Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
LƢƠNG VĂN THÀNH
TỔ CHỨC TỰ SỰ TRONG TRUYỆN NGẮN
CỦA ĐỖ BÍCH THUÝ
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN
THÁI NGUYÊN, NĂM 2012
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
LƢƠNG VĂN THÀNH
TỔ CHỨC TỰ SỰ TRONG TRUYỆN NGẮN
CỦA ĐỖ BÍCH THUÝ
CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM
MÃ SỐ: 60.22.34
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Đăng Điệp
THÁI NGUYÊN, NĂM 2012
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi.
Các nội dung nêu trong luận văn là kết quả làm việc của tôi và chưa
được công bố trong bất cứ một công trình nào khác.
Thái Nguyên, tháng 8 năm 2012
Tác giả luận văn
Lƣơng Văn Thành
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ii
LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, cán bộ khoa Ngữ văn,
Phòng quản lý và Đào tạo sau đại học trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên
– Đại học Thái Nguyên đã dạy dỗ, tạo điều kiện cho em học tập.
Đặc biệt, em xin trân trọng cảm ơn PGS. TS Nguyễn Đăng Điệp, người
trong suốt thời gian qua đã tận tình giúp đỡ và động viên để em hoàn thành
luận văn này.
Lời cuối cùng, tôi xin cảm ơn những người thân trong gia đình đã hỗ trợ,
động viên và cùng tôi vượt qua bao khó khăn trong quá trình vừa làm vừa học.
Thái Nguyên, tháng 8 năm 2012
Tác giả luận văn
Lƣơng Văn Thành
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
iii
MỤC LỤC
Trang
Trang bìa phụ
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 7
Chƣơng 1. QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT CỦA ĐỖ BÍCH THÚY 7
1.1. Những chuyển đổi về tư duy nghệ thuật trong Văn học Việt Nam
đương đại 7
1.2. Đề tài miền núi và sự xuất hiện của Đỗ Bích Thúy 11
1.2.1. Giai đoạn 1945 – 1975 11
1.2.2. Giai đoạn sau 1975 21
1.3. Quan niệm về văn chương của Đỗ Bích Thúy. 27
Chƣơng 2. CỐT TRUYỆN VÀ NHÂN VẬT 31
2.1. Tổ chức cốt truyện 31
2.1.1. Quan niệm về cốt truyện 31
2.1.2. Các kiểu cốt truyện trong sáng tác của Đỗ Bích Thúy 44
2.2. Nhân vật 50
2.2.1.Khái niệm về nhân vật 50
2.2.2. Các kiểu nhân vật 54
2.2.3 Nghệ thuật xây dựng nhân vật. 65
Chƣơng 3. TỔ CHỨC TRẦN THUẬT 69
3.1. Tổ chức điểm nhìn 69
3.2. Ngôn ngữ 71
3.3. Giọng điệu. 78
PHẦN KẾT LUẬN 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO 86
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Tự sự học là một ngành nghiên cứu còn non trẻ, định hình từ
những năm 1960 – 1970 ở Pháp nhưng đã nhanh tróng trở thành một trong
những lĩnh vực học thuật được quan tâm phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới. Ở
Việt Nam, các công trình về tự sự học đã xuất hiện, tuy nhiên công trình
chuyên sâu và dày dặn vẫn còn hiếm.
1.2. Tự sự học vốn là một nhánh của thi pháp học hiện đại, hiểu theo
nghĩa rộng nghiên cứu cấu trúc của văn bản tự sự và các vấn đề liên quan hay
nói cách khác là nghiên cứu đặc điểm nghệ thuật trần thuật của văn bản tự sự.
Vì thế, tiếp cận truyện ngắn trên từ phương diện tổ chức tự sự là hướng tiếp
cận từ góc độ thi pháp.
1.3. Nhà văn Đỗ Bích Thúy tuy mới xuất hiện trên văn đàn, trên dưới
10 năm sáng tác, đã tạo được khá nhiều dư luận. Giọng văn ấn tượng và tài
năng nghệ thuật của chị được khẳng định bằng nhiều giải thưởng quan trọng
là ngay từ những sáng tác đầu tay.
Chùm truyện ngắn Sau những mùa trăng, Đêm cá nổi, Ngải đắng ở
trên núi đoạt giải Nhất cuộc thi truyện ngắn Tạp chí Văn nghệ Quân đội 1998
– 2000. Tiểu thuyết Bóng cây sồi đoạt giải C trong cuộc thi sáng tác văn học
tuổi trẻ 2003 – 2004 do nhà xuất bản Thanh niên và tuần báo Văn nghệ tổ
chức. Truyện ngắn Tiếng đàn môi sau bờ rào đá được đạo diễn Ngô Quang
Hải chuyển thể thành công tác phẩm điện ảnh Chuyện của Pao – Tác phẩm
đoạt giải cánh diều vàng 2005 của Hội điện ảnh Việt Nam. Những thử nghiệm
của chị gần đây trong lĩnh vực sân khấu cũng đã đạt được nhiều hứa hẹn và
thành công. Tác phẩm của chị hấp dẫn người đọc, bởi Đỗ Bích Thúy có cách
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
kể chuyện chân thực, hóm hỉnh và cách miêu tả tài tình, cách thể hiện nhân
vật một cách sống động và biết quan tâm tới những số phận, những niềm vui,
nỗi buồn… của mọi người trong cuộc sống đời thường.
