Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Câu hỏi ôn thi môn kinh tế vi mô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.76 KB, 19 trang )

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
Phần Lý thuyết
1. Kinh tế học là gì? Phân biệt kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô?
2. Ba vấn đề cơ bản mà bất kỳ nền kinh tế nào cũng như doanh nghiệp phải giải
quyết là gì?
3. Chi phí cơ hội là gì? Lấy một ví dụ về chi phí cơ hội?
4. Đường giới hạn khả năng sản xuất là gì? Trình bày ý nghĩa của các điểm nằm
trên, nằm trong và nằm ngoài đường giới hạn khả năng sản xuất
Phần trắc nghiệm
1. Kinh tế học là môn khoa học về việc làm thế nào các cá nhân, doanh nghiệp,
chính phủ và xã hội

a.
b.
c.
d.

Lựa chọn sự dư thừa thay vì sự khan hiếm
Đưa ra các lựa chọn khi đối mặt với sự khan hiếm
Sử dụng nguồn lực vô tận
Đạt được sự giàu có

2. Sự khan hiếm có thể bị loại bỏ bằng cách

a.
b.
c.
d.

Sử dụng cơ chế thị trường
Khám pha ra các nguồn lực mới


Sử dụng một cách khôn ngoan các nguồn lực
Không đáp án nào đúng vì sự khan hiếm là không thể bị loại bỏ

3. Kinh tế học vi mô nghiên cứu

a. Doanh nghiệp đưa ra quyết định như thế nào về việc sản xuất bao nhiêu và
bán với mức giá nào
b. Sự thay đổi của tổng sản lượng hàng hóa và dịch vụ của toàn bộ nền kinh tế
trong một khoảng thời gian dài
c. Những yếu tố giải thích sự thay đổi về tỷ lệ thất nghiệp trong một khoảng
thời gian
d. Tăng trưởng của nền kinh tế trong một khoảng thời gian
4. Đối tượng nghiên cứu của kinh tế học vi mô là

a. Thương mại giữa Hoa Kỳ và Mexico ảnh hưởng như thế nào đến tỷ lệ thất
nghiệp của hai quốc gia


b. So sánh tỷ lệ lạm phát của các quốc gia
c. Mức giá trần tiền thuê nhà ảnh hưởng như thế nào đến nguồn cung của căn
hộ
d. Tăng thuế ảnh hưởng thế nào đến tổng sản lượng quốc dân
5. Mệnh đề nào dưới đây KHÔNG phải là đối tượng nghiên cứu của kinh tế học vi


a. Liệu Ngân hàng trung ương có thể giúp tăng thu nhập quốc dân bằng cách
cắt giảm lãi suất không?
b. Việc đánh thuế đối với lĩnh vực thương mại điện tử ảnh hưởng thế nào đến
hoạt động của E-bay
c. Chi phí cơ hội của Hồ Ngọc Hà khi có con

d. Liệu Việt Nam có duy trì được lợi thế cạnh tranh trong lĩnh vực dệt may
6. Chi phí cơ hội là

a.
b.
c.
d.

Chi phí kế toán trừ đi chi phí cận biên
Giá trị của phương án thay thế tốt nhất
Chi phí kế toán trừ đi lợi ích cận biên
Chi phí tính bằng tiền của một hoạt động

7. Đêm trước khi thi, bạn quyết định đi xem phim thay vì học bài. Bài kiểm tra của
bạn đạt được điểm 6. Nếu bạn quyết định đi học thay vì đi xem phim, bạn sẽ đạt
được điểm 8 trong kỳ kiểm tra. Đâu là chi phí cơ hội của việc đi xem phim

a.
b.
c.
d.

2 điểm chênh lệch
Điểm 6
Điểm 8
Không phát sinh chi phí cơ hội

8. Sự khan hiếm về nguồn lực giải thích rằng đường giới hạn năng lực sản xuất:

a

b
c
d

Là đường cong lồi vào phía bên trong
Là đường cong lồi ra phía bên ngoài.
Có hệ số góc dương
Có hệ số góc âm

