Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

Ảnh hưởng của chế phẩm organic 88 đến một số chỉ tiêu sinh lí, hóa sinh giống ớt F1 GM3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 53 trang )

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Cây ớt có tên khoa học Capsium frutescens L. thuộc họ Cà (Solanaceae), là
cây gia vị, thân thảo, thân dưới hóa gỗ, có thể sống vài năm, có nhiều cành,
nhẵn; lá mọc so le, hình thuôn dài, đầu nhọn; hoa mọc đơn độc ở kẽ lá. Quả có
nhiều tên gọi khác nhau như Lạt tiêu, Lạt tử, Ngưu giác tiêu, Hải tiêu... Quả
mọc rủ xuống đất, chỉ riêng ở cây ớt chỉ thiên thì quả lại quay lên trời. Cây có
nguồn gốc Nam Mỹ, bắt nguồn từ một số loài hoang dại, được thuần hóa và
trồng ở Châu Âu, Ấn Độ cách đây hơn 500 năm.[39]
Ở Việt Nam, cây là một loại rau gia vị có giá trị kinh tế cao, được trồng
chủ yếu tại các tỉnh miền Trung và Nam Bộ [5],[10],[11],[12]. Những năm gần
đây, một số tỉnh vùng Đồng bằng Sông Hồng cũng đã bắt đầu trồng với diện
tích lớn, nhằm cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy, các công ty sản xuất các
mặt hàng thực phẩm để tiêu thụ và xuất khẩu, đem lại lợi nhuận cao. Bên cạnh là
loại gia vị không thể thiếu trong các bữa ăn, giúp làm tăng cảm giác ngon
miệng, quả ớt còn là một vị thuốc rất quý trong y học cổ truyền, có thể chữa
được nhiều căn bệnh một cách hữu hiệu[39]. Tuy nhiên, hiện nay việc trồng ớt
chưa được đầu tư thâm canh nên năng suất còn thấp khoảng từ 800 – 1000
kg/1ha, hay từ 250 – 300 kg/sào[40]
Hiện nay ở nước ta đã có nhiều công trình nghiên cứu các chế phẩm nông
nghiệp phun lên lá cho cây trồng đang được ứng dụng trên nhiều đối tượng như
lúa, lạc, đậu tương, khoai tây v.v.. Các công trình đó cho thấy, sử dụng phân bón
lá làm tăng năng suất và chất lượng nông sản [3],[13],[14],[15],[20],[25]. Do lợi
ích của phân bón lá đã được khẳng định, nên hiện nay trên thị trường đã bán rất
nhiều các chế phẩm dùng phun lên lá như: Phân bón lá cao cấp Đầu Trâu; chế
phẩm kích thích ra lá Organic 88 v.v. Các chế phẩm này được sử dụng trên
nhiều các đối tượng khác nhau. Tuy nhiên, không phải tất cả các cây trồng đều
có phản ứng như nhau và sử dụng với liều lượng như nhau. Dùng phân bón lá
1



như thế nào để có hiệu quả cao nhất, đồng thời không ảnh hưởng đến chất lượng
nông sản nói chung còn ít các tài liệu bàn đến. Chế phẩm kích thích Organic 88
hiện đang được bán rộng rãi ở các cửa hành vật tư nông nghiệp, giống cây trồng
trong tỉnh Vĩnh Phúc nói chung và huyện Bình Xuyên nói riêng cho nông dân sử
dụng để phun kích thích ra lá cho nhiều loại cây trồng khác nhau trong đó có cây
ớt. Tuy nhiên, hiệu lực của loại chế phẩm này đối với cây trồng lại rất ít tài liệu
bàn đến. Chính vì lí do đó chúng tôi chọn đề tài “Ảnh hưởng của chế phẩm
Organic 88 đến một số chỉ tiêu sinh lí, hóa sinh giống ớt F1 GM 39” nhằm
khẳng định hiệu quả của loại chế phẩm này đối với một số chỉ tiêu sinh lí cũng
như năng suất, phẩm chất ớt làm cơ sở khuyến cáo cho người sản xuất.
2. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá ảnh hưởng của chế phẩm kích thích ra lá Organic 88 đến một số
chỉ tiêu sinh lý, năng suất và hàm lượng một số chất trong quả của giống ớt F1
GM 39 hiện đang được người nông dân trồng phổ biến ở Vĩnh Phúc. Trên cơ sở
đó khuyến cáo cách dùng sản phẩm này cho người nông dân.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Chỉ tiêu về sinh trưởng phát triển: Chiều cao cây, đường kính thân cây;
khả năng phân cành và nhánh/cây.
3.2. Chỉ tiêu quang hợp: Hàm lượng diệp lục, chỉ số diện tích lá, cường độ
quang hợp (khả năng tích lũy sinh khối của cây); huỳnh quang diệp lục.
3.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất.
3.4. Nghiên cứu ảnh hưởng phun chế phẩm Organic 88 đến hàm lượng một
số chất: hàm lượng vitamin C, đường khử, và β-Carotenoit.
3.5. Đánh giá hiệu quả sử dụng chế phẩm kích thích sinh trưởng ra lá đến
cây ớt để khuyến cáo cho người sản suất.

2


4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng thực vật là giống ớt F1 GM 39 hiện đang được trồng phổ biến ở
khu vực Vĩnh Phúc.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đánh giá ảnh hưởng của chế phẩm Organic 88 dùng để phun lên lá đến một
số chỉ tiêu sinh lí, hóa sinh giống ớt F1 GM 39.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
5.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài bổ sung các tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng
của các chế phẩm kích thích ra lá Organic 88 đến sinh lý, năng suất và phẩm
chất quả đối với giống ớt F1 GM 39.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần khẳng định chế phẩm Organic 88
có phù hợp với cây trồng cụ thể là cây ớt hay không. Nếu thực sự chúng có vai
trò làm tăng khả năng sinh trưởng và năng suất, phẩm chất thì khuyến cáo để
người nông dân sử dụng và ngược lại.

