Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Đặc điểm truyện ngắn của Đỗ Bích Thúy từ góc nhìn thể loại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (828.29 KB, 115 trang )

1

Lời cảm ơn
Để có được bản luận văn hoàn chỉnh này, em xin bày tỏ lòng biết ơn
chân thành và sâu sắc đối với sự hướng dẫn tận tâm, chỉ bảo chu đáo của thầy
giáo hướng dẫn - PGS. TS Đoàn Đức Phương.
Xin gửi lời cảm ơn đến các thầy giáo, cô giáo, cán bộ của phòng Sau
Đại học - Đại học sư phạm Hà nội 2 đã nhiệt tình giảng dạy, công tâm tạo
điều kiện giúp đỡ về thủ tục hành chính cũng như các giấy tờ cần thiết để em
có thể hoàn thành đúng hạn luận văn của mình. Đồng thời xin tri ân đối với sự
động viên, khích lệ của người thân, bạn bè trong suốt thời gian tôi thực hiện
nhiệm vụ học tập và làm luận văn.
Hà Nội, ngày…..tháng….năm 2013.
Tác giả luận văn

Phan Thị Yến


2

MỤC LỤC
Mở đầu............................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................. 4
3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................. 7
4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 7
5. Cấu trúc luận văn......................................................................................... 7
Chương 1: Đặc trưng thể loại truyện ngắn và quá trình sáng tác của Đỗ
Bích Thúy ....................................................................................................... 9
1.1.Đặc trưng thể loại truyện ngắn .................................................................. 9
1.2.Quá trình sáng tác của Đỗ Bích Thúy ..................................................... 21


Chương 2: Nhân vật và cốt truyện trong truyện ngắn của Đỗ Bích Thúy
....................................................................................................................... 25
2.1. Nhân vật trong truyện ngắn của Đỗ Bích Thúy ..................................... 25
2.1.1.Nhân vật người phụ nữ Tây Bắc .......................................................... 26
2.1.1.1. Nhân vật người phụ nữ suốt đời chịu thương chịu khó ................... 27
2.1.1.2. Nhân vật người phụ nữ chịu nhiều thiệt thòi, mất mát, đau khổ ..... 37
2.1.1.3. Nhân vật người phụ nữ bao dung, nhân hậu, thủy chung ................ 37
2.1.2. Những người đàn ông vùng cao .......................................................... 40
2.2. Cốt truyện trong truyện ngắn của Đỗ Bích Thúy ................................... 43
2.2.1. Khái lược về cốt truyện ....................................................................... 43
2.2.2. Các kiểu cốt truyện trong truyện ngắn của Đỗ Bích Thúy ................. 45
2.2.2.1. Kiểu cốt truyện đơn giản theo truyền thống..................................... 45
2.2.2.2. Kiểu cốt truyện đan xen nhiều mạch truyện .................................... 47
2.2.2.3. Kiểu cốt truyện có kết thúc để ngỏ, kết thúc bất ngờ....................... 52
Chương 3: Nghệ thuật trần thuật và ngôn ngữ trần thuật trong truyện
ngắn của Đỗ Bích Thúy............................................................................... 57


3

3.1. Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn của Đỗ Bích Thúy .................. 57
3.1.1. Người trần thuật và điểm nhìn trần thuật trong truyện ngắn của Đỗ Bích
Thúy............................................................................................................... 58
3.1.1.1. Người trần thuật trong truyện ngắn của Đỗ Bích Thúy ................... 58
3.1.1.1.1. Người trần thuật hàm ẩn ................................................................ 60
3.1.1.1.2. Người trần thuật tường minh......................................................... 63
3.1.1.2.Điểm nhìn trần thuật trong truyện ngắn của Đỗ Bích Thúy ............. 65
3.1.1.2.1. Khái quát về điểm nhìn trần thuật ................................................. 65
3.1.1.2.2. Điểm nhìn trần thuật bên ngoài ..................................................... 68
3.1.1.2.3. Điểm nhìn trần thuật bên trong ..................................................... 72

3.1.1.2.4. Điểm nhìn trần thuật phức hợp ..................................................... 78
3.2. Ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn của Đỗ Bích Thúy ................... 84
3.2.1.Lời văn trần thuật ................................................................................. 85
3.2.1.1. Lời trần thuật gián tiếp của người kể chuyện................................... 85
3.2.1.2. Lời trần thuật nửa trực tiếp............................................................... 88
3.2.2. Lời văn miêu tả.................................................................................... 93
3.2.2.1. Lời văn miêu tả thiên nhiên.............................................................. 94
3.2.2.2. Lời văn miêu tả về cuộc sống của con người miền núi ................. 102
Kết luận ...................................................................................................... 108
Tài liệu tham khảo..................................................................................... 110


4

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Truyện ngắn được hiểu là “ tác phẩm tự sự cỡ nhỏ” (theo Từ điển văn
học) và nếu chỉ dừng lại ở cách định nghĩa này thì truyện ngắn đặt trong sự so
sánh, đối chiếu với tiểu thuyết chỉ khác nhau về dung lượng phản ánh. Tuy
nhiên trên thực tế xét về bản chất thì truyện ngắn được coi là một thể loại tự
sự độc lập. Điều đó có nghĩa là truyện ngắn có những đặc điểm khác biệt với
các thể loại tự sự khác, đặc biệt là tiểu thuyết.
Vì đặc trưng của thể loại truyện ngắn là nhỏ gọn nên ngay từ khi ra đời
đã trở thành một thể loại gần gũi gắn với đời sống hàng ngày và được mệnh
danh là “ một thể loại muôn hình muôn vẻ biến đổi không ngừng. Nó là một
vật biến hóa như quả chanh của Lọ Lem” (D.Grônôpxki). Và truyện ngắn đã
len lỏi vào mọi ngóc ngách của đời sống xã hội đồng thời bắt kịp với những
chuyển biến muôn màu của cuộc sống từ sinh hoạt hàng ngày đến các vấn đề
thời sự.
Ở Việt Nam, kể từ giai đọan xuất hiện đầu tiên là vào những thập niên

đầu thế kỷ XX thì loại hình nghệ thuật này đã không ngừng vận động, biến
đổi để theo sát những bước thăng trầm của lịch sử, để bắt kịp với sự phát triển
của xã hội. Đặc biệt hơn là từ sau năm 1986 sự cởi mở nhiều chiều của đời
sống xã hội đã tạo tiền đề để truyện ngắn có những chuyển biến mạnh mẽ, từ
tư duy nghệ thuật của các tác giả đến đề tài của truyện ngắn cũng có sự nới
rộng hơn về biên độ theo chiều hướng gần gũi với hiện thực đời sống vật chất
và tinh thần ở nhiều góc độ khác nhau với những cách nhìn khác hẳn các giai
đoạn văn học trước. Bởi vậy, việc tìm hiểu thể loại truyện ngắn để có được
một cái nhìn khái quát về những chuyển đổi mạnh mẽ cả nội dung và hình
thức thể hiện để thấy được những đóng góp của các tác giả trong quá trình
vận động đó.


