Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Văn học hòa bình từ 1986 đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 101 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

ĐINH THỊ THANH TƯƠI

VĂN HỌC HÒA BÌNH TỪ 1986 ĐẾN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ
VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

THÁI NGUYÊN - 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

ĐINH THỊ THANH TƯƠI

VĂN HỌC HÒA BÌNH TỪ 1986 ĐẾN NAY
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60 22 01 21

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ
VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Đức Hạnh

THÁI NGUYÊN - 2015


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn khoa học "Văn học Hòa Bình từ
1986 đến nay" là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ
công trình nào khác.
Tác giả luận văn

Đinh Thị Thanh Tươi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
i




LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập khóa học Thạc sĩ Văn học Việt Nam tại trường
ĐHSP Thái Nguyên, tôi luôn nhận được sự quan tâm, chỉ bảo tận tình của các thầy
giáo, cô giáo. Hoàn thành luận văn thạc sĩ khoa học này, tôi xin chân thành cảm
ơn Ban Giám hiệu, khoa sau đại học, khoa Ngữ văn; các thầy giáo, cô giáo đã tận
tâm giảng dạy, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Đức Hạnh, người
thầy đã hết lòng giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình xây dựng đề cương,
nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các đồng chí lãnh đạo Sở

Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hòa Bình, các cơ quan liên quan như: Hội Văn nghệ
Hòa Bình, Thư viện tỉnh Hòa Bình..., các đồng nghiệp và gia đình đã giúp đỡ,
động viên, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong việc trao đổi, chuẩn bị tư
liệu, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Thái Nguyên, ngày 06 tháng 11 năm 2015
Tác giả

Đinh Thị Thanh Tươi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
ii




MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ..........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................................... iii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................................2
3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu ..................................................................................4
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................5
5. Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................................5
6. Cấu trúc luận văn .......................................................................................................6
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ VĂN HÓA, VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG HÒA
BÌNH TỪ 1986 ĐẾN NAY ..........................................................................................7
1.1. Khái lược về văn hóa tỉnh Hòa Bình từ 1986 đến nay ...........................................7
1.1.1. Đặc điểm tự nhiên ................................................................................................7

1.1.2. Điều kiện xã hội ...................................................................................................8
1.1.3.Khái lược về bản sắc văn hóa địa phương tỉnh Hòa Bình ..................................10
1.2. Khái quát về văn học địa phương tỉnh Hòa Bình từ 1986 đến nay ......................16
1.2.1. Văn học Hòa Bình từ 1945 đến nay...................................................................16
1.2.2. Đội ngũ tác giả, tác phẩm ..................................................................................19
1.2.3. Đời sống thể loại và một số đặc điểm nổi bật....................................................23
1.2.4. Những thành tựu và hạn chế của văn học Hòa Bình .........................................40
Chương 2: THƠ HÒA BÌNH TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY ......................................44
2.1. Khái quát về thơ Hòa Bình từ 1986 đến nay ........................................................44
2.1.1. Đội ngũ tác giả và những tác phẩm tiêu biểu ....................................................44
2.1.2. Các khuynh hướng sáng tác của thơ Hòa Bình từ 1986 đến nay.......................45
2.2. Một số gương mặt thơ tiêu biểu ............................................................................53
2.2.1. Nhà thơ Đinh Đăng Lượng ................................................................................53
2.2.2. Nhà thơ Lê Va .....................................................................................................60
Chương 3: TRUYỆN NGẮN HÒA BÌNH TỪ 1986 ĐẾN NAY ............................67
3.1. Khái quát truyện ngắn Hòa Bình từ 1986 đến nay ...............................................67
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
iii




3.1.1. Đội ngũ tác giả, tác phẩm ..................................................................................67
3.1.2. Các khuynh hướng sáng tác của truyện ngắn Hòa Bình từ 1986 đến nay .........67
3.2. Một số gương mặt tiêu biểu của truyện ngắn Hòa Bình từ 1986 đến nay. ...........73
3.2.1. Tác giả Triệu Văn Đồi .........................................................................................73
3.1.2. Tác giả Bùi Minh Chức .....................................................................................81
KẾT LUẬN .................................................................................................................92
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................94


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
iv




MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Chúng ta đều biết, khi nghiên cứu về văn học các dân tộc thiểu số Việt
Nam hiện đại, các nhà nghiên cứu không thể không tìm hiểu đến văn học của các địa
phương miền núi. Bởi văn học địa phương miền núi là một bộ phận rất quan trọng,
không thể thiếu, góp phần làm nên diện mạo, đặc điểm và những giá trị to lớn của nền
văn học các dân tộc thiểu số miền núi. Bởi vậy, nghiên cứu văn học địa phương Hòa
Bình cũng là góp phần đáp ứng nhu cầu nghiên cứu văn học miền núi của nước ta
hiện nay.
1.2. Hòa Bình là một tỉnh miền núi nằm ở cửa ngõ vùng Tây Bắc của tổ quốc,
có nền “Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng - cái nôi của người Việt cổ, là vùng sử thi
huyền thoại “Đẻ đất đẻ nước”, là miền đất âm vang tiếng cồng, tiếng chiêng, vùng
của những lễ hội giàu bản sắc dân tộc Tây Bắc, của kho tàng phong phú về văn nghệ
dân gian các dân tộc Mường, Thái, Dao, Tày, Nùng, H’Mông và người Kinh, quê
hương của những làn điệu dân ca “Ngọt như mật ong, trong như dòng suối”, những
trường ca, truyện thơ đậm nét văn hóa dân tộc và chất nhân văn tinh tế. Chính nền
văn hóa địa phương Hòa Bình đã sinh ra rất nhiều nhà văn, nhà thơ và các nghệ nhân.
Có thể kể đến các nhà thơ, nhà văn tiêu biểu của tỉnh như Lò Cao Nhum, Đinh Đăng
Lượng, Bùi Thị Tuyết Mai, Lê Va, Hà Trung Nghĩa, Triệu Văn Đồi, Bùi Minh Chức,
Lê Mai Thao, Trần Thị Hồng Hạnh… đã có nhiều đóng góp cho nền văn hóa, văn học
Hòa Bình phát triển và có tiếng nói trong nền văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam.
1.3. Mặc dù vậy, từ trước tới nay vẫn chưa có Nhà nghiên cứu văn học nào
nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện về đời sống văn hóa, văn học của Hòa
Bình nói riêng và cũng chưa có tác giả nào chỉ ra được những đặc điểm, diện mạo

cũng như các giá trị về nội dung và nghệ thuật của văn học Hòa Bình trong đời sống
văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam nói nói riêng, trong nền văn học Việt Nam
hiện đại nói chung.
Hiện nay, cũng như ở các tỉnh bạn, tỉnh Hòa Bình đang thực hiện chủ trương
của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đưa văn học địa phương vào giảng dạy trong nhà trường
phổ thông, giúp con em các dân tộc trong địa phương mình hiểu rõ hơn về truyền
thống văn hóa, lịch sử và con người nơi mảnh đất mình đã và đang sinh sống, làm
việc. Là người con của Hòa Bình và là một giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn ở trường
THPT, thông qua việc thực hiện đề tài này, chúng tôi mong muốn đóng góp một tài liệu
1


