Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Thế giới nghệ thuật Những truyện ngắn hay viết cho thiếu nhi và ý nghĩa giáo dục đối với học sinh tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 109 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2

NGUYỄN THỊ MINH PHƢƠNG

THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT
“NHỮNG TRUYỆN NGẮN HAY VIẾT CHO THIẾU NHI”
VÀ Ý NGHĨA GIÁO DỤC ĐỐI VỚI HỌC SINH TIỂU HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục học (Bậc Tiểu học)
Mã số: 60 14 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ NHÀN

HÀ NỘI - 2013


LỜI CẢM ƠN
Bằng lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn cô
giáo TS. Nguyễn Thị Nhàn – người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp
đỡ tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các thầy giáo, cô giáo khoa Giáo dục Tiểu
học, khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tận tình giảng
dạy, hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học
tập và nghiên cứu khoa học.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến bạn bè, đồng nghiệp và đặc biệt là những
người thân trong gia đình đã luôn động viên, giúp đỡ tôi.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 08 tháng 12 năm 2013
Tác giả


Nguyễn Thị Minh Phƣơng


2

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Minh Phƣơng


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 2
3. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 7
4. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 7
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 8
6. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 8
7. Đóng góp của luận văn .................................................................................. 8
8. Cấu trúc của luận văn .................................................................................... 9
NỘI DUNG..................................................................................................... 10
Chƣơng 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TRUYỆN VÀ TRUYỆN NGẮN 10
VIẾT CHO THIẾU NHI .............................................................................. 10
1.1. Khái niệm về truyện ............................................................................... 10
1.1.1.


Thuật ngữ và khái niệm ..................................................................... 10

1.1.2.

Đặc điểm thể loại ............................................................................... 11

1.2. Truyện viết cho thiếu nhi....................................................................... 12
1.2.1.

Các loại truyện viết cho thiếu nhi...................................................... 12

1.2.2.

Đề tài ................................................................................................. 15

1.2.3.

Hình thức biểu hiện ........................................................................... 17

1.3. Khái quát tuyển tập Những truyện ngắn hay viết cho thiếu nhi….. .. 20
1.3.1.

Giới thiệu một số tác giả tiêu biểu .................................................... 20

1.3.2.

Khái quát về Tuyển tập ..................................................................... 28

Chƣơng 2: THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT NHỮNG TRUYỆN NGẮN HAY
VIẾT CHO THIẾU NHI................................................................................ 32

2.1. Quan niệm về thế giới nghệ thuật ......................................................... 32
2.2. Thế giới nghệ thuật Những truyện ngắn hay viết cho thiếu nhi ......... 33
2.2.1. Những chủ đề chính .............................................................................. 33


2.2.2. Thế giới nhân vật................................................................................... 40
2.2.3. Nghệ thuật dựng truyện ......................................................................... 73
Chƣơng 3: TRUYỆN CỦA MỘT SỐ TÁC GIẢ THUỘC TUYỂN TẬP
NHỮNG TRUYỆN NGẮN HAY VIẾT CHO THIẾU NHI TRÍCH DẠY
TRONG SÁCH TIẾNG VIỆT TIỂU HỌC VÀ Ý NGHĨA GIÁO DỤC
ĐỐI VỚI HỌC SINH .................................................................................... 76
3.1. Những tác phẩm của các cây bút thuộc Tuyển tập trong sách Tiếng Việt . 76
3.1.1. Thống kê................................................................................................ 76
3.1.2. Thống kê những truyện thuộc tuyển tập Những truyện ngắn viết cho
thiếu nhi trong sách tiếng Việt Tiểu học ......................................................... 80
3.2. Ý nghĩa giáo dục với học sinh Tiểu học................................................ 81
3.2.1. Giáo dục nhân cách ............................................................................... 81
3.2.2. Bồi dưỡng năng lực văn học ................................................................. 89
KẾT LUẬN .................................................................................................. 100
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 102


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1. Văn học nghệ thuật là tiếng vọng từ cuộc sống của con người trong
mọi thời đại. Nó phản ánh những giá trị văn hóa tinh thần vô cùng phong phú
và đa dạng. Từ xưa, văn học truyền miệng đã là người bạn đồng hành cùng
nhân dân lao động. Những tác phẩm văn học này đã mang lại những xúc cảm

sâu sắc cho độc giả ở mọi thế hệ, mọi lứa tuổi và đặc biệt nó đã mang lại
những cảm nhận độc đáo cho lứa tuổi thiếu nhi. Qua những câu chuyện kể,
các em làm quen với thế giới xung quanh, nhận biết cuộc sống, giúp các em
yêu cải thiện, ghét cái ác, biết phân biệt phải trái, trắng đen, có được tình yêu
thương, gắn bó với quê hương, đất nước. Đồng thời, các em cũng được rèn
luyện để trở thành những con người có nhân cách đẹp.
2. Văn học thiếu nhi là một phần quan trọng góp phần làm nên diện
mạo văn học dân tộc. Nó có tuổi đời khá trẻ nhưng phát triển tương đối toàn
diện và phong phú, đạt được những thành tựu đáng kể. Văn học thiếu nhi đã
tạo nên một bức tranh muôn màu về thế giới tình cảm, thế giới tâm hồn đáng
yêu, hồn nhiên và trong sáng của trẻ thơ.
Có thể nhận thấy rằng trong quá trình sáng tác một trong những thể loại được
nhiều nghệ sĩ yêu thích chính là truyện ngắn. Truyện ngắn có dung lượng vừa
phải, phù hợp với tư duy của trẻ thơ. Tuyển tập Những truyện ngắn hay viết
cho thiếu nhi (do Phong Thu tuyển chọn) là cuốn sách hay đáng để các em
làm quen. Những trang văn đẹp ấy xứng đáng là người bạn của học sinh, đem
đến cho các em những nét đẹp trong tâm hồn, góp phần giáo dục nhân cách.
3. Học sinh tiểu học còn đang trong độ tuổi hoàn thiện nhân cách.
Trong sách Tiếng Việt của học sinh Tiểu học, những văn bản thuộc thể loại
truyện ngắn xuất hiện với tần số khá lớn. Ở đó, truyện ngắn dành cho các em


