Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Nhận thức, thái độ về an toàn tình dục của nữ thanh niên công nhân khu công nghiệp sóng thần tỉnh bình dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (263.66 KB, 20 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
------------------------------

Đoàn Bắc Việt Trân

NHẬN THỨC, THÁI ĐỘ VỀ AN TOÀN TÌNH DỤC
CỦA NỮ THANH NIÊN CÔNG NHÂN
KHU CÔNG NGHIỆP SÓNG THẦN
TỈNH BÌNH DƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ TÂM LÝ HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
--------------------------------

Đoàn Bắc Việt Trân

NHẬN THỨC, THÁI ĐỘ VỀ AN TOÀN TÌNH DỤC
CỦA NỮ THANH NIÊN CÔNG NHÂN
KHU CÔNG NGHIỆP SÓNG THẦN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
Chuyên ngành: Tâm lý học
Mã số:
60 31 80

LUẬN VĂN THẠC SỸ TÂM LÝ HỌC


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRẦN THỊ THU MAI

Thành phố Hồ Chí Minh - 2012


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Mục lục
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................ 12
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................... 12
1.2. Một số khái niệm công cụ của đề tài ................................................................... 16
1.2.1. Nhận thức, thái độ và mối quan hệ giữa nhận thức và thái độ ..................... 16
1.2.2. Sức khoẻ sinh sản và an toàn tình dục .......................................................... 29
1.2.3. Nhận thức, thái độ về an toàn tình dục ......................................................... 39
1.2.4. Một số đặc điểm về giới tính và giới của nữ liên quan đến sức khỏe sinh
sản và an toàn tình dục ............................................................................................ 45
1.2.5. Tuổi thanh niên và một số nét tâm lý đặc trưng ........................................... 47
1.2.6. Khái quát về cuộc sống của công nhân khu công nghiệp Sóng Thần tỉnh
Bình Dương ............................................................................................................ 50
1.2.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức, thái độ của nữ TNCN về an toàn
tình dục ................................................................................................................... 51
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NHẬN THỨC, THÁI ĐỘ VỀ AN TOÀN

TÌNH

DỤC CỦA NỮ THANH NIÊN CÔNG NHÂN KCN SÓNG THẦN ........................... 56

2.1. Tổ chức nghiên cứu thực trạng ............................................................................ 56
2.2. Thực trạng nhận thức, thái độ về an toàn tình dục của nữ TNCNST .................. 61
2.2.1. Thực trạng nhận thức về an toàn tình dục của nữ TNCNST ........................ 61
2.2.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức về an toàn tình dục của nữ
TNCNST ................................................................................................................. 78
2.2.3. Thực trạng thái độ về an toàn tình dục của nữ TNCNST ............................. 84


2.2.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến thái độ về an toàn tình dục của nữ
TNCNST ................................................................................................................. 89
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM MỘT VÀI BIỆN PHÁP TÁC ĐỘNG TÂM LÝ
NHẰM NÂNG CAO NHẬN THỨC, XÂY DỰNG THÁI ĐỘ TÍCH CỰC ................ 95
3.1. Các biện pháp tác động tâm lý nhằm nâng cao nhận thức, xây dựng thái độ
tích cực về an toàn tình dục cho nữ TNCN ................................................................ 95
3.2. Tổ chức thực nghiệm ......................................................................................... 100
3.3. Phân tích kết quả thực nghiệm .......................................................................... 103
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................... 114
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AIDS

