Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Bài tập học kỳ Luật Hành chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.19 KB, 11 trang )

MỤC LỤC

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU
Hoạt động giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước có vị trí, vai trò đặc biệt
quan trọng trong bộ máy Nhà nước. Hoạt động của các cơ quan này tác động tích cực
và chi phối rất lớn hoạt động của các cơ quan nhà nước khác, trong đó có cơ quan
hành chính nhà nước. Thực hiện tốt công tác giám sát là đòi hỏi cấp thiết để xây dựng
nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay. Để tìm hiểu thêm về vấn
đề hoạt động giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước đối với việc đảm bảo pháp chế
trong quản lý hành chính nhà nước, em xin lựa chọn đề bài: “Phân tích vai trò hoạt
động giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước đối với việc đảm bảo pháp chế trong
quản lý hành chính nhà nước.”

NỘI DUNG
I.
1.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẢM BẢO PHÁP CHẾ TRONG QUẢN LÝ HÀNH
CHÍNH NHÀ NƯỚC.
Khái niệm pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước:

Pháp chế là một hiện tượng pháp lý trong đời sống pháp luật, được hình thành,
củng cố và phát triển cùng với sự ra đời, củng cố và phát triển của pháp luật. Theo
PSG.TS Nguyễn Minh Đoan “ Pháp chế là sự hiện diện của một hệ thống pháp luật
hoàn thiện và sự đòi hỏi phải tôn trọng, thực hiện pháp luật hiện hành một cách
chính xác, thường xuyên, thống nhất bởi nhà nước và xã hội, nhằm xây dựng một xã
hội có trật tự, kỷ cương, đảm bảo cho hoạt động của toàn xã hội thống nhất, đồng bộ
vì một xã hội công bằng, văn minh”( “Hướng dẫn môn học Lý luân nhà nước và pháp


luật” , NXB Tư pháp, 2014). Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản nhất của
quản lý hành chính Nhà nước. Trong quản lý hành chính Nhà nước, pháp chế được
hiểu là trật tự pháp luật nhằm bảo vệ và phát triển quyền và lợi ích hợp pháp của công
2


dân, củng cố và duy trì địa vị pháp lý hành chính của các cơ quan Nhà nước và các tổ
chức xã hội. Nếu thiếu nguyên tắc này thì hoạt động quản lý hành chính của Nhà
nước sẽ không có cơ sở pháp lý bền vững, sẽ rơi vào tình trạng thiếu thống nhất, thiếu
đồng bộ.
2.

Các yêu cầu đảm bảo pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước:

Đảm bảo pháp chế là tổng thể các biện pháp, cách thức có tính chất tổ chức - pháp
lý do các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội và cá nhân thực hiện nhằm đảm bảo
sự tôn trọng và triệt để tuân theo pháp luật trong quá trình quản lý hành chính. Đảm
bảo pháp chế trong quản lý hành chính Nhà nước suy cho cùng là hoạt động thực thi
pháp luật ngày càng có hiệu quả trong thực tế. Những yêu cầu đảm bảo pháp chế
trong quản lý hành chính Nhà nước là:


Xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, tạo cơ sở pháp lý đầy đủ để
Nhà nước pháp quyền Việt Nam hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình và
nhân dân lao động được bảo vệ và có đủ điều kiện thực hiện các quyền tự do




chân chính;

Xây dựng bộ máy tổ chức điều hành tinh gọn, đủ năng lực;
Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có trình độ năng lực và đáp ứng yêu



cầu của việc thực hiện nhiệm vụ và công vụ được giao;
Có nguồn kinh phí đáp ứng đầy đủ nhu cầu của công cuộc đổi mới để thực



hiện pháp luật, để xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh;
Nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật của công dân, coi đó là điều
kiện tiên quyết để đưa pháp luật vào cuộc sống và người laođộng có đủ điều



kiện để tự bảo vệ mình;
Xử lý nghiêm mọi trường hợp vi phạm pháp luật, bất kể họ là ai, ở cấp nào



để đảm bảo tính công bằng của pháp luật;
Tiến hành nhiều hình thức, phương pháp, biện pháp khác nhau tạo nên sức
mạnh tổng hợp để việc thực hiện pháp luật là đồng bộ, thống nhất.