5

Bên cạnh những đổi mới về quan điểm thẩm mĩ, tư duy nghệ thuật
…văn học Việt Nam hiện đại còn ghi nhận những chuyển biến mạnh mẽ tích
cực trong đội ngũ sáng tác, đặc biệt với sự xuất hiện đông đảo của các cây bút
nữ là mốc đánh dấu sự chuyển biến mạnh mẽ đó. Đó là các tác giả như Võ
Thị Hảo, Phan Thị Vàng Anh, Nguyễn Thị Thu Huệ…và thời gian gần đây là
sự chiếm lĩnh của các gương mặt mới như Nguyễn Ngọc Tư, DiLi…đã trở
nên quen thuộc với các độc giả. Chính những gương mặt này đã đem lại một
luồng sinh khí mới cho văn học Việt Nam giai đoạn này đặc biệt là truyện
ngắn, tuy rằng mỗi người một phong cách và có hướng tiếp cận đời sống hiện
thực khác nhau nhưng họ lại có một điểm chung là nhìn nhận và khám phá
cuộc sống bằng chính sự nhạy cảm với thời cuộc, bằng trái tim nồng nàn, tinh
tế của người phụ nữ. Cho nên có thể khẳng định rằng, trong các thời kỳ khác
nhau của văn học thì thời kỳ này có sự phát triển mạnh mẽ, phong phú, đặc
sắc của các cây bút nữ, trong đó có Đỗ Bích Thúy.
Đỗ Bích Thúy, “ người đàn bà viết văn từ dòng Nho Quế” ( Tạp chí

Văn nghệ Quân đội) là một cây bút trẻ trên văn đàn hiện nay. Chị đến với văn
chương bằng một truyện ngắn đầu tay Chuỗi hạt cườm màu xám đăng trên
báo Tiền Phong và vụt tỏa sáng với giải nhất trong cuộc thi sáng tác truyện
ngắn của tạp chí Văn nghệ Quân đội 1998 – 1999 với chùm ba tác phẩm nộp
vào giờ chót: Sau những mùa trăng, Ngải đắng ở trên núi và Đêm cá nổi.
Từ đó đến nay chị tiếp tục khẳng định mình bằng một loạt các tác phẩm mới
và tính đến nay Đỗ Bích Thúy đã xuất bản được năm tập truyện ngắn: Sau
những mùa trăng(2000), Những buổi chiều ngang qua cuộc đời (2002), Kí
ức đôi guốc đỏ (2003), Tiếng đàn môi sau bờ rào đá (2005), Mèo đen
(2011); một tập truyện vừa Người đàn bà miền núi (2007) ; một tiểu thuyết
Bóng của cây sồi (2005) và một tập tản văn Trên căn gác áp mái (2011).
Ngoài ra chị còn viết kịch bản cho sân khấu kịch nói như Cô gái xinh dẹp,


6

Quá khứ đòi nợ. Đặc biệt truyện ngắn Tiếng đàn môi sau bờ rào đá của chị
đã được đạo diễn Ngô Quang Hải chuyển thể thành kịch bản phim Chuyện
của Pao. Bộ phim đã gây được tiếng vang lớn, đoạt giải Cánh diều vàng năm
2005 của Hội điện ảnh Việt Nam.
Mặc dù những sáng tác của chị khá phong phú về mặt thể loại nhưng có
lẽ tạo được ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc lại chính là những truyện
ngắn, bằng giọng văn tinh tế, câu văn dung dị, Đỗ Bích Thúy đã đưa bạn đọc
đến với không gian của núi rừng Tây Bắc để có thể cảm nhận được cái đẹp,
cảm nhận được chất thơ trong cảnh sắc thiên nhiên và quan trọng hơn là cùng
chị trăn trở về những điều được và mất, cái hay và cái dở do sự biến động của
nền kinh tế thị trường ngày nay đem lại; những day dứt với cuộc đời, thân
phận con người mà đặc biệt là người phụ nữ cùng những tập tục phong kiến
đã ăn sâu trong tâm thức của người dân nơi ấy.
Ở khía cạnh phương pháp sáng tác dù không phải là người tìm ra

hướng đi mới hay tạo ra những bước đột phá trong quá trình đổi mới văn học
nhưng với lối viết tự nhiên, giọng điệu cùng cách tìm tòi, triển khai vấn đề
của đời sống mang phong vị rất riêng, truyện ngắn của Đỗ Bích Thúy vẫn có
nhiều cách tân về mặt thi pháp. Đây cũng chính là nguyên nhân quan trọng
tạo ra chỗ đứng trong lòng độc giả và trong giới nghiên cứu phê bình văn học
của nhà văn trẻ đầy triển vọng này bằng chính cách mà chị tiếp cận, phản ánh
hiện thực ở mảng đề tài nông thôn không phải là mới, đặc biệt là đề tài dân
tộc miền núi.
Đã có nhiều bài viết và nhiều đề tài nghiên cứu về truyện ngắn của Đỗ
Bích Thúy và trong phạm vi luận văn của mình, chúng tôi tìm hiểu và nghiên
cứu đề tài Truyện ngắn của Đỗ Bích Thúy từ góc nhìn thể loại. Qua đề tài này
hi vọng chúng tôi đóng góp một cách nhìn nhận về một gương mặt văn học


7

trẻ để thấy được diện mạo, sắc màu của đời sống cũng như của văn chương
hiện đại.
2. Lịch sử vấn đề
Đỗ Bích Thúy là cây bút nữ trẻ, sinh ra và lớn lên ở mảnh đất Hà Giang
cho nên chị chủ yếu viết về đề tài miền núi, đặc biệt là những nét văn hóa,
phong tục tập quán cho đến lối sống của những con người nông thôn ở miền
núi Tây Bắc. Với độc giả cũng như với giới nghiên cứu phê bình văn học thì
sự xuất hiện của chị không gây ra ảnh hưởng mạnh cũng như không phải là
một cú sốc trên văn đàn, tuy nhiên trong những trang viết của chị lại thấm
đẫm hương vị của núi rừng Tây Bắc mà không phải tác giả nào cũng làm
được, những tác phẩm của chị tạo ra dư âm không thể nào quên trong lòng bất
cứ độc giả nào đã đọc tác phẩm. Bởi vậy mà truyện ngắn của Đỗ Bích Thúy
ngày càng cuốn hút bạn đọc bằng sự lôi cuốn thật nhẹ nhàng, dai dẳng và
thấm thía. Nhiều nhà văn, nhà nghiên cứu phê bình văn học đã bày tỏ cảm xúc

của mình trước những gì chị đã viết và họ cũng thể hiện sự đồng cảm với
những suy nghĩ, trăn trở của chị nhưng điều quan trọng là họ muốn tìm cho ra
nguyên nhân của những cuốn hút kia.
Đỗ Bích Thúy đến với văn chương từ khá sớm, truyện ngắn đầu tay của
chị in trên mục Tác phẩm tuổi xanh của báo Tiền Phong chưa tạo được tiếng
vang thì sau khi đoạt giải nhất cuộc thi viết truyện ngắn của báo Văn nghệ
Quân đội thì tài năng của chị bắt đầu được mọi người chú ý.
Đã có rất nhiều bài viết với những ý kiến đánh giá khác nhau về tác
phẩm của chị trên báo viết hoặc báo mạng. Trên báo Văn nghệ Trẻ, số ra ngày
11 tháng 3 năm 2001, tác giả Điệp Anh đã nhận ra nguyên nhân khiến truyện
ngắn của Đỗ Bích Thúy tạo ấn tượng trong lòng độc giả đó chính là nét văn
hóa rất riêng của núi rừng Tây Bắc thấm đẫm trong từng trang viết: “ Thế
mạnh của Đỗ Bích Thúy là đời sống người dân Tây Bắc với những không


