LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Lê Trà My - người đã tận tình
hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình hoàn thành luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Ngữ văn, đặc
biệt là các thầy, cô trong tổ Lí luận văn học, phòng Sau Đại học – Trường Đại
học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian
học tập và nghiên cứu.
Xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp…, đã luôn động
viên, giúp đỡ tôi để luận văn được hoàn thành.
Hà Nội, tháng 7 năm 2013
Tác giả
Lương Xuân Thành
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2
3. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 7
4. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu ..................................................................... 8
5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 8
6. Dự kiến đóng góp .......................................................................................... 9
7. Cấu trúc của luận văn .................................................................................... 9
PHẦN NỘI DUNG .........................................................................10
CHƢƠNG 1. TRẦN THUẬT VÀ ĐỔI MỚI TRẦN THUẬT
TRONG TIỂU THUYẾT SỬ THI............................................................... 10
1.1. Về khái niệm “trần thuật” ........................................................................ 10
1.2. Đổi mới trần thuật trong tiểu thuyết sử thi ............................................... 11
1.2.1. Cái nhìn chung về tiểu thuyết sử thi 1945 – 1986 .......................... 11
1.2.2. Những nét đổi mới cơ bản trong tiểu thuyết sử thi 2004 – 2009 .... 16
CHƢƠNG 2. CẢM HỨNG VÀ ĐIỂM NHÌN TRẦN THUẬT................. 20
2.1. Khái niệm cảm hứng và cảm hứng trần thuật .......................................... 20
2.1.1. Khái niệm “cảm hứng chủ đạo” ...................................................... 20
2.1.2. Cảm hứng trần thuật trong tiểu thuyết sử thi .................................. 20
2.1.2.1. Cảm hứng sử thi ..................................................................... 20
2.1.2.2. Cảm hứng thế sự - đời tư ....................................................... 22
2.1.2.3. Cảm hứng bi kịch ................................................................... 26
2.2. Điểm nhìn trần thuật................................................................................. 31
2.2.1. Sự dịch chuyển, thay đổi điểm nhìn trần thuật. .............................. 33
2.2.2. Sự luân chuyển điểm nhìn giữa người kể chuyện và nhân vật ....... 35
2.2.3. Các phương thức trần thuật chủ yếu ............................................... 38
2.2.3.1. Rút ngắn thời gian lịch sử- sự kiện, kéo dài thời gian tâm
trạng .................................................................................................... 38
2.2.3.2. Thủ pháp đồng hiện ............................................................... 41
CHƢƠNG 3. NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU TRẦN THUẬT ............... 44
3.1. Ngôn ngữ, lời văn trần thuật .................................................................... 45
3.1.1. Ngôn ngữ đặc tả không gian chiến trường...................................... 45
3.1.2. Ngôn ngữ trữ tình giàu chất thơ ...................................................... 48
3.1.3. Ngôn ngữ dân dã đời thường .......................................................... 50
3.2. Lời văn trần thuật của người kể truyện .................................................... 52
3.2.1. Lời văn miêu tả ............................................................................... 52
3.2.1.1. Lời văn miêu tả thiên nhiên ................................................... 52
3.2.1.2. Lời văn miêu tả nhân vật ....................................................... 66
3.2.2. Lời văn kể ....................................................................................... 68
3.2.3. Lời phân tích, bình luận .................................................................. 71
3.2.4. Lời độc thoại nội tâm ...................................................................... 72
3.2.4.1. Lời độc thoại nội tâm khắc họa tâm lý, tính cách nhân vật ... 75
3.2.4.2. Tổ chức độc thoại nội tâm dưới dạng lời nói nửa trực tiếp ... 75
3.2.5. Các phép tu từ trần thuật ................................................................. 77
3.2.5.1. Biện pháp so sánh .................................................................. 78
3.2.5.2. Biện pháp nhân hoá................................................................ 83
3.2.5.3. Biện pháp tương phản ............................................................ 86
3.3. Giọng điệu ................................................................................................ 88
3.3.1. Giọng xót xa thương cảm ................................................................ 89
3.3.2. Giọng hoài nghi chất vấn ................................................................ 97
KẾT LUẬN .................................................................................. 102
TƢ LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 105
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ gian khổ,
ác liệt rồi đến chiến tranh biên giới Tây Nam, cả dân tộc ta đã phải đổ biết bao
máu và nước mắt để gành lại độc lập tự do và chủ quyền đất nước. Mà chiến
tranh thì luôn gắn liền với mất mát đau thương, chiến tranh đã trở thành
nguồn cảm hứng cho văn học sáng tạo ra những tác phẩm mang ý nghĩa vừa
phản ánh cuộc sống, vừa đi sâu tìm hiểu, khám phá và phân tích tâm trạng,
tình cảm của con người. Chính vì thế đề tài chiến tranh luôn là một đề tài
chiếm vị trí quan trọng của văn học Việt Nam.
Sau năm 1975, chiến tranh không còn là đề tài chiếm vị trí quan trọng
số một như trước nữa. Tuy nhiên nó vẫn là đề tài thu hút nhiều thế hệ cầm
bút, kể cả thế hệ nhà văn trẻ, sinh ra và lớn lên khi chiến tranh đã trở thành
lịch sử. Nhiều nhà văn hôm nay vẫn tiếp tục quan tâm tới đề tài này bởi không
ở đâu, trong tình huống nào, con người bộc lộ rõ nét như trên chiến trường. Vì
thế tìm hiểu về văn học chiến tranh luôn là việc cần thiết.
Cuộc vận động sáng tác văn học của Bộ Quốc phòng diễn ra 5 năm một
lần, cuộc thi gần đây nhất, 2004 - 2009 đã thu được nhiều thành tựu đáng
khích lệ. Trong đó, đáng kể hơn cả là thành tựu ở thể loại tiểu thuyết. có thể
nói những tác phẩm này góp thêm cái nhìn mới, cái nhìn đa diện, cái nhìn khá
đầy đủ, trung thực về chiến tranh. Do vậy, qua những tác phẩm này chúng ta
phần nào thấy được sự vận động của văn học Việt Nam hôm nay nói chung và
tiểu thuyết về đề tài chiến tranh nói riêng.
1.2. Tiểu thuyết là thể loại văn học tiêu biểu cho loại hình tự sự, đóng
vai trò chủ lực trong nền văn học hiện đại. Với đặc trưng thi pháp, phương
thức trần thuật riêng của mình, tiểu thuyết chiếm lĩnh, khái quát hiện thực
2
cuộc sống một cách đa chiều và phong phú. Sự vận động của tiểu thuyết đánh
dấu chân thực sự vận động của một nền văn học. Trong sự vận động chung
của nền văn học Việt Nam hiện nay, tiểu thuyết đang nỗ lực chuyển mình
nhằm đáp ứng yêu cầu của thời đại. Nhiều cây bút tiểu thuyết đã có ý thức
cách tân trong cách nhìn và trong lối viết, có những tác phẩm thành công hoặc
đang trên đường tìm tòi, thể nghiệm. Tất cả đều hướng tới việc làm mới, làm
hấp dẫn văn chương nói chung và tiểu thuyết nói riêng.
