Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

NHÓM 2 PPNCKT NHÓM 2 Đề tài : thực trạng thất nghiệp ở Việt Nam từ năm 2010 2015 và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (245.24 KB, 16 trang )

NHÓM 2
Đề tài : thực trạng thất nghiệp ở Việt Nam từ năm 2010 -2015 và giải pháp
I. Thực trạng thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay
1. Tỷ lệ thất nghiêp ở Việt Nam trong những năm gần đây
2. Dự báo tỷ lệ thất nghiệp năm nay(2015)
II. Tác động của việc thất nghiệp
III. Các biện pháp giải quyết thất nghiệp


I.Thực trạng thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay
1.Tình hình chung
Ngày 27/12, tại Hà Nội, Tổng cục Thống kê vừa công bố các chỉ số về việc
làm, năng suất lao động, thất nghiệp của năm 2014.
* Về tỉ lệ thất nghiệp: Ước tới cuối tháng 12/2014, tỷ lệ thất nghiệp của lao động
trong độ tuổi năm 2014 là 2,08%. Tỉ lệ này ở quý 1,2,3,4 lần lượt là: 2,21%;
1,84%; 2,17% và 2,1%.
Tỉ lệ thất nghiệp của thanh niên (từ 15 - 24 tuổi) năm 2014 là 6,3%, cao hơn mức
6,17% của năm 2013; khu vực thành thị là 11,49%, cao hơn mức 11,12% của năm
trước; khu vực nông thôn là 4,63%, xấp xỉ 2013.
* Về việc làm: Người lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế năm 2014
ước tính 53 triệu người, tăng 800.000 người so với năm 2013.
Trong đó, người lao động đang làm việc của khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản
chiếm 46,6% tổng số (giảm 00,2 % so với năm 2013), khu vực công nghiệp và xây
dựng chiếm 21,4% (tăng 00,2% so với năm 2013), khu vực dịch vụ chiếm 32,0%
(năm 2013 là 32%).
Ước tính tỷ lệ lao động phi chính thức của khu vực phi hộ nông nghiệp năm 2014
là 56,1%, giảm 1 điểm phần trăm so với năm 2013.
* Về năng suất lao động: Theo Tổng cục Thống kê, năng suất lao động xã hội
năm 2014 theo giá hiện hành của toàn nền kinh tế ước tính đạt 74,3 triệu đồng/lao
động (tương đương khoảng 3.515 USD/lao động).
Trong đó, năng suất lao động khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 28,9 triệu


đồng/lao động, bằng 38,9% mức năng suất lao động chung của toàn nền kinh tế;
khu vực công nghiệp và xây dựng đạt 133,4 triệu đồng/lao động, gấp 1,8 lần; khu
vực dịch vụ đạt 100,7 triệu đồng/lao động, gấp 1,36 lần.
Tính theo giá so sánh năm 2010, năng suất lao động toàn nền kinh tế năm
2014 ước tính tăng 4,3% so với năm 2013, trong đó năng suất lao động khu vực


nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,4%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng
4,3%; khu vực dịch vụ tăng 4,4%.
Theo Tổng cục Thống kê, năng suất lao động Việt Nam chưa cao do phụ thuộc
vào tỉ trọng lao động khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản còn cao; công nghệ và
thiết bị sản xuất còn lạc hậu; chất lượng nguồn lao động chưa cap, cơ cấu đào tạo
chưa hợp lý…
Năm 2014, câu chuyện về năng suất lao động và tỉ lệ thất nghiệp đã nóng lên sau
những kết quả thống kê của ILO về năng suất lao động của lao đông Việt Nam chỉ
bằng 1/15 năng suất lao động của Singapore, 1/6 của Malaysia...
Thậm chí, năng suất lao động thấp còn là căn cứ gây nhiều ý kiến khác nhau giữa
các thành viên trong Hội đồng tiền lương Quốc gia trong việc đề xuất mức tăng
lương tối thiểu vùng năm 2015.
Bên cạnh đó, Bản tin thị trường lao động việc làm quý 2/2014 do Bộ LĐ-TB&XH,
Tổng cục Thống kê, ILO công bố tỉ lệ thất nghiệp 1,84 % đã làm dấy lên những
tranh luận khác nhau về thực chất “sức khỏe” của thị trường lao động Việt Nam
nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung.
Hơn 1 triệu việc làm mới từ doanh nghiệp thành lập mới năm 2014. Trong năm
2014, cả nước có 74.842 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng
ký là 432,2 nghìn tỉ đồng, giảm 2,7% về số doanh nghiệp và tăng 8,4% về số vốn
đăng ký so với năm trước. Số lao động dự kiến được tạo việc làm của các doanh
nghiệp thành lập mới là 1.091.000 người, tăng 2.8% so với năm trước.
• Tính đến thời điểm 1/7/2014, cả nước có 69,3 triệu người từ 15 tuổi trở lên, trong
đó có 53,7 triệu người từ 15 tuổi trở lên thuộc lực lượng lao động. Mặc dù tiến

