Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Nghệ thuật truyện ngắn Bảo Nin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (842.06 KB, 95 trang )

1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2

VŨ NGỌC CHINH

NGHỆ THUẬT TRUYỆN NGẮN
BẢO NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

HÀ NỘI, 2013


2
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2

VŨ NGỌC CHINH

NGHỆ THUẬT TRUYỆN NGẮN BẢO
NINH
Chuyên ngành: Lí luận văn học
Mã số: 60 22 01 20

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Thiện

HÀ NỘI, 2013



3

LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Thiện,
người đã hướng dẫn tôi thực hiện luận văn này. Thầy đã cung cấp tài liệu và
truyền thụ cho tôi những kiến thức khoa học và phương pháp nghiên cứu khoa
học. Sự quan tâm, bồi dưỡng của thầy đã giúp tôi vượt qua những khó khăn
trong quá trình hoàn thành luận văn cũng như trong quá trình học tập và
nghiên cứu. Đối với tôi, thầy luôn luôn là tấm gương sáng về tinh thần làm
việc không mệt mỏi, sự nghiêm túc, lòng hăng say với khoa học, lòng nhiệt
tình quan tâm, bồi dưỡng thế hệ trẻ.
Nhân dịp này, cho phép tôi xin chân thành cảm ơn Ban Chủ Nhiệm
Khoa Ngữ văn, Phòng Sau Đại học, Thư viện - Trường Đại Học Sư Phạm Hà
Nội 2, Thư viện Quốc Gia, Thư viện Trường ĐHSP Hà Nội, Thư viện Trường
ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn…và các thầy, cô giáo đã tận tình giảng dạy,
tạo mọi điều kiện giúp tôi hoàn thành khóa học.
Cho phép tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè đã
luôn quan tâm, chia sẻ động viên tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn
thành luận văn được tốt.
Hà Nội, tháng 6 năm 2013
Tác giả

Vũ Ngọc Chinh


4

LỜI CAM ĐOAN
Trong quá trình nghiên cứu luận văn về đề tài: Nghệ thuật truyện

ngắn Bảo Ninh, tôi đã cố gắng tìm hiểu, nghiên cứu đề tài để hoàn thành luận
văn. Tôi xin cam đoan luận văn này được hoàn thành là do sự nỗ lực của bản
thân cùng với sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình và hiệu quả của PGS. TS.
Nguyễn Ngọc Thiện. Đây là đề tài không trùng khít với các đề tài khác và kết
quả đạt được không trùng với kết quả của các tác giả khác.
Hà Nội, tháng 6 năm 2013
Tác giả

Vũ Ngọc Chinh


5

MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU ............................................................................................... 01
1. Lí do chọn đề tài .................................................................................. 01
2. Mục đích nghiên cứu........................................................................... 04
3. Nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................... 04
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu...................................................... 05
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................... 05
6. Giả thuyết khoa học ............................................................................ 05
7. Cấu trúc của luận văn......................................................................... 06
B. NỘI DUNG ............................................................................................ 07
CHƢƠNG 1: QUÁ TRÌNH SÁNG TÁC, QUAN NIỆM VỀ NGHỆ
THUẬT VỀ CON NGƢỜI CỦA BẢO NINH . ............................ ..……07
1.1. Quá trình sáng tác ............................................................................. 07
1.2. Quan niệm nghệ thuật về con ngƣời................................................. 10
1.2.1. Quan niệm nghệ thuật về con người trong văn xuôi Việt Nam
sau 1975 .. …………………………………………………………………11
1.2.2. Quan niệm nghệ thuật về con người của Bảo Ninh ...................... 13

1.2.2.1.Chiến tranh được nhìn từ hậu chiến ............................................... 13
1.2.2.2.Con người dưới cái nhìn cá nhân ................................................... 17
1.2.2.3. Sự khẳng định nhân cách người lính ............................................. 19
CHƢƠNG 2: CÁC CHỦ ĐỀ TRUNG TÂM VÀ THẾ GIỚI NHÂN VẬT .......... 22

2.1. Các chủ đề trung tâm......................................................................... 22
2.1.1. Số phận con người ........................................................................... 22
2.1.2. Quá khứ chiến tranh ........................................................................ 25
2.1.3.Tình yêu, tình đồng đội ..................................................................... 28
2.2. Các loại nhân vật trong truyện ngắn Bảo Ninh .............................. 31


6
2.2.1. Vấn đề chung về nhân vật ............................................................... 31
2.2.2. Các loại nhân vật trong truyện ngắn Bảo Ninh ............................. 33
2.2.2.1. Nhân vật lí tưởng, dấn thân cho sự nghiệp .................................... 33
2.2.2.2. Nhân vật phân thân, trăn trở, sám hối ........................................... 38
2.2.2.3.Nhân vật tha hóa, đánh mất mình ................................................... 41
2.2.2.4. Nhân vật cô đơn, lạc lõng .............................................................. 54
2.3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn Bảo Ninh ........ 46
2.3.1.Đặc tả ngoại hình .............................................................................. 46
2.3.2.Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật............................................... 49
CHƢƠNG 3: NGÔN NGỮ, THỜI GIAN – KHÔNG GIAN NGHỆ
THUẬT VÀ GIỌNG ĐIỆU ......................................................................... 52

3.1. Ngôn ngữ ............................................................................................. 52
3.1.1. Ngôn ngữ mang dư cảm mạnh mẽ .................................................. 53
3.1.2. Ngôn ngữ mang đậm tính triết lí ..................................................... 54
3.1.3. Tổ chức từ ngữ, câu văn đa dạng, linh hoạt................................... 56
3.2. Thời gian và không gian nghệ thuật ................................................. 58

3.2.1. Thời gian nghệ thuật........................................................................ 58
3.2.1.1. Thời gian hồi tưởng........................................................................ 59
3.2.1.2. Thời gian khoảnh khắc ................................................................... 61
3.2.1.3. Thời gian hiện thực ........................................................................ 62
3.2.2. Không gian nghệ thuật .................................................................... 64
3.2.2.1. Không gian chiến trường ............................................................... 65
3.2.2.2. Không gian tù túng, chật hẹp ......................................................... 67
3.2.2.3. Không gian đời thường .................................................................. 69
3.3. Giọng điệu ........................................................................................... 71
3.3.1. Giọng điệu chiêm nghiệm triết lí ..................................................... 72
3.3.2. Giọng điệu đau đớn, xót xa ............................................................. 76


