Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Nghiên cứu kỹ thuật tái sinh giống rau Sắng (Melientha suavis) chất lượng cao bằng kỹ thuật in vitro

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 72 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-----------------------

NGUYỄN VIỆT ĐỨC
Tên đề tài:

NGHIÊN CỨU TÁI SINH GIỐNG RAU SẮNG (Melientha
suavis) CHẤT LƢỢNG CAO BẰNG KỸ THUẬT IN VITRO

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Công nghệ sinh học

Khoa

: CNSH - CNTP

Khoá học

: 2011 - 2015

Giảng viên hƣớng dẫn: 1. ThS. Vi Đại Lâm
Khoa CNSH - CNTP, Trƣờng ĐHNL Thái Nguyên
2. ThS. Đào Duy Hƣng
Viện Khoa học Sự Sống - Trƣờng ĐHNL Thái Nguyên



Thái Nguyên, 2015


i

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khoa luận tốt nghiệp em xin chân thành cảm ơn Ban
giám hiệu nhà trƣờng Trƣờng Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ
nhiệm khoa CNSH và CNTP cùng các thầy cô giáo trong bộ môn Công nghệ
tế bào đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt thời gian qua.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo ThS. Vi Đại Lâm và
ThS. Đào Duy Hƣng đã tận tình chỉ bảo, hƣớng dẫn em trong thời gian thực
hiện đề tài.
Em xin đƣợc gửi lời cảm ơn đến gia đình, đến những ngƣời thân đã
luôn động viên và giúp đỡ tạo điều kiện cho em về cả vật chất lẫn tinh thần
trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu.
Do thời gian thực hiện đề tài có hạn nên còn nhiều thiếu sót, em rất
mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến chân thành từ các thầy cô và các bạn để
đề tài đƣợc hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2015
Sinh viên

Nguyễn Việt Đức


ii

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT


2,4 D

: 2,4 Diclorophenoxy acetic acid

Cs

: Cộng sự

BA

: 6-Benzylaminopurine

CT

: Công thức

CV

: Coeficient of Variation

ĐC

: Đối chứng

GA3

: Gibberellic acid

IAA


: Indole-3-acetic acid

IBA

: Indole butyric acid

BAP

: Bezylamino purine

Kinetin

: 6-Furfurylaminopurine

LSD

: Least Singnificant Difference Test

MS

: Murashige & Skoog (1962)

MT

: Môi trƣờng

W/v

: Khối lƣợng/ thể tích


V/v

: Thể tích/thể tích


iii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hƣởng của thời gian khử trùng bằng dung
dịch H2O2 nồng độ 5% đến khả năng vô trùng mẫu ..................... 31
Bảng 4.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hƣởng của thời gian khử trùng bằng viên
khử trùng Johnson (2,5 mg/l) đến hiệu quả khử trùng mẫu cấy ... 33
Bảng 4.3. Kết quả nghiên cứu ảnh hƣởng của thời gian khử trùng bằng dung
dịch HgCl2 nồng độ 0,1% đến hiệu quả khử trùng mẫu ................ 34
Bảng 4.4. Kết quả nghiên cứu ảnh hƣởng của kinetin đến khả năng tái sinh
chồi rau Sắng ................................................................................. 36
Bảng 4.5. Kết quả nghiên cứu ảnh hƣởng của BAP đến khả năng tái sinh chồi
rau Sắng ......................................................................................... 38
Bảng 4.6. Kết quả nghiên cứu ảnh hƣởng của sự kết hợp giữa kinetinvà IAA
đến hiệu quả tái sinh chồi.............................................................. 40
Bảng 4.7. Kết quả nghiên cứu ảnh hƣởng của sự kết hợp giữa kinetin và IBA
đến hiệu quả tái sinh chồi.............................................................. 42


iv

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1. Ảnh hƣởng của dung dịch H2O2 (5%) đến khả năng vô trùng mẫu
rau Sắng ........................................................................................ 32

Hình 4.2. Ảnh hƣởng của viên khử trùng johnson (2,5 mg/l) đến khả năng vô
trùng mẫu rau Sắng ....................................................................... 33
Hình 4.3. Ảnh hƣởng của dung dịch HgCl2 nồng độ 0,1% đến khả năng vô
trùng mẫu rau Sắng. ...................................................................... 35
Hình 4.4. Biểu đồ thể hiện ảnh hƣởng của nồng độ kinetin đến khả năng tái
sinh chồi rau Sắng (sau 60 ngày nuôi cấy) ..................................... 37
Hình 4.5. Biểu đồ thể hiện ảnh hƣởng của nồng độ BAP đến khả năng tái sinh
chồi rau Sắng (sau 60 ngày nuôi cấy) ............................................ 39
Hình 4.6. Biểu đồ thể hiện ảnh hƣởng của sự kết hợp giữa nồng độ kinetin và
IAA đến hiệu quả tái sinh chồi rau Sắng (sau 60 ngày nuôi cấy) ... 41
Hình 4.7. Biểu đồ thể hiện ảnh hƣởng của sự kết hợp giữa nồng độ kinetin và
IBA đến hiệu quả tái sinh chồi rau Sắng (sau 60 ngày nuôi cấy) ... 43


v

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT ........................................................ ii
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... iii
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ iv
MỤC LỤC ......................................................................................................... v
PHẦN 1: MỞ ĐẦU.......................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 3
1.3. Yêu cầu đề tài ............................................................................................. 3
1.4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiến của đề tài ...................................... 3
1.4.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................... 3
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn. .................................................................................... 3
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................... 4