: Acquired Immune Deficiency Syndrome – hội chứng

suy
giảm miễn dịch mắc phải
ĐTN


: Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

ĐTB

: điểm trung bình

HIV

: Human Immunodeficiency Virus – vi rút gây suy

giảm
miễn dịch ở người
HPN

: Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

HTN

: Hội liên hiệp Thanh niên Việt Nam

KCN

: khu công nghiệp

NXB

: nhà xuất bản

TNCN


: thanh niên công nhân

TNCNST

: thanh niên công nhân đang làm việc tại các nhà máy

khu
công nghiệp Sóng Thần tỉnh Bình Dương
TP.HCM

: Thành phố Hồ Chí Minh

UNFPA

: the United Nations Population Fund – Quỹ Dân số

Liên
Hiệp Quốc
UNICEF

: United Nations Children's Fund – Quỹ Nhi đồng Liên
Hiệp Quốc

WHO

: World Health Organization – Tổ chức Y tế thế giới


MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài
1.1. Nữ công nhân, đặc biệt là nữ công nhân độ tuổi thanh niên, là lực lượng
lao động đông đảo không thể thiếu đang tham gia sản xuất trực tiếp trong các nhà
máy tại các khu công nghiệp. Sức lao động của họ đóng góp rất lớn vào sự phát
triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Vì vậy, chăm sóc cho nữ TNCN là
trách nhiệm của doanh nghiệp sử dụng lao động và của toàn xã hội. Trong các
chương trình cần được tiến hành để chăm sóc cho nữ TNCN, không thể thiếu các
chương trình chăm sóc sức khỏe sinh sản vì nữ TNCN cũng là lực lượng trong độ
tuổi sinh sản. Để đạt được hiệu quả, ngay từ khi xây dựng kế hoạch, các chương
trình chăm sóc cho nữ TNCN, trong đó có chương trình chăm sóc sức khỏe sinh
sản, cần được xây dựng dựa trên kết quả nghiên cứu đặc điểm thể chất, tâm lý của
đối tượng.
1.2. Một vài năm trở lại đây, nhiều thông tin xã hội đã phản ánh tình trạng
đáng lo ngại về nạo phá thai trong nữ công nhân, chẳng hạn, loạt phóng sự Nạo phá
thai trong nữ công nhân đăng trên báo Tuổi Trẻ ngày 03, 04/08/2010, có đưa số
liệu: số bệnh nhân là công nhân chiếm khoảng 30% số ca nạo hút thai mỗi năm tại
bệnh viện Từ Dũ, tỷ lệ này tại bệnh viện Hùng Vương là 10%, còn tại bệnh viện
Đồng Nai, số bệnh nhân là công nhân chiếm 60 – 65% tổng số ca mỗi năm đến nạo
hút thai tại đây. Tình trạng nạo phá thai trong nữ công nhân cũng là một mắt xích
nằm trong tình trạng nạo phá thai nói chung tại Việt Nam. Theo bài Tỷ lệ phá thai ở
Việt Nam cao nhất khu vực đăng trên báo Tiền Phong ngày 19/11/2010, TS. Nguyễn
Thiện Trưởng, Phó Chủ tịch thường trực Hội Kế hoạch hóa gia đình Việt Nam cho
biết, thách thức lớn nhất mà Việt Nam đang phải đối mặt trong lĩnh vực chăm sóc
sức khỏe sinh sản là vấn đề nạo phá thai, Việt Nam có tỷ lệ nạo phá thai ở độ tuổi
sinh sản cao nhất ở Đông Nam Á và là một trong những nước có tỷ lệ nạo phá thai
cao nhất thế giới. Cũng theo thông tin trên, UNFPA nhận định, không phải tất cả


người dân Việt Nam đều dễ dàng tiếp cận thông tin và dịch vụ về sức khỏe sinh sản,
đặc biệt là vị thành niên, thanh niên chưa lập gia đình và người dân sống ở vùng

sâu, vùng xa. UNFPA cũng đưa ra tỷ lệ phụ nữ Việt Nam ở độ tuổi sinh sản mắc
các bệnh lây truyền qua đường tình dục là 25%.
1.3. Như vậy, chăm sóc sức khỏe sinh sản cho nữ công nhân, đặc biệt là nữ
TNCN là việc cần làm của nhiều ngành, nhiều lĩnh vực trong xã hội. Một trong
những việc cần làm là nâng cao nhận thức, xây dựng thái độ tích cực về an toàn tình
dục cho nữ TNCN, hướng họ đến hành vi an toàn tình dục tránh khỏi các nguy cơ
do quan hệ tình dục không an toàn, qua đó tự bảo vệ sức khỏe sinh sản. Trước khi
tiến hành những hoạt động nhằm đạt được mục tiêu nâng cao nhận thức và xây
dựng thái độ tích cực cho nữ TNCN về an toàn tình dục, cần có những nghiên cứu
thực trạng về nhận thức, thái độ của họ về vấn đề này.
1.4. Trước đây, mảng đề tài liên quan đến sức khỏe sinh sản, an toàn tình dục
của nhóm đối tượng nữ công nhân tại Việt Nam có được nghiên cứu bởi các tác giả
chuyên ngành y khoa hoặc xã hội học. Tuy nhiên, còn ít có những nghiên cứu tâm
lý học về mảng đề tài này.
1.5. Có nhiều KCN được thành lập và đi vào hoạt động trên khắp các tỉnh
thành Việt Nam, trong đó có KCN Sóng Thần thuộc tỉnh Bình Dương. Với quy mô
diện tích và số lượng các doanh nghiệp, nhà máy đang đóng tại đây, KCN Sóng
Thần được xem là một KCN có nhiều điểm đại diện cho các KCN khác tại Việt
Nam, kể cả về tình hình đời sống, sinh hoạt của công nhân làm việc tại đây. Vì vậy,
có thể vận dụng phần nào kết quả nghiên cứu với khách thể tại KCN Sóng Thần cho
khách thể tại các KCN khác có những điều kiện tương đồng với KCN Sóng Thần.
Từ những lý do nêu trên, người nghiên cứu thực hiện nghiên cứu đề tài “Nhận
thức, thái độ về an toàn tình dục của nữ thanh niên công nhân khu công nghiệp
Sóng Thần tỉnh Bình Dương”.