2

đều mang tính giáo dục cao, gửi gắm những tình cảm giản dị mà cao đẹp, làm
giàu đời sống tâm hồn trẻ thơ, góp phần giáo dục đạo đức con người: Tình
cảm gia đình gắn bó, tình cảm bạn bè thân thương cao đẹp, tình yêu quê
hương, tình cảm với cộng đồng…
Vậy, làm thế nào để người giáo viên có thể đưa các em vào thế giới
nghệ thuật để các em thấy được cái hay, cái đẹp của văn chương, hiểu được

vạn vật và con người xung quanh trong đời sống thường nhật?
Xuất phát từ những lý do trên, từ yêu cầu thực tế giảng dạy học sinh
Tiểu học, chúng tôi lựa chọn đề tài Thế giới nghệ thuật Những truyện ngắn
hay viết cho thiếu nhi và ý nghĩa giáo dục đối với học sinh tiểu học làm vấn
đề khoa học cho luận văn của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong sự tiếp cận hạn hẹp của mình, phần này, chúng tôi trình bày
hai mảng: khái quát về vấn đề nghiên cứu truyện viết cho thiếu nhi và
những ý kiến về tuyển tập Những truyện ngắn hay viết cho thiếu nhi do
Phong Thu tuyển chọn.
Nghiên cứu truyện viết cho thiếu nhi, tiêu biểu là những tiểu luận và
công trình của các tác giả sau: Vũ Ngọc Bình với bài viết “Nhân đọc mấy
cuốn truyện viết về sinh hoạt thiếu nhi nông thôn”. Tác giả Vân Thanh có
nhiều tiểu luận về truyện thiếu nhi, tiêu biểu là bài “Truyện viết cho thiếu nhi
trong chặng đầu phát triển” (1963). Bùi Thanh Ninh có “Mấy suy nghĩ về
truyện viết về sinh hoạt của thiếu nhi gần đây” (1965). Hà Ân có nhiều đóng
góp về truyện đề tài lịch sử. Ông là cây bút chuyên khai thác mảng sáng tác
này. Từ cái nhìn của nhà văn, nhà nghiên cứu, ông có những ý kiến sâu sắc về
truyện lịch sử cho thiếu nhi. Tiêu biểu là các tiểu luận: “ Vài ý kiến về sự thực
lịch sử và hư cấu nghệ thuật trong truyện lịch sử phục vụ các em”, “Mấy ý
kiến về truyện lịch sử cho các em”(1968). Văn Hồng nhìn khái quát “Mười


3

lăm năm truyện Kim Đồng” (1972), “Truyện về đề tài chống xâm lược trong
lịch sử” (1979), “Truyện lịch sử cho các em” (1982). Vân Thanh với “Truyện
khoa học” (1982). Tô Hoài có những đánh giá về “Truyện viết cho nhi đồng
nhân dịp cuộc thi sáng tác cho thiếu nhi” (1984). Lã Thị Bắc Lý nhìn nhận
“Truyện đồng thoại với giáo dục mẫu giáo” (1993), Văn Hồng có “Cổ tích

cho ai”, “Từ mục đồng đến Kim Đồng” (1997). Lã Thị Bắc Lý có “Truyện
viết cho thiếu nhi sau năm 1975” (2000).
Hầu hết trong những công trình nghiên cứu trên, các tác giả đã có đánh
giá khái quát về thành tựu và hạn chế của thể loại truyện viết cho thiếu nhi. Ở
đó, các nhà nghiên cứu, các nghệ sĩ có cái nhìn khá tinh tế đối với những loại
truyện viết về các đề tài khác nhau như đề tài lịch sử, đề tài học tập, sinh hoạt,
lao động.
Chẳng hạn, tác giả Vân Thanh nhận xét về “Truyện ngắn cho thiếu nhi
trong chặng đường phát triển” như sau: “… Riêng về truyện cũng mỗi ngày một
thêm phong phú về số lượng và nâng cao về chất lượng” [34, 24].
Nhận xét về những cuốn truyện viết về sinh hoạt nông thôn, tác giả Vũ
Ngọc Bình viết: “Số tác phẩm viết về đề tài đó chưa nhiều”, nhưng các cây
bút đã phát hiện: “Biết tìm ra mầm mống tốt bên cạnh những thói hư, tật xấu,
những khuyết điểm của trẻ” [34, 19-21].
Cũng đề tài này, tác giả Bùi Thanh Ninh quan tâm “những truyện viết
về sinh hoạt của các em, các tác giả đã chú ý tới việc xây dựng nhân vật” [34,
57]. Nhà phê bình cũng đã khẳng định ý nghĩa của truyện viết cho thiếu nhi:
“sẽ góp phần giúp các em trên bước đường rèn luyện để trở thành một người
học tập giỏi, lao động giỏi” [34, 63].
Tác giả Lã Thị Bắc Lý nhìn nhận văn học qua các thời kỳ lịch sử. Đặc
biệt, tác giả cho rằng: “văn học phản ánh xã hội thông qua nhà văn, vì vậy sự
phát triển của văn học tuy có tính độc lập những cũng có mối quan hệ mật


4

thiết với xã hội” [34, 284].
Với bài viết trên tác giả đã nêu lên những tên tuổi và những tác phẩm
tiêu biểu đặc biệt là truyện ngắn của văn học thiếu nhi sau cách mạng. “Nếu ở
giai đoạn trước năm 1975, cảm hứng sử thi tạo cho văn học giọng điệu trang

nghiêm; thời kì Đổi mới nổi lên cảm hứng đời tư- thế sự với giọng suy tư, triết
lí thì ở giai đoạn này, với hiện thực đời sống bình thường, văn học cho các em
mang giọng gần gũi, tự nhiên, bình đẳng với bạn đọc hơn. Bên cạnh đó là
giọng trữ tình tiếp nối văn mạch truyền thống đậm tính nhân văn, hướng về
những kiếp người, những cảnh ngộ bi thương; những tình cảm sáng trong,
cao đẹp của con người và những cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp của đất nước,
quê

hương.”

[ />
thieu-nhi-viet-nam-dau-the-ky-xxi/118318.html].

