Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Nescafé và nhật bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.87 KB, 2 trang )

Nescafé và Nhật Bản: sức
mạnh của ý tưởng khởi nguồn
By Nguyễn Hạo Nhiên August 5, 2016
0
2225

Vào những năm 1960, Nestlé bắt đầu đưa Nescafé nhắm vào thị trường
Nhật Bản. Tuy đã thành công với nhiều sản phẩm trước đó (Nestlé đã vào
Nhật từ 1913), với cà phê hòa tan uống liền, họ gặp một trở ngại cực kỳ
lớn: người Nhật không thích uống cà phê, họ thích uống trà. Như mọi người
đều biết, trà và cà phê là hai thứ thức uống có thể được xem là đối thủ. Với
một đất nước trọng trà như Nhật, cà phê – nhất là cà phê hòa tan – rất rất
khó có chỗ chen chân. Và đúng như vậy: đến tận những năm 1970 họ vẫn
không thể lay chuyển thói quen người Nhật, cho đến khi họ gặp Clotaire
Rapaille…


Clotaire Rapaille là một marketer, và cũng là một chuyên gia tâm lý. Ông
nghiên cứu về việc gieo các ý tưởng khởi nguồn để phục vụ cho việc làm
marketing. Và đây là ý tưởng mà ông đã cho Nestle:
Thay vì cố ép người Nhật uống cà phê, Nestlé bắt đầu sản xuất các loại
bánh ăn tráng miệng có hương cà phê (và không có caffeine). Như các bạn
cũng biết, vị cà phê là một vị khá hấp dẫn, và các loại bánh này nhanh
chóng đi vào đời sống người Nhật. Khi lũ trẻ lớn lên vào vài năm sau, vị cà
phê bắt đầu kết dính với hình ảnh dễ chịu của thức ăn tráng miệng. Lúc
bấy giờ, Nestlé bắt đầu giới thiệu cà phê hòa tan – dĩ nhiên là cà phê sữa
hòa tan trước, sau đó dần dần là cà phê.
Tuyệt chiêu này đã phát huy sức mạnh. Nestlé đã dẫn đầu thị phần cà phê
Nhật cho tới tận ngày nay.
Lời bình: Bạn không thể luôn dùng logic để bán hàng. Hãy gieo các ý tưởng
khởi nguồn, liên kết sản phẩm với những điều dễ chịu trong tâm trí khách


hàng, rồi lùi lại xem ý tưởng đâm chồi trong đầu họ…



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×