3


KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA CƠ QUAN


II.

QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC:
Theo Từ điển Luật học, “ Giám sát là sự theo dõi, quan sát hoạt động mang tính
chủ động thường xuyên, liên tục và sẵn sàng tác động bằng các biện pháp tích cực
để buộc và hướng các hoạt động của đối tượng chịu sự giám sát đi đúng quỹ đạo,
quy chế nhằm đạt được mục đích, hiểu quả từ trước, đảm bảo cho pháp luật được
tuân thủ nghiêm chỉnh”. Giám sát là hoạt động có mục đích của một hay nhiều chủ
thể, luôn gắn liền với các đối tượng cụ thể, thể hiện mối quan hệ giữa chủ thể tiến
hành hoạt động giám sát và đối tượng chịu sự giám sát.
Ở nước ta, khái niệm giám sát được dùng để chỉ quyền của nhân dân lao động
thông qua hoạt động của cơ quan quyền lực nhà nước. Điều 2 Luật hoạt động giám
sát của Quốc hội năm 2003 quy định: “Giám sát là việc Quốc hội, Uỷ ban thường
vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và
đại biểu Quốc hội theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá
nhân chịu sự giám sát trong việc thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc
hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.”. Đây là chức năng
xuất phát từ địa vị - chính trị pháp lý của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, đây là
những cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân bầu
ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân.
Hoạt động của các cơ quan quyền lực nhà nước có sự tác động chi phối tới các cơ
quan nhà nước khác, trong đó có các cơ quan hành chính nhà nước. Hoạt động
giám sát của các cơ quan quyền lực nhà nước với các cơ quan hành chính nhà
nước cùng cấp đã thể hiện rất lớn vai trò đảm bảo pháp chế trong quản lý hành
chính nhà nước:


Thông qua hoạt động giám sát, Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp
thực hiện quyền lực nhà nước một cách thường xuyên và trực tiếp chỉ đạo
4



cũng như kiểm tra mọi mặt công tác của các cơ quan hành chính nhà nước


cùng cấp.
Thông qua hoạt động giám sát, các cơ quan quyền lực nhà nước có thể phát
hiện những yếu kém trong công tác tổ chức và hoạt động cũng như những
khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện pháp luật và thực hiện
nhiệm vụ mà pháp luật đã quy định đối với các cơ quan hành chính nhà
nước. Trên cơ sở đó, kịp thời đề ra những thời gian cụ thể và biện pháp



thích hợp khắc phục những khó khăn và tồn tại.
Thông qua hoạt động giám sát, Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp có
thể kiểm tra tính hợp lý và hợp pháp của các văn bản pháp luật do chính
mình ban hành. Nếu phát hiện thấy khiếm khuyết về hình thức hay nội dung
thì các cơ quan quyền lực nhà nước phải đưa ra những biện pháp, giải pháp
khắc phục hoặc đưa ra những yêu cầu và những biện pháp cải tiến chế độ,



quy trình lập pháp, lập quy nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước.
Thông qua hoạt động giám sát, Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp phát
hiện ra những vi phạm pháp luật xâm phạm tới trật tự và lợi ích nhà nước,
xã hội và công dân của cán bộ nhà nước, từ đó kịp thời xử lý hoặc yêu cầu
các cấp, các ngành xử lý nghiêm minh những vi phạm đó nhằm củng cố

III.


pháp chế.
VAI TRÒ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA CƠ QUAN QUYỀN LỰC NHÀ
NƯỚC ĐỐI VỚI VIỆC ĐẢM BẢO PHÁP CHẾ TRONG QUẢN LÝ

1.

HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC:
Hoạt động giám sát của Quốc hội:

Giám sát là một trong những chức năng cơ bản của Quốc hội. Điều này được quy định
cụ thể tại Điều 69, Hiến pháp 2013 và tại Khoản 2 Điều 2 Luật tổ chức Quốc hội năm
2001 “Thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết
của Quốc hội; xét báo cáo hoạt động của Chủ tịch nước, Ủy ban Thường vụ Quốc
hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao”.
5


a)

Đối tượng chịu sự giám sát tối cao chỉ có thể là các cơ quan và cá nhân do

b)

Quốc hội thành lập, bầu hoặc phê chuẩn.
Nội dung của của quyền giám sát của Quốc hội bao gồm hoạt động theo dõi và
kiểm tra tính hợp hiến, hợp pháp đối với nội dung các văn bản QPPL do các cơ
quan nhà nước ban hành chịu sự giám sát trực tiếp của Quốc hội ban hành cũng
như tính hợp pháp đối với hoạt động tổ chức và thực hiện pháp luật của các cơ


c)


quan đó trên thực tiễn.
Hình thức giám sát:
Thực hiện trên kỳ họp qua nghe báo cáo của Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang



Bộ, thảo luận đánh giá các báo cáo đó.
Thông qua quyền chất vấn của đại biểu Quốc hội đối với Chủ tịch nước, Chủ
tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ và các thành viên khác của Chính phủ;
Chánh án Toà án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối
cao, người bị chất vấn phải trả lời trước Quốc hội tại kì họp. Trong trường hợp
cần điều tra thì Quốc hội có thể quyết định cho trả lời trước Uỷ ban thường vụ



Quốc hội hoặc tại kỳ họp sau của Quốc hội hoặc trả lời bằng văn bản.
Các Uỷ ban, Hội đồng của Quốc hội giúp Quốc hội thực hiện quyền giám sát và
trên các kì họp báo cáo trước Quốc hội về hoạt động của mình trong các bản
báo cáo thẩm tra, thuyết trình… (thẩm tra các dự án luật, pháp lệnh của Uỷ ban



pháp luật, thẩm tra thực hiện ngân sách của Uỷ ban kinh tế và ngân sách…).
Uỷ ban thường vụ Quốc hội vừa là cơ quan giúp Quốc hội vùa trực tiếp thực
hiện giám sát việc thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp
lệnh, nghị quyết của UBTVQH, giám sát hoạt động của Chính phủ, Toà án
nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, kiểm toán Nhà nước và các

cơ quan do Quốc hội thành lập, giám sát hoạt động của Hội đồng nhân dân;
đồng thời có quyền đình chỉ việc thi hành các văn bản của Chính phủ, Thủ
tướng Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái
với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội và trình Quốc hội quyết định bãi
bỏ các văn bản đó, đối với những văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính
6


phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với pháp lệnh,


nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội thì bãi bỏ.
Các tổ đại biểu và từng đại biểu, một mặt, giúp Quốc hội giám sát hoạt động
của Chính phủ; mặt khác, còn trực tiếp giám sát hoạt động của các cơ quan
hành chính nhà nước, cán bộ quản lý, có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước áp
dụng các biện pháp và khắc phục việc làm vi phạm pháp luật, chủ trương,
đường lối của Đảng và Nhà nước, yêu cầu cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, tổ
chức kinh tế, đơn vị vũ trang trả lời những vấn đề mà đại biểu Quốc hội quan
tâm. Người phụ trách của các cơ quan, tổ chức, đơn vị có nghĩa vụ trả lời
những vấn đề mà đại biểu Quốc hội yêu cầu trong thời hạn luật định. Ngoài ra,
hoạt động giám sát của các tổ đại biểu và các đại biểu Quốc hội là thông qua
việc tiếp xúc của họ với các cử tri, nghe đề nghị cũng như các yêu cầu và khiếu
nại của cử tri về việc thực hiện nhiệm vụ của cơ quan hành chính nhà nước và



