Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Căn cứ xác lập quyền sở hữu chung của vợ chồng theo pháp luật việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.28 KB, 18 trang )

Đại học quốc gia hà nội
khoa luật

đinh thị mai ph-ơng

Căn cứ xác lập quyền sở hữu chung của vợ chồng
theo pháp luật Việt nam

luận văn thạc sỹ luật học

Hà Nội - năm 2008


Đại học quốc gia hà nội
khoa luật

đinh thị mai ph-ơng

Căn cứ xác lập quyền sở hữu chung của vợ chồng
theo pháp luật Việt nam

Ngành

: Luật Học

Chuyên ngành

: Luật dân sự

Mã số


: 60 38 30

luận văn thạc sỹ luật học

ng-ời h-ớng dẫn khoa học:
PGS. TS. Hà thị mai hiên

Hà Nội - năm 2008

2


mục lục

Trang
Mở đầu

7

Kết quả nghiên cứu

12

Ch-ơng 1. Những vấn đề lý luận về căn cứ

12

xác lập quyền sở hữu chung của vợ chồng
1.1. Khái niệm, đặc điểm vai trò sở hữu chung của vợ chồng


12

1.2. Vấn đề xác định căn cứ xác lập quyền sở hữu chung

17

của vợ chồng
1.2.1. Các căn cứ xác lập quyền sở hữu theo quy định

17

chung của luật dân sự
1.2.2. Sự tồn tại của quan hệ hôn nhân hợp pháp

18

1.2.3. Các căn cứ xác định các tài sản chung của vợ chồng

22

1.3. Khái quát sự phát triển của pháp luật về căn cứ xác

25

lập quyền sở hữu chung của vợ chồng trong pháp
luật Việt Nam qua các thời kỳ
1.3.1. Trong cổ luật Việt Nam

25


1.3.2. Thời kỳ Pháp thuộc

26

1.3.3. Thời kỳ từ 1945 đến nay

28

Ch-ơng 2. Quy định của pháp luật Việt Nam hiện

35

hành về căn cứ xác lập quyền sở hữu
chung của vợ chồng và thực tiễn áp dụng
2.1. Quy định hiện hành

35

2.1.1. Các căn cứ xác lập quyền sở hữu theo quy định

36

chung của luật dân sự
2.1.2. Sự tồn tại của quan hệ hôn nhân hợp pháp
3

37


2.1.3. Các căn cứ xác định các tài sản chung của vợ chồng


52

2.2. Thực tiễn áp dụng

64

2.2.1. Những thuận lợi cơ bản trong việc áp dụng

64

2.2.2. Một số v-ớng mắc

67

Ch-ơng 3. Những ph-ơng h-ớng, giải pháp hoàn

79

thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp
luật về căn cứ xác lập quyền sở hữu chung
của vợ chồng
3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện và nâng cao hiệu quả

79

áp dụng pháp luật về căn cứ xác lập quyền sở hữu
chung của vợ chồng
3.2. Ph-ơng h-ớng, giải pháp hoàn thiện và nâng cao


81

hiệu quả áp dụng pháp luật về căn cứ xác lập quyền
sở hữu chung của vợ chồng
3.2.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật

82

3.2.2. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng

96

Kết luận

101

Danh mục tài liệu tham khảo

104

4


Mở đầu

1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài:
Hôn nhân là một hiện t-ợng phổ biến trong xã hội. Việc kết hôn giữa
hai cá thể nam và nữ không chỉ là sự kết hợp thuần túy giữa hai bên mà còn
tạo nên gia đình với các chức năng xã hội của nó. Để thực hiện các chức
năng này, gia đình buộc phải có những tài sản đ-ợc sử dụng chung. Từ đó