trình đô thị hóa đang diễn ra ở nước ta, nhưng cho đến nay vẫn còn 70,2% lực
lượng lao động nước ta tập trung ở khu vực nông thôn.
• Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động là 77,5%. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động
của dân số khu vực nông thôn (81,2%) cao hơn khu vực thành thị (70%). Bên cạnh
đó, có sự chênh lệch đáng kể về tỷ lệ tham gia lực lượng lao động giữa nam và nữ,
tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của nữ là 73,4% và thấp hơn 8,5 điểm phần trăm
so với tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của nam.


• Lực lượng lao động của cả nước bao gồm 52,8 triệu người có việc làm và 0,9
triệu người thất nghiệp.
• Quý 2 năm 2014, tỷ số việc làm trên dân số là 76,2%, có sự chênh lệch đáng kể
về tỷ số việc làm trên dân số giữa thành thị và nông thôn. Tỷ số việc làm trên dân
số thành thị thấp hơn nông thôn 12,5 điểm phần trăm.
• Đến thời điểm 1/7/2014, cả nước có 1140,2 nghìn người thiếu việc làm. Có tới
86,3% người thiếu việc làm sinh sống ở khu vực nông thôn.
• Nhìn chung, tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức thấp (1,84%), đến thời điểm 1/7/2014,
cả nước có 0,9 triệu người thất nghiệp.
• Trong quý 2 năm 2014, tỷ lệ thất nghiệp thanh niên 15-24 tuổi là 5,09%. Số
người thất nghiệp từ 15-24 tuổi chiếm 43,9% trong tổng số người thất nghiệp, tỷ
trọng này ở khu vực thành thị (39,8%) thấp hơn khu vực nông thôn (48,9%). Trong
khi đó, số người thiếu việc làm từ 15-24 tuổi chỉ chiếm 19,7% trong tổng số người
thiếu việc làm.
2-Những nhân tố tác động và ảnh hưởng đến tình trạng thất nghiệp ở nước ta
năm 2014
2.1. Lực lượng lao động
2.1.1 Quy mô và phân bố lực lượng lao động và tỷ lệ tham gia lực lượng lao động .
Đến thời điểm 1/7/2014, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của cả nước là 53,7
triệu người. Mặc dù có sự tăng lên đáng kể về tỷ trọng lực lượng lao động khu vực
thành thị, nhưng đến nay vẫn còn 70,2% lực lượng lao động nước ta tập trung ở

khu vực nông thôn. Bên cạnh đó, 56,9% tổng số lực lượng lao động của cả nước
tập trung ở 3 vùng là Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền
Trung, và Đồng bằng sông Cửu Long. Nữ giới chiếm 48,6% tổng số lực lượng lao
động của cả nước, tương ứng với 26,1 triệu người.