Lấy đối tượng nghiên cứu là 06 tiểu thuyết được giải thưởng văn học
của Bộ Quốc phòng 2004 – 2009 làm cứ liệu để nghiên cứu sự đổi mới của
tiểu thuyết Việt Nam hiện đại ở phương diện nghệ thuật trần thuật, chúng tôi
hy vọng phần nào làm sáng tỏ những tìm tòi đóng góp của các tác giả về một
trong những nghệ thuật cơ bản của tiểu thuyết sử thi.
1.3. Là một giáo viên làm công việc giảng dạy văn học ở nhà trường
phổ thông, thông qua đề tài này chúng tôi mong muốn hiểu hơn về chiến tranh
để từ đó giảng dạy sâu hơn về tiểu thuyết sử thi, sâu hơn về cách sống, lẽ sống
của con người Việt Nam.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Nghiên cứu Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết về đề tài chiến
tranh qua những tác phẩm được giải thưởng văn học của Bộ Quốc phòng
2004 – 2009 không thể tách khỏi quá trình nghiên cứu sự đổi mới của thể tài
tiểu thuyết sử thi, vả lại đây là vấn đề còn mới mẻ, hầu như chưa có công
trình nào nghiên cứu một cách hệ thống, do vậy chúng tôi xin được đặt đối
tượng nghiên cứu trong một cái nhìn toàn cảnh, từ đó làm rõ hơn vấn đề mình
cần đi sâu. Nghiên cứu về tiểu thuyết sử thi thì có nhiều nhưng chúng tôi chỉ
xin điểm qua những bài viết, công trình gần gũi nhất với đề tài chúng tôi đang
thực hiện.
3
Ngay từ năm 1994, Tôn Phương Lan trong bài viết Chiến tranh qua
những tác phẩm văn xuôi được giải (của Hội nhà văn và Bộ quốc phòng,
1994) đã nhận thấy “con người trở thành đối tượng của cả người viết lẫn
người đọc và hiện thực chiến tranh với đầy đủ tính chất ác liệt của nó đã hiện
lên qua số phận và thế giới nội tâm của con người. Được xây dựng trong
nhiều mối quan hệ đời thường, có tốt - xấu, có yêu thương - căm giận có cả
cái thấp hèn, nhân vật trong các tác phẩm văn họ nên gần gũi với con người
hiện tại… Người lính, hình ảnh lý tưởng của các tiểu thuyết dưới đây thì bây
giờ họ vừa mang vẻ đạp , phẩm chất cao quý của anh bộ đội cụ Hồ đồng thời
lại có cả những biểu hiện đời thường thậm chí cả những sai lầm, hèn nhát,
phản bội... Nhân vật kẻ thù cũng được “cải tạo cấu trúc bên trong với một
quan niệm nghệ thuật toàn diện hơn, miêu tả theo bút pháp hiện thực tỉnh
táo”. Tôn Phương Lan đưa ra nhận định chung về đổi mới tiểu thuyết “… việc
đi vào khám phá những diễn biến tâm lý trong quy luật phát triển tình cảm
của từng nhân vật và đưa ra cách giải mã khác nhau trước một hiện thực đời
sống phức tạp, bộn bề, nơi mà các số phận cụ thể của từng con người khác
nhau gắn kết vào số phận của dân tộc, đã trở thành một hướng tìm tòi phổ
biến vào những năm trước và sau 1990”(Tạp chí văn họ số 12, 1994). ...
Đi tìm sự đổi mới quan niệm về con người từ đó khám phá sự đổi mới
một số thủ pháp nghệ thuật khác, trong bài: “Sự vận động của các thể loại văn
xuôi trong văn học thời kỳ đổi mới” (Tạp chí Văn hóa nghệ thuật số 1 –
2002), tác giả Lý Hoài Thu viết: “Đề tài chiến tranh với quy mô hiện thực
rộng lớn nhiều tầng, nhiều mảng, nhà văn vẫn xoáy sâu vào những vấn đề cốt
yếu của đời sống thông qua tiêu điểm nhân vật… Cũng là người lính, người
mẹ, người vợ nhưng giờ đây họ được soi rọi từ nhiều góc độ khác nhau, được
đặt vào trong nhiều vòng quay của cuộc đời, kể cả những vòng xoáy nghiệt
ngã nhất. Nhân vật không còn mờ nhạt đơn điệu mà có sự kết hợp giữa hình
4
dạng và nội tâm, giữa ý thức và vô thức, giữa dục vọng bản năng và ước mơ
thánh thiện… Thế giới của nhân vật tiểu thuyết thời kỳ đổi mới đa phần
nhuốm màu bi kịch, ai cũng có những giai đoạn gập ghềnh chông gai, những
nỗi niềm trắc ẩn, những thua thiệt mất mát, nhưng đó là những bi kịch mang ý
nghĩa thức tỉnh, luôn hướng tới hoàn thiện nhân cách”.
Cụ thể hơn khi bàn về cách kể, cụ thể là nghiên cứu về kết cấu và
phương thức trần thuật, trong tập phê bình “Đi cùng văn học” nhận xét về
Những bức tường lửa, tác giả Nguyễn Thanh Tú nhấn mạnh đến kết cấu phá
vỡ truyền thống… kết hợp với tăng cường bổ sung điểm nhìn”, các điểm nhìn
dịch chuyển, luân phiên tạo nên cái nhìn đa chiều. “Nhà văn cho xuất hiện
bốn điểm nhìn chính, vận dụng thủ pháp lắp ghép của điện ảnh”, “Câu văn
ngắn có chỗ bị phá ra vỡ vụn, không thấy sự làm văn, làm dáng của câu văn”.
Đáng chú ý và ghi dấu ấn ở bạn đọc đó chính là “giọng điệu ngợi ca tôn kính
(sử thi) lẫn suồng sã, dân dã thông tục (giải sử thi)”. Năm 2009, cũng tác giả
này, trong cuốn Văn học và người lính nhận định: “Các nhà tiểu thuyết hôm
nay đã không quan niệm kẻ thù không chỉ ở phương diện thú tính mà còn nhìn
họ ở cả phần nhân tính. Điều ấy góp phần nới rộng thêm, làm sâu sắc thêm
quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết hôm nay”. Bàn về vấn đề
dục vọng trong tiểu thuyết Việt Nam về chiến tranh từ 1986 – 1996, Nguyễn
thị Xuân Dung nhận xét: “Trong tiểu thuyết về chiến tranh từ 1986 – 1996 ta
thấy hầu như tác phẩm nào cũng có đề cập đến chuyện bản năng, tình yêu –
tình dục của con người và thể hiện nó một cách tự nhiên chân thực. Điều đó
càng phản ánh một cách rõ hơn bộ mặt trần trụi của chiến tranh và số phận
khốc liệt của con người trong hiện thực tàn bạo ấy, qua đó hợp lý hóa đời
sống bản năng của con người, đè cao nó trong tinh thần nhân văn cao đẹp, lên
án, phê phán chiến tranh là một thế lực phi nhân tính đã tước đoạt, cướp mất
quyền được sống với chính những nhu cầu bình thường và thiết yếu của họ.