8

gian vừa quen vừa lạ, những phong tục tập quán đặc thù khiến người đọc luôn
cảm thấy tò mò và bị cuốn hút…Trong truyện ngắn của Đỗ Bích Thúy, không
gian Tây Bắc hiện lên đậm nét, để lại dư vị khó quên trong lòng độc giả” [1].
Không gian văn hóa Tây Bắc còn thu hút sự chú ý của nhiều nhà văn, nhà phê
bình văn học bởi họ không chỉ cảm thấy thú vị trước “ những cái rất riêng
đậm đặc chất dân gian của hương vị núi rừng…” [15] mà còn đánh giá cao “
khả năng viết truyện về cảnh sinh hoạt truyền thống của người miền cao một
cách tài tình” [10] của Đỗ Bích Thúy. Họ đánh giá cao truyện ngắn của chị
trên phương diện văn hóa để từ đó khẳng định dấu ấn vùng miền là điều đặc
biệt để làm nên phong cách nghệ thuật của cây bút nữ trẻ này. Tuy nhiên đây
mới là sự cảm thụ tác phẩm đơn thuần, tính khái quát được đánh giá trong văn
phong truyện ngắn Đỗ Bích Thúy được thể hiện trong bài viết Từ truyện ngắn
của một người viết trẻ của tác giả Lê Thành Nghị in trên báo Văn nghệ Trẻ số

31 ra ngày 31 tháng 7 năm 2005 “ Chúng ta sẽ bước vào một không gian lạ,
không gian có núi cao, trời rộng, của vùng rừng núi phía Bắc, nơi từ đó nhìn
xuống, dòng sông Nho Quế chỉ còn “ bé như sợi chỉ dưới chân núi Mã Pí
Lèng”. Một không gian đầy hoa lá rừng; có tiếng gà gáy tách te trong bụi rậm,
có những dòng suối trong suốt với những viên đá cuội đỏ, có những chàng trai
thổi sáo theo sau các cô gái khoác quẩy tẩu xuống chợ; những nồi thắng cố
nghi ngút khói trong phiên chợ vùng cao đầy mầu sắc; những đêm trăng sóng
sánh huyền ảo; những cụm mần tang mọc trong thung lũng; tiếng đàn môi réo
rắt sau bờ rào đá; lễ hội gầu tào với điệu hát gầu Plềnh mê đắm của các cô gái,
chàng trai người Mông trên đỉnh núi…”[19]. Như vậy, với niềm ưu ái đối với
tài văn chương của “ người đàn bà viết văn bước ra từ dòng Nho Quế” thì tác
giả đã thâu tóm được thần thái truyện ngắn của Đỗ Bích Thúy đó là cuộc
sống, nét văn hóa truyền thống của con người vùng cao Tây Bắc.
Đối với nhà văn Khuất Quang Thụy thì những tác phẩm của Đỗ Bích


9

Thúy có một vấn đề trở đi trở lại, làm suy tư, day dứt và trăn trở đó là sự tác
động của thời đại mới, của cuộc sống mới, trào lưu mới hiện nay lên số phận
con người kể cả những con người sống ở nơi thâm sơn cùng cốc. Điều này thể
hiện trong bài viết
Đôi điều tâm đắc về cuộc thi truyện ngắn VNQĐ 1998 – 1999.
Với báo mạng, cũng đã có nhiều bài viết đề cập đến các sáng tác của
Đỗ Bích Thúy, đó là bài viết Đỗ Bích Thúy: nếu làm độc giả thất vọng tôi thà
chịu cũ của tác giả Hà Anh được đăng tải trên trang
ra ngày 05 tháng 12 năm 2005. Hay bài viết của Dương Bình Nguyên đăng
trên ngày 21 tháng 01 năm 2006 Nhà văn Đỗ Bích
Thúy: viết vì nhu cầu nội tâm, hay bài Nhà văn Đỗ Bích Thúy - sự mềm mại
quyết liệt được đăng trên trang http: // www.cand. com.vn. Ngoài ra còn

nhiều những đánh giá sâu sắc khác đối với tài năng văn phong Đỗ Bích Thúy.
Bên cạnh đó là một số công trình nghiên cứu bước đầu so sánh đối
chiếu với một số nhà văn trẻ khác như: Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Minh
Trường với đề tài Truyện ngắn về đề tài dân tộc miền núi phía Bắc qua tác
phẩm của Cao Duy Sơn, Đỗ Bích Thúy, Nguyễn Huy Thiệp (2009). Luận
văn thạc sĩ của Nguyễn Thanh Hồng về đề tài Tìm hiểu một số cách tân nghệ
thuật trong truyện ngắn của một số cây bút nữ thời kỳ 1986 – 2006 (
Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn Ngọc Tư, Đỗ Bích Thúy (2009). Luận văn
thạc sĩ của Ngô Thị Yên với đề tài Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn
của Đỗ Bích Thúy (2011). Luận văn thạc sĩ của Dương Thị Kim Thoa về
Tiếp cận sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư và Đỗ Bích Thúy từ phương diện
giá trị văn học – văn hóa (2008). Và gần đây nhất là luận văn thạc sĩ của
Nguyễn Xuân Thủy với đề tài Đặc điểm truyện ngắn Đỗ Bích Thúy (2012).
Đỗ Bích Thúy đã và đang giành được sự quan tâm của báo chí cũng
như công chúng đối với tác phẩm và khả năng sáng tạo của mình và để có cái


10

nhìn sâu sắc, toàn diện về những sáng tác của nhà văn trẻ triển vọng này
chúng tôi mạnh dạn áp dụng lý thuyết và thực tiễn để tìm hiểu truyện ngắn
của chị ở góc độ thể loại.
3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Với mục đích là nhằm chỉ ra những đặc điểm nổi bật làm nên phong
cách nghệ thuật của Đỗ Bích Thúy đồng thời thấy được những đóng góp của
nhà văn trẻ này trong sự vận động của văn học Việt Nam đương đại, chúng tôi
lựa chọn các phương diện nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn của Đỗ Bích
Thúy làm đối tượng nghiên cứư và khảo sát.
Ngoài những truyện ngắn không viết về đề tài miền núi như Ở phố,
Trong đám đông có một ánh mắt và những truyện ngắn đã được in lại nhiều

lần chúng tôi tập trung tìm hiểu văn phong của Đỗ Bích Thúy qua các tác
phẩm tiêu biểu đó là: tập truyện in trong Tiếng đàn môi sau bờ rào đá - được
coi là tập truyện thành công nhất của nhà văn; truyện ngắn khác được tuyển
chọn in trong tập sách khác nhau hoặc đã được in trên các báo, tạp chí: Tráng
A Khành, Gió lùa qua cửa, Sau những mùa trăng, Váy ướt quấn vào bắp
chân, Mèo đen và Trời sáng đâu đã sáng và một số truyện ngắn khác.
4. Phương pháp nghiên cứu
Nhằm đạt được mục đích đề ra, chúng tôi chủ yếu vận dụng phương
pháp loại hình để triển khai đề tài. Ngoài ra, chúng tôi vận dụng các phương
pháp nghiên cứu khác nhằm mục đích hỗ trợ trong quá trình làm sáng tỏ vấn
đề nêu ra như: Phương pháp thống kê, phương pháp phân tích - tổng hợp,
phương pháp so sánh đối chiếu, phương pháp hệ thống…
5. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, luận văn triển khai nội dung thành 3
chương.