Bảng 1: Tỷ trọng LLLĐ và tỷ lệ tham gia LLLĐ quý 2 năm 2014
Đvt:%
Nơi cư

Tỷ trọng lực lượng lao
động

Tỷ lệ tham gia LLLĐ

Chun
g

Nam

Chung

Nam

Nữ

Cả nước

100,0


100,0 100,0 48,6

77,5

81,9

73,4

Thành thị

29,8

30,3

29,4

47,9

70,0

75,8

64,5

Nông thôn

70,2

69,7


70,6

49,0

81,2

84,8

77,8

Trung du và miền
núi phía bắc

13,8

13,4

14,3

50,2

85,8

87,3

84,3

Đồng bằng sông
hồng


15,3

14,7

15,9

50,6

76,6

78,2

75,1

Bắc trung bộ và
duyên hải miền
trung

22,2

21,7

22,7

49,7

80,6

83,2


78,0

Tây nguyên

6,1

6,2

5,9

47,4

84,0

87,5

80,5

Đông nam bộ

8,3

8,5

8,2

47,7

74,9


80,9

69,2

Đồng bằng sông
Cửu long

19,4

20,4

18,3

45,9

77,5

85,2

70,1

Hà Nội

7,1

7,0

7,2

49,3


70,2

73,8

66,8

Thành phố Hồ Chí 7,8
Minh

8,0

7,6

47,2

65,4

74,1

57,7

trú/vùn
g

Nữ

%nữ

Các vùng


Dựa vào bảng trên ta thấy:


Ở cấp toàn quốc, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động là 77,5%. Tỷ lệ tham gia lực
lượng lao động của dân số khu vực nông thôn (81,2%) cao hơn khu vực thành thị
(70%). Bên cạnh đó, có sự chênh lệch đáng kể về tỷ lệ tham gia lực lượng lao động
giữa nam và nữ, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của 4 nữ là 73,4% và thấp hơn
8,5 điểm phần trăm so với tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của nam. Đáng chú ý,
trong khi tỷ lệ tham gia lực lượng lao động cao nhất ở hai vùng Trung du và miền
núi phía Bắc (85,8%) và Tây Nguyên (84%), thì tỷ lệ này lại thấp nhất ở hai trung
tâm kinh tế - xã hội lớn nhất của cả nước là Hà Nội (70,2%) và thành phố Hồ Chí
Minh (65,4%).
2.1.2 Cơ cấu tuổi của lực lượng lao động
Cơ cấu lực lượng lao động theo nhóm tuổi phản ánh tình trạng nhân khẩu học và
kinh tế-xã hội. Lực lượng lao động của Việt Nam tương đối trẻ, một nửa (50,2%)
số người thuộc lực lượng lao động từ 15-39 tuổi.

Biểu đồ : Tỷ trọng LLLĐ chia theo nhóm tuổi và nơi cư trú quý 2 2014
Đvt:%

Nhận xét:
Có sự khác nhau đáng kể về phân bố lực lượng lao động theo tuổi giữa khu
vực thành thị và nông thôn (Hình 1). Tỷ lệ phần trăm lực lượng lao động
nhóm tuổi trẻ (15-24) và già (55 tuổi trở lên) của khu vực thành thị thấp hơn
của khu vực nông thôn. Ngược lại, đối với nhóm tuổi lao động chính (25-54)
thì tỷ lệ này của thành thị lại cao hơn của khu vực nông thôn. Mô hình này
phản ánh xu hướng, nhóm dân số trẻ ở khu vực thành thị có thời gian đi học
dài hơn so với khu vực nông thôn và người lao động ở khu vực nông thôn ra
khỏi lực lượng lao động muộn hơn so với khu vực thành ph ố.