Trên

trang

wed:

cũng có bài viết về
văn học thiếu nhi đó là bài Sáng tác văn học dành cho thiếu nhi tác giả đã
chỉ ra “khoảng lặng”, nguyên nhân và thực trạng văn học dành cho thiếu nhi
của Việt Nam vẫn còn chưa tương xứng với tiềm năng và nhu cầu của các em.
Tác giả cũng đã nêu lên những tên tuổi có những đóng góp đáng kể cho mảng
văn học thiếu nhi như Nguyễn Nhật Ánh, Võ Quảng, Phan Hồn Nhiên,
Nguyễn Ngọc Thuần, Trần Hoài Dương… “Những tác phẩm có giá trị về nội
dung và tư tưởng nghệ thuật khi được các em đón nhận chắc chắn sẽ có
những tác động tích cực trong việc làm phong phú đời sống tâm hồn, hoàn
thiện nhân cách, bồi dưỡng, nâng cao định hướng thị hiếu, thẩm mỹ cho lớp
độc giả nhỏ tuổi”.

Trên một số phương diện khác, giới nghiên cứu và các nghệ sĩ có
những nhận xét, những ý kiến về các tác giả, các tác phẩm cụ thể. Tiêu biểu
là những ý kiến sau:Vũ Ngọc Bình có những nhận xét về Bí mật miếu Ba
Cô (1962) của Văn Trọng “quê hương làng xóm của chúng ta hiện lên đẹp


5

đẽ, đáng yêu biết bao với những nét riêng thật đặc sắc” [36, 413]. Ông đọc
Kể chuyện Quang Trung của Nguyễn Huy Tưởng. Ông cũng nhận xét về
tập truyện Gánh xiếc lớp tôi của Ngô Viết Linh (1968). Trần Đình Sử phát
hiện ở “Tuổi thơ im lặng – kỉ niệm về một tầng văn hóa làng quê lâu đời”
(1986). Ông cho rằng, tác phẩm có tác dụng lớn đối với độc giả nhỏ tuổi.
Cuốn sách “xinh xắn ấy sẽ làm cho các em thêm yêu người và cảnh làng
quê, càng tăng thêm tinh thần, trách nhiệm đối với quê hương đất nước”
[34, 679]. Phong Lan cảm nhận “Miền thơ ấu – một cuốn sách đẹp”. Văn
Hồng có những ý kiến về “Chú bé thổi khèn của Quách Liêu”. Ông còn
dành những lời trìu mến cho nhà văn Nguyễn Nhật Ánh: qua Kính vạn hoa
và những năm gần đây, Nguyễn Nhật Ánh “được coi là cây bút mến mộ nhất
của tuổi học trò…”. Trong đời sống của trẻ thơ, tác phẩm của Nguyễn Nhật
Ánh sẽ “lắng đọng còn mãi tình yêu trong một đời người” của các em [34,
736 – 739]. Ma Văn Kháng nhận xét “Đoàn Giỏi – những trang văn nặng
tình đất nước” (1999).
Tóm lại, ở những công trình và những bài viết trên, giới nghiên cứu và
các nhà văn đã có cái nhìn khái quát về thể loại truyện viết cho thiếu nhi.
Nhìn chung, đội ngũ sáng tác văn học thiếu nhi từ thời kì đổi mới đã
phát triển thật hùng hậu. Nó chứng tỏ tính chuyên nghiệp của bộ phận sáng tá
văn học cho các em. Và cũng vì vậy mà chưa bao giờ, văn học thiếu nhi Việt
Nam lại phát triển phong phú và đa dạng như ở thời kì này. Sáng tác cho các
em ngày càng có sự mở rộng đề tài cũng như hướng tiếp cận đời sống, tiếp

cận trẻ em và khả năng khám phá con người. Với những thành tựu như vậy,
văn học thiếu nhi xứng đáng giữ một vị trí quan trọng, góp phần làm nên diện
mạo của nền văn học dân tộc.
Ngoài những công trình, tiểu luận của giới nghiên cứu, nhiều bạn
sinh viên chọn văn học thiếu nhi làm đề tài khóa luận của mình. Luận văn


6

thạc sĩ của tác giả Lương Thị Thu Huyền (2011) với đề tài Thế giới nghệ
thuật truyện đồng thoại và ý nghĩa giáo dục với học sinh Tiểu học (Qua
khảo sát Tuyển tập truyện ngắn viết cho thiếu nhi từ sau từ sau cách
mạng tháng Tám). Tác giả Nguyễn Thị Hoài Thu (2011) với đề tài Thế
giới nghệ thuật truyện ngắn Xuân Quỳnh viết cho thiếu nhi và ý nghĩa
giáo dục với học sinh tiều học… Cả hai tác giả luận văn trên đều đi tới
khẳng định những giá trị bền vững mà văn học thiếu nhi dành cho các em
đặc biệt là sự hấp dẫn của truyện ngắn trong dòng văn học dân tộc. Tác giả
Nguyễn Thị Hoài Thu đã nhận định: “Giữa xã hội hiện đại, văn minh có
khá nhiều phương tiện có thể giáo dục và cuốn hút trẻ em, hi vọng những
trang văn viết cho thiếu nhi của Tô Hoài, Vũ Tú Nam, Thy Ngọc, Trần
Hoài Dương, Trần Đăng Khoa… và của Xuân Quỳnh sẽ vẫn là những
người bạn của trẻ thơ, là một miền sáng trong để các em hướng đến, quý
trọng tình người”. Ngoài hai khóa luận trên còn rất nhiều khóa luận khác.
Điều đó thể hiện sự quan tâm của các sinh viên, học viên, các nhà nghiên
cứu tới văn học thiếu nhi.
Về vấn đề nghiên cứu tập Những truyện ngắn hay viết cho thiếu
nhi (do Phong Thu tuyển chọn) – đối tượng nghiên cứu luận văn của chúng
tôi. Trong công trình kể trên, tập 2 là phần dành riêng cho những bài viết
về cho thiếu nhi. Ở đó nhiều nhà nghiên cứu, nhiều văn nghệ sĩ đã khảo sát
những sáng tác tự sự dành cho các em. Các tên tuổi quen thuộc như: Vân

Thanh, Vũ Ngọc Bình, Hà Ân, Tô Hoài, Ma Văn Kháng, Lã Thị Bắc Lý,
Vă Hồng, Ngô Văn Phú…
Những tiểu luận và những công trình nghiên cứu đã đề cập tới vấn đề
cơ bản như: “Truyện và các loại truyện cho thiếu nhi”. Tiêu biểu là tiểu
luận của các tác giả Vũ Ngọc Bình… Tuy nhiên chưa có công trình nào
nghiên cứu toàn diện. Tuy vậy, trong tuyển tập này, phía sau mỗi truyện, tác


