Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

So sánh truyện thơ dân tộc Thái và truyện thơ dân tộc H''Mông (Trên cứ liệu hai tác phẩm Tiễn dặn người yêu và Tiếng hát làm dâu)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (860.47 KB, 105 trang )

Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o
Tr-êng ®¹i häc s- ph¹m hµ néi 2

BÙI QUANG VINH

SO SÁNH TRUYỆN THƠ DÂN TỘC THÁI
VÀ TRUYỆN THƠ DÂN TỘC H’MÔNG
(TRÊN CỨ LIỆU HAI TÁC PHẨM TIỄN DẶN NGƯỜI YÊU
VÀ TIẾNG HÁT LÀM DÂU)
Chuyên ngành: Lý luận văn học
Mã số: 60 22 01 20

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. NGUYỄN THANH TÚ

Hµ Néi, 2013


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin trân trọng cảm ơn ban Giám hiệu, phòng Sau đại học, ban chủ nhiệm
khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện cho tôi được học
tập, nghiên cứu và bảo vệ luận văn Thạc sỹ tại trường.
Tôi xin trân trọng cảm ơn tập thể Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sỹ, giảng viên
viện Văn học, khoa Ngữ văn trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 đã nhiệt tình giảng
dạy và định hướng trong quá trình học tập cũng như nghiên cứu của tôi.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Thanh Tú và gia
đình đã tạo điều kiện và tận tình hướng dẫn để tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn ban Giám hiệu trường Trung cấp Văn hóa, Nghệ
thuật và Du lịch tỉnh Lào Cai; ban Giám đốc Trung tâm Thực nghiệm và Biểu diễn
đã động viên, tạo điều kiện giúp đỡ trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và bảo


vệ luận văn của tôi.
Tôi xin trân trọng cảm ơn gia đình, bạn bè đã tạo nhiều điều kiện cho tôi
hoàn thành quá trình học tập và nghiên cứu.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 7 năm 2013
Tác giả luận văn

Bùi Quang Vinh


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan và chịu trách nhiệm trước Hội đồng khoa học: Luận văn
này là kết quả nghiên cứu trung thực của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của Phó
Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Thanh Tú. Luận văn không sao chép kết quả của bất kỳ
công trình khoa học nào dưới bất kỳ hình thức nào. Mọi trích dẫn làm căn cứ khoa
học đều đã được ghi chú đầy đủ, trung thực.
Hà Nội, tháng 7 năm 2013
Tác giả luận văn

Bùi Quang Vinh


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan và chịu trách nhiệm trước Hội đồng khoa học: Luận văn
này là kết quả nghiên cứu trung thực của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của Phó
Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Thanh Tú. Luận văn không sao chép kết quả của bất kỳ
công trình khoa học nào dưới bất kỳ hình thức nào. Mọi trích dẫn làm căn cứ khoa
học đều đã được ghi chú đầy đủ, trung thực.

Hà Nội, tháng 7 năm 2013
Tác giả luận văn

Bùi Quang Vinh


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................

1

1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................

1

2. Lịch sử vấn đề.............................................................................................

2

2.1. Về truyện thơ Thái ..................................................................................

2

2.2. Về truyện thơ H’Mông ............................................................................

5

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................


7

3.1. Mục đích nghiên cứu ........................................................................

7

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................

7

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..............................................................

8

4.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................

8

4.2. Phạm vi nghiên cứu ..........................................................................

8

5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................

8

6. Dự kiến đóng góp .......................................................................................

9


PHẦN NỘI DUNG.........................................................................................

10

Chương 1: Môi trường văn hóa ......................................................................

10

1.1. Dân tộc Thái ............................................................................................

10

1.1.1. Môi trường tự nhiên ......................................................................

10

1.1.2. Cơ sở xã hội ...................................................................................

10

1.1.3. Về văn nghệ dân gian ....................................................................

15

1.2. Dân tộc H’Mông ......................................................................................

18

1.2.1. Môi trường tự nhiên ......................................................................


18

1.2.2. Cơ sở xã hội ...................................................................................

18

1.2.3. Về văn nghệ dân gian ....................................................................

24

Chương 2: Những điểm tương đồng giữa Tiễn dặn người yêu và Tiếng hát
làm dâu ...........................................................................................................

26

2.1. Về nội dung .............................................................................................

26

2.1.1. Tình yêu dung dị thiết tha..............................................................

26


2.1.2. Cuộc đấu tranh quyết liệt để bảo vệ tình yêu ................................

28

2.1.3. Tình yêu thủy chung trong những hoàn cảnh mang tính bi kịch...


33

2.2. Về nhân vật ..............................................................................................

37

2.2.1. Con người tình yêu ........................................................................

37

2.2.1.1. Con người tình yêu biểu hiện qua cốt truyện .......................

37

2.2.1.2. Con người tình yêu biểu hiện qua nhân vật chính ...............

39

2.2.2. Con người bi kịch ..........................................................................

40

2.2.2.1. Bi kịch về cuộc đời cô gái ...................................................

40

2.2.2.2. Bi kịch tình yêu tan vỡ .........................................................

43


2.3. Về nghệ thuật ...........................................................................................

48

2.3.1. Không gian tình yêu ......................................................................

48

2.3.1.1. Không gian đẹp gắn với hạnh phúc lứa đôi .........................

48

2.3.1.2. Không gian lưu lạc đọa đày .................................................

50

2.3.2. Lời thơ nghệ thuật .........................................................................

54

2.3.3. Một số biện pháp nghệ thuật .........................................................

61

2.3.3.1. Một số biện pháp tu từ từ vựng ............................................

61

2.3.3.2. Một số biện pháp từ cú pháp ................................................


63

2.4. Nguyên nhân của sự tương đồng .............................................................

66

2.4.1. Nguyên nhân về thể loại ................................................................

66

2.4.2. Nguyên nhân lịch sử văn hóa ........................................................

67

Chương 3: Những điểm khác biệt giữa Tiễn dặn người yêu và Tiếng hát
làm dâu ...........................................................................................................

69

3.1. Về nội dung .............................................................................................

69

3.1.1. Cốt truyện ......................................................................................

69

3.1.2. Mức độ trong đấu tranh để bảo vệ tình yêu ..................................

71


3.2. Về nhân vật ..............................................................................................

72

3.2.1. Mức độ hấp thu dân ca ..................................................................

72

3.2.2. Tính chất tự sự của nhân vật..........................................................

74

3.2.3. Số phận nhân vật ...........................................................................

78


3.3. Về nghệ thuật ...........................................................................................

80

3.3.1. Không gian mang tính biểu tượng (Tiễn dặn người yêu) ..............

80

3.3.2. Miêu tả nhân vật ............................................................................

83


3.4. Nguyên nhân sự khác biệt .......................................................................

87

3.4.1. Nền tảng văn hóa, phong tục, tập quán, tín ngưỡng ......................

87

3.4.2. Nhóm ngôn ngữ khác nhau ...........................................................

87

PHẦN KẾT LUẬN ........................................................................................

93

Danh mục tài liệu tham khảo ..........................................................................