các cán bộ có thẩm quyền ở những cơ quan ấy.
Tính quyền lực trong hoạt động giám sát của Quốc hội đối với bộ máy hành
chính nhà nước không chỉ thể hiện về mặt tổ chức như quyết định thành lập, bãi
bỏ Bộ và cơ quan ngang Bộ của Chính phủ; thành lập, giải thể,nhập, chia, điều

chỉnh địa giới hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đơn vị hành
chính - kinh tế đặc biệt; thành lập, bãi bỏ cơ quan khác theo quy định của Hiến
pháp và luật ( Điều 70, Hiến pháp 2013) mà còn thể hiện ở đối tượng, phạm vi
giám sát mọi lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước. Quyền giám sát của Quốc
hội đối với quản lý hành chính Nhà nước có phạm vi rất lớn, thể hiện rõ tính
quyền lực Nhà nước thành lập, bãi bỏ các cơ quan, các chức danh của bộ máy
hành chính Nhà nước... và cả trong hoạt động cụ thể của bộ máy hành chính
Nhà nước. Điều 70, Hiến pháp 2013 quy định Quốc hội có quyền: “Bầu, miễn
nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Phó
Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng
dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Toà
7


án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chủ tịch Hội
đồng bầu cử quốc gia, Tổng Kiểm toán nhà nước, người đứng đầu cơ quan
khác do Quốc hội thành lập; phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách
chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ,
Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; phê chuẩn danh sách thành viên Hội
2.

đồng quốc phòng và an ninh, Hội đồng bầu cử quốc gia.”
Hoạt động giám sát của HĐND:

Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, cùng với Quốc
hội hợp thành hệ thống cơ quan quyền lực Nhà nước, thay mặt nhân dân sử dụng
quyền lực nhà nước. Hội đồng nhân dân thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động
của Ủy ban nhân dân và các cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cũng như các
đơn vị trực thuộc. Mặc dù HĐND là cơ quan đại diện ở địa phương nhưng phạm vi
hoạt động của cơ quan này không chỉ bó hẹp trong phạm vi hoạt động của “ cơ quan

quyền lực Nhà nước địa phương” mà mang tính chất toàn diện của cơ quan chính
quyền địa phương.
Giám sát là chức năng chủ yếu của cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương
được thực hiện thông qua hình thức:


Thực hiện trên kì họp Hội đồng nhân dân bằng cách nghe báo cáo và thảo luận,
đánh giá báo cáo của Uỷ ban nhân dân, của cơ quan chuyên môn bằng cách
chất vấn trên kỳ họp đối với Chủ tịch và các thành viên Uỷ ban nhân dân, Thủ
trưởng các cơ quan chuyên môn của Uỷ ban; bằng hoạt động của Thường trực
Hội đồng nhân dân, các ban của hội đồng; bằng hoạt động của các nhóm đại



biểu và đại biểu trong khu vực bầu cử.
Xem xét văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân cùng cấp, nghị
quyết của Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp khi phát hiện có dấu hiệu trái
với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội; pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban

8


Thường vụ Quốc hội, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan Nhà nước cấp


trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp.
Giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân (cử tri). Giải quyết khiếu nại, tố cáo
của cử tri kịp thời, nhanh chóng, đúng pháp luật là nghĩa vụ của toàn đại biểu
Hội đồng nhân dân chứ không phải của riêng bộ phận nào. Làm tốt nhiệm vụ
này là một biểu hiện thiết thực nhất xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa của


IV.

dân, do dân và vì dân.
CÁC BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG VAI TRÒ HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ
QUAN QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI VIỆC ĐẢM BẢO PHÁP

1.