7

giả Phong Thu có lời bình ngắn gọn. Đó là những gợi ý, định hướng quý giá
cho tác giả triển khai đề tài. Đặc biệt là những truyện này trong chương trình
sách Tiếng Việt tiểu học và ý nghĩa giáo dục của chúng đối với học sinh vẫn
chưa được quan tâm. Bởi vậy, nghiên cứu tuyển tập truyện ngắn viết cho thiếu
nhi do đề tài khảo sát ở góc độ thế giới nghệ thuật có ý nghĩa trên nhiều
phương diện. Đó là một con đường để thâm nhập các tác phẩm bằng cách
nghiên cứu các yếu tố hình thức mang tính nội dung, chuyển tải quan niệm về
nhân sinh của nhà văn. Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi
còn được học hỏi kinh nghiệm nghiên cứu và những kiến thức văn học quý
báu.
Đối tượng chúng tôi tìm hiểu là Tuyển tập Những truyện ngắn hay viết
cho thiếu nhi (tập 1) do Phong Thu biên soạn. Đây là tập hợp những tác
phẩm tiêu biểu của những cây bút gắn bó với thiếu nhi.
3. Mục đích nghiên cứu
- Luận văn nghiên cứu “Thế giới nghệ thuật những truyện ngắn hay viết
cho thiếu nhi và ý nghĩa giáo dục đối với học sinh tiểu”.
- Từ việc khẳng định những giá trị nội dung và nghệ thuật của Tuyển
tập truyện trên hướng tới giáo dục nhân cách và bồi dưỡng năng lực văn cho
học sinh tiểu học, góp phần nhỏ bé vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy
môn Tiếng Việt trong nhà trường.

4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được những mục đích trên luận văn thực hiện những
nhiệm vụ sau:
- Tìm hiểu những kiến thức lý luận chung có liên quan tới một số khái niệm
như khái niệm: Thế giới nghệ thuật; khái niệm truyện và truyện ngắn; một số
phương thức, phương tiện nghệ thuật khác.
- Khảo sát và chỉ ra những đặc điểm trong thế giới nghệ thuật Những


8

truyện ngắn hay viết cho thiếu nhi (Những chủ đề chính, thế giới nhân vật,
nghệ thuật dựng truyện…).
- Khảo sát, thống kê những truyện ngắn của một số tác giả trong Tuyển
tập truyện được trích dạy trong sách Tiếng Việt Tiểu học và ý nghĩa giáo dục đối
với học sinh.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
5.1.Tư liệu khảo sát
- Luận văn khảo sát 32 truyện ngắn trong Tuyển tập Những truyện
ngắn hay viết cho thiếu nhi (tập 1) dành cho học sinh Tiểu học do Phong
Thu tuyển chọn của NXB GD Hà Nội 2004.
- Luận văn khảo sát những truyện ngắn của một cây bút trong Tuyển
tập trên được trích trong SGK Tiếng Việt Tiểu học (Tô Hoài, Nguyễn Phan
Hách, Phạm Hổ, Trần Hoài Dương, Phong Thu…).
5.2.Phạm vi nghiên cứu
- Luận văn khảo sát thế giới nghệ thuật của tập truyện Những truyện
ngắn hay viết cho thiếu nhi.
- Luận văn khảo sát một số truyện ngắn của một số tác giả trong
tuyển tập trên được trích trong sách Tiếng Việt Tiểu học.
- Ý nghĩa giáo dục của truyện ngắn được khảo sát đối với học sinh

Tiểu học.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp thống kê, khảo sát.
- Phương pháp hệ thống.
- Phương pháp so sánh.
Luận văn kết hợp một số thao tác như: Phân tích, bình giảng… để thực
hiện tốt đề tài.
7. Đóng góp của luận văn


9

- Đóng góp về lý luận:
Nghiên cứu Thế giới nghệ thuật Những truyện ngắn hay viết cho thiếu
nhi nhằm chỉ ra giá trị nội dung và nghệ thuật một cách hệ thống và toàn diện.
- Đóng góp về thực tiễn:
Nghiên cứu đề tài này sẽ giúp cho giáo viên và học sinh Tiểu học hiểu
sâu sắc hơn về giá trị của văn chương thông qua thế giới nghệ thuật truyện
ngắn hay viết cho thiếu nhi và tính giáo dục của nó. Đặc biệt nó sẽ góp phần
giáo dục nhân cách và nâng cao năng lực học văn.
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Nội dung của luận
văn gồm ba chương:
Chương 1: Khái quát chung về truyện và truyện ngắn viết cho thiếu nhi
Chương 2: Thế giới nghệ thuật những truyện ngắn hay viết cho thiếu
nhi (do Phong Thu tuyển chọn và có lời bình)
Chương 3: Truyện của một số tác giả thuộc Tuyển tập Những truyện
ngắn hay viết cho thiếu nhi trích dạy trong sách Tiếng Việt Tiểu học và ý
nghĩa giáo dục đối với học sinh.



10

NỘI DUNG
Chƣơng 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TRUYỆN VÀ TRUYỆN NGẮN
VIẾT CHO THIẾU NHI

1.1. Khái niệm về truyện
1.1.1. Thuật ngữ và khái niệm
Thuật ngữ “truyện” ra đời muộn hơn so với tác phẩm của nó. Khi văn
học ra đời với những câu chuyện truyền miệng như cổ tích, truyền thuyết,
thần thoại… thì lúc ấy chính là lúc truyện ra đời. Thuật ngữ “truyện” có
nhiều cách cắt nghĩa. Ta có thể hiểu khái niệm truyện theo Từ điển thuật
ngữ văn học: “Truyện bao giờ cũng có cốt truyện, gắn với cốt truyện là
một hệ thống nhân vật” [9, 367].
Trên cơ sở tìm hiểu truyện, luận văn sẽ tìm hiểu truyện viết cho thiếu
nhi. Tuy chưa có khái niệm cụ thể về thể loại này nhưng thông qua các sáng
tác, chúng ta có thể hiểu: Truyện viết cho thiếu nhi là những sáng tác văn xuôi
dành để phục vụ cho đối tượng là thiếu nhi.
Ở thể loại truyện này thì từ đề tài, chủ đề, tư tưởng… đến nhân vật, kết
cấu, giọng điệu… đều nằm trong phạm vi phản ánh cuộc sống sao phù hợp và
gần gũi với các em. Tuy vậy, khái niệm truyện thiếu nhi cũng thường bao
gồm một phạm vi rộng rãi những tác phẩm văn học thông thường (cho người
lớn) đã đi vào phạm vi đọc của thiếu nhi như: Đôn Ki-hô-tê của M. Xéc-vantex, Rô-bin-xơn Cơ-ru-xô của Đ.Đi-phô…
Trong văn học dân tộc, truyện thiếu nhi cũng được phân ra nhiều tiểu
loại như: truyện ngắn, truyện đồng thoại, truyện dài, truyện cổ tích hiện đại,
tiểu thuyết… Điều này đã chứng tỏ sự phong phú của thể loại truyện dành cho