tham khảo bổ ích cho công tác dạy và văn học địa phương trong trường THPT ở tỉnh
Hòa Bình. Từ đó, chúng tôi hy vọng góp phần bồi đắp thêm tình yêu và niềm tự hào cho
thế hệ trẻ trên quê hương đối với văn hóa, văn học địa phương tỉnh Hòa Bình.
1.4. Những lý do nói trên đã trở thành động lực thúc đẩy chúng tôi tiến hành
nghiên cứu về văn học Hòa Bình một cách toàn diện giai đoạn từ năm1986 đến nay.
Bởi nghiên cứu về văn học Hòa Bình cũng chính là nhằm đáp ứng chủ trương nghiên
cứu giảng dạy văn học địa phương trong nhà trường phổ thông hiện nay. Qua đó,
chúng tôi muốn khẳng định những giá trị tiêu biểu của nền văn học Hòa Bình vốn rất
giàu bản sắc văn hóa, sự đóng góp có ý nghĩa của văn học Hòa Bình đối với sự phát
triển văn học của các dân tộc thiểu số Việt Nam nói riêng, của văn học Việt Nam hiện
đại nói chung.
2. Lịch sử vấn đề
Văn học các dân tộc thiểu số là một mảng sáng tác đặc sắc hiện nay đang được
giới nghiên cứu văn học quan tâm, nhưng mảng văn học địa phương trong từng vùng
miền khác nhau thuộc miền núi thì chưa được giới nghiên cứu, phê bình chú ý đúng
mức. Tuy nhiên chúng tôi thấy, cũng đã có một số bài báo, một số công trình nghiên cứu
đã đề cập đến văn học Hòa Bình, thông qua bài viết về một số cây bút của Hòa Bình.
Tác giả Đỗ Thu Huyền - Viện văn học đã nhận xét về nhà thơ Lò Cao Nhum

như sau: Qua 7 tập thơ (Giọt sao trở về - 1995, Rượu núi - 1996, Soi gương núi 1997, Sàn trăng- 2000, Theo lời hát về nguồn - 2001, Gốc trời - 2009, Rượu núi thơ chọn lọc, 2010) người đọc tưởng như khó nắm bắt ngay phong cách thơ Lò Cao
Nhum nhưng chính qua sự thoạt tiên rời rạc, pha tạp ấy chúng ta tìm được sự nhất
quán, đấy là mạch cảm xúc của một con người lúc nào cũng khát khao khám phá và
chiêm nghiệm. Anh đi nhiều miền đất, thử sức với nhiều đề tài, nhiều thể loại khác
nhau; đôi lúc cảm giác ít có sự ràng buộc và đau đáu trăn trở với văn hóa Thái như
thơ của Cầm Biêu, Lương Quy Nhân, Vương Trung, La Quán Miên... nhưng cái độc
đáo khiến Lò Cao Nhum có được phong thái tự tin trong thơ mình đấy là cốt cách của
một con người yêu dân tộc mình tha thiết với bao tin tưởng, lạc quan:"Mỗi ngày tôi
nuôi một ban mai/ Trồng một tia nắng"[18, tr.183]. Chất dân tộc không cần phô diễn
mà vẫn được bộc lộ, ở trong từng câu chữ, hình ảnh và giọng điệu. Chỉ riêng
với Rượu núi, Ông nội tôi khai sinh miền đất, Theo lời hát về nguồn... Lò Cao Nhum
đã khẳng định cá tính sáng tạo đặc sắc của mình và khiến người đọc yêu mến thơ anh
cũng như yêu mến văn hóa Thái mà anh nâng niu, trân trọng.
2


Lâm Tiến trong bài viết Bản sắc dân tộc trong văn học thiểu số đã nhận xét về
nhà thơ Bùi Thị Tuyết Mai như sau:"Tác giả trẻ dân tộc thiểu số thể hiện bản sắc dân
tộc mình rõ nhất trong thơ hiện nay, có lẽ là nhà thơ Bùi Thị Tuyết Mai (dân tộc
Mường). Chị không những có được một vốn văn hoá phong phú, dồi dào của dân tộc
mình (trong đó có những trường ca, truyện thơ Mường đồ sộ mà ít dân tộc có được).
Bùi Thị Tuyết Mai còn thông thạo và sáng tác bằng cả hai thứ tiếng: Mường và Việt.
Chị lại còn là người yêu tha thiết dân tộc mình, yêu cội nguồn văn hoá của dân tộc và
khát khao khám phá, phát hiện những giá trị chân, thiện, mĩ trong tài sản tinh thần vô
giá của dân tộc mình "[13,tr.50]. Lời nhận xét ấy là xác đáng vì chính Bùi Thị Tuyết
Mai viết “Trong sáng tác, tôi rất chú ý phát hiện vẻ đẹp của nền văn hoá Mường thể
hiện qua cốt cách, tâm hồn qua sự giao lưu văn hoá ứng xử với thiên nhiên và con
người”"[13,tr.65].
Trong bài viết "Văn học hiện đại dân tộc Mường: Những khuôn mặt" - Tác giả
Hà Lý - Giám đốc NXB Văn hóa dân tộc đã nhận xét về nhà văn Bùi Minh Chức:"

Đó chính là cách nghĩ của một người đàn ông Mường, một cây bút văn xuôi thực thụ
trong làng văn nghệ các dân tộc thiểu số Việt Nam”[31,tr.55]. Còn nhà văn Ma Văn
Kháng nhận xét về văn Bùi Minh Chức:"Sống là cả một công cuộc khó khăn! Một
nhân vật trong một truyện ngắn của Bùi Minh Chức ở tập Sự tích một câu nói bằng
đời mình đã chiêm nghiệm vậy. Ấy thế cái cuộc đời lạ lùng, kì thú nhưng cũng hết sức
éo le này! Éo le vì lắm nẻo đường khuất khúc, vì cuộc sống vốn là lắm ngẫu sự, bất
ngờ, nhiều nghịch dị không lường trước. Vì số phận một con người không chỉ là từ
bên ngoài ta bước vào ta. Mà nó ở tự trong ta bước ra. Từ tính cách, bản thể của ta
bước ra...”[31,tr.75]. Giọng kể theo cổ tích dân gian với bản sắc riêng, tạo bầu không
khí nuôi dưỡng nhân vật sống động trong một huyền thoại - huyền thoại của ngày
hôm nay, Bùi Minh Chức còn thành công ở Ảo ảnh sông Bôi, Chuyện của bố Mứng...
In thơ từ năm 1965, có đóng góp không nhỏ ở các tuyển tập truyện ngắn của tỉnh Hòa
Bình và của Hội Văn học dân tộc thiểu số Việt Nam, nhà văn Mường Động vẫn đang
âm thầm và miệt mài với bản thảo tiểu thuyết Tín đồ.
Trong cuốn "Chân mây màu tím”, tập truyện ngắn chọn lọc, NXB Hà Nội,
2010 của tác giả Hà Trung Nghĩa, qua bài viết NGƯỜI TRAI MƯỜNG Một đời say
mê...nhà văn Phạm Ngọc Chiểu có nhận xét nhà văn Hà Trung Nghĩa: "Dù còn đôi
điều lưu ý Hà Trung Nghĩa: ví như, sự mải mê có dấu hiệu thái quá cày xới mảnh đất
ngành y (Kiểu như Aimatoops cày xới chuyện núi đồi và thảo nguyên Kiếcghidia) dễ
3


dẫn đến sự trùng lặp; ví như đời sống tập tục, tâm lý, tính cách, ngôn ngữ rất đặc
trưng của bà con dân tộc vùng cao là thế mạnh của Hà Trung Nghĩa, song anh chưa
tận dụng khai thác...; nhưng với 200 trang truyện anh vừa cho ra mắt bạn đọc, thì
"HOÀNG HÔN" quả đã hàm chứa nhiều Dự Báo tốt đẹp trên con đường Văn Nghiệp
của tác giả người dân tộc Mường vốn là một bác sĩ giỏi trước khi cầm bút viết văn
này"[14,tr.8-9].
Qua những ý kiến nhận xét, đánh giá của các nhà văn, nhà nghiên cứu viết về
các nhà thơ, nhà văn của Hòa Bình, chúng ta nhận thấy: Hòa Bình là một vùng đất đã