2.1. Giới thiệu chung về cây rau Sắng .............................................................. 4
2.1.1. Đặc điểm của cây rau Sắng ..................................................................... 4
2.1.2. Phân bố .................................................................................................... 4
2.1.3. Phân loại .................................................................................................. 5
2.1.4. Giá trị của cây rau Sắng .......................................................................... 5
2.1.4.1. Giá trị dinh dƣỡng ................................................................................ 5
2.1.4.2. Giá trị kinh tế ....................................................................................... 6
2.1.4.3. Giá trị dƣợc liệu ................................................................................... 6
2.2. Tình hình nghiên cứu cây rau Sắng ở trong nƣớc và trên thế giới ............ 7
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc............................................................ 7
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới .......................................................... 7
2.3. Khái niệm và cơ sở khoa học của nuôi cấy mô tế bào thực vật ................. 8


vi

2.3.1. Khái niệm ................................................................................................ 8
2.3.2. Cơ sở khoa học của nuôi cấy mô tế bào thực vật.................................... 9
2.3.2.1. Tính toàn năng của tế bào thực vật ...................................................... 9
2.3.2.2. Sự phân hóa tế bào ............................................................................... 9
2.3.2.3. Sự phản phân hóa tế bào ...................................................................... 9
2.4. Một số yếu tố ảnh hƣởng đến nuôi cấy mô tế bào thực vật ..................... 10
2.4.1. Vật liệu nuôi cấy ................................................................................... 10
2.4.2. Điều kiện vô trùng ................................................................................. 11
2.4.3. Môi trƣờng hóa học ............................................................................... 12
2.4.4. Môi trƣờng vật lý .................................................................................. 22
2.5. Những vấn đề trong nhân giống in vitro .................................................. 23
2.5.1. Tính bất định về mặt di truyền .............................................................. 23
2.5.2. Sự nhiễm mẫu........................................................................................ 23
2.5.3. Sự hoá thuỷ tinh thể .............................................................................. 24

2.5.4. Kiểu gen ................................................................................................ 24
PHẦN 3: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...25
3.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 25
3.2. Hóa chất.................................................................................................... 25
3.3. Thiết bị ..................................................................................................... 25
3.4. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 25
3.4.1. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................. 25
3.4.2. Thời gian nghiên cứu ............................................................................ 26
3.5. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 26
3.6. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................... 26
3.6.1. Nội dung 1: Nghiên cứu ảnh hƣởng của một số chất khử trùng đến khả
năng vô trùng mẫu rau Sắng............................................................................ 26


vii

3.6.2. Nội dung 2: Nghiên cứu ảnh hƣởng của một số chất điều tiết sinh
trƣởng đến khả năng tái sinh chồi rau Sắng. ................................................... 28
3.7. Xử lý số liệu ............................................................................................. 30
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................... 31
4.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hƣởng của một số chất khử trùng đến khả năng
vô trùng mẫu rau Sắng .................................................................................... 31
4.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hƣởng của một số chất điều hòa sinh trƣởng đến
khả năng tái sinh chồi rau Sắng ...................................................................... 36
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................... 44
5.1. Kết luận .................................................................................................... 44
5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu tiếng việt
II. Tài liệu tiếng Anh

PHỤ LỤC


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Rau Sắng hay còn gọi là rau Ngót Rừng có tên khoa học Melientha suavis
thuộc bộ Đàm Hƣơng là một trong hai loài duy nhất của chi Melientha có sự
phân bố không rộng ở Đông Dƣơng và Thái Lan. Rau Sắng thuộc loại cây gỗ
nhỏ, cao 4 - 8 m, nhẵn ở tất cả các phần. Vỏ cây dày, màu xám nhạt và hoá
bẩn, mềm, nứt dọc thành những răng sâu. Gỗ trắng cành và lá non màu lục,
rũ xuống, mềm, dễ nứt, có vị ngọt của mì chính. Cây mọc nhiều trong các
khu rừng thƣa, thung lũng, chân và đất núi đá vôi, có khi ven các con suối. Ở
Việt Nam rau Sắng mọc nhiều ở Lài Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn (Hữu Lũng),
Quảng Ninh, Bắc Thái, Hà Bắc, Vĩnh Phú, Hà Tây (Mỹ Đức: Chùa Hƣơng),
Ninh Bình (Cúc Phƣơng), Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Nam-Đà Nẵng,
Kontum, Gia Lai, Lâm Đồng, Sông Bé, Bà Rịa Vũng Tàu (núi Đinh Gân Bà
Rịa (Sách đỏ Việt nam, 2007) [18].
Rau Sắng có nhiều công dụng: Giải nhiệt, giải độc, lợi tiểu, nhuận
tràng, bổ huyết…. Lá, chồi non của cây Sắng có hàm lƣợng protit và acid
amin cao hơn hẳn các loại rau khác. Trong 100g rau Sắng có khoảng 6,5 8,2g protit, 0,23g lysin, 0,19g methionin, 0,08g tryptophan, 0,25g
phenylanalin, 0,45g treonin, 0,22g valin, 0,26g leucin và 0,23g isoleucin,
11,5 mg vitamin C, 0,6mg caroten,...gấp nhiều lần rau ngót thƣờng và đậu
ván. Bởi vậy, đây là loại rau nấu canh ăn rất ngọt nƣớc. Vì dinh dƣỡng rất
cao, ngon ngọt đậm đà, rau Sắng ăn rất bổ cho những phụ nữ mới sinh và
ngƣời mới ốm dậy, nó còn đƣợc coi là một vị thuốc chữa bệnh đƣờng ruột
rất tốt vì trong rau Sắng có chứa rất nhiều chất xơ ngăn ngừa táo bón, tăng
khẳ năng hấp thụ chất béo và thải ra ngoài giúp đào thải mỡ thừa, giúp bạn



2

giảm cân hiệu quả lại an toàn cho sức khỏe, đặc biệt phụ nữ cho con bú (Đỗ
Tất Lợi, 2004) [6].
Trƣớc kia cây rau Sắng chỉ mọc hoang dã và bị ngƣời dân khai thác kiểu
tận thu mà không có bảo tồn, chăm sóc, phát triển nên là một trong những loại
cây có nguy cơ tuyệt chủng cao, đƣợc đƣa vào Sách đỏ Việt Nam. Để khôi
phục và phát triển cây rau Sắng, năm 2011, Sở Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn Hà Nội đã phê duyệt dự án "Khôi phục, cải tạo và phát triển một
số cây đặc sản quý hiếm, đặc hữu tại rừng đặc dụng Hƣơng Sơn" trong đó có
cây rau Sắng, đƣợc triển khai trong ba năm (Sách đỏ Việt Nam, 2007) [18].
Do đặc thù cây thân gỗ nên thời gian sinh trƣởng và phát triển của cây
rau Sắng khá dài và chậm. Với cách làm nhân giống thông thƣờng là sử dụng
hạt đã chín đem ƣơm nảy mầm ra bầu và xuống đất sẽ mất thời gian khá lâu.
Không những thế ta cần phải chờ và thu hạt chín, đồng thời mỗi hạt chỉ cho 1
cây. Mặt khác, cây con khi lên sẽ không đảm bảo đƣợc tính đồng đều. Vì vậy
muốn có một số lƣợng cây con nhiều trong thời gian ngắn bằng phƣơng pháp
ƣơm truyền thống là rất khó. Bên cạnh đó hiện nay nhân giống bằng phƣơng
pháp nuôi cấy mô đang rất thành công, cho kết quả cao cả về số lƣợng, chất
lƣợng và hiệu quả kinh tế, làm sạch bệnh virut để phục tráng những giống
thoái hóa và góp phần làm phong phú vật liệu di truyền cho công tác chọn tạo
giống. Sản phẩm cho ra những cây giống khỏe mạnh, đồng đều về chất lƣợng
và mang nhƣng đặc tính mong muốn (Trần Thị Lệ và cs, 2008) [4]. Qua phân
tích và đánh giá từ thực tế để đáp ứng nhu cầu từ thị trƣờng chúng tôi tiến
hành thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu kỹ thuật tái sinh giống rau Sắng (Melientha suavis) chất
lượng cao bằng kỹ thuật in vitro”.