95


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, văn hoá Việt Nam cũng là nền văn
hoá đa dân tộc. Bởi vậy, một trong những nhiệm vụ quan trọng của đường lối chiến
lược văn hoá – văn nghệ hiện nay là: “Khai thác và phát triển mọi sắc thái và giá trị
văn hoá, nghệ thuật của các dân tộc trên đất nước ta, tạo ra sự thống nhất trong tính
đa dạng và phong phú của nền văn hoá Việt Nam” [5:111]. Báo cáo Chính trị của

Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, tại Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ VIII của Đảng, đã xác định rõ định hướng xây dựng nền văn hoá Việt
Nam như sau: “Mọi hoạt động văn hoá văn nghệ phải nhằm xây dựng và phát triển
nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” [5:110].
1.2. Trong những sắc thái và giá trị văn hoá, nghệ thuật của các dân tộc trên
đất nước ta, trước hết phải kể đến vốn văn học dân gian mà truyện thơ là một thể
loại độc đáo, tiêu biểu. Truyện thơ không những là một thể loại văn học mà còn là
một hình thức sinh hoạt văn hoá – văn nghệ vừa truyền thống vừa hiện đại, được
nhân dân các dân tộc, cả xưa và nay đều yêu thích.
Nghiên cứu thể loại truyện thơ nói chung và so sánh truyện thơ dân tộc Thái
và dân tộc H’Mông, theo chúng tôi là một việc làm cần thiết. Nó cho chúng ta nhận
thức rõ hơn nhiều vấn đề xoay quanh những nét tương đồng - thống nhất của văn
học đa dân tộc Việt Nam vừa cho ta thấy cụ thể hơn những gì là nét độc đáo của văn
học dân tộc Thái và dân tộc H’Mông. Qua đó sẽ hiểu thấu đáo hơn thế nào là tính
dân tộc của một nền văn hoá – văn học đa dân tộc - một khía cạnh hết sức lý thú của
vấn đề mới chỉ được lưu ý đến gần đây.
1.3. Bản thân là người sinh ra và lớn lên, làm việc ở vùng đồng bào Thái và
đồng bào H’Mông sinh sống nên công việc tìm hiểu về truyện thơ dân tộc Thái và
truyện thơ dân tộc H’Mông đã giúp tôi hiểu thêm về văn hóa, văn học dân tộc Thái
và dân tộc H’Mông nói chung và thể loại truyện thơ của hai dân tộc này nói riêng.
Điều đó có ý nghĩa thiết thực cho công tác của tôi khi sinh sống và làm việc cùng


2

với đồng bào, và cũng hy vọng qua luận văn, chúng tôi làm sáng tỏ một vấn đề lý
luận văn học hiện đại là lý thuyết văn học so sánh. Đồng thời cũng góp phần làm rõ
hơn những bản sắc độc đáo của hai dân tộc Thái và H’Mông từ góc nhìn văn học.
2. Lịch sử vấn đề
Việc nghiên cứu truyện thơ của dân tộc Thái và dân tộc H’Mông xưa nay đã

được nhiều nhà nghiên cứu văn học sưu tầm, tìm hiểu. Chúng tôi xin điểm lại một
số công trình cơ bản sau đây:
2.1. Về truyện thơ Thái
Năm 1957, nhà nghiên cứu văn học Điêu Chính Ngâu – Dịch và giới thiệu
truyện thơ Tiễn dặn người yêu lần đầu tiên ra tiếng Việt từ nguyên bản chữ Thái.
Trong lời giới thiệu, Điêu Chính Ngâu đã nhận định sơ lược về giá trị phản ánh xã
hội của tác phẩm. Ông có đề cập tới giá trị nghệ thuật của tác phẩm nhưng không đi
sâu mà chủ yếu bàn về ảnh hưởng của ca dao dân ca Thái trong tác phẩm.
Năm 1958, Điêu Chính Ngâu, Hà Lem, Cầm Biêu - Dịch và giới thiệu truyện
thơ Tiễn dặn người yêu lần thứ 2.
Năm 1977, nhà nghiên cứu, nhà văn Mạc Phi đã chỉnh lí nội dung và dịch
một cách đầy đủ tác phẩm Tiễn dặn người yêu sang tiếng Việt. Trong lời giới thiệu,
Mạc Phi đã đề cập đến nội dung tác phẩm khá sâu sắc, thể hiện ở những mặt sau:
Tác phẩm ngợi ca mối tình đầu trong trắng thủy chung; Tác phẩm mang giá trị nhân
đạo sâu sắc và có ranh giới “…ta cũng phải thừa nhận rằng lòng yêu thương của họ
thực đã có ranh giới. Tuy không thể như tinh thần nhân đạo sáng suốt, trọn vẹn của
chúng ta ngày nay nhưng tinh thần nhân đạo trong Tiễn dặn người yêu cũng đã khác
lắm với cái “lòng nhân” mơ hồ, chung chung”. [31:30]; Tác phẩm là tiếng hát đấu
tranh. Về phương diện giá trị hình thức, nhà nghiên cứu nêu ra “vài đặc điểm về
nghệ thuật”: “Tiễn dặn người yêu là một truyện thơ nhưng đặc biệt chú ý đến sự
miêu tả nội tâm nhân vật, có trạng thái tâm hồn phức tạp, có khi mâu thuẫn”[31:39];
“Về miêu tả, “Tiễn dặn người yêu”sở trường trong việc miêu tả tính cách nhân vật
qua lời nói nhân vật”[31:39]; “Chúng ta gặp hầu hết các thể thơ thông dụng, từ thể
khắp bắc câu dài 11, 12 chữ đến thể khống khái câu ngắn 5, 6 chữ. Những thể thơ


3

này được xen kẽ nhau một cách điêu luyện tài tình”[31:40]; “Ngôn ngữ Tiễn dặn
người yêu là ngôn ngữ hằng ngày của nhân dân được nâng cao lên và chau chuốt