Chính vì vậy tiếp cận truyện ngắn từ phương diện tổ chức tự sự là một
hướng tiếp cận khoa học sẽ giúp chúng ta thấy được những đặc sắc trong
truyện ngắn của Đỗ Bích Thúy, đồng thời cũng góp phần khẳng định những
đóng góp của chị đối với diện mạo nền văn học Việt Nam đương đại.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Đánh giá chung và những sáng tác của Đỗ Bích Thúy
Trước thực trạng phát triển văn học hiện nay, rất nhiều cây bút trước
sức ép của nền kinh tế thị trường phải chạy theo những mảng đề tài nóng,
những vấn đề thời thượng thì sự lặng lẽ chuyên tâm, tình yêu dành cho miền
núi như nhà văn Đỗ Bích Thúy là vô cùng đáng quý. Đề tài chị khai thác là
thiên nhiên, con người miền núi, với những vẻ đẹp hoang sơ huyền bí và con
người với những phong tục, tập tục và hủ tục. Chị đã khá thành công với
mảng đề tài này, mặc dù đề tài này trước đó Tô Hoài, Nguyên Ngọc, Ma Văn
Kháng…họ đã rất thành công. Trong những sáng tác của Đỗ Bích Thúy với
những tập truyện ngắn Sau những mùa trăng, Những buổi chiều ngang qua
cuộc đời, Tiếng đàn môi sau bờ rào đá đã đạt giải cao trong các cuộc thi
truyện ngắn gần đây của các báo và tạp chí Văn nghệ Quân đội, Sông
Hương… đã ghi nhận tài năng của chị. Qua những cuộc thi vừa là dịp dành
cho Đỗ Bích Thúy và các cây bút trẻ thử sức, thi thố tài năng, vừa là dịp cho
chúng ta thấy bộ mặt nông thôn mới, đô thị mới, miền núi mới với bao nhiêu
sự khác lạ, phức tạp bề bộn, trăn trở, bao điều mà văn học giai đoạn trước ít
có điều kiện đề cập tới.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
2.2. Đánh giá về truyện ngắn của Đỗ Bích Thúy
Trong quá trình quan sát “truyện ngắn hôm nay”, Bùi Việt Thắng nhận
thấy: “ văn học đương đại Việt Nam mang gương mặt nữ” [46]. Thực tế sáng
tác và từ các cuộc thi trên Tuần báo, Tạp chí Văn nghệ Quân đội đã cho thấy
điều đó. Sau một số nhà văn như Phạm Thị Minh Thư, Nguyễn Thị Thu Huệ,
Trần Thanh Hà là Đỗ Bích Thúy liên tục giành giải thưởng cao quý nhất cuộc
thi truyện ngắn trên Tạp chí Văn nghệ Quân đội. Nhà văn Chu Lai đánh giá
cao về Đỗ Bích Thúy. Theo ông, thành công của Đỗ Bích Thúy là mang đến
cho người đọc một “món ăn lạ”, khiến họ được sống trong một mảnh đất lạ
mà “tất cả được miêu tả dịu nhẹ, chênh vênh, chấm phá, không dài dòng,
không đa ngôn”. Ông cũng cho rằng: “chất bình dị, xôn xao, chân thật không
chỉ là tiêu chí trong các cuộc thi văn của Tạp chí mà còn là đặc trưng của nền
văn học”[22]. Cũng chính yếu tố đó làm nên cái duyên và sức gợi của nhà văn
trẻ Đỗ Bích Thúy. Chu Lai cũng chỉ ra những nhược điểm của tập truyện Sau
những mùa trăng là sự thử nghiệm sang mảng đề tài khác còn vụng về, gượng
gạo (Sông còn chảy mãi, Phía sau kí ức). Những tìm tòi trong cách thể hiện
của Đỗ Bích Thúy (cảm hứng giọng điệu, cốt truyện…) được Chu Lai ghi
nhận bước đầu.
Trong lời giới thiệu tập truyện ngắn Những buổi chiều ngang qua cuộc
đời, Nguyễn Hòa khẳng định “trong vài năm trở lại đây, số các cây bút trẻ
viết về đề tài dân tộc và miền núi không nhiều và Đỗ Bích Thúy là một người
thành công trong số it đó”.
Sự vững vàng của cây bút nữ gắn bó với mảnh đất Hà Giang một lần
nữa đượ Lê Thành Nghị khẳng định qua lời giới thiệu tập truyện Tiếng đàn
môi sau bờ rào đá: “Khát vọng về hạnh phúc, những tâm sự cháy bỏng về lẽ
sống, ý thức về những ngày hiện tại ở một vùng đất độc đáo, đầy kỉ niệm đã
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
tạo ra trong ngòi bút của Đỗ Bích Thúy niềm xúc động chân thành, chảy dào
dạt trên trang viết”. Với những gì Đỗ Bích Thúy đã, đang và sẽ viết, chúng ta
có quyền nghĩ đến “một ngày chị sẽ trở thành một cây bút thực sự trưởng
thành của văn xuôi Việt Nam hiện đại” [33].
Đọc Tiếng đàn môi sau bờ rào đá, Nguyễn Phương Liên nhận thấy
“Tất cả những truyện ngắn chị đều viết về cuộc sống và con người nơi mảnh
đất chôn nhau cắt rốn của mình. Nét độc đáo, vẻ đẹp đời sống tâm hồn,
chiều sâu tâm linh của người dân tộc thiểu số được chị thể hiện đơn giản mà
sâu sắc” [23]
Đi một chặng đường dài từ Hà Giang về Hà Nội, mấy năm đã qua, chị
vẫn là một cô gái nông thôn chất phác với những cử chỉ chậm rãi, một “con
trăng trong rừng ngải đắng”. Đoạt không ít giải thưởng văn xuôi, những tác
phẩm của Đỗ Bích Thúy khiến người ta phải nao lòng bởi sự gắn bó bền bỉ,
da diết với miền sơn cước”.[10]
Trong không khí đổi mới văn chương mạnh mẽ có thể thấy rằng lối viết
của Đỗ Bích Thúy không mới, không hiện đại, không cách tân, chị viết trung
thành với quan niệm của riêng mình bởi chị quan niệm: “nếu mới mà làm
người đọc thất vọng thì thà làm cũ còn hơn”. Lối viết truyền thống và sự
“chung thủy với cây hương, bếp lửa quê mình” chị tạo nên một không khí
văn chương đích thực trên mỗi trang viết. Với chị, điều quan trọng nhất ở mỗi
nhà văn chính là ở chỗ “anh ta luôn sống hết mình, viết hết mình và viết
những gì mình có, mình đau đớn vì nó, không vay mượn, cố gắng” [58].
Ngoài thể loại truyện ngắn, hình ảnh Đỗ Bích Thúy còn đa dạng hơn trong đôi
mắt độc giả khi chị mạnh dạn thử sức và khá thành công ở lĩnh vực khác như
kí, tiểu thuyết, kịch bản sân khấu, kịch bản phim. Các bài viết của Nguyễn
Thị Thu Hiền, Bình Nguyên Trang, Nguyễn Hoàng Linh Giang, Phong Điệp
…đã ghi nhận những nỗ lực tìm tòi của Đỗ Bích Thúy ở hướng đi mới này.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Nói đến tổ chức tự sự là nói đến việc tìm hiểu
tác phẩm trên nhiều phương diện, khía cạnh khác nhau trong luận văn này chỉ
xin đề cập đến những khía cạnh nổi bật như: Quan niệm nghệ thuật của tác
giả, cốt truyện và nhân vật, tổ chức trần thuật.
Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập chung khảo sát một số tập truyện
ngắn sau:
1. Sau những mùa trăng – Đỗ Bích Thúy(2001), Nxb Quân đội Nhân dân.
2. Những buổi chiều ngang qua cuộc đời – Đỗ Bích Thúy(2002), Nxb
Thanh niên.
3. Tiếng đàn môi sau bờ rào đá – Đỗ Bích Thúy(2005), Nxb Công an
Nhân dân.
Để có cái nhìn toàn diện, phong phú, luận văn sẽ khảo sát theo những
sáng tác của các nhà văn Nguyễn Ngọc Tư, Võ Thị Hảo, Nguyễn Thị Thu
Huệ …, để chọn ra đặc sắc của Đỗ Bích Thúy trong nghệ thuật tổ chức tự sự.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi vận dụng các phương pháp chủ
yếu sau:
4.1. Phương pháp tổ chức hệ thống
4.2. Phương pháp phân tích tổng hợp
4.3. Phương pháp khảo sát thống kê
4.4. Phương pháp so sánh
5. Đóng góp của luận văn
5.1. Về mặt lí luận
Vân dụng lý thuyết tự sự học và nghiên cứu một tác giả cụ thể để khẳng
định trên sự ứng dụng của tự sự học trong nghiên cứu văn học.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
5.2. Về mặt thực tiễn
Góp phần khám phá, phát hiện những đóng góp mới mẻ, độc đáo trong
việc tiếp cận hiện thực đời sống và có những đánh giá thỏa đáng về sáng tác
của nhà văn Đỗ Bích Thúy.
Góp thêm tư liệu tham khảo cho các bạn sinh viên, cho những ai quan
tâm đến đề tài này và đặc biệt quan tâm đến sáng tác của Đỗ Bích Thúy.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phần nội dung chính của luận văn gồm
có 3 chương:
Chƣơng 1: Quan niệm nghệ thuật của Đỗ Bích Thúy.
Chƣơng 2: Cốt truyện và nhân vật.
Chƣơng 3: Tổ chức trần thuật.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
NỘI DUNG
Chƣơng 1
QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT CỦA ĐỖ BÍCH THÚY
1.1. Những chuyển đổi về tƣ duy nghệ thuật trong Văn học Việt
Nam đƣơng đại
Chiến thắng năm 1975 là một dấu mốc lớn trong lịch sử dân tộc. Tuy
không thật trùng khít với những mốc lịch sử, nhưng mỗi bước chuyển lớn của
lịch sử đều tạo nên những chuyển động, đều để lại những dấu ấn trong đời
sống văn học. Do vậy, có thể thấy, từ sau 1975, văn học đã có những chuyển
đổi mang ý nghĩa một sự chuyển bị, một giai đoạn “bản lề” để đi tới công
cuộc đổi mới toàn diện, sâu sắc toàn bộ với sự đổi mới của đất nước từ sau
1986. Tuy nhiên, để có được tư duy nghệ thuật trong văn học mới là cả một
hành trình với nhiều “vấp váp và trả giá” (Nguyên Ngọc) với những đóng góp
âm thầm nhưng “quả quyết” của nhiều thế hệ nhà văn. Có thể chú trọng đến
những đóng góp của một số cây bút văn xuôi vào sự đổi mới tư duy nghệ
thuật trong văn học Việt Nam đương đại.
Ngay từ trước 1975, bằng sự mẫn cảm và tài năng, một số cây bút đã
sớm nhận ra sự bất cập và khoảng cách của văn học với đời sống. Biết đó là
khoảng cách khó tránh và khó vượt trong hoàn cảnh chiến tranh, khi mà mọi
nỗ lực của văn học đang phải dồn vào mục tiêu gần như duy nhất “chiến đấu
cho quyền sống của cả dân tộc”, nhưng các nhà văn vẫn âm thầm nuôi khát
vọng, âm thầm dự cảm về một sự đổi mới tất yếu về tư duy nghệ thuật của
văn học. Nguyễn Minh Châu là một trong những số ít cây bút mẫn cảm có
bản lĩnh và tài năng đó. Ngay khi đang viết những trang Dấu chân người lính
hào sảng, ông đã cảm nhận khá sâu sắc sự “bất lực” của văn học. Trong hình
dung của ông hiện thực đời sống như “một cánh rừng già chưa khai phá” với
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
biết bao “những vấn đề còn ẩn náu”. Ngay từ thời điểm đó, Nguyễn Minh
Châu đã lặng lẽ suy ngẫm và đúc kết được những điều sau này đã trở thành
những vấn đề thiết cốt của đổi mới tư duy nghệ thuật, đổi mới văn học. Theo
ông, người cầm bút không những không được phép biến những “cánh rừng
già của đời sống” thành những vườn cây xanh, biến những “trái núi” cuộc đời
thành những hòn “non bộ” xinh xẻo mà cao sâu hơn, văn học phải “là cái điều
chiêm nghiệm có triết học của cả một đời người viết văn”; văn học phải thâm
nhập sâu vào “vương quốc tình đời”, phải “đào sâu cho đến cùng đáy cái thật
chứa đầy bí ẩn, đầy nỗi niềm nguồng cơn của con người”… Nói theo Bakhtin
là “đi tìm con người bên trong con người”. Tất nhiên trong hoàn cảnh chiến
tranh, những ý tưởng, những khắc khoải đó vẫn mới chỉ được âm thầm ấp ủ
trong suy ngẫm của nhà văn. Tuy nhiên, ý thức ấy ít nhiều đã để lại dấu ấn
trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu với những “âm trầm nốt lặng”, có gì
như “lạc giọng” với văn học một thời.