5
Đây là một biểu hiện mới, một cách tân mới về mặt quan điểm khi viết về
chiến tranh đã qua. Dục vọng bản năng của con người được miêu tả khá nhiều
nhưng không phải để phê phán mà là tố cáo chiến tranh với sự tàn phá hủy
diệt nghê ngớm của nó không cho con người có quyền được sống như chính
họ khao khát. Vì thế, đó là biểu hiện của tư tưởng nhân văn cao đẹp, là tiếng
nói cho khát vọng của con người. Cùng với cách nhìn này, Nguyễn Thanh Tú
trong Văn học và người lính cũng khẳng định “Tiểu thuyết hôm nay phá vỡ
bức tường kiêng kỵ đó để đi sâu vào miền bản năng của người lính để tìm
hiểu những vẻ đẹp, tình cảm riêng tư những khát khao tình dục rất đời thường
của con người”.
Sự đổi mới của tiểu thuyết về đề tài chiến tranh hiện nay các nhà
nghiên cứu hầu hết đầu xuất phát từ vấn đề điểm nhìn. Nhận định chung về
tiểu thuyết Việt Nam đương đại, Mai Hải Oanh cho rằng “Bên cạnh những tác
phẩm thiết tạo điểm nhìn quen thuộc là những hình thức điểm nhìn mới trong
đó đáng chú ý là biểu hiện tương nổi bật; sự dịch chuyển điểm nhìn nghệ
thuật; sự luân phiên điểm nhìn người trần thuật và nhân vật; gấp bội điểm
nhìn”. Cùng quan điểm trên, khi tìm hiểu điểm nhìn nghệ thuật trong tiểu
thuyết của Nguyễn Đình Tú, Trần Tố Loan, đã chỉ ra rằng “Nguyễn Đình Tú
rất có ý thức trong việc đặt điểm nhìn không gian, thời gian, nhưng có thể nói
điểm nhìn tác giả và nhân vật mới là điểm nhấn đáng chú ý nhất trong nghệ
thuật kể chuyển của anh”. Về điểm nhìn không gian để “nhìn ngắm” nhân vật
của mình vào trong đó. Ở Bên dòng Sầu Diện trường nhìn của nhà văn đặt vào
thị trấn An Lạc – thị trấn Nét Mặt Buồn nằm lọt thỏm giữa núi Cô hồn và
dòng Sầu Diện, trong đó có những không gian nhỏ như xóm đáy, xóm khơ
me, phố tứ phủ...
Trong không gian ám ảnh và có tên gọi gắn với huyền thoại ấy, nhà văn
kể câu chuyện về cuộc đời nhân vật Minh Việt từ khi ra đời.Về điểm nhìn thời
6
gian trong các tiểu thuyết của Nguyễn Đình Tú thường là hiện tại – quá khứ
hoàn thành, quá khứ - hiện tại tiếp diễn. Tuy nhiên, điểm nhìn tác giả và nhân
vật trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú mới là điểm được Trần Tố Loan đánh
giá cao. Ở Bên dòng Sầu Diện nhà văn đã để cho các nhân vật luân phiên kể
chuyện của mình lúc xưng tôi, lúc xưng tên... Ngoài việc dịch chuyển điểm
nhìn từ người trần thật sang nhân vật chính tác giả còn sử dụng điểm nhìn của
các nhân vật phụ hỗ trợ cho dòng tự sự chính”.
Nhìn chung các nhà nghiên cứu đều có nhận định rằng tiểu thuyết sử thi
hôm nay đa dạng, phong phú về hình thức biểu hiện, chân thực, táo bạo với
nhiều suy ngẫm nhiều đào xới, khám phá hơn trong nội dung. Tiểu thuyết về
đề tài chiến tranh hôm nay đã vượt qua giới hạn lịch sử của tiểu thuyết sử thi
giai đoạn 1945-1975 để tiếp cận với những mảng mầu đời sống chưa được
khám phá trong và sau chiến tranh.
Một trong những công trình nghiên cứu khá sâu và gần đây nhất về tiểu
thuyết chiến tranh được giải của Bộ Quốc phòng 2004 – 2009 là luận văn Tiểu
thuyết Việt Nam 2004 – 2008 về đề tài chiến tranh của Nguyễn Thị Duyên.
Người viết đã khái quát những đặc điểm của thể loại tiểu thuyết Việt Nam về
chiến tranh trong những năm gần đây trên các phương diện: thế giới nhân vật,
kết cấu và phương thức trần thuật, giọng điệu và ngôn ngữ. Luận văn của
Nguyễn Thị Duyên đã ít nhiều chỉ ra được những đặc điểm cơ bản của tiểu
thuyết Việt Nam về đề tài chiến tranh trên cứ liệu những tiểu thuyết được giải
thưởng của Hội nhà văn Bộ Quốc phòng từ 2004 – 2008. Tiếp đến là luận văn
“Đổi mới kết cấu tiểu thuyết 2004 – 2009 về đề tài chiến tranh” của Lê Thị
Thu Huyền cũng đi theo hướng này, đi tìm những đổi mới về mặt tổ chức kết
cấu của tác phẩm ở cấp độ hình tượng nhân vật người lính và nhân vật kẻ thù,
đổi mới ở cách thức tổ chức thời gian, không gian; và đổi mới ở các hình thức
tổ chức điểm nhìn, ở giọng điệu và cảm hứng trong tác phẩm.
7
Luận văn: “Sự vận động của tiểu thuyết về đề tài chiến tranh sau 1975
– từ góc nhìn nhân vật” của Ngô Thị Hải Vân đã đưa ra cái nhìn khái quát
những đặc điểm về nội dung cũng như nghệ thuật của thể loại trên một số
phương diện: Hình tượng người lính – những nét đổi mới cơ bản từ phương
diện loại hình nội dung. Và Hình tượng người lính – những nét đổi mới chủ
yếu từ phương diện hình thức.
Về Nghệ thuật trần thuật trong những tiểu thuyết giai đoạn 2004 - 2009
vẫn chưa có một công trình, bài viết nào bàn đến một cách cụ thể, chuyên
biệt, phần lớn các nhà nghiên cứu mới chỉ đề cập đến vấn đề này một cách
khái quát hay nhỏ lẻ qua một số ý kiến ngắn hoặc qua một vài mục nhỏ trong
công trình nghiên cứu của mình mà thôi.
Từ kết quả của các bài viết, của các nhà nghiên cứu, các nhà phê bình
cũng như các thế hệ đi trước, chúng tôi tiếp nhận một cách có chọn lọc những
gợi mở, những số liệu, nhận xét đánh giá để triển khai nghiên cứu một cách
toàn diện và hệ thống hơn vấn đề Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết
2004 - 2009 về đề tài chiến tranh trên cứ liệu 06 tiểu thuyết đạt giải thưởng
Văn học của Bộ Quốc phòng.
3. Mục đích nghiên cứu
3.1. Luận văn tìm hiểu, làm rõ những vấn đề lí luận về nghệ thuật trần
thuật trong tiểu thuyết về đề tài chiến tranh.