9. Mệnh đề nào dưới đây là SAI về đường giới hạn khả năng sản xuất:

a. Khi nền kinh tế có những nguồn lực không được sử dụng thì nó hoạt động ở
miền bên trong của đường PPF


b. Nền kinh tế không bao giờ đạt được những phương án sản xuất nằm phía
ngoài đường PPF
c. Nếu nền kinh tế nằm ở trên đường PPF, nó không thể sản xuất nhiều hơn
một mặt hàng mà không phải giảm sản xuất mặt hàng khác
d. Những điểm nằm trên đường PPF là những điểm có thể đạt tới và là điểm
hiệu quả của nền kinh tế
Phần bài tập
1. Giả định một nền kinh tế giản đơn chỉ có 2 ngành sản xuất xe đạp và xe máy.
Bảng dưới đây thể hiện các khả năng có thể đạt được của nền kinh tế khi các
nguồn lực được sử dụng một cách tối ưu nhất:
Các khả năng

Xe đạp (vạn chiếc)

Xe máy (vạn chiếc)


A
B

40
35

0
4

C

30

6

D

20

8

E

0

10

a Hãy vẽ đường giới hạn khả năng sản xuất của nền kinh tế này.
b Nền kinh tế có khả năng sản xuất 27 vạn chiếc xe đạp và 8 vạn chiếc xe

máy hay không?
c Bạn có nhận xét gì nếu nền kinh tế sản xuất tại điểm G (25 vạn xe đạp và 6
vạn xe máy).
d Hãy tính chi phí cơ hội của việc sản xuất xe đạp và xe máy.
2. Minh, Lan và Hồng dự kiến đi Đà Lạt. Nếu đi tàu hỏa thì mất 12 giờ và đi máy
bay thì mất 1 giờ. Vé máy bay là 75$ và vé tàu hỏa là 31$. Tất cả 3 người đều phải
nghỉ làm khi đi. Minh kiếm được 3$ một giờ. Lan kiếm được 4$ một giờ và Hồng
kiếm được 5$ một giờ. Hãy tính chi phí cơ hội của việc đi máy bay và tàu hỏa cho
mỗi người. Giả sử rằng cả 3 người đều có hành vi tối ưu, họ sẽ lựa chọn phương
tiện giao thông nào?


CHƯƠNG 2: CUNG – CẦU
Phần Lý thuyết
1. Phát biểu luật cầu. Tại sao đường cầu lại dốc xuống? Làm thế nào để xây dựng
đường cầu thị trường từ các đường cầu cá nhân?
2. Những yếu tố nào tác động đến cầu của hàng hoá. Điều gì sẽ xảy ra với đường
cầu nếu như những yếu tố đó thay đổi?
3. Phát biểu luật cung? Tại sao đường cung lại có dạng dốc lên trên? Làm thế nào
để xây dựng đường cung thị trường từ cung của từng hãng?
4. Những yếu tố nào tác động đến cung của hàng hoá? Điều gì sẽ xảy ra với đường
cung nếu như những yếu tố đó thay đổi?
5. Phân tích cơ chế hoạt động của thị trường: Trạng thái dư thừa, trạng thái thiếu
hụt, trạng thái cân bằng và sự thay đổi trạng thái cân bằng cung cầu trên thị trường
5. Thế nào là thặng dư sản xuất và thặng dư tiêu dùng?
6. Hãy cho biết tác động của việc đánh thuế đến kết cục của thị trường?
7. Hãy lấy ví dụ về giá trần và giá sàn? Phân tích tác động của chính sách kiểm
soát giá tới kết cục thị trường?
Phần Trắc nghiệm
1. Đường cầu (D) dốc xuống bởi vì:


a. Các nhà sản xuất muốn bán ít hàng hơn khi giá giảm
b. Giá thấp gây ra hiệu ứng thu nhập và hiệu ứng thay thế làm cho người tiêu
dùng muốn mua nhiều hàng hóa hơn.
c. Càng nhiều người mua trên thị trường giá càng hạ
d. Giá và lượng sản phẩm có quan hệ phụ thuộc trực tiếp
2. Nếu biết các đường cầu cá nhân của mỗi người tiêu dùng thì có thể tìm ra
đường cầu thị trường bằng cách:

a. Tính lượng cầu trung bình ở mỗi mức giá
b. Cộng tất cả các mức giá lại
c. Cộng lượng mua ở mỗi mức giá của các cá nhân lại


d. Tính mức giá trung bình
e. Không câu nào đúng
3. Đường cung S:

a.
b.
c.
d.

Biều thị mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa mức giá và sản lượng
Biểu thị mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa mức giá và sản lượng
Biểu thị hành vi tập thể của người mua trên thị trường
Biều thị rằng các nhà sản xuất muốn bán nhiều hàng hơn tại các mức giá
thấp hơn

4. Để bảo vệ người tiêu dùng, chính phủ áp mức giá trần đối với mặt hàng sữa.