khái niệm về quyền sở hữu chung của vợ chồng đ-ợc hình thành và phát
triển và đ-ợc quyết định bởi chính quan điểm xã hội về các chức năng xã
hội của gia đình. Tuy nhiên, do sở hữu chung của vợ chồng về bản chất là
sở hữu của các thể nhân, vì vậy sở hữu chung của vợ chồng bên cạnh việc
phản ánh và đ-ợc quyết định bởi quan điểm xã hội về chức năng của gia
đình còn phản ánh và đ-ợc quyết định bởi quan điểm xã hội về quyền tự do
cá nhân, quyền tự do dân sự và quyền sở hữu của cá nhân. Trong khi đó
quyền tự do cá nhân và quan điểm về các chức năng xã hội của gia đình với
mục tiêu phát triển và ổn định xã hội là hai vấn đề đang ngày càng thu hút
sự quan tâm của xã hội và ngày càng trở nên bức thiết. Chính vì vậy, việc
xác định các vấn đề liên quan đến sở hữu chung của vợ chồng cũng nh- các
căn cứ xác lập quyền sở hữu chung của vợ chồng là một vấn đề cần đ-ợc
chú ý và đang ngày càng trở nên quan trọng trong đời sống xã hội.
Hiện nay, theo quy định của n-ớc ta, các căn cứ cơ bản để xác lập
quyền sở hữu chung của vợ chồng tr-ớc hết là các căn cứ xác lập quyền sở
hữu nói chung theo quy định của pháp luật và sự tồn tại quan hệ vợ chồng.
Bên cạnh đó, theo Điều 27, 29 và 30 của Luật HNGĐ năm 2000, sở hữu
chung của vợ chồng có thể đ-ợc xác lập trên cơ sở quy định của pháp luật
hoặc có thể do sự thỏa thuận của vợ chồng. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa
các căn cứ này vẫn ch-a đ-ợc thể hiện rõ trong luật làm phát sinh nhiều
tr-ờng hợp không thể xác định đ-ợc nh- tr-ờng hợp vợ chồng thỏa thuận
chia tài sản chung trog thời kỳ hôn nhân và sử dụng tài sản này để đầu t5


sản xuất, kinh doanh. Khi đó lợi nhuận thu đ-ợc từ hoạt động này nên đ-ợc
coi là thu nhập hợp pháp trong thời kỳ hôn nhân và là tài sản chung của vợ
chồng hay sẽ là lợi tức thu đ-ợc từ tài sản riêng theo Điều 30 của Luật và là
tài sản riêng của vợ, chồng vẫn đang là vấn đề ch-a ngã ngũ.
Bên cạnh đó, mặc dù pháp luật đã quy định khá đầy đủ về các căn cứ
xác lập tài sản chung của vợ chồng nh-ng với thời gian và thực tế sinh động

của xã hội, nhiều tr-ờng hợp vẫn ch-a đ-ợc pháp luật dự liệu hết hoặc đã quy
định nh-ng ch-a rõ ràng nh- việc xác định quan hệ vợ chồng trong tr-ờng hợp
một bên bị toà án tuyên là đã chết mà trở về, vấn đề về việc thay đổi giới tính,
việc mua bán, trao đổi tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân. dẫn đến những
lúng túng khó khăn, v-ớng mắc trong quá trình áp dụng.
Thêm vào đó, quan niệm phong kiến cổ x-a về việc ng-ời phụ nữ khi
đi lấy chồng thì theo chồng, thuộc về người chồng xuất giá tòng phu và
quan niệm coi trọng vấn đề tình cảm, tinh thần của ng-ời á đông nên
th-ờng không có sự rạch ròi trong quan hệ tài sản của vợ chồng. Chính vì
vậy, khi ly hôn, việc xác định, phân chia tài sản th-ờng gặp nhiều khó khăn,
dẫn đến các tranh chấp xảy ra.
Để có luận cứ khoa học cho việc tiếp tục hoàn thiện pháp luật, tăng
c-ờng hiệu quả pháp luật về xác định các căn cứ xác lập quyền sở hữu
chung của vợ chồng, đồng thời giúp các nhà lập pháp có cơ sở để giải quyết
trong những tr-ờng hợp pháp luật ch-a kịp dự liệu hoặc dự liệu ch-a cụ thể,
em lựa chọn đề tài này làm luận văn cao học.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Hiện nay, ch-a có một công trình nghiên cứu nào, nghiên cứu riêng
và sâu về vấn đề này. Một số công trình nghiên cứu có nghiên cứu về một
số vấn đề liên quan như chế độ tài sản chung của vợ chồng Tuy nhiên,
các công trình nghiên cứu này, một số đ-ợc thực hiện trên cơ sở hệ thống
pháp luật cũ như Một số vấn đề về pháp luật dân sự việt Nam từ thế kỷ XV
đến thời kỳ Pháp thuộc của Viện nghiên cứu khoa học pháp lý Bộ T6