3.2. Xác định được vai trò của trần thuật trong việc thể hiện những giá
trị nội dung, tư tưởng và nghệ thuật biểu hiện từ góc độ thể loại tiểu thuyết, cụ
thể là tiểu thuyết sử thi.
3.3. Nhận diện và cắt nghĩa sự xuất hiện của các yếu tố cấu thành của
trần thuật trong tiểu thuyết: cảm hứng, điểm nhìn, ngôn ngữ, giọng điệu trần
thuật.
8
4. Phạm vi, đối tƣợng nghiên cứu
4.1. Phạm vi nghiên cứu
Do khuôn khổ của một luận văn cao học, chúng tôi xin chỉ tập trung
nghiên cứu 06 tiểu thuyết được nhận giải thưởng văn học Bộ Quốc phòng từ
2004 đến 2009. Cụ thể là các tác phẩm sau:
Thượng Đức (Nguyễn Bảo Trường Giang)
Mùa hè giá buốt (Văn Lê)
Xiêng Khoảng mù sương (Bùi Bình Thi)
Màu rừng ruộng (Đỗ Tiến Thụy)
Tiếng khóc của nàng Út (Nguyễn Chí Trung)
Bên dòng Sầu Diện (Nguyễn Đình Tú)
4.2. Đối tượng nghiên cứu
Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết 2004 – 2009 viết về đề tài chiến
tranh.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp lịch sử - hệ thống
Đặt tiểu thuyết về đề tài chiến tranh trong bối cảnh nền văn học thời kì
đổi mới nói chung, tiểu thuyết Việt Nam nói riêng để có cái nhìn toàn diện và
sâu sắc hơn.
Đề tài được đặt trong hệ thống các tác phẩm đạt giải của Bộ Quốc
phòng từ 2004 – 2009 để xem xét, đánh giá, phát hiện những đóng góp về
nghệ thuật trần thuật
5.2. Phương pháp phân tích – tổng hợp
Việc tìm hiểu nghệ thuật trần thuật của tác phẩm cần phải có thao tác
phân tích, tổng hợp để làm rõ những đặc điểm và giá trị biểu hiện
9
5.3. Phương pháp khảo sát, thống kê, so sánh
Để việc phân tích, đánh giá có căn cứ xác thực, khi cần thiết chúng tôi
tiến hành khảo sát, thống kê, phân loại để tìm ra những điểm đặc sắc của nghệ
thuật trần thuật trong tiểu thuyết chiến tranh.
6. Dự kiến đóng góp
6.1. Góp phần khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của nghệ thuật trần
thuật trong tiểu thuyết hôm nay về đề tài chiến tranh.
6.2. Chỉ ra những biểu hiện cụ thể của các phương thức trần thuật trong
tiểu thuyết hiện nay.
6.3. Luận văn cũng hy vọng được cung cấp thêm một tài liệu nghiên
cứu, học tập giúp cho bạn đọc có thêm điều kiện tìm hiểu vẻ đẹp trong tiểu
thuyết sử thi hôm nay.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo; Nội
dung chính của luận văn gồm ba chương:
Chương I: Trần thuật và đổi mới trần thuật trong tiểu thuyết sử thi
Chương II: Cảm hứng và điểm nhìn trần thuật
Chương III: Ngôn ngữ và giọng điệu trần thuật
10
PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
TRẦN THUẬT VÀ ĐỔI MỚI TRẦN THUẬT
TRONG TIỂU THUYẾT SỬ THI
1.1. Về khái niệm “trần thuật”:
Chúng tôi nhận thấy cho đến hôm nay (2012) thuật ngữ trần thuật vẫn
được giới nghiên cứu chủ yếu lấy từ cuốn Từ điển thuật ngữ văn học, 1992,
Nxb Giáo dục, của nhóm chủ biên: Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc
Phi làm công cụ để cắt nghĩa đối tượng nghiên cứu, dĩ nhiên chúng tôi cũng
không thể khác, vẫn lấy từ điển này làm công cụ tra cứu:
“Phương diện cơ bản của phương thức tự sự, là việc giới thiệu, khái
quát, thuyết minh, miêu tả đối với nhân vật, sự kiện, hoàn cảnh, sự vật theo
cách nhìn của một người trần thuật nhất định”. Cũng từ điển này nói rõ “thành
phần của trần thuật không chỉ là lời thuật, mà chức năng của nó không chỉ là
kể việc. Nó bao hàm cả việc miêu tả đối tượng, phân tích hoàn cảnh, thuật lại
tiểu sử nhân vật, lời bình luận, lời trữ tình ngoại đề, lời ghi chú của tác
giả…”. Về vai trò, thì “trần thuật gắn liền với toàn bộ công việc bố cục, kết
cấu tác phẩm. Tác phẩm dù kể theo trình tự nhân quả hay liên tưởng, kể
nhanh hay chậm, kể ngắt quãng rồi bổ sung, thì trần thuật là cả một hệ thống
tổ chức phức tạp nhằm đưa hành động, lời nói nhân vật vào đúng vị trí của nó
để người đọc có thể lĩnh hội theo ý định tác giả…”.
Như vậy, xét đến cùng trần thuật là cách kể, thể hiện ở các phương diện
sau: người kể (chỉ có người ấy kể thì mới câu chuyện mới hay, mới lôi cuốn);
hình thức kể (tự sự, trữ tình, kịch); nội dung kể (kể cái gì); kể lúc nào (câu
11
chuyện ma quái thì kể về đêm sẽ tăng cường thêm sự rùng rợn); lời văn kể,
giọng điệu kể…
1.2. Đổi mới trần thuật trong tiểu thuyết sử thi:
1.2.1. Cái nhìn chung về tiểu thuyết sử thi 1945 – 1986.
Vẫn theo Từ điển thuật ngữ văn học, tiểu thuyết sử thi là những tác
phẩm “có dung lượng lớn, thể hiện những đề tài lịch sử dân tộc. Những tác
phẩm này vừa là tiểu thuyết, đồng thời vừa có nhiều thuộc tính gần gũi với thể
loại sử thi cổ đại hoặc trung đại…”. Chúng tôi hiểu tiểu thuyết sử thi là những
tác phẩm lấy nội dung lịch sử - dân tộc làm đề tài sáng tạo với cảm hứng chủ
yếu là cảm hứng anh hùng, ngợi ca sự nghiệp cách mạng và những con người
anh hùng của dân tộc. Như vậy sự phát triển của tiểu thuyết sử thi Việt Nam
luôn gắn liền với những biến động lịch sử của dân tộc, của thời đại. Văn học
là tấm gương phản ánh lịch sử nhưng có lẽ tiểu thuyết sử thi là thể loại nhạy
cảm hơn cả với bước đi của lịch sử, với những sự kiện lịch sử.
Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 1948 với bản báo cáo Chủ nghĩa Mác
và vấn đề văn hóa Việt Nam đã mở ra một triển vọng, một hướng đi cho nền
văn học mới. Đó cũng chính là tiền đề lý luận để tiểu thuyết sử thi Việt Nam
hình thành và phát triển. Chúng ta đã có những thành quả đầu tiên của thể loại
văn học này với Vùng mỏ (Võ Huy Tâm), Xung kích (Nguyễn Đình Thi), Con
trâu (Nguyễn Văn Bổng). Các tác phẩm này đều giành được Giải thưởng Hội
Văn nghệ Việt Nam các năm 1951 - 1952 và 1954 - 1955. Được viết với cảm
hứng ngợi ca hồn nhiên nên tiểu thuyết sử thi giai đoạn này mới chỉ dừng lại
miêu tả những cái bên ngoài của sự kiện, của nhân vật, nhất là hình tượng
nhân vật tập thể chứ chưa đi sâu vào lý giải bản chất bên trong sự kiện hay
phân tích tính cách nhân vật. Dưới cái nhìn của ngày hôm nay chúng ta dễ
thấy các tác giả thời đó ý thức rất cao về nhiệm vụ chính trị, về tinh thần dân
tộc nhưng ý thức về giai cấp còn mơ hồ, nói như nhận xét của Ban chấm Giải
12
thưởng Hội văn nghệ Việt Nam 1945 - 1955 là các tác phẩm “chưa nêu rõ vấn
đề đấu tranh chống phong kiến, vạch rõ những quan hệ và sự câu kết giữa đế
quốc và giai cấp phong kiến” (Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại - Nxb Giáo dục).
Thành công của các tác phẩm này là miêu tả khá sinh động sức mạnh của
quần chúng tập thể, cao hơn là sức mạnh của toàn dân tộc đang cùng một lòng
đứng lên đánh giặc Pháp theo lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch, đã góp phần tích
cực trong việc phản ánh cổ vũ động viên cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện
gian khổ và cực kỳ anh dũng của quân dân ta trong những năm đầu đánh
Pháp. Có thể nói sự hồn nhiên trong tư duy (cả về nội dung và hình thức) là
một đặc điểm riêng của tiểu thuyết sử thi được viết trong thời kỳ kháng chiến
chống Pháp.
Đỉnh cao của tiểu thuyết sử thi viết về cuộc kháng chiến chống Pháp là
Đất nước đứng lên (1956) của Nguyên Ngọc. Sự bứt phá về đối tượng miêu
tả, về nội dung phản ánh và cách biểu hiện của tác giả là rất đáng khâm phục.
Tác phẩm lấy bối cảnh cuộc kháng chiến của dân tộc BaNa (Tây Nguyên)
đánh Pháp kiên cường bất khuất nhưng người đọc nhận thấy đó là cả một
cuộc đấu tranh vĩ đại được thu nhỏ của cả dân tộc Việt Nam này. Thành công
của tác phẩm ngoài tính điển hình phổ quát còn phải kể đến một tư duy tiểu
thuyết khá già dặn ở chỗ nhà văn đã xây dựng một tính cách anh hùng của
nhân vật Núp với quá trình phát triển biện chứng lô gích, được viết bởi một
bút pháp sử thi vừa giàu tính hiện thực vừa đậm chất thơ. Đất nước đứng lên
xứng đáng là một đỉnh cao không chỉ của văn học kháng chiến chống Pháp
mà còn là của cả dòng tiểu thuyết sử thi Việt Nam viết về hai cuộc kháng
chiến vĩ đại.
Sự xuất hiện của Đất nước đứng lên và âm hưởng vang dội của tiếng
súng Đồng Khởi đầu những năm 60 của thế kỷ XX là những “cú hích” để tiểu
thuyết sử thi phát triển mạnh mẽ. Hàng loạt tiểu thuyết ra đời: Một truyện chép
13
ở bệnh viện (1959), Trước giờ nổ súng (1960), Sống mãi với Thủ đô (1961),
Cao điểm cuối cùng (1961), Những người cùng làng (1961), Làng tề (1962),
Một chặng đường (1962), Trên mảnh đất này (1962), Phá vây (1963), Đất lửa
(1963). Theo thống kê của nhà nghiên cứu Phan Cự Đệ, riêng trong 3 năm
1960, 1961, 1962 có hơn 20 cuốn tiểu thuyết xuất bản, mỗi cuốn phát hành
trên dưới một vạn bản (Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại - Nxb Giáo dục, 2000,
trang 143). Nhưng có lẽ nguyên nhân quan trọng hơn cả là vị thế dân tộc lúc
này đang ở tầm cao của vũ đài chính trị thế giới. Sau khi chúng ta thắng Pháp
với trận Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu”, cả thế giới
nhìn chúng ta với con mắt cảm phục, ngưỡng mộ. Đế quốc Mỹ nhảy vào xâm
lược miền Nam. Cả nước ta lại đoàn kết thành một khối “xẻ dọc Trường Sơn
đi cứu nước/ Mà lòng phơi phới dậy tương lai” (Tố Hữu). Chưa bao giờ
“không khí sử thi” lại bừng bừng mạnh mẽ như lúc bấy giờ. Những tiểu
thuyết sử thi nguyên khối, tinh chất, không pha tạp ra đời như là một sự tất
yếu: Vào lửa (1966), Hòn Đất(1966), Cửa sông (1967), Gia đình má Bảy
(1968), Ở xã Trung Nghĩa (1969), Rừng U Minh (1970), Đường trong mây
(1970), Vùng trời (1971), Đất Quảng (1971), Dấu chân người lính (1972),
Thôn ven đường (1973), Mẫn và tôi (1972),... Cảm hứng sử thi hào sảng đã
tạo ra những nhân vật đậm chất lý tưởng. Nhân vật như một vầng hào quang
trên bầu trời sử thi tỏa chiếu ánh sáng lý tưởng soi dọi, hướng bạn đọc đi về
phía cái cao cả, cái anh hùng. Đây là thời kỳ phát triển rực rỡ, đỉnh cao của
tiểu thuyết sử thi Việt Nam từ 1945 đến 1975. Dấu chân người lính (Nguyễn
Minh Châu) có thể coi là một thành tựu của văn học Việt Nam hiện đại, ngoài
sự thành công xây dựng những điển hình anh hùng thời chống Mỹ (Kinh, Lữ),
tiểu thuyết còn thể hiện đợc cả tinh thần của thời đại: cả dân tộc một lòng
đứng dậy đánh giặc.