Mức giá trần được đặt

a.
b.
c.
d.

Cao hơn mức giá cân bằng của thị trường
Thấp hơn mức giá cân bằng của thị trường
Bằng với mức giá cân bằng của thị trường
Không câu nào đúng

5. Việc áp mức giá sản sẽ

a.
b.
c.
d.

Gây ra hiện tượng thiếu hụt
Gây ra hiện tượng dư thừa
Không ảnh hưởng gì đến kết cục thị trường
Không câu nào đúng

6. Giá hàng hoá X tăng làm cho lượng cầu hàng hoá Y giảm trong khi các nhân tố
khác là không đổi. Vậy X và Y là

a.
b.
c.

d.

Hai hàng hoá thay thế cho nhau
Hai hàng hoá bổ sung cho nhau
Hai hàng hoá độc lập với nhau
Không câu nào đúng

7. Khi chính phủ đánh thuế vào người tiêu dùng thì

a.
b.
c.
d.

Cả người sản xuất và người tiêu dùng phân chia gánh nặng về thuế
Chỉ người tiêu dùng chịu thuế
Chỉ nhà sản xuất chịu thuế
Không câu nào đúng

8. Hàm cầu và hàm cung của mặt hàng X có dạng như sau:
PD = 70-2QD ; PS = 10 + 4QS
Thặng dư người tiêu dùng là


a.
b.
c.
d.

150

100
200
250

9. Hàm cầu và hàm cung của mặt hàng X có dạng như sau:
PD = 70-2QD ; PS = 10 + 4QS
Thặng dư người sản xuất là

a.
b.
c.
d.

150
100
200
250

10. Hàm cầu và hàm cung của mặt hàng X có dạng như sau:
PD = 70-2QD ; PS = 10 + 4QS
Tổng thặng dư là

a.
b.
c.
d.

250
300
350

400

11. Hàm cầu và hàm cung của mặt hàng X có dạng như sau:
QD = 180 – 3PD ; QS = 30 + 2PS
Chính phủ đánh thuế làm sản lượng cân bằng giảm xuống còn 78. Số tiền thuế
chính phủ đánh vào sản phẩm là

a.
b.
c.
d.

3
9
10
12

Phần Bài tập
1. Xác định ảnh hưởng của các sự kiện sau đối với giá và sản lượng cân bằng trên
thị trường. Sử dụng mô hình cung cầu để minh hoạt những tác động đó
Thu nhập của người tiêu dùng tăng và hàng hóa là hàng hóa thông thường

a. Giá yếu tô đầu vào giảm


b. Giá hàng hóa thay thế tăng
c. Giá hàng hóa bổ sung tăng
d. Bùng nổ dân số
2. Giá thuê một phòng ở Hà Nội được biểu diễn qua biểu đồ dưới đây
Cầu


Cung

Q
P (nghìn VND)
Q
P (nghìn VND)
800
100
800
500
750
200
750
500
700
300
700
450
650
400
650
400
600
500
600
300
a Tìm P cân bằng và Q cân bằng
b Giả sử chính quyền tp. HN đánh thuế người chủ nhà 100.000 VND/phòng .
Sử dụng phân tích cung cầu để xác định ai sẽ phải trả bao nhiêu thuế.

c Bây giờ giả định thuế đánh vào người thuê nhà. Sử dụng phân tích cung cầu
để xác định mỗi người phải trả bao nhiêu thuế.
d Vậy, có sự khác nhau giữa đánh thuế vào người chủ nhà hay khách thuê
không?
3. Cho số liệu của thị trường điện thoại di động smart-phone
Giá (triệu đồng)
Lượng cầu

10

12

14

16

18

20

(triệu cái)
Lượng cung

10

9

8

7


6

5

(triệu cái)

3

4

5

6

7

8

a. Xác định và vẽ đồ thị đường cầu, đường cung trên cùng hệ trục tọa độ.
b. Tính mức giá và sản lượng cân bằng
c. Giả sử chính phủ đánh thuế 1triệu đồng/cái vào người sản xuất. Hãy tính
mức tổn thất xã hội do việc đánh thuế gây ra
4. Việt Nam là nước xuất khẩu gạo. Hàm cung của thị trường có dạng Ps = - 2,6 +
0,4QS. Nhu cầu gạo của thị trường nội địa có hàm cầu PD = 23 - QD. Nhu cầu gạo
xuất khẩu có hàm cầu: PD = 20 - QD. .