pháp hay Chế độ hôn sản và thừa kế trong Luật dân sự Việt nam của
Nguyễn Mạnh Bách hoặc chỉ đ-a ra những nhận định chung hoặc giải thích
các quy định của pháp luật. Đề tài nghiên cứu Chế độ tài sản của vợ chồng
theo Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam hiện hành của Nguyễn Văn Cừ,
tuy có đề cập đến vấn đề này nh-ng d-ới góc độ là một chế định liên quan

đến chế độ tài sản của vợ chồng và chỉ d-ới góc độ xem xét tính phù hợp
của quy định này trên cơ sở tìm hiểu về chế độ tài sản của vợ chồng mà
ch-a đi vào tìm hiểu kỹ về bản chất, mục đích của quyền sở hữu chung của
vợ chồng cũng nh- các căn cứ xác lập quyền sở hữu chung của vợ chồng.
Thêm vào đó, Luận án đ-ợc phân tích trên cơ sở BLDS năm 1999. Sự ra đời
của BLDS năm 2005, Luật Sở hữu trí tuệ 2005 và những vấn đề mới phát
sinh nh- thay đổi giới tính, hôn nhân đồng tính v.v... đã làm nảy sinh nhiều
vấn đề mới ch-a đ-ợc đề cập tại Luận án. Căn cứ xác lập quyền sở hữu của
vợ chồng cũng đ-ợc nhắc đến trong các sách giáo khoa, giáo trình giảng
dạy tại các tr-ờng đại học, tuy nhiên các tác phẩm này chỉ dừng lại ở việc
giới thiệu sơ l-ợc và giải thích các quy định của pháp luật, đặc biệt đi sâu
vào phân tích các căn cứ xác lập tài sản chung của vợ chồng chứ không
phân tích tổng thể các căn cứ xác lập quyền sở hữu chung của vợ chồng.
Hiện nay cũng ch-a có một sách tham khảo nào đề cập cụ thể, nghiên cứu
về bản chất của vấn đề này.
Đề tài Căn cứ xác lập quyền sở hữu chung của vợ chồng theo pháp
luật Việt Nam hiện hành mong muốn tìm hiểu, nghiên cứu các quy định
hiện hành về căn cứ xác lập quyền sở hữu chung của vợ chồng trên cơ sở
nghiên cứu bản chất của sở hữu của vợ chồng để từ đó đ-a ra một số
ph-ơng h-ớng và giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng
pháp luật về căn cứ xác lập quyền sở hữu chung của vợ chồng.
3. Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu của đề tài
Mục đích của đề tài là dựa trên cơ sở lý luận để nghiên cứu các quy
định của luật thực định về các căn cứ xác lập quyền sở hữu chung của vợ
chồng, tìm hiểu thực tiễn áp dụng các quy định này; từ đó đ-a ra một số
7


ph-ơng h-ớng và giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng
pháp luật về căn cứ xác lập quyền sở hữu chung của vợ chồng.

