Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Khác biệt từ những thay đổi nhỏ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.03 KB, 3 trang )

Khác biệt từ những thay đổi
nhỏ: Mì khoai tây Omachi
By Nguyễn Hạo Nhiên October 8, 2013
1
600

Năm 2008 – 2009, mì khoai tây Omachi không thể hiện sự bùng nổ doanh
số như kì vọng. Thị trường mì gói lúc đó có quá nhiều nhãn hàng (hơn 300
loại mì), và Omachi cần một sự đột phá để có thể nổi bật giữa đám đông
này.
Bộ phận thiết kế của Masan phải thể hiện sự đột phá bằng một bộ nhận
diện mới.
Thật không dễ để biến một gói mì đơn giản trở nên khác biệt. Trong một
cái gian hàng đầy những gói mì na ná nhau, đỏ đỏ, vàng vàng, cam cam
chói lòa, có lẽ chẳng một vị khách hàng nào có thể phân biệt được các loại
mì. Và đặc biệt, với loại mì cao cấp như Omachi (với giá cao hơn các loại mì
Việt khác), thì khả năng họ chịu bỏ thêm tiền ra ăn một loại mì na ná các
loại mì khác là không cao.


Nhưng rồi, không có gì là rào chắn đối với những người sáng tạo. Người
chịu trách nhiệm chính thiết kế Omachi đã đưa ra 2 giải pháp đơn giản
nhưng vô cùng hiệu quả:
1. Cho gói mì đứng dậy: Thời đó, mì nào cũng như mì nào, đều được
thiết kế với layout nằm ngang. Thế là giữa một rừng những gói mì na ná
nhau nằm ngang ngửa la liệt, Omachi đứng lên, cao hơn bộ phận còn lại,
trông không khác gì thủ lĩnh giữa bầy binh lính mì. (Cách làm ấy sau này
được các nhãn hàng khác làm theo, và nhiều thương hiệu mì nước ngoài
vào Việt Nam cũng sử dụng layout đứng.)

Ai cao hơn?


2. Sử dụng mảng nền đen: Những người làm thương hiệu ở Việt Nam,
đặc biệt là mảng mì gói (một mảng thường phát triển từ những công ty xưa
cũ), rất dị ứng với màu đen, và vô cùng yêu màu đỏ. Họ tin rằng màu đỏ là
màu may mắn và kích thích sự thèm ăn. Khổ thay, một khi cả hơn 300 loại
mì đều chơi màu đỏ, thì nó chẳng khác nào tự mình mặc đồng phục. Thế
là, nhờ chiếc áo khác màu, Omachi nổi lên, cùng với một đường line màu
đen chạy dọc đập thẳng vào mắt người mua hàng.


Điều gì phải đến đã đến. Với sự khác biệt từ những thay đổi nhỏ, doanh số
Omachi tăng gấp đôi trong năm tiếp theo, và vẫn còn sống ngon lành cho
tới ngày nay.
Có lẽ, sự sáng tạo không cần thiết (và không phải) là thay đổi những thứ
quá lớn tới mức bất khả thi. Người sáng tạo giỏi là người có khả năng tạo
ra những thay đổi lớn lao bằng cách điều chỉnh những chi tiết nhỏ.



×