3


NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Giới thiệu chung về cây
1.1.1. Sơ lƣợc về cây ớt
Cây ớt có tên khoa học Capsium frutescens L; Capsium annuum L. thuộc
họ Cà (Solanaceae). Cây có nguồn gốc Nam Mỹ, bắt nguồn từ một số loài
hoang dại, được thuần hóa và trồng ở Châu Âu, Ấn Độ cách đây hơn 500
năm.[39]
Có nhiều quan điểm khác nhau nhưng theo bảng phân loại mới nhất thì có
5 loài ớt được trồng chính trong tổng số 30 loài ớt: loài Capsicum annum L.; loài

Capsicum futescens L.; loài Capsicum chinense Jacquin; loài Capsicum
pendulum Willdenow var pendulum L. và loài Capsicum pubescens Ruiz and
Pavon. Các loài ớt trồng chủ yếu được phân biệt bởi cấu trúc hoa và đặc điểm
quả. Ớt cay quả to, dài và ớt ngọt thuộc về loài Capsicum annum.
1.1.2. Đặc điểm thực vật học của cây ớt
* Thân
Ớt là cây bụi thân gỗ 2 lá mầm, thân thường mọc thẳng, đôi khi có thể gặp
các dạng (giống) có thân bò, nhiều cành, chiều cao trung bình 0,5-1,5m, có thể
là cây hang năm hoặc lâu năm nhưng thường được gieo trồng như cây hàng
năm.
* Rễ
Ban đầu ớt có rễ cọc phát triển mạnh với rất nhiều rễ phụ. Do việc cấy
chuyển, rễ cọc chính đứt, một hệ rễ chùm khỏe phát triển, vì thế nhiều khi lầm
tưởng ớt có hệ rễ chùm.
* Lá
Thường ớt có lá đơn mọc xoắn trên thân chính. Lá có nhiều dạng khác
nhau, nhưng thường gặp nhất là dạng lá mác, trứng ngược, mép lá ít rang cưa.
4


Lông trên lá phụ thuộc vào các loài khác nhau, một số có mùi thơm. Lá thường
mỏng có kích thước trung bình 1,5 – 12cm x 0,5 – 7,5cm.
* Hoa
Các hoa hoàn thiện và quả thường được sinh đơn độc trên từng nách lá,
chỉ có loài Capsicum Chinense thường có 2-5 hoa trên một nách lá. Hoa có thể
mọc thẳng đứng hoặc buông thong. Hoa thường có màu trắng, một số có màu
sữa, xanh lam, và tía (tím). Hoa có 5-7 cánh hoa, có cuống dài khoảng 5cm, đài
ngắn có dạng chuông 5-7 răng dài khoảng 2mm bọc lấy quả. Nhụy đơn giản có
màu trắng hoặc tím, đầu nhụy có dạng hình đầu. Hoa có 5-7 nhị đực với ống
phấn màu xanh da trời hoặc tía trong khi nhóm Capsicum chinense và Capsium

frutescens có ống phấn màu trắng xanh, còn có thể phân biệt các nhóm ớt theo
màu đốm chấm ở gốc của cánh hoa. Kích thước của hoa cũng phụ thuộc vào các
loài khác nhau, nhưng nói chung đường kính cánh hoa từ 8-15mm.
* Quả
Thuộc loại quả mọng có rất nhiều hạt với thịt quả nhăn và chia làm 2
ngăn. Các giống khác nhau có kích thước, hình dạng, độ nhọn, màu sắc, độ cay
và độ mềm của thịt quả rất khác nhau. Quả chưa chin có thể có màu xanh hoặc
tím, quả chín có màu đỏ, da cam, vàng, nâu, màu kem hoặc hơi tím.
* Hạt
Hạt có dạng thận và màu vàng rơm, chỉ có hạt của Capsicum pubescens
có màu đen. Hạt có chiều dài khoảng 3-5mm. Một gam hạt ớt ngọt có khoảng
160 hạt, còn ớt cay khoảng 220 hạt.

5


1.1.3. Giá trị dinh dƣỡng của cây ớt
Bảng 1.1. Thành phần dinh dƣỡng trong ớt xanh (trong 100g phần ăn đƣợc)
(Aykroyd, 1963)
Thành phần

Hàm lƣợng

Thành phần

Hàm lƣợng

Độ ẩm

85,7g


P

80mg

Protein

2,9g

Fe

1,2mg

Chất béo

0,6g

Na

6,5mg

Chất khoáng

1,0g

K

2,7mg

Cacbohydrat


3,0g

S

34mg

Chất xơ

6,8g

Cu

1,55mg

Ca

30mg

Thianin

0,19mg

Mn

24mg

Vitamin A

292mg


Riboflavin

0,39mg

Vitamin C

111mb

Axit oxalic

67mg

Trong quả ớt chứa nhiều các loại sinh tố, đặc biệt trong cả hai loại ớt cay
và ớt ngọt đều chứa nhiều vitamin C nhất so với tất cả các loại rau, theo một số
tài liệu thì hàm lượng vitamin C ở một số giống ớt là 340mg/100g quả tươi.
Ngoài ra ớt còn là cây trồng rất giàu các loại vitamin: vitamin A (các tiền
vitamin A như α, β, γ-caroten. Cryptoxanculeotidehin trong cơ thể người chuyển
thành vitamin A), các vitamin nhóm B như B1 (thiamin), B2 (riboflavin), B3
(niacin), vitamin E. vitamin PP.
Trong ớt cay có chứa một lượng Capsaicine (C18H27NO23), là một loại
alkaloid có vị cay, gây cảm giác ngon miệng khi ăn, kích thích quá trình tiêu
hóa, chất này có nhiều trong thành giá noãn và biểu bì của hạt, trong 1kg hạt chứ
tới 1,2g chất này.
6