a. Tính mức giá và sản lượng cân bằng của thị trường gạo và thể hiện kết quả
trên đồ thị

b. Gỉả sử các nhà phân tích dự báo xuất khẩu gạo sẽ giảm 40% trong năm
tới do nhu cầu của các nước bạn hàng giảm mạnh, hãy tính xem sự sụt giảm
nhu cầu đối với gạo từ các nước bên ngoài ảnh hưởng đến doanh thu của
người sản xuất gạo của Việt Nam trong năm tới như thế nào?
c. Trước tình hình sụt giảm xuất khẩu, chính phủ dự tính sẽ thu mua gạo trong
năm tới nhằm đẩy mức giá gạo lên cùng một mức với hiện tại. Hỏi chính
phủ phải chi ra bao nhiêu tiền để ổn định giá gạo.

CHƯƠNG 3: HỆ SỐ CO DÃN
Phần Lý thuyết
1. Thế nào là hệ số co giãn của cầu theo giá, hệ số co giãn chéo của cầu và hệ số
co giãn của cầu theo thu nhập?
2. Những nhân tố nào ảnh hưởng đến độ co giãn của cầu theo giá?
3. Trình bày mối quan hệ giữa hệ số co giãn của cầu theo thu nhập và tổng doanh
thu?
4. Lấy một ví dụ để minh họa ứng dụng của hệ số co giãn theo giá của cầu trong
thực tế?
5. Lấy một ví dụ để minh họa ứng dụng hệ số co giãn của cầu theo thu nhập trong
thực tế?
6. Lấy một ví dụ để minh họa ứng dụng của hệ số co giãn chéo của cầu trong thực
tế?
Phần Trắc nghiệm
1. Độ co giãn theo giá của cầu có nghĩa là

a.
b.
c.
d.

Khi giá tăng 1% thì lượng cầu tăng 5%

Khi giá tăng 1% thì lượng cầu giảm 5%
Khi giá tăng lên 1 đơn vị thì lượng cầu tăng 5 đơn vị
Khi giá tăng lên 1 đơn vị thì lượng cầu giảm 5 đơn vị


2. Hàng hóa X có . Nếu giá hàng hóa X tăng thêm 10% thì doanh thu của hàng hóa
X sẽ:

a.
b.
c.
d.

Tăng 0.6%
Tăng 3.4%
Giảm 0.4%
Giảm 4.3%

3. Độ co giãn của cầu theo giá lớn hơn khi:

a. Hàng hóa là xa xỉ
b. Hàng hóa thay thế có sẵn
c. Không phải các câu trên
4. Hàm số cầu của hàng hóa X có dạng: QD = 100 - 2P. Tại mức giá bằng 40 để
tăng doanh thu doanh nghiệp nên:

a.
b.
c.
d.


Giảm giá, giảm lượng
Tăng giá, giảm lượng
Giảm giá, tăng lượng
Tăng giá, tăng lượng

5. Trên cùng một đường cầu tuyến tính dốc xuống theo qui luật cầu, tương ứng với
mức giá càng cao thì độ co giãn của cầu theo giá sẽ:

a.
b.
c.
d.

Không đổi
Càng thấp
Càng cao
Không biết được

6. Hệ số co giãn chéo của hai hàng hóa A và B là 3.6. Như vậy hai hàng hóa này là

a.
b.
c.
d.

Bổ sung cho nhau
Thay thế cho nhau
Độc lập với nhau
Không có đáp án nào đúng


7. Hệ số co giãn của cầu theo thu nhập của hàng hóa X bằng -2. X là hàng hóa:

a.
b.
c.
d.

Thứ cấp
Thông thường
Cao cấp
Độc lập

8. Phát biểu nào dưới đây là ĐÚNG:


a. Nếu độ co giãn của cầu theo giá bia là -0.75 thì khi giá bia tăng lên sẽ làm
chi tiêu của người tiêu dùng về bia sẽ tăng
b. Hàng hóa thông thường có độ co giãn của cầu theo thu nhập mang dấu âm,
trong khi đó hàng hóa thứ cấp có độ co giãn của cầu theo thu nhập mang
dấu dương
c. Hệ số co giãn của cầu theo giá là như nhau tại mọi điểm nằm trên đường
cầu
d. Nếu giá trị tuyệt đối của hệ số co dãn của cầu theo giá lớn hơn 1 thì khi giá
tăng, tổng doanh thu sẽ giảm
e. Không có đáp án nào đúng
Phần Bài tập
1. Hàm cầu về sữa tươi ở một cửa hàng sữa như sau:
Q = 240 – 60P