sinh ra nhiều nhà thơ, nhà văn tài năng. Chính họ đã làm nên một diện mạo văn học
Hòa Bình với những nét đặc trưng riêng, góp phần tạo nên gương mặt văn học thiểu
số Việt Nam như một vườn hoa đầy hương sắc. Tuy nhiên, đó mới chỉ là những
nghiên cứu, những lời nhận xét, đánh giá lẻ tẻ về một số cá nhân các nhà thơ, nhà văn
Hòa Bình. Cho tới nay, chúng tôi vẫn chưa thấy xuất hiện một công trình nghiên cứu
nào nghiên cứu một cách tổng thể, toàn diện về văn học Hòa Bình. Chính vì vậy
chúng tôi mong muốn nghiên cứu một cách toàn diện và hệ thống về văn học Hòa
Bình, để khái quát được những đặc điểm, những giá trị nổi bật, cũng như khẳng định
những đóng góp quan trọng của nó đối với sự phát triển của văn học dân tộc thiểu số
nói riêng, đối với văn học Việt Nam hiện đại nói chung.
3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu
3.1. Phạm vi nghiên cứu
Trước năm 1986, văn học Hòa Bình đã hình thành và phát triển nhưng chưa có
tác giả, tác phẩm xuất sắc. Sau năm 1986, văn học Hòa Bình phát triển khá mạnh mẽ,
trong thơ có Đinh Đăng Lượng, Lò Cao Nhum, Bùi Thị Tuyết Mai, Lê Va, Lê Mai
Thao; trong văn xuôi có Triệu Văn Đồi, Hà Trung Nghĩa, Bùi Minh Chức... Mặt khác,
trong khuôn khổ của một luận văn thạc sĩ, do thời gian nghiên cứu có hạn nên nội dung
nghiên cứu tập trung vào văn học Hòa Bình từ năm 1986 đến nay. Trong quá trình
nghiên cứu, chúng tôi chọn và nghiên cứu các tác giả theo các tiêu chí: tác giả là Hội
viên của Hội nhà văn Việt Nam, Hội Văn học Nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt
Nam, Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Hòa Bình đã có có các tác phẩm đạt giải thưởng từ
địa phương đến Trung ương; Là các tác giả đã và đang sống và viết ở tỉnh Hòa Bình, đã
khẳng định được vị trí của mình trên thi đàn, văn đàn toàn quốc. Chúng tôi tập trung
nghiên cứu các tác phẩm thơ, truyện ngắn, không nghiên cứu tiểu thuyết, ký văn học,
các công trình lý luận - phê bình và nghiên cứu văn học. Đồng thời, chúng tôi chọn một
4


số tác giả người dân tộc thiểu số, tác giả của địa phương khác để đối chiếu, so sánh làm
nổi bật vấn đề cần nghiên cứu.

3.2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là văn học Hòa Bình từ năm 1986 đến nay.
Nhưng chúng tôi tập trung đi sâu vào nghiên cứu về thơ, truyện ngắn từ năm 1986
đến nay, giới thiệu, nghiên cứu tác phẩm và đánh giá một số tác giả tiêu biểu như
Đinh Đăng Lượng, Lê Va, Triệu Văn Đồi, Bùi Minh Chức...Đồng thời mở rộng so
sánh với một số tác giả, tác phẩm trong và ngoài tỉnh.
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích
Tìm hiểu nghiên cứu văn học Hòa Bình ở các thể loại truyện ngắn và thơ để
chỉ ra đặc điểm nổi bật của văn học Hòa Bình trong quá trình vận động, phát triển từ
năm 1986 đến nay.
Khẳng định đóng góp của văn học Hòa Bình đối với sự phát triển của văn học
dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại. Giới thiệu một số gương mặt các nhà thơ, nhà văn
tiêu biểu của văn học Hòa Bình.
Đóng góp một tài liệu tham khảo bổ ích cho công tác dạy và học văn học địa
phương trong trường phổ thông thuộc tỉnh Hòa Bình.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện về văn
học địa phương Hòa Bình từ 1986 đến nay. Từ đó, chúng tôi hướng tới một sự đánh
giá đầy đủ và khách quan hơn về những thành công và hạn chế, về tiến trình vận động
và phát triển cũng như chỉ ra những đặc điểm nổi bật của văn học Hòa Bình ở các
phương diện: Đội ngũ tác giả và đặc điểm nội dung, nghệ thuật của tác phẩm. Từ đó,
khẳng định những đóng góp quan trọng của văn học Hòa Bình nói chung, của các nhà
thơ, nhà văn Hòa Bình nói riêng đối với sự phát triển của nền văn học thiểu số Việt
Nam hiện đại.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu chúng tôi đã sử dụng các phương
pháp sau:
Phương pháp phân tích tác phẩm văn học theo đặc trưng thể loại.
Phương pháp thống kê, phân loại.

Phương pháp so sánh đối chiếu.
5


Phương pháp phân tích tổng hợp.
Phương pháp nghiên cứu liên ngành (Văn hóa học, dân tộc học...).
6. Cấu trúc luận văn
Thư mục tài liệu tham khảo.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phần nội dung chính gồm ba chương.
Chương 1: Khái quát về văn hóa, văn học địa phương tỉnh Hòa Bình từ 1986
đến nay.
Chương 2: Đặc điểm thơ Hòa Bình từ 1986 đến nay.
Chương 3: Đặc điểm truyện ngắn Hòa Bình từ 1986 đến nay.

6


Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ VĂN HÓA, VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG HÒA BÌNH
TỪ 1986 ĐẾN NAY
1.1. Khái lược về văn hóa tỉnh Hòa Bình từ 1986 đến nay
1.1.1. Đặc điểm tự nhiên
1.1.1.1. Vị trí địa lý
Hòa Bình là tỉnh miền núi, tiếp giáp với vùng đồng bằng sông Hồng, có nhiều
tuyến đường bộ, đường thủy nối liền với các tỉnh Phú Thọ, Hà Tây cũ, Hà Nam, Ninh
Bình, là cửa ngõ của vùng núi Tây Bắc, cách thủ đô Hà Nội 76 km về phía Tây Nam.
Phía Bắc giáp với tỉnh Phú Thọ và Hà Tây cũ, phía Nam giáp tỉnh Ninh Bình và
Thanh Hóa, phía Đông giáp Hà Tây cũ và Hà Nam, phía Tây giáp tỉnh Sơn La.
Hòa Bình là vị trí quan trọng, là vùng chuyển tiếp từ đồng bằng lên miền núi,
có đường quốc lộ 6 dài 125 km chạy qua nối liền Hà Nội-khu vực đồng bằng Bắc Bộ

với Tây Bắc và Thượng Lào, thuận lợi cho tỉnh phát triển kinh tế - văn hóa xã hội.
1.1.1.2. Về Dân số và diện tích tự nhiên
Diện tích tự nhiên 4462,5km2, mật độ trung bình 174 người/km2. Dân tộc
Mường còn có tên gọi khác như: Moi (Mol), Mọi Bi, Au Tá, phân bố ở các tỉnh Hòa
Bình, Hà Tây cũ, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Sơn La, Phú Thọ, Yên
Bái,...nhưng tập trung đông nhất ở tỉnh Hòa Bình với 813 nghìn người. Trong những
năm gần đây, do quá trình chuyển cư, do tác động của của nền kinh tế thị trường,
người Mường Hòa Bình đã có mặt ở hầu hết các tỉnh, thành trong cả nước.
1.1.1.3. Về khí hậu
Hòa Bình có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa đông lạnh, ít mưa, mùa hè nóng
và mưa nhiều. Nhiệt độ trung bình hàng năm trên 23,40C. Tháng 7 có nhiệt độ cao
nhất trong năm, trung bình 27-290C, tháng 1 có nhiệt độ thấp nhất, trung bình 15,516,50C. Lượng nước mưa lớn 1800ml -2000ml, độ ẩm 85%, thường chịu ảnh hưởng
của gió Lào. Khí hậu Hòa Bình được chia thành hai mùa rõ rệt là mùa khô và mùa
mưa: Mùa mưa (nóng ẩm mưa nhiều) bắt đầu từ tháng 5 đến cuối tháng 10, lượng
mưa trung bình đạt 1700ml-2500ml chiếm 90% tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô
(lạnh và khô) thường bắt đầu từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau, tổng lượng
mưa trung bình đạt 150ml-250ml chiếm 10% tổng lượng mưa cả năm.
Nhìn chung khí hậu Hòa Bình bất thường, mưa nắng trái quy luật. Mùa hè
thường có giông kèm theo gió lốc, mưa đá và lũ quét. Mùa đông có vùng tương đối
7


lạnh. Những biến đổi bất thường của khí hậu đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống
của người dân nơi đây. Bên cạnh yếu tố địa hình, khí hậu, Hòa Bình được thiên nhiên
ưu đãi với nguồn tài nguyên phong phú: tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên
khoáng sản, tài nguyên rừng phong phú. Những ưu đãi của thiên nhiên đã góp phần
trực tiếp cho sự phát triển kinh tế, văn hóa xã hội của tỉnh Hòa bình cũng như đồng
bào dân tộc Mường nơi đây.
1.1.2. Điều kiện xã hội
1.1.2.1. Cộng đồng dân cư sinh sống tại tỉnh Hòa Bình