11

thiếu nhi.
1.1.2. Đặc điểm thể loại
Theo cách hiểu từ khái niệm truyện, ta thấy đó là những sáng tác tự sự.
Trong văn học dân gian là thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, truyện cười,
truyện ngụ ngôn.
Trong văn học viết thời trung đại, các thể loại truyện thơ Nôm, truyện
truyền kì, tiểu thuyết chương hồi đều thuộc dòng chảy của truyện.
Trong văn học hiện đại, khái niệm truyện vẫn là thuật ngữ được dùng
theo hàm nghĩa rộng để chỉ những sáng tác thuộc phương thức tự sự.
Như vậy, tác phẩm thuộc thể loại truyện có những đặc điểm cơ bản
như sau:
Thứ nhất: truyện là tác phẩm có cốt truyện.
Thứ hai: cùng với cốt truyện là nhân vật. Nhân vật có thể là con người,
là thế giới loài vật hoặc lực lượng siêu nhiên.
Thứ ba: tác phẩm truyện được diễn đạt dưới hình thức kể.
Trước hết, kể về các sáng tác truyện dân gian. Những sáng tác dân gian
không đồng nhất với văn học thiếu nhi nhưng nó lại phù hợp với các em.Nó
có những đặc điểm phù hợp với lứa tuổi trẻ thơ. Đó là những sáng tác như:
thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn… Cốt truyện
trong truyện cổ tích, truyền thuyết, thần thoại là cốt truyện đơn giản, theo trật
tự tuyến tình thời gian. Trong truyện thường xuất hiện những yếu tố kì ảo,
hoang đường. Dung lượng truyện ngụ ngôn và truyện cười thường rất ngắn
gọn. Truyện được viết một cách cô đọng, súc tích và xuất hiện những yếu tố
gây cười. Nội dung của các truyện thường thể hiện ước mơ, khát vọng của
nhân dân. Thông qua các sáng tác, nghệ sĩ dân gian gửi gắm những bài học
giản dị mà sâu sắc trong cuộc sống.
Có thể nói, truyện và đặc biệt là truyện ngắn đóng vai trò quan trọng



12

trong nền văn học dân tộc nói chung và văn học thiếu nhi nói riêng. Đặc trưng
của truyện là khả năng thể hiện cuộc sống phong phú, đa dạng hơn thể loại trữ
tình. Khác với thơ, thơ chủ yếu chú ý đến thế giới nội tâm của con người thì
truyện hướng tới thế giới khách quan để kể chuyện đời. Lứa tuổi các em thiếu
nhi thích tìm hiểu, khám phá những gì cụ thể. Ước mơ của các em luôn bay
bổng, dí dỏm, ngộ nghĩnh, vì thế truyện trở nên gần gũi, đáp ứng nhu cầu của
tuổi thơ.
Có thể nói, các sáng tác văn học thiếu nhi vô cùng phong phú, đa dạng.
Nó không chỉ phát triển trên thế giới mà ở Việt Nam cũng vậy. Ở nước ta
những sáng tác cho lứa tuổi này đang vận động theo chiều hướng riêng và nó
chịu sự chi phối bởi những quy luật nội tại của chính nó.
1.2. Truyện viết cho thiếu nhi
1.2.1. Các loại truyện viết cho thiếu nhi
Truyện cho thiếu nhi thời hiện đại bao gồm: truyện ngắn, truyện vừa,
truyện dài, đồng thoại, truyện cổ viết lại, truyện cổ tích hiện đại… Trong
những sáng tác thuộc các thể loại này, nhân vật chủ yếu là các bạn nhỏ
hoặc những nhân vật liên quan tới các em. Truyện đồng thoại bao gồm thế
giới loài vật, đồ vật.
a. Truyện ngắn.
Theo Từ điển thuật ngữ văn học thì truyện ngắn (short story) “là tác
phẩm tự sự cỡ nhỏ. Nội dung của thể loại truyện ngắn bao trùm hầu hết các
phương diện của đời sống: Đời tư, thế sự hay sử thi như ng cái độc đáo của
nó là ngắn” [9, 370].
Từ những buổi đầu manh nha hình thành văn học thiếu nhi, truyện ngắn
dường như là thể loại có mặt sớm nhất. Độc giả sẽ nhớ tới những sáng tác của
Nam cao với Con mèo mắt ngọc, Bài học quét nhà. Nguyễn Huy Tưởng có
Chiến sĩ ca nô…



13

Sau này, văn học thiếu nhi ra đời, dòng sáng tác truyện ngắn ngày càng
thu hút đông đảo người cầm bút. Dọc hành trình lịch sử dân tộc, truyện viết
cho các em hòa trong tiếng nói chung với những chủ để khác nhau. Truyện
ngắn luôn được các em yêu quý. Có thể kể đến những tác phẩm tiêu biểu: Em
bé bên sông Lai Vũ (Vũ Cao), Chú bé sợ toán (Hải Hồ), Bí mật miếu Ba Cô
(Văn Trọng), Cô Bê 20 (Văn Biển), Ông nội ông ngoại, Thằng Bêm…
(Xuân Quỳnh)… Những cây bút truyện ngắn quen thuộc xuất hiện trên văn
đàn, trở thành người bạn của trẻ thơ khá nhiều: Tô Hoài, Xuân Quỳnh, Trần
Hoài Dương, Nguyễn Nhật Ánh, Phong Thu, Lê Phương Liên…
b. Đồng thoại
Đồng thoại là thể loại dành cho trẻ thơ bởi đặc điểm riêng của nó. Lấy
thế giới loài vật làm nhân vật chính, truyện gửi gắm ý nghĩa nhân sinh sâu sắc.
Đồng thoại được hiểu một cách đơn giản là truyện viết cho thiếu nhi (“đồng” là
nhi đồng, “thoại” là truyện). Ngoài ra, có một số ý kiến khác giải thích về thuật
ngữ đồng thoại như ý kiến của nhà nghiên cứu Vân Thanh trong cuốn Bách
khoa thư – Văn học thiếu nhi Việt Nam (tập 1) hay Võ Quảng, Trần Hoài
Dương, Cao Tiến Đức, Dương Thu Hương… Mỗi tác giả có những kiến giải
khác nhau song có thể hiểu khái niệm đồng thoại theo cuốn Từ điển Tiếng
Việt: “Đồng thoại là thể truyện cho trẻ em, trong đó các loài vật và các nhân
vật vô tri được nhân cách hóa tạo nên một thế giới nhân vật thần kì thích hợp
với trí tưởng tượng của các em” [26, 333]. Như vậy, dựa vào các thuật ngữ và
các kiến giải khác nhau của các nhà văn, các nhà nghiên cứu thì chúng ta có thể
hiểu: Đồng thoại là một thể loại đặc biệt của văn học, có sự kết hợp nhuần
nhuyễn giữa hiện thực và yếu tố tưởng tượng. Nhân vật chính là động vật, thực
vật và những vật vô tri những được mang tính cách người.
Từ trong cách hiểu về truyện đồng thoại đã cung cấp cho chúng tôi