(Q: lít; P: nghìn đồng)

a Suy ra biểu cầu về sữa tươi
b Tính co giãn điểm tại các mức giá P=1; P=2; P=3
c

Tính co giãn khoảng của cầu theo giá từ mức giá P=2 đến P=3

d Tổng doanh thu của cửa hàng lớn nhất ở mức giá nào?
e

Biểu diễn trên đồ thị đường cầu, đường tổng doanh thu và chỉ ra những
khoảng trong đó cầu co giãn, không co giãn và co giãn đơn vị.

2. Trong các cặp hàng hóa sau đây, bạn cho rằng hàng hóa nào có cầu co giãn
mạnh hơn? Tại sao?

a.
b.
c.
d.

Giáo trình bắt buộc hay tiểu thuyết
Băng nhạc Bethoven hay băng nhạc cổ điển nói chung
Bia hay nước lọc
Nhà ở xã hội trong 6 tháng hay 5 năm tới
CHƯƠNG 4: HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG

Phần lý thuyết
1. Thế nào là lợi ích, tổng lợi ích, lợi ích cận biên? Trình bày quy luật lợi ích cận

biên giảm dần?


2. Thế nào là đường bàng quan? Nêu và chứng minh các tính chất của đường bàng
quan?
3. Thế nào là đường ngân sách? Phân tích sự thay đổi của đường ngân sách khi
(1) thu nhập thay đổi, (2) khi giá cả hàng hóa thay đổi?
4. Hãy nêu điều kiện cần và đủ để một người tiêu dùng lựa chọn điểm tiêu dùng
tối ưu tại một mức ngân sách nhất định?
Phần trắc nghiệm
1. Lợi ích cận biên của một hàng hóa chỉ ra:

a.
b.
c.
d.

Rằng hàng hóa đó khan hiếm
Sự sẵn sàng thanh toán cho một đơn vị hàng hóa bổ sung
Rằng độ dốc của đường ngân sách là tương đối
Rằng tính hữu ích của hàng hóa là có hạn

2. Khi lợi ích cận biên bằng 0, thì tổng lợi ích:

a.
b.
c.
d.

Bằng 0

Nhỏ hơn 0
Không tăng cũng không giảm
Tăng nhưng tốc độ tăng chậm hơn

3. Nếu lợi ích cận biên giảm dần nhưng vẫn lớn hơn 0 thì tổng lợi ích:

a.
b.
c.
d.

Tăng dần với tốc độ tăng nhanh hơn
Giảm dần với tốc độ giảm nhanh hơn
Tăng dần với tốc độ tăng chậm hơn
Giảm dần với tốc độ giảm chậm hơn

4. Nếu anh A sẵng sàng thanh toán 20.000 đồng cho một cốc kem và 30.000 cho
hai cốc kem đó thì lợi ích cận biên của cốc kem thứ 2 là

a.
b.
c.
d.

30.000 đồng
20.000 đồng
25.000 đồng
10.000 đồng

5. Mệnh đề sau đây là ĐÚNG về đường bàng quan:


a. Các đường bàng quan ở xa gốc tọa độ hơn thể hiện mức độ thỏa mãn ít hơn


b. Trên cùng một đường bàng quan, điểm nào nằm ở vị trí cao hơn thể hiện
mức độ thỏa mãn lớn hơn
c. Đường bàng quan có dạng đường cong lồi về phía gốc tọa độ thể hiện quy
luật lợi ích cận biên giảm dần
d. Các đường bàng quan có thể cắt nhau
6. Độ dốc của đường ngân sách phụ thuộc vào

a.
b.
c.
d.

Hàng hóa là bình thường hay xa xỉ
Thu nhập và giá cả tương đối của các hàng hóa
Thu nhập và giá của hàng hóa có liên quan
Số lượng người tiêu dùng

7. Khi thu nhập của người tiêu dùng giảm thì đường ngân sách của anh ta:

a.
b.
c.
d.

Dịch chuyển vào trong song song với đường ngân sách ban đầu
Dịch chuyển ra ngoài song song với đường ngân sách ban đầu

Quay và trở nên dốc hơn
Quay và trở nên thoải hơn

8. Khi giá của hàng hóa (biểu thị trên trục hoành) tăng thì đường ngân sách

a.
b.
c.
d.