11

Chương 1: Đặc trưng thể loại truyện ngắn và quá trình sáng tác của Đỗ
Bích Thúy
Chương 2: Nhân vật và cốt truyện trong truyện ngắn của Đỗ Bích Thúy
Chương 3: Nghệ thuật kể chuyện và ngôn ngữ trần thuật trong truyện
ngắn của Đỗ Bích Thúy


12

Chương 1
ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI TRUYỆN NGẮN VÀ QUÁ TRÌNH

SÁNG TÁC CỦA ĐỖ BÍCH THÚY
1.1. Đặc trưng thể loại truyện ngắn
Theo các sách giáo khoa chính thống hiện nay, truyện ngắn được định
nghĩa là tác phẩm tự sự cỡ nhỏ. Nội dung thể loại của truyện ngắn bao trùm
hầu hết các phương diện của đời sống: đời tư, thế sự hay sử thi, nhưng cái độc
đáo của nó là ngắn gọn. Bởi truyện ngắn được viết ra để đọc liền một mạch.
Tuy nhiên, mức độ dài ngắn chưa phải là đặc điểm chủ yếu phân biệt truyện
ngắn với các tác phẩm tự sự loại khác (các loại truyện kể dân gian cũng có độ
dài tương đương với truyện ngắn). Hình hài của truyện ngắn hiện đại như ta
thấy hiện nay là một kiểu tư duy mới, một cách nhìn cuộc đời, một cách nắm
bắt cuộc sống rất riêng, mang tính chất thể loại. Truyện ngắn xuất hiện tương
đối muộn trong lịch sử văn học. Khác với tiểu thuyết là thể loại chiếm lĩnh
đời sống trong toàn bộ sự đầy đặn và toàn vẹn của nó, truyện ngắn thường chỉ
hướng tới việc khắc họa một hiện tượng, phát hiện một nét bản chất trong
quan hệ nhân sinh hay đời sống tâm hồn của con người. Vì thế, trong truyện
ngắn thường có ít nhân vật, ít sự kiện phức tạp. Nếu mỗi nhân vật của tiểu
thuyết là một thế giới thì mỗi nhân vật của truyện ngắn là một mảnh nhỏ của
thế giới ấy. Có nghĩa truyện ngắn thường không nhắm tới việc khắc họa
những tính cách điển hình đầy đặn, nhiều mặt trong tương quan với hoàn
cảnh.
Nhân vật của truyện ngắn thường là hiện thân cho một trạng thái quan hệ
xã hội, ý thức xã hội hoặc trạng thái tồn tại của con người.
Cốt truyện của truyện ngắn thường diễn ra trong một thời gian, không
gian hạn chế, chức năng của nó nói chung là nhận ra một điều gì đó sâu sắc về
cuộc đời và tình người.


13

Kết cấu của truyện ngắn không chia thành nhiều tầng, nhiều tuyến mà

thường được xây dựng theo nguyên tắc tương phản hoặc liên tưởng. Bút pháp
trần thuật của truyện ngắn thường là chấm phá. Yếu tố quan trọng bậc nhất
trong truyện ngắn là những chi tiết cô đúc, có dung lượng lớn và lối hành văn
mang nhiều ẩn ý, tạo cho tác phẩm những chiều sâu chưa nói hết.
Về nguồn gốc và lịch sử phát triển của thể loại truyện ngắn, có thể thấy ở
phương Tây (Âu, Mỹ), thể loại truyện ngắn ra đời tương đối muộn so với các
thể loại khác, nó xuất hiện trên một tạp chí xuất bản đầu thế kỷ 19, phát triển
lên đến đỉnh cao nhờ những sáng tác xuất sắc của văn hào E.T.A. Hoffmann
và Anton Chekhov, sau đó trở thành một hình thức nghệ thuật lớn của văn học
thế kỷ 20.
Theo William Boyd, tìm hiểu nguồn gốc truyện ngắn là một vấn đề thú vị
không ai chứng minh được một cách rành rọt, nhưng quy trình này đã giúp
chúng ta lý giải được sức mạnh lạ lùng của truyện ngắn. Thể loại này tỏ ra
gần gũi và tự nhiên với chúng ta hơn những hình thức truyện kể dài hơi khác.
Nếu một câu chuyện diễn ra trong vài giờ liên tục, người nghe sẽ dần dà tản
mát đi, bởi không ai đủ kiên nhẫn chờ cho đến hồi kết. Nhưng truyện ngắn thì
lại diễn ra trong một thời gian ngắn và thường được kể một cách rất “chọn
lọc”. Tính thuyết phục của sự hư cấu của truyện ngắn nằm ở sự nhỏ gọn
nhưng đầy đủ của nghệ thuật trần thuật.
Trước đó, nghệ thuật trần thuật (kể chuyện) của truyện ngắn đã tồn tại
dưới hình thức truyền miệng dân gian, nhưng chỉ đến khi có sự xuất hiện
đông đảo của một tầng lớp độc giả biết đọc biết viết vào thế kỷ 19 ở phương
Tây, nhu cầu in ấn và phổ biến thể loại này bằng văn tự mới ra đời. Tuy
nhiên, cũng không có loại ấn phẩm nào đăng tải được những tác phẩm dài quá
5 trang sách. Sự giới hạn về kích cỡ này đã buộc các nhà văn phải “thu gọn”
tác phẩm của mình với khuôn khổ mà tờ báo cho phép, thường là một trang


14


báo. Độc giả cần truyện ngắn và nhà văn bỗng nhiên phát hiện ra mình có
thêm một thể loại văn học mới để chuyển tải ý đồ nghệ thuật. Không hề lững
chững lúc mới ra đời và cũng không cần phải mất hàng thế kỷ để hoàn thiện
và phát triển. Như ta đã thấy, chỉ trong khoảng thời gian từ đầu đến giữa thế
kỷ 19, Hawthorne, Poe và Turgenev đã có thể viết nên những truyện ngắn
kinh điển có sức sống đến tận hôm nay. Giữa thế kỷ 19, truyện ngắn đã hiện
rõ hình hài và cuối thế kỷ này truyện ngắn phát triển đến đỉnh cao hoàn mỹ
với những truyện ngắn vào loại bậc thầy của Anton Chekhov.
Ai là người có công khai sơn phá thạch của thể loại truyện ngắn? Có ý
kiến cho rằng công đầu là tác phẩm Chuyện mười ngày của Boccaccio
. Nhưng người ta còn băn khoăn khi muốn nói: “Đây là một truyện ngắn hiện
đại”. Nhiều người cho rằng đó là truyện ngắn The Two Drovers của Walter
Scott đăng trên một tờ báo của Canongate (Edinburgh, Scotland) năm 1827.
Đó là một điểm khởi đầu hợp lý, vì sau truyện ngắn này, tên tuổi
của Walter Scott vang dội khắp nơi, ảnh hưởng của ông không chỉ dừng lại ở
những nhà văn trong nước như GeorgeEliot và Thomas Hardy mà còn
tới Balzac (Pháp),
Pushkin và Turgenev (Nga), FenimoreCooper và Hawthorne (Mỹ).
Những nhà văn này tiếp tục để lại ảnh hưởng đến các cây bút về sau
như Flaubert, Maupassant, Chekhov, Poe và Melville… Như vậy, chúng ta đã
có thể lần tìm được dòng phát triển của truyện ngắn từ khởi nguồn của nó.
Tuy nhiên, là sau sự khởi động của Scott, giữa thế kỷ 19, truyện ngắn Anh
dường như biến mất trước sự thống trị của tiểu thuyết. Các nhà văn Pháp, Nga
và Mỹ dường như tận dụng thể loại này một cách nhanh chóng hơn. Chỉ đến
những năm 1880, với sự xuất hiện của Robert Louis Stevenson, người ta mới
thấy truyện ngắn hồi sinh lại ở Anh, kéo theo một dòng các nhà văn khác như
Wells, Bennett, James và Kipling .