Sau 1975, hoàn cảnh đất nước thay đổi. “Từ cuộc chiến đấu cho quyền
sống của cả dân tộc” văn học phải tham gia vào “cuộc chiến đấu cho quyền
sống của từng con người” một cuộc chiến cam go và gian khổ, một cuộc giao
tranh, nói như Nguyễn Minh Châu “không có gì ồn ào nhưng xảy ra từng giờ,
từng ngày khắp mọi lĩnh vực đời sống”. Văn học phải có sự chuyển đổi thực
sự để đáp ứng nhu cầu mới của đời sống, của công chúng. Theo dõi văn học
từ năm 1975 đến nay, có thể nhận thấy sự chuyển đổi này diễn ra theo hai
giai đoạn. Giai đoạn đầu, văn học chủ yếu chuyển đổi về chất liệu, về hướng
tiếp cận hiện thực đời sống và giai đoạn sau là những chuyển đổi trong chiều
sâu, trong ý thức nghệ thuật của nhà văn. Ở giai đoạn thứ nhất, văn học
chuyển từ hiện thực chiến tranh, sang hiện thực đời sống thường nhật với tất
cả mối quan hệ phong phú, ngổn ngang, phức tạp và luôn vận động. Đây quả
là bước chuyển không đơn giản đối với một nền văn học từng nhiều thập kỷ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
gắn bó với hiện thực chiến tranh. Chính Nguyễn Khải, cây bút già dặn, có
nhiều thanh tựu và cũng rất nhạy cảm trong việc nắm bắt những vấn đề cập
nhật, gai góc của đời sống cũng đã phải cảm nhận: “chiến tranh ồn ào náo
động mà lại có cái yên tĩnh, giản dị của nó, hòa bình mà lại chứa chất những
sóng ngầm, những gió xoáy ở bên trong” (1). Bởi thế, giai đoạn này phần lớn
nhà văn vẫn tiếp tục khai thác đề tài chiến tranh(2). Mặc dù đã có đôi cuốn đã
có những sắc thái mới ví như Đất trắng (Tập1) của Nguyễn Trọng Oánh khi
phản ánh những sự nghiệt ngã, mất mát của chiến tranh, nhưng hầu hết những
sáng tác này vẫn trượt theo “quán tính”, vẫn chủ yếu ghi lại “ những ấn tượng
còn nóng hổi trong những diễn biến và từng trải được trình bày chưa kịp qua
suy ngẫm và sàng lọc, có thể còn chưa đủ độ lắng nhưng lại mang tính chất
sinh động kịp thời”(3). Trong khi nhiều cây bút vẫn lúng túng trong hướng
tiếp cận những phạm vi hiện thực mới của đời sống, bằng sự nhạy cảm của
mình Nguyễn Khải, đặc biệt là Nguyễn Mạnh Tuấn đã kịp thời hòa nhập vào
dòng chảy của đời sống, kịp thời nắm bắt những mảng hiện thực mới “tươi
ròng” của miền Nam sau ngày giải phóng, thống nhất đất nước. Nếu như
trong Gặp gỡ cuối năm, Nguyễn Khải đi sâu vào những vấn đề sự lựa chọn
của mỗi cá nhân để hòa nhập và thích ứng với thời thế, với cuộc sống hiện tại
thì Cha và con và…nhà văn lại chú tâm tới vấn đề tôn giáo và dân tộc, tôn
giáo và chủ nghĩa xã hội, tôn giáo và sự vận động để tồn tại và sự hiện hữu
với ý nghĩa tích cực nhất trong đời sống tinh thần của dân tộc. Ở giai đoạn
này, Nguyễn Mạnh Tuấn là cây bút văn xuôi thu hút được sự chú ý của người
đọc. Những vấn đề nhà văn quan tâm khai thác thực sự cấp thiết của đời sống,
nó quan hệ đến hàng vạn, hàng triệu người dân miền Nam sau chiến tranh.
Xoay quanh xung đột của một gia đình nửa thành viên là cách mạng, nửa kia
là tư sản sau giải phóng, Những khoảng cách còn lại đã đề cập đến một vấn
đề nhức nhối của đơi sống dân tộc - bi kịch và nỗi đau mới của mỗi gia đình,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10
của đất nước sau chiến tranh. Vừa ngất ngây hạnh phúc trong niềm vui đoàn
tụ ngắn ngủi, con người phải lập tức rơi vào những xung đột mới không kém
phần nghiệt ngã - xung đột về chính kiến, nếp sống, suy nghĩ, tình cảm - căn
cốt của nó vẫn là xung đột của hai hệ ý thức của những con người từng nhiều
năm dai dẳng sống ở hai chiến tuyến đối lập. Những xung đột này không chỉ
diễn ra ở phạm vi xã hội mà ở ngay trong một phạm vi gia đình, ngay giữa
những người ruột thịt. Mỗi người dù theo chính kiến nào, tư sản hay cách
mạng đều không tránh được phải trả giá. Sau Những khoảng cách còn lại,
Nguyễn Mạnh Tuấn lại “sáp” ngay vào một mảng hiện thực có phần gai góc,
cấn cái hơn của đời sống. Từ bối cảnh một nhà máy đánh cá đã “quá nát”, quá
bê bối về phương diện, Đúng trước biển không ngần ngại phản ánh tình trạng
yếu kém trong quản lí kinh tế một thời và dự báo về sự chuyển đổi từ nền
kinh tế quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường. Với Cù lao Tràm thêm
một lần nữa Nguyễn Mạnh Tuấn lại thu hút được sự quan tâm của đông đảo
công chúng. Thông qua cuộc đấu tranh không khoan nhượng giữa một Bí thư
xã có tri thức, năng động, có trình độ tổ chức, đoàn kết quần chúng với một bí
thư huyện ủy vừa kém cỏi về tài năng, vừa thiếu nhân cách, bản lĩnh, ưa xu
nịnh luồn lọt… Cù lao Tràm đã phản ánh chân thực và đặt ra những nhu cầu
cấp thiết cho công cuộc cải tạo nông thôn Nam Bộ sau chiến tranh. Với những
tác phẩm rất cập nhật này Nguyễn Mạnh Tuấn được công luận đánh giá là nhà
văn tiêu biểu đầu những năm 80. Bằng việc năng động, nhạy cảm kịp thời
nắm bắt và đưa vào văn học những chất liệu mới của đời sống, những cái hôm
nay ngổn ngang bề bộn, bóng tối và ánh sáng, màu đỏ và màu đen, đầy rẫy
những bất ngờ… Nguyễn Mạnh Tuấn đã góp phần tạo nên một tư duy nghệ
thuật trong văn học, có khả năng hòa nhập vào dòng chảy của đời sống, xích
gần lại khoảng cách giữa văn học và đời sống và dân chủ hơn ở khả năng
tranh luận, đối thoại.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
11
1.2. Đề tài miền núi và sự xuất hiện của Đỗ Bích Thúy
1.2.1. Giai đoạn 1945 – 1975
Con người miền núi
Văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX gắn với sự thức tỉnh và phát triển của
cái Tôi cá nhân thì văn học cách mạng 1945 - 1975 lại phát triển trên nền tảng
ý thức cộng đồng. Cách mạng đã tập hợp những cá nhân thành một khối thống
nhất, thức tỉnh ở mỗi con người tình cảm dân tộc, ý thức công dân, đưa con
người hòa nhập vào cuộc sống cộng đồng, trực tiếp tham gia vào biến cố lịch
sử trọng đại. Phản ánh con người trong đời sống lịch sử xã hội, hướng vào thể
hiện con người quần chúng nhân dân đã đưa tới những biến đổi đáng kể trong
cách xây dựng nhân vật của văn xuôi kháng chiến. Việc xây dựng hình tượng
con người trong văn xuôi miền núi giai đoạn này cũng không nằm ngoài quy
luật chung đó.