Hòa Bình hiện có bảy dân tộc anh em sinh sống đó là người Mường, Thái,
Tày, Nùng, Dao, H"Mông và người Kinh, trong đó số dân đông nhất ở Hòa Bình
là người Mường, chiếm 63.3% dân số của tỉnh, chiếm đại bộ phận dân cư ở các huyện
Lạc Sơn (trên 90%), Kim Bôi và Tân Lạc (trên 80%), Kỳ Sơn, Lương Sơn, Yên
Thủy (trên 60%). Ngoài ra họ còn sinh sống đan xen với các tộc dân khác ở các
huyện còn lại. Thứ nhì là tộc dân Kinh hay còn gọi là người Việt, chỉ chiếm 27.7 %
tổng số, thường tập trung ở thành phố, thị trấn. Tộc dân Kinh đóng góp to lớn nhất
vào sự phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Hòa Bình. Người Kinh chiếm tỉ lệ trên 70% dân
số thành phố Hòa Bình và trên 35 % dân số huyện Lạc Thủy, nơi có nông trường
sông Bôi. Thứ ba là tộc dân Thái, phần lớn tập trung ở Mai Châu (trên 61% tổng số
dân huyện này), chiếm 3.99 % dân số tỉnh. Thứ tư là tộc dân Tày, chiếm 2.71 %, tập
trung nhiều nhất ở Đà Bắc (38% dân số huyện). Thứ 5 là tộc dân Dao hay Mán,
chiếm 1.73 %, chủ yếu sống ở nơi độ cao lớn hơn, thuộc hai huyện Đà Bắc và Kim
Bôi. Thứ 6 là tộc dân Mèo - H’Mông sinh sống ở những nơi cao nhất như ở hai xã
Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu, chiếm 0.52 % dân số. Số lượng người Nùng, ít
không đáng kể, sống rải rác ở các huyện trên địa bàn tỉnh.
Là một tỉnh miền núi có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống, với nhiều phong tục,
tập quán khác nhau. Hòa Bình đã trở thành mảnh đất đậm đà bản sắc dân tộc. Bản sắc
ấy được thể hiện sâu sắc trong cả đời sống vật chất và đời sống tinh thần của nhân
dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình.
Xuất phát từ điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội thuận lợi, Hòa Bình đã thực
sự là mảnh đất giàu tiềm năng về văn hóa, văn học. Chính mảnh đất này đã sinh ra
nhiều nhà thơ, nhà văn dân tộc miền núi có tầm cỡ của địa phương và tầm quốc gia,
họ là những người đã có đóng góp to lớn cho nền văn học dân tộc thiểu số Việt Nam
nói riêng và văn học nước nhà nói chung.
8


1.1.2.2. Các di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng
Hòa Bình được coi là miền đất cư trú hàng vạn năm của người Việt cổ. Theo

thống kê trên toàn tỉnh có 168 di tích được đưa vào danh mục quản lý (trong đó có 59
di tích khảo cổ học, 22 di tích lịch sử cách mạng kháng chiến, 45 di tích lịch sử văn
hoá nghệ thuật, 35 di tích danh lam thắng cảnh; đã có 34 di tích được Nhà nước cấp
bằng công nhận là Di tích quốc gia, 7 di tích cấp tỉnh.
Hoà Bình - mảnh đất văn hóa có nhiều quần thể di tích có giá trị về lịch sử,
văn hoá, những danh lam thắng cảnh nổi tiếng:
Bia Lê Lợi (bia cổ Hào Tráng): nguyên trước kia, bia Lê Lợi ở núi đá bên thác
Bờ, xã Hào Tráng, huyện Đà Bắc. Khi tiến hành ngăn sông Đà để xây nhà máy thủy
điện Hòa Bình; để bảo tồn, Sở Văn hóa - Thông tin đã di chuyển về bảo quản tại Bảo
tàng Hòa Bình. Đền Thác Bờ: ở bờ bên trái sông Đà, đền Thác Bờ dựng trên đỉnh đồi
hang Thầu, xã Vầy Nưa, huyện Đà Bắc. Ở bờ bên phải, dựng tại quả đồi thuộc xã
Thung Nai, huyện Kỳ Sơn. Ngày lễ hội chính là mùng 7 tháng giêng âm lịch hàng
năm. Trong đền có 38 pho tượng lớn nhỏ, trong đó có 2 pho tượng đồng. Hang Bụt:
nằm ở dãy núi đá vôi thuộc thị trấn Mường Khến, Tân Lạc. Cửa hang cách đường
quốc lộ khoảng 200m. Hang có 3 vòm động. Trong hang có vô vàn khối đá nhũ rủ
xuống, nhô ra thiên hình vạn trạng, ánh sáng ngoài trời chiếu vào mờ ảo. hàng năm
dịp lễ tết, nhân dân trong vùng và khách bốn phương về hang Bụt lễ bái, cầu vọng
đông đúc. Hang Chùa và chùa Hang: nằm trên trục lộ 436 cách thành phố Hòa Bình
80km, cách Nho Quan 13km ở thôn Á Đồng, xã Yên Trị, huyện Yên Thủy. Lễ hội
chùa Hang diễn ra vào tháng giêng, thắng cảnh hang Chùa đã được Bộ Văn hóaThông tin xếp hạng di tích lịch sử- văn hóa năm 1994. Đền và miếu Trung Báo: đây
là khu đền, miếu ở thôn Trung Báo, xã Cao Thắng, huyện Kim Bôi, cách chợ Bến
3 km theo đường 21. Miếu xưa làm bằng gỗ lợp tranh, sau được dựng lại đền mới,
tường xây, ba gian lợp ngói. Lễ hội chính thức tổ chức 3 năm một lần vào thượng
tuần tháng giêng. Đền Thượng: từ thị xã Hòa Bình đi theo quốc lộ 6 đến Ngã Ba
Mãn Đức, tới thị trấn Vụ Bản, qua chợ Vụ Bản ngược đồi là tới đền Thượng. Đền có
kiến trúc chữ Đinh, thờ Mẫu Thượng Ngàn, thờ Cô, thờ Cậu, là một tục thờ trong tín
ngưỡng cổ xưa của người dân trong vùng.

9



1.1.3.Khái lược về bản sắc văn hóa địa phương tỉnh Hòa Bình
1.1.3.1. Khái lược về văn hóa
Khi nói về văn hóa - có rất nhiều định nghĩa khác nhau. Tuy nhiên, tất cả các
định nghĩa đó đều có những nội dung chung nhất.
F. Boas định nghĩa “Văn hóa là tổng thể các phản ứng tinh thần, thể chất và
những hoạt động định hình nên hành vi của cá nhân cấu thành nên một nhóm người
vừa có tính tập thể vừa có tính cá nhân trong mối quan hệ với môi trường tự nhiên
của họ, với những nhóm người khác, với những thành viên trong nhóm và của chính
các thành viên này với nhau”[32,tr.45].
Một định nghĩa khác về văn hóa mà A.L. Kroeber và Kluckhohn đưa ra là
“Văn hóa là những mô hình hành động minh thị và ám thị được truyền đạt dựa trên
những biểu trưng, là những yếu tố đặc trưng của từng nhóm người… Hệ thống văn
hóa vừa là kết quả hành vi vừa trở thành nguyên nhân tạo điều kiện cho hành vi tiếp
theo”[32,tr.45].
Ở Việt Nam, văn hóa cũng được định nghĩa rất khác nhau. Hồ Chí Minh cho
rằng “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và
phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học,
nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặt ăn, ở và các phương thức
sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa”[32,tr.45].
Phạm Văn Đồng cho rằng “Nói tới văn hóa là nói tới một lĩnh vực vô cùng
phong phú và rộng lớn, bao gồm tất cả những gì không phải là thiên nhiên mà có liên
quan đến con người trong suốt quá trình tồn tại, phát triển, quá trình con người làm
nên lịch sử… (văn hóa) bao gồm cả hệ thống giá trị: tư tưởng và tình cảm, đạo đức
với phẩm chất, trí tuệ và tài năng, sự nhạy cảm và sự tiếp thu cái mới từ bên ngoài, ý
thức bảo vệ tài sản và bản lĩnh của cộng đồng dân tộc, sức đề kháng và sức chiến
đấu bảo vệ mình và không ngừng lớn mạnh”[32,tr.45].
Theo cách định nghĩa của UNESCO thì "Văn hóa là tổng thể những nét riêng
biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và cảm xúc quyết định tính cách của một xã hội hay
của một nhóm người trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và vật chất, những

lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống giá trị, những tập tục
và những tín ngưỡng”[32,tr.46].