3

1.2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu ảnh hƣởng của một số chất khử trùng đến khả năng vô trùng
mẫu và tái sinh cây rau Sắng chất lƣợng cao bằng kĩ thuật in vitro.
1.3. Yêu cầu đề tài
- Xác định ảnh hƣởng của một số chất khử trùng đến khả năng vô trùng
mẫu rau Sắng.
- Xác định đƣợc ảnh hƣởng của một số chất điều tiết sinh trƣởng đến khả
năng tái sinh chồi rau Sắng.
1.4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiến của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa khoa học
Quá trình nghiên cứu sẽ đƣa ra đƣợc một số kĩ thuật góp phần xây dựng
và hoàn thiện tái sinh giống rau Sắng bằng kĩ thuật in vitro. Từ đó đánh giá
đƣợc ảnh hƣởng của một số chất điều tiết sinh trƣởng đến kĩ thuật tái sinh
giống rau Sắng bằng phƣơng pháp in vitro.
Kết quả nghiên cứu góp phần phát triển việc nghiên cứu kĩ thuật nhân
giống in vitro cây dƣợc liệu nói chung.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn.
Từ các kết quả nghiên cứu bổ sung nguồn tài liệu tham khảo phục vụ cho
các nghiên cứu, giảng dạy và kĩ thuật tái sinh giống rau Sắng có chất lƣợng
cao bằng phƣơng pháp in vitro.
Góp phần bảo tồn và nhân giống rau Sắng, tạo ra một số lƣợng cây giống
lớn, đồng đều có chất lƣợng cao cung cấp cho sản xuất và thị trƣờng tiêu dùng.


4

PHẦN 2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Giới thiệu chung về cây rau Sắng
2.1.1. Đặc điểm của cây rau Sắng
Rau Sắng thuộc loại cây gỗ nhỏ, cao 4 - 8 m, nhẵn ở tất cả các phần. Vỏ
cây dày, màu xám nhạt và hoá bẩn, mềm, nứt dọc thành những răng sâu. Gỗ
trắng cành và lá non màu lục, rũ xuống, mềm, dễ nứt, có vị ngọt cuả mì chính.
Lá có phiến hình mác, nhẵn bóng, dày, dài 7 - 12cm, rộng 3-6 cm; gốc và đầu
lá tù, gân bậc hai có 4 - 5 đôi không rõ ở hai mặt, mép lá nguyên, cuống lá dài 1 2mm. Cụm hoa chùy hoặc bông kép, dài 13cm, mọc dày đặc trên thân và cành
già. Hoa hình cầu, cao 2mm, tạp tính, rất thơm, dài nhỏ, hơi nạc, không có thùy
rõ ràng (Sách đỏ Việt Nam, 2007) [18], (Trần Minh Hợi và cs, 2008) [1].
Tràng gồm 4 - 5 phiến hình mác, hợp với nửa dƣới. Nhị 4 - 5, mọc đối
với thùy tràng và ngắn hơn. Chỉ nhị rất ngắn, đính trên sống tràng. Bao phân
hình bầu dục, lõm ở đầu, dài 1,5mm. Đĩa của hoa đực gồm 4 - 5 tuyến, mọc
xen với cánh hoa, nạc, hình nêm. Nhụy lép hình trứng, không có núm rõ ràng.
Ở hoa cái, tuyến đĩa hình trứng ngƣợc, dẹt, ngắn hơn bầu. Bầu 1 ô, gân hình
cầu, nhỏ, không có cuống, đƣờng kính 2mm, vòi không có núm, hình khôi
nạc, hơi chia thùy, quả hạch, hóa gỗ, hình thuôn hay hình trứng, dài 2,5cm,
đƣờng 1,3-1,5cm, màu lục nhạt, nhẵn, vị ngọt, hơi ngứa. Quả hình thái giống
quả nhót, khi còn non và xanh quả có màu xanh bạc, khi chính quả có màu
vàng tƣơi. Hạt 1 có xơ trắng. Hoa nở tập trung vào tháng 3-4 sau đó kết quả
và chín vào tháng 6-8 hằng năm (Trần Minh Hợi và cs, 2008) [1].
2.1.2. Phân bố
- Là cây nhỏ, thân bụi, loại thảo dạng gỗ nhỡ ƣa ẩm, đất tơi xốp giàu
dinh dƣỡng, mọc tự nhiên ở khu vực rừng núi đá vôi, ven suối Đông Dƣơng
và Thái Lan, ở Việt Nam phân bố chủ yếu ở các tỉnh phía bắc Việt Nam