14
Sau 1975 đất nước sạch bóng ngoại xâm, cả nước bước vào thời kỳ mới
và bắt đầu phải đối phó với bao nỗi khó khăn ngổn ngang phức tạp của thời
bình. Có thể coi những năm từ 1975 đến 1985 là thời kỳ văn học diễn ra sự
đổi thay ở chiều sâu với những trăn trở vật vã tìm tòi thì từ năm 1986 đến
1992 là thời kỳ đổi mới diễn ra rõ rệt trong đời sống văn học mà biểu hiện cụ
thể là hàng loạt những tác phẩm gây xôn xao dư luận bởi những cách viết
mới về những vấn đề mới: Thời xa vắng (1968), Đám cưới không có giấy giá
thú (1989), Thân phận của tình yêu (1990), Bến không chồng (1990), Mảnh
đất lắm người nhiều ma (1990), Ăn mày dĩ vãng (1992),.... Tiểu thuyết sử thi
cũng nằm trong mạch vận động chung ấy của văn học nhưng do đặc trưng thể
loại mà sự biểu hiện cách tân lại mang những sắc thái riêng. Những bộ tiểu
thuyết như Đất trắng (1979, 1984), Đất miền Đông (1984 1985), Người cùng
quê (1985), Mảnh đất tình yêu (1987), Chim én bay (1988), Ông cố vấn
(1988), Ăn mày dĩ vãng (1992),... là những tác phẩm thể hiện rõ hơn cả những
dấu hiệu tìm tòi đổi mới của thể loại. Cảm hứng sử thi vẫn là cảm hứng chủ
đạo nhưng nó không còn địa vị độc tôn mà xen vào đó là những “tạp âm”, rõ
hơn cả là cảm hứng bi kịch. Độ lùi thời gian cho phép nhà tiểu thuyết nhìn về
chiến tranh bằng nhiều góc độ khác nhau. Lúc này đã cho phép họ không né
tránh những tổn thất, mất mát, hi sinh, đầu hàng, phản bội.... Đó là những điều
thường có trong chiến tranh. Vấn đề là nhà văn viết với thái độ nào, tâm thế
nào. Với cảm hứng bi kịch về một hiện thực dữ dội khốc liệt, tiểu thuyết Đất
trắng của Nguyễn Trọng Oánh đã miêu tả một hiện thực chiến tranh như nó
vốn có, hết sức trung thực hầu như không tô vẽ, thêm bớt giúp bạn đọc có cái
nhìn sâu hơn, thật hơn về chiến tranh như sự hi sinh mất mát quá lớn hay sự
phản bội đầu hàng không thể ngờ (Tám Hàn là một chỉ huy cấp cao mà vẫn ra
“chiêu hồi” địch). Nhưng đọc xong cuốn tiểu thuyết người đọc không thấy sự
bi quan, phủ nhận chiến tranh từ phía tác giả, chỉ thấy một sự thật về chiến
15
tranh để rồi thêm kính trọng những người đã ngã xuống, những người đã đi ra
từ bom đạn, nhờ họ mới có những ngày hòa bình hôm nay. Với cảm hứng bi
kịch nhân văn, Chim én bay đã dựng lại một hình tượng nhân vật Quy luôn có
cái nhìn về hai phía quá khứ và hiện tại, quá khứ là cảnh trừng trị kẻ ác ôn mà
có khi Quy là người trực tiếp nhận nhiệm vụ, hiện tại là những cảnh trả thù rất
tầm thường như cảnh bà con rượt đuổi tên xã trưởng có nợ máu với dân, cảnh
đám trẻ con truy bắt một đứa trẻ khác vì bố nó ngày trước là ác ôn. Tiểu
thuyết vươn tới một tầm ý nghĩa nhân văn mới mẻ, sâu sắc và mang tính phổ
quát: phải trừng phạt cái ác để cứu lấy con ngời nhng con người không thể
sống trong cái vòng luẩn quẩn của sự thù hận mà phải biết rũ bỏ và hóa giải
hận thù, cùng nhau “sống để yêu thương”....
Để lại ảnh hưởng sâu sắc về cách viết, cách kể và cả tư tưởng phải nói
đến Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh). Xét theo đặc trưng thể loại tác phẩm
này không phải là tiểu thuyết sử thi, nó chỉ là một tiểu thuyết viết về chiến
tranh. Chúng ta thừa nhận tài năng của tác giả thể hiện ở phương diện đổi mới
cách viết, kỹ thuật viết. Về mặt này tác phẩm xứng đáng đuuợc Giải thưởng
Hội nhà văn 1991. Ngoài sự cách tân ở hình thức biểu hiện tiểu thuyết hấp
dẫn bạn đọc ở chỗ đưa ra một cái nhìn mới về chiến tranh. Trước đó, về cơ
bản cái nhìn của văn học Việt Nam về chiến tranh là cái nhìn một chiều, cái
nhìn sử thi. Đến Nỗi buồn chiến tranh thì xuất hiện cái nhìn ngược lại, cái
nhìn phản sử thi. Mà trong quy luật tiếp nhận, có một cái nhìn mới lạ bao giờ
cũng gây sự chú ý, người quan tâm đến vấn đề đổi mới cách viết thì ủng hộ,
người quan tâm đến nội dung viết về cái gì thì dị ứng. Cho nên tác phẩm tạo
ra những dư luận trái chiều, phân hóa trong giới bạn đọc là điều dễ hiểu. Với
cảm hứng bi kịch tàn nhẫn nhà văn nhìn về chiến tranh chỉ thấy sự tàn bạo,
chỉ thấy những “nỗi buồn”, chết chóc, bi quan, không nhìn thấy đó là cuộc
chiến tranh.
16
1.2.2. Những nét đổi mới cơ bản trong tiểu thuyết sử thi 2004 - 2009
Tiểu thuyết sử thi 1945 - 1975 miêu tả nhân vật sử thi đẹp một cách lý
tưởng với những phẩm chất cao cả nên đã tạo ra một “khoảng cách sử thi”
giữa nhân vật với đời thường, tất nhiên với cả bạn đọc. Trong tiểu thuyết sử
thi hôm nay cấu trúc hình tượng nhân vật sử thi được nhận thức lại, quan
niệm mới hơn, phức tạp, đa dạng, đa diện hơn và tỉnh táo hơn. Trước đây dường như có quan niệm đã là tập thể cách mạng, con người cách mạng thì
không có ai xấu, cái xấu thì nay được miêu tả khác, tập thể anh hùng cũng
không thiếu những kẻ đào ngũ, cơ hội, cũng có những sai lầm nghiêm trọng
do quan niệm ấu trĩ, giản đơn (Những bức tường lửa, Thượng Đức), nhân vật
người anh hùng cũng không ít “tì vết” trong lý lịch (Khúc bi tráng cuối cùng),
trong tính cách (Những bức tường lửa), bồng bột, chủ quan khinh địch (Thượng Đức), đố kỵ, háo danh (Xiêng Khoảng mù sương)....có lẽ nhờ vậy mà
nhân vật thật hơn, đời hơn. Tiểu thuyết sử thi hôm nay cũng quan niệm cởi
mở, nhân ái hơn với hình tượng nhân vật kẻ thù. Nhân vật thiếu tá Hồng Nhị
(Ngày rất dài), tướng Phạm Ngọc Tuấn (Khúc bi tráng cuối cùng), trung tá
Nguyễn Quốc Hùng (Thượng Đức),... là những kẻ có lý tưởng, có học thức,
có tài năng quân sự, mẫn cán, nhiệt tình, giàu lòng tự trọng, không sa đọa trác
táng, luôn sống hết mình với một cá tính mạnh. Rõ ràng nhân vật kẻ thù đã được quan niệm như là một con người tốt đúng nghĩa. Dưới góc độ thể loại thì
muốn thể hiện loại hình tượng con người nào nhà văn sẽ tìm đến thể loại
tương ứng. Mỗi thể loại có thế mạnh riêng, đối với việc thể hiện hình tượng
người lính thì đề tài chiến tranh cách mạng là sự hợp lý hơn cả, bởi nhiệm vụ
chính của người lính là đánh giặc. Có một nguyên lý này: đổi mới thể loại thì
trước hết là đổi mới về quan niệm nghệ thuật về con người. Có một quan
niệm về hình tượng người lính trong tiểu thuyết hôm nay, đó là quan niệm
con người chính là con người. Trước 1975 các nhà văn có xu hướng đẩy nhân
17
vật vào miền“không khí vô trùng” nên nhân vật đẹp quá, lý tưởng quá, gần
với người trời mà xa với thực tế. Có lẽ nên hiểu có hiện tượng ấy là do không
khí xã hội đã vọng vào tác phẩm chứ đấy không phải là căn bệnh minh họa, ở
thời ấy thì phải có những nhân vật ấy. Cái thời con ngươì sống với nhau trong
vắt thì có những nhân vật như Nguyệt trong Mảnh trăng cuối rừng của
Nguyễn Minh Châu là đúng thời.