Với mục đích trên, đề tài có nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu các đặc điểm, yếu tố quyết định đối với quyền sở hữu
chung của vợ chồng để từ đó tìm hiểu việc xác định các căn cứ xác lập
quyền sở hữu chung của vợ chồng.
- Nghiên cứu các căn cứ xác lập quyền sở hữu chung của vợ chồng ở
hệ thống pháp luật của một số n-ớc trên thế giới cũng nh- quá trình phát
triển các quy định của pháp luật Việt Nam về các căn cứ xác lập quyền sở
hữu chung của vợ chồng.
- Nghiên cứu các quy định hiện hành của Việt Nam về các căn cứ xác
lập quyền sở hữu chung của vợ chồng và thực tiễn áp dụng các quy định
này để đ-a ra đ-a ra một số ph-ơng h-ớng và giải pháp nhằm hoàn thiện và
nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về căn cứ xác lập quyền sở hữu chung
của vợ chồng..
Do điều kiện hạn chế, đề tài chủ yếu đ-ợc tập trung trong phạm vi
luật thực định.
4. Cơ sở ph-ơng pháp luận và các ph-ơng pháp nghiên cứu:
Đề tài lấy các nguyên lý của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử theo quan điểm khoa học của chủ nghĩa Mác Lê nin
làm trung tâm, cơ sở nền tảng. Các nguyên lý này bao gồm: tồn tại xã hội
quyết định ý thức xã hội, đồng thời giữa chúng có mối liên hệ biện chứng;
Pháp luật là một bộ phận của kiến trúc th-ợng tầng xã hội, đ-ợc hình thành
từ một cơ sở hạ tầng phù hợp; pháp luật đ-ợc coi là tấm g-ơng phản chiếu
xã hội còn về phần mình, xã hội đ-ợc coi là cơ sở thực tiễn của pháp luật.
Về lý thuyết và thực tiễn cho thấy, các quy định của pháp luật phù hợp với
sự phát triển của các điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội thì mới có tính khả
thi trong quá trình thực hiện và áp dụng pháp luật; từ đó tạo cơ sở cho xã
hội ổn định và phát triển.
8



Ngoài ra, đề tài còn sử dụng một số ph-ơng pháp sau:
- Ph-ơng pháp lịch sử đ-ợc sử dụng khi nghiên cứu, tìm hiểu về các
căn cứ xác lập quyền sở hữu chung của vợ chồng qua các thời kỳ
- Ph-ơng pháp phân tích, tổng hợp đ-ợc sử dụng khi phân tích về các
căn cứ xác lập quyền sở hữu chung của vợ chồng.
- Ph-ơng pháp so sánh đ-ợc thực hiện nhằm tìm hiểu quy định của
pháp luật về căn cứ xác lập quyền sở hữu chung của vợ chồng với hệ thống
pháp luật tr-ớc đó cũng nh- hệ thống pháp luật của một số n-ớc.
- Ph-ơng pháp thống kê, khảo sát thực tiễn đ-ợc áp dụng khi xem xét
thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật trong lĩnh vực này.
5. Cơ cấu, cấu trúc luận văn
Luận văn đ-ợc chia thành 3 phần chính bao gồm:
Mở đầu
Kết quả nghiên cứu
Ch-ơng I. Những vấn đề lý luận về căn cứ xác lập quyền sở hữu
chung của vợ chồng
Ch-ơng II. Quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về căn cứ
xác lập quyền sở hữu chung của vợ chồng và thực tiễn
áp dụng
Ch-ơng III. Những ph-ơng h-ớng, giải pháp hoàn thiện và nâng
cao hiệu quả áp dụng pháp luật về căn cứ xác lập
quyền sở hữu chung của vợ chồng
Kết luận