Dịch chuyển vào trong song song với đường ngân sách ban đầu
Dịch chuyển ra ngoài song song với đường ngân sách ban đầu
Quay và trở nên dốc hơn
Quay và trở nên thoải hơn

9. Để tối đa hoá lợi ích, người tiêu dùng khi tiêu dùng hàng hoá sẽ lựa chọn tiêu
dùng ở điểm có:

a.
b.
c.
d.

MUa = Pa
MUa = MUb
MUa/Pa= MUb/Pb
Pa = Pb

10. Lựa chọn tiêu dùng của người tiêu dùng được xác định bởi:


a.
b.
c.
d.

Giá của hàng hoá và dịch vụ.
Thu nhập.
Sự ưa thích.
Tất cả các câu trên.

Phần Bài tập


1. Hoàng thích sườn bò (X) và gà chiên (Y). Hàm lợi ích của Hoàng có dạng như
sau:
Giả sử thu nhập của anh ta là $60 và anh ta dành phần thu nhập này để mua sườn
bò và gà chiên.

a. Nếu anh ta chi $3 cho một miếng sườn và $2 cho một con gà thì đâu là lựa
chọn tối ưu của Hoàng. Hãy thể hiện kết quả trên hình vẽ
b. Giả sử giá của gà chiên tăng gấp ba, thành $6 cho một con. Lựa chọn tối ưu
của Hoàng lúc này thay đổi thế nào. Thể hiện sự thay đổi này trên hình vẽ
2. Một người tiêu dùng sử dụng hết số tiền I = 24$ để mua 2 hàng hóa X và Y với
giá Px = 3$ và PY = 2,5$. Tổng lợi ích thu được khi tiêu dùng các hàng hóa được
cho ở bảng sau:
1

2

3


4

5

6

7

TUX

48

90

126

156

180

198

210

TUY

50

96


138

176

210

240

266

a. Người tiêu dùng sẽ phân phối số tiền hay thu nhập hiện có (I = 24$) cho
việc chi mua hàng hóa X và Y như thế nào để tối đa hóa lợi ích?
b. Tính tổng lợi ích tối đa đó (TUmax)?

CHƯƠNG 5: LÝ THUYẾT HÀNH VI NHÀ SẢN XUẤT
Phần Lý thuyết
1. Phát biểu quy luật sản phẩm cận biên giảm dần? Giải thích quy luật đó
2. Phát biểu mối quan hệ giữa sản phẩm bình quân và sản phẩm cận biên?
3. Phân biệt lợi nhuận kinh tế và lợi nhuận kế toán?
4. Tại sao đường tổng chi phí bình quân, chi phí biến đổi bình quan và chi phí cận
biên lại có dạng chữ U


5. Phân tích mối quan hệ giữa chi phí bình quân ngắn hạn và chi phí bình quân dài
hạn
6. Phát biểu và chứng minh điều kiện tối đa hóa lợi nhuận của một doanh nghiệp
7. “Trong dài hạn chi phí cố định không có mà chỉ có chi phí biến đổi”. Hãy giải
thích nhận định này.
Phần Trắc nghiệm

1. Sự khác nhau giữa ngắn hạn và dài hạn là

a.
b.
c.
d.

Trong ngắn hạn có hiệu suất không đổi nhưng trong dài hạn không có
Trong dài hạn tất cả các yếu tố đều có thể thay đổi được
Ba tháng
Trong ngắn hạn đường chi phí trung bình giảm dần, còn trong dài hạn thì

nó tăng lên
e. a và b
2. Sản phẩm cận biên của lao động

a.
b.
c.
d.

Bằng sự thay đổi tổng sản phẩm chia cho sự thay đổi của tổng số lao động
Bằng tổng sản phẩm chia cho tổng số lao động
Luôn lơn hơn 0
Không có liên quan gì tới tổng sản phẩm

3. Sản phẩm trung bình:

a. Tăng khi nó nhỏ hơn sản phẩm cận biên
b. Bằng sự thay đổi của tổng sản phẩm chia cho sự thay đổi của tổng số lượng

lao động
c. Luôn nhỏ hơn sản phẩm cận biên
d. Giảm khi tổng sản phẩm tăng với tốc độ tăng giảm dần
4. Tổng chi phí bằng

a.
b.
c.
d.

Tổng của chi phí biến đổi bình quân và chi phí cố định bình quân
Tổng của chi phí biến đổi và chi phí cố định
Tỷ lệ của chi phí biến đổi và chi phí cố định
Không phải tất cả các câu trên

5. Chi phí cố định là:

a. Chi phí với đầu vào cố định


b.
c.
d.
e.