Nhưng hôm nay thì đã khác, mới mẻ và linh hoạt, sống động hơn nhiều.
Người lính trong tiểu thuyết hôm nay đã được giải phóng ra khỏi công thức lý
tưởng hoá hôm qua để trở về với đúng nghĩa con người bình thường. Các
nhân vật dù ở cương vị chỉ huy nhưng cũng đầy khuyết tật của con người,
cũng nóng vội, chủ quan, duy ý chí, cũng nói tục chửi bậy, cũng trai nọ gái
kia “tình cảm dạt dào lắm”, cũng run sợ hoang mang khi thất bại hay đứng
trước cái chết… Đó là Hoàng Đan, Hoàng Thủy (Thượng Đức), Hóan (Xiêng
Khoảng mù sương), một quyền bí thư huyện ủy (Tiếng khóc của nàng Út),
Nguyên Bình (Bên dòng Sầu Diện). Thậm chí có người tuyệt vọng đến mức
tự tử như tiểu đòan phó Lê Văn Duyệt, trung đội trưởng Đổng tự bắn vào tay
để khỏi phải ra trận (Phòng tuyến Sông Bồ)…Khi nhà văn trả hình tượng
người lính về đúng bản chất con người của hình tượng thì điều đó đồng nghĩa
với viêc miêu tả đúng bản chất khốc liệt của chiến tranh. Đã là con người thì
ai cũng muốn sống, ai cũng muốn hưởng thụ, ai cũng có tính nọ tật kia… mà
chiến tranh thì là một thứ thuốc thử để con người hiện ra đúng với bản chất.
Qua đó bạn đọc hôm nay hiểu hơn thực chất của những mất mát hy sinh của
người lính hôm qua, để sống cho xứng đáng với quá khứ.
Nhưng cũng có sự đổi mới thiếu lôgich trong cấu trúc hình tượng, có
khi đưa người lính về đời thường lại thấy nhân vật ngu ngơ quá. Ví như trong
Mùa hè giá buốt nhà văn để cho Việt lấy vợ lúc 16 tuổi, vợ (Lụa) 20 tuổi, điều
ấy ở thời đó (1948) không lạ, nhưng lạ ở chỗ trong đêm tân hôn Việt đần đến
18
mức để cho vợ dạy cách làm chồng cứ như dạy một đứa trẻ, điều ấy thật
không hợp với tâm lý e thẹn của người phụ nữ, không đúng với cấu trúc tâm
sinh lý của một chàng trai đã 16 tuổi. Đây không phải là sự lạ trong cách tân,
đây chỉ là sự lạ đơn giản, thiếu nghệ thuật nhằm lôi kéo sự chú ý của người
đọc. Việt không ghét bỏ vợ mà trong thời bình, tám năm trời, nhà chỉ cách
“hơn ba mươi giờ đồng hồ cuốc bộ” Việt không về nhà. Tính cách có phần vô
cảm ấy thật không phù hợp với sự nổi tiếng của cán bộ chỉ huy là phó tham
mưu trưởng Phân khu Nguyễn Sỹ Việt sau này.
Sự đổi mới thể loại rõ nhất ở loại nhân vật kẻ thù, mà tác phẩm có công
đầu là Thượng Đức. Đây cũng là quan niệm con người chính là con người,
bên ta có kẻ xấu người tốt thì bên địch cũng thế, cũng có người hay kẻ dở, và
trong một con người cái tốt cái xấu cũng lẫn lộn. Các nhân vật trung tá
Nguyễn Quốc Hùng, trung tá Lầu, thiếu tá Tín… (Thượng Đức), trung tướng
Tòan, chuẩn tưởng Đảo, thiếu tướng Hiếu… (Xuân Lộc) tuy là kẻ thù nhưng
vẫn có bản chất rất người, thông minh, lịch sự, học vấn cao, có tình thương…
Đây không phải là cái nhìn sai trái mà là cái nhìn đúng về con người. Thì ra
những con người lầm đường lạc lối kia, họ chỉ đi lạc con đường lý tưởng chứ
không hoàn tòan đánh mất tính người. Ở ngày hôm nay rất cần những cái nhìn
nhân văn ấm áp ấy để con người quên đi quá khứ lầm lạc, để con người tin
hơn vào tình người, tình đời.
Các tác phẩm Thời hậu chiến, Màu rừng ruộng, Biển xanh màu lá (tiểu
thuyết), Mười ba bến nước, Khúc dạ cổ (truyện ngắn), Lẽ sống (bút ký)… lại
có một quan niệm con người đời tư khá rõ. Hết giai đoạn cầm súng, nhân vật
Hoàng Trầm (Thời hậu chiến) trở về với đời thường nhưng vẫn giữ bản chất
người lính. Nhà văn đã tự đặt mình vào thế khó khi phải giải quyết sự hài hòa
của lôgich tính cách nhân vật đang ở môi trường lính chiến sang sống ở môi
trường đời tư với bao biến cố. Và tác giả đã không đủ sức, mâu thuẫn giữa
19
những quan hệ xã hôị mới với người lính Hoàng Trầm được giải quyết quá dễ
dàng làm cho bạn đọc chưa thấy hết tính phức tạp vốn quá ư bề bộn ngổn
ngang của cuộc sống.
Từ cái nhìn tổng quan về bức tranh văn học sử về tiểu thuyết sử thi, kết
hợp với cách hiểu về các khái niệm lý luận chúng tôi hiểu đổi mới trần thuật
là bắt đầu từ sự đổi mới trong quan niệm nghệ thuật về con người. Từ có cái
nhìn này về con người mà có cách trần thuật tương ứng trong tiểu thuyết.
20
CHƢƠNG 2
CẢM HỨNG VÀ ĐIỂM NHÌN TRẦN THUẬT
2.1. Khái niệm cảm hứng và cảm hứng trần thuật
2.1.1. Khái niệm “cảm hứng chủ đạo”.
Theo Từ điển thuật ngữ văn học “cảm hứng chủ đạo” mang trạng thái
tình cảm mãnh liệt say đắm, xuyên xuốt tác phẩm nghệ thuật, gắn liền với một
tư tưởng xác định, một sự đánh giá nhất định, gây tác động đến cảm xúc
người tiếp nhận tác phẩm.