2. Mục đích nghiên cứu
Khảo sát thực trạng nhận thức, thái độ về an toàn tình dục của nữ TNCNST.
Từ đó, đề xuất một số biện pháp tác động tâm lý nhằm nâng cao nhận thức, xây
dựng thái độ tích cực về an toàn tình dục cho nữ TNCNST nói riêng, nữ TNCN nói

chung.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nhận thức và thái độ về an toàn tình dục của nữ TNCNST.
3.2. Khách thể nghiên cứu
3.2.1. Khách thể nghiên cứu thực trạng
200 nữ TNCN trong độ tuổi 18 – 25 đang làm việc tại các nhà máy KCN
Sóng Thần tỉnh Bình Dương.
30 khách thể nghiên cứu bổ trợ là cán bộ ĐTN, HPN, HTN, cán bộ công
đoàn, cán bộ các dự án chăm sóc sức khỏe sinh sản, cán bộ y tế sản, phụ khoa đang
công tác tại các cơ quan, đơn vị trong hoặc gần KCN Sóng Thần tỉnh Bình Dương.
3.2.2. Khách thể nghiên cứu thực nghiệm
30 nữ TNCN trong độ tuổi 18 – 25 đang làm việc tại các nhà máy KCN
Sóng Thần tỉnh Bình Dương.
4. Giả thuyết khoa học
4.1. Nữ TNCNST chưa có nhận thức đúng và đầy đủ về an toàn tình dục, chưa
có thái độ tích cực về an toàn tình dục.
4.2. Có thể áp dụng các biện pháp tác động tâm lý nhằm nâng cao nhận thức,
xây dựng thái độ tích cực về an toàn tình dục cho nữ TNCN.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Hệ thống một số vấn đề lý luận về nhận thức, thái độ, sức khỏe sinh sản,
an toàn tình dục cùng một số nội dung lý thuyết thuộc nội dung của đề tài.
5.2. Khảo sát thực trạng nhận thức, thái độ về an toàn tình dục của nữ
TNCNST.


5.3. Đề xuất và thực nghiệm một vài biện pháp tác động tâm lý nhằm nâng cao
nhận thức, xây dựng thái độ tích cực về an toàn tình dục cho nữ TNCN.
6. Giới hạn của nghiên cứu
6.1. Giới hạn về nội dung

Nghiên cứu nhận thức của nữ TNCNST về an toàn tình dục ở mức độ biết
và một phần mức độ hiểu về an toàn tình dục, thái độ của nữ TNCNST về một số
nội dung của an toàn tình dục và việc sử dụng biện pháp an toàn tình dục.
6.2. Giới hạn về khách thể
Khách thể nghiên cứu chính của đề tài là 230 nữ TNCN trong độ tuổi 18 –
25, đang làm việc tại các nhà máy KCN Sóng Thần tỉnh Bình Dương.
Khách thể nghiên cứu bổ trợ là 30 khách thể nghiên cứu bổ trợ là cán bộ
ĐTN, HPN, HTN, cán bộ công đoàn, cán bộ các dự án chăm sóc sức khỏe sinh sản,
cán bộ y tế sản, phụ khoa đang công tác tại các cơ quan, đơn vị trong hoặc gần KCN
Sóng Thần tỉnh Bình Dương.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Các phương pháp nghiên cứu lý luận
Sử dụng phương pháp đọc, phân tích, tổng hợp tài liệu để xây dựng cơ sở lý
luận cho đề tài.
7.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Xây dựng ba (03) bảng hỏi:
- Bảng hỏi thứ nhất, dành cho nữ TNCNST, nhằm mục đích :
+

Thu thập một số thông tin cá nhân của nữ TNCNST để phục vụ cho

việc nghiên cứu nhận thức, thái độ theo các tiêu chí so sánh khác nhau.
+

Khảo sát nhận thức về an toàn tình dục của nữ TNCNST.

+

Khảo sát thái độ về an toàn tình dục của nữ TNCNST.


+

Thu thập thông tin về các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức, thái độ về

an toàn tình dục của nữ TNCNST.


- Bảng hỏi thứ hai, dành cho cán bộ ĐTN, HPN, HTN, công đoàn, cán bộ
các dự án sức khỏe sinh sản đang công tác tại các cơ quan trong hoặc gần KCN
Sóng Thần, nhằm mục đích điều tra ý kiến về:
Thực trạng sức khỏe sinh sản của nữ TNCNST.
+

Thực trạng các hoạt động nâng cao nhận thức về an toàn tình dục cho

nữ TNCNST tại nơi làm việc, nơi cư ngụ.
- Bảng hỏi thứ ba, dành cho cán bộ y tế sản, phụ khoa tại cơ sở y tế đặt tại
hoặc gần gần nơi nữ TNCNST sống và làm việc, nhằm mục đích điều tra ý kiến về:
+

Thực trạng sức khỏe sinh sản của nữ TNCNST.

+

Thực trạng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, an toàn tình dục

đang được cung cấp tại cơ sở y tế gần nơi nữ TNCNST sống và làm việc.
+


Thực trạng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, an toàn tình dục

mà nữ TNCNST thường chọn lựa sử dụng.
Sau khi thu hồi bảng hỏi, xử lý kết quả, sẽ tiến hành phân tích các yếu tố
liên quan về thực trạng ở loại phiếu thứ hai, thứ ba với thực trạng nhận thức, thái độ
ở loại phiếu thứ nhất.
Đây là phương pháp nghiên cứu chính của đề tài này. Phương pháp này
được thực hiện qua hai giai đoạn:
- Giai đoạn 1: điều tra bằng các câu hỏi mở.
- Giai đoạn 2: xây dựng bảng hỏi chính thức và tiến hành điều tra đồng
loạt đối với các khách thể nghiên cứu.
7.2.2. Phương pháp phỏng vấn
Được áp dụng cho khách thể nghiên cứu chính và khách thể bổ trợ nhằm
thu thập thông tin về nội dung nhận thức, thái độ về an toàn tình dục của nữ
TNCNST, các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức, thái độ về an toàn tình dục của nữ
TNCNST.


