Tải bản đầy đủ (.pdf) (197 trang)

BẢO TỒN TIẾNG DÂN TỘC CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG DÂN TỘC THIỂU SỐ KHU VỰC MIỀN NÚI PHÍA BẮC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.7 MB, 197 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ

BẢO TỒN TIẾNG DÂN TỘC
CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG DÂN TỘC THIỂU SỐ
KHU VỰC MIỀN NÚI PHÍA BẮC

Mã số: B2013 - TN04 - 02

Chủ nhiệm đề tài: TS. Hà Thị Kim Linh

THÁI NGUYÊN, NĂM 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ

BẢO TỒN TIẾNG DÂN TỘC
CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG DÂN TỘC THIỂU SỐ
KHU VỰC MIỀN NÚI PHÍA BẮC
Mã số: B2013 - TN04 - 02

Xác nhận của tổ chức chủ trì
(ký, họ tên, đóng dấu)


Chủ nhiệm đề tài

TS. Hà Thị Kim Linh

Thái Nguyên, năm 2016


MỤC LỤC

Phần 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................. 1
1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ........................................................................ 1
1.1. Ở nước ngoài ............................................................................................... 1
1.2. Những nghiên cứu trong nước .................................................................... 3
2. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................. 9
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài .................................................................... 10
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ............................................................. 11
4.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................ 11
4.2. Khách thể nghiên cứu................................................................................ 11
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................... 11
6. Cách tiếp cận ................................................................................................ 11
7. Phạm vi nghiên cứu của đề tài ..................................................................... 12
8. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 12
Phần 2. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................. 13
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢO TỒN TIẾNG DÂN TỘC CHO HỌC
SINH THCS NGƯỜI DTTS ................................................................. 13
1.1. Những khái niệm cơ bản của đề tài ........................................................... 13
1.1.1. Bảo tồn ................................................................................................... 13
1.1.2. Bảo tồn tiếng DTTS ............................................................................... 14
1.2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về bảo tồn tiếng dân tộc .................... 19
1.3. Mối quan hệ giữa tiếng dân tộc và văn hóa .............................................. 22

1.3.1. Tiếng dân tộc - đặc trưng văn hóa tộc người ......................................... 22
1.3.2. Tiếng dân tộc trong xu thế phát triển văn hóa hiện nay ......................... 24
1.4. Giáo dục bảo tồn tiếng dân tộc cho học sinh là người DTTS ở trường THCS....... 27
1.4.1. Đặc điểm HS THCS người DTTS.......................................................... 27


1.4.2. Mục tiêu giáo dục bảo tồn tiếng DTTS .................................................. 28
1.4.3. Nhu cầu bảo tồn tiếng DT cho học sinh người DTTS ........................... 28
1.4.4. Nội dung, hình thức bảo tồn tiếng DTTS cho học sinh THCS .............. 30
1.5. Yếu tố ảnh hưởng đến bảo tồn tiếng dân tộc cho học sinh THCS người
DTTS ....................................................................................................... 36
1.5.1. Điều kiện phát triển kinh tế xã hội vùng DTTS ..................................... 36
1.5.2. Chính sách giáo dục ngôn ngữ dân tộc của Đảng và Nhà nước ............ 37
1.5.3. Về phía cán bộ quản lý nhà trường, giáo viên ....................................... 37
1.5.4. Cơ chế phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội ............................ 38
Kết luận chương 1 ............................................................................................ 38
Chương 2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG BẢO TỒN TIẾNG DÂN TỘC
CHO HỌC SINH NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ ............................ 40
2.1. Khái quát về địa bàn khảo sát ................................................................... 40
2.2. Mục đích, nội dung, phương pháp và đối tượng khảo sát ......................... 40
2.2.1. Mục đích khảo sát .................................................................................. 40
2.2.2. Nội dung khảo sát................................................................................... 40
2.2.3. Phương pháp khảo sát ............................................................................ 41
2.2.4. Đối tượng khảo sát ................................................................................. 41
2.3. Kết quả khảo sát ........................................................................................ 43
2.3.1. Thực trạng nhận thức về bảo tồn tiếng DTTS cho HS THCS ............... 43
2.3.2. Thực trạng .............................................................................................. 66
2.2.3. Thực trạng khó khăn trong bảo tồn tiếng DTTS .................................... 80
Kết luận chương 2 ............................................................................................ 82
Chương 3. BIỆN PHÁP BẢO TỒN TIẾNG DÂN TỘC CHO HỌC SINH

NGƯỜI DTTS TRONG NHÀ TRƯỜNG THCS ............................... 83
3.1. Những nguyên tắc chỉ đạo đề xuất biện pháp ........................................... 83
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích ........................................................ 83
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn ........................................................ 83


3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo sự phù hợp với đối tượng giáo dục ...................... 83
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi ........................................................... 84
3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và phát triển ...................................... 84
3.1.6. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ ......................................................... 84
3.2. Biện pháp giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh người DTTS ở trường
THCS ....................................................................................................... 85
3.2.1. Hoàn thiện điều kiện pháp lý phục vụ bảo tồn tiếng dân tộc cho học sinh
người DTTS ............................................................................................. 85
3.2.2. Tổ chức sinh hoạt chuyên đề cho giáo viên theo hướng tiếp cận nội dung bảo
tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh THCS là người DTTS ................................... 86
3.2.3. Đổi mới hình thức tổ chức HĐGD theo hướng tích hợp nội dung giáo dục
bảo tồn tiếng tiếng dân tộc cho HS.......................................................... 89
3.2.4. Xây dựng mô hình kết nối giữa bảo tồn tiếng dân tộc và trải nghiệm văn
hóa ngôn ngữ cho HS người DTTS ......................................................... 91
3.2.5. Truyền thông bảo tồn tiếng DTTS cho học sinh người DTTS .............. 93
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp ............................................................... 95
3.4. Khảo nghiệm về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp ............. 95
Kết luận chương 3 ............................................................................................ 98
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................ 99
1. Kết luận ........................................................................................................ 99
2. Khuyến nghị ............................................................................................... 100
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 102
PHỤC LỤC 01 ............................................................................................... 105
PHỤ LỤC 02 .................................................................................................. 168

PHỤ LỤC 03 .................................................................................................. 180
PHỤ LỤC 04 .................................................................................................. 186


DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

DT

: Dân tộc

DTTS

: Dân tộc thiểu số

GD

: Giáo dục

HS

: Học sinh

HSDTTS

: Học sinh dân tộc thiểu số

THCS

: Trung học cơ sở



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1.