15


Vì vậy, từ những góc nhìn khác, có thể cho rằng, truyện ngắn hiện
đại với hình hài và phẩm chất như hiện nay, là khởi đầu từ Mỹ. Một số ý kiến
coi Twice-Told Tales xuất bản năm 1837 của Nathaniel Hawthorne là điểm
bắt đầu. Khi Edgar Allan Poe đọc Hawthorne, ông đã có bài phân tích đầu
tiên về sự khác nhau giữa truyện ngắn và tiểu thuyết với định nghĩa, truyện
ngắn đơn giản là lối trần thuật khiến “độc giả có thể đọc liền một mạch”.
Herman Melville không thích viết truyện ngắn. Herman Melville từng
cho biết, ông viết thể loại này đơn thuần chỉ vì tiền, nhưng sự xuất hiện
của Benito Cereno và Bartleby the Scrivener của ông đã báo hiệu cho một
thời đại mới của thể loại truyện ngắn.
Turgenev cũng có truyện ngắn xuất bản vào những năm 1850 và đóng
góp lớn nhất của ông là đã khởi đầu cái dòng chảy mà Chekhov sẽ là người
kết thúc. Tại sao Anton Chekhov lại được tôn vinh là một bậc thầy của truyện
ngắn. Mọi câu trả lời có thể đều không đầy đủ nhưng ở một khía cạnh nào đó
có thể thấy, Chekhov với những kiệt tác ra đời vào những năm 1890 là người
đã mang đến cuộc cách mạng trong quá trình phát triển của thể loại truyện
ngắn bằng sự thay đổi phong cách trần thuật. Chekhov chính là người kết thúc
cho giai đoạn phát triển đầu tiên của truyện ngắn.Có lẽ, truyện ngắn viết
sau Chekhov đều bằng hình thức này hay hình thức khác “mang nợ” những
tác phẩm của ông. Khoảng 20 năm cuối thế kỷ 20, các nhà truyện ngắn trên
thế giới mới bắt đầu vượt thoát khỏi cái bóng của nhà văn Nga vĩ đại này.
Từ Chekhov đến đầu thế kỷ 20, truyện ngắn bước vào thời đại hoàng kim
của nó, đặc biệt là ở Mỹ. Việc xuất hiện các tạp chí xuất bản định kì dành cho
quần chúng và tầng lớp độc giả có học thuộc giới trung lưu trong nửa sau thế
kỉ 19 đã dẫn tới cuộc bùng nổ thể loại truyện ngắn kéo dài chừng một thế kỉ ở
Mĩ và Châu Âu.


16


Ở Trung Quốc và Nhật Bản, trước đây người ta vẫn coi truyện ngắn
thuộc thể loại tiểu thuyết, được gọi là “tiểu thuyết đoản thiên” để phân biệt
với loại tiểu thuyết chương hồi dài tập hay “tiểu thuyết trường thiên”.
Ở Việt Nam, truyện ngắn đầu tiên xuất hiện trên văn đàn là Sống chết
mặc bay của Phạm Duy Tốn(1881-1924), nhà văn xã hội tiên phong của nền
văn học mới Việt Nam hồi đầu thế kỷ 20. Trước khi trở thành một nhà văn,
nhà báo, ông từng là thông ngôn ở tòa Thống sứ Bắc Kỳ. Truyện ngắn
Sống chết mặc bay của ông được coi là truyện ngắn đầu tiên theo lối tây
phương của văn học Việt Nam. Ngoài tên thật Phạm Duy Tốn, ông còn viết
với các bút danh Ưu Thời Mẫn, Đông Phương Sóc, Thọ An. Sống chết mặc
bay được in trên báo Nam Phong tháng 12 năm 1918. Tác phẩm được giới
thiệu một cách ấn tượng với người đọc: Dưới tiêu đề chữ to MỘT LỐI VĂN
MỚI và lời giới thiệu đặc biệt của chủ báo Phạm Quỳnh, câu chuyện trải dài
suốt ba cột báo. Sống chết mặc bay được lấy cảm hứng từ chính những trải
nghiệm của Phạm Duy Tốn với trận lũ lịch sử ở Bắc Kì mà ông từng mô tả
trong bài báo nổi tiếng Hoạn nạn tương cứu, chứ không chỉ là sự sao chép
từ Le partie de billard của Alphonse Daudet. Sau truyện ngắn này, Phạm Duy
Tốn không viết truyện ngắn nữa nhưng trên văn đàn văn học Việt Nam hiện
đại đã xuất hiện nhiều nhà văn có tài và “có duyên” với thể loại văn học mới
mẻ này như: Vũ Trọng Phụng, Thạch Lam, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao,
v.v…
Khi nghiên cứu sự phát triển của những thể loại trong những thời kỳ lịch
sử khác nhau, M.B.Khrapchenco đã phát triển luận điểm của V.Bielinxki
“…nếu như có những tư tưởng của thời đại thì cũng có những hình thức của
thời đại”, ông lưu ý rằng, khi quan sát sự bộc lộ mối liên hệ với thời đại, với
hiện thực lịch sử của sự phát triển của những thể loại, chúng ta phải thấy rằng
sự phát triển các thể loại trong những thời kỳ lịch sử nhất định nằm trong mối



17

tương quan nhất định với sự phát triển những khuynh hướng nghệ thuật, và
cũng phải chú ý đến sự không đồng đều độc đáo của quá trình phát triển nghệ
thuật, nghĩa là trong khi một số thể loại này sống không lấy gì làm lâu thì
những thể loại khác, tuy có sự biến đổi cơ bản, lại chứa đựng nội dung xung
đột của những thời đại khác nhau.
Truyện ngắn - một thể loại mà nếu nhìn thuần túy hình thức bên ngoài
thì dường như nó không thay đổi, nhưng nếu nghĩ rằng nó phải chứa đựng nội
dung xung đột của những thời đại khác nhau thì ắt nó sẽ có biến đổi gì đây?
Rõ ràng, cái biến đổi cơ bản vừa nói trên đối với thể loại truyện ngắn, nó
thuộc về cấu trúc nội tại của thể loại này. Điều này phù hợp với luận điểm khá
thịnh hành hiện nay : về phương diện lịch sử, thể loại là một cấu trúc biến đổi.
Vậy thì ta hãy xem cái biến đổi ấy nó tuân thủ nguyên tắc nào để nó đủ sức
chứa đựng được những tư tưởng mới của thời đại mới. Trong lịch sử phát
triển của thể loại, bên cạnh việc xuất hiện những loại hình, thể loại mới, khái
niệm đổi mới sáng tạo của nghệ thuật bao hàm sự đạt tới một cách hoàn mỹ
của một loại hình, thể loại nào đó. Nói cách khác, mỗi loại hình, thể loại luôn
vận động để tự làm giàu mình đồng thời tác động qua lại lẫn nhau để đạt tới
sự hoàn mỹ cao hơn - trở thành những “khuôn vàng thước ngọc” của nghệ
thuật.
Mỗi loại hình, thể loại cần có tên gọi, khuôn mặt của nó. Có rất nhiều
định nghĩa về truyện ngắn. Victor Sawdon Pritchett (1900 - 1997) coi truyện
ngắn là “một điều gì đó thoáng trông thấy khi ta đi ngang”. Còn John
Updike thì nói: “Đấy là các tác phẩm dài vài ngàn từ, được viết trên cơ sở
kinh nghiệm trực tiếp của tôi hơn là tiểu thuyết: chúng chứa đựng những cuộc
phiêu lưu, những khó khăn, những giây phút khủng hoảng và niềm vui của
chính tôi”.
Với “diện mạo” của truyện ngắn, người ta dễ thống nhất ở quan niệm:



18

“Đối với truyện ngắn hay, có một vấn đề đặc biệt quan trọng, đó là bảo vệ
cho được tính xác định về mặt thể loại. Truyện ngắn cần phải cô đọng đến
mức cao nhất. Vấn đề số một đối với nó là vấn đề dung lượng - “tất cả trong
một”. Nhà văn có tài, có phẩm chất sáng tạo chính là người chấp nhận tự
nguyện và thoải mái những nguyên tắc sắt đá của thể loại. Trong quá trình
chấp nhận lề luật đó, chính là anh ta đã làm cho những nguyên tắc sắt đá đó
trở nên hoàn mỹ. Thể loại càng đẹp, càng tinh xảo, tư tưởng càng sâu sắc,
càng lớn lao.
Trong lịch sử phát triển lâu dài của nghệ thuật văn chương nhân loại, có
rất nhiều ví dụ về những nhà cách tân lớn mà bằng tài năng độc đáo của mình
đã đưa thể loại truyện ngắn đến những đỉnh cao rực rỡ của sự hoàn mỹ. Tính
cách tân của các thiên tài là làm phong phú, đa dạng thể loại đồng thời tiến tới
khẳng định những nguyên tắc cơ bản, những quy định ngặt nghèo và khắt khe
của sáng tạo nghệ thuật ở thể loại truyện ngắn.
Những cách tân, sáng tạo của các nhà văn bậc thầy về truyện ngắn đã
khẳng định rằng, truyện ngắn, về tạng chất của nó rất gần với thơ, thậm chí có
thể nói một cách không đến nỗi quá đáng rằng, truyện ngắn là một dạng cấu
trúc đặc biệt của thơ. Với ý nghĩa ấy, truyện ngắn có vị trí cao cả đặc biệt ở
ngay cả trong “bầu trời Thi ca” mà lâu nay thơ ca độc tôn.
Cần lưu ý rằng, cái nghĩa Thơ được nói đến ở đây cần được hiểu là chất
trữ tình sâu lắng của những trạng huống, của những tâm trạng nhân vật trong
truyện ngắn (chứ không phải là những sự uốn éo cầu kỳ trong câu văn, sự lòe
loẹt trong tả cảnh…), là sự cao đẹp của tư tưởng thẩm mỹ khả dĩ có sức mạnh
chắp cánh mà nâng cao tâm hồn người đọc thoát khỏi những sự níu kéo của
cái “trần tục” ở đời thường đặng vươn tới những ý tưởng đầy nhân văn và
sáng tạo. Với ý nghĩa ấy, chất thơ của truyện ngắn chính là cái tâm trong sáng
mà đầy nặng sự ưu thời mẫn thế của nhà văn.



19

Như vậy, khi đạt tới đỉnh cao sáng tạo, thơ và truyện ngắn đã gặp nhau
hòa thành đám mây ngũ sắc kỳ diệu Đây chính là đầu mối để ta lần tìm về đặc
trưng loại biệt của thể loại truyện ngắn. Bởi vì, chỉ có đứng ở nơi hội tụ của
sáng tạo nghệ thuật này, ta mới nhìn rõ những nguyên tắc sắt đá, những qui
luật vàng của thể loại truyện ngắn.
Tên gọi truyện ngắn đã thể hiện khá rõ diện mạo của nó : truyện ngắn thì
phải là truyện… ngắn! Không cần phải dùng lối chiết tự hoặc tìm tra cái ngữ
nghĩa xa xưa của thuật ngữ “truyện ngắn” như nhiều người đã làm, mà ta hãy
cứ nhìn vào phương thức tồn tại và cái hình hài ngắn gọn đến ngạc nhiên của
những truyện ngắn kiểu mẫu của các bậc thầy, sẽ có ngay được ý niệm cơ bản
khá chính xác về truyện ngắn : đó là một kỳ quan nghệ thuật bé nhỏ nhưng có
sức chấn động phi thường.
Một số người dựa vào chính cách tồn tại của truyện ngắn để giải thích
những đặc điểm của thể loại. Đây là một hướng tiếp cận tốt. Bởi vì từ khi ra
đời cho đến nay (truyện ngắn hình thành gắn liền với sự ra đời của báo chí),
truyện ngắn ngày càng khẳng định rõ chức năng của nó ở cả hai phương diện
báo chí và văn chương. Môi trường sống của truyện ngắn là báo chí, nhưng
tính chất của nó là một tác phẩm văn chương. Báo chí qui định cho truyện
ngắn một hình thức - khuôn khổ ngắn gọn. Tính chất văn chương đòi hỏi
truyện ngắn phải đạt tới một tác phẩm nghệ thuật có cấu trúc hoàn chỉnh - một
chỉnh thể thẩm mỹ. Những truyện ngắn nào còn nặng về tính chất ghi chép,
phóng sự và sức khái quát yếu là do chưa thoát ra khỏi vòng cương tỏa của cái
môi trường báo chí. Cũng là cái hạt mầm được gieo trên mảnh đất báo chí”
ấy, nhưng truyện ngắn phải phát triển thành một loài cây đặc biệt, khác hẳn
với những “vườn cây báo chí”, nó phải vươn tới tầm cao của sự sáng tạo nghệ
thuật để tạo nên một thế giới khác : thế giới nghệ thuật văn chương.

Truyện ngắn là một thể loại văn học. Nó thường là các câu chuyện được


20

kể bằng văn xuôi và có xu hướng ngắn gọn, súc tích và hàm nghĩa hơn các
câu chuyện dài như tiểu thuyết. Thông thường truyện ngắn có độ dài chỉ từ
vài dòng đến vài chục trang, trong khi đó tiểu thuyết rất khó dừng lại ở con số
đó. Vì thế, tình huống truyện luôn là vấn đề quan trọng bậc nhất của nghệ
thuật truyện ngắn.
Truyện ngắn thường chỉ tập trung vào một tình huống, một chủ đề nhất
định. Trong khi đó, tiểu thuyết chứa được nhiều vấn đề, phủ sóng được một
diện rộng lớn của đời sống. Do đó, truyện ngắn thường hết sức hạn chế về
nhân vật, thời gian và không gian trong truyện ngắn cũng không trải dài như
tiểu thuyết. Đôi khi truyện ngắn chỉ là một khoảnh khắc của cuộc sống. Ví dụ
một truyện ngắn kể về Nhà chứa Tellier của Maupassant thời gian chỉ 24 giờ;
Lời phán quyết của Kafka chỉ xảy ra trong vài tiếng.
Paul Bourget, nhà phê bình Pháp thế kỷ 20 có nhận định về hai thể loại
trên, qua đó cũng giải thích phần nào về sự chênh lệnh số trang của chúng:
“Phong cách của truyện ngắn và của tiểu thuyết rất khác nhau. Phong cách
của truyện ngắn là thuộc về tình tiết. Cái tình tiết mà truyện ngắn dự định diễn
tả, truyện ngắn đã tách nó ra, làm cô lập nó lại. Các tình tiết mà cả dãy đã làm
nên đối tượng của tiểu thuyết, tiểu thuyết đã làm ngưng kết chúng, nối chúng
lại với nhau. Tiểu thuyết tiến hành thông qua các triển khai, còn truyện ngắn
thông qua sự tập trung... Truyện ngắn là độc tấu. Tiểu thuyết là giao hưởng”.
Như vậy, thông thường tiểu thuyết phải dài hơn truyện ngắn. Song không phải
bất cứ một tác phẩm dài nào cũng là tiểu thuyết. Phần quan trọng để được gọi
là tiểu thuyết còn ở cấu trúc của nó. Có hai cách để phân biệt truyện ngắn hay
tiểu thuyết đó là có thể căn cứ theo số trang mà truyện có thể in ra và căn cứ
theo cách viết của cả truyện: Tiểu thuyết hay truyện dài thì cứ triền miên theo