2.2. Việc làm


Trong tổng số lao động đang làm việc của cả nước có 70,6% lao động đang sinh
sống tại khu vực nông thôn và lao động nữ chiếm 48,7%. Trong các vùng lấy mẫu,
Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung và Đồng bằng sông Cửu Long chiếm
tương ứng 22,2% và 19,4% số người có việc làm của cả nước. Tỷ số việc làm trên
dân số của quý 2 năm 2014 đạt 76,2%.
Quý 2 năm 2014 số người có việc làm tăng 312,2 nghìn người so với quý 1 năm
2014. Trong 8 vùng chọn mẫu, 3 vùng có số người có việc làm giảm so với quý 1
năm 2014, trong đó giảm nhiều nhất ở Đông Nam Bộ (giảm 75 nghìn lao động); 5
vùng còn lại tăng so với quý 1 năm 2014, trong đó tăng nhiều nhất là ở vùng Bắc
Trung bộ và Duyên hải miền Trung (tăng 108,2 nghìn lao động). So với quý 2 năm
2013 số người có việc làm tăng 436,1 nghìn người, tương ứng với 0,8%. 6 Quý 2
năm 2014, tỷ số việc làm trên dân số là 76,2%, có sự chênh lệch đáng kể về tỷ số
việc làm trên dân số giữa thành thị và nông thôn. Tỷ số việc làm trên dân số thành
thị thấp hơn nông thôn 12,5 điểm phần trăm. Số liệu của các vùng cho thấy, tỷ số
việc làm trên dân số cao nhất ở Trung du và miền núi phía Bắc và Tây Nguyên, và
thấp nhất ở hai vùng kinh tế phát triển nhất nước là Hà Nội và thành phố HCM.
Giới tính/nơi
cư trú/vùng

Khu vực kinh tế

Loại hình kinh tế

Nông
lâm
nghiệ
p và

thủy
sản

Công
nghiệp
và xây
dựng

Dịch vụ Nhà nước Ngoài
Có vốn
nhà nước đầu tư
nước
ngoài Cả
nước

Cả nước

47,1

21,1

31,8

10,2

86,1

3,6

Thành thị


14,5

26,7

58,8

20,0

74,0

6,1

Nông thôn

60,6

18,8

20,6

6,2

91,2

2,6

Nam

45,2


25,1

29,7

10,8

86,7

2,5

Nữ

49,0

16,9

34,0

9,6

85,5

4,8

Giới tính


Các vùng
Trung du và

miền núi phía
Bắc

69,8

11,8

18,5

9,7

88,9

1,3

Đồng bằng
sông Hồng

39,2

31,3

29,5

9,8

85,9

4,3


Bắc Trung Bộ
và DH miền
Trung

55,2

16,5

28,2

9,4

89,3

1,3

Tây Nguyên

72,8

6,9

20,3

9,0

90,8

0,2


35,0

31,4

9,0

74,0

17,0

Đông Nam Bộ 33,6
Đồng bằng
sông Cửu
Long

51,2

16,9

32,0

7,5

91,1

1,4

Hà Nội

24,1


27,9

48,0

18,4

78,6

3,0

31,7

65,7

16,2

76,4

7,4

Thành phố Hồ 2,6
Chí Minh

Bảng 2: Cơ cấu lao động có việc làm theo khu vực kinh tế và loại hình kinh
tế, quý 2 năm 2014( Đơn vị tính: Phần trăm)


Từ bảng trên ta thấy:biểu thị tỷ trọng lao động có việc làm chia theo khu vực
kinh tế của từng vùng. Số liệu cho thấy, thành phố Hồ Chí Minh có cơ cấu

kinh tế phát triển cao nhất, với 97,4% lao động làm việc trong lĩnh vực công
nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Ở các khu vực miền núi và ven biển, tỷ lệ lao
động làm việc trong khu vực "Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản" còn khá cao,
con số này ở Tây Nguyên là 72,8%, Trung du và miền núi phía Bắc là 69,8%
và Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung là 55,2%.
Hình 2: Tỷ trọng lao động có việc làm chia theo khu vực kinh tế và
vùng, quý 2 năm 2014


