc biệt, các quy định về phòng chống rửa
tiền cũng phải được thực thi một cách nghiêm túc. Ví dụ, các cổ đông đi vay
tiền hoặc các nguồn tiền để góp vốn thành lập ngân hàng không minh bạch thì
phải được phát hiện và xử lýnghiêm minh.

Thứ ba, cần nâng cao hiệu quả quản trị doanh nghiệp trong nội bộ ngân hàng,
yêu cầu ban kiểm soát (BKS) phải thực sự độc lập với HĐQT và có quyền phủ
quyết các quyếtđịnh có ảnh hưởng tiêu cực hoặc rủi ro cao đối với quyền lợi
của các nhà đầu tư nhỏ lẻ; phải can thiệp, ngăn chặn, phát hiện, báo cáo với cơ
quan quản lý nhà nước trong trường hợpHĐQT có những quyết định trái pháp
luật. Bên cạnh đó, vai trò của thành viên độc lập trong HĐQT phải thực sự độc
lập, có tiếng nói, ngăn chặn, thể hiện quan điểm của mình trong trường hợp
những quyết định của HĐQT gây bất lợi cho các cổ đông nhỏ lẻ hoặc phục
vụcho lợi ích nhóm.
Thứ tư, quy định cấm hiện tượng tình trạng đầu tư “lòng vòng” giữa các ngân
hàng với nhau (theo kiểu ngân hàng A đầu tư vào ngân hàng B, ngân hàng B
đầu tư vào ngân hàn gC và ngân hàng C lại quay lại đầu tư vào ngân hàng A).
Nếu hiện tượng này bị phát hiện, cầncó các chế tài theo hướng xử lý hình sự.
25


×