9


Ch-ơng 1
Những vấn đề lý luận về
căn cứ xác lập quyền sở hữu chung của vợ chồng


1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò sở hữu chung của vợ chồng
Quan hệ sở hữu chung của vợ chồng là quan hệ xã hội khách quan.
Khi có quan hệ hôn nhân, quan hệ vợ chồng thì cuộc sống chung của họ sẽ
tạo ra những giá trị chung về vật chất và tinh thần và sở hữu tài sản chung
khi đó là cơ sở vật chất cho đời sống chung của hai ng-ời, là điều kiện để
họ thực hiện các chức năng xã hội của gia đình nh- sinh đẻ, giáo dục nuôi
d-ỡng, thoả mãn những nhu cầu chung cũng nh- của cá nhân họ.
Trong xã hội có nhà n-ớc và pháp luật, khi sở hữu là đối t-ợng lập
pháp thì sở hữu cá nhân, sở hữu gia đình, sở hữu vợ chồng cũng là một đối
t-ợng lập pháp quan trọng. Có thể nói, xã hội nào có hôn nhân, vợ chồng
thì cũng đều tồn tại sở hữu chung của vợ chồng. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào
điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa của mỗi giai đoạn phát triển, sự điều
chỉnh pháp luật về sở hữu chung của vợ chồng có những đặc tr-ng riêng. Ví
dụ: có thời kỳ luật pháp chỉ thừa nhận quyền sở hữu của vợ, chồng, không
có sở hữu tài sản, có thời kỳ vợ chồng đều có quyền sở hữu tài sản, và tài
sản chung có thể xác lập theo pháp luật hoặc theo thỏa thuận.
Tuy nhiên, về bản chất, sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu của các
thể nhân, chứ không phải là sở hữu của một pháp nhân. Do đó, sở hữu
chung của vợ chồng tr-ớc hết phản ánh t- t-ởng, quan điểm của các nhà
làm luật cũng nh- xã hội về quyền sở hữu của cá nhân cũng nh- quyền tự
do dân sự của các cá nhân thông qua việc ghi nhận và thể hiện sự tự thỏa
thuận của các bên chủ thể. Đây là một trong những quyền cơ bản của công
dân hiện đã đ-ợc cộng đồng quốc tế công nhận tại nhiều văn kiện quốc tế.
Điều 17, Tuyên ngôn nhân quyền quốc tế đã khẳng định Mọi người đều
có quyền sở hữu tài sản một mình hoặc sở hữu tài sản cùng với những ng-ời
10


khác. Hiện nay, pháp luật các n-ớc trên thế giới cũng đều công nhận và

bảo hộ quyền sở hữu của cá nhân trong các văn bản pháp luật của n-ớc
mình. ở Việt Nam, Điều 58 Hiến pháp năm 1992 đã khẳng định Công dân
có quyền sở hữu. Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp và quyền thừa
kế của công dân [6]. Cụ thể hóa sự ghi nhận này, Điều 169 BLDS năm
2005 cũng khẳng định Quyền sở hữu của cá nhân, pháp nhân và chủ thể
khác đ-ợc pháp luật công nhận và bảo vệ. Không ai có thể bị hạn chế, bị
t-ớc đoạt trái pháp luật quyền sở hữu đối với tài sản của mình. Chủ sở hữu
có quyền tự bảo vệ, ngăn cản bất kỳ ng-ời nào có hành vi xâm phạm quyền
sở hữu của mình, truy tìm, đòi lại tài sản bị ng-ời khác chiếm hữu, sử dụng,
định đoạt không có căn cứ pháp luật [10]
Tùy từng thời điểm lịch sử và đặc điểm xã hội của từng n-ớc, quan
điểm về quyền tự do cá nhân trong sở hữu lại đ-ợc ghi nhận rộng hay hẹp
khác nhau và đ-ợc phản ánh một cách rõ nét trong sở hữu chung của vợ
chồng thông qua mức độ công nhận quyền tự do thỏa thuận của các chủ thể
trong sở hữu chung của vợ chồng.
Sự phản ánh này đ-ợc thể hiện cơ bản qua ba khía cạnh lớn là sự ghi
nhận của pháp luật về sự thoả thuận của các bên trong việc thiết lập, tạo
dựng quan hệ sở hữu chung của vợ chồng cũng nh- trong việc xác định các
tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng và thoả thuận của các bên trong
việc thực hiện quyền sở hữu chung của vợ chồng.
Trong việc thiết lập, tạo dựng quan hệ sở hữu chung của vợ chồng,
nếu nh- tr-ớc kia, với quan điểm và sự ghi nhận rất hạn chế của xã hội về
quyền tự do cá nhân trong sở hữu cũng nh- quyền tự do dân sự cuả cá nhân,
sự thoả thuận, thống nhất ý chí của hai bên chủ thể đã đ-ợc ghi nhận rất
hạn chế trong sở hữu chung của vợ chồng. Ví dụ d-ới thời kỳ phong kiến,
quyền tự do cá nhân ít khi đ-ợc nhắc đến nên sự thỏa thuận của các bên
trong việc tạo lập quan hệ hôn nhân mà trên đó sở hữu chung của vợ chồng
đ-ợc thiết lập cũng không hề đ-ợc quan tâm, chú ý đến. Mà yếu tố tiên
quyết lại chính là sự quyết định của hai bên dòng họ, gia đình. Đến ngày
11