10


Chúng tôi tán thành định nghĩa sau đây về văn hóa bởi nó đã bao quát ngắn
gọn mà toàn diện những đặc điểm quan trọng nhất của văn hóa:"Văn hóa chính là một
tổng thể các giá trị về vật chất, các giá trị về tinh thần được con người sáng tạo ra và
được bồi đắp, phát triển theo từng giai đoạn của lịch sử”[32,tr.45].
1.1.3.2. Khái lược về bản sắc văn hóa
Khi nói đến bản sắc văn hóa, có rất nhiều cách để chỉ ra bản sắc văn hóa,
nhưng tựu trung lại các nhà nghiên cứu đều có sự đồng nhất với nhau về một ý cơ
bản. Trong luận văn này người viết chỉ đưa ra vài định nghĩ có tính chất khái quát,
tiêu biểu để làm sáng tỏ thêm cho đề tài của mình.
Trong Bách khoa toàn thư của Liên Xô nói về bản sắc văn hóa các nhà nghiên
cứu đã chỉ ra: “Mỗi dân tộc có đặc tính của mình, chỉ riêng mình mới có, còn các dân
tộc khác thì không có”[32,tr.52].
Nhà thơ, nhà văn hóa Nông Quốc Chấn cũng đã nhận định về bản sắc văn hóa
một cách cụ thể hơn đó là: “Bản sắc văn hóa Việt Nam bao gồm nhiều nét đặc trưng.
Có những nét chung trong văn hóa người Việt (còn gọi là người Kinh), có những nét
riêng trong văn hóa các dân tộc thiểu số. Những nét ấy biểu hiện trong cách lao
động, cách sống, cách kiến trúc nhà cửa, cách ứng xử giữa người với người… những
nét riêng ấy không mâu thuẫn với nét chung; nó đa dạng có sự hài hòa”[32,tr.52].
Giáo sư Phan Ngọc cũng đưa ra một nhận định khá đầy đủ về bản sắc văn hóa:
“ Nói tới bản sắc văn hóa tức là nói đến cái mặt bất biến của văn hóa trong quá trình
phát triển của lịch sử”[32,tr.55].
Chúng tôi đồng ý với định nghĩa của Giáo sư Phan Ngọc bởi bản sắc văn hóa thực
sự là tinh túy của văn học, là những gì thực sự còn lại một cách bền vững sau khi tất cả
đã biến đổi, tàn úa, phôi pha theo thời gian. Những giá trị văn hóa tiêu biểu và đẹp đẽ

nhất trong truyền thống văn hoá của mỗi dân tộc chính là bản sắc văn hóa.
Bản sắc văn hóa chính là sự thể hiện tâm hồn, tính cách dân tộc, qua cách cảm,
cách nghĩ, cách nói riêng bản sắc văn hóa trong văn học, là sự thể hiện một cách đẹp
đẽ, sáng tạo những truyền thống văn hóa của dân tộc ở mỗi nhà văn, nhà thơ trong
quá trình sáng tác tác phẩm văn hóa của mình.
1.1.3.3. Bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
*Bản sắc văn hóa Hòa Bình mang vẻ đẹp của hội tụ và tiếp xúc văn hóa giữa
các dân tộc thiểu số cộng cư trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
Hòa Bình - Bức tranh văn hóa với nhiều gam màu chủ đạo, ngoài văn hóa của
người Kinh, văn hóa của các dân tộc khác cũng phát triển, đó là văn hóa của dân tộc
11


Mường, dân tộc Thái, dân tộc H"Mông,dân tộc Dao,...tại nơi đây đã diễn ra sự gặp
gỡ, trải nghiệm, chia sẻ và giao lưu với các nền văn hóa của các tộc người khác nhau.
Hòa Bình có thung lũng Mai Châu có con đường thông thương nối hai vùng đất sông
Mã và sông Đà. Mai Châu cũng là nơi diễn ra những cuộc giao lưu của các luồng văn
hóa khác nhau trong khu vực địa lý chung này, mà tiêu biểu hơn cả là sự lan tỏa của
văn hóa Mường với văn hóa Thái.
Người Thái Mai Châu là một nhóm Thái theo truyền thuyết, tổ tiên của họ
sống ở vùng Mường Hước (Pước Khà) thiên di xuôi theo sông Hồng rồi ngược sông
Đà, đến suối Rút thì rẽ vào bãi Sang khai phá đất đai dọc theo suối Mùn. Theo sử
sách ghi lại, người Thái đến Mai Châu vào cuối thế kỷ XIV, lúc đó là đầu thời Lê. Ở
thời điểm này sử sách nhà Lê gọi vùng này là Mường Mùn, sau đổi là Mường Mai.
Như vậy, người Thái đến Mai Châu và tiếp xúc với người Mường ở Mường Bi
khoảng hơn 600 năm. Sống trong cùng một điều kiện cư trú đã tạo cho người Thái có
mối giao lưu gần gũi với người Mường, đồng thời đã tạo nên những ảnh hưởng tiếp
biến sâu sắc từ văn hóa Mường tới văn hóa Thái ở khu vực này. Hiện nay, trong việc
thờ cúng tổ tiên, hình thức thờ cúng của người Thái Mai Châu đơn giản và gần giống
với người Mường. Phần lớn bàn thờ trong các gia đình Thái Mai Châu giống bàn thờ

của người Mường Tân Lạc. Những năm gần đây, người Thái ở Mai Châu cúng ma
nhà vào ngày giỗ giống như người Mường. Cũng từ sự ảnh hưởng của văn hóa
Mường, văn hóa Thái đa dạng hơn, phong phú và giàu có hơn.
Văn hóa tinh thần của người Thái Mai Châu có chịu ảnh hưởng ít nhiều từ văn
hóa Mường Tân Lạc nhưng không vì thế mà phai mờ những nét đặc trưng của văn
hóa tộc người, bởi văn hóa Thái Mai Châu chứa đựng tính lịch sử và tính địa phương
cao, tạo nên sắc thái riêng có thể phân biệt được với văn hóa tinh thần của tộc người
Thái ở Tây Bắc.
Trong các nghi lễ thờ cúng dân gian của người Thái và người Mường ở Hòa
Bình có rất nhiều điểm tương đồng, đó là nghi lễ cúng tiếp vía cho người ốm, người
già, nghi lễ cúng chữa bệnh có thầy cúng, lễ đầy tháng cho trẻ sơ sinh, tục treo cành
lá ở cầu thang kiêng người lạ khi nhà có người mới sinh nở… Đặc biệt là trong các
nghi lễ liên quan đến sản xuất nông nghiệp như lễ hội xuống đồng của người Thái có
nhiều điểm tương tự như lễ hội khai hạ của người Mường, lễ hội mừng cơm mới…
Quá trình sinh sống lâu đời cạnh tộc người Mường Tân Lạc khiến cho văn hóa của
người Thái Mai Châu ảnh hưởng văn hóa Mường khá đậm nét.