5

nhƣ Hà tây (chùa Hƣơng-Mỹ đức), Cao Bằng, Hoà Bình, Phú Thọ (vƣờn

Quốc Gia Xuân Sơn). Tên thƣờng gọi là cây rau Sắng hoặc cây Mì chính, Tắc
Sắng...(Sách đỏ Việt Nam, 2007) [18].
2.1.3. Phân loại
- Rau Sắng có tên khoa học Melientha suavis thuộc bộ Đàm Hƣơng là
một trong hai loài duy nhất của chi Melientha chia thành 2 loại: Thân gỗ và
thân dây leo.
Giới(regnum): Thực vật
Ngành: Thực vật có hoa
Lớp: Thực vật hai lá mầm
Bộ(ordo): Đàn Hƣơng
Họ(familia): họ rau Sắng
Chi(genus): Melientha
Loài(species): M. suavis
Họ rau Sắng có 29 chi với khoảng 600-900 loài khác nhau (Hoàng Thị
Sản, 2006) [8].
2.1.4. Giá trị của cây rau Sắng
2.1.4.1. Giá trị dinh dưỡng
- Rau Sắng có nhiều công dụng: Giải nhiệt, giải độc, lợi tiểu, nhuận
tràng, bổ huyết… Lá, chồi non của cây Sắng trông xanh thẫm, óng ả, mỡ
màng, có hàm lƣợng protit và acid amin cao hơn hẳn các loại rau khác. Trong
100g rau Sắng có khoảng 6,5 - 8,2g protit, 0,23g lysin, 0,19g methionin,
0,08g tryptophan, 0,25g phenylanalin, 0,45g treonin, 0,22g valin, 0,26g leucin
và 0,23g isoleucin, 11,5 mg vitamin C, 0,6 mg caroten v.v…gấp nhiều lần rau
ngót thƣờng và đậu ván. Bởi vậy, đây là loại rau nấu canh ăn rất ngọt nƣớc.
Vì dinh dƣỡng rất cao, ngon ngọt đậm đà, rau Sắng ăn rất bổ cho những phụ
nữ mới sinh và ngƣời mới ốm dậy (Đỗ Tát Lợi, 2004) [6].


6


2.1.4.2. Giá trị kinh tế
Rau Sắng có giá trị dinh dƣỡng cao với thời gian trồng và thu hoạch
nhanh. Đặc biệt có thể trồng một lần mà thu hoạch cả đời. Thời gian bắt đầu
đƣợc thu hoạch là từ 2-3 năm từ khi trồng, tập trung vào tháng 3,4 hàng năm,
đến tháng 6 thụ hoạch quả chín (Vũ Văn Trung, 2013) [13].
Giá rau Sắng trên thị trƣờng bây giờ có giá vào khoảng 200.000 đồng/kg
(đối với cây thân gỗ) và 70.000 đồng/kg (đối với cây thân leo) và luôn trong
tình trạng cung không đủ cầu (Trần Minh Hợi và cs, 2008) [1].
Trồng cây rau Sắng không yêu cầu quá cao về mặt kĩ thuật và ít công
chăm sóc do cây thuộc giống tự nhiên vì thế sẽ tiết kiệm chi phí tăng hiệu
quả kinh tế tối đa.
Theo tính toán, 1ha rau Sắng thân leo sau năm thứ 2 cho thu hoạch bình
quân khoảng 61 triệu đồng/ha; sau 5 năm đối với cây thân gỗ cho thu nhập
khoảng 80 triệu đồng/ ha (Trần Minh Hợi và cs, 2008) [1].
2.1.4.3. Giá trị dược liệu
- Rau Sắng đƣợc coi là một vị thuốc chữa bệnh đƣờng ruột rất tốt vì
trong rau Sắng có chứa rất nhiều chất xơ ngăn ngừa táo bón, tăng khẳ năng
hấp thụ chất béo và thải ra ngoài giúp đào thải mỡ thừa, giúp bạn giảm cân
hiệu quả lại an toàn cho sức khỏe, đặc biệt phụ nữ cho con bú (Đỗ Tất Lợi,
2004) [6].
- Ngoài ra nó còn chứa một lƣợng lớn các axit amin không thể thay thế,
có vai trò rất lớn trong quá trình sinh tổng hợp protein của cơ thể nhƣ: Lisin,
methyonin, triptophan, phenilalanin, treonin, valin, leuxin, iso leuxin…
Rễ đƣợc sử dụng chữa sán (Đỗ Tất Lợi, 2004) [6].


7

2.2. Tình hình nghiên cứu cây rau Sắng ở trong nƣớc và trên thế giới
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước

Trƣớc kia cây sắng chỉ mọc hoang dã và bị ngƣời dân khai thác kiểu tận
thu mà không có bảo tồn, chăm sóc, phát triển nên là một trong những loại
cây có nguy cơ tuyệt chủng cao, đƣợc đƣa vào Sách đỏ Việt Nam. Nếu không
có biện pháp bảo tồn thì khó có thể giữ đƣợc giống cây quý hiếm này. Để
khôi phục và phát triển cây rau sắng, năm 2011, Sở Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn Hà Nội đã phê duyệt dự án "Khôi phục, cải tạo và phát triển một
số cây đặc sản quý hiếm, đặc hữu tại rừng đặc dụng Hƣơng Sơn" trong đó có
cây rau Sắng, đƣợc triển khai trong ba năm. Sau hơn 3 năm triển khai thực
hiện, đến nay, dự án đã xây dựng thành công các quy trình kỹ thuật nhân
giống và quy trình kỹ thuật trồng cây rau Sắng thƣơng phẩm thân gỗ và thân
leo. Mô hình trồng cây rau Sắng đƣợc triển khai tại thị trấn Ba Sao, huyện
Kim Bảng và xã Thanh Nghị, huyện Thanh Liêm với tổng diện tích 45.180m2,
trong đó cây rau Sắng thân leo là 14.800 m2, thân gỗ là 30.380m2. Hiện nay,
cả cây thân gỗ và thân leo đang sinh trƣởng phát triển rất tốt và bắt đầu cho
thu hái (Sách đỏ Việt Nam, 2007) [18].
Ngoài ra còn có luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp của Vũ Văn Trung nghiên
cứu phát triển cây rau Sắng thân leo tại Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Luận văn đã
đƣa ra đƣợc kết luận cây rau Sắng nhân giống bằng hom xử lí chất kích thích
GA3 hoàn toàn có thể nhân giống tốt bằng phƣơng pháp vô tính với mức tỉ
xuất vƣờn 73,67% ở mức nồng độ GA3 100 ppm (Vũ Văn Trung, 2013) [13].
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Trên thế giới có rất ít nghiên cứu về cây rau Sắng, chỉ có một vài tài liệu
đề cập đến phân loại thực vật trong chi Aspidopterys (Ramesh. B. R, 2011)
[24], (Foot and Agriculture Organization , 1996) [21]. Một số dữ liệu thực vật
của Vân Nam, Trung Quốc, Ấn Độ, dữ liệu thực vật Hoa Kì, vƣờn thực vật