Nhận thức về phạm trù “Bảo tồn tiếng dân tộc thiểu số” ........... 43

Bảng 2.2.

Nhận thức về bảo tồn tiếng DT của HS người DTTS ................ 44

Bảng 2.3.

Nhận thức về vai trò của bảo tồn tiếng DTTS cho HS người DTTS .... 45

Bảng 2.4.

Nhận thức về sự cần thiết của bảo tồn tiếng DTTS ................... 45

Bảng 2.5.

Nhận thức về ý nghĩa của bảo tồn và phát huy tiếng DTTS cho HS
THCS .......................................................................................... 46

Bảng 2.6.

Nhận thức của học sinh người DTTS về ý nghĩa của bảo tồn tiếng
DT ............................................................................................... 47

Bảng 2.7.


Nhận thức về bảo tồn tiếng DTTS ............................................. 48

Bảng 2.8.

Thực trạng nhu cầu sử dụng tiếng DTTS trong giao tiếp của HS
người DTTS................................................................................ 54

Bảng 2.9.

Ý kiến của học sinh người DTTS về bảo tồn tiếng DTTS trong
giai đoạn hiện nay ...................................................................... 61

Bảng 2.10.

Nhận thức cách thức bảo tồn tiếng DTTS cho HS ..................... 64

Bảng 2.11.

Thực trạng khả năng giao tiếp bằng tiếng DTTS của GV .......... 66

Bảng 2.12.

Thực trạng sử dụng tiếng dân tộc trong giao tiếp của HS người
DTTS........................................................................................... 67

Bảng 2.13.

Thực trạng sự quan tâm của nhà trường đối với việc phát huy tiếng
DTTS .......................................................................................... 69


Bảng 2.14.

Biện pháp phát huy tiếng dân tộc thiểu số trong nhà trường ..... 72

Bảng 2.15a. Thực trạng giao tiếp bằng tiếng DTTS của HS người DTTS .... 75
Bảng 2.15b. Thực trạng giao tiếp bằng tiếng DTTS của HS người DTTS ...... 76
Bảng 2.16.

Thực trạng hoạt động triển khai trong trường học bảo tôn tiếng
dân tộc cho HS người DTTS ...................................................... 78

Bảng 2.17.

Những khó khăn trong bảo tồn tiếng DTTS cho HS .................. 80

Bảng 3.1.

Đánh giá về Sự cần thiết của các biện pháp ............................... 96

Bảng 3.2.

Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp ............................. 97


THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Thông tin chung
Tên đề tài: Bảo tồn tiếng dân tộc cho học sinh phổ thông dân tộc thiểu số khu
vực miền núi Phía Bắc
Mã số: B2013 - TN04 - 02
Chủ nhiệm đề tài: TS. Hà Thị Kim Linh

Tổ chức chủ trì: Đại học Thái Nguyên
Thời gian thực hiện: 36 tháng (Từ 2013 - 2015)
2. Mục tiêu
Đề tài hướng vào việc phác họa thực trạng công tác bảo tồn tiếng dân tộc cho
học sinh DTTS trong các trường học khu vực miền núi Phía Bắc, từ đó đề xuất được
biện pháp bảo tồn tiếng dân tộc cho học sinh phổ thông dân tộc thiểu số khu vực miền
núi phía Bắc góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục ở các vùng dân tộc đồng thời phát
huy bản sắc văn hóa dân tộc hiện nay.
3. Tính mới và sáng tạo
Tiếp cận nghiên cứu vấn đề bảo tồn tiếng DTTS cho học sinh THCS trên cơ sở
tiếp cận Giáo dục học, Văn hóa học.
4. Kết quả nghiên cứu
Hệ thống được những nghiên cứu lý luận về bảo tồn tiếng DTTS cho học sinh
người DTTS ở các trường THCS các tỉnh miền núi.
Tổ chức khảo sát thực trạng vấn đề bảo tồn tiếng dân tộc thiểu số trong các trường
THCS các tỉnh miền núi Đông Bắc: Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hà
Giang, Quảng Ninh.
Đề xuất được 5 biện pháp bảo tồn tiếng dân tộc cho học sinh người DTTS khu
vực miền núi Phía Bắc: Truyền thông giáo dục bảo tồn tiếng dân tộc cho học sinh
THCS là người DTTS; Xây dựng được mô hình kết nối về văn hóa ngôn ngữ và trải
nghiệm; Hoàn thiện những điều kiện pháp lý về giáo dục bảo tồn tiếng dân tộc cho
học sinh người DTTS ở trường THCS; Tổ chức sinh hoạt chuyên đề cho giáo viên
theo hướng tiếp cận nội dung bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh THCS người DTTS;
Đổi mới hình thức tổ chức HĐGD theo hướng giáo dục bảo tồn tiếng dân tộc cho HS
người DTTS.