cách hiểu cơ bản nhất về những đặc điểm của loại sáng tác nghệ thuật này. Vì


14

thuộc thể loại văn học tự sự nên đồng thoại có những đặc điểm chung so với
những tác phẩm được gọi là truyện viết cho thiếu nhi. Tuy nhiên, kiểu truyện
đồng thoại cũng có những đặc điểm riêng. Đó là khả năng tưởng tượng kì
diệu và nghệ thuật nhân hóa. Đây chính là những ưu điểm của đồng thoại so
với các thể loại khác.
Từ Dế mèn phiêu lưu kí của Tô Hoài đến nay, đồng thoại đạt nhiều
thành tựu. Các nhà văn yêu mến trẻ thơ và thế giới xung quanh đã làm nên
những thiên đồng thoại đẹp. Những tên tuổi xuất hiện cùng đồng thoại phải kể
đến Tô Hoài, Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Kiên, Võ Quảng, Thy Ngọc, Trần
Hoài Dương… Để lại những ấn tượng sâu sắc là các sáng tác đồng thoại tiêu
biểu: Cái tết của mèo con (Nguyễn Đình Thi), Chú đất nung (Nguyễn Kiên),
Cái Cò, cái Vạc (Tô Hoài), Bài học tốt (Võ Quảng), Đôi cánh của ngựa
trắng (Thy Ngọc), Cô bé Mảnh Khảnh (Trần Hoài Dương)…
c. Truyện dài và tiểu thuyết
Truyện dài và tiểu thuyết viết cho thiếu nhi là hai thể loại khó phân biệt
thật rạch ròi. Để hấp dẫn độc giả nhỏ tuổi, truyện dài và tiểu thuyết đòi hỏi
phải có những thành công về mặt nghệ thuật và nội dung. Đặc biệt là cốt
truyện và thế giới nhân vật. Những cây bút bỏ công sức nhiều cho thể loại này
xưa nay được nhớ tới, tiêu biểu là Đoàn Giỏi với Đất rừng phương Nam, Võ
Quảng với Quê Nội và Tảng sáng; Xuân Sách được biết đến với Đội du kích
thiếu niên Đình Bảng; Tô Hoài có Kim Đồng, Vừ A Dính,… Duy Khán có
Tuổi thơ im lặng, Phan Thị Thanh Nhàn có Bỏ trốn, Nguyễn Quang Thiều
viết Bí mật hồ cá thần, Nguyễn Quang Thân viết Chú bé có tài mở khóa…
d. Truyện cổ tích hiện đại
Truyện cổ tích hiện đại được biết đến ấn tượng nhất có lẽ nhờ Chuyện

hoa, chuyện quả của Phạm Hổ. Mỗi truyện của ông là một lời nhắn gửi ân
tình hay sự băn khoăn nào đó trước đời sống nhân gian. Với gần 100 Chuyện


15

hoa, chuyện quả rất đáng để các em tìm đến. Những câu chuyện cảm động
còn đọng lại mãi trong tâm trí bạn đọc: Em bé hái củi và chú hươu con (hay
Sự tích cây hoa đại), Em bé và rồngcon (hay Sự tích quả nhãn), Cái kéo kì
lạ (hay Sự tích hoa cải), Tiếng sáo và con rắn (hay Sự tích hoa thiên lý)…
1.2.2. Đề tài
Đề tài, chủ đề chính là những vấn đề được nhà văn quan tâm và giải
quyết trong tác phẩm. Đó chính là nội dung của những sáng tác văn chương.
Văn học thiếu nhi nói chung và truyện ngắn nói riêng thường tập trung vào
những vấn đề lớn xuyên suốt các thời kì, các giai đoạn lịch sử. Tuy vậy, tùy
theo đặc điểm, nhu cầu của cuộc sống mà những đề tài, chủ đề có thể thay
đổi, có thể được ưu tiên hay thưa thớt hơn.
Nhìn tổng thể, truyện ngắn văn học thiếu nhi tập trung vào những mảng
đề tài lớn sau: Đề tài kháng chiến, đề tài lịch sử, đề tài nông thôn, đề tài về
cuộc sống lao động, học tập, sinh hoạt của trẻ thơ, đề tài khoa học…
a. Đề tài kháng chiến
Hiện thực kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ chi phối toàn bộ đời
sống dân tộc ta trong mấy chục năm. Văn chương viết về hai cuộc kháng
chiến vệ quốc đó đã làm nên diện mạo riêng biệt. Truyện viết cho thiếu nhi
cũng vậy. Từ những truyện ngắn cho đến những tác phẩm dài hơi (truyện dài,
tiểu thuyết) có khá nhiều sáng tác tái hiện đề tài này. Con người và dân tộc
qua những sáng tác được khắc họa khá sâu sắc. Trong bức tranh chung đó, có
nhân vật trẻ thơ.
Có thể kể đến hàng loạt tác phẩm truyện thuộc đề tài này: Em bé bên
bờ sông Lai Vu (Vũ Cao), Chiến sĩ ca nô (Nguyễn Huy Tưởng), Đất rừng

phương Nam (Đoàn Giỏi), Đội du kích thiếu niên Đình Bảng (Xuân Sách),
Kim Đồng, Vừ A Dính (Tô Hoài), Mẹ vắng nhà (Nguyễn Thi), Tuổi thơ dữ
dội (Phùng Quán)…