8

Hoàng gia Anh cũng chỉ cho biết loài này phân loại theo Merrill E.D. Năm

1940, địa điểm phát hiện trong rừng trên đƣờng đi từ Hà Nội đến Hòa Bình và
đƣợc phân bố ở khu rừng rậm nhiệt đới Châu Á. Cây này thuộc cây hai lá
mầm có hoa, thuộc họ Malpighiaceae (Ramesh. B. R, 2011) [24], (Brummitt ,
1991) [19]. Duy nhất trong kết quả nghiên cứu của Naomi Walston và David
Ashwell (2008), rau Sắng thân leo có tiềm năng thƣơng mại bởi đây là loại
rau đặc sản bản địa có thành phần dinh dƣỡng cao. Theo hƣớng nghiên cứu
tác dụng làm chế phẩm đã chỉ ra các hợp chất Flavonoid có trong rễ cây rau
Sắng thân leo khi nhuộm vào sợi coton sẽ giữ đƣợc độ bền với chất tẩy rửa và
bền màu hơn với ánh sáng mặt trời. Kết quả nghiên cứu là một phát hiện mới
về cây rau Sắng. Qua đó ta thấy tác dụng của cây rau Sắng khá đa dạng và
hữu ích có thể khai thác phục vị lợi ích con ngƣời (Montra chairat, 2009) [22].
2.3. Khái niệm và cơ sở khoa học của nuôi cấy mô tế bào thực vật
2.3.1. Khái niệm
Nuôi cấy mô tế bào thực vật là quá trình nuôi cấy in vitro các nguyên
liệu nhƣ đoạn thân , đoạn rễ, vảy củ hay mẫu mô, cánh hoa có kích thƣớc phù
hợp đƣợc nuôi cấy trong ống nghiệm với điều kiện vô trùng và môi trƣờng
thích hợp có thể kiểm soát về thành phần chất khoáng, chất điều hòa sinh
trƣởng, các chất hữu cơ cung cấp cho cây, ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm để tạo
thành mô hay cây hoàn chỉnh tùy theo mục đích của ngƣời nuôi cấy (Vũ Văn
Vụ và cs, 2009) [15].
Ƣu điểm của phƣơng pháp này là: Cho hệ số nhân giống cao nên có thể
tạo ra số lƣợng cây lớn trong thời gian ngắn. Thực hiện quanh năm không phụ
thuộc vào điều kiện tự nhiên. Tạo ra cá thể mới giữ đƣợc đặc tính của cây ban
đầu. Làm sạch bệnh virut để phục tráng những giống thoái hóa. Làm phong
phú vật liệu di truyền cho công tác chọn giống (Nguyễn Hoàng Lộc, 2006)
[5], (Trần Thị Lệ và cs, 2008) [4].


9


2.3.2 Cơ sở khoa học của nuôi cấy mô tế bào thực vật
2.3.2.1. Tính toàn năng của tế bào thực vật
Gottlieb Haberlandt (1902) nhà thực vật học ngƣời Đức đã đặt nền móng
đầu tiên cho nuôi cấy mô tế bào thực vật. Ông đƣa ra giả thuyết về tính toàn
năng của tế bào trong cuốn sách “Thực nghiệm về nuôi cấy tế bào tách rời”.
Theo ông mỗi tế bào bất kỳ của cơ thể sinh vật nào đều mang toàn bộ lƣợng
thông tin di truyền của cơ thể đó và có khả năng phát triển thành cơ thể hoàn
chỉnh khi gặp điều kiện thuận lợi (Nguyễn Nhƣ Khanh và cs, 2011) [3].
2.3.2.2. Sự phân hóa tế bào
Sự sinh trƣởng của tế bào gồm hai giai đoạn: Giai đoạn phân chia tế bào
và giai đoạn dãn của tế bào. Trong hai giai đoạn này tế bào chƣa có những
đặc trƣng riêng về cấu trúc và chức năng.
Sau đó, các tế bào bắt đầu phân hóa thành các mô chuyên hóa để đảm
nhận các chức năng khác nhau, các tế bào trong giai đoạn này có các đặc
trƣng riêng về cấu trúc và chức năng.
Tế bào phôi sinh

Tế bào giãn

Tế bào chuyên hóa

Có thể nói rằng sự phân hóa tế bào là sự chuyển tế bào phôi sinh thành
các tế bào mô chuyên hóa (Nguyễn Nhƣ Khanh và cs, 2011) [3], (Nguyễn
Hoàng Lộc, 2006) [5].
2.3.2.3. Sự phản phân hóa tế bào
Sự phản phân hóa tế bào là quá trình ngƣợc lại với sự phân hóa tế bào.
Các tế bào đã biệt hóa trong các mô chức năng không mất đi khả năng phân
chia, trong những điều kiện nhất định chúng có thể quay lại đóng vai trò nhƣ
các mô phân sinh và có khả năng phân chia để tạo ra các tế bào mới (Vũ Văn
Vụ và cs, 2006) [16].



10

Phân hóa tế bào

Tế bào phôi sinh

Tế bào giãn

Tế bào chuyên hóa

Phản phân hóa tế bào
2.4. Một số yếu tố ảnh hƣởng đến nuôi cấy mô tế bào thực vật
2.4.1. Vật liệu nuôi cấy
Vật liệu nuôi cấy là nguồn nguyên liệu khởi đầu cho nuôi cấy mô tế bào
thực vật.
Vật liệu nuôi cấy ảnh hƣởng khá lớn tới kết quả nuôi cấy. Về nguyên tắc
mỗi tế bào của mô chuyên hóa nhƣ thân, rễ, lá, chồi… trên cơ thể sinh vật đều
có khả năng làm vật liệu nuôi cấy. Tuy nhiên, thực tế tùy từng loại tế bào và
các loại mô khác nhau mà kết quả phát sinh hình thái khác nhau, với khả năng
tạo chồi rễ hay mô sẹo.
Vì vậy việc chọn mẫu cấy cho phù hợp phải căn cứ vào: Trạng thái sinh
lý hay tuổi của mẫu, mẫu non trẻ có sự phản ứng với các điều kiện và môi
trƣờng nhanh, dễ tái sinh. Ngoài ra mô non mới đƣợc hình thành sinh trƣởng
mạnh, mức độ nhiễm mầm bệnh ít hơn. Khi lấy mẫu làm thí nghiệm nuôi cấy
cần chú ý đến các yếu tố nhƣ mùa vụ lấy vật liệu, kích thƣớc vật liệu, tuổi cây
mẹ, vị trí lấy mẫu trên cây mẹ và dòng cây mẹ (Nguyễn Đức Thành, 2000) [11].
- Mùa vụ lấy vật liệu: Thƣờng lấy mẫu ở thời điểm cây sinh trƣởng và
phát triển mạnh nhất: Mùa xuân hay đầu mùa hè. Các mùa khác lấy mẫu sinh

trƣởng kém hơn, đồng thời mang nhiều mầm bệnh.