thêm”[39:41]. Lời nhận định của nhà nghiên cứu nằm trong khuôn khổ lời giới
thiệu cuốn sách nên chúng ta thấy không thể tránh khỏi sự sơ lược.
Trong giáo trình Văn học dân gian Việt Nam tác giả Đỗ Bình Trị cũng chỉ rõ
giá trị nội dung của Tiễn dặn người yêu “Tuy chỉ đề cập đến đề tài tình yêu nhưng
tác phẩm hầu như đụng đến tất cả, dính dáng đến số phận tất cả mọi người trong xã
hội cũ” [44:288]. Tác giả đã coi giá trị nội dung đó là tiếng hát “khi âm thầm câm
lặng, khi vút lên như tiếng thét gào, khi chua chát, đắng cay, khi tủi hờn, uất ức…cứ
thế quanh quẩn suốt 2000 câu thơ”[44:232]. Nhà nghiên cứu cũng chỉ ra các nhân
vật đã có ý thức đấu tranh giành lại quyền sống, “chữa lại số phận”. Anh yêu đã sẵn
sàng “làm giặc giữa phủ, làm loạn giữa mường” để lấy được Em yêu. Em yêu lại
phản ứng theo kiểu phụ nữ “giã gạo quăng chày, phơi thóc chửi sàn”. Cả Anh yêu và
Em yêu đều quyết liệt vì tình yêu”. Về giá trị hình thức, tác giả Đỗ Bình Trị rất chú
trọng nghệ thuật tả tình “đạt đến mức điêu luyện” và nghệ thuật miêu tả thiên nhiên
vừa có tính ước lệ vừa có tính tả thực. Nhà nghiên cứu cũng cho rằng “thưởng thức
bất cứ đoạn thơ nào người ta cũng liên tưởng đến những điệu Xòe Thái quen
thuộc”[44: 241].
Tác giả Vũ Anh Tuấn trong Giảng văn chọn lọc văn học Việt Nam [44: 59]
tuy chỉ phân tích đoạn trích Thân em chỉ bằng thân con bọ ngựa được trích giảng
trong chương trình lớp 10 cũng đã chỉ ra giá trị nội dung mang tính tiêu biểu cho cả
tác phẩm là tình cảm phũ phàng và những tiếng yêu thương. Về phương diện giá trị
hình thức, tác giả lại chú ý đến tính kịch trong kết cấu và thủ pháp miêu tả, trong
tâm trạng nhân vật và trong nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ truyện thơ.
Công phu và sâu sắc nhất phải kể đến luận án Phó tiến sỹ của tác giả Lê
Trường Phát: Đặc điểm kết cấu truyện thơ các dân tộc ít người Việt Nam [29]. Công
trình khoa học này đã bàn tới thi pháp của tác phẩm, nhưng do mục đích nghiên cứu
nên chỉ đi sâu vào vấn đề kết cấu. Trang 95 của luận án, tác giả tóm tắt khái quát
nội dung tác phẩm (11 dòng) và lập sơ đồ gồm 6 biến cố - sự kiện: Anh chị quen


4


nhau, lớn lên, yêu nhau; Bị cha mẹ Chị từ chối, Anh bỏ đi buôn để khi về có tiền sẽ
cưới Chị; Ở nhà, Chị bị ép gả, Chị cố trì hoãn nhưng đám cưới vẫn diễn ra; Anh trở
về đúng lễ cưới, Anh tiễn Chị cách để được đoàn tụ; Chị bị gả bán nhiều lần; Cuối
cùng họ được gặp lại nhau và sống hạnh phúc. Ở phần so sánh cốt truyện, tác giả
nhận định: “Tiễn dặn người yêu đã hút vào lòng mình cả dân ca Tản chụ xống
xương, cả dân ca Xắng chụ. Nhưng không sử dụng nguyên xi mà có cải tiến cho
phù hợp với chủ đề của cốt truyện mới”[29: 99]. Tiếp đó, tác giả so sánh cốt truyện
Tiễn dặn người yêu với cốt truyện và Tản chụ xống xương để thấy sự kế thừa và
phát triển của Tiễn dặn người yêu. Tác giả cũng tìm hiểu dấu vết của dân ca trong
Tiễn dặn người yêu ở các phương diện: nhân vật không có tên, sự vay mượn chi tiết
tiết từ dân ca. Về ngôn ngữ thơ, Lê Trường Phát đã chỉ ra sự sai lệch của việc dịch
thơ đồng thời chỉ ra sự thay đổi phong cách học giữa lời dịch thơ của Mạc Phi và
nguyên tác. Cũng về vấn đề ngôn ngữ truyện thơ, tác giả tìm hiểu cách mở đầu làm
cho người kể chuyện chính là một nhân vật của truyện. Về vấn đề truyện thơ và việc
sử dụng dân ca, tác giả tìm hiểu trước hết là vấn đề môi trường diễn xướng và chỉ
ra: Truyện thơ và dân ca có sự tương đồng trong cách tư duy nghệ thuật.
Công trình Nghiên cứu thi pháp truyện thơ Tiễn dặn người yêu – luận văn
thạc sỹ của tác giả Ngô Thanh Quý [35], luận văn gồm 5 chương:
Chương I: Truyện thơ Tiễn dặn người yêu trong hoàn cảnh môi trường địa lí
tự nhiên – lịch sử tộc người Tây Bắc.
Ở chương này, tác giả tập trung vào việc xem xét hoàn cảnh của môi trường
sống của người Thái và sơ lược về lịch sử tộc Thái.
Chương II: Thi pháp kết cấu cốt truyện.
Tác giả tập trung phân tích kết cấu trên các phương diện: Kết cấu của tác
phẩm; nhóm thể loại của tác phẩm; phương thức kết cấu của tác phẩm; ảnh hưởng
của ca dao, dân ca;
Chương III: Thi pháp nhân vật truyện thơ Tiễn dặn người yêu
Tác giả tập trung vào hai nội dung: nhân vật trữ tình trong tác phẩm và
phương thức xây dựng nhân vật.



5

Chương IV: Thi pháp không gian – thời gian.
Ở phần thi pháp không gian, tác giả tìm hiểu thi pháp không gian vũ trụ,
không gian gia đình, không gian thiên nhiên. Nội dung thứ hai là tìm hiểu kiểu thời
gian hiện thực và thời gian tâm trạng của tác phẩm.
Chương V: Thi pháp lời văn nghệ thuật
Tác giả tập trung phân tích: lời văn đa giọng điệu, lời văn nhiều điển tích,
nhiều hình thức ngôn ngữ.
Như vậy, tác giả Ngô Thị Thanh Quý tập trung mối quan tâm vào phạm trù
hình thức: kết cấu, cốt truyện, nhân vật, không gian thời gian. Thi pháp ở đây được
tác giả hiểu là các nguyên tắc, phương thức biểu hiện bên ngoài tức là các hình thức
quy phạm của thể loại.
2.2. Về truyện thơ H’Mông
Sau chiến thắng chống Pháp, miền Bắc nước ta bước vào thời kỳ xây dựng
chủ nghĩa xã hội, công tác sưu tầm, nghiên cứu văn học dân gian các dân tộc thiểu
số khu vực miền núi phía Bắc được quan tâm đẩy mạnh. Cùng với văn học dân gian
các dân tộc khác, văn học dân gian H’Mông được nhiều người chú tâm sưu tầm và
nghiên cứu.
Vào những năm 60 của thế kỷ XX, nhà sưu tầm Doãn Thanh (một cán bộ sở
Giáo dục Lào Cai) đã tiến hành sưu tầm dân ca H’Mông, năm 1967 ra mắt bạn đọc
cuốn “Dân ca H’Mông”, đây là cuốn sách giới thiệu khá đầy đủ diện mạo dân ca
H’Mông với năm loại chính: Tiếng hát tình yêu, Tiếng hát mồ côi, Tiếng hát làm
dâu, Tiếng hát cúng ma và Tiếng hát cưới xin”.
Cùng thời gian này hai tác giả Bùi Lạc và Mạc Phi cũng công bố truyện thơ
“Tiếng hát làm dâu Tây Bắc” (in trên tạp chí văn học 3/1964) và một số bài dân ca
H’Mông ở vùng Sơn La, Lai Châu.
Ngay sau khi có những tác phẩm dân ca H’Mông đầu tiên được công bố, tác

giả Tô Hoài đã có bài “Tiếng hát làm dâu, tiếng hát đau thương, tiếng hát căm hờn
ngàn đời của người phụ nữ H’Mông” in trên tạp chí văn học số 2/1965. Ngoài việc