Hình 1.1. Cấu trúc phân tử của Capsaicine
1.1.4. Giá trị dƣợc liệu của ớt
Theo y học cổ truyền, ớt có vị cay, nóng, có tác dụng tán hàn, tiêu thực,

giảm đau… Dân gian thường dùng nó để chữa đau bụng do lạnh, tiêu hóa kém,
đau khớp, đau lung, trị phong thấp, dùng ngoài chữa rắn rết cắn…
Theo y học hiện đại, quả ớt có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chất
capsaicine trong ớt kích thích não bộ sản xuất ra chất endorphin, một morphin
nội sinh có tác dụng giảm đau, đặc biệt có ích cho người bị viêm khớp mãn tính
và ung thư. Ớt cũng giúp ngăn ngừa bệnh tim nhờ một số hoạt chất giúp máu lưu
thông tốt, tránh tình trạng đông vón tiểu cầu. Ngoài ra, loại quả này còn giúp
ngăn ngừa tình trạng huyết áp tang cao. Một số nghiên cứu cho thấy, các loại ớt
vỏ xanh, trái nhỏ có hàm lượng capsaicine cao hơn. Ngoài ra trong quả ớt còn
chứa nhiều loại vitamin như: vitamin C, B1, B2, β-Caroten…[41]
1.1.5. Một số yếu tố ngoại cảnh ảnh hƣởng tới sự sinh trƣởng, phát
triển năng suất của cây ớt
Ớt có biên độ thời vụ rộng, những vùng chuyên canh có thể gieo trồng vào
2 thời vụ chính:
- Vụ đông xuân: gieo hạt tháng 10 -12, trồng tháng 12-2.
- Vụ hè thu: gieo hạt tháng 6-7, trồng tháng 8-9.
* Nhiệt độ
Ớt ưa nhiệt độ cao, sinh trưởng và phát triển tốt ở 20 0-300C, ở nhiệt độ
150C hạt nảy mầm chậm. Nhiệt độ thích hợp cho hạt nảy mầm là 25-300C. Nhiệt
độ lớn hơn 320C, cây sinh trưởng kém, tỷ lệ đậu quả thấp. Nhiệt độ dưới 100C và
trên 400C, hạt không nảy mầm.

7


* Ánh sáng
Ớt không bị ảnh hưởng bởi thời gian chiếu sáng. Vì thế ớt có thể sống
quang năm, nhưng là cây ưa sáng, nên trời âm u sẽ làm hạn chế sự đậu quả.
* Độ ẩm
Ớt là cây chịu hạn, nhưng ở giai đoạn ra hoa, hình thành quả cần độ ẩm 7080%, nếu độ ẩm dưới 70% ở giai đoạn này quả thường bị cong và quả sần sùi,

giảm giá trị thương phẩm, ớt không chịu được úng, độ ẩm đồng ruộng >80% thì
rễ sinh trưởng kém, do đó cây còi cọc.
* Đất trồng
Ớt không kén đất, tuy nhiên tốt nhất là đất bãi hàng năm có phù sa hoặc đất
thịt nhẹ có độ màu mỡ, thoát nước, có pH = 5,5 - 7. Trồng trên đất ở xa nguồn
nước thải, khu công nghiệp, nghĩa trang và bệnh viện.
* Chăm sóc
Trong điều kiện cho phép có thể phủ nilon màu cho ruộng ớt (phủ trước khi
trồng 4-5 ngày), hoặc có thể phủ rơm sau khi trồng, vì phủ rơm và nilon vừa giữ
được độ ẩm cho đất vừa hạn chế được cỏ dại. Tưới giữ ẩm cho cây sau khi
trồng, sau trồng 20-25 ngày sới xáo và bón thúc đợt 1 sau đó 20 ngày sới xáo
bón thúc đợt 2, nên bón thúc đạm vào giai đoạn quả bắt đầu phát triển.
* Tỉa cành
Tùy thuộc vào giống và sự sinh trưởng của cây mà có chế độ tỉa cành cho
thích hợp, thông thường nên để 3-4 cành/cây, thường xuyên tỉa bỏ lá già.
* Tƣới tiêu
Ớt là cây chịu hạn và sợ úng nhưng cần đảm bảo độ ẩm thích hợp cho cây
sinh trưởng và để đảm bảo năng suất nên tưới vào buổi trưa khi cây bắt đầu héo,
đặc biệt cần tháo kiệt nước sau khi trời mưa.

8


1.1.6. Tình hình sản xuất ớt trên thế giới và ở Việt Nam
* Tình hình sản xuất ớt trên thế giới
Theo thống kê của FAO thì sản lượng ớt trên thế giới tăng dần từ năm
2004 đến năm 2006 và giảm nhẹ năm 2007. Trong đó, nước sản xuất ớt nhiều
nhất là Trung Quốc. [40]
Ấn Độ là nước sản xuất ớt lâu đời và cũng là nước đứng đầu về sản lượng
ớt khô, năm 2006 sản lượng ớt khô của Ấn Độ chiếm 43,4% sản lượng ớt khô

toàn thế giới. Năm 2008 sản lượng ớt khô của Ấn Độ ước đạt 1,3 triệu tấn và
năm 2009 là 1,16 triệu tấn. [41]
Nhắc đến ớt không thể không nhắc đến Hàn Quốc, ớt là thành phần không
thể thiếu trong các món ăn hằng ngày của người dân Hàn Quốc. Ước tính trung
bình một người dân Hàn Quốc tiêu thụ 3,8 kg ớt/năm. Có thể nói ớt là loại rau
chủ lực ở nước này: Diện tích ớt tươi của Hàn Quốc đứng thứ 8 trên thế giới,
năm 2006 sản lượng ớt của Hàn Quốc đạt 395,295 tấn, ớt khô là 116,915 tấn.
[40]
Mỹ là nước thu được lợi nhuận cao nhất từ ớt trên thế giới cả về giá trị
nhập khẩu và xuất khẩu, năm 2008 giá trị xuất khẩu của Mỹ chiếm khoảng
4,76% giá trị xuất khẩu toàn thế giới, trong khi Hàn Quốc chỉ chiếm 2%. Ở
Châu Á Hàn Quốc là nước có thế mạnh về xuất khẩu ớt, giá trị xuất khẩu của
Hàn Quốc cao gấp 5-6 lần so với Trung Quốc. [41]