12


Lễ thức uống rượu cần đoán số vốn là của người Mường Bi đã được du nhập
vào các làng bản Thái Mai Châu. Tộp nàng đúng (vỗ gọi nàng trong sọt) cũng vậy,
khởi nguyên là sinh hoạt mang tính giải trí, cầu sự mát mẻ, cầu Mẹ trăng của phụ nữ
Mường dần dần đã trở nên quen thuộc đối với phụ nữ Thái và được đưa vào đó những
yếu tố thần bí và đề cao vai trò của các bà mùn.
Về ngôn ngữ, người Thái Mai Châu có thể hiểu và giao tiếp được với người
Mường bằng tiếng Mường. Sự ảnh hưởng của văn hóa Mường còn thể hiện trong văn
học dân gian, nhất là sử thi của người Thái. Tác phẩm Ẳm ệt của người Thái Mai
Châu có nội dung gần giống với sử thi Để đất đẻ nước của người Mường (cùng lấy
cây si làm hình tượng văn học). Truyện Ải Lậc cậc của người Thái giống với típ

truyện Ông Đùng bà Đà của người Mường. Nếu so sánh các tác phẩm cùng nội dung
với các vùng Thái khác ở Tây Bắc Việt Nam thì nội dung những tác phẩm văn học
của người Thái Mai Châu có những điểm khác biệt nhất định, chính những điểm khác
biệt đó là minh chứng cho sự giao lưu - tiếp biến với văn hóa của người Mường.
Trong văn nghệ dân gian, người Thái nổi tiếng với điệu múa Sạp, nhiều người
lâu nay vẫn cho rằng đó là điệu múa dân gian do người Thái sáng tạo ra, nhưng thực
chất đó là điệu múa được bắt nguồn từ người Mường, qua nhiều thế hệ chung sống,
người Thái đã biểu diễn thành thục như là điệu múa của dân tộc mình. Tương tự như
vậy, các làn điệu dân ca: "khắp", "lượn" của người Thái Mai Châu cũng rất giống với
lối hát Đối, hát "Thường rang" của người Mường.
Những năm gần đây trong sự phát triển và tiến bộ chung của xã hội, các dân
tộc Mường, Thái, Mông ngày càng có nhiều điều kiện giao lưu, tiếp xúc với nhau hơn
nên ít nhiều người Mông Pà Cò đã có sự tiếp nhận những yếu tố văn hóa mới từ
người Mường và Thái. Chẳng hạn như: truyền thống của người Mông Đen ở Pà Cò
Mai Châu trong việc trồng lúa, trồng ngô, chăn nuôi gia súc gia cầm, việc sử dụng
các đồ gia dụng, vật liệu may mặc và phương tiện đi lại...
Tóm lại, bản sắc văn hóa của các dân tộc Mường, Thái, Mông đang có sự
chuyển biến mạnh mẽ về văn hóa truyền thống với sự giao thoa - tiếp biến liên tục,
học hỏi tinh hoa của nhau để làm giàu có cho văn hóa của mình, nhưng đồng bào nơi
đây vẫn lưu giữ được nhiều phong tục tập quán tốt đẹp trong lễ tết, hội hè, đặc biệt là
trong cưới xin, tang ma. Nổi bật nhất và đáng chú ý nhất đó là trang phục truyền
thống, ngôn ngữ dân tộc và tình cảm chan hòa, ấm áp giữa người với người của các
dân tộc.
13


* Bản sắc văn hóa Hòa Bình mang phong cách văn hóa miền núi.
Với đặc điểm là một tỉnh miền núi có bảy dân tộc anh em sinh sống, đoàn kết
bên nhau. Mỗi dân tộc có bản sắc riêng, phong tục tập quán riêng đã tạo nên phong
cách văn hóa đa dạng mang đậm đà bản sắc văn hóa miền núi. Cùng với văn hoá của

người Kinh và văn hóa của người Mường, văn hoá các dân tộc Thái, H’Mông, Dao
sống trên mảnh đất Hoà Bình đã tạo nên sự phong phú đa dạng cùng những nét riêng
của văn hoá trên mảnh đất này.
Người Mường ở nhà sàn, nhà sàn Mường thấp và nhỏ hơn so với nhà sàn của
người Tày, người Thái. Kiến trúc đơn giản và thanh thoát. Người Mường thờ tổ tiên,
Thành Hoàng, Thánh Tản Viên, thờ Vua Mỡi, Thần bảo hộ sự yên lành, thờ thổ công
và một số thần khác, người Mường có tục thờ cây, thờ đá...Trang phục Mường khá
độc đáo. Nam giới mặc bộ quần áo cánh màu nâu, màu chàm dệt bằng bông sợi thô;
phụ nữ đội khăn trắng hình chữ nhật nơi đỉnh đầu, mặc yếm và áo cánh ngắn thân có
xẻ ngực, không cài cúc. Váy Mường thả dài từ ngang vồng ngực xuống chấm gót
chân làm tôn thêm vẻ mềm mại của người xứ núi. Sự tinh sảo thể hiện ở cạp váy
được dệt bằng tơ nhiều màu tạo ra những hoa văn hình học và những hình chim thú,
rồng phượng cách điệu.
Lễ hội lớn nhất và phổ biến nhất ở khắp Mường là lễ hội "Khuống mùa"
(xuống đồng), lễ hội này chỉ tổ chức vào đầu năm mới. Ngoài ra, còn nhiều lễ hội
khác như Hội làm thuỷ lợi, lễ cầu ma, lễ Thành Hoàng... cũng tổ chức vào dịp đầu
năm. Lễ mừng cơm mới, mừng nhà mới tổ chức ở phạm vi gia đình, có họ hàng, láng
giềng đến dự.
Văn học dân gian Mường rất phóng phú đa dạng Trường ca "Đẻ đất đẻ nước"
dài hàng vạn câu thơ được diễn xướng bằng nhiều khúc đoạn. Toàn bộ Trường ca
phản ánh quan niệm của người Mường về vũ trụ, con người; phản ánh lịch sử đấu
tranh lâu dài gian khổ của con người trước thiên nhiên để tồn tại và phát triển. Truyện
thơ dài có "Vườn hoa núi côi, "Hùng nga Hai mối", "Út lót Hồ liêu", "Tràng đồng"...
đó là những truyện thơ được người Mường yêu quý và nhiều người trong cộng đồng
Việt biết tới.
Lối hát giao duyên, hát chúc hát mừng được thể hiện ở các hình thức hát
"Thường Đang, "Bộ Mẹng", hát ví gồm hàng loạt bài thơ dài ngắn khác nhau được
định hình từ lâu và ngày càng được sáng tạo, bổ sung.
Trò chơi dân gian là một bộ phận quan trọng trong văn hoá Mường. Người lớn
có trò chơi ném còn, chơi đu, bắn nỏ, bắn súng hoả mai thường diễn ra trong các dịp

14


lễ hội. Phong phú nhất là các trò chơi của trẻ em, đó là các trò như đánh mảng, đánh
cắt, đánh chò rất độc đáo, khoẻ khoắn lôi cuốn nhiều trẻ em tham gia. Những trò chơi
gắn với đồng giao như "chằn chỉ, chằn chăn", trò "đập boồng boông". Trò chơi dân
gian góp phần vào sự phát triển toàn diện của trẻ em, do đó nó không thể thiếu vắng
trong đời sống văn hoá của người Mường.
Cũng giống như người Mường, người Thái Hoà Bình cũng làm nhà sàn, song
nhà sàn Thái rộng hơn, sắp xếp quy củ hơn. Trang phục của người Thái đa dạng và
hết sức độc đáo. Trang phục phụ nữ Thái có những hoa văn trang trí mang biểu tượng
thiên nhiên đa dạng: chim muông, cây cỏ, mặt trời. Đai thắt lưng và khăn Piêu là
những tác phẩm nghệ thuật hoàn hảo. Dân tộc Thái có nhiều lễ hội mang sắc thái
riêng: lễ ra lửa, lễ cưới, lễ cơm mới, lễ hội ném còn, múa quạt. Đặc biệt, điệu múa
xoè Thái vẫn là hấp dẫn nhất. Nếu vào các bản Thái và được thưởng thức hương vị cá
đồ, măng đắng, là coi như bạn đã trở thành người khách quý. Một số bản Thái ở Mai
Châu từ lâu đã cuốn hút và làm cho du khách sững sờ trước vẻ đẹp của thiên nhiên
cùng sự phong phú, độc đáo của nếp sinh hoạt của người Thái.
Dân tộc H’Mông ở Hoà Bình sống trên các đỉnh núi cao. Trang phục của
người H’Mông có kết cấu hoa văn khác lạ. Con trai H’Mông có tục “Bắt vợ” rất thú
vị và là quy ước để nâng cao giá trị người con gái. Người H’Mông là tác giả của tục
chơi cù quay, một trò chơi sôi động cuốn hút nhiều người tham dự. Tiếng khèn và
những điệu múa khèn mang nhiều sắc thái tình cảm, văn hoá rất độc đáo. Cái khèn là
người bạn tâm tình của người H’Mông, nó đã ăn sâu vào từng phong tục, nếp sống
của người H’Mông.
Người Dao mỗi khi có cháu bé chào đời thường tổ chức lễ “Dâng hương cúng
Mạ” để cầu mong cho cháu bé được lớn khôn lên trong sự đùm bọc yêu thương của
mọi người. “Tết nhảy” là một nét độc đáo của người Dao mang sắc thái gia đình. Tết
tổ chức ở một vài nhà nhưng được bản coi như tết chung. Tất cả mọi người đều ăn
uống, nhảy múa vui vẻ trong 3 ngày liền. Du khách nếu có dịp đến đúng vào “tết

