Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Cái brochure

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.83 KB, 4 trang )

Cái brochure
By Nguyễn Hạo Nhiên September 17, 2013
1
2447

Vài năm trước, tôi được phân cho dạy một lớp thiết kế ở trường đại học.
Ông hiệu phó chuyên môn bảo tôi rằng sinh viên cần kiểm tra về mặt thực
tế một chút. Họ học cả một bồ lý thuyết rồi, nhưng còn rất thiếu kinh
nghiệm phục vụ công việc sau khi ra trường. Và nhiệm vụ của tôi đơn giản
là giúp cho họ hiểu đôi chút về thực tế.
Ngày đầu tiên, tôi bước vào giữa lớp, tự giới thiệu và bảo rằng:
– OK, bắt đầu nào. Tôi sẽ là khách hàng của các bạn và tôi cần thiết kế
một cái brochure. Làm đi!


Các cô cậu học sinh bắt đầu lao ngay vào laptop, rất nhanh chóng và căng
thẳng thiết kế cái brochure đẹp nhất trần đời. Tôi đứng đó, tự thấy mình
giống thằng ngu hết sức.
“Chậc. Tệ hơn mình nghĩ nữa.” – Tôi lẩm bẩm.
10 phút sau, một cô bé bắt đầu giơ tay và ngập ngừng hỏi:
– Ơ… nhưng thưa thầy, cái brochure thiết kế cho cái gì ạ?
Anh chàng sinh viên ngồi bên cạnh bắt đầu vênh mặt liếc, kiểu như “hỏi gì
mà ngu thế”.
Tôi trả lời:
– Hỏi hay lắm! Tôi muốn thiết kế brochure cho một cái trục.
– Ủa, là cái gì thầy? – cả lớp bắt đầu nhốn nháo.
– À xin lỗi, thầy chưa nói. Thầy muốn cái brochure về trục xe đẹp, thứ để
gắn vào ngay giữa bánh xe ấy mà.
Lớp bỗng im lặng lạ thường sau khi nghe giải thích, sau đó sinh viên đồng
loạt ồ lên.
5 phút sau, một cánh tay khác giơ lên:


– Cái brochure phải to cỡ nào ạ?
– Hỏi tốt lắm! – Tôi vui vẻ trả lời. Sinh viên chắc đã hiểu ra vấn đề. Họ sẽ
bắt đầu đặt câu hỏi cho “ông khách hàng” ngay thôi.
Nhưng tôi đã lầm.


3 tiếng đồng hồ tiếp sau đó, sinh viên bắt đầu chăm chú thiết kế. Thi
thoảng mới có một vài câu hỏi. Vài phút trước khi hết tiết, tôi yêu cầu sinh
viên mang sản phẩm lên cho tôi để tôi góp ý cho từng cái.
– Thầy không thể dùng cái này được. Thiết kế trông đắt tiền quá. Không đủ
ngân sách của tôi.
– Ngân sách ạ? Vậy ngân sách của thầy là bao nhiêu?
– Lúc này mới hỏi, em không thấy hơi muộn rồi sao?
Rồi tiếp theo là “Sao không có hình sản phẩm của tôi? Logo đặt đâu rồi?
Cái này ở đâu, cái kia không thấy là sao?…”.
Sinh viên bắt đầu than:
– Thầy phải có logo nữa ạ? Thầy có bảo đâu!
– Các em có hỏi đâu. – tôi trả lời.
Cả lớp đều không đạt ở bài tập đầu tiên. Dĩ nhiên không phải lỗi ở họ. Họ
đã thuộc về một cái cộng đồng mà ở đó người ta phải làm theo lệnh đã quá
lâu rồi. Họ cần được cầm tay chỉ việc. Họ chưa bao giờ được dạy là phải đặt
câu hỏi, phải đơn giản hỏi tại sao.
Lần đầu tiên trong đời, họ được kiểm soát hoàn toàn bản thân. Tôi phát
hiện ra rằng sinh viên không chỉ cần một cái nhìn về công việc thực tế. Họ
cần người để bảo với họ rằng: “OK, em hãy tự làm đi, không sao đâu”. Họ
cần phải thoát ra khỏi cộng đồng cũ để bước vào thế giới của những người
lãnh đạo độc lập.
Tuần tiếp theo, không cần hướng dẫn gì thêm, chúng tôi làm lại bài tập cũ.
Cả lớp đều đạt điểm tối đa.



Lời bình: Không chỉ ở các nước châu Á, mà ở các nước châu Âu, không ít
người học bị rơi vào trạng thái nói gì nghe đó và bảo gì làm đó. Nhưng
buồn thay, khách hàng của chúng ta không muốn một người làm những
việc mà họ đã nghĩ ra. Khách hàng cần một người giúp họ giải quyết vấn
đề, vì đó mới là thứ khó nhằn.
Và khách hàng sẽ chỉ vui vẻ hợp tác với những người có thể giúp họ gỡ bỏ
khó khăn khiến họ mất ăn mất ngủ đêm ngày mà thôi.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×