7.2.3. Phương pháp thực nghiệm
Áp dụng cho khách thể nghiên cứu là nữ TNCN, mục đích nhằm so sánh,
đối chiếu kết quả về nhận thức, thái độ về an toàn tình dục của nữ TNCN trước và
sau khi tiến hành tác động bằng các biện pháp tâm lý.
Cách tiến hành: chọn ngẫu nhiên 30 nữ TNCN trong độ tuổi 18 – 25 đang
làm việc tại các nhà máy KCN Sóng Thần tỉnh Bình Dương, dùng bảng hỏi để đo
nhận thức, thái độ của họ về an toàn tình dục. Sau đó, tổ chức tác động bằng các
biện pháp tâm lý nhằm nâng cao nhận thức, xây dựng thái độ tích cực cho nữ
TNCN về an toàn tình dục. Kết thúc các hoạt động trên, tiến hành đo lại nhận thức,
thái độ về an toàn tình dục của 30 nữ TNCN này.
7.3. Phương pháp thống kê toán học
Dùng phần mềm SPSS for Window 11.5 để xử lý các số liệu thu được.



CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Khái quát lịch sử nghiên cứu về an toàn tình dục
1.1.1.1. Một số công trình nghiên cứu ở nước ngoài
Cùng với phát hiện về vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người – Human
Immunodeficiency Virus – HIV và các đường lây của nó, trong đó có đường lây qua
quan hệ tình dục, các nghiên cứu về an toàn tình dục được đẩy mạnh nhiều hơn
nhằm tìm kiếm những cơ sở cho việc thành lập hành vi an toàn tình dục, còn gọi là
hành vi quan hệ tình dục có sự bảo vệ, hay hành vi tình dục an toàn (safe sex
behaviour), với hy vọng giảm được nguy cơ lây truyền HIV và các bệnh lây qua
đường tình dục. Bên cạnh đó, từ khi khái niệm Sức khỏe sinh sản được khẳng định
tại Hội nghị quốc tế về Dân số và phát triển tại Cairo vào năm 1994, các điều tra
nghiên cứu về an toàn tình dục cũng được tiến hành nhiều hơn nhằm thu thập cơ sở
phục vụ cho công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản một cách toàn diện.
Nhiều công trình nghiên cứu đã tìm kiếm mối liên hệ giữa hành vi an toàn
tình dục và các yếu tố tâm lý khác như nhận thức, thái độ, niềm tin. Có thể kể đến
những đề tài nghiên cứu như:
- “Dự báo hành vi tình dục an toàn: vai trò của ý định, thái độ, chuẩn mực
và sự điều khiển của niềm tin” do nhóm tác giả Deborah J. Terry, Roslyn F.
Galligan, Vincent J. Conway thực hiện tại Úc năm 1993 [58].
- “Sự tương quan tâm lý của việc sử dụng bao cao su trong quan hệ tình
dục khác giới” thực hiện năm 1999 bởi các tác giả Pascal Sheeran, Charles
Abraham, Sheina Orbell [56].
- “Đặc trưng của quan hệ tình dục khác giới, sử dụng bao cao su và thực
hành tình dục an toàn” tiến hành nghiên cứu tại Hy Lạp bởi P.S. Kordoutis, M.
Loumakou, J.O. Sarafidou năm 2000 [53].
- “Thái độ tiềm tàng như là khả năng bảo vệ khỏi tình dục có nguy cơ: dự
báo việc sử dụng bao cao su qua trắc nghiệm sự kết hợp tiềm tàng”, do nhóm tác giả