5. Sản phẩm
5.1. Sản phẩm khoa học: 02 bài báo đăng trên tạp chí khoa học
1. Hà Thị Kim Linh - Chấu Thị Tráng (2014), “Nhu cầu sử dụng tiếng mẹ đẻ trong

giao tiếp của học sinh dân tộc thiểu số Trường phổ thông dân tộc nội trú - Vị Xuyên, Hà
Giang”, Tạp chí Giáo dục, số 337.
2. Hà Thị Kim Linh, “Bảo tồn tiếng dân tộc cho học sinh dân tộc thiểu số giai đoạn
hiện nay”, Tạp chí Thiết bị Giáo dục, số 118.
5.2. Sản phẩm đào tạo
1. Hoàng Thị Huyền, Các hình thức bảo tồn ngôn ngữ dân tộc thiểu số trong
dạy học ở trường tiểu học vùng Đông Bắc Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ Giáo dục học,
Bảo vệ năm 2013.
2. Lê Thị Nhung, Giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh dân tộc thiểu số các
trường THCS tỉnh Quảng Ninh, Luận văn Thạc sỹ Giáo dục học, Bảo vệ năm 2014.
5.3. Sách tham khảo: 01 bản thảo sách tham khảo đã nghiệm thu “Bảo tồn tiếng dân
tộc cho học sinh phổ thông dân tộc khu vực miền núi Phía Bắc”.
6. Phương thức chuyển giao, địa chỉ ứng dụng, tác động và lợi ích mang lại của
kết quả nghiên cứu
6.1. Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu là căn cứ khoa học cho các nhà quản lý
giáo dục, quản lý xã hội trong quá trình xây dựng và hoạch định các chính sách giáo
dục cho vùng DTTS.
6.2. Sách tham khảo có thể là tài liệu cho các nhà khoa học, giảng viên và sinh
viên quan tâm nghiên cứu những vấn đề có liên quan.

Ngày
Tổ chức chủ trì

tháng

năm 20

Chủ nhiệm đề tài

(ký, họ và tên, đóng dấu)


TS. Hà Thị Kim Linh


INFORMATION ON RESEARCH RESULTS
1. General information
Project title: Preserving the native language for minority ethnic students in the
Northern Mountainous Regions, Viet Nam
Code number: B2013- TN04 - 02
Coordinator: Dr. Hà Thị Kim Linh
Implementing institution: Thái Nguyên University
Duration: 36 months (from 2013 to 2015)
2. Objective(s)
The research was to describe the current situations of keeping minority ethnic
languages for students at some schools in the mountainous areas in the North of Viet
Nam. Basing on these results, the researcher suggested measures to save minority
ethnic languages for students surveyed, to contribute to improve education quality in
the regions and keep local culture having been indentified before.
3. Creativeness and innovativeness
In sciences of Education and Culture, the research had been carrying out.
4. Research results
To summary the theories researching on saving minority ethnic languages for
students at junior schools in the mountainous areas;
To survey the current situations of saving minority ethnic groups’ languages for
minority ethnic students in mountainous areas in the North of Viet Nam. We surveyed
in some provinces such as Thai Nguyen, Cao Bang, Bac Kan, Tuyen Quang, Lang Son,
Quang Ninh.
To suggest five measures to keep the minority ethnic groups’ languages:
Educationally communicated with minority ethnic students in mountainous areas to
keep the native languages; Designed models to combine between language culture

and experience; Reformed some legal bases for educating to save minority ethnic
groups’ languages for students in mountainous areas in the North of Viet Nam;
Guided teachers the way of saving languages for the minority junior students through
some specialised subjects; Renewing the forms of helping students involve in saving
the language in mountain areas.


5. Products
5.1. Science produces
1. Ha Thi Kim Linh - Chau Thi Trang, The need of using mother tongue in
communication of ethnic minority students in Vi Xuyen - Ha Giang, Journal of
Education, No.337, 2014.
2. Ha Thi Kim Linh, Preservation of ethnic languages for students from minorities,
Education Equipment Magazine, No.118, 2015.
5.2. Training products
1. Hoang Thi Huyen, The Form of Preserving ethnic languages in teaching at the
primary schools of the North of Viet Nam, Master Thesis of Education Science, Year
finished: 2013.
2. Le Thi Nhung, Educating preservation of mother tongues for ethnic minority
students at some junior schools in Quang Ninh, Master Thesis of Education Science
Thesis, Year finished: 2014.
5.3. Document books: 01draft of document book
“Preservation of ethnic languages for students from minorities in mountainous
areas in the North, Viet Nam”.
6. Transfer alternatives, application institutions, impacts and benefits of
research results
- The research results are sciencific evidences for building and renewing the
educational policies to improve education quality in minority ethnic areas in the North
of Viet Nam.
- The book is a very useful one type of literartures for lecturers, students who

are studying in bachelor degree, master degree, PhD degree and scientists as well.