6

phân tích nội dung, tác giả lưu ý một số vấn đề về dịch thuật sao cho đúng với bản
chất của dân ca H’Mông đầu tiên và truyền thống văn hóa, tâm lý người H’Mông.
Năm 1974, Doãn Thanh tiếp tục cho ra đời cuốn Dân ca H’Mông Lào Cai.
Gồm 45 bài, in song ngữ Việt – H’Mông.
Năm 1984, các tác giả Doãn Thanh, Hoàng Thao tiến hành tuyển chọn, chỉnh
lý và bổ sung một số bài dân ca H’Mông đã công bố trên các sách báo, tạp chí và
cho ra mắt bạn đọc cuốn Dân ca H’Mông với lời giới thiệu của Chế Lan Viên do
nhà xuất bản văn học phát hành. Cuốn sách tuyển đủ năm loại hát của dân ca
H’Mông với lời dịch chau chuốt hơn. “Trong đó Tiếng hát làm dâu (Gầu ua nhéng)
chiếm một số lượng khá lớn. “Loại này gồm nhiều bài lẻ, nhưng có những bài “hát
kể chuyện” dài tới vài ba trăm câu – rất gần với truyện thơ vì đã thành truyện với
một vài nhân vật, mà nhân vật chính là người phụ nữ bị ép duyên, bị gia đình nhà
chồng đày đọa” [37: 10]. Đây chính là gợi ý thú vị để người viết thực hiện đề tài
nghiên cứu.
Mười năm sau, tác giả người dân tộc H’Mông Hùng Đình Quý cho ra đời
cuốn Dân ca H’Mông Hà Giang gồm hai tập, chủ yếu thuộc hai loại: Tiếng hát tình
yêu và Tiếng hát làm dâu do ông sưu tầm tại tình Hà Giang.
Ngoài ra, từ năm 1990 trở lại đây, ở một số tỉnh có người H’Mông cư trú như
Yên Bái, Lai Châu, Lào Cai… người ta tiến hành sưu tầm nghiên cứu dân ca H’Mông
in rải rác trên các báo trung ương và địa phương.
Năm 1995, tác giả Phạm Thu Yến cho in trên tạp chí Văn hóa nghệ thuật số
2/1995 bài “Đặc điểm kết cấu dân ca H’Mông”. Đây là bài đầu tiên đi sâu nghiên
cứu một phương diện nghệ thuật của dân ca H’Mông, bài viết đã chỉ ra đặc điểm và
giá trị cơ bản nhất của kết cấu dân ca H’Mông gắn với đặc trưng thể loại trên quan

điểm của thi pháp học hiện đại và đã đặt ra những gợi ý có tính chất nền tảng giúp
chúng tôi thực hiện đề tài này.
Năm 1997, tác giả Lê Trường Phát với luận án Tiến sỹ “Thi pháp truyện thơ
các dân tộc thiểu số”, luận án đặt thể loại truyện thơ dân tộc trong bối cảnh truyện
thơ khu vực Đông Nam Á và đối sánh để chỉ ra sự ảnh hưởng, sự độc lập tương đối


7

của thể loại. Luận án lựa chọn một số truyện thơ H’Mông để đối chiếu với dân ca
H’Mông và truyện thơ một số dân tộc khác. Luận án chỉ rõ truyện thơ “Tiếng hát làm
dâu đã thu hút vào cốt truyện của mình các mảnh nội dung dần dần đã mang yếu tố
cốt truyện của 6 kiểu bài dân ca Tiếng hát làm dâu”.[29: 56]; tác giả còn chứng minh
được rằng truyện thơ Tiếng hát làm dâu hình thành là “trữ tình đã tự sự hóa và một
cốt truyện với những chuỗi sự kiện, tình tiết nối nhau hình thành”[29: 56]; tác giả còn
chỉ ra truyện thơ Tiếng hát làm dâu lấy mô típ có sẵn trước từ dân ca H’Mông.
Các công trình nghiên cứu trên mới chủ yếu tập trung vào công tác sưu tầm,
có một vài bài viết chỉ ra giá trị nội dung nghệ thuật của các tác phẩm. Đặc biệt chú
ý hơn cả là công trình nghiên cứu của tác giả Lê Trường Phát, tác giả bước đầu đã ít
nhiều có sự so sánh truyện thơ với dân ca và truyện thơ giữa các nhóm dân tộc với
nhau. Tuy nhiên công trình dựa trên lý thuyết Thi pháp học và mới chỉ ra sự tương
đồng và khác biệt của truyện thơ các dân tộc về mặt kết cấu. Chúng tôi nhận thấy
việc so sánh truyện thơ dân tộc Thái và truyện thơ dân tộc H’Mông một cách toàn
diện là hết sức cần thiết. Lần đầu tiên chúng tôi mạnh dạn vận dụng lý thuyết văn
học so sánh vào nghiên cứu truyện thơ dân tộc Thái và truyện thơ dân tộc H’Mông
trên cứ liệu hai tác phẩm Tiễn dặn người yêu và Tiếng hát làm dâu.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu:
Triển khai đề tài này, chúng tôi cố gắng vận dụng lí thuyết văn học so sánh
(trường phái Pháp) để chỉ ra được những điểm tương đồng và những điểm khác biệt

giữa thể loại truyện thơ của hai dân tộc mà tiêu biểu là hai tác phẩm Tiễn dặn người
yêu và Tiếng hát làm dâu. Tìm ra nguyên nhân và lý giải vì sao có sự tương đồng,
ảnh hưởng, đặc sắc riêng của truyện thơ dân tộc Thái và truyện thơ dân tộc H’Mông.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đạt được mục đích nghiên cứu đã nêu, luận văn cần thực hiện các nhiệm
vụ sau:
- Tìm hiểu môi trường tự nhiên và cơ sở xã hội của dân tộc Thái và dân tộc
H’Mông.


8

- So sánh để chỉ ra sự tương đồng của truyện thơ dân tộc Thái và dân tộc
H’Mông trên cứ liệu hai tác phẩm tiêu biểu Tiễn dặn người yêu và Tiếng hát làm
dâu. Lý giải nguyên nhân.
- So sánh để chỉ ra sự khác biệt của truyện thơ dân tộc Thái và dân tộc
H’Mông trên cứ liệu hai tác phẩm tiêu biểu Tiễn dặn người yêu và Tiếng hát làm
dâu. Lý giải nguyên nhân.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Truyện thơ dân tộc Thái và truyện thơ dân tộc H’Mông với hai tác phẩm tiêu
biểu Tiễn dặn người yêu và Tiếng hát làm dâu.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
Kho tàng truyện thơ dân tộc Thái và dân tộc H’Mông còn đang trên con
đường khám phá, tìm hiểu, hiện nay việc sưu tầm và dịch thuật còn chưa khai thác
hết, mặt khác truyện thơ Tiễn dặn người yêu và truyện thơ Tiếng hát làm dâu là
những tác phẩm lớn và tiêu biểu cho truyện thơ hai dân tộc. Do trình độ và khả năng
bản thân có hạn, chúng tôi giới hạn khảo sát trên hai truyện thơ Tiễn dặn người yêu
và truyện thơ Tiếng hát làm dâu là chính. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi có
so sánh với một số truyện thơ khác của hai dân tộc này hoặc dân tộc khác.