11

- Kích thƣớc và vị trí mẫu cấy: Kích thƣớc của mẫu cấy ảnh hƣởng trực
tiếp đến phản ứng của mô với môi trƣờng nuôi cấy. Mẫu có kích thƣớc càng
nhỏ càng khó nuôi cấy. Thƣờng trên cây, mẫu ở vị trí cao sẽ ít mầm bệnh hơn,
các mô, cơ quan tiếp xúc với nƣớc, đất nhƣ rễ, củ, thân ngầm có lƣợng vi sinh
vật rất cao và khó loại bỏ hoàn toàn chúng ra khỏi nguồn mẫu (Viện dƣợc
liệu, 2013) [17].
- Chất lƣợng cây cho mẫu: Lấy từ những cây có đặc điểm ƣu việt mà ta
quan tâm: Sinh trƣởng và phát triển mạnh, chống chịu tốt với điều kiện bất lợi
hoặc sâu bệnh, cho sản lƣợng và chất lƣợng ngon của củ, quả…
- Mục đích và khả năng nuôi cấy: Để phục vụ cho nhân giống vô tính
thƣờng chọn chồi ngọn, chồi bên (chồi muộn). Nuôi cấy mô sẹo, nuôi cấy
phôi: có thể sử dụng là mầm, trụ lá mầm, thân, lá, phôi… Để thu cây đơn bội
phục vụ cho lai tạo giống dùng bao phấn và hạt phấn cho nuôi cấy.
- Phụ thuộc vào mẫu có nuôi cấy thành công hay không? Nếu nuôi cấy
mô sẹo hay nuôi cấy phôi không thể thực hiện với một đối tƣợng nào đó thì
phải chuyển sang chọn đỉnh sinh trƣởng để nuôi cấy và ngƣợc lại (Viện Dƣợc
Liệu, 2013) [17].
2.4.2. Điều kiện vô trùng
Điều kiện vô trùng là yêu cầu quan trọng nhất quyết định trƣớc tiên đến
sự thành bại của việc nuôi cấy. Toàn bộ quá trình nuôi cấy in vitro cần đảm
bảo điều kiện vô trùng tuyệt đối. Vô trùng bao gồm: Vô trùng phòng nuôi cấy,
vô trùng dụng cụ và môi trƣờng, vô trùng mẫu cấy (Nguyễn Đức Lƣợng và cs,
2002) [7].
Dụng cụ khử trùng cơ bản gồm:
- Nồi hấp tiệt trùng: Sử dụng cho việc khử trùng môi trƣờng nuôi cấy, dụng

cụ nuôi cấy bằng hơi nƣớc có áp suất và nhiệt độ cao (1,2- 1,5 atm; 120- 130oC).
- Tủ sấy (60-600oC): Để sấy khô các dụng cụ thuỷ tinh và dụng cụ cấy.


12

- Dung dịch khử trùng: Để khử trùng vật liệu đƣa vào nuôi cấy ngƣời ta
thƣờng sử dụng các dung dịch nhƣ: HgCl2, NaClO (hypoclorit natri);
Ca(OCl)2 (hypoclorit canxi); H2O2 (oxy già),...cồn dùng để khử trùng mẫu sơ
bộ và đốt các dụng cụ khi nuôi cấy.
- Màng lọc: Dùng để loại bỏ các tác nhân lây nhiễm có kích thƣớc 0,02510 µm khỏi môi trƣờng nuôi cấy, nƣớc cất…Đây là phƣơng pháp phù hợp với
những môi trƣờng mà thành phần của chúng bị phân hủy bởi nhiệt độ cao.
Những môi trƣờng đó đƣợc lọc vô trùng ở nhiệt độ phòng thí nghiệm qua các
màng có lỗ siêu nhỏ. Có hai loại màng phổ biến: Màng lọc bằng thép không rỉ
(màng Swinney), màng lọc bằng polypropylene (màng Swinex), đây là loại
màng chỉ dùng một lần rồi bỏ (Vũ Văn Vụ và cs, 2009) [15].
- Buồng cấy và box cấy vô trùng:
+ Buồng vô trùng: Nơi đặt bàn cấy cần kín gió, cao ráo sạch sẽ. Buồng
phải đƣợc tiệt trùng liên tục trƣớc và sau khi làm việc.
+ Box cấy vô trùng: Tốt nhất là sử dụng box cấy Laminair Flow box,
thiết bị này làm việc theo nguyên tắc lọc không khí vô trùng qua màng và thổi
không khí vô trùng về phía ngƣời ngồi thao tác.
- Buồng nuôi cấy: Là buồng đặt các mẫu nuôi cấy. Buồng này cần đảm
bảo các điều kiện: Nhiệt độ 25-30oC, ánh sáng đạt 2000- 3000 lux, sạch sẽ và
tránh tiếp xúc với bên ngoài (Phan Hữu Tôn, 2005) [9].
2.4.3. Môi trường hóa học
Môi trƣờng hóa học cung cấp chất dinh dƣỡng cơ bản cần thiết cho sự
sinh trƣởng và phân hóa của mô trong suốt quá trình nuôi cấy in vitro. Thành
phần của môi trƣờng hóa học thay đổi theo loài cây, bộ phận cây, mục đích nuôi
cấy nhƣng thƣờng có các nhóm chất sau (Nguyễn Văn Uyển và cs, 1993) [14].