Alexander M. Czopp, Margo J. Monteith, Rick S. Zimmerman, Donald R. Ly thực
hiện tại Mỹ năm 2004 [48].
- “Chiến dịch truyền thông đại chúng có thể ảnh hưởng đến yếu tố tâm lý
quyết định tình dục an toàn hơn? Một lượng giá về ba chiến dịch tại Hà Lan” thực
hiện năm 2009 bởi các tác giả M. C. Yzer, F. W. Siero, B. P. Buunk [62].
Nhìn chung trong các nghiên cứu, các tác giả đi tìm mối liên quan giữa các
yếu tố tâm lý như nhận thức, thái độ, tình cảm, hành vi, sự gắn bó trong mối quan
hệ,…trong việc hình thành và củng cố hành vi tình dục an toàn.
Một số lượng đáng kể các công trình nghiên cứu hướng đến phụ nữ và
thanh thiếu niên do những đặc trưng thể chất và tâm lý của những đối tượng này cần
được quan tâm đặc biệt. Có thể kể đến các công trình như:
- “Phụ nữ trẻ và tình dục an toàn hơn”, do J. Holland, C. Ramazanoglu, S.
Scott, S. Sharpe, R. Thomson nghiên cứu tại Anh năm 1992 [51].
- “Hành vi tình dục không an toàn của giới trẻ Nam Phi”, nghiên cứu năm
2002 bởi nhóm tác giả Liberty Eaton, Alan J Flisher, Leif E Aaro [49].
- “Tình dục an toàn: bối cảnh mối quan hệ và hành sử dụng bao cao su ở vị
thành niên nam tại Favelas, Recife, Brazil”, thực hiện năm 2004 bởi Fatima Juarez,
và Teresa Castro Martín [52].
- “Tình dục an toàn và sự lựa chọn sức khỏe sinh sản từ chương trình Phụ
nữ tích cực: tiếng nói và sự lựa chọn ở Zimbabwe”, thực hiện năm 2009 bởi các tác
giả Rayah Feldman, Caroline Maposhere [50].
- “Mối quan hệ giữa kiến thức tình dục, thái độ về tình dục và hành vi tình
dục an toàn ở vị thành niên”, thực hiện tại Đài Loan năm 2009 bởi Jiunn-Horng Lou
và Sheng-Hwang Chen [54].
1.1.1.2. Một số công trình nghiên cứu trong nước
Tại nước ta, trong vòng hơn một thập niên vừa qua, cùng với sự hội nhập
thế giới, trong xu hướng tích cực của công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản, các
nghiên cứu về tình dục, sức khỏe sinh sản, phòng tránh thai ngoài ý muốn,… được

thực hiện ngày càng nhiều. Có thể kể đến những công trình nghiên cứu sau đây:


Viện Pasteur TP.HCM đã tiến hành một số nghiên cứu về an toàn tình dục:
- “Các yếu tố liên quan đến hành vi tình dục không an toàn ở phụ nữ có
nguy cơ cao đến thăm khám tại các cơ sở y tế Sóc Trăng, 2000 - 2002” – phối hợp
nghiên cứu với Ủy ban Phòng chống AIDS TP. HCM.
- “Hành vi tình dục nguy cơ cao có liên quan với nhiễm HIV trên nhóm
phụ nữ làm việc trong các dịch vụ giải trí tại miền Nam Việt Nam” – phối hợp
nghiên cứu với Trung tâm Y học dự phòng Vũng Tàu năm 1996.
- “Điều tra kiến thức, thái độ, lòng tin, thực hành của cộng đồng trong
phòng chống HIV/AIDS tại khu vực phía Nam” – phối hợp nghiên cứu với Ủy ban
Quốc gia về Phòng chống AIDS năm 1995.
Những công trình nghiên cứu của các đơn vị khác:
- “Tìm hiểu hành vi nguy cơ cao của thanh niên thành phố Lào Cai” do
Trung tâm Nghiên cứu phát triến y tế cộng đồng thực hiện năm 2005.
- “Điều tra đánh giá các mục tiêu về trẻ em và phụ nữ năm 2006”, do ba
cơ quan cùng phối hợp thực hiện là Tổng cục thống kê Việt Nam, UNICEF, Ủy ban
Dân số gia đình và trẻ em Việt Nam, trong đó có điều tra các vấn đề sức khỏe sinh
sản.
- “Điều tra Quốc gia về vị thành niên và thanh niênViệt Nam”, do ba cơ
quan phối hợp thực hiện năm 2005 là Tổng cục Thống kê Việt Nam, UNICEF,
WHO.
Ngoại trừ các nghiên cứu mang tính dịch tễ học của Viện Pasteur TP. HCM
có đề cập trực tiếp đến tình dục an toàn, các nghiên cứu xã hội học, tâm lý học còn
lại không trực tiếp đề cập đến an toàn tình dục hoặc hành vi an toàn tình dục, mà chỉ
đề cập đến sức khỏe sinh sản nói chung hoặc đề cập đến từng vấn đề phòng tránh có
thai ngoài ý muốn hoặc phòng tránh HIV, phòng tránh bệnh lây qua đường tình dục.
1.1.2. Khái quát lịch sử nghiên cứu về an toàn tình dục của nữ công nhân
1.1.2.1. Một số nghiên cứu ở nước ngoài

Cũng giống như Việt Nam, các nước đang phát triển cũng trải qua quá trình
đô thị hóa, công nghiệp hóa với sự hình thành nhiều khu công nghiệp thu hút rất