5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện được nhiệm vụ nghiên cứu đã đề ra, ngoài những phương pháp
nghiên cứu văn học nói chung và phương pháp nghiên cứu văn học dân gian nói
riêng, đặc biệt ưu tiên và vận dụng triệt để lý thuyết văn học so sánh, chúng tôi
còn sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp hệ thống.
- Phương pháp so sánh.
Dựa trên phương pháp so sánh đồng đại và lịch đại để chỉ ra những điểm
tương đồng và khác biệt của truyện thơ hai dân tộc.
- Vận dụng và kết hợp các hướng nghiên cứu: Thi pháp học, Ngôn ngữ học,
Phong cách học, Xã hội học, dân tộc học.


9

6. Dự kiến đóng góp:
Chọn đề tài So sánh truyện thơ dân tộc Thái và truyện thơ dân tộc
H’Mông (trên cứ liệu hai tác phẩm Tiễn dặn người yêu và Tiếng hát làm dâu),
chúng tôi muốn góp một phần nhỏ trong việc:
- Phát hiện và chỉ rõ những điểm tương đồng và khác biệt của cùng một thể
loại văn học dân tộc khác nhau. Lý giải sự giống và khác nhau ấy.
- Chỉ ra sự ảnh hưởng và tồn tại độc lập của truyện thơ dân tộc Thái và
truyện thơ dân tộc H’Mông.
- Từ đó nhận biết một cách cụ thể hơn về tâm tư tình cảm của đồng bào dân
tộc Thái và đồng bào dân tộc H’Mông, sự giao lưu của hai tộc người về mặt văn
hóa, văn học.


10


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA
1.1. Dân tộc Thái
1. 1.1. Môi trường tự nhiên
Người Thái ở Việt Nam là một dân tộc khá đông và sống chủ yếu tập trung ở
khu vực Tây Bắc – Bắc Bộ. Đây là địa bàn khá rộng khoảng 30.000 km2 và vô cùng
hiểm trở [45: 87]. Dưới chân những đỉnh núi cao, những dãy núi hùng vĩ là hàng
chục con sông lớn chia cắt địa bàn như sông Đà, sông Mã, sông Nậm Na… Trước
đây, cứ vào mùa mưa là Tây Bắc bị cắt vụn do nước ở những con khe, con suối
dâng rất cao. Vì vậy mà cuộc sống hầu như trở về chế độ tự cấp, tự túc. Núi rừng
hiểm trở là lí do chính tạo nên sự đi lại khó khăn nên việc giao lưu rất hạn chế, dẫn
tới nhu cầu giao lưu luôn luôn chất chứa trong mỗi con người.
Người Thái là dân tộc sớm sống theo nghề trồng lúa nước nên họ chọn các
thung lũng làm địa bàn cư trú. Nguồn lương thực chủ yếu là từ ruộng vì họ có làm
nương nhưng ít hơn các dân tộc khác, vì vậy họ rất ít phải lưu lại lâu ngày trên lán
nương. Chính điều này tạo ra đặc điểm nền văn hóa thung lũng. Đó là điểm đặc
trưng của nền văn hóa người Thái cổ. Một mặt do giao thông khó khăn, mặt khác do
điều kiện địa lý và đất đai phì nhiêu nên nguồn lương thực rất dồi dào, thực phẩm
thì tự chăn nuôi săn bắn mà có, vì thế họ rất ít rời khu vực sinh sống. Cuộc sống bó
hẹp trong thung lũng làm cho con người càng có khát vọng giao lưu hơn, vì thế
người Thái có rất nhiều hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian cộng đồng như ca –
múa, trò chơi dân gian,…
1.1.2. Cơ sở xã hội
Vấn đề lịch sử người Thái ở Việt Nam là một vấn đề quan trọng liên quan
mật thiết đến việc tìm hiểu sự hình thành văn hóa tộc người Thái ở việt Nam nói
chung và văn học dân gian Thái nói riêng. Tộc Thái cổ có mặt ở Việt Nam từ rất lâu
nhưng tổ tiên của họ không hình thành trên đất nước Việt Nam [46: 87]. Hiểu được



11

điều này rất có ý nghĩa khi ta cắt nghĩa tại sao tuy người Thái cổ có đời sống sinh
hoạt bó hẹp trong một thung lũng nhưng lại có những phong tục tập quán giống các
dân tộc khác.
Theo các nhà Dân tộc học và Sử học [46: 46] thì tộc người Thái cổ đại thuộc
một trong số các tộc người thuộc thành phần Mônggôlôít phương Nam, hình thành
và sinh sống ở Nam Trung Quốc và Bắc Đông Dương. Trong quá trình sinh sống,
một mặt do điều kiện sinh hoạt, mặt khác do hoàn cảnh lịch sử nên tộc người này đã
có những cuộc thiên di tới các địa bàn khác trong đó có Việt Nam.
Về sự có mặt của tộc người Thái ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu [45; 46]
đều thống nhất với quan điểm cho rằng đó là kết quả của cuộc thiên di diễn ra vào
cuối thế kỉ XI – đầu thế kỉ XII. (Kết quả nghiên cứu khoa học khá trùng khớp với
các truyền thuyết còn lưu truyền trong dân gian đến tận ngày nay). Vào thời điểm
đó có hai anh em họ Tạo là Tạo Xuông và Tạo Ngơn đã thám hiểm và dẫn theo một
bộ phận người dân tộc mình xuôi theo sông Hồng để thâm nhập vào Việt Nam. Họ
đã chọn thung lũng rộng lớn Mường Lò làm nơi dừng chân. Thấy điều kiện tự nhiện
thuận lợi, bộ phận tộc Thái này đã lấy Mường Lò làm nơi định cư. Như vậy, bộ
phận tộc người này vào Việt Nam từ phía Nam Trung Quốc, có lẽ là vì thế mà họ đã
mang theo những nét văn hóa, phong tục, tập quán của người Trung Quốc cổ (?) bởi
bóng dáng của nét văn hóa này khá rõ trong truyện thơ dân tộc Thái mà tiêu biểu là
Tiễn dặn người yêu.
Sau khi ổn định cuộc sống ở Mường Lò (Văn Chấn – Yên Bái), bộ phận
người Thái này nhanh chóng lớn mạnh và họ tiếp tục cuộc trường chinh đi tìm đất
mới. Hậu duệ của họ Tạo là Lạn Chượng tiến quân qua Sơn La rồi lên tới Điện
Biên. Họ lại khai bản lập mường ở đó.
Một bộ phận người Thái cổ khác do Nhọt Cằm lãnh đạo cũng bắt đầu cuộc
thiên di sang phía Nam của Tây Bắc Việt Nam. Đó là tộc người Thái thuộc dòng
Thái trắng. Bắt đầu từ giai đoạn này người Thái gần như đã làm chủ khu vực Tây
Bắc. Lịch sử hình thành tộc người Thái đã trải qua những cuộc thiên di khá vất vả