1

Phần 1. MỞ ĐẦU
1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1. Ở nước ngoài
1.1.1. Nghiên cứu về bảo tồn tiếng dân tộc của người dân tộc thiểu số (DTTS) ở Trung
Quốc
Trung Quốc là một quốc gia đa dân tộc với 56 dân tộc, trong đó ước tính DTTS
khoảng 110 triệu người. Dân tộc Han là dân tộc có số lượng chiếm ưu thế (92%). Hầu
hết các DTTS đều có tiếng mẹ đẻ của riêng dân tộc mình ngoại trừ dân tộc Hui và
Manchu là nói tiếng Trung Quốc phổ thông. Hiến pháp Trung Quốc cho phép các
DTTS được quyền sử dụng và phát triển ngôn ngữ của mình. Luật pháp liên quan đến
các DTTS bổ sung các điều kiện thuận lợi, ngôn ngữ DTTS là công cụ giảng dạy ở
các trường học nơi có đa số học sinh là người DTTS. Tuy nhiên, nhiều nơi luật không
được thực hiện và không có quy định để bảo đảm việc thực hiện thực sự được diễn ra
(Blachford 1997; Jernudd 1999; Leclerc 2004) [Theo 21].
Nhà nghiên cứu Kondrashkina nghiên cứu về vấn đề bảo tồn tiếng dân tộc trên
cơ sở nghiên cứu chính sách ngôn ngữ đối với người DTTS ở trung Quốc dựa trên
việc hệ thống các vấn đề về chính sách ngôn ngữ của nhà nước Trung Hoa, mối liên
hệ giữa chính sách ngôn ngữ và giáo dục song ngữ như là sự cụ thể của chính sách
bảo tồn tiếng mẹ đẻ của học sinh là người DTTS. Trong công trình nghiên cứu tác
giả cho thấy sự phát triển của hệ thống chính sách đối với vấn đề bảo tồn và phát triển
ngôn ngữ.
Dựa trên các công trình nghiên cứu về vấn đề bảo tồn và phát triển tiếng dân tộc
của nhà nước Trung Quốc chủ trương dạy học được tiến hành theo 2 mô hình: Thứ
nhất, Hoạt động dạy học cho học sinh được tiến hành bằng 2 thứ tiếng, giáo viên dạy
bằng tiếng Hoa và sử dụng tiếng dân tộc để giải thích. Tiếng Hoa là ngôn ngữ chính

còn tiếng dân tộc được sử dụng nhằm giúp cho việc học tiếng Hoa được tốt hơn. Thứ
hai, học sinh học tiếng DTTS trước sau đó tiếng Hoa được giới thiệu dần khi họ đã
thành thạo ngôn ngữ của họ. Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng: Học sinh nhận thấy
dễ học hơn và cũng dễ diễn đạt hơn bằng ngôn ngữ của mình (Shama Jiaga,1991).
Kết quả nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng vấn đề tiếng dân tộc cần được bảo tồn và phát
huy không chỉ vì người dân tộc thiểu số thông thạo tiếng dân tộc của mình mà vì cơ
hội tiếp nhận tri thức, văn hóa công bằng trong điều kiện xã hội hiện nay, vấn đề đa
dạng văn hóa trong điều kiện hiện nay.


2

Tác giả Yuxiang Wang và JoAnn Phillion đã tiếp cận vấn đề về chính sách ngôn
ngữ của người DTTS và việc thực hiện những chính sách này ở Trung Quốc - Sự cần
thiết cho một nền giáo dục đa văn hóa dưới các nội dung: Những chính sách ngôn
ngữ người DTTS, Những yếu tố đằng sau sự thực thi chính sách ngôn ngữ người
DTTS ở Trung Quốc, Ngôn ngữ của người DTTS: quyền lợi cá nhân hay quyền lợi
quốc gia? Sự ảnh hưởng chiếm ưu thế của tiếng phổ thông Trung Quốc, Ngôn ngữ và
văn hóa của người DTTS trong sách giáo khoa nhà trường [38],… Tác giả tập trung
phân tích và dẫn chứng cho thấy việc ban hành luật, chính sách đảm bảo cho người
DTTS có quyền sử dụng tiếng mẹ đẻ của họ trong viết, nói, trong giáo dục bị hạn chế
bởi ưu thế của tiếng phổ thông Trung Quốc. Bên cạnh đó, yếu tố kìm hãm sự thực thi
chính sách ngôn ngữ này còn là do sự đói nghèo của người DTTS, vấn đề thiếu giáo
viên biết nói cả tiếng mẹ đẻ của người DTTS và tiếng phổ thông Trung Quốc. Ngay
trong nội dung chương trình giáo dục cũng không thể hiện được sự gắn bó giữa ngôn
ngữ của người DTTS, văn hóa của họ dẫn đến việc ngày càng hạn chế số lượng người
biết sử dụng ngôn ngữ của tộc người trên thực tế. “Ở Trung Quốc có 22 ngôn ngữ
của người DTTS có số lượng người biết nói là 10 000 người và hầu hết họ đều là
những người cao tuổi” [37].
1.1.2. Nghiên cứu vấn đề bảo tồn tiếng dân tộc ở một số nước trong khu vực

Đối với Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, ngôn ngữ giảng dạy chính thức trong
hệ thống các trường học là tiếng Lào (Leclerc, 2004f). Ngôn ngữ địa phương không
được sử dụng trong giáo dục, tuy nhiên được sử dụng trong ngôn ngữ nói ở nhiều lớp
học trong trường hợp giáo viên biết sử dụng ngôn ngữ địa phương (Phommabouth,
2004) [Theo 21].
Singapore là một đất nước đa ngôn ngữ trong đó có 75% dân số nói tiếng Trung
Quốc, 15% nói tiếng Melay và 7% nói tiếng Ấn Độ. Singapore đã thực hiện rất thành
công những vấn đề về chính sách ngôn ngữ như công bố 4 ngôn ngữ là ngôn ngữ
quốc gia chính thức (tiếng Anh, tiếng Trung Quốc, tiếng Tamil và tiếng Melay). Có
hơn 20 ngôn ngữ được dùng ở Singapore với mục tiêu quốc gia là tạo ra một xã hội
đa ngôn ngữ và song ngôn ngữ trong dân cư. Tiếng Anh là ngôn ngữ trung gian được
sử dụng giảng dạy ở tất cả các cấp học, bậc học và ba ngôn ngữ chính thức là Tiếng
Trung Quốc, tiếng Tamil và tiếng Melay được dạy như ngôn ngữ thứ hai và được gọi
là tiếng mẹ đẻ [Dẫn theo 21].
Không giống với Singapore, Thái lan cũng là một nước đa ngôn ngữ nhưng vấn
đề thực hiện chính sách bảo tồn tiếng dân tộc ở Thái Lan lại rất đặc thù trên cơ sơ quy