2.3. Thiếu việc làm và thất nghiệp
2.3.1 Số người thiếu việc làm và số người thất nghiệp
Đến thời điểm 1/7/2014, cả nước có 1140,2 nghìn người thiếu việc làm và 876,1
nghìn người thất nghiệp trong tổng lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên. Bên cạnh
đó, có tới 86,3% người thiếu việc làm sinh sống ở khu vực nông thôn và 55%
người thiếu việc làm là nam giới. Có 54,9% số người thất nghiệp sinh sống ở khu
vực thành thị và 54,8% người thất nghiệp là nam giới. Trong quý 2 năm 2014, số
thất nghiệp thanh niên từ 15-24 tuổi chiếm 43,9% trong tổng số người thất nghiệp,
tỷ trọng này ở khu vực thành thị (39,8%) thấp hơn khu vực nông thôn (48,9%).
Trong khi đó, số người thiếu việc làm từ 15-24 tuổi chỉ chiếm 19,7% trong tổng số
người thiếu việc làm. Thất nghiệp thanh niên đang trở thành vấn đề quan tâm của
xã hội, thanh niên được xem là một trong những nhóm lao động dễ bị ảnh hưởng
nhất bởi các biến động trên thị trường lao động.
2.3.2 Tỷ lệ thiếu việc làm và tỷ lệ thất nghiệp
Tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm trong độ tuổi lao động được tính cho nữ từ 1554 tuổi và nam từ 15-59 tuổi. Quý 2 năm 2014, tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị
(3,26%) cao hơn nông thôn (1,2%), và có sự chênh lệch không đáng kể về tỷ lệ thất
nghiệp giữa nam và nữ. Tỷ lệ thất nghiệp của các vùng rất khác nhau và cao nhất
đối với Hà Nội (3,87%).
Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động nông thôn (2,77%) cao hơn khu vực thành thị
(1,05%). Xem xét số liệu theo vùng, Đồng bằng sông Hồng có tỷ lệ thiếu việc làm
cao nhất (3,87%). Mặc dù kinh tế tăng trưởng chậm nhưng tỷ lệ thất nghiệp của

nước ta biến động không nhiều, cụ thể tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị của quý
2 năm 2014 so với cùng kỳ năm 2013 giảm 0,4 điểm phần trăm. Điều này có thể
giải thích là do trình độ phát triển của nền kinh tế còn thấp, đời sống của người dân
chưa cao, hệ thống an sinh xã hội chưa phát triển nên người lao 10 động thường
chấp nhận làm những công việc trong khu vực phi chính thức với mức thu nhập
thấp, bấp bênh để nuôi sống bản thân và gia đình.


Bảng 3: Tỷ lệ thiếu việc làm và tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động, giai
đoạn 2009-2014
(đvt:%)
tỷ lệ thiếu việc
làm

T ỷ lệ thất nghiệp

Tổng số Thành
Thị

Nông
thôn

Tổng số

Thành
thị

Nông
thôn


Năm
2009

5,41

3,19

6,30

2,90

4,60

2,25

Năm
2010

3,57

1,82

4,26

2,88

4,29

2,30


Năm
2011

2,96

1,58

3,56

2,22

3,60

1,60

Năm
2012

2,74

1,56

3,27

1,96

3,21

1,39


Năm
2013

2,75

1,48

3,31

2,18

3,59

1,54

Quí 1

2,78

1,45

3,37

2,21

3,72

1,53

Quí 2


2,25

1,05

2,77

1,84

3,26

1,20

Năm
2014



Tỷ lệ thất nghiệp thanh niên được tính cho những người từ 15-24 tuổi và tỷ
lệ thất nghiệp của nhóm còn lại được tính cho những người từ 25 tuổi trở
lên. Ở khu vực thành thị, tỷ lệ thất nghiệp thanh niên cao gấp 5,2 lần so với
tỷ lệ thất nghiệp của những người từ 25 tuổi trở lên (10,65% so với 2,04%).
So với quý 2 năm 2013, tỷ lệ thất nghiệp thanh niên giảm 0,49 điểm phần


trăm và so với quý 1 năm 2014, tỷ lệ thất nghiệp thanh niên giảm 1,57 điểm
phần trăm.