Không thay đổi khi mức sản xuất thay đổi
Bao gồm khoản chi trả cho một số yếu tố biến đổi
Tất cả các câu trên
a và b


6. Chi phí cận biên ban đầu giảm dần sau đó tăng dần là do:

a. Lợi ích cận biên tăng dần sau đó giảm dần
b. Sự thu hẹp khoảng cách giữa hai đường ATC và AVC khi mức sản lượng
tăng lên
c. Lợi suất cận biên tăng dần sau đó giảm dần
d. Doanh thu cận biên không đổi
7. Khi đường chi phí cận biên

a.
b.
c.
d.

Nằm phía trên đường ATC thì ATC tăng
Nằm phía trên đường AVC thì ATC tăng
Nằm phía đưới đường AVC thì chi phí cố định tăng
Nằm phía dưới đường ATC thì chi phí cố định giảm

8. Mệnh đề nào sau đây là ĐÚNG về các đường chi phí:

a. Ở mọi mức sản lượng, chi phí trung bình không bao giờ thấp hơn chi phí
cận biên
b. Đường chi phí bình quân dài hạn luôn đi qua tất cả các điểm cực tiểu của
các đường chi phí bình quân ngắn hạn
c. Chi phí cố định tăng theo sự gia tăng của mức sản lượng đầu ra
d. Đường chi phí cận biên cắt đường chi phí bình quân tại điểm cực tiểu của
đường chi phí bình quân
9. Mệnh đề nào dưới đây là ĐÚNG về doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp


a. Doanh thu cận biên không bao giờ vượt quá giá bán của sản phẩm
b. Doanh nghiệp có lợi nhuận kế toán đương chưa chắc đã có lợi nhuận kinh
tế dương
c. Doanh nghiệp sẽ tối đa hóa lợi nhuận bằng cách sản xuất ở mức sản lượng
mà ở đó doanh thu cận biên bằng 0
d. Không có đáp án nào đúng
Phần Bài tập
1. Hãy xác định các chi phí sau đây thuộc chi phí gì:


- Chi phí cho quảng cáo sản phẩm
- Chi phí mua nhiên liệu
- Tiền trả lợi xuất do phát hành công trái của công ty
- Tiền trả cho vận tải biển
- Tiền mua nguyên liệu
- Tiền trả thuế nhà đất
- Lương của đội ngũ quản lý
- Lương công nhân
2. Cho hàm tổng chi phí như sau:
TC = Q2 + 5Q + 500

a. Hãy tính các chỉ số sau: FC, VC, AVC, AFC, ATC, MC
b. Hãy xác định giá và sản lượng hòa vốn.
3. Một hãng biết được hàm cầu về sản phẩm của mình là:
P = 100 – 0,01Q
Hàm tổng chi phí của hãng là: TC = 50Q + 30.000

a. Viết phương trình biểu diễn tổng doanh thu, doanh thu biên và chi phí biên.
b. Xác định mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận của hãng.
c. Nếu doanh nghiệp muốn tối đa hóa doanh thu thì sản lượng, giá bán và

doanh thu lớn nhất đó là bao nhiêu?
d. Nếu hãng phải chịu thuế t = 10 /đơn vị sản phẩm thì sản lượng, giá là bao
nhiêu để hãng này tối đa hóa lợi nhuận.
CHƯƠNG 6: CẠNH TRANH VÀ ĐỘC QUYỀN
Phần Lý thuyết
1. Nêu và phân tích các đặc điểm của thị trường cạnh tranh hoàn hảo và doanh
nghiệp cạnh tranh hoàn hảo?
2. Phân tích khả năng sinh lợi của các doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo trong
ngắn hạn
3. Trong trường hợp nào doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo bị thua lỗ nhưng vẫn
tiếp tục sản xuất? Vì sao?


4. Phân tích các đặc trưng của độc quyền thuần túy? Đâu là nguyên nhân dẫn đến
độc quyền thuần túy
5. Sự khác nhau về đường cầu ủa doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo và doanh
nghiệp độc quyền thuần túy
6. Doanh nghiệp độc quyền thuần túy có đường cung không? Vì sao?
7. Nêu và phân tích những đặc trưng của thị trường cạnh tranh độc quyền và độc
quyền tập đoàn? Lấy vị dụ về hai thị trường này trong thực tế
Phần trắc nghiệm
1. Doanh nghiệp trên thị tường cạnh tranh hoàn hảo tối đa hóa lợi nhuận khi:

a.
b.
c.
d.
e.