Nhảy” thì khó mà từ chối một lời mời nhiệt tình của chủ nhân, chỉ khi nào bạn được
ăn uống no say mới được về.
Nhưng dù có độc đáo và khác biệt đến đâu tất cả những bản sắc văn hóa ấy
đều là sản phẩm của một không gian văn hóa miền núi, được tạo ra bởi các tộc người
đang cộng cư lâu đời với nhau trên một địa bàn miền núi. Vì vậy, chúng tôi cho rằng
bản sắc văn hóa Hòa Bình mang phong cách văn hóa miền núi với những nét riêng
không thể có ở những tỉnh đồng bằng và trung du Bắc bộ.
15


Tóm lại, khi nghiên cứu về văn hóa Hòa Bình, chúng ta thấy những nét riêng
biệt độc đáo của một nền văn hóa bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa
văn hóa, trong văn mạch của dân tộc được vun đắp nên qua lịch sử, tạo thành phong
cách văn hóa miền núi của các dân tộc trong địa phương tỉnh Hòa Bình.
Văn hoá Hoà Bình với sự phong phú, đa dạng của nền văn hoá các dân tộc, đã
để lại những giá trị to lớn không chỉ cho Việt Nam mà còn của cả thế giới. Các giá trị
văn hoá vật thể và phi vật thể mang đậm nét bản sắc văn hoá của các dân tộc, bản sắc
văn hoá núi rừng Hoà Bình như: cơm lam, rượu cần, nhà sàn, vải thổ cẩm, kỹ thuật
trồng lúa nước trên các chân ruộng bậc thang, ngôn ngữ, chữ viết, các áng mo mỡi,
các làn điệu dân ca (ví đúm, thường dang, bộ mẹng), các nhạc cụ cồng chiêng, các
điệu múa quạt và múa xoè, nhảy sạp, các phong tục, tập quán và lễ hội khác là sản
phẩm trí tuệ được nhân dân các dân tộc Hoà Bình đúc rút, sáng tạo trong lao động và
được giữ gìn qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước. Đến hôm nay, bản sắc văn
học ấy lại liên tục giao thoa tiếp biến với tinh hoa văn hóa Việt và văn hóa thế giới.
Ba nguồn mạch văn hóa (văn hóa Hòa Bình, văn hóa Việt và văn hóa thế giới) đã
diễn ra liên tục, mạnh mẽ nhất là từ 1945 đến nay và được kết tinh trong tác phẩm
văn học của các nhà văn, nhà thơ tỉnh Hòa Bình.
Nếu ví bản sắc văn hóa Hòa Bình như một bức tranh thì văn hóa các dân tộc
thiểu số như người Mường, người Thái, người Dao và người Mông...là những gam
màu rực rỡ nhất, những vườn hoa ngát hương.

1.2. Khái quát về văn học địa phương tỉnh Hòa Bình từ 1986 đến nay
1.2.1. Văn học Hòa Bình từ 1945 đến nay
1.2.1.1.Giai đoạn từ 1945 đến 1986
Có thể nhận thấy, thời kỳ trước Cách mạng tháng 8 năm 1945, văn học miền
núi nói chung và văn học tỉnh Hòa Bình nói riêng thường tồn tại dưới loại hình văn
học dân gian. Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, văn học Hòa Bình cũng như các
dân tộc thiểu số khác mới bắt đầu có sự thay đổi, có điều kiện phát triển và trở thành
một bộ phận quan trọng của nền văn học Việt Nam hiện đại.
Sau khi đất nước bị thực dân Pháp đô hộ, đời sống vật chất cũng như tinh thần
của nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình vô cùng cực khổ tối tăm, văn hóa xã hội hầu
như không phát triển. Tuy nhiên, ngoài các sách, báo, ấn phẩm công khai của bọn
thực dân và tay sai nhằm nô dịch nước ta thì nhân dân các dân tộc Hòa Bình vẫn giữ
nguyên được bản sắc văn hóa, văn học nghệ thuật truyền thống của mình như các
16


truyện cổ Mường, tục ngữ, ca dao của người Việt cổ và nhiều truyền thuyết, sự tích
của các dân tộc anh em vẫn lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Bộ phận văn
học dân gian tiếp tục phát triển với nhiều thể loại thơ, ca, hò, vè quần chúng, tục ngữ,
các thành ngữ, sự tích truyền miệng do những người Kinh miền xuôi lên khai phá đất
hoang, hoặc bị bắt đi phu làm ở các công trường đường sắt, hoặc do nhu cầu vận
động tuyên truyền của các cuộc khởi nghĩa, các phong trào yêu nước và cách mạng...
nội dung chủ yếu là phản ánh sự bất công, nỗi nhọc nhằn vất vả trong đời sống, tố cáo
tội ác của thực dân phong kiến, tỏ rõ thái độ bất bình đối với chế độ áp bức, bóc lột
hà khắc của chúng.
Ngày 2 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn khai
sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại quảng trường Ba Đình. Nhưng đến ngày
29 tháng 8 năm 1945 Hòa Bình (trước kia là Hà Sơn Bình) mới được giải phóng, từ đó
Chính quyền cách mạng được thành lập. Giải phóng chưa đầy hai năm, đến ngày 15
tháng 4 năm 1947 thực dân Pháp lại bắt đầu đánh chiếm Hòa Bình. Đội ngũ cán bộ làm

công tác văn nghệ đã tham gia vào lực lượng của các trung đoàn làm công tác tuyên
truyền, viết tin bài chiến thắng, địch vận hay tham gia vào đội võ trang. Ngày 7 tháng 5
năm 1954 Hòa Bình được giải phóng, đội ngũ văn nghệ sĩ Hòa Bình dần hình thành và
phát triển. Từ đó, văn học viết Hòa Bình hình thành trong thời kỳ kháng chiến chống
Pháp. Những cây bút đầu tiên phải kể đến như Đinh Đăng Lượng, Quách Ngọc Thiên,
Thanh Ứng, Nguyễn Khắc Kình, Đào Khang Hải, Bùi Viết Chiến, Nắng Mai Hồng...Hầu
hết các tác giả vừa viết văn xuôi, vừa sáng tác thơ, họ tỏ ra nhanh nhạy với những vấn đề
mang tính thời sự. Trong giai đoạn này, trường ca dân gian Đẻ đất đẻ nước được xuất
bản trở thành tác phẩm văn học dân gian Mường đầu tiên đến với công chúng.
Sau khi hòa Bình lập lại (từ năm 1955 trở đi) với đặc thù là một tỉnh miền núi,
cửa ngõ của Tây Bắc, Hòa Bình lại là một trong những điểm đến để các văn nghệ sĩ,
các Hội chuyên ngành Trung ương thường xuyên đi thực tế, mở trại sáng tác ở Sông
Đà, Mai Châu. Thực hiện Nghị quyết Trung ương Đảng về xây dựng và phát triển
văn học, nghệ thuật. Đảng bộ Hòa Bình luôn quan tâm tới việc xây dựng đội ngũ văn
nghệ sĩ Hòa Bình. Vì thế, văn học Hòa Bình ngày càng có điều kiện thuận lợi để phát
triển. Một số nhà văn, nhà thơ lên công tác tại đây và đã say sưa viết và gắn bó với
mảnh đất miền núi yêu dấu này. Những cây bút văn xuôi tiêu biểu có thể kể đến như
Tạ Duy Anh, Vũ Hữu Sự, Trần Vũ Chinh, Giáng Vân, Phạm Thị Sông Hồng, Trần
Quang Hải, Trần Thăng, Lê Văn Tính.... ; lực lượng sáng tác thơ có các tác giả tiêu
17