3. Dự báo tỉ lệ thất nghiệp năm nay (2015)
Nền kinh tế toàn cầu tiếp tục hồi phục chậm, sau cuộc khủng hoảng tài chính, ở

phần lớn các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển, số lượng việc làm đang tăng
lên và bất bình đẳng về thu nhập, đang được thu hẹp so với các nước phát triển.
Tuy nhiên, khoảng cách giàu nghèo ở phần lớn các quốc gia thu nhập thấp và trung
bình vẫn ở mức cao. Nhiều hộ gia đình vốn đã thoát nghèo, nay lại đối mặt với
nguy cơ bị rơi trở lại xuống dưới chuẩn nghèo. Ngược lại, ở các nền kinh tế phát
triển, bất bình đẳng về thu nhập lại gia tăng trong hai năm vừa qua, trong bối cảnh
thất nghiệp toàn cầu tiếp tục gia tăng. Số người thất nghiệp được dự báo sẽ tăng từ
200 triệu hiện nay, lên gần 208 triệu năm 2015.
Theo đề án, năm 2015, nước ta sẽ có 50% lao động được qua đào tạo tay nghề, lao
động nông nghiệp giảm còn 40%; tỉ lệ lao động thất nghiệp ở thành thị là 5% và ở
nông thôn là 3% ; mức tiền lương trung bình tăng 12%/tháng…
Tại Việt Nam, theo Tổng Liên đoàn Lao Động Việt Nam, trong 5 tháng đầu năm,
tình hình lao động, việc làm có nhiều biến động. Cả nước có trên 31.000 DN thành
lập mới và hơn 8,8 nghìn DN quay trở lại hoạt động, góp phần giải quyết việc làm
cho hơn 602,2 ngàn lao động, đạt 37,6% kế hoạch.
- Tìm một việc làm ổn định đang là khó khăn với nhiều bạn trẻ.
Tỷ lệ công nhân lao động trở lại làm việc sau Tết nguyên đán ở những tỉnh, thành
phố lớn, có đông công nhân, lao động đạt bình quân hơn 90% và có ổn định hơn so
với cùng thời điểm các năm trước. Nhu cầu tuyển dụng của các DN đang hoạt động
cũng tăng lên hàng chục ngàn người. Tuy nhiên với hơn 16.600 DN giải thể, ngừng
hoạt động do sản xuất kinh doanh thua lỗ, khiến hàng nghìn công nhân, lao động
không có việc làm, đời sống người lao động gặp nhiều khó khăn. Tỷ lệ lao động
thiếu việc làm và thất nghiệp tăng so với cùng kỳ năm 2012 ở cả khu vực thành thị
và nông thôn.
- Việc làm khó phục hồi, do sự hụt hơi của các doanh nghiệp nhỏ.
Theo Báo cáo Thế giới Việc làm 2013, bất bình đẳng về thu nhập gia tăng trong
giai đoạn từ năm 2010 đến 2011 ở 14 trong số 26 nền kinh tế phát triển, bao gồm
Pháp, Đan Mạch, Tây Ban Nha và Hoa Kỳ. Bất bình đẳng về kinh tế đồng thời
cũng gia tăng. Các DN nhỏ bị tụt lại phía sau so với các công ty lớn về lợi nhuận
và hiệu quả đầu tư. Trong khi phần lớn các DN lớn đã trở lại khả năng tiếp cận các

thị trường vốn, các công ty nhỏ và mới thành lập bị ảnh hưởng bởi các điều kiện


tín dụng của ngân hàng. Đây là một vấn đề khó khăn đối với sự hồi phục việc làm
hiện tại và ảnh hưởng tới triển vọng kinh tế lâu dài.

II. Tác động của việc thất nghiệp.
Số người tăng thêm trong lực lượng lao động hằng năm và số người được giải
quyết việc làm hằng năm
Trong những năm gần đây nhờ đường lối thay đổi của Đảng mà nhiều lao động đã
và đang được thu hút vào các ngành nghề, các lĩnh vực ở các địa bàn khác nhau,
trong nhiều thành phần kinh tế trên phạm vi quốc gia và từng bước hòa nhập vào
cộng đồng quốc tế. Bên cạnh đó xuất phát điểm của Việt Nam còn thấp nên vẫn là
một nước nghèo, thiếu việc làm hoặc việc làm không ổn định do đó việc chăm lo
giải quyết việc làm là một vấn đề vô cùng cấp bách và phải đòi hỏi các ngành các
cấp, mỗi gia đình và xã hội phải đặc biệt quan tâm. Từ cơ cấu dân số, lực lượng lao
động từ 15 tuổi trở lên quý I/2014 ước tính 58,3 triệu người, tăng 0.8 triệu người so
với cùng kỳ năm 2013 và tăng 0.5 triệu người so với năm 2013.
Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động Q1/2014 không thay đổi so với
Q4/2013(77.5%)tuy cao hơn Q1/2013.
Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp/ chứng chỉ có sự chuyển biến nhẹ, tăng
0.4% so với Q1/2013
Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong tuổi của Q1/2014 tăng so với Q4/2013 nhưng
vẫn duy trì ở mức thấp(2.21%). Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên Q1/2014(6.66%)
tăng khá cao so với Q4/2013(5,95%)
2013
Tỷ lệ lao động qua đào tạo
có bằng cấp/ chứng chỉ
Tỷ lệ thất nghiệp trong tuổi
Trong đó