9


Bảng 1.2. Sản Lƣợng Ớt Trên Thế Giới, gồm ớt cay và ớt chuông (tấn)
Quốc gia

2004

2005

2006

2007

Trung Quốc


12,031,031 12,530,180 13,031,000

14,033,000

Ấn Độ

1,431,258 1,617,264 1,681,277

1,690,000

Indonesia

1,100,514 1,058,023 1,100,000

1,100,000

Thổ Nhĩ Kỳ

1,700,000 1,829,000 1,842,175

1,090,921

Tây Ban Nha

1,077,025 1,063,501 1,074,100

1,065,000

Mỹ


978,890

959,070

998,210

855,870

Nigeria

720,000

721,000

721,500

723,000

Ai Cập

467,433

460,000

470,000

475,000

Hàn Quốc


410,281

395,293

352,966

345,000

Hà Lan

318,000

345,000

318,000

340,000

Romania

237,240

203,751

279,126

280,000

Ghana


270,000

270,000

277,000

279,000

Italia

362,430

362,994

345,152

252,194

Thế Giới

24,587,124 25,261,259 26,252,907

26,056,900

* Tình hình sản xuất tại Việt Nam
Ớt là một gia vị rất phổ biến, được trồng rộng rãi ngoài đồng ruộng và tại
vườn gia đình. Ớt dùng cho bữa ăn, dùng để xuất khẩu và làm cảnh.

10



Theo Tổng cục thống kê 2009, năm 2008 diện tích trồng ớt của nước ta là
6.532 ha, sản lượng đạt 62,993 tấn. Năng suất trung bình là 9,6 tấn/ha, thấp hơn
so với năng suất trung bình của toàn thế giới 14,5 tấn/ha.
Một số địa phương trồng ớt xuất khẩu truyền thống có diện tích lớn như:
Hải Dương, Hải Phòng, Bắc Ninh, Thái Bình… Năm 2008 diện tích trồng ớt của
Hải Dương cao nhất cả nước chiếm 12% và 18% sản lượng so với cả nước.
1.2. Phân bón lá và vai trò của phân bón lá
* Khái quát
Bón phân lên lá là biện pháp phun một hay nhiều chất dinh dưỡng cho cây
trồng lên các phần ở phía trên mặt đất của cây (lá, cuống, hoa, trái). Do được lá
cây hấp thu nhanh nên phân bón lá đáp ứng nhanh và kịp thời nhu cầu dinh
dưỡng của cây, giúp cây chóng hồi phục khi bị sâu bệnh, bão lụt hoặc đất thiếu
dinh dưỡng [4], [42], [43].
Dùng phân bón lá có nhiều ưu điểm:
- Chất dinh dưỡng được cung cấp cho cây nhanh hơn bón gốc.
- Hiệu suất sử dụng dinh dưỡng cao hơn.
- Chi phí thấp hơn.
- Ít ảnh hưởng đến môi trường và đất trồng.
Dùng phân bón lá, lượng bón chỉ tốn bằng 1/4 so với phân bón qua đất
[43].
Theo số liệu đã được công bố, hiệu suất sử dụng chất dinh dưỡng qua lá
đạt tới 95%. Ở Philippin dùng phân bón lá cho tăng năng suất lúa 1,5 lần so với
dùng phân bón gốc qua rễ và gấp 3,3 lần khi không bón phân.
Để đáp ứng nhu cầu sản xuất các nhà khoa học trong nước đã có nhiều
công trình nghiên cứu sử dụng phân bón đa lượng và vi lượng hợp lý nhằm nâng
cao năng suất, phẩm chất cây trồng [2], [3], [6], [7], [10], [14], [15], [16], [17],
[18], [19], [20], [21], [22], [24], [25], [26].
11



* Phân bón lá vi lƣợng
Các nguyên tố vi lượng tuy chứa trong cơ thể một lượng vô cùng nhỏ bé
(từ 10-5-10-3 % trọng lượng chất khô của cơ thể thực vật) nhưng lại đóng vai trò
vô cùng quan trọng. Các nguyên tố vi lượng gồm: Đồng (Cu), măng gan (Mn),
Bor (b), Molyden (Mo)…là những nguyên tố không thể thiếu trong cơ thể sống.
Thể hiện sự liên quan đối với enzim, các quá trình sinh lý, sinh hóa trong cơ thể
sống. Các nguyên tố vi lượng tham gia vào quá trình oxi hóa - khử, quang hợp
trao đổi nitơ và cacbonhydrat của thực vật, tham gia vào các trung tâm hoạt tính
của enzim và vitamin, tăng tính chống chịu của cơ thể thực vật đối với các điều
kiện bất lợi của môi trường. Thiếu hụt nguyên tố vi lượng có thể gây nhiều bệnh
tật và bị chết ở tuổi cây non [19], [25], [34].
* Các chế phẩm bón lá
Theo Nguyễn Văn Uyển (1995) [31], Vũ Hữu Yêm [32] phân bón lá trên
thị trường trong nước và thế giới rất phong phú, thường được sản xuất dưới dạng
các chế phẩm bón qua lá, có thể chia thành 3 nhóm:
- Nhóm 1: chỉ có các yêu tố đa lượng và vi lượng phối hợp hoặc riêng rẽ.
- Nhóm 2: có thêm các chất kích thích sinh trưởng, nhằm thúc đẩy sinh
trưởng hoặc thúc đẩy ra hoa kết trái, giảm tỷ lệ rụng quả, thúc đẩy quá trình chín
hoặc làm mau ra rễ.
- Nhóm 3: có các loại thuốc hóa học phòng trừ sâu bệnh được phối hợp
trộn với tỉ lệ thích hợp. Chế phẩm Organic 88 thuộc nhóm 2 ở trên. Chế phẩm
nảy là sự kết hợp giữa các yếu tố đa lượng, vi lượng và các chất kích thích sinh
trưởng ở một tỷ lệ nhất định. Có tác dụng phục hồi cây sau khi bị ngập úng, rét,
khô hạn, sâu bệnh hại, bật mầm hoa, ra rễ, ra lá, to quả, chống rụng quả, chống
đổ ngã.