biểu như: Kiều Minh, Đinh Đăng Lượng, Quách Ngọc Thiên. Tập trung sáng tác văn
học về đề tài miền núi có tác giả Phượng Vũ với hai tác phẩm Hoa hậu xứ Mường
và Vương quốc ảo ảnh; tác giả Từ Chi có công trình nghiên cứu Người Mường ở
Hòa Bình. Nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Thức là đồng tác giả của những công trình
khảo cứu lớn về văn học cổ truyền người Thái Mai Châu, dân ca Thái Mai Châu Hòa Bình. Đây là giai đoạn sáng tác văn học và nghiên cứu văn học dân gian phát
triển mạnh mẽ. Bước vào thời kỳ Đổi mới, nền văn học Hòa Bình thực sự trở thành
nền văn học địa phương đúng nghĩa của nó. Hòa Bình có một phong trào sáng tác văn
học phát triển mạnh mẽ. Chi hội thơ gồm 50 thành viên cùng với những trại sáng tác

văn học, những cuộc hội thảo, những đêm thơ đã tạo nên diện mạo của nền văn học
dần dần hoàn chỉnh. Các tác giả tiêu biểu của dân tộc Mường gồm: Bùi Minh Chức,
Đinh Đăng Lượng, Bùi Thị Tuyết Mai, Quách Ngọc Thiên, Bùi Văn Duôi, Hà Trung
Nghĩa, Bùi Thiện...Các tác giả người Kinh gồm: Bùi Chí Thanh, Nguyễn Tấn Việt,
Đặng Ngọc Thành, Lê Mai Thao, Hữu Thông...
Có thể nói, từ năm 1945 đến 1954 là giai đoạn văn học Hòa Bình bước đầu
hình thành. Phải đến những năm 1955-1986, văn học Hòa Bình mới từng bước phát
triển cả về số lượng và chất lượng. Có được điều đó, một phần nhờ vào sự khởi
nguồn của các nhà văn, nhà thơ miền xuôi lên công tác tại tỉnh theo tiếng gọi của
Công trình xây dựng Thủy điện Sông Đà, đồng thời được sự giúp đỡ của Bộ Văn Hóa
Thông tin và sự quan tâm tạo điều kiện thuận lợi về vật chất cũng như tinh thần của
các cấp ủy Đảng, chính quyền tỉnh Hòa Bình tạo điều kiện cho Văn học tỉnh nhà phát
triển, lớn mạnh.
1.2.1.2. Giai đoạn từ 1986 đến nay
Công cuộc đổi mới toàn diện và sâu sắc do Đảng ta lãnh đạo đã tạo ra biết bao
cơ hội cho sự phát triển mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội của
đất nước trong đó có văn học nghệ thuật và văn học Hòa Bình cũng nằm trong quy
luật đó. Có thể khẳng định rằng từ ngày Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Hòa Bình được
thành lập, văn học vận động và phát triển mau lẹ hơn. Qua mỗi kỳ Đại hội của Hội đã
ghi nhận những thành tích, những bước tiến của các lĩnh vực nghệ thuật nói chung,
của văn học nói riêng.
Năm 1991, tỉnh Hòa Bình được tái lập, đội ngũ những người hoạt động trong
lĩnh vực văn học nghệ thuật tiếp tục được tập trung và không ngừng phát triển lớn
mạnh cả về số lượng và chất lượng. Tháng 6 năm 1993, Hội văn hóa các dân tộc Hòa
18


Bình được thành lập với cơ quan chủ quản là Sở Văn hóa - Thông tin - Thể thao.
Năm 1995, Tạp chí Văn hóa Hòa Bình đổi thành Báo Hòa Bình, đây là nơi để các
văn nghệ sĩ Hòa Bình hoạt động và khẳng định mình. Họ thực sự trưởng thành và lớn

mạnh, thể hiện qua số lượng và chất lượng Tuyển tập thơ Hòa Bình (1991-1995).
Tháng 4 năm 1996, Hội văn hóa các dân tộc Hòa Bình được đổi tên là Hội Văn học
Nghệ thuật tỉnh Hòa Bình. Hội đã thu hút, tập hợp, bồi dưỡng đào tạo đông đảo lực
lượng sáng tác, từ đó xuất hiện nhiều gương mặt nhà văn, nhà thơ và nhiều tác phẩm
có giá trị, và khẳng định được vị trí của mình trong quá trình sáng tác và trên diễn đàn
văn học cả nước, có thể kể đến các tác giả, tác phẩm tiêu biểu như: Lò Cao Nhum với
tập thơ "Rượu núi", "Miền thơ bè bạn" của nhiều tác giả, Tập bài viết chọn lọc của
Hà Sủm, Tập thơ "Giấc mơ không ngủ" của Lê Mai Thao, tập thơ "Mưa trong nhà"
của Bùi Thị Tuyết Mai, "Kỵ sĩ ngựa gỗ" của Nguyễn Anh Nông, tập sách ảnh "Hòa
Bình một thoáng quê hương"...Về nghiên cứu, sưu tầm có tác phẩm Di sản múa dân
gian vùng Tây Bắc của Bùi Chí Thanh...
Từ sau Đại hội lần thứ II của Hội Văn học nghệ thuật Hòa Bình (Tháng 12000) số lượng các tác phẩm càng được nở rộ với các tác phẩm có giá trị như: Tập
thơ "Sàn trăng" và "Theo lời hát kể về nguồn" của Lò Cao Nhum, tập thơ "Nắng giao
thoa" của Lê Va, "Người ở đầu nguồn" của Đinh Đăng Lượng, "Vạt cỏ" của Đỗ Thế
Mậu, tập truyện ký "Lửa Noong Đông" của Bùi Chí Thanh, tập khảo cứu "Văn hóa
ẩm thực dân gian Mường Hòa Bình" của Bùi Chỉ,...Cũng từ năm 2000, Báo Văn hóa
Hòa Bình được đổi tên là Báo Văn nghệ Hòa Bình ra hai tháng một kỳ, là diễn đàn để
công bố tác phẩm của các văn nghệ sĩ trong tỉnh.
Có thể khẳng định rằng, văn học Hòa Bình từ ngày đổi mới đến nay, chất
lượng sáng tác có nhiều khởi sắc. Trước hết, đội ngũ sáng tác hầu hết là những người
địa phương và một số người Kinh đã và đang sinh sống, công tác nơi đây. Các tác giả
được bồi dưỡng và đào tạo nghiệp vụ viết văn chuyên nghiệp, có một số tác giả là
giáo viên thuộc chuyên ngành văn học. Một số tác giả dù không được đào tạo nhưng
họ yêu và say mê văn thơ, khổ công tự học nên cũng góp phần làm cho văn học Hòa
Bình ngày càng đa dạng, phong phú hơn.
1.2.2. Đội ngũ tác giả, tác phẩm
1.2.2.1. Giai đoạn từ 1945 đến 1975
Văn học Hòa Bình giai đoạn trước năm 1945, cũng như văn học ở nhiều địa
phương khác, văn học Hòa Bình giai đoạn này chủ yếu tồn tại dưới hình thức là văn
học dân gian, văn học truyền miệng là những bài ca dao, những câu tục ngữ, những

19


×