Cùng cách mạng đi khắp các nẻo “đường vui” kháng chiến là cuộc
hành trình khám phá thế giới và nhận thức lại bản thân của nhiều nghệ sĩ.
Chính trong những năm tháng gặp gỡ, chung sống và sẻ chia cuộc sống với
con người miền núi “giản dị và biết bao mến phục” đã để lại trên trang viết
của những nhà văn - chiến sĩ như Nam Cao, Tô Hoài, Ma Văn Kháng,
Nguyên Ngọc…những tình cảm, cảm xúc đầy nâng niu, trân trọng. Ở đâu ta
cũng bắt gặp một thái độ ngạc nhiên, thú vị, mê say, náo nức khi phát hiện ra
những chiếu kịch mới mẻ của những con người mới.
Có lẽ không ai đi khắp, đi lâu và đi sâu như Tô Hoài đi trên các vùng
núi cao, rừng sâu của đất nước từ Bắc chí Nam. Núi rừng và tấm lòng con
người miền núi đã để thương để nhớ cho ông. Tiếng gọi “Chéo lù! Chéo lù!”
văng vẳng kỉ niệm thiết tha luôn vẫy gọi ông trên từng trang Truyện Tây Bắc
và Vợ chồng A Phủ được coi là “tác phẩm thành công xuất sắc đầu tiên về đề
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
12
tài miền núi trong văn xuôi cách mạng hiện đại”[26]. Còn với Ma Văn Kháng
thì mảnh đất Lào Cai đã trở thành “đất viết”, thành quê hương thứ hai của ông.
Mang cảm quan hiện thực và nhân văn mới cùng với trải nghiệm thực
tế, thấu hiểu nỗi khổ đau, tủi nhục của con người miền núi, Tô Hoài đào sâu
vào những cuộc đời, thân phận những con người trong cuộc đời cũ còn mang
nhiều tàn tích có khi còn mang màu sắc thời trung cổ, đặc biệt là người phụ
nữ. Bà Ảng (Cứu đất cứu mường) từng là cô gái đẹp nức tiếng Mường Cơi bị
bắt đi hầu quan, thành người chuyền tay của các quan châu, quan lang, chúa
đất Mường Cơi, Mường Vạt, Mường La. Hai đứa con không ai nhận làm cha
nên một đứa phải bán cho người Dao lấy mười đồng bạc trắng nộp vạ làng.
Còn một đứa, mẹ con ôm nhau la liếm đi vét cối giã gạo ngoài xuối xin ăn.
Đứa con ấy lớn lên tiếp tục đi hầu quan như bà Ảng. Thời gian trôi qua, rách
quá, ốm quá, gìa quá, cô Ảng biến thành bà lão Ảng, bà lão Ảng ăn mày. Cả
cuộc đời bà Ảng là những chuỗi ngày tủi nhục, bi thảm. Khi gặp và nhận ra
chân lí cách mạng, “già sắp chết mới được canh nương ngô của mình thế này”
thì cũng là lúc bà bị lính châu đoàn trói đánh chết gục dưới gốc xoan.
Mỵ (Vợ chồng A Phủ) là nạn nhân của xã hội đầy hủ tục, tệ nan và bạo
lực. Chưa lọt lòng mẹ cô đã mang món nợ truyền kiếp của những người
nghèo. Từ cô gái xinh đẹp, yêu đời bị bắt về làm con dâu gạt nợ cho nhà
Thống Lí Pá Tra, “ có đến mấy tháng, đêm nào Mỵ cũng khóc” để rồi biến
thành “ con rùa lùi lũi trong xó cửa”, chai lì, đui điếc, u mê, vô cảm. “Ở lâu
trong cái khổ, Mỵ quen khổ rồi”. Số phận của bà Ảng, của Mỵ của Mát
(Mường Giơn) là lời tố cáo tội ác của bọn thống trị và những hủ tục phi nhân
tính bao đời trói buộc con người.
Tuy khát vọng và hạnh phúc bị dồn nén nhưng trong tâm hồn con
người miền núi luôn tiềm tàng một sức sống mãnh liệt, chờ lúc để được bùng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
13
lên mạnh mẽ. Mỵ đã giải thoát cho A Phủ và tự giải thoát cho mình. Chạy
thoát khoải Hồng Ngài, gặp cán bộ A Châu, gặp cách mạng họ đã bước vào
cuộc đời mới. Mỵ và A Phủ tiếp tục tham gia vào đội du kích ở Phiềng Sa.
Những ngày đầu khó khăn, khu du kích thường xuyên bị lính đồn càn quét,
đã có lúc Mỵ hoang mang, hoảng sợ, ý nghĩ “lại đi” cứ quanh quẩn. Chỉ đến
khi A Phủ quát lên: “ Mê à! Đây không phải là Hồng Ngài, đây là khu du kích
Phiềng Sa, A Phủ là tiểu đội trưởng du kích mà”, rôi nghĩ đến cán bộ A
Châu, Mỵ lại bồi hồi, tin tưởng mong chờ, Mỵ quyết tâm cùng du kích xuống
đánh đồn bản Pe cứu người già, trẻ con về.
Cuộc đời của Mỵ, A Phủ (Vợ chồng A Phủ) Nhấn (Cứu đất cứu
mường), Sạ, Ính (Mường Giơn) tiêu biểu cho quá trình đến với cách mạng từ
tự phát đến tự giác của đồng bào các dân tộc miền núi. Họ đã trở thành những
chiến sĩ đi đầu trong cuộc đấu tranh giành độc lập tự do cho dân tộc mình.
Cách mạng thắng lợi là nhờ có tinh thần đoàn kết của các dân tộc anh
em. Đây là vấn đề văn xuôi cách mạng thường xuyên đề cập tới khi viết về
miền núi. Cùng chịu cảnh bị áp bức, những con người từ tận cùng đau khổ đã
sớm nhận thức và sát cánh bên nhau trong cuộc chiến đấu chống lại kẻ thù. A
Phủ cùng A Châu kết nghĩa anh em. Họ cùng với du kích Phiềng Sa chiến đấu
“quyết giữ đường này cho bộ đội”. Tình đoàn kết giữa các dân tộc anh em
được thể hiện rõ nét trong Mường Giơn. Những cán bộ du kích người Dao,
người Mèo luôn có mặt kịp thời, giúp đỡ, chia sẻ cùng đồng bào Thái trong
những thời điểm khó khăn nhất. Người Thái bị bắt về nhốt tập trung, người
Dao, người Mèo xuống giúp cất dấu đồ đạc để không bị người Tây cướp mất.