12



1.3. Các kết quả nghiên cứu phun các chế phẩm lên lá của các tác giả
trong và ngoài nƣớc
Theo tác giả Đường Hồng Dật (2003) [11], cho rằng bón phân qua lá phát
huy hiểu lực nhanh, tỷ lệ cây sử dụng chất dinh dưỡng đạt ở mức cao 90 - 95%,
trong khi bón phân qua đất cây chỉ sử dụng được 40 – 50%.
Tổng diện tích bề mặt lá tiếp xúc với phân bón thường cao hơn 8 – 10 lần
diện tích tán cây che phủ, các chất dinh dưỡng được vận chuyển tự do theo chiều
từ trên xuống với tốc độ nhanh hơn (30cm/h) do đó hiệu lực hấp thụ dinh dưỡng
từ lá cũng cao gấp 8 – 10 lần so với khả năng hấp thu từ rễ.
Bùi Bá Bồng, Trần Duy Quý và Nguyễn Văn Bộ, (2005) [8], cho biết: chế
phẩm phân bón qua lá đã làm tăng chất lượng nông sản: giảm hàm lượng NO 3
trong dưa chuột 28 – 35%, trong cải xanh 20 – 35%, trong bắp cải 25 – 70%.
Phun phân bón qua lá TP -108 cho cà chua làm tăng tỷ lệ tinh bột lên 29%, hàm
lượng muối khoáng lên 17,6%, vitamin C lên 11,1%, hàm lượng đường lên 23%.
Phun HVP cho trái Thanh long làm thời gian lưu giữ trái kéo dài thêm 10 – 12
ngày so với đối chứng.
Đối với hoa cây cảnh phun phân bón lá Komic – FL cho hoa cây cảnh làm
tăng số hoa, đường kích hoa, giữ cho hoa lâu tàn (Vũ Cao Thái, 2000) [29].
Xử lý phân bón lá SNG, Atonik cho cây hoa cúc đã tác động mạnh đến
giai đoạn sinh trưởng sinh thực của cây, làm tăng tỷ lệ hoa hữu hiệu 11% so với
đối chứng, tăng năng suất, chất lượng, kéo dài tuổi thọ của hoa, còn xử lý SNG
với BPF, nồng độ 10ml/lít cho cây hoa cúc bắt đầu ra hoa nụ, đã làm tăng đường
kính hoa, màu sắc hoa tươi hơn, thân lá xanh đậm, cuống to hơn… (Nguyễn
Quang Thạch, 2000) [28].
Nếu xét về khía cạnh môi trường thì phân bón qua lá, phân vi sinh và các
loại phân tương tự khác được khuyến kích nghiên cứu và đưa vào sản suất nông
nghiệp có ý nghĩa lớn trong sự phát triển nông nghiệp bền vững, trong vấn đề an
toàn dinh dưỡng cây trồng.
13



Cũng theo Vũ Cao Thái [29]. Cho rằng: phân bón qua lá là một giải pháp
chiến lược của ngành nông nghiệp, khi sử dụng hiểu quả phân bón lá thì sản
lượng trung bình tăng 20 – 30% với cây công nghiệp ngắn ngày. Điều này hoàn
toàn có cơ sở khoa học, vì lá là cơ quan tổng hợp trực tiếp chất hữu cơ cung cấp
dinh dưỡng cho cây trồng qua các quá trình sinh lý, sinh hóa và quang hợp, khi
bón qua lá sẽ khắc phục được các hạn chế của phân bón qua đất bị rửa trôi, bốc
hơi hoặc giữ chặt trong đất. Đây là cơ sở để đưa các nguyên tố vi lượng quý
hiếm vào các chế phẩm phân bón lá, giúp cây trồng trong những điều kiện bất
lợi: hạn hán, lũ lụt, thời kỳ khủng hoảng dinh dưỡng của cây… giúp cây nhanh
chóng phục hồi.
Theo Trương Hợp Tác [27] phân bón làm tăng năng suất cây trồng từ 35 –
45%, phần còn lại là do giống và các yếu tố khác. Phân bón là có vị trí nhất định
trong thâm canh tăng năng suất, chất lượng các sản phẩm cây trồng nông nghiệp,
nhất là trong linh vực sản xuất rau hoa quả.
Hàng năm mức tiêu thụ các loại phân bón ở Việt Nam ngày càng tăng
dần. So với một số nước trên thế giới mức sử dụng phân bón ở Việt Nam vẫn
còn khá thấp so với Nhật Bản: 388,6 kg NPK/ha; Trung Quốc: 283,4 kg
NPK/ha. Nhưng so với bình quân thế giới và các nước trong khu vực thì mức sử
dụng phân bón ở Việt Nam là cao hơn khá nhiều. Bình quân thế giới năm 1997
chỉ ở mức 97,1 kg NPK/ha; các nước trong khu vực năm 1999 như: Campuchia:
1,49 kg NPK/ha; Indonexia: 63 kg NPK/ha; Lào 4,5 kg NPK/ha; Philippin 65,6
kg NPK/ha; Thái Lan 95,8 kg NPK/ha.
Theo Trương Hợp Tác [27], hiện nay nước ta đang sử dụng khoảng 400
loại phân bón lá ở các dạng lỏng, viên, bột cung cấp cho cây trồng các chất dinh
dưỡng đa – trung – vi lượng. Một số loại được bổ sung chất điều hòa sinh
trưởng, kháng sinh. Khả năng sản suất và cung ứng các loại phân bón lá của các
cơ sở sản suất trong nước cơ bản đáp ứng được nhu cầu sử dụng, hạ giá thành
sản phẩn và sử dụng phân bón lá để có thể tiết kiệm được từ 20-30% lượng nước
tiêu tốn.