7
3.3.3. Giọng điệu khách quan, dửng dưng ............................................... 78
C. KẾT LUẬN ........................................................................................... 81
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... 84


8
A. MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Cuộc chiến tranh chống Mĩ đã đi qua nhưng những dư âm của nó vẫn
còn mãi trong tâm trí của người Việt, đặc biệt là những người lính đã kinh qua
cuộc chiến đó. Viết về chiến tranh, văn xuôi nói chung và truyện ngắn nói
riêng đã tạo được không khí trận mạc của đất nước một thời binh lửa. Nếu
như văn học giai đoạn trước đổi mới thường nói về những con người anh
hùng, những vấn đề sử thi lớn lao thì văn học giai đoạn sau đổi mới có những
thay đổi đáng ghi nhận. Nếu như trong chiến tranh có những vấn đề chưa

được nói tới hay chưa kịp nói tới, do đó có những vấn đề còn nhìn phiến diện
chưa đầy đủ thì nay có điều kiện đề cập đầy đủ hơn, toàn diện hơn. Có lẽ, lúc
này người viết đã cảm nhận được rằng, việc chỉ phản ánh về anh hùng, cái cao
cả thì không thể nói lên được tính khốc liệt của chiến tranh, cũng có nghĩa là
không nói hết được cái giá của chiến thắng. Cảm hứng bi kịch bắt đầu xuất
hiện và dần trở thành một trong những cảm hứng chính. Vậy nên, cùng viết về
đề tài chiến tranh nhưng văn học giai đoạn trước và sau đổi mới có những
điểm nhìn khác nhau, cách thể hiện khác nhau… tạo nên những tác phẩm có
giá trị khác nhau.
Trong số các nhà văn viết về chiến tranh thời kì hậu chiến, Bảo Ninh
được coi là một trong những cây bút tiêu biểu nhất. Nếu tiểu thuyết Nỗi buồn
chiến tranh (còn có tên gọi khác là Thân phận tình yêu) đã mang lại cho
ông những thành công lớn, là một tác phẩm điển hình cho cả một giai đoạn
văn học thì chính tác phẩm này cũng tạo nên một áp lực lớn không dễ vượt
qua với chính nhà văn và cả trong cách tiếp nhận của bạn đọc. Do đó, truyện


9
ngắn của Bảo Ninh lâu nay vẫn chưa được quan tâm đúng mức với những giá
trị nghệ thuật đặc sắc của nó.
Truyện ngắn có nhiều khả năng trong việc thể hiện quan niệm về con
người. Do dung lượng nhỏ, nắm bắt những nét bản chất nhất của cuộc sống…
nên truyện ngắn có khả năng chuyển tải những vấn đề của thời đại, con người
một cách chính xác, nhạy bén. Cũng chính điều này đã khiến truyện ngắn trở
thành thể loại cho phép nhà văn thử nghiệm và triển khai những khía cạnh
mới mẻ, linh hoạt trong quan niệm nghệ thuật về con người.
Một nhà văn không chỉ thành danh trong nước mà còn có tên tuổi trên
thế giới như Bảo Ninh chắc chắn đã có nhiều công trình nghiên cứu về tác
phẩm của ông. Nhưng như trên đã nói, do “bức tượng” - Nỗi buồn chiến
tranh quá lớn nên mảng truyện ngắn của ông dường như bị lãng quên. Nó

chưa được quan tâm đúng với tầm của nó.
Nguyễn Chí Hoan khi giới thiệu tập truyện ngắn Lan man trong lúc kẹt
xe đã chỉ ra rằng, cái nhìn của hồi tưởng cho thấy cái quá khứ cao hơn, lớn
hơn, hư ảo hơn đồng thời là thực hơn. Đó là cái nhìn vào ý nghĩa, không phải
nhìn vào sự kiện, biến cố con người. Tất cả những câu chuyện ở đây đều đi
theo quỹ đạo ấy. Tuy nhiên những cái chết có hậu về tinh thần ấy một lần nữa
không hề là những ước mộng nói suông. Những truyện ở tập này chỉ dừng lại
mà không kết thúc và tác giả đã làm như vậy một cách có chủ ý rõ ràng. Bởi
lẽ những câu chuyện này chủ yếu nhằm diễn đạt những ý nghĩ, những cảm
nhận, những băn khoăn về đau khổ chứ không nhằm miêu tả nỗi đau, nên
khiến người ta phải thấy rằng chúng muốn giải thoát cho những nỗi đau ấy.
Trong bài viết với nhan đề “Bảo Ninh nhìn từ thân phận của truyện
ngắn”, Đoàn Ánh Dương nhấn mạnh rằng, thân phận truyện ngắn Bảo Ninh
cho chính thân phận nghiệp văn của Bảo Ninh, chứ không chỉ tiểu thuyết Nỗi
buồn chiến tranh. Sự long đong trọn một đời Kiều của tiểu thuyết rồi cũng


10
có cơ hội “đoàn viên” vào đời sống văn học đương đại. Truyện ngắn của ông
thì khác hẳn, nó vẫn còn là một sự long đong như sự long đong của văn
chương ông. Phải chăng nó nhỏ bé hơn so với thành tựu của tiểu thuyết như
lối viết của ông so với “chủ âm” của lối viết đương thời? Tác giả nghĩ phải
giải mã truyện ngắn Bảo Ninh cũng như văn nghiệp của ông từ một góc độ
khác như đã nói ở trên, là câu chuyện cuộc đời. Đặt ra vấn đề câu chuyện
cuộc đời qua truyện ngắn của Bảo Ninh ở đây là để nhấn mạnh vai trò của
Bảo Ninh trong sự dịch chuyển kiểu thức thể loại và tư duy văn học trong văn
học Việt Nam đương đại.
Nhà văn Mai Quốc Liên khi nhận xét về cuốn sách Bảo Ninh - Tác
phẩm chọn lọc cho rằng: “Đã lâu lắm, tôi mới đọc được một tập truyện hay
như thế. Anh tôi, tuy làm “chính trị” đọc xong cũng thốt lên: “hay”… Một