Người Thái bị bắt đi phu tải lương, tải đạn, xây đồn Lạn Phạ, người Mèo
hướng dẫn cách đối phó: “ cứ lúc nào bỏ chạy được về là chạy thôi. Không
chạy được thi bảo nhau làm lười, làm hỏng”. Làm theo lời dặn ấy và được du
kích Mèo giúp đỡ, ông Mờng sung sướng kể với các con: “Thằng Tây không
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
14
thể làm được cái đồn Lạn Phạ, thằng Tây phải chạy về hết rồi”. Mùa gặt, Sạ
và anh em du kích Mèo bí mật giúp làng Thái chuyển thóc gạo đến nơi cất
giấu an toàn. Đồng bào các dân tộc ngày càng đoàn kết, tin tưởng cách mạng.
Trước mọi âm mưu thủ đoạn, bao lâu khủng bố, càn đi quét lại của kẻ thù, họ
vẫn một lòng chơ bộ đội cụ Hồ. Mường Giơn được giải phóng, nhìn cây hoa
mai trắng tinh trên sườn núi Pàng Chải, Sạ lại nhớ đến “những người Dao và
Xá ven sông rách và thiếu ăn quanh năm nhưng lúc nào cũng miệt mài trở đò,
đi giao thôg và đưa bộ đội đi giấu”. Sự trận trọng, tin yêu, mến phục các nhà
văn dành cả cho những người ấy.
Đọc Truyện Tây Bắc, chúng ta thấy: “Ở nơi núi rừng thơ mộng ấy, các
dân tộc không lặng lẽ chịu đựng. Họ đã thức tỉnh. Cán bộ Đảng tới đâu thì các
dân tộc đứng lên tới đó, trước nhất là những người trẻ tuổi. Họ thật đẹp và
yêu đời”(Tô Hoài). Vẻ đẹp lí tưởng của những con người trẻ tuổi ấy một lần
nữa được các nhà văn tái hiện trên những trang viết vê một giai đoạn lịch sử
mới của dân tộc - giai đoạn đâu xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Chân
dung của những con người miền núi được bồi đắp lại càng trở nên đầy đặn
hơn và đẹp hơn trong cuộc sống mới.
Liên tục từ 1962 đến 1975 là sự xuất hiện của các tác phẩm Rẻo cao
(1962)- Nguyên Ngọc; Miền Tây (1965) - Tô Hoài ; Xa Phủ (1969), Người
con trai họ Hạng (1972), Mùa mận hậu (1972); Cái móng ngựa (1973), Bài
ca trăng sáng (1974) - Ma Văn Kháng; Lặng lẽ Sa Pa (1970), Núi Đỗ Quyên
(1972) - Nguyễn Thành Long Hầu hết các tác phẩm đều viết về sự đổi thay
trong suy nghĩ, nhận thức và hành động của con người miền núi. Họ đã tích
cực, chủ động chuyển minh thành những con người mới làm chủ cuộc đời
trong dòng chảy chung của đất nước và làm nên sự đổi thay mạnh mẽ của
làng bản quê hương mình.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
15
Mùa mận hậu (Ma Văn Kháng) là tập truyện dành cho ca ngợi những
tấm gương phụ nữ vùng cao trong cuộc chiến chống đói nghèo, lạc hậu.
Người Dao đỏ Dền Sáng xưa kia nghĩ rằng “có thuốc phiện là có tất cả”,
“thuốc phiện đổi ra thịt, ra mỡ, gạo, ra muối, ra vải vóc, kim chỉ”. Dân Dền
Sáng nghiện thuốc phiện nhiều. Thương xót anh em, bà con trong thôn bản,
hiểu bản tính người Dao “có gì nhẹ nhàng bảo nhau, người Dao ta ưa tiếng
nhỏ, mưa phùn ướt đất tốt cày”, chị San Mẩy (Hương thảo quả) làm việc hết
mình, không quản ngại khó khăn với mong ước, “mọi người đều phải tốt,đều
phải thơm như hương thảo quả”. Chị San Mẩy – người tổ trưởng tổ trưởng tổ
đổi công đầu tiên, người chủ nhiệm hợp tác xã đầu tiên – đã cảm hóa thành
công những người đi cai nghiện bằng tấm lòng nhân ái, tình thương đồng loại,
bằng những câu chuyện giản dị mà ý nghĩa, bằng những câu hát, sự quan tâm
thuyết phục và vạch đường chỉ lối chân thành.
Cô Vàng Mỷ (Đường xa) – chiến sĩ thi đua dân quân La Pan Tẩn, chị
Hạng A Cở ( Một khoảng cách) Chủ tịch xã Hồng Ngài, cô giáo Giàng Thị
Xóa (Mùa mận hậu) ở Ngải Phón Chổ, Sùng Mỷ (Sùng Mỷ) là những hình
ảnh người phụ nữ Dao, H’Mông hoàn toàn đổi khác, họ không dễ dàn đầu
hàng số phận, không chịu để cho những định kiến hủ tục hay những khó khăn
trói buộc mình để vươn lên trong cuộc sống mới. Chị Hạng A Cở là nạn nhân
của tục cướp vợ. Chị bị chồng và anh chồng trói treo lên xà nhà đánh bằng roi
da trâu không cho đi làm hợp tác xã. Nhưng khỏi ốm, chị vẫn quyết tâm đi
làm. Có làm mới biết, phải làm để thoát đói, thoát nghèo. Đảng, cách mạng đã
cho chị và bà con biết rằng “phụ nữ Mèo cũng giỏi giang chẳng kém gì đàn
ông” (Một khoảng cách). Còn đối nới Vàng Mỷ, “cuộc đời mới thật đẹp, nó
mở cho Mỷ những con đường mới, quan hệ mới, những người bạn thân yêu,
những đồng chí thân thiết. Cuộc đời mới là cuộc đời tạo cho Mỷ được sống
hết khả năng của mình Cuộc đời mới dài rộng quá!”.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
16
Sự sôi nổi, nhiệt tình, tình yêu quê hương, làng bản của thế hệ thanh
niên cùng sự chỉ lối dẫn đường của Đảng đã mang đến hi vọng vào tương lai
tươi sáng cho miền núi. Nhờ mạnh dạn áp dụng khoa học kĩ thuật, mạ trên
cánh đồng xã Pao – Mao, Phéc – Pàng có được còn nhờ ở sức mạnh, trí tuệ
tập thể ở trong mấy chục xã viên. Con mắt Cư Seo Tảo (Con mắt Cư Seo Tảo)
hay trái tim yêu thương luôn hướng về bản làng cộng với kiến thức đã học
được ở trường đã giúp anh tìm ra cách đưa được nước về tưới mát và giúp
Lầu Thị Ngài yên tâm định cư, không bao giờ còn lo dời đi nơi khác nữa. Phừ
Chàng (Cái móng ngựa) đã sắm được cho con ngựa bạch yêu quý của anh bộ
móng mới và cùng anh thợ rèn tên Nhiên tốt bụng rèn móng cho tất cả những
con ngựa ở Pao Mao Chải. Chúng sẽ đưa con người tới với những bản làng xa
xôi nhất. Tuổi trẻ các dân tộc Tây Bắc đã làm được nhiều điều kì diệu cho quê
hương mình. Những con người mang vẻ đẹp thể chất khỏe mạnh với tâm hồn
nhân hâu, mộc mạc, chân thành, tinh thần lao động không quản ngại khó
khăn, vất vả, không so đo tính toán thiệt hơn, việc gì cũng hết sức , hết lòng
ấy chính là đại diện ưu tú nhất cho cả một thế hệ thanh niên miền núi.