14


Theo Đường Hồng Dật (2003) [11], Bón phân qua lá được sử dụng như
một phương tiện cung cấp bổ sung cho cây các chất dinh dưỡng và các chất
hormon, các chất kích thích, mang lại lợi ích: tăng sản lượng, tăng sức đề kháng
bệnh và côn trùng sâu hại, nâng cao chất lượng, chống chịu hạn hán, điều hòa và
nâng cao năng suất. Ứng dụng này có thể sử dụng để hỗ trợ cho cây trồng trong
phục hồi từ ghép sống, giảm tổn thương ở rễ khi thời tiết thay đổi đột ngột.
Một trong những lợi ích của phân bón qua lá là tăng quá trình huy động
các chất dinh dưỡng từ đất thông qua vùng lông hút của bộ rễ, điều này làm tăng
cường các hoạt động sinh học tăng khả năng kháng bệnh tật và các phản ứng hóa
sinh mạng lại ích lợi cho cây trồng (Hoàng Ngọc Thuận) [30].

15


CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
* Mẫu thực vật: Giống ớt F1 GM 39 là giống nhập nội từ Thái Lan. Cây
mọc nhanh, phân tán mạnh, ra hoa cái nhiều, dễ đậu quả, năng suất quả đạt
3,5kg/cây, kháng bệnh thán thư tốt. Quả dài 4 - 5cm, ít hạt, cứng quả, ăn rất cay
và thơm. Thời vụ: vụ sớm gieo tháng 7 đến tháng 8 âm lịch, vụ chính gieo tháng
9 đến tháng 10 âm lịch, vụ hè thu gieo tháng 3 đến tháng 4 âm lịch. Thời gian
thu hoạch: 60-65 ngày sau trồng. Khoảng cách trồng: Hàng x cây: 70 x 60cm.
Lượng giống cần thiết: 5g/sào bắc bộ (360 m2)
*Chế phẩm ORGANIC 88
- Thành phần: 52% hữu cơ thiên nhiên hoạt tính cao, dễ tiêu; 39% phụ gia
đặc biệt, N - P2O5 – K2O : 3 – 3 – 3 (%), tan tốt.
- Có thể pha chung với thuốc bảo vệ thực vật, không gây ngộ độc cho

người và gia súc, bảo quản nơi khô thoáng.
- Công dụng:
+ Rau màu, cây ăn quả: phục hồi cây sau khi bị ngập úng, rét, khô
hạn, sâu bệnh hại.
+ Bật mầm hoa, ra rễ, ra lá, to quả, chống rụng quả, chống đổ ngã
- Liều lượng: 10g dùng cho 16 – 32 lít nước.
* Các máy móc và hóa chất phục vụ cho nghiên cứu nhƣ: máy quét lá,
máy đo hàm lượng diệp lục tổng số OPITI-SCIENCES model CCM -200 (do
Mỹ cung cấp), máy UV – 2450 (Shimadzu, Nhật Bản). Hóa chất gồm: H2O2;
H2SO4; KMnO4; HCl; axit Ascobic, Hồ tinh bột, I2, Gelatin, K3Fe(CN)6,
C2H5OH, xăng không màu. máy UV – 2450 (Shimadzu, Nhật Bản).

16


2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Cách bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm ngoài đồng ruộng theo nguyên tắc khối ngẫu nhiên hoàn
chỉnh với 3 lần nhắc lại đảm bảo sự đồng đều giữa các công thức. Diện tích mỗi
công thức thí nghiệm là 54 m2. Các công thức thí nghiệm gồm:
- Đối chứng (ĐC): không phun chế phẩm Organic 88.
- Công thức 1 (CT1): Phun chế phẩm Organic 88 một lần 1 khi cây ớt
được 5 lá thực.
- Công thức 2 (CT2): Phun chế phẩm Organic 88 một lần khi cây ớt bắt
đầu ra hoa (50% số cây ra hoa).
- Công thức 3 (CT3): Phun chế phẩm Organic hai lần; lần 1 khi cây có 5 lá
thực và lần 2 khi cây bắt đầu ra hoa.
2.2.2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc
Kỹ thuật trồng và chăm sóc theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn [1], [10], [12]

2.2.3. Phƣơng pháp phân tích các chỉ tiêu
2.2.3.1. Ảnh hưởng của chế phẩm Organic 88 đến các chỉ tiêu sinh
trưởng
Các chỉ tiêu sinh trưởng được xác định vào các thời điểm: sau khi phun 5;
10, 15, 20, 25 ngày.
* Chiều cao cây: Chiều cao cây xác định bằng phương pháp đo trực tiếp
từ cổ rễ đến đỉnh sinh trưởng của mỗi giống. Mỗi thức đo 30 cây ngẫu nhiên.
* Đường kính thân cây: Đường kính thân được đo bằng thước kỹ thuật ở
tại điểm cổ rễ đầu tiên. Mỗi công thức đo 30 cây ngẫu nhiên.
* Số cành và nhánh/cây: Số cành và nhánh/cây được xác định bằng cách
đếm trực tiếp của 30 cây ngẫu nhiên.
17