nỗi buồn sâu lắng, nhưng trong lành, một tình yêu thương đằm thắm, xót xa
thấm đượm trong từng trang sách… Và cao hơn, một sự nhận thức đầy đủ,
chân thành, lương tâm của một người lính trở về từ chiến trận. Một cái nhìn,
một cách nhìn và điểm nhìn đã được lọc qua tháng năm, những suy nghĩ trải
nghiệm qua máu xương, chiến trận… Số phận của từng người, số phận của
tình yêu, cái ngẫu nhiên và cái sống, cái chết đã làm cuộc đời thêm xót xa,
cay đắng nhưng càng đáng yêu hơn” [33;42].
Trong Văn học Việt Nam thế kỉ XX, Bùi Việt Thắng đã khẳng định Bảo
Ninh là một trong những nhà văn có duyên với truyện ngắn và là cây bút gây
ấn tượng mạnh với người đọc.
Sẽ là thiếu sót nếu không nhắc đến những công trình về Nỗi buồn
chiến tranh. Bởi truyện ngắn Bảo Ninh có những nét tương đồng và có mẫu
số chung với tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh. Là tiểu thuyết lớn nên có rất
nhiều các công trình khác nhau nghiên cứu về tác phẩm này. Tác giả Đỗ Đức
Hiểu trong Thi pháp hiện đại khẳng định: “Trong văn học mấy chục năm


11

nay có thể Thân phận tình yêu là quyển tiểu thuyết hay về tình yêu, quyển tiểu
thuyết về tình yêu xót thương nhất”, tác giả nhấn mạnh: “Nỗi buồn chiến tranh
thể hiện một điểm nhìn mới về cuộc chiến tranh kéo dài 30 năm”, “những
cảnh tả chiến tranh, những định nghĩa về chiến tranh la liệt trong tác phẩm”
[22; 265].
Nguyễn Thái Hòa trong công trình Những vấn đề thi pháp truyện lại
nhấn mạnh đến cách xử lí thời gian linh hoạt của Bảo Ninh. Theo nhà nghiên
cứu, Bảo Ninh đã sử dụng thủ pháp đồng hiện trong cuốn tiểu thuyết này.
Nguyễn Thái Hòa nhấn mạnh đến thời gian: phong phú và đầy đặn hơn là
cách kể, cách xử lí thời gian của Bảo Ninh trong Thân phận tình yêu. Cả
quãng đời thơ ấu, đi học, trước chiến tranh, sau chiến tranh của nhân vật Kiên

không phải liên tục, đều đặn mà lần giở theo hồi ức, sự xê dịch trong Thân
phận tình yêu mới thật là một thách thức đối với người đọc. Nó không có
dấu hiệu báo trước và cũng chẳng biết kết thúc lúc nào.
Như vậy, chưa có công trình nào nghiên cứu tổng quát, hệ thống truyện
ngắn của Bảo Ninh, đặc biệt dưới các khía cạnh về các chủ đề, thế giới nhân
vật và nghệ thuật truyện ngắn. Do đó nghiên cứu đề tài Nghệ thuật truyện
ngắn Bảo Ninh là rất cần thiết.
2. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ nghệ thuật truyện ngắn Bảo Ninh qua việc nghiên cứu các chủ
đề, các loại nhân vật và nghệ thuật truyện ngắn của ông.
Khẳng định những giá trị đặc sắc nghệ thuật trong truyện ngắn của Bảo
Ninh. Từ đó nhấn mạnh vai trò và đóng góp của ông trong nền văn học đương
đại.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn đặt ra nhiệm vụ đi tìm hiểu các chủ đề, các loại nhân vật được
khắc họa trong truyện ngắn của Bảo Ninh, đồng thời tìm hiểu những yếu tố


12
nghệ thuật truyện ngắn Bảo Ninh. Từ đó khẳng định vai trò và những đóng
góp của nhà văn Bảo Ninh trong dòng chảy văn học đương đại.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung vào các chủ đề, các loại nhân vật, nghệ thuật truyện
ngắn của Bảo Ninh.
Phạm vi nghiên cứu là các truyện và tập truyện:
- Truyện ngắn Bảo Ninh, (tập truyện), 2002.
- Hà Nội lúc không giờ, (tập truyện), 2003.
- Lan man trong lúc kẹt xe, (tập truyện), 2005.
- Chuyện xưa kết đi được chưa?, (tập truyện), 2009.
- Trại bảy chú lùn, (tập truyện), 2011.

- Bảo Ninh tác phẩm chọn lọc, (tập truyện), 2011.
- Tòa dinh thự, (truyện), 2012.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để hoàn thành đề tài trong quá trình nghiên cứu chúng tôi đã sử dụng
các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp thống kê, phân loại
- Phương pháp phân tích
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp hệ thống
- Phương pháp khái quát tổng hợp
6. Giả thuyết khoa học
Luận văn góp phần làm rõ các chủ đề, các loại nhân vật cũng như nghệ
thuật truyện ngắn Bảo Ninh từ đó khẳng định những đóng góp của ông trong
nền văn học đương đại.
Luận văn có thể sử dụng như là tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu,
giảng dạy văn học cũng như người yêu thích văn học Việt Nam.


13

7. C
A.

,

C.

D.

