Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Cắt giảm chi phí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.89 KB, 3 trang )

Cắt giảm chi phí [quá liều]
By Nguyễn Hạo Nhiên July 8, 2013
0
148

Cắt giảm chi phí thường là cách được nhiều doanh nghiệp sử dụng để
chống chọi với tình hình kinh doanh bi đát, cũng như nhằm tăng lợi nhuận.
Thế nhưng, đôi khi con dao đi quá đà, và việc chi phí bị cắt giảm mạnh đã
khiến cả cơ nghiệp không thể phục hồi.
Cách đây vài năm, một hãng sữa chua đã tăng lợi nhuận bằng cách giảm
bớt đi lượng sữa chua trong chai nhưng vẫn giữ nguyên giá bán lẻ. Sản
phẩm nhìn vẫn không có gì thay đổi vì họ vẫn giữ bao bì cũ, có nghĩa là
trong mỗi chai sữa chua đột nhiên sẽ bị dư ra một phần khoảng trống phía
trên đầu chai. Và để ngụy biện cho sự sụt giảm giá trị rõ ràng này, họ
thêm vào trên bao bì sản phẩm dòng chữ “Tăng thêm khoảng trống, hòa


thêm vị lạ!” (ý bảo họ cố tình chừa chỗ cho khách hàng bỏ thêm hương vị,
các loại hạt, sô cô la,… vào đó). Họ đã nỗ lực (và đã thất bại) để cố xóa đi
một thực tế là họ đã ăn lẹm vào quyền lợi khách hàng.
Áp lực thường thấy trong kinh doanh là tăng lợi nhuận nhờ vào việc cắt
giảm chi phí. Điều này cực kỳ đúng với năm 2013, khi mà lòng tin của
khách hàng rất dễ dao động và rất nhiều chi phí tiêu dùng tăng lên (đặc
biệt là đối với mặt hàng thực phẩm).

Sự cắt giảm chi phí có thể là một khởi đầu cho một sáng kiến mới, truyền
cảm hứng cho những giải pháp giải quyết vấn đề sáng tạo và hiệu quả.
Nhưng điều đó cũng có thể khiến chất lượng sản phẩm sụt giảm nghiêm
trọng. Khách hàng có thể không chú ý đến một vụ giảm chi phí nào của
doanh nghiệp, nhưng những tác động tích lũy theo thời gian có thể làm
mất đi những ưu điểm sản phẩm một cách rõ ràng. Ví dụ, việc cắt giảm chi


phí kéo dài là nhân tố chính đằng sau vụ scandal thịt ngựa* ở châu Âu,
từng làm báo chí tốn khá nhiều giấy mực.
Việc cắt giảm chi phí kéo dài ra một cơ hội lớn cho những thương hiệu mới
vượt lên trên những nhãn hàng cao cấp. Thương hiệu Unreal xuất hiện ở
Mỹ để thay đổi diện mạo và quan niệm đối với các loại thức ăn phổ biến,
khởi đầu với dòng sản phẩm kẹo. Họ muốn “chứng minh rằng kẹo không
phải là thức ăn kém dinh dưỡng”. Năm sản phẩm đầu tiên của Unreal là
những phiên bản giống như Reese, M&M, Peanut M&M, Snickers và Milky
Way, nhưng tốt cho sức khẻo và được làm từ những nguyên liệu không hề
rẻ chút nào (si-rô bắp, acid béo, v.v…).(Giải thích một chút: Ở đoạn này,


tác giả đưa ra một ví dụ để cho thấy khi các thương hiệu lớn giảm chi phí
bằng cách sử dụng các hương liệu tổng hợp, thì chính họ đã mở cửa ngõ
cho Unreal tấn công bằng nguyên liệu chất lượng cao và chi phí không hề
thấp. Bạn có thể xem thêm về tư tưởng của Unreal tại đây.)

Khi một thương hiệu cao cấp đang cắt giảm chi phí, các thương hiệu kém
hơn cũng nhờ đó mà trở nên tốt hơn trong mắt người dùng. Nếu những
thương hiệu lớn không cẩn thận, thì sự tuột dốc của việc liên tục cắt giảm
chi phí có thể dẫn đến việc sản phẩm cao cấp mất đi hết mọi sự khác biệt
so với các sản phẩm thông thường.
Trong sự nỗ lực gia tăng lợi nhuận, điều quan trọng bạn cần phải nhớ chính
là cắt giảm chi phí cũng có cái giá của nó.
* Scandal thịt ngựa giả thịt bò (có chất cấm gây nguy hại cho sức khỏe con
người) gây chấn động Châu Âu vào tháng 2 năm 2013.
Lời bình: Việc cắt giảm chi phí bao giờ cũng là vấn đề được nhiều doanh
nghiệp quan tâm trong nỗ lực chung gia tăng lợi nhuận. Vấn đề nằm ở chỗ
cắt giảm như thế nào cho hợp lý thực sự là một câu hỏi khó. Trong bối
cảnh hiện tại khi người tiêu dùng ngày càng thông minh thì những nỗ lực

cắt giảm chi phí đi chung với sự sụt giảm chất lượng sản phẩm không
những khiến khách hàng tẩy chay sản phẩm mà còn làm mất lòng tin với
doanh nghiệp. Chính vì vậy mà các doanh nghiệp cần sự khôn ngoan cân
nhắc để lựa chọn phương án tối ưu trong nỗ lực gia tăng lợi nhuận của
mình!



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×