Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

cái chết của một dược phẩm siêu hiệu quả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.96 KB, 4 trang )

cái chết của một dược phẩm
siêu hiệu quả
By Nguyễn Hạo Nhiên May 1, 2015
1
1752

Một thương hiệu dược phẩm xuất sắc với tính năng vượt trội so với các đối
thủ đã thất bại và bị ngưng sản xuất sau 11 năm hoạt động không mấy
thành công. Cả công ty lẫn người bệnh đều bị thiệt hại. Chuyện gì đã xảy
ra?
Ung thư bạch huyết Non-Hodgkin (Non-Hodgkin lymphoma) là một trong
những loại ung thư thường gặp. Tại Mỹ, hàng năm người ta phát hiện 60
nghìn ca ung thư bạch huyết và có 20 nghìn người tử vong.


Thông thường, ung thư bạch huyết được chữa bằng hóa trị kèm một loại
thuốc tên là Rituxan. Cách điều trị này thường kéo dài khoảng 4 năm kèm
theo nhiều triệu chứng cực kì khó chịu.
Năm 1999, hãng dược Coulter Pharmaceutical (sau này được hãng dược
Corixa mua lại vào năm 2000) tuyên bố tìm ra một phương pháp hữu hiệu
hơn để chữa ung thư bạch huyết, và đặt tên cho loại dược phẩm mới là
Bexxar. Bexxar là một loại RIT, tức là một loại thuốc có chứa phóng xạ.
Thành phần phóng xạ sẽ tập trung tiêu diệt các tế bào lympho đột biến mà
không ảnh hưởng đến tế bào khỏe mạnh.
Bexxar của Corixa, cũng như Zevalin (một loại RIT tương tự) của hãng
dược Spectrum, cho thấy sự vượt trội về mặt hiệu quả chữa trị. Bệnh nhân
ung thư bạch huyết thường chỉ cần chữa trị một lần duy nhất kéo dài
khoảng 1 đến 2 tuần. Nhiều bệnh nhân dùng RIT đã cho thấy sức khỏe hồi
phục, không gặp biến chứng hay các triệu chứng khó chịu. Tỉ lệ tái phát
cũng thấp hơn phương pháp hóa trị kèm Rituxan.
Năm 2003, sau một thời gian kiểm định, Bexxar được cấp phép bán ở Mỹ,


và sau này là Canada. Giới y khoa Mỹ đánh giá rất cao Bexxar, và dự đoán
doanh thu tăng nhanh. Trong năm đầu tiên, doanh thu đạt 20 triệu USD,
và có vẻ còn tăng cao.
Tuy nhiên, doanh số Bexxar bỗng tụt dốc dần. Năm 2005, hãng dược danh
tiếng GlaxoSmithKline mua lại Corixa với giá 300 triệu USD, tiếp tục duy trì
Bexxar, nhưng tình hình vẫn không mấy khả quan. Đến năm 2014, sau
một thời gian ngắc ngoải, GlaxoSmithKline tuyên bố ngừng sản xuất
Bexxar, chấm dứt 11 năm tồn tại của loại thuốc chất lượng cao này.
Việc sụt giảm doanh số của Bexxar không phải từ đối thủ Zevalin. Trên
thực tế, Zevalin cũng chịu chung số phận. Và sản phẩm khiến doanh số các
loại thuốc RIT lao dốc không ai khác hơn là Rituxan.
Kết quả một số nghiên cứu cho thấy, dù Bexxar và Zevalin cho hiệu quả
vượt trội hơn, các bác sĩ vẫn tiếp tục kê Rituxan cho bệnh nhân mình. Do


Bexxar và Zevalin là loại thuốc có chứa phóng xạ, nên các bác sĩ ung bướu
ở phòng khám hoặc bệnh viện nhỏ thường không được phép tự kiểm soát
toàn bộ quá trình, mà cần một bác sĩ chuyên ngành xạ hoặc hạt nhân. Nói
cách khác, nếu muốn dùng Bexxar hoặc Zevalin, bác sĩ ung bướu phải
chuyển bệnh nhân cho đối thủ cạnh tranh của mình: bệnh viện có bác sĩ
chuyên về xạ. Mà thường thì một khi bệnh nhân đã chuyển viện và được
chữa thành công, họ không quay trở lại nữa.
Dĩ nhiên các bác sĩ ung bướu không hề thấy dễ chịu. Họ cảm thấy mình
không kiểm soát được toàn bộ quá trình điều trị, đồng thời lại còn giúp đối
thủ cướp đi khách hàng của mình. Thế là một cách tự nhiên, họ tiếp tục sử
dụng hóa trị kèm Rituxan cho bệnh nhân.
Nhưng vấn đề không dừng lại ở đó.

Những người đã được chữa khỏi bệnh nhờ Bexxar: Linda Stephens, Dan
Wheeler, Betsy de Parry. Trước khi được chữa trị, bệnh của họ đã ở giai

đoạn sau. (New York Times)
Một lần điều trị bằng RIT tiêu tốn khoảng 21 nghìn đến 30 nghìn USD. Con
số này không hề nhỏ, và các nhà bảo hiểm y tế bắt đầu thấy khó chịu.
Năm 2007, Medicare tuyên bố sẽ chỉ trả 16 nghìn USD cho bệnh viện khi
áp dụng liệu pháp này. Dĩ nhiên, hành động này khiến bệnh viện ngưng sử
dụng các loại thuốc RIT cho điều trị ung thư. Khó khăn không dừng lại ở
đó. Một số bệnh nhân không sử dụng bảo hiểm Medicare cũng không thể
tiếp cận với thuốc RIT, bởi nếu bệnh viện chấp nhận điều trị bằng RIT cho


bệnh nhân không dùng Medicare, họ sẽ bị buộc phải chấp nhận điều trị
bằng RIT đối với các bệnh nhân dùng Medicare. Bệnh viện không muốn
mất tiền, và họ tiếp tục dùng hóa trị kèm Rituxan để chữa cho bệnh nhân.
Xung đột lợi ích giữa Bexxar và Zevalin (người bán dược phẩm), bác sĩ ung
bướu và bệnh viện (người kê đơn) và các hãng bảo hiểm tiếp tục không có
cách hóa giải. Trong thời gian đó, GlaxoSmithKline và Spectrum tiếp tục
đối mặt với chi phí cao, còn bệnh nhân phải tiếp tục chịu đựng những đợt
hóa trị kinh hoàng dài đằng đẵng.
Sản phẩm tốt dĩ nhiên là tốt, nhưng buồn thay, một khi nó ảnh hưởng đến
lợi ích các bên liên quan, họ sẽ bắt đầu phản ứng. Bởi mới nói, những trò
chơi có tổng bằng không không bao giờ vui cả.



×