,


nh 03 chương trong phần B. Nội dung:
Chương 1: Quá trình sáng tác, quan niệm nghệ thuật về cuộc đời và
con ngƣời của Bảo Ninh
Chương 2: Các chủ đề trung tâm và thế giới nhân vật
Chương 3: Nghệ thuật truyện ngắn Bảo Ninh


14

B. NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
QUÁ TRÌNH SÁNG TÁC, QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ
CON NGƢỜI CỦA BẢO NINH
1.1. Quá trình sáng tác
Bảo Ninh tên khai sinh là Hoàng Ấu Phương, sinh ngày 18/10/1952 tại
huyện Diễn Châu, Nghệ An; quê ở xã Bảo Ninh, huyện Quảng Ninh, Quảng
Bình. Ông sống ở Hà Nội từ năm 1954. Ông vào bộ đội năm 1969. Trong
chiến tranh chống Mĩ ông ở mặt trận B3, Tây Nguyên, tiểu đoàn 5, trung đoàn
24, sư đoàn 10. Năm 1975 ông giải ngũ, từ năm 1976 đến 1981 ông học Đại
học ở Hà Nội, sau đó ông làm việc ở Viện khoa học Việt Nam. Từ năm 1984
đến 1986 ông học khóa 2 trường viết văn Nguyễn Du. Ông làm việc tại báo
Văn nghệ Trẻ, là hội viên Hội nhà văn Việt Nam từ 1997.
Cũng như bao người lính khác trở về từ chiến trường, Bảo Ninh giữ cho
riêng mình những kỉ niệm từ chiến trường gian khổ nhưng oanh liệt. Trong
hành trang tâm hồn của mình, chiến tranh là nỗi nhớ da diết, là nỗi buồn
nguyên khối. Nó như miền kí ức không bao giờ phai nhòa trong lòng mỗi con
người đã từng vào sinh ra tử. Vậy nên, chiến tranh đã đi qua nhưng được viết
về nó, với Bảo Ninh như một mối nợ, một niềm hạnh phúc, viết bằng tất cả sự
say mê, bằng cả tấm lòng của một người lính đã trải nghiệm sâu sắc về giá trị

của cuộc chiến hôm qua.
Trong sự nghiệp văn chương của mình, Bảo Ninh sáng tác chủ yếu ở
hai thể loại văn xuôi chính là: tiểu thuyết và truyện ngắn. Về tiểu thuyết, Bảo
Ninh sáng tác đến giờ mới có một cuốn duy nhất Nỗi buồn chiến tranh –
Thân phận của tình yêu. Cuốn tiểu thuyết được in lần đầu năm 1987 tên là
Thân phận của tình yêu, đến năm 1991 cuốn tiểu thuyết được tặng giải
thưởng Hội Nhà văn Việt Nam, cuốn tiểu thuyết được bạn đọc đón đợi nồng


15
nhiệt. Đó là câu chuyện một người lính tên Kiên, đan xen giữa hiện tại hậu
chiến với hai luồng hồi ức về chiến tranh và về mối tình đầu với cô bạn tên
Phương. Khác với những tác phẩm trước đó mang tính sử thi, miêu tả chiến
tranh từ góc độ cộng đồng, hùng tâm tráng chí của người lính chiến đấu vì
vận mệnh dân tộc, Bảo Ninh đã miêu tả chiến tranh từ một góc độ khác, góc
độ cá nhân, thân phận con người, đi sâu vào nỗi niềm cá nhân. Tuy nhiên,
trong hơn mười năm sau đó cuốn sách đã bị cấm, không được in lại, có lẽ do
quá nhạy cảm. Mặc dù vậy, với làn sóng đổi mới ở Việt Nam cuốn tiểu thuyết
vẫn được ưa thích. Cuốn tiểu thuyết được các nhà nghiên cứu đánh giá rất
cao. Nhà văn Nguyên Ngọc ca ngợi: “về mặt nghệ thuật, đó là thành tựu cao
nhất của văn học đổi mới”. Nguyễn Quang Thiều viết: “Nỗi buồn chiến tranh
đã chạm vào mẫu số chung của nhân loại – đó là câu chuyện của thân phận,
của mất mát, của tình yêu và chiến tranh… chỉ có những tác phẩm như vậy
mới thực sự được đón nhận và sẻ chia”. [39;321]. Còn Dennis Mansker tác
giả cuốn sách A Bad Attitude: A Novel from the Vietnam War viết: “Đây là
một bức tranh trung thực và tàn nhẫn đến kinh ngạc. Đã đến lúc thế giới phải
thức tỉnh trước nỗi đau mang tính phổ quát của những người lính ở mọi bên
xung đột, và cuốn sách này là nên đọc đối với những ai chọn nghề “binh
nghiệp”[39;323]. Không những thế, cuốn tiểu thuyết còn được các tờ báo
nước ngoài đánh giá rất cao. Sunday Times viết: “Cuốn tiểu thuyết này, của

một nhà văn cựu chiến binh quân đội Bắc Việt Nam, đã rất thành công trong
việc tôn vinh tầm nhân văn của dân tộc mình, một dân tộc mà trước đây
thường bị ngộ nhận là vô cảm như những rô-bốt”[39;321]. The List lại ca
ngợi: “một tác phẩm có tầm cỡ quốc tế: mang tính văn học rất cao, rất dễ đọc
mà đầy uy lực”[39;321]. Được đánh giá cao như thế nên cuốn sách được dịch
ra rất nhiều thứ tiếng khác nhau. Lần đầu được dịch ra tiếng Anh với tựa đề
“The sorrow of war” xuất bản năm 1994. Năm 2005 tiểu thuyết này được tái


16
bản với nhan đề ban đầu là Thân phận của tình yêu, năm 2006 tái bản với
nhan đề đã trở thành nổi tiếng Nỗi buồn chiến tranh. Đến năm 2011 cuốn
tiểu thuyết này đã được chuyển ngữ và giới thiệu ở 18 quốc gia trên thế giới.
Nói như vậy để thấy được tài năng của nhà văn trong nền văn học Việt Nam
nói chung, bởi ít có một tác phẩm của chúng ta mà được chuyển ngữ và giới
thiệu nhiều như thế. Với cuốn tiểu thuyết này đã đưa Bảo Ninh lên một “đẳng
cấp” khác trong nền văn học, nó là một dấu mốc quan trọng nhất trong sự
nghiệp sáng tác của Bảo Ninh.
Bên cạnh đó, Bảo Ninh sáng tác chủ yếu là truyện ngắn, bạn đọc biết
đến Bảo Ninh từ tập truyện đầu tay Trại “bảy chú lùn” xuất bản năm 1987.
Năm 2002, Nhà xuất bản Công An nhân dân ấn hành cuốn Truyện ngắn Bảo
Ninh. Năm 2003 Nhà xuất bản Văn hóa thông tin xuất bản cuốn Hà Nội lúc
không giờ. Năm 2005 Nhà xuất bản Hội Nhà văn xuất bản cuốn Lan man
trong lúc kẹt xe. Năm 2006, Nhà xuất bản Văn học xuất bản cuốn Chuyện xưa
kết đi được chưa? Đến năm 2011 Nhà xuất bản Phụ nữ xuất bản cuốn Bảo
Ninh – tác phẩm chọn lọc. Năm 2012 trên báo Nghệ thuật mới (số 01) cho in
tác phẩm Tòa dinh thự. Như vậy, tập hợp các tập truyện đã xuất bản qua các
năm, loại bỏ các truyện trùng nhau ở các tập truyện thì đến năm 2012 Bảo
Ninh đã sáng tác 41 truyện ngắn. Đây không phải là số lượng lớn trong
khoảng thời gian hơn hai mươi lăm năm cầm bút (tính từ 1987, cuốn Trại bảy