3

định tiếng Thái được coi là ngôn ngữ quốc gia độc quyền, còn tiếng của dân tộc khác
lại chỉ được sử dụng trong nội bộ tộc người. Với hơn 70 ngôn ngữ được sử dụng trong
nước, tiếng Thái chuẩn là ngôn ngữ giảng dạy ở hầu hết các cấp học. Việc sử dụng
ngôn ngữ khác tiếng Thái bị cấm ở các trường học, tuy nhiên giáo viên vẫn có thể nói
tiếng địa phương thoải mái ở các lớp học ban đầu nhằm giúp học sinh DTTS tiếp cận
chương trình (Jernudd 1999; Lecturc 2004k; Smalley 1994). Chính sự hạn chế về vấn
đề ngôn ngữ của các tộc người tạo trở ngại đối với học sinh là người DTTS tiếp cận
chương trình giáo dục. “Hệ thống giáo dục Thái Lan là một hệ thống một mất một
còn đối với học sinh không nói được tiếng Thái khi đi học. Hệ thống này không hiệu
quả và gây cản trở vì xác định đời sống, văn hóa và ngôn ngữ đều là tiếng Thái, không

đề cập đến nơi sống của học sinh hoặc học tiếng gì. Hệ thống này làm cho nhiều học
sinh mất 2 năm đến trường để có thể học tốt trên lớp” (Smalley 1994, 293) [Theo 21].
Tác giả Josph Lo Bianco quan niệm rằng: Đối với các nhóm văn hoá có truyền
thống là văn hoá giao tiếp bằng lời nói, ngôn ngữ lại còn quan trọng hơn như một kiến
thức (duy nhất) của văn hoá đó cùng với các giá trị truyền thống của nó và cũng là hệ
quả không thể thay thế được trong việc duy trì và phát triển chính nền văn hoá đó.
Có thể nhận thấy các chính sách tiếng dân tộc của các nước đều hướng tới giải
quyết mối quan hệ: văn hóa - ngôn ngữ. Quá trình chuyển đổi, bảo tồn và sự mất dần
của ngôn ngữ tộc người gắn liền với các vấn đề như văn hóa, ngôn ngữ tộc người,
bản sắc văn hóa dân tộc. Các công trình chủ yếu tập trung khai thác vấn đề bảo tồn
tiếng dân tộc trên cơ sở tiếp cận về chính sách ngôn ngữ đối với người dân tộc thiểu
số, vấn đề giáo dục song ngữ mà tiếng dân tộc như là tiếng mẹ đẻ còn tiếng phổ thông
như là ngôn ngôn ngữ thứ 2.
1.2. Những nghiên cứu trong nước
Nghiên cứu về tiếng dân tộc và vấn đề bảo tồn tiếng dân tộc cho học sinh phổ
thông đã được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu.
Tác giả Nguyễn Văn Lộc và các cộng sự đã nghiên cứu vấn đề bảo tồn ngôn
ngữ của dân tộc thiểu số trong mối quan hệ với bảo tồn và phát triển văn hóa [21].
Nhóm tác giả xây dựng được hệ thống cơ sở lý luận về bảo tồn và phát triển văn hóa
ngôn ngữ của dân tộc thiểu số, đánh giá thực trạng giáo dục bảo tồn và phát triển văn
hóa, ngôn ngữ của một số dân tộc thiểu số vùng Việt Bắc trên cơ sở đó đề xuất các
giải pháp và kiến nghị về chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa, ngôn ngữ các dân
tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc Việt Nam. Nhóm tác giả tiếp cận vấn đề nghiên cứu


4

trên cơ sở của tiếp cận các vấn đề về chính sách liên quan đến ngôn ngữ nói chung
và ngôn ngữ của người dân tộc thiểu số nói riêng. Công trình nghiên cứu cũng đã hệ
thống được những đặc trưng văn hóa cơ bản của người dân tộc Tày, Nùng,

H’Mông,… khu vực miền núi phía Bắc trong sinh hoạt hàng ngày như về các phong
tục, lễ tết phổ biến trong năm, quan niệm của con người trong cuộc sống và lao động
sản xuất. Công trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Lộc và nhóm nghiên cứu là
một công trình nghiên cứu công phu về vấn đề bảo tồn và phát triển ngôn ngữ, văn
hóa một số DTTS ở Việt Bắc trên cơ sở hệ thống một cách đầy đủ các vấn đề về chính
sách bảo tồn, phát triển văn hóa, ngôn ngữ DTTS, các vấn đề về kinh nghiệm của một
số nước trên thế giới về bảo tồn và phát triển văn hóa, ngôn ngữ các DTTS, đánh giá
thực trạng công tác bảo tồn và phát triển ngôn ngữ, văn hóa một số DTTS vùng Việt
Bắc; Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác bảo tồn và phát triển văn hóa, ngôn
ngữ của một số DTTS vùng Việt Bắc hiện nay trên cơ sở đó đề xuất hệ thống giải
pháp bảo tồn và phát triển ngôn ngữ. Bên cạnh đó vấn đề đánh giá thực trạng công
tác bảo tồn tiếng dân tộc của người DTTS mới chỉ được các tác giả khai thác dưới
góc độ tiến hành hệ thống hóa các văn bản quy định việc dạy và học bằng tiếng DTTS,
chưa đánh giá được thực trạng việc thực thi những chính sách này về mặt hình thức
thực hiện, nội dung và biện pháp thực hiện trong các cơ sở giáo dục và đào tạo.
Nghiên cứu của nhóm tác giả là những căn cứ lý luận và thực tiễn cho công tác bảo
tồn và phát triển tiếng dân tộc đối với các DTTS hiện nay.
Tác giả Trần Trí Dõi Nghiên cứu về chính sách ngôn ngữ cho người DTTS, về
vấn đề tổ chức giáo dục tiếng phổ thông và tiếng dân tộc (tộc người) trong bài viết
Bàn về cách thức tổ chức giáo dục song ngữ trong nhà trường thuộc địa bàn ngôn
ngữ Tày - Nùng ở Việt Bắc Việt Nam. Cũng trong bài viết, tác giả nhận định: “cảnh
huống ngôn ngữ ở địa bàn ngôn ngữ Tày - Nùng của Việt Bắc là cảnh huống ngôn
ngữ đan xen”, vì là địa bàn đa dân tộc cho nên giáo dục song ngữ ở khu vực này sẽ
là giáo dục tiếng phổ thông và giáo dục tiếng mẹ đẻ của các DTTS do đó “trong môi
trường đa dân tộc, người dân có sự phân biệt mục đích tiếp nhận giáo dục tiếng phổ
thông và mục đích tiếp nhận tiếng mẹ đẻ” [6].
Nghiên cứu vấn đề dạy tiếng dân tộc cho người dân tộc thiểu số theo hướng tiếp
cận các chính sách ngôn ngữ dân tộc thiểu số Việt Nam, tác giả Trần Trí Dõi tập trung
vào 2 vấn đề: Thứ nhất, phân tích những yếu tố thuộc vào nội dung chính sách ngôn
ngữ của vùng dân tộc thiểu số của nhà nước Việt nam đã tác động thế nào đến sự phát