Bêlinxki cho rằng “cảm hứng chủ đạo” là điều kiện không thể thiếu của
việc tạo ra tác phẩm đích thực. Lý luận văn học hiện đại xem cảm hứng chủ
đạo là yếu tố của bản thân nội dung nghệ thuật, thái độ tư tưởng, cảm xúc của
người nghệ sỹ đối với thế giới được mô tả. Như vậy muốn tìm hiểu trần thuật
phải xem xét cảm hứng chi phối cách trần thuật. Theo chúng tôi trong tiểu
thuyết sử thi hôm nay, cụ thể là trong 06 cuốn đạt giải văn học của Bộ Quốc
phòng 2004 – 2009 có ba loại cảm hứng cơ bản: Cảm hứng sử thi; Cảm hứng
bi kịch; Cảm hứng thế sự - đời tư.
2.1.2. Cảm hứng trần thuật trong tiểu thuyết sử thi
Chúng tôi quan niệm mỗi một phương thức trần thuật đều có cảm hứng
nhất định nào đó chi phối. Có thể coi các loại cảm hứng sau là cảm hứng chủ
đạo trong 6 cuốn tiểu thuyết của đối tượng nghiên cứu.
2.1.2.1. Cảm hứng sử thi
Cảm hứng sử thi là cảm hứng về cái lý tưởng, cảm hứng về cái hoành
tráng, kỳ vĩ, lớn lao. Cảm hứng sử thi trong tiểu thuyết 2004 - 2009 không
nằm ra ngoài quỹ đạo của tiểu thuyết sử thi trước đó là ca ngợi sự nghiệp giải
phóng, ca ngợi những con người anh hùng vĩ đại hết lòng xả thân vì lý tưởng
độc lập tự do của dân tộc.
21
Thi pháp học hiện đại lấy quan niệm nghệ thuật về con người là khái
niệm hạt nhân mang tính chìa khóa để mở ra các lớp văn bản. Điều này hòan
toàn có lý, vì văn học cũng là con người, xem nói gì về con người là đã phần
nào đánh giá được cái dở hay của tác phẩm rồi. Nhìn vào văn xuôi hôm nay
ta thấy xuất hiện hình tượng trung tâm là con người cách mạng ở cả ba
khoảng không thời gian, thời đánh Pháp, thời đánh Mỹ và hôm nay- thời bình
nhưng vẫn phải làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Đây là hình tượng được ưu
tiên trong đối tượng miêu tả ở hầu hết các tác phẩm. Dù rồi đất nước ta sẽ
giàu mạnh, văn minh nhưng càng giàu có càng không được quên quá khứ.
Cũng như trong giáo dục con người, nếu không chú trọng giáo dục đạo đức
thì rất dễ đào tạo ra những con người thông minh nhưng lại độc ác. Thế cho
nên những đoạn văn miêu tả hình ảnh quần chúng cách mạng xả thân để có
ngày độc lập tự do phải nên đưa vào sách giáo khoa: “Những bà mẹ lao lên
trước mũi xe ủi của thằng địch, tay cầm cuốc, tay xách can xăng: - Mày cứ
nghiến vào đây. Tao chết mày chết. Những chị ôm con nhỏ trong lòng lăn ra
ngay trước xe bọc thép của địch. Những đoàn học sinh, sinh viên trẻ măng
phơi phới tuổi xuân rầm rập xuống đường biểu tình đấu tranh. Súng địch xả
vào họ…” (Thượng Đức). Đây là chỉ một ví dụ trong muôn vàn ví dụ mà các
tiểu thuyết ca ngợi con người hôm qua để giáo dục con người hôm nay. Đừng
nói con người thời chiến tranh mới đậm chất lý tưởng vì ở thời nào cũng vậy,
đã là con người thì ai cũng có lý tưởng, vấn đề là lý tưỏng gì. Con người thời
chiến tranh là lý tưởng đánh giặc cứu nước. Đó là những thanh niên như
Thạch, Trí, Nghiệp, Nhiên, Phương…trong tiểu thuyết Xuân Lộc hăm hở
được ra trận với suy nghĩ: “…không đi chiến đấu vào lúc này, sợ học xong
không còn thời cơ…”. Văn xuôi hôm nay đã góp phần làm sống lại một quan
niệm cực kỳ nhân văn ở thời đánh giặc: “Cuộc đời đẹp nhất là trên trận tuyến
đánh quân thù”.
22
2.1.2.2. Cảm hứng thế sự - đời tư
Tiểu thuyết hôm nay quan tâm đến việc xây dựng hình tượng người
lính như những số phận cá nhân hơn là với hình tượng của một người anh
hùng. Con người không chỉ là nhân chứng cho các biến cố lịch sử mà chính
các biến cố ấy trở thành phương diện để các nhà văn khám phá bản chất, số
phận nhân vật.
Trong tác phẩm Mùa hè giá buốt, Nguyễn Sĩ Việt là một người chỉ huy
tài năng, đầy bản lĩnh nhưng người anh hùng này cũng được Văn Lê rất chú ý
khắc họa những nét đời thường. Động cơ ra trận của Nguyễn Sĩ Việt trước hết
lại là việc chạy trốn khỏi sự đòi hỏi tình dục quá mạnh mẽ của Lụa, vợ anh.
Ngày còn ở nhà, do sự sắp đặt của bà mẹ, Việt lấy vợ từ năm mười sáu tuổi.
Lụa hơn anh sáu tuổi: „Cô là người khai sáng, mở cửa cuộc đời anh. Cô đã
làm thay đổi cuộc đời anh, đưa anh trở về với bản năng cội rễ của con đực, đó
là sự truyền giống. Cô dạy anh làm chồng. Cô biến anh từ một gã thanh niên
mới lớn trắng tinh, hời hợt, khờ khạo thành một người đàn ông hoen ố, bụi
bặm và đầy ham muốn”. Tiểu thuyết Việt Nam trước 1975, chúng ta không hề
gặp động cơ ra trận của người lính kiểu này. Họ ra trận hầu hết đều xuất phát
từ lòng yêu nước, căm thù giặc chứ không vì một lí do hết sức riêng tư, đời
thường như vậy.
Vinh - nhân vật chính trong Màu rừng ruộng của Đỗ Tiến Thụy, ra trận
cũng là một sự chạy trốn. Anh chạy trốn khỏi nỗi buồn, nỗi xót xa khi người
con gái anh thương mến đi lấy chồng. Lấy một ông chồng già đã có tám đứa
con. Đám cưới diễn ra khi bà vợ cả vừa mất, còn đắp chiếu để đấy: “Vâng, tôi
muốn đi khỏi cái làng Bùi tin hin ngột ngạt. Trong mọi con đường ra đi không
con đường nào danh dự bằng con đường đi lính”. Vinh đã nghĩ như thế.
Ngoãn là một trong những nhân vật chiếm khá nhiều trang viết trong
Thượng Đức. Là một tiểu đoàn phó dũng cảm, năng động, bản lĩnh nhưng ít ai