chú lùn được ấn hành), nó càng nhỏ bé so với số lượng của các nhà văn “đàn
anh” khác. Nhưng có thể thấy, các tập truyện của Bảo Ninh được tái bản
nhiều lần, xuất bản với số lượng lớn. Qua khảo sát, chúng tôi thấy các tập
truyện bán rất chạy, nó cho thấy phần nào sức hấp dẫn của truyện ngắn Bảo
Ninh trong lòng bạn đọc. Đây là điều không phải nhà văn nào cũng làm được.
Cho đến nay Bảo Ninh đã nhận được nhiều giải thưởng khác nhau ở cả
trong và ngoài nước:


17
- Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 1991.
- Giải thưởng văn học nước ngoài của tờ Independent (Anh quốc) năm
1995.
- Giải thưởng văn học châu Á năm 1996 của Đan Mạch.
- Giải thưởng Sách Hay 2011 (cho tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh,
với 100% số phiếu).
- Giải thưởng châu Á trong lĩnh vực văn hóa của nhật báo Nikkei
(Nikkei Asia Prize), Nhật Bản.
Với những sáng tác đó, chúng ta có thể khẳng định Bảo Ninh có một
nhà văn có sự nghiệp sáng tác đặc sắc, gây được tiếng vang trong lòng bạn
đọc không chỉ trong nước. Đến bây giờ tuy phong cách của ông đã ổn định
nhưng chúng ta chưa thể chấp bút viết lời kết cho nghiệp văn của ông. Một
cây bút đầy sung mãn, nung nấu trong mình những tác phẩm lớn, để đời…
Chúng ta hãy chờ các tác phẩm đó ra đời. Dù tác phẩm nào có ra đời đi nữa,
nó luôn mang đậm phong cách rất riêng của nhà văn xứ Quảng “chang chang
nắng cát”.
1.2. Quan niệm nghệ thuật về con ngƣời
Văn học là nhân học, là nghệ thuật miêu tả, biểu hiện con người. Con
người là đối tượng chủ yếu của văn học. Dù miêu tả thần linh, ma quỉ, đồ vật,
hoặc đơn giản là miêu tả các nhân vật, văn học đều thể hiện con người. Mặt

khác, người ta không thể miêu tả về con người, nếu không hiểu biết, cảm
nhận và có các phương tiện, biện pháp nhất định. Điều này tạo thành chiều
sâu, tính độc đáo của hình tượng con người trong văn học. Quan niệm nghệ
thuật về con người là sự lí giải, cắt nghĩa, sự cảm thấy con người đã được hóa
thân thành các nguyên tắc, phương tiện, biện pháp thể hiện con người trong
văn học, tạo nên giá trị nghệ thuật và thẩm mỹ cho các hình tượng nhân vật
trong đó.


18
Quan niệm nghệ thuật về con người luôn hướng vào con người trong
mọi chiều sâu của nó, cho nên đây là tiêu chuẩn quan trọng nhất để đánh giá
giá trị nhân văn vốn có của văn học. Nghệ sĩ là người suy nghĩ về con người,
cho con người, nêu ra những tư tưởng mới để hiểu về con người, do đó càng
khám phá nhiều quan niệm nghệ thuật về con người thì càng đi sâu vào thực
chất sáng tạo của họ, càng đánh giá đúng thành tựu của họ.
1.2.1. Quan niệm nghệ thuật về con người trong văn xuôi Việt Nam sau
1975
Con người là đối tượng khám phá và đối tượng trọng tâm của văn học.
Con người trong văn học là sự tái hiện có chọn lọc từ con người ngoài đời
sống thông qua sáng tạo của nhà văn để sao cho vừa có giá trị thể hiện những
nét cụ thể cá biệt, không lặp lại, vừa có khả năng khái quát làm bộc lộ bản
chất của loài người hay một quá trình đời sống theo quan niệm của người
nghệ sĩ. Quan niệm nghệ thuật về con người vẫn được coi là thước đo cho
mọi tiến bộ nghệ thuật từ xưa đến nay.
Nếu như con người trong văn xuôi 1945-1975 là con người mang tính
giai cấp, tính giai cấp này quy định mọi phẩm chất khác. Con người được
nhìn nhận dưới góc độ cộng đồng chứ không phải ở góc độ đời tư, cá nhân.
Thì sau 1975, con người trong văn xuôi không có ưu ái, phân biệt cho bất kì
kiểu người nào. Con người trong văn xuôi 1945-1975 là con người công dân

nguyên phiến, đơn trị thì con trong văn xuôi sau 1975 là con người đa trị,
lưỡng cực, không trùng khít với địa vị xã hội của mình, không thể biết trước,
biết hết. Đấy là con người đa đoan, đa sự nhiều suy tư, lắm bi kịch, dễ sa ngã,
khủng hoảng niềm tin… Con người được nhìn từ nhiều góc độ khác nhau.
Con người xuất hiện trong các tác phẩm văn xuôi sau 1975 là con
người thế tục với tất cả bản chất tự nhiên của nó: thiên thần - ác quỷ, thiện ác, tốt - xấu, cao thượng - thấp hèn, ý thức – vô thức… Các nhà văn nhìn con