Xây dựng hình ảnh con người dưới hai chế độ là một thành công của
văn xuôi miền núi 1945 – 1975. Cuộc đời con người miền núi là hai mảng
màu đối lập giữa quá khứ tối tăm, khổ đau với hiện thực trong mơ ước và
tương lai tươi sáng rộng mở. Sự tích cực, chủ động, sức trẻ cùng sự chỉ lối
dẫn đường của Đảng và cách mạng giúp từ bỏ lối nghĩ, lối sống lạc hậu,
nhanh tróng bắt nhịp với cuộc sống mới. “ Một lớp người mới đã hiện ra
giống như cái mầm vươn lên đón ánh mặt trời dẫu có gặp phải sỏi đá, rễ cây”
( Ma Văn Kháng)
Miền núi của những phong tục độc đáo
Văn học miền núi sau năm 1945 hấp đẫn bởi sự độc đáo của phong tục,
tập quán.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
17
Ở nhà văn Tô Hoài, cảm quan hiện thực nghiêng về phía sinh hoạt và
phong tục “Nhãn quan phong tục nhạy bén và sắc sảo” của ông đã khai thác
và thâu tóm được những nét đẹp văn hóa của các phong tục, sinh hoạt văn
hóa, những cái gọi là “đất lề quê thói” của mỗi dân tộc, mỗi địa phương. Lần
đầu đặt chân tới vùng rừng núi, trong Núi cứu quốc “cách nhìn của Tô Hòa
với người Tày, người Dao còn có vẻ xem ngắm, lạ người, lạ cảnh, như kẻ tìm
thấy trong sự quan sát một niềm vui kì thú” (Phan Cự Đệ). Nhưng Truyện Tây
Bắc, Tô Hoài đã hòa nhập thực sự với cuộc sống, con người Tây Bắc. Đọc Vợ
chồng A Phủ chúng ta không thể quên cảnh Hồng Ngài ăn tết. Đó là những
trang viết đẹp nhất của Tô Hoài về phong tục miền núi: “Hồng ngài năm ấy ăn
tết giữa lúc gió thổi vào cỏ gianh vàng ửng, gió và rét dữ dội.
Nhưng trong các làng Mèo đỏ, những chiếc váy hoa đã đem ra phơi
trên mỏm đá, xòe như con bướm sặc sỡ Đám trẻ con đợi tết, chơi quay, cười
ầm trên sân chơi trước nhà. Ngoài đầu núi lấp ló, đã có ai thổi sáo rủ bạn đi
chơi. Mỵ nghe tiếng sáo vọng lại, tha thiết bổi hổi. Mỵ ngồi nhẩm bài hát của
người đang thổi.
“Mày có con trai con gái
Mày đi làm nương
Ta không có con trai con gái
Ta đi tìm người yêu”
Và “những đêm tình mùa xuân đã tới”. Tiếng sáo gọi bạn yêu bay lơ
lửng ngoài đường, tiếng sáo đã từng theo Mỵ đi khắp núi này sang núi khác.
“Anh ném pao, em không bắt
Em không yêu, quả pao rơi rồi ”
(Vợ chồng A Phủ).
Ý nghĩa sâu sắc của những phong tục miền núi là quan niệm sống, tình
cảm con người gửi gắm trong đó. Dù đói, dù nghèo đến mấy nhưng vẫn nhớ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
18
ơn tổ tiên, vào dịp Tết mỗi nhà người Thái đều có một “cây nêu cắm lên chỉ
cho hồn người chết nhớ đường về ăn Tết” (Mường Giơn). Bắn được con nai,
“ông Mờng đem biếu phần ông Chỉao mường cũ ( tri châu) một đùi rồi ông
chia cả xóm uống rượu, ăn thịt. Đám trai, đám gái vui nhảy xòe suốt đêm”.
Người Thái Mường Giơn đều ai nấy thiết tha mong bộ đội về ăn Tết. “Nhà
nhà tấp nập. Nhiều nơi đã mổ lợn để sấy thịt. Ngày nắng, trên các sân ảng,
khói bếp nấu rượu nghi ngút. Hai chum rượu cần đã đứng đầu cột đã cắm điếu
đợi vui Tết có người đến hút. Chập tối, nhiều nhà treo đèn ra cây bưởi trước
cửa rồi đánh trống, đánh chiêng gọi người đến tập xòe”. Các làng Mèo lại rục
rịch ăn Tết lại, các làng Thái đen bên Mường Piềng cũng muốn ăn Tết sớm để
được “cùng dịp đón bộ đội về cùng chung vui với Tết làng mình” (Mường
Giơn). Tính cộng đồng và lòng hiếu khách là đặc điểm quan trọng luôn có
mặt trong các sinh hoạt văn hóa và các phong tục của người miền núi.
Nguyễn Tuân bỏ ra rất nhiều công sức để quan sát, nghiên cứu những
nết văn hóa miền núi, Xòe là một sinh hoạt văn hóa đặc trưng và phổ biến
trong nhiều cộng đồng dân tộc Tây Bắc. Mặc dù chỉ có dụng ý “ghi lại một số
cảm xúc nặng nề về mặt xã hội” nhưng Nguyễn Tuân vẫn khiến người đọc bị
hấp dẫn bởi kĩ thuật về vũ đạo và vũ thuật của xòe.