đông công nhân vốn là người từ nông thôn. Một số đông trong đó là nữ công nhân
trẻ, trong độ tuổi sinh sản và là đối tượng cần được quan tâm đặc biệt về nhiều mặt,
trong đó có vấn đề hành vi tình dục và sức khỏe sinh sản. Dưới đây là một số
nghiên cứu về hành vi tình dục của nữ công nhân ở vài nước đang phát triển.
- “Thái độ, hành vi tình dục và việc sử dụng biện pháp tránh thai ở nữ vị
thành niên lớn ở Bangkok: nghiên cứu so sánh với sinh viên và công nhân”, do
Amara Soonthorndhada thực hiện năm 1996 [57].
- “Hành vi tình dục và việc sử dụng biện pháp tránh thai của nữ công nhân
di cư trẻ, độc thân tại năm thành phố ở Trung Quốc”, nghiên cứu năm 2001 bởi
nhóm tác giả Zhenzhen Zheng, Yun Zhou, Lixin Zheng, Yuan Yang, Dongxia Zhao,
Chaohua Lou, Shuangling Zhao [63].
- “Hành vi tình dục và hậu quả của HIV/AIDS ở công nhân di cư trẻ ở
Nepal”, nghiên cứu năm 2004 bởi M. Puri, J. Cleland [55].
Nhìn chung, các nghiên cứu đều chỉ ra những nguy cơ từ hành vi tình dục
không được bảo vệ của nữ công nhân – có thai ngoài ý muốn, nhiễm HIV nhưng
không nghiên cứu trực tiếp về an toàn tình dục.
1.1.2.2. Một số nghiên cứu trong nước
Các nghiên cứu trong nước chủ yếu được thực hiện dựa trên cách tiếp cận
của xã hội học hoặc công tác xã hội, và phần lớn nội dung đề cập đến thực trạng sức
khỏe sinh sản hoặc đời sống tình dục của nữ công nhân, còn hiếm những nghiên cứu
đề cập đến an toàn tình dục của nữ công nhân nói chung, nữ TNCN nói riêng.
Những nghiên cứu có thể kể đến là:
- “Thực trạng chăm sóc sức khoẻ sinh sản cho lao động nữ trong các khu
công nghiệp và vai trò của Công đoàn”, do Ban nữ công Tổng Liên đoàn lao động
Việt Nam thực hiện, tiến hành lấy mẫu tại bảy tỉnh, thành trên cả nước vào tháng 78/2011.
-


“Sức

khỏe sinh sản cho lao động nhập cư - nghiên cứu định tính tại Quy

Nhơn, Bình Định”, được UNFPA thực hiện năm 2007.


- “Ảnh hưởng của các yếu tố văn hóa – xã hội đến sức khỏe sinh sản của
lao động nữ di cư ở Việt Nam”, UNFPA thực hiện 2010 – 2011.
- "Nghiên cứu định tính về nhận thức, thái độ và đời sống tình dục của
những người lao động di cư tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh", do các tác giả Nguyễn
Ngọc Hường, Khuất Thu Hồng, Đinh Thái Sơn thực hiện năm 2008.
- “Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi quan hệ tình dục trước hôn nhân ở nữ
công nhân quận Bình Tân, TP. HCM”, nghiên cứu thực hiện năm 2008 bởi các tác
giả ở khoa Y tế công cộng trường Đại học Y dược TP. HCM.
Bên cạnh đó, trong quá trình xây dựng, triển khai các dự án về sức khỏe
sinh sản dành cho nữ công nhân cũng có sự thực hiện các khảo sát về nhận thức,
thái độ, hành vi tình dục của nữ công nhân nhưng các khảo sát này mang tính nội bộ
chỉ phục vụ cho mục tiêu và phạm vi của dự án.
1.2. Một số khái niệm công cụ của đề tài
1.2.1. Nhận thức, thái độ và mối quan hệ giữa nhận thức và thái độ
1.2.1.1. Nhận thức
Nhận thức là hiện tượng tâm lý không thể thiếu của con người và được
nghiên cứu bởi nhiều lĩnh vực, nhiều tác giả. Có nhiều khái niệm về nhận thức theo
nhiều trường phái tâm lý khác nhau.
Đầu tiên, theo Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học năm 2004, nhận
thức “là quá trình hoặc kết quả phản ánh và tái hiện hiện thực vào trong tư duy; quá
trình con người nhận biết, hiểu biết thế giới khách quan, hoặc kết quả của quá trình
đó”. Theo sự giải thích này, nhận thức đồng thời vừa là một quá trình phản ánh của

tư duy con người đối với hiện thực khách quan vừa là kết quả của sự phản ánh ấy.
Là một quá trình, vậy nhận thức có mở đầu, diễn tiến và kết thúc. Khi kết thúc, sản
phẩm thu được cũng được gọi là nhận thức, là cái mà tư duy thu hoạch được. Khi đã
có nhận thức, con người lại dùng chính nhận thức ấy để tiếp tục tiến hành những
quá trình nhận thức mới. Nhận thức sơ khai đầu tiên là sự nhận biết, rồi đến sự hiểu
biết. Như vậy, sự nhận biết là bước đầu tiên của hoạt động phản ánh nhằm thu được
những kết quả nhận thức ban đầu từ thế giới khách quan, như là những “nguyên