19
người trong trạng thái lưỡng hóa, không phân cực trong tính cách. Đó là con
người vừa mang trong mình: “tí trí thức – tí thợ cày, tí điếm – tí con buôn, tí
cán bộ - tí thằng hề, tí phật và ma, mỗi thứ tí ti” (Nguyễn Duy). Mỗi con
người bây giờ là một thế giới riêng với những suy nghĩ, hành xử không ai
giống ai và các nhà văn đã lắng nghe diễn tả đầy đủ bản chất, đi sâu vào tận
ngóc ngách của những tâm tư riêng, những nhận thức, những kinh nghiệm
cuộc sống, những lo âu, trăn trở, dằn vặt, đau đớn của mỗi con người giữa
cuộc đời.
Văn chương sau 1975 khắc họa con người không chỉ ở tính cách, ở
những điều có thể giải thích được bằng lí tính mà còn khám phá con người ở
cõi tâm linh, huyền ảo, khám phá những dòng ý thức đan xen vào nhau như
một ma trận cực kì phức tạp của cái thế giới bên trong đầy bí ẩn “nó đem lại
sự phong phú trong cấu trúc nhân cách và góp phần xây dựng một quan niệm
toàn diện về con người, đối lập với tư duy duy lí, cằn cỗi, máy móc” (Nguyễn
Thị Bình).
Trong quan niệm nghệ thuật về con người văn xuôi sau 1975 không chỉ
phát hiện ra con người đa trị, con người tâm linh mà còn phát hiện ra con
người tự nhiên, bản năng. Con người tự nhiên trong văn xuôi sau 1975 là sự
tiếp nối cao hơn con người tự nhiên trong các sáng tác của Nam Cao, Vũ
Trọng Phụng… Các nhà văn đương thời nhìn nhận con người với những khát
vọng bản năng như điều bình thường, tất yếu ở tất cả mọi người chứ không

xem đó là điều tiêu cực, bệnh hoạn.
Như vậy, quan niệm nghệ thuật về con người đã thay đổi so với giai
đoạn văn học trước đó. Quan niệm chung này chi phối rất lớn đến quan niệm
nghệ thuật của Bảo Ninh về con người. Bởi suy cho cùng Bảo Ninh cũng là
một thành tố chịu sự chi phối và làm nên hệ thống chung trong dòng chảy văn
học đương đại.


20
1.2.2. Quan niệm nghệ thuật về con người của Bảo Ninh
Qua nghiên cứu chúng tôi nhận thấy Bảo Ninh đã thể hiện cách nhìn
nhận, khám phá đời sống, con người chiến tranh từ cái nhìn hậu chiến với độ
lùi lịch sử cần thiết. Từ đó khắc họa những bi kịch, nỗi cô đơn của con người
trong và sau chiến tranh.
1.2.2.1 Chiến tranh được nhìn từ hậu chiến
Với Bảo Ninh, chiến tranh là một phần không tách rời trong con người
ông. Dù hòa bình, thì chiến tranh vẫn hiện về như một miền kí ức không phai
nhòa. Chỉ có điều nó được nhìn nhận “tỉnh táo” hơn mà thôi. Tiêu biểu là
cuốn Nỗi buồn chiến tranh, dưới cái nhìn hồi ức của nhân vật Kiên, Bảo
Ninh đã viết lên một hiện thực về chiến tranh. Chiến tranh qua cách cảm, cách
nghĩ của một người lính, chiến tranh qua những mẩu kí ức xé vụn. Bằng thứ
ngôn ngữ đa thanh, cái nhìn đa chiều, cuốn tiểu thuyết đã đem đến cho người
đọc một âm hưởng mới của chiến tranh, một câu chuyện về chiến tranh với
những nốt nhạc trầm buồn. Nếu như chiến tranh trước đây được viết trong
khói lửa, bom đạn chiến tranh, nó mang tính chất “minh họa”, theo những
“đơn đặt hàng”, một mô tuýp quen thuộc là ta tốt, ta chiến thắng… mà ít nói
tới mặt trái, những mặt còn khuất lấp của chiến tranh thì giờ đây dưới cái nhìn
hậu chiến với độ lùi lịch sử cần thiết nhiều vấn đề được nhìn nhận, nhận thức
lại, trả lại cho nó “chính là nó”. Hiện thực chiến tranh trong tiểu thuyết của
Bảo Ninh mô tả đó là những năm tháng buồn bã của đám trinh sát qua sự hồi

tưởng của Kiên. Đó là những ngày mưa liên miên, những ngày im tiếng súng
– trinh sát dựng lán ở ngay trên bờ suối, họ đốt nỗi buồn chiến tranh bằng
những cuộc vui chơi khi đi săn, đặt bẫy, tổ chức duốc cá và tối tối chơi bài,
còn kì quái hơn là đám trinh sát bọn Kiên ngồi rỗi bày trò phơi sấy, thái nhỏ
hoa, lá và rễ hồng ma trộn với sợi thuốc rê, nhờ khói hồng tạo ra ảo giác, tạo
ra mộng mị. Có thể nhờ khói hồng ma mà quên mọi nông nỗi đời lính, quên


21
đói khổ, chết chóc, quên béng ngày mai. Đó là những ngày: trong mưa đại
bác vang rền nặng nề thúc dội ra bên ngoài trăm dặm điềm báo trước một
mùa khô hung gở đang áp tới bên trời. Rồi những mùa thu não nề, đời sống
mục ra. Theo nhân vật Kiên thì chiến tranh là cõi không nhà, không cửa, lang
thang khốn khổ và phiêu bạt vĩ đại, là cõi không đàn ông, không đàn bà, là thế
giới bạt sầu vô cảm và tuyệt tự khủng khiếp nhất của dòng giống con người.
Đó là nỗi buồn kéo dài từ năm này qua năm khác trong cõi lòng nhà văn Kiên,
nỗi buồn bước qua chiến tranh mà dư âm của nó như vết thương lại đau mỗi
khi gió trở mùa. Bảo Ninh viết: đau buồn là một thể nguyên khối suốt cuộc
đời, liền một mạch từ thuở thơ ấu, qua chiến tranh đến bây giờ. Nỗi buồn
chiến tranh, nỗi buồn về tình yêu theo năm tháng lớn đầy trong kí ức của
Kiên, mà ám ảnh nhất là nỗi buồn đau về cái chết bởi theo dần năm tháng
những luồng sinh khí chết ấy đã đậm lại trong lòng anh, hòa quyện vào trong
tiềm thức trở thành bóng tối của tâm hồn anh. Dằng dặc trôi qua trong kí ức
của Kiên vô vàn những hồn ma thân thiết, lẳng lặng âm thầm kéo lê mãi trong
đời anh nỗi đau buồn của chiến tranh. Kiên phải chứng kiến bao nhiêu là cái
chết của đồng đội, đó là Can, Hòa, Thịnh con, Thịnh nhớn… bao con người
sống bên anh nhưng phút chốc trở thành những hồn ma bóng quỷ bởi chiến
tranh… Và tất cả những khốc liệt, đau khổ, bi kịch của chiến tranh hiện lên
trong trang sách của Bảo Ninh, nó được nhìn nhận “điềm đạm” từ hậu chiến,
với độ lùi lịch sử cần thiết.