Những phong tục độc đáo, nếp sinh hoạt và ngôn ngữ đã trở thành nét
đẹp làm nên bản sắc riêng biệt của văn xuôi miền núi và cả một vùng văn hóa
núi rừng phía Bắc.
Miền núi với thiên nhiên hoang sơ, trữ tình
Không gian thiên nhiên miền núi đem đến cho các nhà văn nguồn cảm
hứng vô tận, mang đến cho những trang văn miền núi vẻ tươi sáng và quyến
rũ lạ thường. Với Tô Hoài thì chất thơ vẫn đậm đà từ Truyện Tây Bắc đến
Miền Tây, Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ, một chất thơ vời vợi của thiên nhiên và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
19
tâm hồn con người miền núi được cảm nhận qua một khiếu quan sát đến tinh
tường trước phong cảnh và phong tục sinh hoạt, lại được phô diễn trong một
lối văn có bản sắc riêng không chộn lẫn được. Những trang viết về thiên nhiên
miền núi của Tô Hoài như được ướp hương thảo quả, hương lá thơm tinh dầu
trong nắng sớm, hương từ những cánh đồng lúa chín hay vàng, hơi núi ngùn
ngụt xuống đồng buổi sáng mùa đông. Với Ma Văn Kháng thì “xứ này giàu
chất thơ nên vừa mộng mơ, vừa hào sảng, xứ này gió xuân hây hẩy mùi men
rượu, gió hè nồng đậm hương trà, gió thu mang mùi cây lá thơm và mùa
đông, gió chở mùi tuyết băng”.
Cảm quan hiện thực đời thường, Tô Hoài miêu tả thiên nhiên theo cách
vừa nhìn ngắm một cách nhẹ nhàng, vừa chiêm ngưỡng,Tô Hoài ít khi sử
dụng gam màu đậm, sự tương phản gay gắt hay những đường nét, hình khối
sắc nhọn, dữ dội. Ông ưa dùng những màu sắc tự nhiên tươi sáng trong một
không gian thiên nhiên sáng, đẹp hiền hòa: “Hoa thuốc phiện vừa nở trắng lại
đổi ra màu đỏ au, đỏ đậm rồi tím mang mác ” (Vợ chồng A Phủ). Văn Tô
Hoài đặc biệt nhiều nắng. Nắng lên “đọng từng vũng trong rừng tràm cao vút,
im lặng”, những nương lúa “ chín vàng len lỏi từng hốc đá”, “ âm thầm cứ
dần dần vàng hoe rồi đỏ ngọt trong khe sâu” (Mường Giơn). “Tô Hoài viết về
miền núi với con mắt của một nhà thơ. Phong cảnh đẹp và con người đẹp đẽ
của Tây Bắc được ngòi bút của Tô Hoài vẽ nên với một sức dung động thơ”
(Hoàng Trung Thông). Ma Văn Kháng cũng có những câu, đoạn văn tả thiên
nhiên thật đẹp và rực rỡ sắc màu. Những con đường, triền núi dẫn sang Tả
Thàng ngập tràn sắc hoa khiến Vàng Mỷ mê mải bước chân: “ Păng – công
kết từng chùm, cánh mỏng như cánh bướm, trắng muốt như hoa đại khắp
nương đồi. Tục – đoạn vươn nụ xanh tròn xốp như bông cúc dại, tím nhung,
hồng tía, cánh xoe hớn hở, nhụy vàng thắm, thơm dịu từng vệt nở theo đường
mòn. Hoa găng mọc trên đá vàng như hoàng hôn, ẻo lả cạnh chùm ki- plê đỏ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
20
như son ” (Đường xa). Thiên nhiên thơ mộng nhưng thường được miêu tả gắn
liền với sinh hoạt, lao động của con người.
Thiên nhiên trong sáng tác của Tô Hoài cũng nhiều khi là “ một nhân
vật có cuộc sống, có tâm hồn” (Hà Minh Đức). Con chim kì xanh biếc chân
đỏ trong cứu đất cứu mường xuất hiện bảy lần. Tiếng hót của nó cũng là tiếng
gọi của quêu hương, của hồn núi, hòa cùng niềm vui, nỗi buồn của nhân vật
Nhấn (Cứu đất cứu mường). Cây hoa mai trên đỉnh núi (Mường Giơn) như là
biểu tượng về tấm lòng thủy chung với cách mạng của nhân dân Tây Bắc.
Nếu như thiên nhiên Tây Bắc của Tô Hoài thường mang vẻ đẹp lãng
mạn, gần gũi thì Ma Văn Kháng, Nguyễn Tuân lại cảm nhận vẻ đẹp thiên
nhiên Tây Bắc trong sự hoang sơ hùng vĩ.
Với Ma Văn Kháng, nhìn qua một vũng nước mưa trong suốt có thể
thấy “một bóng diều hâu hung hung đỏ liệng vòng”, trên đường đi có thể thấy
đàn trâu rừng đầm mình trong vũng bùn lầy “thở phì phì, nghếch mũi lên vừa
ngốc nghếch vừa man dại”. Đường đi là những “con dốc vừa chồn chân thì lại
đột ngột dựng ngược lên chót vót” khi “ vầng mặt trời thân thiết bỗng chìm
nghỉm mất tăm” (Đường xa).
Nguyễn Tuân là một nghệ sĩ tạo hình nghệ thuật cho thiên nhiên Tây
Bắc. Đi đến đâu ông cũng ghi lại những ấn tượng độc đáo về mảnh đất và con
người nơi đây qau các tập kí Suối quặng, Nhật kí lên Mèo, Tây Bắc và Lào
Cai, Cắm cột mốc giới tuyến, Mỏm Lũng Cú cực Bắc, tùy bút Đường vui,
Tình chiến dịch, đặc biệt là tập Sông Đà là “một tùy bút chắc, mạnh và đẹp
lộng lẫy, là kết tinh nghệ thuật trên chặng đường sáng tác từ sau cách mạng”
(Nguyễn Đình Thi). Phong cách phóng túng, sự tinh tế trong quan sát, nghệ
thuật tạo hình bậc thầy của Nguyễn Tuân dựng nên một bức tranh thiên nhiên
Tây Bắc thơ mộng và hùng vĩ, đầy tính điện ảnh. Ông hay nói về bầu trời,