qua nhiều vùng đất, những cuộc hành trình ấy đã tạo cho người Thái ở Tây Bắc một


12

sự hỗn nhập văn hóa. Họ vừa để lại những nét văn hóa của họ trên đường đi, vừa
tiếp nhận những nét văn hóa khác. Do đó, nền văn hóa của người Thái cổ ở Tây Bắc
khá phong phú nhưng vẫn mang những nét thống nhất chung rất đặc trưng của dân
tộc Thái.
Tuy nhiên, những kiểu thiên di ấy vẫn chưa đủ để phủ kín dân cư trên khắp
một vùng lãnh thổ rộng lớn và vô cùng hiểm trở của vùng đất Tây Bắc, mà nó phụ
thuộc rất lớn vào tốc độ của kiểu thiên di thứ hai. Nếu coi những cuộc thiên di thứ
nhất là những cuộc di dân theo “chiều thẳng” thì hình thức di dân thứ hai phổ biến
nhất ở thời kì sau này là những cuộc di dân theo “tuyến sóng”[46: 87]: đầu tiên, một
bộ phận thế hệ thứ nhất của người Thái đến sinh sống ở thung lũng nào đó theo
phương thức di dân chiều thẳng. Một thời ông các thế hệ tiếp theo phát triển thành
nhiều bản mới bên cạnh bản cũ lập thành các mường. Nhưng một mặt, các thung
lũng có địa bàn không rộng nên nhanh chóng trở nên chật chội, mặt khác là do
truyền thống canh tác thô sơ nên đất đai không còn mầu mỡ nữa, một bộ phận các
gia đình tự giác di cư đến một thung lũng khác để canh tác và sinh sống, lập nên thế
hệ đầu tiên của mường mới. Họ sinh sống ở đó đến khi hội đủ các điều kiện thì con
cháu họ tiếp tục di cư đến các thung lũng lân cận. Cứ thế hết đời này sang đời khác,
người Thái mở rộng dần dần địa bàn sinh sống để gần như phủ kín địa bàn Tây Bắc.
Trong quá trình di dịch, người Thái đã có một quá trình tiếp nhận các nét văn
hóa khác, nhưng những sự tiếp nhận ấy không làm mất đi bản sắc dân tộc. “Khi đi
xa họ mang theo mình ngoài đồ dùng sinh hoạt là phong tục, tập quán. Họ cũng
không quên mang theo hai vật quý giá là “quyển sách và khẩu súng” [44: 288]”.
Điều này đã lý giải vì sao những tác phẩm văn học đồ sộ như Tản chụ xiết xương,
Tản chụ xống xương, Xống chụ xôn xao…có thể lưu truyền rộng rãi trên một địa bàn
rộng lớn và hiểm trở như khu vực Tây Bắc Việt Nam.

Truyện thơ Thái tiêu biểu là Tiễn dặn người yêu ra đời và lưu truyền trong
một môi trường tự nhiên và đặc điểm xã hội như vậy nên tác phẩm mang khá đậm
nét những đặc điểm của cuộc sống rất đặc biệt ấy.


13

Vấn đề tín ngưỡng có ảnh hưởng rất lớn trong đời sống tinh thần các tộc
người, đời sống tinh thần dân tộc Thái cũng không nằm ngoài sự ảnh hưởng ấy.
Truyện thơ dân tộc Thái là văn học dân gian nên chắc chắn nó chứa đựng những
vấn đề có chiều sâu tâm linh. Khảo sát truyện thơ dân tộc Thái tiêu biểu là Tiễn dặn
người yêu không thể bỏ qua việc khảo sát về tôn giáo, tín ngưỡng của người Thái.
Nhưng mục đích của đề tài không nằm ở việc tìm hiểu sâu thế giới tâm linh của
người Thái, mà chỉ xem đó là một cách để góp phần lý giải những hiện tượng nghệ
thuật của tác phẩm. Vì vậy, chúng tôi chỉ tập trung khái quát những nét quan trọng
và có biểu hiện rõ nét trong một số tác phẩm.
Trước hết, người Thái là một dân tộc mà phần đông dân số (ở Việt Nam)
không theo một tôn giáo ngoại lai nào. Ngay cả Phật giáo là một tôn giáo rộng rãi
nhất cũng chỉ phát triển đến Nghĩa Lộ (Thung lũng Mường Lò), mà không sang
được Sơn La, Lai Châu. Vì thế, nhiều nhà nghiên cứu gọi tín ngưỡng của người
Thái là “Tôn giáo bản địa” hoặc “Tôn giáo đa thần”. Màu sắc tôn giáo người Thái
thực chất là những cách giải thích các hiện tượng khách quan trong cuộc sống. Vì
vậy, tôn giáo của người Thái mang tín ngưỡng rõ rệt hơn. Theo tín ngưỡng này,
người Thái cho rằng có sự tồn tại hai thế giới song song nhau là thế giới của thực tại
và thế giới tâm linh còn gọi là thế giới các phi (nghĩa là thế giới các ma). Trong ý
niệm của người Thái, ma là một thế lực siêu nhiên nhưng không hoàn toàn đồng
nghĩa với cái ác. Ma là một đối tượng mà nếu con người luôn thờ cúng thì sẽ phù hộ
những điều tốt lành, nếu con người không thường xuyên thờ cúng thì sẽ gây những
tai họa, nên việc thờ cúng không hướng tới các đối tượng siêu phàm mà chỉ mang
tính chất cầu an, cầu phúc.

Về thế giới của Phi, người Thái cho rằng cao nhất và có quyền lực tối cao là
Phi Then (ma ở trên trời) tập trung ở Mường Then (mường của người trời) và đứng
đầu Then (ông trời). Dưới ông Trời là các Phi Then chịu trách nhiệm cai quản tất cả
mọi lĩnh vực khác trong xã hội, đời sống, và với mọi sự vật cỏ cây, sông, núi…
Điều này được phản ánh trong nhiều truyện thơ đặc biệt là Tiễn dặn người yêu với
sự xuất hiện của ông Trời, các biến thể của ông Trời và các quan niệm có liên quan
tới ông Trời như mệnh, số, bói…