2.2.3.2. Ảnh hưởng của chế phẩm Organic 88 đến các chỉ tiêu
quang hợp
Các chỉ tiêu quang hợp được xác định vào các thời điểm: sau khi phun 5;
10, 15, 20, 25 ngày bao gồm các chỉ tiêu.
* Hàm lượng diệp lục tổng số: Chỉ số hàm lượng diệp lục tổng số được
đo trên máy chuyên dụng OPTI-SCIENCES model CCM- 200 (do Mỹ sản xuất).
Đây là máy chuyên dụng cầm tay rất thuận lợi cho nghiên cứu đồng ruộng.
* Huỳnh quang của diệp lục: Đo bằng máy đo huỳnh quang Hansatech
với các thông số:
F0 : Giá trị huỳnh quang của diệp lục khi bắt đầu chiếu sáng.
Fm : Giá trị huỳnh quang tối đa cùng một cường độ ánh sáng.
Fv = (Fm - F0 )/F0: Thành phần biến thiên của huỳnh quang.
* Diện tích lá: được xác định nhờ máy quét lá mỗi công thức đo 3 cây
ngẫu nhiên.
2.2.3.3. Ảnh hưởng của chế phẩm Organic 88 đến các yếu tố cấu thành
năng suất và năng suất

Các yếu tố cấu thành năng suất: số quả/cây; khối lượng quả/cây (g/cây),
mỗi công thức xác định ở 30 cây ngẫu nhiên. Năng suất thực thu (kg/360m2)
được tính từ năng suất thực thu trên các ô thí nghiệm, sau đã quy đổi ra
kg/360m2.
2.2.3.4. Ảnh hưởng của chế phẩm Organic 88 đến chất lượng quả ớt
* Hàm lƣợng vitamin C: Xác định hàm lượng axit ascobic (vitamin C)
bằng phương pháp Muri, theo TCVN 4328-2001. Thí nghiệm được thực hiện tại
Trung tâm HTNCKH & CGCN, ĐHSP Hà Nội 2 sau khi thu hoạch.
Chuẩn độ hàm lượng vitamin C bằng Iốt được mô tả trong tài liệu thực hành hóa
sinh học của tác giả Phan Thị Trân Châu và CS [9].

18


X: Hàm lượng vitamin C có trong nguyên liệu (%)
Vc : Số ml dung dịch I2 0,01N chuẩn độ
Vf: số ml dung dịch mẫu đem phân tích (10 ml)
V : Dung dịch mẫu pha loãng (50 ml)
g : Số gam nguyên liệu đem phân tích (2 g)
0,00088: Số gam vitamin C tương đương với 1ml I2 0,01N
* Hàm lƣợng đƣờng khử: (được mô tả trong tài liệu Thực hành Hóa sinh
học của tác giả Phạm Thị Trân Châu và Cs [9]
- Cân 0,5g mẫu rồi nghiền trong 10ml nước cất, li tâm lạnh 6000
vòng/phút trong thời gian 15 phút, lọc lấy dịch lọc.
- Cho vào ống nghiệm 2ml dịch lọc và 2ml dung dịch K3Fe(CN)6, lắc đều,
đun sôi cách thủy trong 15 phút, sau đó để nguội.
- Thêm 4ml dung dịch hỗn hợp (Fe2(SO4)3 0,1%: Gelatin 10% theo tỉ lệ
20:1) vào ống nghiệm. Lắc đều và dẫn bằng nước cất đến mức 30ml.
- Đo quang phổ ở bước sóng λ=585nm trên máy UV – 2450 (Shimadzu,
Nhật Bản).

- Dựng đồ thị biểu diễn sự tương quan giữa OD và nồng độ glucoz. Nồng
độ glucoz và mật độ quang học được trình bày trong bảng 2.1.

19


Bảng 2.1. Nồng độ glucoz và giá trị OD585nm
Nồng độ (µg/ml)

OD

0.98

20

1.03

40

1.04

60

1.11

80

1.13

100


* Hàm lƣợng Carotenoit: [35]
- Tách sắc tố để phân tích β-Carotenoit
Cho 10g mẫu ướt vào một bình thót cổ hình nón có chứa 50ml ê-ta-non
95% , đặt trong một chậu nước để ở nhiệt độ 70-800C trong vòng 20 phút, lắc
đều theo chu kì.
Phần nổi lên trên được gạn lấy, làm mát, lượng đó tiếp tục được đo đạt
bằng một loại xilanh chuyên dụng, sau đó các số liệu đầu tiên được ghi lại.
Nồng độ ê-ta-non thu được từ hỗn hợp được chuyển về nồng độ 85% bằng
cách thêm vào 15ml nước cất sau đó làm mát trong một chậu đá trong 5 phút.
Cho thêm 25ml xăng không màu vào hỗn hợp.
Khuấy nhẹ phễu này để thu được hỗn hợp đồng nguyên, để yên hỗn hợp
cho đến khi thu được hai lớp tách biệt.
Lớp dưới đáy được dẫn vào một cốc thủy tinh, lớp trên được thu vào một
bình thót cổ hình nón thể tích 250ml.
Lớp dưới đáy được chuyển vào một phễu để tiếp tục tách, sử dụng 10ml
xăng không màu, tách từ 5 đến 6 lần cho đến khi phần muốn tách có màu vàng
nhạt.
20