nay, với sự ghi nhận và bảo đảm rất cao của quyền tự do cá nhân, sự thỏa
thuận, thống nhất ý chí của các bên chủ thể trong việc tạo lập quan hệ hôn
nhân hay quan hệ sở hữu chung của vợ chồng đ-ợc coi là một yếu tố quyết
định. Chính hai bên chủ thể chứ không phải ai khác là ng-ời tr-ớc tiên tự
quyết định có xác lập quan hệ hôn nhân với nhau hay không. Không ai có
thể ép buộc hoặc dùng bất cứ một biện pháp nào, hình thức nào để bắt buộc
hai bên xác lập quan hệ hôn nhân hợp pháp mà không có sự đồng ý của các
chủ thể đó.
T-ơng tự nh- vậy, quan điểm về quyền tự do cá nhân cũng đ-ợc phản
ánh rất rõ nét qua sự công nhận thỏa thuận của hai bên vợ chồng trong việc
xác định tài sản nào là tài sản chung của vợ chồng cũng nh- việc thực hiện
quyền sở hữu chung của vợ chồng. Ngày nay, pháp luật của hầu hết các
n-ớc trên thế giới cũng nh- Việt Nam đều cho phép các chủ thể về cơ bản
có thể tự do thỏa thuận, bàn bạc và ủy quyền cho nhau trong việc chiếm
hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung hay nói cách khác là các bên có thể
thỏa thuận về việc thực hiện quyền sở hữu chung của vợ chồng. Đồng thời,
các bên cũng có thể thỏa thuận về tài sản chung của vợ chồng. Ví dụ Điều
1469 BLDS và Thương Mại Thái Lan quy định Khi vợ chồng không có sự
thỏa thuận đặc biệt của họ về tài sản tr-ớc khi kết hôn thì quan hệ tài sản
giữa họ sẽ đ-ợc điều chỉnh bởi những quy định của chương này [13] Nhvậy, pháp luật sẽ chỉ can thiệp và chỉ quy định khi hai bên không có thỏa
thuận về tài sản tr-ớc khi kết hôn, nói cách khác sự tự thoả thuận của các
bên về tài sản đ-ợc coi là nền tảng, cơ sở đầu tiên trong việc xác định các
tài sản chung của vợ chồng.
Tóm lại, sở hữu chung của vợ chồng tr-ớc hết luôn phản ánh tt-ởng, quan điểm của xã hội về quyền tự do cá nhân trong sở hữu cũng nhquyền tự do dân sự của cá nhân trong từng thời kỳ lịch sử và từng đặc điểm
xã hội khác nhau.
Bên cạnh đó, sở hữu chung của vợ chồng còn luôn gắn liền với sự
xuất hiện của hôn nhân và gia đình, phục vụ các chức năng của gia đình.
12



Danh mục tài liệu tham khảo

Tiếng Việt
* Văn kiện của Đảng.
1. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005) Văn kiện Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội
2. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội
* Hiến pháp.
3. Hiến pháp n-ớc Việt Nam dân chủ cộng hoà (đ-ợc Quốc hội
thông qua ngày 09 tháng 11 năm 1946)
4. Hiến pháp n-ớc Việt Nam dân chủ cộng hoà (đ-ợc Quốc hội
thông qua ngày 31 tháng 12 năm 1959)
5. HIến pháp n-ớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (đ-ợc
Quốc hội thông qua ngày 18 tháng 12 năm 1980)
6. Hiến pháp n-ớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (đ-ợc
Quốc hội thông qua ngày 15 tháng 4 năm 1992)
* Văn bản quy phạm pháp luật
7. Bộ Luật Dân sự Bắc Kỳ, 1931,
8. Bộ Luật Dân sự của Cộng hoà Pháp (1998), NXB Chính trị
Quốc gia, Hà Nội
9. Bộ Luật Dân sự Nhật Bản
10.Bộ Luật Dân sự n-ớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
(2005), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội
11. Bộ Luật Dân sự Sài Gòn (1972)
12. Bộ Luật dân sự Trung kỳ (1936)
13