14

Dưới lực lượng Phi Then là lực lượng phi nói chung. Theo quan niệm của
người Thái, có thể chia lực lượng này thành hai loại: một loại là khi người chết thì
linh hồn biến thành phi (ma) tiếp tục sống ở thế giới thứ hai, vì vậy người Thái cho
rằng chết là sự thay đổi thế giới cuộc sống mà thôi. Quan niệm này thể hiện khá rõ
trong một số tác phẩm văn học dân gian Thái như Hiền Hom – Cầm Đôi, Khun Lú –
Nàng Ủa... Loại thứ hai là các phi tự nhiên, đó là các phi do ông Trời sinh ra và
giao cho từng nhiệm vụ riêng. Mỗi sự vật, hiện tượng, thậm chí một bộ phận của sự
vật có một phi quản lí, nếu con người làm phật lòng các phi này thì phi sẽ nổi giận
và mang lại những điều không may. Từ quan niệm này mà người Thái có những tục
kiêng vì nếu không kiêng sẽ làm phật ý các phi. Quan điểm này được biểu hiện khá
rõ trong một số truyện thơ Thái. Trong Tiễn dặn người yêu là việc chàng trai lên
đường đi buôn xa phải chọn ngày vì không chọn ngày sẽ đi vào ngày phi không
đồng ý. Khi đun bếp phải lấy củi tốt, củi sạch còn nếu nhặt rác đun thì làm Phi Bếp
phật ý. Nếu đun bếp mà lấy chân đẩy củi thì cũng không được vì dùng chân là tỏ ý
coi thường phi…
Dưới lực lượng phi và gắn bó với con người và vạn vật là khuôn tức là hồn
vía. Quan niệm cho rằng mỗi sự việc nói chung đều có hồn vía nhưng riêng con
người có nhiều hơn, phức tạp hơn. Hồn vía vừa tạo ra yếu tố thể chất của con người
lại vừa tạo ra tình nết, tư thế, hành vi… Hồn vía có thể đi theo con người hoặc bỏ đi

rong chơi chỗ khác, tối mới nhập vào người. Vì thế người Thái hay phải gọi vía khi
đi xa hoặc đi xa về, cô gái trong tiễn dặn người yêu cũng gọi “vía Anh yêu” và vía
chính mình khi đi nương về chính là vì thế.
“Văn học là tấm gương phản chiếu cái xã hội đã sinh ra nền văn học ấy” nên
văn học dân gian phải “biểu hiện đời sống và thế giới tinh thần, tình cảm của nhân
dân” [44: 12]. Nhưng như đã nói ở trên, nội dung đề tài không tập trung hiểu thế
giới tâm linh và tín ngưỡng người Thái song đây là vấn đề giúp chúng tôi làm cơ sở
để cắt nghĩa sự xuất hiện những tín hiệu nghệ thuật trong mỗi tác phẩm truyện thơ,
trong đó tiêu biểu là Tiễn dặn người yêu. Việc giải mã chính xác những tín hiệu ấy
sẽ thâu tóm và hệ thống hóa một cách khoa học những quan niệm nghệ thuật về con


15

người của tác giả dân gian ẩn sau các chi tiết mang màu sắc tín ngưỡng, từ đó sẽ
góp phần phát hiện chính xác những giá trị tiềm ẩn của tác phẩm.
1.1.3. Về văn nghệ dân gian
Người Thái là tộc người sớm thoát khỏi chế độ sơ khai nguyên thủy để bước
vào cuộc sống văn minh, hơn nữa là họ đã trưởng thành nhanh chóng trong các cuộc
thiên di và chinh phục tự nhiên nên người Thái có một nền văn hóa khá phát triển.
Mặt khác, người Thái sớm có chữ viết và ngôn ngữ riêng nên họ đã xây dựng được
một nền văn nghệ nói chung và văn học dân gian nói riêng khá đồ sộ.
Cũng giống các dân tộc khác, sự ra đời văn học dân gian Thái bắt đầu bằng
các truyện thần thoại mà mục đích là giải thích thế giới khách quan. Đó là những
câu chuyện Quả bầu mẹ nhằm giải thích nguồn gốc con người, truyện Cắt dây khau
– cắt nối đất với trời để giải thích sự xuất hiện của đất, truyện về các loài vật giải
thích nguồn gốc loài vật, truyện về nạn hồng thủy …
Tiếp đến là loại truyền thuyết dã sử có đề tài và cốt truyện liên quan đến các
nhân vật có thật trong lịch sử như Lò Lẹt, Lạng Chượng, Bun Păn… nhằm mô tả và
giải thích sự xuất hiện các địa bàn cư trú của nhóm Thái sau các cuộc thiên di, hoặc

mô tả những cuộc chiến tranh bảo vệ hoặc mở rộng địa bàn cư trú… Sự xuất hiện
truyện cổ tích đánh dấu bước phát triển khá lớn trong tiến trình văn học dân gian
Thái. Mảng thể loại này tập trung xây dựng loại hình nhân vật là biểu tượng của
nghèo khổ nhưng có những đức tính tốt, hoặc những câu chuyện mang tính xã hội
phổ quát.
Bước phát triển cao hơn là sự xuất hiện Thơ ca dân gian Thái. Tuy số lượng
tác phẩm không nhiều nhưng thể loại này rất phong phú. Họ có cả tục ngữ, ca dao,
dân ca, và đỉnh cao là truyện thơ dân gian. Nhìn chung, truyện thơ có nội dung
thiên về miêu tả những cuộc tình ngang trái do bị gia đình và xã hội can thiệp một
cách thô bạo (Xống chụ xon xao, Tản chụ xiết xương, Khôn Lúa – Nàng Ủa…) hoặc
những khúc hát yêu thương, lời dặn dò tình nghĩa, lời hứa hẹn sắt son (Tản chụ
xống xương, Tản chụ xiết xương…)


16

Kết cấu truyện thơ nói chung thường diễn ra theo ba bước: gặp gỡ, yêu
thương tha thiết – tình yêu tạm thời bị chia cắt hoặc tan vỡ - đôi bạn tình tìm cách
thoát khỏi trói buộc và để đoàn tụ. Tuy rằng ở mỗi truyện thơ có một cách đoàn tụ
khác nhau nhưng nhìn chung, truyện thơ thể hiện khát vọng dân chủ mãnh liệt của
nhân dân, thể hiện ở cuộc đấu tranh cho cuộc sống hạnh phúc, chống lại những tập
tục lề thói khắc nghiệt bóp nghẹt quyền tự do yêu đương.
Về vấn đề sinh hoạt văn nghệ dân gian, ở phần này, chúng tôi chủ trương nêu
khái quát những đặc sắc nhất trong truyền thống sinh hoạt văn hóa dân gian có liên
quan đến thể loại truyện thơ mà không đi sâu tìm hiểu những loại hình sinh hoạt đa
dạng của dân tộc Thái.
Người Thái sử dụng các loại thể văn học trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống,
trong lao động sản xuất thì họ có kho tàng tục ngữ trong sinh hoạt giao tiếp có ca
dao, dân ca, trong các nghi lễ trang trọng thì có mo (Bài hát cúng tế), trong các lễ
hội như xên bản, xên mường (hội bản, hội mường) thì kết hợp ca – múa – nhạc,

trong đám cưới, đám hỏi, rước dâu thì hát đối… Nói chung, những lời ca tiếng hát
đó thường tập trung phô diễn tình cảm, ca ngợi lao động, ca ngợi tình yêu, đề cao tự
do. Do mỗi mảng sinh hoạt đời sống lại có một loại đề tài cho ca hát nên vô hình
chung đã tạo cho văn nghệ dân gian Thái những mảng đề tài có đường biên khá rõ
nét như các bài hát về lao động sản xuất, hát mừng cưới, hát mừng nhà mới, hát
mừng hội bản mường, hát mừng sinh con cháu, hát trong nghi lễ thờ cúng, hát đưa
tiễn linh hồn và đặc biệt là hát về tình yêu và tình yêu dang dở.
Một trong những hình thức sinh hoạt văn nghệ của người Thái mà chúng tôi
quan tâm là phong tục hạn khuống. Thực chất đây là một hình thức hát giao duyên
dưới hình thức hát đối, được tổ chức dưới quy mô vừa và nhỏ nhưng thời gian tổ
chức không bị hạn chế. Hạn khuống, dịch chính xác là sàn sân (hạn là sàn; khuống
là sân), là một chiếc sàn dựng lộ thiên trên một bãi đất rộng, sàn rộng không bao
giờ quá 24m2, cao khoảng 1,2m, và chỉ có 3 bậc cầu thang. 4 góc sàn có 4 cây nêu
nhỏ hơn cây ở chính giữa sàn, cạnh bếp củi. Mỗi cây nêu đều được trang trí sặc sỡ
các hình tượng đặc trưng chim muông cầm thú… Nhìn từ xa lại, sàn sân giống như