liệu” để tiến hành sự phản ánh cao hơn nhằm thu được sự hiểu biết sâu rộng về sự
vật hiện tượng của thế giới.
Định nghĩa về nhận thức của từ điển tiếng Việt rất gần với khái niệm về
nhận thức của nhiều nhà tâm lý học. Tác giả Nguyễn Quang Uẩn cho rằng: Nhận
thức là một hoạt động chủ thể hướng vào đối tượng nhằm mục đích biết và hiểu đối
tượng cũng như biết và hiểu chính mình (tự nhận thức)”.
Còn theo Từ điển tâm lý năm 2001 do tác giả Nguyễn Khắc Viện chủ biên,
nhận thức, tiếng Pháp: Connaissance, là quá trình hoặc kết quả phản ánh và tái hiện
hiện thực vào trong tư duy, nhận biết và hiểu biết thế giới khách quan. Quá trình ấy
đi từ cảm giác đến tri giác, từ tri giác đến tri thức, diễn ra ở các mức độ:
- Kinh nghiệm hàng ngày về các đồ vật và người khác, mang tính tự phát,
thường hỗn hợp với tình cảm, thành kiến, thiếu hệ thống.
- Khoa học, các khái niệm được kiến tạo một cách chặt chẽ, có hệ thống,
với ý thức về phương pháp và những bước đi của tư duy để chứng nghiệm đúng –
sai.
Cũng theo tài liệu này, nhận thức là một quá trình tiếp cận, tiến gần đến
chân lý nhưng không bao giờ ngừng ở một trình độ nào vì không bao giờ nắm hết
toàn bộ hiện thực, phải thải dần những cái sai, đi dần hết bước này đến bước khác.
Tác giả Phạm Minh Hạc, kế thừa các nhà tâm lý học Liên Xô (cũ) đặt nhận
thức là một trong ba mặt cơ bản của đời sống tâm lý con người, hai mặt còn lại là
tình cảm và hành động. Trong khi hoạt động để tồn tại trong thế giới tự nhiên và

môi trường xã hội, con người phải nhận thức, phản ánh hiện thực xung quanh và cả
hiện thực của bản thân mình, để trên cơ sở đó con người tỏ thái độ, tình cảm và
hành động. Trong việc nhận thức thế giới, con người có thể đạt tới những mức độ
nhận thức khác nhau, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp.
Kết quả nhận thức có thể cho ra sản phẩm là nhận thức đúng hoặc nhận
thức sai, nhận thức từng bộ phận hay nhận thức cái tổng thể, nhận thức một phần
hay nhận thức trọn vẹn sự vật hiện tượng, nhận thức thuộc tính bên ngoài hay đi sâu
vào bản chất bên trong, dẫn đường tìm ra quy luật và chân lý.


Quá trình nhận thức gồm hai quá trình bộ phận là nhận thức cảm tính và
nhận thức lý tính. Trong đó, nhận thức cảm tính là bước nhận thức đầu tiên với mức
độ nhận thức thấp, nhận thức lý tính là bước nhận thức tiếp sau với mức độ nhận
thức cao hơn. Điển hình, tác giả Phạm Minh Hạc đã trình bày về quá trình nhận
thức cảm tính và quá trình nhận thức lý tính trong Tâm lý học [19], tóm lược như
sau.

 Nhận thức cảm tính
Quá trình nhận thức cảm tính gồm cảm giác và tri giác. Sản phẩm kết quả
của nhận thức cảm tính là những thuộc tính bên ngoài của sự vật hiện tượng. Con
người sử dụng kết quả của nhận thức cảm tính làm nguyên liệu để tiến hành các
thao tác tư duy, tưởng tượng – là các quá trình nhận thức cao hơn được gọi là nhận
thức lý tính.
 Cảm giác
Là bước nhận thức sơ khai nhất khi con người sử dụng các giác quan sinh
học để tiếp xúc với sự vật và thu được kết quả là sự nhận biết về các đặc điểm bên
ngoài của sự vật ấy. Sự nhận biết thu được từ quá trình cảm giác chỉ phản ánh từng
đặc điểm bên ngoài, từng thuộc tính riêng lẻ của sự vật nhờ vào phản ứng trực tiếp
của từng giác quan khi tiếp xúc với sự vật. Khi sự vật không còn tác động, không
gây kích thích vào các giác quan, quá trình cảm giác kết thúc.

Tuy cảm giác là quá trình nhận thức cấp thấp nhất, đơn giản nhưng nó lại có
ý nghĩa quan trọng với con người. Cảm giác là mối liên hệ trực tiếp giữa cơ thể và
môi trường xung quanh, từ đó mà con người có khả năng định hướng và thích nghi
với môi trường. Nhờ cảm giác, con người thu thập dữ liệu về thế giới khách quan ở
dạng đơn giản nhất, trực quan nhất, cụ thể nhất. Dựa trên những dữ liệu này, chức
năng của não sẽ có cơ sở để tiến hành các quá trình nhận thức ở cấp cao hơn.
 Tri giác
Là bước nhận thức tiếp theo sau cảm giác. Cũng như cảm giác, quá trình tri
giác bắt đầu khi có tác động trực tiếp của sự vật hiện tượng đến các giác quan của
con người. Kết thúc quá trình tri giác, sản phẩm thu được là tổng hợp các thuộc tính