triển bền vững của xã hội vùng dân tộc. Thứ 2, tìm hiểu thực tế việc thực thi chính


5

sách ngôn ngữ vùng dân tộc thiểu số trong mối quan hệ biện chứng giữa sự phát triển
kinh tế xã hội với trình độ sử dụng ngôn ngữ của địa phương. Trên cơ sở đó tập trung
làm rõ vai trò, những tác động tích cực của chính sách ngôn ngữ của nhà nước Việt
Nam đối với sự phát triển kinh tế xã hội vùng DTTS của Việt Nam hiện nay [9]. Bên
cạnh đó một số công trình khoa học khác của tác giả Trần Trí Dõi quan tâm nghiên
cứu như: Một vài nhận xét về giáo dục ngôn ngữ cho vùng dân tộc miền núi ở Việt
Nam trong chặng đường 55 năm qua; Thực trạng giáo dục ngôn ngữ ở vùng dân
tộc miền núi ba tỉnh phía bắc Việt Nam những kiến nghị và giải pháp [10], [11].
Trong những nghiên cứu của mình, tác giả Trần Trí Dõi tiếp cận phân tích các chính
sách ngôn ngữ đối với người DTTS trong điều kiện hiện nay trên cơ sở những thuận
lợi và hạn chế của việc thực thi các chính sách ngôn ngữ hiện nay trên cơ sở khảo
sát nhu cầu tiếp nhận tiếng mẹ đẻ của người DTTS tại một số tỉnh khu vực miền núi
phía Bắc Việt Nam.
Đề cập đến vấn đề bảo tồn tiếng dân tộc như là một vấn đề cấp bách trong xu
thế phát triển của xã hội ngày nay tác giả Nguyễn Cao Thịnh trong bài viết “Bảo tồn
ngôn ngữ dân tộc thiểu số vấn đề cấp bách trong xu thế hội nhập và phát triển” [27]
đã nhấn mạnh bảo tồn tiếng dân tộc như một nhiệm vụ cấp bách cần thực thi trong
giai đoạn hiện nay. Vấn đề này đang trở nên cần thiết và cấp bách hơn khi mà số
lượng ngôn ngữ trên thế giới đang được thu hẹp dần trong đó Việt Nam không là
ngoại lệ.
Nghiên cứu việc sử dụng tiếng DTTS trong giáo dục ở một số nước trên thế giới
được tác giả Nguyễn Thế Thắng tiếp cận nghiên cứu. Trong công trình nghiên cứu
của mình, tác giả Nguyễn Thế Thắng đã hệ thống hóa các chính sách ngôn ngữ của
một số nước Châu Á và Châu Âu, trên cơ sở đó khái quát lên những điểm tương đồng
và khác biệt về sử dụng ngôn ngữ DTTS trong giáo dục trên 3 phương diện: về chính

sách, về hình thức giáo dục và các yếu tố khác [24].
Nghiên cứu tìm kiếm các giải pháp triển khai chương trình và SGK mới vào
vùng DTTS và miền núi được Nguyễn Anh Dũng tiếp cận theo những định hướng
giải pháp cụ thể. Công trình khoa học đề xuất được 5 nhóm giải pháp triển khai
chương trình SGK vào vùng DTTS và miền núi hiệu quả trên cơ sở tính tới những
điều kiện thuận lợi và khó khăn của việc triển khai chương trình SGK vào vùng DTTS
và miền núi cũng như những định hướng đổi mới chương trình giáo dục tiểu học và
trung học cơ sở [14].