Trong truyện ngắn của Bảo Ninh cũng hầu hết được nhìn từ sau chiến
tranh. Theo thống kê trong tập Truyện ngắn Bảo Ninh do Nhà xuất bản Công
an Nhân dân ấn hành năm 2002 gồm 16 truyện ngắn thì có đến 13 truyện viết
về đề tài chiến tranh: Trại bảy chú lùn; Ba lẻ một đêm; Bên lề cuộc tấn
công; Lá thư từ Quý Sửu; Bí ẩn của làn nước; Ngôi sao vô danh; Rửa tay
gác kiếm; Mây trắng còn bay; Khắc dấu mạn thuyền; Thời tiết của kí ức;


22

Hữu khuynh; Hà Nội lúc không giờ; La Mác-xây-e. Trong 13 truyện ngắn
viết về chiến tranh, chỉ có một truyện đứng ở thời điểm quá khứ (Bên lề cuộc
tấn công) và hai truyện đứng ở thời điểm hiện tại (Mây trắng còn bay, La
Mác-xây-e) còn lại là truyện đan xen giữa hiện tại và quá khứ. Trong 13
truyện ngắn ấy có 9 nhân vật chính là người lính. Đó là các truyện: Trại bảy
chú lùn; Ba lẻ một; Lá thƣ từ Quý Sửu; Ngôi sao vô danh; Rửa tay gác
kiếm; Khắc dấu mạn thuyền; Bên lề cuộc tấn công; Hữu khuynh; Hà Nội
lúc không giờ, (trong đó có 8 nhân vật chính là người lính trở về).
Trong cuốn Lan man trong lúc kẹt xe gồm 28 truyện ngắn thì có 22
truyện viết về chiến tranh và chủ đề người lính gồm các truyện: Trại bảy chú
lùn; Ba lẻ một; Bên lề cuộc tấn công; Lá thƣ từ Quý Sửu; Bí ẩn của làn
nƣớc; Ngôi sao vô danh; Rửa tay gác kiếm; Mây trắng còn bay; Khắc
dấu mạn thuyền; Thời tiết của kí ức; Hữu khuynh; Hà Nội lúc không giờ;
La Mác-xây-e; Thách đấu; Tình thƣ; Tiếng vĩ cầm của quân xâm lăng;
Kì ngộ; Cũ xƣa; Giang; Mùa khô cuối cùng; Gọi con; Hỏa điểm cuối
cùng. Sáu truyện ngắn còn lại viết về chủ đề khác trong cuộc sống hiện tại
trong chiến tranh. Trong 22 truyện ngắn viết về chiến tranh đó chỉ có ba
truyện được kể ở thời điểm hiện tại: La Mác-xây-e; Ngàn năm mây trắng;
Kì ngộ còn lại là truyện xen lẫn giữa quá khứ và hiện tại.
Trong tập truyện Chuyện xưa kết đi được chưa? Gồm 14 truyện ngắn,

trong đó có 07 truyện đã được biết đến trước là: Mắc cạn; Bội phản; Gọi
con; Thách đấu; Cũ xƣa; Giang; Hữu khuynh. Còn lại 07 truyện ngắn mới
xuất hiện là: Sách cấm; Cái búng; Mối ngờ; Bằng chứng; Chuyện xƣa kết
đi đƣợc chƣa?; Đêm trừ tịch; Quay lƣng. Tập truyện mang dáng vẻ giản
đơn, là những kí ức nho nhỏ của thời đi học, những câu chuyện gia đình…
thực chất lại là những câu hỏi lớn của người lính hậu chiến, bước ra khỏi cuộc
chiến tranh và hòa nhập cùng cộng đồng.


23
Trong tập truyện Trại “bảy chú lùn” có 5 truyện ngắn: Trại “bảy chú
lùn”; Âm vang những ngƣời mất tích; Bên lề cuộc tấn công; Tiếng vọng;
Loan. Trong đó cả năm truyện viết về chiến tranh.
Thống kê như thế để thấy rằng Bảo Ninh nhìn nhận cuộc chiến hầu hết
là từ hai mươi năm sau. Tác giả đã cố gắng thoát ra khỏi khuôn khổ sáo món
của chủ đề chiến tranh.
Mỗi truyện ngắn của Bảo Ninh mang đến một dư vị buồn, đó là những
nỗi buồn của chiến tranh. Đó có thể là nỗi cô độc “cô độc đến kinh người”
hay nỗi buồn kéo dài đằng đẵng trong nhiều năm, hay đó là những nỗi đau khi
chiến tranh đã đi qua… Hầu hết các truyện ngắn của Bảo Ninh thường đưa ra
những cảm nhận, suy nghĩ về nỗi đau buồn của chiến tranh. Nhà văn viết:
“Nếu rồi đây không may phải sống đời bất hạnh thì chúng tôi sẽ tự nhủ lòng
rằng không sao cả, bởi có nỗi khổ nào của ngày hôm nay sánh bằng những
đau khổ đã trải qua trong chiến tranh” [42;259].
Chiến tranh từ cái nhìn hậu chiến mang đậm những hoàn cảnh éo le, bi
kịch. Đó là hình ảnh của một người cha chạy trốn quá khứ, trốn chạy khỏi quê
hương khi cuộc sống đã yên bình - Ba lẻ một, đó là nỗi éo le của người bố
cứu con người khác mà không thể cứu được vợ con mình - Bí ẩn của dòng
nƣớc, đó là nỗi nuối tiếc về một lá thư không kịp bóc - Lá thƣ từ Quý Sửu.
Hay nỗi ngậm ngùi về một ông già mất trí, mãi xót xa vì một chuyến hỏa xa