13. Bộ Luật Dân sự và th-ơng mại Thái Lan (1996), NXB Chính
trị quốc gia, Hà Nội
14.Bộ Dân luật giản yếu (1883)
15. BLDS Pháp (Luật số 65-570 ngày 13/7/1965 và Luật số 89-18
ngày 13/1/1989)
16. Chỉ thị số 15/2000/CT-TTg ngày 9/8/2000 của Thủ t-ớng
Chính phủ về việc tổ chức thi hành Luật Hôn nhân và gia đình
năm 2000 (2000)
17. Chỉ thị số 15/2000/CT-TTg của Thủ t-ớng Chính phủ về việc
tổ chức thi hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000
18. Chỉ thị số 02/2003/CT-BTP của Bộ tr-ởng Bộ T- pháp về ciệc
tiếp tục đăng ký kết hôn cho các tr-ờng hợp nam nữ chung
sống với nhau nh- vợ chồng từ ngày 03 tháng 01 năm 1987
đến ngày 01 tháng 01 năm 2001
19. Luật Hôn nhân và gia đình 1959
20. Luật Hôn nhân và gia đình 1986
21.Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000
22. Nghị quyết số 35/2000/QH10 về việc thi hành Luật Hôn nhân
và gia đình (2000)
23. Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán
Toà án nhân dân tối cao h-ớng dẫn áp dụng một số quy định
của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000
24. Thông t- liên tịch số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTCBTP của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối
cao và Bộ T- pháp h-ớng dẫn thị hành Nghị quyết số
35/2000/QH10 về việc thi hành Luật Hôn nhân và gia đình
25. Nghị định số 70/2001/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết
thi hành Luật Hôn nhân và gia đình
14



26. Nghị định số 77/2001/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết
về đăng ký kết hôn theo Nghị quyết số 35/2000/QH10 của
Quốc hội về việc thi hành Luật Hôn nhân và gia đình
27. Nghị định số 87/2001/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình
28. Thông t- số 07/2001/TT-BTP của Bộ T- pháp h-ớng dẫn thi
hành một số quy định của Nghị định số 77/2001/NĐ-CP ngày
22/10/2001 của Chính phủ quy định chi tiết về đăng ký kết hôn
theo Nghị quyết số 35/2000/QH10 của Quốc hội
29. Nghị định số 32/2002/NĐ-CP của Chính phủ quy định việc áp
dụng Luật Hôn nhân và gia đình đối với các dân tộc thiểu số
30. Nghị định số 68/2002/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết
một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình có yếu tố n-ớc
ngoài.
31. Nghị định số 12/2003/NĐ-CP của Chính phủ về sinh con theo
ph-ơng pháp khoa học.
32. Nghị định số 83/1998/NĐ-CP ngày 10/10/1983 về đăng ký hộ
tịch
33. Thông t- số 07/2002/TT-BTP của Bộ T- pháp h-ớng dẫn thi
hành một số điều quy định của Nghị định số 68/2002/NĐ-CP
ngày 10/7/2002 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều
của Luật Hôn nhân và gia đình có yếu tố n-ớc ngoài
34. Nghị quyết số 01/2003/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán
Toà án nhân dân tối cao h-ớng dẫn áp dụng pháp luật trong
việc giải quyết một số loại tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia
đình.
* Sách, giáo trình, công trình khoa học
35. Anđrêép (1987), Về tác phẩm của Ph. Ăngghen nguồn gốc
15