6

Trong bài Các ngôn ngữ nguy cấp và việc bảo tồn sự đa dạng văn hoá, ngôn ngữ
tộc người ở Việt Nam, tác giả Nguyễn Văn Lợi cho biết trong số 6.500 ngôn ngữ đang
tồn tại trên thế giới, chỉ có chừng 300 đến 400 ngôn ngữ được truyền lại cho các thế hệ
tiếp theo, các ngôn ngữ còn lại hoặc chỉ được truyền lại ở một bộ phận nhỏ, hoặc không
được truyền lại, đang nằm bên bờ của sự tiêu vong [23]. Căn cứ vào sức sinh tồn, những
điều kiện xã hội-ngôn ngữ học, tác giả chia các những nguy cấp ngôn ngữ ở Việt Nam
thành 5 nhóm:
Nhóm thứ nhất bao gồm các ngôn ngữ hầu như đã bị mất, hiện nay chỉ còn
rất ít người sử dụng (trên dưới 10 người). Đó là các ngôn ngữ như: tiếng Cơlao đỏ
ở Trùng Sán, Hoàng SuPhì (người Cơlao đỏ đã chuyển sang nói tiếng Quan Hoả);
Tiếng Tống ở huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang (người Tống hiện được xếp vào
dân tộc Dao); Tiếng Thuỷ ở Chiêm Hoá, Tuyên Quang (người Thuỷ cũng được
coi là thuộc dân tộc Dao); Tiếng Ơđu ở Con Cuông, tỉnh Nghệ An (hầu hết người
Ơđu chuyển sang nói tiếng Thái, Khơ mú, hiện chỉ còn vài người nhớ ngôn ngữ
này); Tiếng Tu Dí (Bố Y) ở huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai (người Tu Dí
chuyển sang nói tiếng Quan Hoả).
Nhóm thứ hai gồm các ngôn ngữ nguy cấp thực sự, hiện chỉ còn trên, dưới 100
người sử dụng. Đó là: tiếng Pu Péo, tiếng Cơlao Trắng ở Đồng Văn - Hà Giang; tiếng

La Chí ở Hoàng Su Phì - Hà Giang; tiếng Laha ở Thuận Châu - Sơn La; tiếng Ta Mit
ở Than Uyên - Lào Cai; tiếng Nùng Vẻn ở Hà Quảng - Cao Bằng; tiếng Đan Lai, Li
Hà, Tày Poong ở Con Cuông - Tân Kì - Nghệ An; tiếng Mã Liềng, Cọi (Krih) ở
Hương Khê - Hà Tĩnh; tiếng Rục, Mày, Sách ở Tuyên Hoá - Quảng Bình; tiếng Arem
ở Bố Trạch - Quảng Bình.
Nhóm thứ ba gồm các ngôn ngữ có số người sử dụng trên dưới một ngàn người,
phạm vi sử dụng tương đối hẹp, chủ yếu trong giao tiếp gia đình, có xu thế bị mất ở
thế hệ trẻ, chịu áp lực rõ rệt từ các ngôn ngữ có vị thế cao hơn. Đó là các ngôn ngữ
như Mảng, Kháng, Xinh Mun thuộc dòng Mon-Khmer và các ngôn ngữ thuộc họ
Tạng Miến như: Cống, Sila, Xá Phó, Phù Lá, La Hủ.
Nhóm thứ bốn gồm các ngôn ngữ có số lượng người sử dụng từ vài ngàn đến chục
ngàn người, chủ yếu được sử dụng trong giao tiếp gia đình thuộc mọi thế hệ, nhưng một
bộ phận có xu thế thay bằng ngôn ngữ khác. Đó là tiếng Nà Mẻo ở Tràng Định tỉnh Lạng
Sơn và Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang; tiếng Pà Thẻn ở Chiêm Hoá tỉnh Tuyên Quang
và ở Bắc Quang tỉnh Hà Giang; tiếng Lôlô ở Bảo Lộc tỉnh Cao Bằng và ở Đồng Văn,
Mèo Vạc tỉnh Hà Giang.


7

Nhóm thứ năm gồm các ngôn ngữ có từ một chục ngàn đến vài ba chục ngàn
người sử dụng, vẫn được các thành viên trong cộng đồng sử dụng trong giao tiếp hàng
ngày và truyền lại cho thế hệ sau. Tuy nhiên, các ngôn ngữ này có xu thế dễ bị "hoà"
vào các ngôn ngữ có vị thế cao hơn. Đó là các ngôn ngữ như Hà Nhì, Giáy, Khơ mú,
Chơro, Churu, Pakô, Tà Ôi.
Ngôn ngữ dân tộc là biểu hiện của bản sắc văn hoá dân tộc. Duy trì và bảo vệ
ngôn ngữ các dân tộc là duy trì và bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc, một công việc có
ý nghĩa sâu sắc. Tác giả Nguyễn Văn Lợi viết: "Mất đi sự đa dạng ngôn ngữ cũng có
nghĩa mất đi sự đa dạng về trí tuệ. Mỗi một ngôn ngữ là công cụ độc nhất vô nhị để
phân tích, tổng hợp, tri nhận thế giới bên ngoài, tạo nên tri thức, sự đánh giá của cộng