không bao giờ trở lại - Ngôi sao vô danh. Và nỗi buồn của người lính sau
chiến tranh trở về quê hương với cảm giác “lạc loài” - Hữu khuynh. Nỗi
buồn chiến tranh còn thể hiện lớn hơn trong sự đau buồn, thương nhớ của
người mẹ già trong lần giỗ thứ ba mươi của con trai - Mây trắng còn bay…
Rõ ràng hiện thực mất mát của chiến tranh trong văn học hậu chiến không còn
bị né tránh nữa và bây giờ nếu viết về chiến tranh mà không viết về đổ máu
khắc nghiệt thì nói như Simônôp đó là tác phẩm vô đạo đức. Bảo Ninh trong


24
các tác phẩm của mình đã cho người đọc thấy những tổn thất, hi sinh của
chiến tranh, đồng thời thể hiện rõ những số phận bi kịch của người lính trong
và sau chiến tranh.
1.2.2.2. Con người dưới cái nhìn cá nhân
Nhìn tổng thể trong văn học sau 1975, quan niệm nghệ thuật về con
người xuyên suốt, nổi bật là quan niệm về con người cá nhân. Nhìn con người
trong cuộc sống với đầy biến động, Bảo Ninh đã đem đến cho người đọc con
người cá nhân với giọng nói riêng, tính cách riêng. Mỗi con người một số
phận, mỗi con người với niềm đau hạnh phúc riêng trong một cảm nhận về
thực tại… Tất cả họ hiện lên trang giấy như là nỗi ám ảnh về một quá khứ đầy
đau thương nhưng rất đỗi anh hùng. Sau 1975 văn học bằng nhiều cách khám
phá đã khắc họa chân dung con người cá thể một cách sinh động, sâu sắc, đa
chiều “Cuộc đời vốn đa sự, con người vốn đa đoan” (Nguyễn Minh Châu).
Mỗi nhà văn một quan niệm, biến thái, châu tuần chung quanh quan niệm
chung nhất. Đó là con người tự ý thức của Nguyễn Minh Châu, con người
trần tục của Nguyễn Huy Thiệp, con người bản năng của Dạ Ngân, Phạm
Hoa… đều là dạng thức của con người cá thể. Trong truyện ngắn Bảo Ninh,
con người cũng được nhìn nhận qua góc nhìn cá nhân với những bi kịch của
cuộc sống đời thường. Ở đó, không còn những tấm gương anh hùng được
khai thác chủ yếu ở mặt công dân – nghĩa vụ với Tổ quốc. Con người trong

truyện ngắn Bảo Ninh hiện lên với tất cả mọi tính cách tốt, xấu, mọi éo le, bi
kịch… thường ngày. Có thể nhìn thấy sự thay đổi này chính là một cách tân
của Bảo Ninh trong văn học Việt Nam hiện đại. Quan niệm này đã được nhà
văn nhiều lần phát biểu. Trong phần hai của bài viết “Văn học đổi mới đến từ
cuộc kháng chiến”, Bảo Ninh đã chỉ trích một số quan niệm ấu trĩ khi xử lí
Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư và lí giải về việc thưởng thức văn
học của độc giả. Đồng thời, ông đã khen ngợi sự đổi mới đề tài chiến tranh


25
của Thái Bá Lợi (truyện ngắn) và Lê Lựu (tiểu thuyết). Tác giả đã chỉ ra rằng
tôi nghĩ rằng họ, chẳng hạn nhà văn Thái Bá Lợi của Hai ngƣời trở lại trung
đoàn, nhà văn Lê Lựu của Thời xa vắng, có ý chí đổi mới sáng suốt và
mãnh liệt đồng thời quả cảm và gan lì chẳng kém gì người nông dân gan dạ
dám chọn con đường đúng đắn nhưng đầy cay đắng và cô đơn của bí thư Kim
Ngọc. Tôi tự hỏi rằng, nếu không có những người nông dân cựu chiến binh
kháng chiến chống Mĩ ấy thì liệu nền kinh tế đất nước và đời sống của mọi
người ngày hôm nay sẽ như thế nào? Bảo Ninh là một trong những nhà văn
góp phần đổi mới văn học viết về đề tài chiến tranh, nên ở đây thể hiện một
quan niệm về sự đổi mới cách nhìn nhận chiến tranh. Ông nhấn mạnh, nếu
không có ý chí và tác phẩm sáng ngời tinh thần đổi mới ngay từ đầu những
năm 1980 của các nhà văn mà hầu hết là cựu chiến binh thì ngày nay các nhà
văn và cả độc giả nữa sẽ có kiểu tư duy văn học kiểu gì? Cũng trên báo Văn
nghệ trẻ ở bài viết Nói hay làm dở, Bảo Ninh đưa đến một quan niệm mới về
việc viết văn của lớp nhà văn sau chiến tranh. Ông dẫn ra một loạt cuộc hội
thảo bàn về nhu cầu đổi mới văn học, tựu chung mỗi thầy mỗi khác, nhưng
tựu chung đều kêu gọi và thôi thúc các nhà văn hãy đi khác đi, hãy mau mau
đổi mới, hãy mạnh dạn cách tân, hãy từ bỏ lối mòn trong suy nghĩ và trong
sáng tác.
Với quan niệm đó trong truyện ngắn, Bảo Ninh viết về chiến tranh

không bằng lòng với con người “cộng đồng”, “tập thể” nhà văn quan tâm đến
từng số phận con người. Trong số phận chung của dân tộc mất mát, khổ đau
vì chiến tranh thì mỗi cá nhân con người trong truyện ngắn Bảo Ninh có
những mất mát, khổ đau riêng không ai giống ai, mỗi người một cảnh ngộ.
Chiến tranh tạo ra ở con người những bi kịch đã đành, trong hòa bình bi kịch
vẫn không chừa những con người từng tham gia chiến tranh. Quan tâm đến
thân phận con người ở khía cạnh bi kịch, Bảo Ninh góp vào bức tranh chung


×