thời gian, đôi khi có quăng hồi ức trở ngược lại. Truyện ngắn thì gây cho
người đọc một cái nút, một khúc mắc cần giải đáp. Cái nút đó càng ngày càng


21

thắt lại đến đỉnh điểm thì đột ngột cởi tung ra, khiến người đọc hả hê, hết băn
khoăn.
Viết và đọc truyện ngắn tạo ra trong ta cảm giác khác hẳn với viết và đọc
tiểu thuyết. Trước hết đấy là quan hệ giữa cô đọng và mở rộng. Tiểu thuyết,
dù có cô đọng đến đâu, phải hàm chứa khả năng phân nhánh và kéo dài, nếu
không nói là đến vô cùng tận. Truyện ngắn thì ngược lại, phải súc tích và
ngắn. Dĩ nhiên đây không phải là chuyện dài ngắn đơn thuần, vì một truyện
ngắn mười hai trang có thể chứa đựng nhiều ý nghĩa hơn là một cuốn tiểu
thuyết bốn trăm trang. Chúng ta đang nói đến một phạm trù khác của các tác
phẩm hư cấu nói chung. Truyện ngắn cũng chứa đựng tất cả các nguồn lực y
như tiểu thuyết: ngôn ngữ, nội dung, nhân vật và phong cách. Tiểu thuyết gia
có thể sử dụng phương tiện nghệ thuật nào thì nhà văn viết truyện ngắn cũng
có thể sử dụng các phương tiện đó. Một so sánh tương đối thịnh hành khác
giữa tiểu thuyết và truyện ngắn: anh hùng ca và bản tình ca đưa ta đến gần với
bản chất của vấn đề hơn. Có thể nói truyện ngắn là bản tình ca viết bằng văn
xuôi, còn tiểu thuyết thì là bản anh hùng ca văn xuôi.
Không ai máy móc qui định truyện ngắn phải bao nhiêu chữ, nhưng
khuôn khổ báo chí đã hình thành nên một diện mạo tương đối định hình đối
với truyện ngắn: từ ba đến năm ngàn chữ. Điều cần chú ý ở đây là: cái vỏ hình
thức bên ngoài khá định hình của thể loại truyện ngắn đã buộc nó phải tạo nên
sự biến đổi của cấu trúc nội tại, đó là sự vận động phát triển đi từ cái cá biệt
đến cái chung, từ cụ thể hóa đến khái quát hóa, tức là quá trình điển hình hóa
của nghệ thuật văn chương. Đó chính là sự cách tân, đổi mới, sáng tạo của thể
loại truyện ngắn. Sự khác biệt của truyện ngắn đối với truyện dài, tiểu thuyết

không phải chỉ ở độ dài ngắn. Yếu tố mới lạ của truyện ngắn là phải tạo nên
được sự cuốn hút đối với người đọc vào những sự kiện đang diễn ra một cách
đầy biến động của cả đời thường và những chuyện lớn lao của thời đại. Điều


22

cần nhấn mạnh là, yếu tố mới lạ đó là sự xâu chuỗi cái đời thường và những
cái lớn lao thành một cấu trúc nghệ thuật hoàn chỉnh đặc biệt ngắn gọn, cô
đọng của truyện ngắn khiến cho cái cụ thể và cái trừu tượng, cái cá biệt và cái
điển hình ở truyện ngắn khác hẳn tiểu thuyết: nó hòa vào nhau và dường như
là một để tạo nên sức cuốn hút mạnh mẽ ở người đọc - đọc liền một mạch.
Chính ở cách đọc truyện ngắn này, một lần nữa cho ta thấy cái phẩm chất gắn
bó với thơ của nó: mạch cảm hứng không đứt đoạn và truyện ngắn nào hay là
những truyện ngắn cấu trúc theo một cái tứ độc đáo như của tứ thơ vậy.
Ngắn ở truyện ngắn đồng nghĩa với cô đọng, tinh chất - nhìn vào đó có
thể thấy cuộc sống hiện ra với đủ sắc màu của nó. Sự thách đố ở đây là ai viết
được ngắn gọn nhất. Lep Tonxtoi nói: “Tôi không có thời gian để viết
ngắn!”. Còn A. Tsekhop nói: “Để có một truyện ngắn tốt, trong truyện đó,
không có cái gì được thừa, cũng y như trên boong tàu quân sự, ở đó tất cả đâu
vào đấy, không có gì được thừa, truyện ngắn cũng vậy. Nghệ thuật viết, nói
cho đúng ra, không phải ở chỗ viết như thế nào, mà là nghệ thuật vứt bỏ đi
những gì dở kém như thế nào”…
Và A.Tsekhop đã rất trung thành với những nguyên tắc đó của nghệ thuật
viết truyện ngắn. Ông cố gắng viết thật ngắn, nhưng truyện của ông nồng ấm
hơi thở đời sống, bao quát những vấn đề cơ bản của xã hội và vang lên âm
hưởng sử thi quyến rũ. Sự sáng tạo của A.Tsekhop khiến ta ngạc nghiên chính
là kết cấu chặt chẽ, ngắn gọn và có vẻ đẹp thanh tú, giản dị đến tuyệt vời. Đó
là sự ngắn gọn, giản dị của thiên tài. Tomat Man nói:”Sự ngắn gọn của
Tsekhop là sự ngắn gọn tráng lệ”. Còn Trifnov nói: “Truyện ngắn của

Tsekhop (những truyện ngắn hay nhất) chính là những tiểu thuyết được tài
năng ghê gớm của ông cô gọn lại”. Và, từ những truyện ngắn mẫu mực của
Tsekhop, Trifnov đã đi đến khẳng định đặc trưng của thể loại truyện ngắn: Về
khả năng bao quát cuộc sống, truyện ngắn và tiểu thuyết bình đẳng với