Q1
18.
2
2.2
7

Q2
Q3
18.0 18.2
2.17 2.32

Q4
18.
4
1.9

201
4
Q1
18.6
2.21


-Thất nghiệp thành thị(%)

3.8

3.66 3.59


-Thất nghiệp thanh
niên(nhóm 15-24 tuổi)(%)

6.1
5

5.58 6.95

Lực lượng lao động

77.
3

77.5 77.9

3.1
9
5.9
5

3.72

77.
5

77.5

6.66

Nguồn lao động(dân số từ 15 tuổi trở lên) Q1/2014 là 69.2 triệu người, tuy giảm

79.6 nghìn người so với Q4/2013 nhưng tăng 669 nghìn người(1%) so với
Q1/2013, trong đó nữ tăng 323 nghìn người, khu vực thành thị tăng gần 155 nghìn
người
Lực lượng lao động(dân số từ 15 tuổi trở lên đang hoạt động kinh tế) Q1/2014 là
53.6 triệu người, giảm 116 nghìn người so với Q4/2013. Tuy nhiên, tăng 592 nghìn
người so với Q1/2013,trong đó nữ tăng 258 nghìn người,khu vực thành thị tăng
112 nghìn người
2013
1.Dân số từ
15+
2.LLLĐ
Nam
Nữ
Nông thôn
Thành thị

Q1
68.
5
53.
0
27.
2
25.
8
15.
9
37.
1


Q2
69.
0
53.
4
27.
4
26.
1
16.
1
37.
4

Q3
69.
2
53.
9
27.
7
26.
1
16.
3
37.
6

Q4
69.

3
53.
7
27.
7
26.
1
16.
3
37.
4

201
4
Q1
69.2
53.6
27.5
26.1
16.0
37.6

Vậy trong toàn bộ nền kinh tế, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo hiện nay còn thấp
chiếm 18.2% lực lượng lao động. Điều này cho thấy lực lượng lao động hiện nay
chưa thể đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế trong giai đoạn này. Trong số lao động


đã qua đào tạo cơ cấu trình độ và ngành nghề còn nhiều bất cập trước yêu cầu của
quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa…
III. Các biện pháp giải quyết thất nghiệp