17

một đóa hoa khổng lồ. Vì vậy mà Mạc Phi đã dịch hạn khuống thành sàn hoa. Vào
mùa khô, sinh hoạt Hạn khuống thường được tổ chức. Chiều tối dân quanh vùng
(một hoặc nhiều bản) tập trung quanh hạn khuống. Thường là 5 cô gái thông minh,
hát hay, biết nhiều bài hát nhất bản được ngồi trên sàn, 4 cô ngồi 4 góc, 1 cô ngồi
giữa sàn, dưới gốc cây nêu giữa. Nếu nhiều bản tham gia thì có thể mỗi góc sàn bố
trí 2 hoặc 3 cô nhưng giữa sàn chỉ có một cô, đó là người lĩnh xướng (tướng sân).
Trai bản, trai mường tập chung quanh sàn cùng với tất cả mọi người khác đến xem
hát. Khi đã đông đủ, các cô gái bắt đầu nhóm lửa và quay xa, kéo sợi, khâu vá, cắt
may….(làm tượng trưng), tướng sân bắt đầu “châm ngòi” cuộc hát. Các chàng trai
phải lắng nghe và đối đáp lại, cuộc hát đối như vậy là bắt đầu, nó kéo dài cho đến
khi một trong hai phía nam hoặc nữ không thể đối đáp lại được nữa thì hết phần thứ

nhất. Nếu hết phần này mà bên nữ thua thì các chàng trai mới được phép lên sàn
chuyện trò tâm tình với các cô gái. Nếu các chàng trai thua thì giải tán đêm hát để tổ
chức vào đêm sau. Vì phải phấn đấu chinh phục đối phương cả bằng giọng ca, tiếng
hát và cả bằng ý tứ lời thơ, lời hát nên càng ngày lời hát hạn khuống càng chau
chuốt hơn, ngôn ngữ sinh động hơn, trữ tình hơn, trong sáng hơn. Lời hát có thể là
lời ca dao, dân ca hay tự phóng tác tại chỗ, cũng có thể dựa vào cốt truyện dân gian
mà sáng tạo lời kể bằng thơ để hát. Từ việc phân tích này, chúng tôi đặt vấn đề
truyện thơ Thái có thể ra đời từ phong tục hạn khuống(?). Nhưng dù sao cũng vẫn
có thể khẳng định truyện thơ dân tộc Thái có quan hệ mật thiết tới hình thức sinh
hoạt hạn khuống và hạn khuống là một trong những môi trường diễn xướng quan
trọng nhất của truyện thơ.
Tóm lại, dân tộc Thái là một dân tộc có cuộc sống và sinh hoạt trên một vị trí
đại lý khá rộng lớn ở khu vực Tây Bắc Việt Nam. Đó là cơ sở tự nhiên của sự ra đời
truyện thơ Thái mà tiêu biểu là Tiễn dặn người yêu. Do đặc điểm địa lí khá hiểm trở
mà dân tộc Thái có đặc điểm văn hóa khá độc đáo: nền văn hóa nông nghiệp –
thung lũng. Kết hợp miêu tả cuộc sống sinh hoạt của nhân dân với miêu tả thế giới
nội tâm của con người, tác giả dân gian đã xây dựng thành công truyện thơ Tiễn dặn
người yêu. Đó chính là cơ sở xã hội của sự xuất hiện thể loại truyện thơ Thái và tác


18

phẩm. Với quan niệm này, chúng tôi xem xét thể loại truyện thơ và Tiễn dặn người
yêu trong mối quan hệ với hoàn cảnh xã hội – văn hóa đã sản sinh ra nó, mặt khác là
cơ sở để đối chiếu với hoàn cảnh ra đời của truyện thơ dân tộc H’Mông.
1.2. Dân tộc H’Mông
1.2.1. Môi trường tự nhiên
Dân tộc H’Mông ở Việt nam có khoảng trên sáu vạn người, sống rải rác
trong các tỉnh dọc biên giới Việt - Trung, Việt - Lào (Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà
Giang, Lào Cai, Sơn La, Lai Châu, Nghệ An ...). Người H’Mông sinh sống ở núi

cao, độ cao trung bình 800 – 1500m so với mặt nước biển. Đó là những nơi cao nhất
hiểm trở nhất, những vùng trước đây là rừng già không thích hợp với các dân tộc
khác. Do vậy đặc điểm cư trú của người H’Mông là cư trú biệt lập ít có quan hệ với
cư dân các dân tộc khác.
Người H’Mông xa xưa vốn là cư dân của nước Tam Miêu được người Trung
Quốc gọi là Miêu Tử hoặc Miêu dân, sống ở khu vực giữa hồ Động Đình và Bành
Lãi (thuộc tỉnh Hồ Nam Quý Châu và Tứ Xuyên -Trung Quốc). Người H’Mông
xưa, có thể vốn là cư dân nông nghiệp làm ruộng nước, sau do biến động lịch sử mà
di cư dần lên miền núi sinh sống. Người H’Mông di cư vào Việt Nam khoảng ba
trăm năm trở lại đây theo ba đợt. Đợt một, cách đây khoảng 14 – 15 đời; đợt hai
khoảng 9 –10 đời; đợt ba cách đây khoảng 6 - 7 đời. Khi di cư vào Việt Nam sinh
sống, họ đều coi Việt Nam là quê hương của mình.
Dân tộc H’Mông có truyền thống lịch sử đấu tranh chống xâm lược, chống
áp bức một cách ngoan cường. Khi bị thực dân Pháp xâm lược, đồng bào H’Mông
đã nhiều lần đứng lên chống lại ách đô hộ của thực dân Pháp. Từ Cách mạng tháng
Tám, đồng bào H’Mông đã cùng nhân dân các dân tộc Việt Nam đấu tranh chiến
thắng đế quốc Mĩ và đế quốc Pháp xâm lược. Hiện nay, nhân dân H’Mông đang
cùng cộng đồng các dân tộc Việt Nam đoàn kết, thân ái, xây dựng đất nước phồn
vinh giàu đẹp.
1.2.2. Cơ sở xã hội
Trước tiên chúng tôi xin đề cập đến vấn đề tên gọi của dân tộc H’Mông.
Người H’Mông còn có tên gọi là Miêu, Mông, Mẹo, nhưng theo tên tự gọi là


×