13

- Nhóm nguyên tố khoáng đa lượng
Nguyên tố đa lƣợng là những nguyên tố muối khoáng nhƣ: N, P, K, Mg,
Ca, Na, S, đƣợc sử dụng ở nồng độ trên 30 ppm. Các nguyên tố này có chức
năng tham gia vào quá trình trao đổi chất giữa các tế bào thực vật với môi
trƣờng và xây dựng nên thành tế bào, môi trƣờng nhiều nito thích hợp cho
việc hình thành chồi , với môi trƣờng nhiều kali sẽ giúp cho quá trình trao đổi
chất diễn ra mạnh mẽ (Trần Thị Lệ và cs, 2008) [4].
- Nito vô cơ: Đƣợc sử dụng ở dạng NO3- (nitrat) và NH4+ (amoni) riêng
rẽ hoặc phối hợp với nhau, trong đó việc hấp thụ NO3- của các tế bào thực vật
tỏ ra có hiệu quả hơn so với NH4+. Nhƣng đôi khi NO3- gây ra hiện tƣợng
“kiềm hoá” môi trƣờng. Vì vậy giải pháp sử dụng phối hợp cả hai nguồn nito
với tỷ lệ hợp lý đƣợc sử dụng rộng rãi nhất. Các muối khoáng có Nito thƣờng
dùng là: Canxi nitrat (Ca(NO3)2.4H2O), Kali nitrat (KNO3), Natri Nitrat
(NaNO3), hoặc Amoni nitrat (NH4NO3). Các muối Amon thƣờng dùng là:
Amon sunphat (NH4)2SO4, hoặc Amon Nitrat (NH4NO3) (Vũ Văn Vụ và cs,
2009) [15].
- Hai dạng photpho thƣờng dùng là: NaHPO4.7H2O và KH2PO4.
- Kali đƣợc cung cấp cho môi trƣờng dƣới dạng Kali nitrat (KNO3), Kali
Clorua (KCl), KaliDehidro Photphat (KH2PO4).
- Nguồn canxi trong môi trƣờng cung cấp dƣới dạng muối Canxi Nitrat:
Ca(NO3)2.4H2O, CaCl2 .6H2O, CaCl2.2H2O.
- Nguồn Mg và S đƣợc cung cấp dƣới dạng MgSO4.7H2O hoặc
(NH4)2SO4 (Roberta H. Smith, 2000) [26].
- Các Ion Na+ và Cl- cần ở nồng độ thấp và đƣợc đƣa vào môi trƣờng
cùng các muối khoáng khi điều chỉnh pH môi trƣờng.
- Nhóm các nguyên tố vi lượng



14

Nguyên tố vi lƣợng là những nguyên tố khoáng đƣợc sử dụng ở nồng độ
dƣới 30 ppm gồm có Fe, Bo, Mn, Mo, Cu, Zn, Ni… tuy chỉ cần một lƣợng
nhỏ trong môi trƣờng nuôi cấy nhƣng chúng là thành phần không thể thiếu
cho sự sinh trƣởng và phát triển của mô. Hàm lƣợng của các nguyên tố đa
lƣợng và các nguyên tố vi lƣợng phụ thuộc vào từng môi trƣờng nuôi cấy và
từng đối tƣợng nuôi cấy (Lê Văn Tri, 1997) [12].
- Sắt (Fe): Thiếu Fe tế bào giảm khả năng phân chia, thiếu Fe làm giảm
lƣợng ARN và sinh tổng hợp Protein nhƣng làm tăng lƣợng ADN và Axit
amin tự do dẫn đến giảm phân bào. Fe trong môi trƣờng thƣờng đƣợc đƣa
dƣới dạng muối FeSO4.7H2O, Fe(SO4)3…nhƣng chúng sẽ bị kết tủa và mẫu
cấy khó hấp thụ các loại muối này. Do đó phải cho thêm vào môi trƣờng nuôi
cấy NaFeEDTA (Sodium ethylenediamine tetraacetate), để tạo muối phức
NaFeEDTA (dạng selat) có chứa Na, Fe và mô nuôi cấy hấp thụ dễ dàng.
- Mangan (Mn): Thiếu Mn cũng làm cho hàm lƣợng các axit amin tự do
và ADN tăng lên, nhƣng ARN và sinh tổng hợp Protein giảm dần đến kém
phân bào.
- Bo (B): Thiếu B trong môi trƣờng gây nên biểu hiện nhƣ thừa auxin vì
thực tế B làm cho các chất ức chế Auxin Oxydase trong tế bảo giảm. Mô nuôi
cấy có biểu hiện mô sẹo hoá mạnh, nhƣng thƣờng là mô sẹo xốp, mọng nƣớc,
kém tái sinh (Vũ Văn Vụ và cs, 2006) [16].
- Molypden (Mo): Tác động trực tiếp lên quá trình trao đổi chất trong tế
bào thực vật.
- Nguồn các bon
Mặc dù mẫu cấy vẫn có khả năng quang hợp, nhƣng rất yếu vì vậy phải
bổ sung thêm nguồn các bon để mẫu cấy có thể tổng hợp đƣợc các chất hữu
cơ giúp tế bào phân chia. Thông thƣờng nguồn các bon bổ sung là đƣờng