Đứng trước thực trạng về vấn đề thất nghiệp của nước ta hiện nay. Nhà nước ta cần
có những biện pháp để giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống đến mức tối đa để đưa đất
nước ta phát triển hơn nữa. Đó mới là vấn đề quan tâm hiện nay .
-Tăng nguồn vốn đầu tư ( chủ yếu lấy ừu dự trữ quốc gia , vay nước ngoài) đẩy
nhanh tiến bộ cơ sở hạ tầng làm thủy lợi , thủy điện , giao thông… nhằm tạo việc
làm ở khu vực sản xuất kinh doanh nới lỏng các chính sách tài chính, cải cách thủ
tục hành chính nhằm thu hút vốn đầu tư của nước ngoài tạo việc làm mới cho
người lao động.
- Bên cạnh đó chúng ta phải khuyến khích phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ,
cho các doanh nghiệp vay vốn để mua sắm trang thiết bị sán xuất mở rộng quy mô
sản xuất.
Tại hội nghị trung ương 4 của Đảng ( khóa 8) đã nhấn mạnh chủ trương phát huy
nội lực , khai thác nguồn vốn trong nước , đầu tư duy trì phát triển sản xuất kinh
doanh, đồng thời tăng cường hợp tác quốc tế, tranh thủ vốn đầu tư của nước ngoài .
Với sự mở cửa của ta năm 1998 tổng số vốn FDI lên tới 36 tỷ USD => đã giải
quyết 25 vạn lao động ngoài ra àng chục vạn lao động khác có việc làm nhờ tham
gia xây dựng cơ bản các công trình đưa vào sản xuất. Với hai mục tiêu đó là phát
triển kinh tế xã hội tạo mở việc làm và các hoạt động hỗ trợ trực tiếp để giải quyết
việc làm cho các đối tượng yếu thế trong thị trường lao động . Chính nhờ có sự cho
vay vốn của nhà nước mà quỹ quốc gia việc làm cho vay được 13600 dự án thu về
được 480 tỷ tạo việc làm cho 268000 lao động.
-Sắp xếp lại và nâng cao hiệu quả của hệ thống dịch vụ việc làm.
-Xã hội hóa và nâng cao chất lượng đào tạo hệ thống đào tạo dạy nghề.
-Xem xét điều chỉnh tiền lương tối thiểu đảm bảo tính cân đối giữa khu vực có đầu
tư nước ngoài và trong nước nhằm mục đích mở rộng thu hút lao động xã hội.
Ngày nay khi mà nước ta ngày càng mở rộng quan hệ với các đối tác kinh doanh
trên thế giới, mở cửa thị trường trong nước nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài ,


đã có rất nhiều công ty liên doanh hợp tác phát triển kinh tế trên lĩnh vực đã giải

quyết được một tỷ lệ thất nghiệp rất lớn. Năm 2001 vừa qua nhà nước ta đã ký hiệp
định thương mại Việt Mỹ và đặc biệt trong năm 2003 sắp tới Việt Nam chúng ta sẽ
ra nhập khối AFTA như vậy sẽ giải quyết được một phần nạn thất nghiệp. Hơn nữa
với cơ chế như hiện nay cũng như chính sách quản lý của nước ta thì việc xuất
khẩu lao động ra nước ngoài đã có chiều hướng tăng rất nhanh trong một vài năm
gần đây. Một số nước như là Hàn Quốc , Đài Loan, Nhật Bản tuy giờ giấc có khắt
khe hơn chúng ta song về cơ bản thì thu nhập cũng đã phần nào phù hợp, do đó
xuất khẩu lao động đã phần nào tăng mạnh trong vài năm gần đây.
*Các giải pháp về cơ chế quản lý và thiết chế xã hội
-Xúc tiến xây dựng việc làm và chống thất nghiệp
-Xây dựng và phát triển mạng lưới thông tin thị trường lao động quốc gia
-Thành lập hệ thống hội đồng tư vấn việc làm từ trung ương đến đia phương các
cấp với đại diện của cả người sử dụng lao động , công đoàn và nhà nước.
-Vì ý nghĩa kinh tế chính trị xã hội của vấn đề 3 đối tượng cần đặc biệt quan tâm là
thất nghiệp dài hạn (>1 năm ) thất nghiệp trong thanh niên, ở những người tìm việc
lần đầu ( tuổi 15-> 24) và thất nghiệp của thương bệnh binh, người tàn tật.
-Nhà nước ta có thể cho vay vốn đối với các doanh nghiệp có nguy cơ không phát
triển được nữa, khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng sản xuất. Đặc biệt nhà
nước ta cần chú trọng hơn nữa việc phát triển một số ngành nghề truyền thống ở
nông thôn như nghề thêu dệt… Hoặc đầu tư vốn để xây dựng các cơ sở chế biến
các mặt hàng nông thủy sản… Bởi vì ở nông thôn hiện nay lao động thì dư thừa
trong khi đó việc làm thì thiếu, hàng năm số lượng người từ nông thôn ra thành thị
tìm kiếm việc làm quả là một con số khá lớn, tuy nhiên mức thu nhập của họ cũng
không có gì khả quan cho lắm.



×