16

b. Đề tài truyền thống lịch sử
Lịch sử truyền thống xưa nay thường được tái hiện qua những loại hình
nghệ thuật khác nhau. Truyện viết cho thiếu nhi cũng khai thác đề tài này,
giúp các em có nhận biết sâu sắc hơn về quá khứ của dân tộc. Nhắc tới truyện
lịch sử, độc giả nhớ đến Hà Ân, Nguyễn Huy Tưởng, Lê Vân, An Cương…
Những tác phẩm để lại nhiều ấn tượng trong lòng người đọc xưa nay có thể kể
đến: Lá cờ thêu sáu chữ vàng (Nguyễn Huy Tưởng), Sóng gió Bạch Đằng
và Bố Cái đại vương (An Cương)… Đặc biệt Hà Ân còn rất thành công ở bộ
ba truyện lịch sử viết về đời Trần là Bên bờ Thiên Mạc, Trên sông truyền
hịch và Trăng nước Chương Dương… Truyện lịch sử đã làm sống dậy
những trang sử hào hùng của dân tộc với những nhân vật lịch sử mang tầm
vóc thời đại.
c. Đề tài viết về sinh hoạt, lao động, học tập của trẻ thơ
Sinh hoạt, lao động, học tập là hiện thực cuộc sống gần gũi với các em.
Bởi vậy có những sáng tác phong phú và đông đảo những cây bút. Hàng loạt
tên tuổi quen thuộc như Tô Hoài, Trần Thanh Địch, Văn Biển, Nguyễn Hải
Hồ, Lê Phương Liên… Các tác phẩm tiêu biểu: Đàn chim gáy (Tô Hoài), Bí
mật miếu Ba Cô (Văn Trọng), Chú bé sợ toán (Hải Hồ), Điều không tính
trước (Nguyễn Nhật Ánh), Tập đoàn san hô (Phan Thị Thanh Tú)…
Viết cho lứa tuổi học trò là mảng đề tài đặc biệt khởi sắc. Thế giới nội
tâm sâu kín cùng với những rung động đầu đời được các tác giả đề cập tới
như một sự phát triển tất yếu của đặc điểm tâm lý trẻ thơ. Có nhiều tác phẩm
tiêu biểu như: Bây giờ bạn ở đâu, Cỏ may ngày xưa (Trần Thiên Hương),

Hương sữa đầu mùa (Lê Cảnh Nhạc), Không có gì mà tặng bông hồng (Hồ
Việt Khuê) và hàng loạt các truyện dài của Nguyễn Nhật Ánh như: Còn chút
gì để nhớ, Cô gái đến từ hôm qua, Nữ sinh, Hạ đỏ, Mắt biếc, Bàn có năm
chỗ ngồi, Bong bóng lên trời…


17

Viết về sinh hoạt của trẻ em thành phố các nhà văn quan tâm hai mảng
hiện thực: cuộc sống của những trẻ em trong những gia đình khá giả và cuộc
sống của những trẻ em nhà nghèo. Các tác phẩm tiêu biểu như Kính vạn hoa
(Nguyễn Nhật Ánh), Hoa trên đường phố (Thu Trân), Kiềng ba chân (Đoàn
Lư), Ngày khai trường trong mơ (Kim Hài), Tiếp đạm (Nguyễn Thị Ấm)…
d. Đề tài nông thôn
Viết về nông thôn thường gắn với cuộc sống đổi mới từ sau hòa bình
và đời sống lao động, sinh hoạt ở thôn quê. Những sáng tác này đem đến
cho bạn đọc nhỏ tuổi những hiểu biết thêm về quê hương, đất nước và con
người, thường là những truyện rất giản dị. Các nhà văn yêu mến nông thôn
có Tô Hoài, Nguyễn Kiên, Bùi Hiển, Nguyễn Quỳnh… Một số tác phẩm
tiêu biểu về đề tài này là: Hai ông cháu và đàn trâu (Tô Hoài), Cơn bão số
4 (Nguyễn Quỳnh), Kể chuyện nông thôn (Nguyễn Kiên), Bí mật miếu Ba
Cô (Văn Trọng)…
Đời sống lao động, sinh hoạt ở miền núi ngày càng phát triển và ghi
vào thành tựu với các tác phẩm tiêu biểu: Y Leng (Đào Vũ), Kỉ vật cuối cùng
(Hà Lâm Kì), Một lớp trưởng khác thường (Lương Tố Nga), Chân trời mở
rộng (Đoàn Lư), Đường về với mẹ Chữ (Vi Hồng)…
e. Đề tài khoa học
Mảng đề tài này cũng hình thành và phát triển với các tác phẩm tiêu
biểu như Ông than đá và quả trứng vuông (Viết Linh), Cô kiến trinh sát (Vũ
Kim Dũng)…

Nhìn chung, văn học thiếu nhi có các đề tài khá đa dạng và phong phú
đáp ứng được nhu cầu cũng như làm sinh động hóa thế giới tâm hồn của các
em.
1.2.3. Hình thức biểu hiện
Trong phần này, luận văn trình bày hai phương diện cơ bản nhất trong


18

hình thức của thể loại truyện là kết cấu cốt truyện và nhân vật.
a. Kết cấu cốt truyện
Kết cấu cốt truyện bao gồm chuỗi các sự kiện, hành động của nhân vật
được sắp xếp theo một ý tưởng nghệ thuật của người nghệ sĩ. Nhìn chung,
truyện viết cho thiếu nhi có kết cấu không phức tạp. Truyện có những kiểu kết
cấu khác nhau tùy thuộc vào dung lượng tác phẩm dài hay ngắn; phụ thuộc
vào kiểu loại truyện khác nhau, phụ thuộc vào ý đồ nghệ thuật của người cầm
bút. Tuy nhiên, trên đại thể, truyện viết cho thiếu nhi thường có kiểu sắp xếp
gắn kết theo trình tự thời gian tuyến tính. Những sự kiện, những tình tiết gắn
với cuộc đời nhân vật chính được thể hiện theo trình tự trước sau không đảo
lộn. Cách kể này khiến cho các em dễ theo dõi. Ví dụ như trong tác phẩm Dế
mèn phiêu lưu kí của Tô Hoài; cuộc đời của nhân vật “tôi” trong Cho tôi một
vé đi tuổi thơ của Nguyễn Nhật Ánh. Truyện có thể được tổ chức không theo
trình tự thời gian tuyến tính, ở đó có xen kẽ những sự kiện, tình tiết của thời
hiện đại, thời gian đã qua. Tiểu thuyết Đất rừng phương Nam của Đoàn Giỏi
có kiểu kết cấu này. Những truyện ngắn viết cho thiếu nhi lại thường có kiểu
kết cấu đơn giản, không nhiều sự kiện và thường tập trung vào một số tình
huống tiêu biểu, một đoạn đời, một sự việc, một vài hành động của nhân vật
chính như trong sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh: Còn chút gì để nhớ, Bồ câu
không đưa thư, … Đây là dạng thức phổ biến trong truyện ngắn viết cho
thiếu nhi.