saccharose và glucose với liều lƣợng 20-30 g/l dung dịch. Trƣờng hợp cần


15

thiết có thể sử dụng các loại đƣờng khác nhƣ: Maltose, Lactose và Glactose.
Hàm lƣợng đƣờng thấp sử dụng trong nuôi cấy tế bào trần do hàm lƣợng cao
của đƣờng sẽ làm mất nƣớc trong tế bào do hiện tƣợng thẩm thấu, ngƣợc lại
các hàm lƣợng cao hơn có thể dùng cho nuôi cấy hạt phấn… (Trần Thị Lệ và
cs, 2008) [4].
- Các Vitamin
Theo Czocowoki (1952) thì mô tế bào thực vật khi nuôi cấy in vitro vẫn
có khả năng tổng hợp vitamin nhƣng không đáp ứng đủ nhu cầu của chúng.
Vì vậy phải bổ sung các vitamin cần thiết vào môi trƣờng nuôi cấy để góp
phần tạo các coenzyme xúc tác các phản ứng sinh hóa trong tế bào (Vũ Văn
Vụ và cs, 2009) [18]. Các vitamin thƣờng đƣợc sử dụng nhƣ: B1 (thiamin),
B2 (Ribofravin), B3 (Axit panthotenic), B5 (axit nicotinic), B6 (piridoxin) với
nồng độ phổ biến là 1mg/l (Lê Văn Tri, 1997) [12].
- Thiamin (B1): Cần cho trao đổi chất hydratcacbon và sinh tổng hợp
một số aminoacid, hàm lƣợng sử dụng 0,1-5,0 mg/l.
- Acid nicitimic (vitamin B3, PP, niacin): Tham gia tạo coemzym của
chuỗi hô hấp, sử dụng với hàm lƣợng 0,1-5,0 mg/l.
- Pyridoxin (B6): Là một coenzyme quan trọng trong nhiều phản ứng
trao đổi chất, sử dụng với hàm lƣợng 0,1-1,0 mg/l (Nguyễn Đức Lƣợng và cs,
2002) [7].
Ngoài ra môi trƣờng nuôi cấy còn bổ sung một số vitamin khác:
- Biotin (H): Là coenzym của các enzyme nhƣ hexokinaza, cacboxilaza
và nhiều enzyme khác tham gia trao đổi glixit, lipit và protein. Chúng có vai
trò điều chỉnh sự sinh trƣởng của sinh vật. Đƣợc sử dụng với hàm lƣợng 0,15,0 mg/l.
- Acid foclic (B9, M): Cần thiết cho sự phân bào, thƣờng sử dụng với

hàm lƣợng 0,1-5,0 mg/l (Nguyễn Văn Uyển và cs, 1993) [14].


16

- Riboflavin (B2): Nó là coenzyme của các enzym thuộc hệ oxi hóa khử
khác nhau, nhất là flavin oxidaza. Hàm lƣợng sử dụng 0,1-10,0 mg/l.
- Acid ascorbic (C): Có mặt trong nhiều loại quả, các loại củ nhƣ củ cải,
khoai tây, hành. Nó là thành phần quan trọng của các phản ứng oxi hóa khử.
Hàm lƣợng sử dụng 1,0-100,0 mg/l.
- Acid pantothetic (B3): Có tác dụng trong sự phân giải cacbonhydrat,
ngoài ra nó còn có tác dụng cƣờng hóa vitamin C. Hàm lƣợng sử dụng 0,5-2,5
mg/l (Nguyễn Đức Lƣợng và cs, 2002) [7].
- Tocopherol (E): Hàm lƣợng sử dụng 1,0-50,0 mg/l.
Myo – Inositol: Là một loại đƣờng rƣợu liên quan đến quá trình tổng hợp
phospholipit, pectin của thành tế bào và hệ thống màng trong tế bào, tham gia
vào dinh dƣỡng khoáng, vận chuyển đƣờng, trao đổi hydratcacbon. Ngoài ra,
Myo – Inositol còn tham gia tích trữ, vận chuyển, giải phóng auxin. Hàm
lƣợng sử dụng 20-1000mg/l môi trƣờng (Edwin F.George Ph.D, 1993) [20].
Myo-Inosito có tác dụng thúc đẩy sinh trƣởng và phát triển giống nhƣ các
vitamin và trong nhiều trƣờng hợp có vai trò nhƣ nguồn cacbon của môi
trƣờng nuôi cấy (Lê Văn Tri, 1997) [12].
- Các chất phụ gia hữu cơ
Các chất phụ gia đƣợc đƣa vào môi trƣờng nuôi cấy nhằm kích thích sự
sinh trƣởng của mô sẹo và các cơ quan khác nhƣ: Nƣớc dừa, khoai tây , chuối,
dịch chiết nấm men. Trong thành phần của nƣớc dừa chứa các axit amin, axit
hữu cơ, đƣờng, Myo – inositol và các chất có hoạt tính auxin, các gluxit của
Cytokinin. Ngoài ra, khoai tây và chuối cũng hay đƣợc sử dụng, vì trong
thành phần của chúng có chứa một số vitamin và các kích thích tố có tác dụng
tích cực đến sự sinh trƣởng, phát triển của mẫu cấy. Các amino acid và amit:

có vai trò quan trọng đối với sự phát sinh hình thái. Các amino acid dạng L dễ
dàng đƣợc mô nuôi cấy hấp thụ (Nguyễn Đức Lƣợng và cs, 2002) [7].


17

- L-arginin dùng cho nuôi cấy rễ
- L-tyrolin dùng cho nuôi cấy chồi
- L-serin dùng cho nuôi cấy hạt phấn
Hàm lƣợng sử dụng mỗi loại: 10-100 mg/l.
- Glycin là dạng aminoacid đơn giản nhất, nhƣng là nguồn tổng hợp ra
Purin, một thành phần cấu trúc của vòng pophyrin trong các phân tử clorophin
(Nguyễn Văn Uyển, 1993) [14].
- Các dạng amit dùng trong nuôi cấy là L-glutamin, L-asparagin… Một
số trƣờng hợp tham gia vào cảm ứng và duy trì trong quá trình phát sinh phôi
vô tính. Ngoài ra amino acid và amit còn là nguồn cung cấp nito hữu cơ cho
mô nuôi cấy.
Các thành phần hữu cơ phức hợp:
- Cazein thủy phân (CH, casein hydrolysate) có chức nhiều amino acid.
Czein thủy phân có chứa khoảng 18-20 aminoaxit. Hàm lƣợng sử dụng là
0,05-0,1% (W/v)
- Dịch chiết nấm men (YE, Yeast extract) có chứa hàm lƣợng khá cao
của nhiều vitamin nhóm B, hàm lƣợng sử dụng 0,025-0,2% (W/v)
- Dịch chiết malt (malt extract): 0,05-0,1 (W/v)
Các loại nƣớc ép hoa quả, củ:
Nƣớc ép cà chua: 30% (V/v)
Nƣớc ép cam: 3-10% (V/v)
Nƣớc ép chuối xanh: 150 g/l
Nƣớc dừa (CM, coconut milk): Là nội nhũ lỏng cung cấp các chất dinh
dƣỡng nuôi phôi dừa. Trong nuôi cấy mô và tế bào thực vật thƣờng sử dụng

nƣớc quả từ bánh tẻ và quả dừa già. Thành phần của nƣớc dừa khá phong phú
nhƣng có chứa inositol và các chất thuộc nhóm cytokinin nhƣ zeatin…Các
thành phần này thay đổi, khác nhau giữa quả non, quả già, thậm chí giữa các


×