Phần triết tách cuối cùng được đo và đổ vào bình thí nghiệm để dùng cho
các phân tích tiếp theo.
- Đo lƣợng hấp thụ
Lượng hấp thụ của tách triết được đo bằng máy đo ảnh phổ (loại
22UV/VIS) ở bước sóng 436mn. Một chậu thủy tinh chứa xăng không màu được
sử dụng để điều chỉnh chỉ số trên máy đo ảnh phổ vê mức 0. Mẫu của từng tách
triết được đặt trong chậu thủy tinh còn lại và các chỉ số chỉ được ghi lại khi số
liệu trên máy đã ổn định. Thí nghiệm được lặp lại lặp lại từ 5 đến 6 lần với mỗi
mẫu thử và số liệu trung bình đọc được được ghi chép lại. Nồng độ ᵦ-Ca-ro-ten

được tính toán sử dụng định luật Bear – Lamberts, định luật này cho biết độ hấp
thụ (A) tỉ lệ với nồng độ (C) của sắc tố, được thể hiện qua phương trình
- A∞L( nếu nồng độ © là hằng số)
- A=ECL; C=A/EL
- Trong đó
- C: nồng độ Caroten
- A: độ hấp thụ
- E: sự biến mất các hệ số
- L: độ dày của chậu thủy tinh ( độ dài đường truyền) =1cm
- Năng lượng β-Ca-ro-ten = 1,25×104µg/l
-

Phương trình đường chuẩn:
Y = 0,001.X + 0,944 (R2 = 0,957)

-

Trong đó: X - nồng độ glucoz (µg/ml), Y - giá trị OD tương ứng
2.2.3.5. Đánh giá hiệu quả việc sử dụng chế phẩm Organic 88
Để đánh giá hiệu quả việc sử dụng chế phẩm Organic 88 bằng cách tính

năng suất tăng thêm hay giảm đi ở các công thức thí nghiệm, trừ đi chi phí mua
hóa chất, công phun.
21


2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu thí nghiệm.
* Xử lý số liệu thí nghiệm
Số liệu thí nghiệm được xử lý nhờ phần mềm thống kê Excel 2010 với các
thông số (Chu Văn Mẫn và CS, 2009) [23] và chương trình thống kê sinh học

IRRISTART 4.0 của IRRI.

( X i  X ) 2
xi
;  
với n <30
X
n 1
n

( X i  X ) 2
 
với n  30
n
m=


n

Độ tin cậy của hai số trung bình được tính theo công thức

td 

d
; md  m12  m22 ; d  X 2  X1 (trong đã X 2 : trung bình thí
md

nghiệm; X1 : trung bình đối chứng; m1 sai số mẫu đối chứng, m2 sai số mẫu thí
nghiệm)
So sánh td với tk  lấy từ bảng phân phối Student Fisher với (k = n1 + n2

–2) bậc tự do. Trong đó n1 = n2 = 5, α = 0,95; tα= 1,86
* Nếu td  t thì 2 số trung bình khác nhau không có ý nghĩa với xác
suất  95%
* Nếu td  t thì 2 số trung bình khác nhau có ý nghĩa với xác suất

 95%

22


CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Ảnh hƣởng của chế phẩm Organic 88 đến các chỉ tiêu sinh
trƣởng
3.1.1. Ảnh hƣởng của chế phẩm Organic 88 đến chiều cao cây
Chiều cao cây dưới ảnh hưởng của chế phẩm Organic 88 được thể hiện ở
bảng 3.1, hình 3.1.1 và hình 3.1.2
Bảng 3.1: Ảnh hƣởng của chế phẩm Organic 88 đến chiều cao cây
của giống ớt F1 GM 39

Hình 3.1.1. Chiều cao cây của giống Ớt F1GM 39 sau 5 lần đo
kể từ ngày phun Organic 88 lần 1

23


Hình 3.1.2. Chiều cao cây của giống Ớt F1 GM 39 sau 5 lần đo
kể từ ngày phun Organic 88 lần 2
Phân tích bảng 3.1, tôi thấy: Chế phẩm Organic 88 hầu như không có ảnh
hưởng đến đường kính thân của giống ớt F1 GM 39. Cụ thể khi phun chế phẩm
lần 1, cả 3 giá trị td1 = 0.0815, td 2 = 0.0399, td3 = 0.1074 đều nhỏ hơn giá trị

t80,05 = 2,31. Tương tự ,ở lần phun thứ 2, cả 3 giá trị td1 = 0.1310, td 2 =
0.1607, td3 = 0.0420 cũng đều nhỏ hơn giá trị t80,05 = 1,86.
Qua 2 bảng 3.1.1 và 3.1.2 ta có thể nhận thấy đồ thị tăng trưởng chiều cao
của các công thức đối chứng, CT1, CT2, CT3 qua mỗi lần đo là không thực sự
khác nhau.
Từ đây tôi có thể kết luận việc phun chế phẩm Organic 88 không ảnh
hưởng đến chiều cao cây của giống ớt F1 GM39 trong thời gian dài; Hay nói
cách khác, chiều cao cây của giống ớt F1 GM39 phụ thuộc vào đặc trưng của
giống chứ không phụ thuộc vào việc phun chế phẩm Organic 88.
3.1.2. Ảnh hƣởng của chế phẩm Organic 88 đến đƣờng kính thân cây
Đường kính thân cây dưới ảnh hưởng của chế phẩm Organic 88 được thể
hiện ở bảng 3.2, hình 3.2.1 và hình 3.2.2

24


Bảng 3.2. Ảnh hƣởng của chế phẩm Organic 88 đến đƣờng kính thân cây
của giống Ớt F1 GM 39
Đơn vị: cm/cây

Hình 3.2.1. Đƣờng kính thân cây giống ớt F1 GM 39 sau 5 lần đo
kể từ ngày phun Organic 88 lần 1

25


×