bên ngoài của sự vật. Không như cảm giác cho kết quả là các thuộc tính riêng lẻ, rời
rạc, tri giác cho kết quả là hình ảnh bên ngoài trọn vẹn, hoàn chỉnh của sự vật. Nói
như vậy, không có nghĩa phản ánh của tri giác là phép cộng dồn những kết quả phản
ánh của cảm giác. Mà ở tri giác có sự tham gia của tư duy, ngôn ngữ và nhiều chức
năng tâm lý khác để có thể phản ánh một cách đầy đủ nhất, toàn diện nhất những
thuộc tính bên ngoài của sự vật hiện tượng.
Tri giác chưa cho phép con người phản ánh được tính chất bên trong của sự
vật hiện tượng. Nhưng nhờ tri giác, con người có những định hướng nhanh chóng
và chính xác hơn trong thế giới, giúp con người phản ánh có lựa chọn và mang tính
ý nghĩa. Hình ảnh – sản phẩm của tri giác tham gia vào hoạt động tư duy trực quan
– hình ảnh và là một bộ phận trong các thao tác của hành động trực quan. Một phần
giống với cảm giác, tri giác cung cấp cho con người nguyên liệu để tiến hành các
bước nhận thức ở mức độ cao hơn, nhưng khác với nguyên liệu do cảm giác đem
đến, còn ở dạng rời rạc, nguyên liệu do tri giác đem đến đã ở dạng hoàn chỉnh.
Như vậy, quá trình nhận thức cảm tính sử dụng các giác quan sinh học của
cơ thể để phản ánh về sự vật hiện tượng khi chúng tác động trực tiếp vào các giác
quan. Nội dung phản ánh của nhận thức cảm tính là những thuộc tính trực quan, cụ
thể, bên ngoài của sự vật hiện tượng, những mối liên hệ và quan hệ đơn giản chứ

chưa phải là những thuộc tính bản chất, bên trong, những mối quan hệ có tính quy
luật của sự vật hiện tượng thế giới khách quan.

 Nhận thức lý tính
Là quá trình nhận thức cao cấp so với nhận thức cảm tính. Nhận thức lý tính
đi vào phản ánh thuộc tính bên trong của sự vật hiện tượng. Quá trình này gồm hai
quá trình bộ phận là tư duy và tưởng tượng.
 Tư duy
Tư duy là quá trình nhận thức phản ánh những thuộc tính bản chất, những
mối quan hệ có tính quy luật của sự vật, hiện tượng. Tư duy sử dụng sản phẩm của
cảm giác, tri giác làm nguyên liệu được lưu giữ trong trí nhớ để tiến hành các thao
tác tư duy và cho ra sản phẩm là cái vừa toàn vẹn, hoàn chỉnh vừa đi sâu vào bản


chất. Các thao tác của quá trình tư duy tiến bộ vượt bậc xét về chất so với phương
thức nhận thức cảm tính. Quá trình cảm giác, tri giác của nhận thức cảm tính chỉ
được kích hoạt và diễn ra khi sự vật, hiện tượng đang trực tiếp tác động vào các giác
quan của con người. Còn quá trình tư duy được kích hoạt và diễn ra ngay cả khi sự
vật, hiện tượng không còn trực tiếp tác động vào con người, mà, tư duy nảy sinh
trong hoàn cảnh con người có một “vấn đề”, một mâu thuẫn cần phải giải quyết. Do
đó, tư duy hướng con người vào việc tìm kiếm cái mới chưa từng được biết trước
đây, cái có thể được xem là giải pháp cho việc giải quyết vấn đề, giải quyết mâu
thuẫn.
Đi sâu thêm vào sản phẩm của tư duy, các tác giả Bùi Ngọc Oánh, Nguyễn
Hữu Nghĩa, Triệu Xuân Quýnh đã viết như sau.
Tư duy phản ánh gián tiếp, phản ánh khái quát sự vật, hiện tượng và sử
dụng ngôn ngữ làm phương tiện. Từ nguyên liệu là sản phẩm của cảm giác và tri
giác, thông qua sự tái hiện của trí nhớ, các thao tác của quá trình tư duy cho ra
những sản phẩm:
- Khái niệm: là tri thức đã được khái quát về toàn bộ một nhóm, một loạt

sự vật có chung những dấu hiệu bản chất nhất định. Quá trình tư duy ở một trình độ
nào đó, ở một mức độ nào đó giúp con người nhận thức được một số lượng và một
mức độ những nội dung nào đó của khái niệm.
- Phán đoán: thường là một nhận định, một sự khẳng định về một cái gì
đó, nó có thể là một khái niệm hoặc có thể là một sự liên hệ nhất định của các khái
niệm với nhau. Phán đoán có thể đơn giản, cũng có thể phức tạp, có thể đúng, cũng
có thể chưa đúng. Kinh nghiệm cá nhân có đóng góp vào việc thực hiện phán đoán.
- Suy lý: là một phán đoán rút ra từ một phán đoán khác. Có hai loại suy
lý chủ yếu: quy nạp và diễn dịch. Quy nạp là loại suy lý mà từ những phán đoán
riêng biệt cụ thể rút ra được một phán đoán chung. Còn diễn dịch là lại suy lý mà từ
một phán đoán chung rút ra một phán đoán riêng. Qui nạp và diễn dịch gắn bó chặt
chẽ với nhau, có tác dụng mở rộng phạm vi nhận thức của con người một cách vô
hạn, vượt ra ngoài kinh nghiệm của bản thân.



×