Tuy nhiên, trong một số sáng tác thuộc thể loại truyện dài, truyện
phiêu lưu như Dế mèn phiêu lưu kí của Tô Hoài, Tuổi thơ dữ dội của
Phùng Quán, Kính vạn hoa của Nguyễn Nhật Ánh… lại xuất hiện nhiều
tình tiết, nhiều sự kiện và xuất hiện những tình huống mâu thuẫn căng
thẳng. Độc giả nhỏ tuổi như bị cuốn vào vòng xoáy của các nhân vật trong
truyện. Nhìn chung, kết cấu truyện viết cho thiếu nhi tương đối đa dạng,


19

phù hợp với khả năng nhận thức của các em.
b. Nhân vật
Một tác phẩm văn học không thể thiếu nhân vật, nhân vật được coi là
xương sống, linh hồn của tác phẩm. Đó là phương thức để nhà văn tái hiện thế
giới hình tương nghệ thuật và là đường kênh để nhà văn truyền tải các tư
tưởng nghệ thuật. Nhân vật trong truyện viết cho thiếu nhi khá đa dạng và
phong phú. Tuy nhiên, theo chúng tôi, nhân vật chính trong truyện cho các em
đa phần là trẻ em. Dù trong văn bản kể có các nhân vật khác, song đó chỉ là
những nhân vật được sử dụng nhằm làm sáng rõ đời sống tình cảm thế giới trẻ
thơ. Trong truyện đồng thoại nhân vật chính là thế giới loài vật. Đối với
những truyện thần thoại thì nhân vật chủ yếu là các vị thần. Nhà văn lấy
những câu chuyện về các vị thần để gửi gắm những ý nghĩa nhân sinh tới con
người, những bài học giản dị chắt lọc từ cuộc sống.
Nhân vật là phương diện khái quát hiện thực, phản ánh thế giới khách
quan. Trong những truyện viết cho thiếu nhi, các nhân vật luôn thể hiện tâm
lý, tình cảm của mình trong mối quan hệ với môi trường quen thuộc của các
em như gia đình, trường học, làng xóm, khu phố… để các em lý giải, khám
phá cuộc sống. Viết về cuộc sống mới, văn học thiếu nhi đã xây dựng nhiều
nhân vật có thành tích xuất sắc. Các tác giả đã xây dựng nhân vật phù hợp với
tính cách và hoàn cảnh. Không thần thánh nhân vật và cường điệu nhân vật

quá mức. Thông qua đó các tác giả giúp các em thiếu nhi hiểu về ý nghĩa cao
quý của lao động, giáo dục các em về lý tưởng đạo đức, giáo dục tình cảm
thẩm mĩ lành mạnh, giúp các em thưởng thức cái đẹp của thiên nhiên và cuộc
sống, cảm nhận giá trị nhân cách cao đẹp thông qua nhân vật.
Thế giới nhân vật là các loài vật, các vị thần cũng được các tác giả
miêu tả rất sinh động và gần gũi với hiện thực cuộc sống. Nhân vật là các loài
chim, các bông hoa, các vị thần,… thông qua đó giúp các em mở rộng khả


20

năng tưởng tượng, sáng tạo, bồi đắp cho các em tình yêu với thế giới xung
quanh.
Nhiều nhân vật bước ra từ những trang văn và trở thành những nhân vật
điển hình trong thế giới trẻ thơ. Đó là Dế mèn trong truyện Dế mèn phiêu lưu
kí của Tô Hoài; là những nhân vật trong các tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh:
hai chú bé Kăply và Nguyên trong Chuyện xứ Lang- bi-ang; nhân vật “tôi”
và các bạn trong Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ; là các bạn nhỏ trong Kính
vạn hoa. Đó còn là chú bé An đi tìm cha trong tiểu thuyết Đất rừng phương
Nam của Đoàn Giỏi…
Có thể thấy, trẻ em vốn là đối tượng nhạy cảm, chúng có thể vui cùng
với niềm vui của nhân vật và cũng có thể buồn ngay với nỗi buồn của nhân
vật. Đôi khi các em còn học theo những hành động, lời nói, việc làm của nhân
vật. Vì vậy, các nhân vật được miêu tả cần phải là tấm gương cho các em.
Những hình tượng nhân vật mà các em yêu thích sẽ sống mãi trong trí nhớ
của các em tới suốt cuộc đời.
Ngoài nhân vật và kết cấu cốt truyện, truyện viết cho thiếu nhi còn
những yếu tố khác thuộc hình thức: ngôn ngữ, các biện pháp nghệ thuật…
Điều đó giúp nhà văn thể hiện tốt những nội dung muốn chuyển tới độc
giả nhỏ tuổi.

1.3. Khái quát tuyển tập Những truyện ngắn hay viết cho thiếu nhi
1.3.1. Giới thiệu một số tác giả tiêu biểu
Trong tuyển tập do Phong Thu tuyển chọn có tới 32 tác phẩm và 28 tác
giả. Có những tên tuổi khá thân quen với độc giả như: Tô Hoài, Phạm Hổ,
Nguyễn Đổng Chi, Nguyễn Phan Hách, Trần Hoài Dương, Phong Thu…
Song cũng có những tên tuổi còn chưa được biết đến nhiều như: Thùy An,
Gia Bảo, Ngô Thị Thúy Ngọc... Ở phần này, người viết giới thiệu một số tác
giả tiêu biểu để giúp cho người đọc có một cái nhìn khái quát nhất về đội ngũ


×