của gia đình, của chế độ t- hữu và của Nhà n-ớc, NXB Tiến
bộ, Mátxcơva
36. Bộ T- pháp, (1998), Báo cáo tổng kết 8 năm thực hiện Luật
Hôn nhân và gia đình năm 1986, Hà Nội
37.Bùi T-ờng Chiểu (1075), Dân luật, cuốn II, Khoa Luật Đại
học Sài gòn
38. Chánh án Toà án nhân dân tối cao (2001), Báo cáo công tác
ngành Tòa án tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa X
39. Đinh Mai Ph-ơng (2004), Bình luận khoa học Luật Hôn nhân
và gia đình Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia
40. Huỳnh Công Bá (2005), Hôn nhân và gia đình trong pháp luật
triều nguyễn, NXB Thuận hóa, Huế
41. Nguyễn Mạnh Bách (1993), Chế độ hôn sản và thừa kế trong
luật Việt Nam, NXB Thành phố Hồ Chí Minh
42. Nguyễn Khắc Viện (1994), Từ điển xã hội học, NXB Thế giới
43. Nguyễn Thế Giai (1987), Chủ nghĩa Mác - Lênin với vấn đề
hôn nhân và gia đình, NXB Phụ nữ, Hà Nội
44. Nguyễn Quang Quýnh (1968), Dân Luật, quyển 1, Viện Đại
học cần thơ xuất bản
45. Ph. Ăngghen (1972), Nguồn gốc của gia đình, của chế độ thữu và của Nhà n-ớc, NXB Sự thật, Hà Nội
46. Phan Văn Thiết, 1961, Dân luật tu tri, Nhà sách Khai trí, Sài

gòn
47. Tr-ờng Đại học Luật Hà Nội (1998), Giáo trình Lý luận Nhà
n-ớc và pháp luật, NXB Công an nhân dân, Hà Nội
48. Tr-ờng Đại học Luật Hà Nội (2002), Giáo trình Luật Hôn
nhân và gia đình, NXB Công an nhân dân, Hà Nội
16



49. Tr-ờng Đại học Luật Hà Nội (1999), Từ điển giải thích thuật
ngữ luật học, NXB Công an nhân dân
50. Võ Thành Vinh (2002), Những quy định về kết hôn và ly hôn
(theo luật hôn nhân và gia đình và các văn bản quy phạm
pháp luật có liên quan), NXB Phụ nữ
51. Vũ Văn Mậu và Lê Đình Chân (1968), Danh từ và tài liệu
Dân luật và Hiến luật, Tủ sách Đại học Sài gòn
52. Viện nghiên cứu Khoa học và pháp lý (2002), Bình luận khoa học
Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia
* Các bài viết, báo, tạp chí, báo cáo khoa học
53. Báo Ng-ời Lao động, Khi chồng lách luật, ngày 22/9/2007
54. Nguyễn Thị Lan (2008), Một số ý kiến về quyền sở hữu tài
sản của vợ chồng, website Civillawinfo
55. Nguyễn Hồng Hải (2007), Một vài ý kiến về khái niệm và bản
chất pháp lý của hôn nhân, website Civillawinfo
56. Nguyễn Minh Hằng, Nguyễn Minh Hiếu (2008), Những vấn
đề trao đổi từ thực tiễn giải quyết việc hôn nhân gia đình, Tạp
chí Luật học tháng 3/2002
57. Phan Trung Lý (2000), Vấn đề tài sản giữa vợ và chồng trong
Luật Hôn nhân và gia đình, Báo Ng-ời đại biểu nhân dân
58.Thanh niên online, Vợ giấu tiền, chồng không chứng cứ, xử
sao, 27/3/2006
59. Trần Thị Mai Ph-ớc, Vấn đề xác định và đăng ký tài sản của
vợ, chồng theo luật hôn nhân và gia đình năm 2000, Tạp chí
khoa học pháp lý số 4/2001
60. Đinh Trung Tụng (2001), Khái quát một số điểm mới của
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, Tạp chí Dân chủ và
17



pháp luật, số chuyên đề về Luật Hôn nhân và gia đình
61. Đinh Trung Tụng (2001), Những quan điểm chỉ đạo xây dựng
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, Tạp chí Dân chủ và
pháp luật, số chuyên đề về Luật Hôn nhân và gia đình

Tiếng anh
62. P.M. Promley (1976), Family law, 5th edition. London
Butterworth
63.Leonard & Elias. Berkely (1990), Family law Dictionary. Cali.
Nolo
64. Dictionary of law, (2000), 3rd edition, Petter collin
publishing,
65. Kaye Healey (1996), Marriage, The Spinney Press Australia
66. American Bar association (1990), You and Law, Publication
international

18



×