Doanh thu biên bằng giá

Doanh thu biên bằng chi phí biên
Lợi nhuận kinh tế bằng 0
Lợi nhuận kế toán bằng 0
Không phải các câu trên

2. Trong mô hình cạnh tranh hoàn hảo, một hãng đặt giá cao hơn giá hiện hành

a. Sẽ mất dần một ít khách hàng của mình
b. Sẽ mất tất cả khách hàng của mình
c. Có thể giữ được khách hàng của mình nếu chất lượng hàng hóa của mình
cao hơn của những đối thủ cạnh tranh khác
d. Sẽ không mất khách hàng nếu giá của nó bằng chi phí cận biên của nó
e. Không câu nào đúng
3. Mệnh đề nào dưới đây là ĐÚNG về doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo:

a. Doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo có sức mạnh thị trường
b. Đường cung của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo trong ngắn hạn chính là
đường chi phí cận biên ngắn hạn
c. Trong ngắn hạn, doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo sẽ đóng cửa, ngừng sản
xuất nếu lợi nhuận kinh tế của doanh nghiệp nhỏ hơn 0
d. Trong ngắn hạn, doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo chỉ cung ứng sản lượng
khi mức giá trên thị trường lớn hơn hoặc bằng chi phí biến đổi bình quân
cực tiểu
e. Không có đáp án nào đúng
4. Doanh nghiệp độc quyền định giá sản phẩm


a.
b.
c.

d.
e.

bằng chi phí biên
bằng chi phí trung bình
trên chi phí biên
dưới chi phí biên
dưới chi phí bình quân

5. Sản lượng của doanh nghiệp độc quyền là

a. giống như doanh nghiệp trên thị trường cạnh tranh hoàn hảo
b. ít hơn doanh nghiệp trên thị trường cạnh tranh hoàn hảo
c. có khi ít hơn, có khi nhiều hơn doanh nghiệp trên thị trường cạnh tranh
hoàn hảo
d. được quyết định bằng cách đặt doanh thu biên bằng giá
6. Tổn thất xã hội do doanh nghiệp độc quyền gây ra là

a. sự khác biệt giữa thặng dư tiêu dùng trong thị trường độc quyền và thặng
dư tiêu dùng nếu như doanh nghiệp đó hoạt động trên thị trường cạnh tranh
hoàn hảo.
b. số lượng thặng dư của doanh nghiệp độc quyền
c. Sự khác biệt giữa tổng thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất trong thị
trường độc quyền và tổng thặng dư tiêu dung và thặng dư sản xuất nếu như
doanh nghiệp đó hoạt động trên thị trường cạnh tranh hoàn hảo.
7. Doanh nghiệp độc quyền thuần túy sẽ

a. Định giá ở mức cao nhất mà doanh nghiệp có thể đạt được
b. Hạn chế sản lượng cung ứng để ngăn các doanh nghiệp mới ra nhập thị
trường

c. Hạn chế sản lượng cung ứng để nâng cao mức giá và tổng lợi nhuận kinh tế
d. Không có câu nào đúng
8. Điều nào dưới đây là ĐÚNG về doanh nghiệp độc quyền thuần túy?

a.
b.
c.
d.

Doanh nghiệp độc quyền là doanh nghiệp chấp nhận giá
Doanh nghiệp độc quyền không bao giờ bị thua lỗ
Doanh nghiệp độc quyền phải đối mặt với đường cầu dốc xuống
Doanh nghiệp độc quyền tối đa hóa lợi nhuận ở mức sản lượng mà tại đó
doanh thu biên bằng chi phí bình quân

Phần Bài tập


1. Một hãng cạnh tranh hoàn hảo có hàm chi phí biến đổi bình quân là:
AVC = 2Q + 4

a. Viết phương trình biểu diễn hàm chi phí cận biên của hãng và xác định mức
giá mà hãng phải đóng cửa sản xuất.
b. Khi giá bán của sản phẩm là 24$ thì hãng bị lỗ vốn 150$. Tìm mức giá và
sản lượng hòa vốn của hãng.
c. Hãng sẽ sản xuất bao nhiêu sản phẩm để tối đa hóa lợi nhuận nếu giá bán
trên thị trường là 84$. Tính lợi nhuận cực đại đó.
d. Minh họa các kết quả trên bằng đồ thị.




×