CHẾ TRONG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC:
Đối với Quốc hội:
• Thứ nhất, cần tiếp tục xây dựng, ban hành và cụ thể hóa các quy định pháp
luật về hoạt động giám sát của Quốc hội để xác định rõ ràng, cụ thể, phạm
vi, thẩm quyền, đối tượng giám sát của các chủ thể thực hiện quyền này
đồng thời từng cơ quan phải thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật.
Tránh tình trạng chồng chéo, lẫn lộn trong hoạt động của các cơ quan khi


thực hiện việc kiểm tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật.
Thứ hai, hoạt động giám sát của Quốc hội hiện nay chủ yếu là thông qua các
kỳ họp của Quốc hội với thời gian không dài. Vì vậy, hoạt động giám sát
của Quốc hội cần được thực hiện với quỹ thời gian dài hơn. Do đó, để tăng
cường hiệu lực hoạt động giám sát, cần thông qua các cơ quan của Quốc hội
là chủ yếu. Để cho các cơ quan của Quốc hội đảm nhiệm được chức năng
hoạt động giám sát thì phải tăng cường các cơ quan này về mọi mặt, như
nâng cao trình độ, năng lực, phẩm chất cho cán bộ công chức của Văn
phòng Quốc hội, tăng cường cơ sở vật chất để các cơ quan Quốc hội hoạt
động. Đặc biệt là phải nâng cao chất lượng đại biểu Quốc hội, phải đảm bảo
cho mỗi đại biểu đủ điều kiện để hoàn thành được nhiệm vụ của mình, trước
hết là trong việc thực hiện hoạt động giám sát.


9




Thứ ba, để tăng cường hiệu lực hoạt động giám sát của Quốc hội, cần phải
đổi mới hình thức, phương thức và phát triển giám sát của Quốc hội phù hợp
với vị trí pháp lý và điều kiện hoạt động của Quốc hội. Phải đổi mới việc
xem xét báo cáo của các cơ quan nhà nước, việc tổ chức các đoàn đi kiểm

2.

tra cơ sở cho đến hoạt động chất vấn của các đại biểu
Đối với hội đồng nhân dân:
• Thứ nhất, các quy định của pháp luật về giám sát là cơ sở pháp lý cho hội
đồng nhân dân thực hiện quyền năng của mình. Nếu luật không quy định cụ
thể về thủ tục, trách nhiệm, quyền hạn...của các đối tượng liên quan đến
hoạt động giám sát thì việc ghi nhận chức năng giám sát của hội đồng nhân
dân trong Hiến pháp cũng chỉ là hình thức. Để nâng cao hiệu quả giám sát
của Hội đồng nhân dân thì đòi hỏi quan trọng nhất là phải ban hành đủ các
văn bản pháp luật trong lĩnh vực giám sát cho hội đồng nhân dân nói riêng


và toàn bộ hoạt động của hội đồng nhân dân nói chung.
Thứ hai, để thực hiện tốt chức năng của mình, đặc biệt là chức năng giám
sát, đòi hỏi Hội đồng nhân dân phải có một bộ máy làm việc đủ mạnh và




năng động.
Thứ ba, năng lực, bản lĩnh và trách nhiệm thực hiện vai trò hoạt động giám
sát của Đại biểu hội đồng nhân dân. Các đại biểu dân cử ngoài việc công
nhận cái đúng còn phải chỉ rõ và đề ra các kiến nghị, những biện pháp hữu
hiệu để loại bỏ cho được cái tiêu cực, trái pháp luật; để phát hiện cái sai của



người khác, của các ngành chức năng.
Thứ tư, muốn nâng cao vai trò hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân,
cần phải đầu tư chi phí và điều kiện vật chất cho hoạt động giám sát. Trong
đánh giá hiệu quả giám sát của hội đồng nhân dân, cần hiểu tính chất hai
mặt của đầu tư chi phí cho hoạt động này.

10


KẾT LUẬN
Hoạt động giám sát cơ quan quyền lực nhà nước có ý nghĩa vô cùng quan trọng
trong cơ chế đảm bảo tăng cường pháp chế, giữ vững trật tự pháp luật của đời sống
nhà nước. Vì vậy, tăng cường hiệu lực và hiệu quả của hoạt động này phải được tiến
hành một cách đồng bộ giữa các yếu tố, các khâu của cơ chế nhằm đảm bảo và tăng
cường pháp chế, giữ vững trật tự pháp luật.

11



×