23

nhau… Một anh hùng ca dày dặn và một truyện ngắn bốn, năm trang có thể
xếp vào cùng một diễn đàn”. Ý kiến này dường như có vẻ cao hứng và cường
điệu. Song, với bàn tay sáng tạo kỳ diệu của thiên tài, sức mạnh của thể loại là
không có giới hạn.
Đến đây, có thể nói, truyện ngắn vừa là dạng thức đặc biệt của thơ, vừa là
tiểu thuyết được cô gọn lại - dạng thức độc đáo của tiểu thuyết.Với ý nghĩa
này, nếu nói truyện ngắn là thể loại văn học khó nhất là hoàn toàn có cơ sở. Ở
truyện ngắn, mỗi câu chữ, mỗi dấu chấm phảy đều phải được chọn lọc tới
mức tinh xảo, hoàn mỹ. Ngôn ngữ của truyện ngắn phải là thứ ngôn ngữ kim
cương tuân theo những “Quy luật vàng” khắc nghiệt. Cho nên ta sẽ dễ dàng
tìm thấy không ít những ý kiến về đặc trưng của thể loại truyện ngắn gần với
quan niệm trên. Chẳng hạn như: “Trong các thể loại văn chương, truyện ngắn
đóng vai trò hổ báo trong đại gia đình các loài vật. Ở loài thú dữ này, không
được có chút mỡ thừa dính vào mọi cơ bắp, nếu không chúng không thể săn
mồi được. Ngắn gọn là qui luật của việc cấu tạo truyện ngắn. Nhờ có khả
năng phản ánh hành động một cách ngắn gọn, truyện ngắn có khi còn có thể
đạt tới trình độ anh hùng ca và đó là cả một bí mật của nó” (Hoan Bốtsơ - nhà
văn Đức); “Truyện ngắn là một thứ giọt nước mà không có nó không thể có
đại dương . Theo tôi hiểu toàn bộ truyện ngắn là một tấm thảm lớn lao về cả
thời đại. Với những mảnh tưởng như rất nhỏ bé, nó góp phần tạo nên cả tấm
chân dung hoàn chỉnh. Truyện ngắn giống như tranh khắc gỗ, lao động nghệ
thuật ở đây đòi hỏi chặt chẽ, cô đọng, các phương tiện phải được tính toán

một cách tinh tế, nét vẽ phải chính xác. Đây là một công việc vô cùng tinh tế.
Xoay xỏa trên một mảnh đất chật hẹp, chính đó là chỗ làm cho truyện ngắn
phân biệt với các thể loại khác” (Ts. Aitmatốp) , v.v…
A. Tônxtôi nhận định: truyện ngắn là một trong những thể tài văn học
khó nhất. Về nội dung cũng như về tư tưởng, nó không khác gì tiểu


24

thuyết…chỉ có điều do ngắn nên khó hơn…Truyện ngắn đòi hỏi một công
phu lao động lớn. Đây là chỗ đánh dấu trình độ nghệ thuật một nền văn
học”. William Faulkner mặc dù đã có 8 cuốn tiểu thuyết nổi tiếng song cũng
phải thừa nhận rằng viết truyện ngắn còn khó hơn viết tiểu thuyết và ông chỉ
viết được hai tập truyện ngắn.
Angus Wilson từng nói: “Trong nhận thức của tôi thì truyện ngắn và kịch
tương đối gần nhau. Bạn xác định một thời khắc và cho câu chuyện phát triển
từ đấy trở đi, không có chuyện quay lui”. Mỗi nhà văn một quan niệm: những
khoảnh khắc thăng hoa trong đời sống thường nhật; có dấu nét tự sự bên dưới;
vấn đề kết cấu và xu hướng. Tôi có thể dẫn ra nhiều định nghĩa khác nữa, có
cái mâu thuẫn, có cái quá cường điệu, nhưng tất cả đều rất thuyết phục theo
cách riêng của mình. Nếu ngôi nhà của văn xuôi có nhiều cửa sổ thì ngôi nhà
của truyện ngắn cũng có nhiều cửa sổ không kém…Dù sao mặc lòng, truyện
ngắn lôi cuốn tôi vì tính đa dạng, khả năng thể hiện những giọng điệu khác
nhau, cấu trúc khác nhau, phong cách và hiệu ứng nghệ thuật khác nhau”.
Nói về tương lai của thể loại truyện ngắn, William Boyd viết: “Tôi cho
rằng người đọc truyện ngắn vẫn cứ mãi còn bởi một nguyên nhân khác nữa.
Nếu tinh thần của thời đại đang có ảnh hưởng đến thị hiếu thì đấy có thể là
dấu hiệu rằng chúng ta đang tiến dần đến việc lựa chọn những hình thức nghệ
thuật cô đọng hơn”
1.2. Quá trình sáng tác của Đỗ Bích Thúy

Đỗ Bích Thúy sinh ngày 13 tháng 4 năm 1975 tại Hà Giang. Chị sinh ra
và lớn lên ở vùng núi Tây Bắc của Tổ quốc, có thể nói Hà Giang là nơi hội tụ
nhiều nếp sống cũng như nét văn hóa đặc trưng của đồng bào dân tộc miền
núi. Với địa danh ấy, khung cảnh núi rừng Tây Bắc đã đi vào trang thơ, trang
văn của nhiều nhà văn, nhà thơ và chị là thế hệ lớn lên, trưởng thành khi đất
nước đã hòa bình. Cái điều thường nhật của cuộc sống nơi núi rừng ấy thời


25

bình ắt hẳn sẽ có nhiều điều mới, điều khác khi các bậc tiền bối trong giới văn
chương thời chiến đã khai thác, con người sống trong hòa bình thì lại đối mặt
với nhiều điều trăn trở, phức tạp khác của cuộc sống. Tìm hiểu về Đỗ Bích
Thúy thì thấy rằng, cuộc đời văn chương của chị không phải là một đường
thẳng xuyên suốt mà đầy sự biến động. Con đường ấy tuy không dài nhưng
nhiều bước chuyển mình.
Đỗ Bích Thúy đến với văn chương khi tuổi đời còn rất trẻ (19 tuổi) với
tác phẩm đầu tay là Chuỗi hạt cườm màu xám và đã để lại ấn tượng không
nhỏ trong lòng người đọc.
Tuổi trẻ của Đỗ Bích Thúy cũng như bao cô gái mới lớn khác, chị đã có
rất nhiều dự định và mơ ước trong sáng, đó là trở thành một cô giáo để có thể
trở về cống hiến cho miền đất đã sinh ra và nuôi chị khôn lớn. Tuy nhiên,
không phải mơ ước cũng như ý định nào cũng thành hiện thực, bởi không rõ
nguyên do gì mà Đỗ Bích Thúy lại học về Tài chính kế toán và sau đó chị
công tác cho báo Hà Giang với vai trò là kế toán. Nhưng có lẽ, với nghệ thuật
đều phải có duyên thì mới làm được, nơi chị công tác lại là môi trường lý
tưởng cho niềm đam mê cũng như tài năng của chị được tỏa sáng và từ một
nữ kế toán chị chuyển sang lĩnh vực viết và làm báo. Thời gian làm việc cho
báo Hà Giang không nhiều nhưng với bốn năm ấy là thời gian chị lăn lộn với
nghề báo, phải trèo đèo lội suối, đi vào những thung lũng sâu, bản xa lấy tư

liệu đã giúp cho Đỗ Bích Thúy hiểu sâu sắc hơn về cuộc sống con người. Và
sau đó chị học tiếp lên đại học tại Hà Nội, với những tháng ngày miệt mài học
hành chị mong mỏi có thêm nhiều kiến thức về phục vụ cho công tác làm báo
sau này của mình, đồng thời sống trong môi trường sinh viên xa nhà, thiếu
thốn nhiều thứ chị lại xa gia đình, Đỗ Bích Thúy luôn đau đáu nhớ về quê
hương – nơi có bố mẹ, anh chị em và bạn bè. Đó cũng là nguồn cảm hứng để
ngòi bút lại thôi thúc chị viết, chị viết trong môi trường không gian chật hẹp


×