đồng người nói về thế giới. Chúng ta quý trọng và tìm mọi cách giữ gìn các nguồn
gien quý của các loài sao la, bò xám, tê giác một sừng,... Ở Việt Nam, chúng ta cũng
quý trọng và ra sức giữ gìn ngôn ngữ các dân tộc, những nguồn gien quý của kho tàng
ngôn ngữ, văn hoá, văn minh nhân loại. Bảo vệ môi trường, sinh thái tự nhiên là
nhiệm vụ cấp bách; bảo vệ môi trường, sinh thái văn hoá cũng vô cùng quan trọng.
Đối với loài người, các ngôn ngữ đều có giá trị nhân văn như nhau: Kho tàng các
ngôn ngữ thế giới là tài sản quý báu của nhân loại" [26].
Như ta biết, muốn duy trì và bảo vệ ngôn ngữ, văn hoá dân tộc thì trước hết phải
duy trì và bảo vệ chính những tộc người nói những ngôn ngữ đó. Vì vậy, vấn đề duy
trì và bảo vệ ngôn ngữ văn hoá không thể tách rời vấn đề phát triển dân tộc mà muốn
duy trì và phát triển dân tộc thì trước hết phải phát triển kinh tế (Trong bài Tình hình
một số ngôn ngữ dân tộc nguy cấp ở Việt Nam và những luận cứ chính sách đối với
các ngôn ngữ ấy [7].
Trên cơ sở phân tích tình hình một số ngôn ngữ dân tộc được coi là nguy cấp, Tác
giả Trần Trí Dõi cho rằng: Việc thúc đẩy nền kinh tế-xã hội của các dân tộc và nhóm
tộc người có ngôn ngữ bị suy giảm là một nhu cầu bức bách. Muốn cho tộc người Arem
chẳng hạn không suy giảm dân số với tỉ lệ 1% năm, đó là vấn đề sản xuất, đó là vấn
đề y tế v.v... mà cả cộng đồng phải giải quyết. Cũng vậy, muốn những người Ơđu có
điều kiện duy trì tiếng mẹ đẻ của mình, cộng đồng nhỏ bé của họ hiện nay phải được
phát triển, phát triển tới mức họ có nhu cầu dùng tiếng mẹ đẻ trong giao tiếp hàng
ngày; Phải nâng cao chất lượng tiếng mẹ đẻ của họ trong giao tiếp cộng đồng. Cách
tốt nhất để làm được điều này là duy trì tiếng mẹ đẻ trong hoạt động văn hoá của cả
dân tộc... Chính văn hoá truyền thống hay bản sắc văn hoá của các dân tộc là cái nền
tốt nhất để lưu giữ ngôn ngữ của họ. Vì thế, để đảm bảo ngôn ngữ của các dân tộc có


8

nguy cơ bị suy thoái không bị mai một, một công việc tốt nhất là khơi dậy và làm sống
lại hoạt động văn hoá truyền thống của chính họ" [7].

Tại hội nghị quốc tế về bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể các dân tộc do
UNESCO tổ chức tại Hà Nội, tháng 3/1993, các đại biểu đã đưa ra một số khuyến
nghị đối với Chính phủ Việt Nam về bảo tồn và phát huy văn hoá các dân tộc thiểu
số:
Cung cấp tài chính kịp thời cho chương trình quốc gia: "Kho tàng chung di sản
văn hoá phi vật thể của các tộc người ở Việt Nam".
Ở cấp độ nhà nước, bảo vệ, giữ gìn, phát triển và khôi phục kho tàng văn hoá
phi vật thể của các dân tộc thiểu số. Những lĩnh vực cần được tập trung chú ý là: khôi
phục các lễ hội của các dân tộc thiểu số, thu thập với sự trợ giúp của các phương tiện
kĩ thuật nghe nhìn tư liệu về âm nhạc, múa, văn hoá dân gian của các dân tộc.
Khôi phục lại việc dạy ngôn ngữ và chữ viết các dân tộc mà đã bị ngừng trệ do
chiến tranh, ở các trường trung học và tiểu học.
Dạy trẻ em dân tộc về lịch sử và văn minh của các tộc người.
Mở rộng các chương trình truyền thanh, truyền hình về văn hoá dân tộc thiểu
số; tổ chức phát thanh bằng các ngôn ngữ dân tộc thiểu số.
Tiếp tục thu thập, bảo tồn và phổ biến các văn bản viết bằng chữ cổ của các dân
tộc thiểu số.
Bàn về những chủ trường về bảo tồn tiếng dân tộc, Nguyễn Như Ý đã đề cập
"Các chủ trương của Đảng và Nhà nước về ngôn ngữ dân tộc thường chỉ dừng lại ở
những tư tưởng, những luận điểm chung nhất, thiếu hẳn các kế hoạch, các chương
trình mục tiêu và hệ thống các biện pháp cụ thể cùng các hình thức tổ chức thực hiện
thích hợp với từng khu vực, từng dân tộc, đặc biệt là thiếu hẳn một đội ngũ cán bộ
được chuẩn bị về kiến thức và phương pháp, sau cùng là một chế độ kiểm tra, đánh
giá ở cấp Nhà nước, để triển khai" [31].
Từ kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới, Trần Trí Dõi kết luận về vấn
đề giáo dục ngôn ngữ là "phải được đặt trong nhu cầu lợi ích của người thụ hưởng
nền giáo dục ấy. Chính nhu cầu lợi ích của người thụ hưởng giáo dục song ngữ nhiều
khi là yếu tố quyết định chi phối hoạt động giáo dục song ngữ. Trong thực hiện giáo
dục song ngữ, khi ngôn ngữ thứ hai là tiếng mẹ đẻ của người thụ hưởng thì lợi ích
văn hoá là lợi ích nổi trội nhất. Nếu không nắm bắt đầy đủ lợi ích này để nhận biết



9

đầy đủ tính đa dạng của mục đích thụ hưởng thì việc xây dựng một chương trình giáo
dục ngôn ngữ sẽ ít khả năng thu được thành công" [8].
Bên cạnh đó nghiên cứu về vấn đề bảo tồn tiếng dân tộc thiểu số cần phải kể
đến các công trình khoa học của các tác giả: Nguyễn Văn Khang, Nguyễn Xuân Hòa,
Hoàng Văn Hành, Bùi Thị Ngọc Diệp. Nhìn chung, có nhiều công trình nghiên cứu về
ngôn ngữ của người dân tộc thiểu số, nhưng chủ yếu tiếp cận nghiên cứu trong lĩnh
vực Ngôn ngữ học, Văn hóa học,… Nghiên cứu bảo tồn tiếng dân tộc cho học sinh
phổ thông là người DTTS theo hướng tiếp cận nội dung, hình thức, biện pháp bảo tồn
tiếng dân tộc cho học sinh là người DTTS đến nay chưa được tập trung nghiên cứu
giải quyết một cách thỏa đáng.
2. Tính cấp thiết của đề tài
Lưu giữ và bảo tồn tiếng dân tộc thiểu số trong điều kiện hiện nay - điều kiện
Tiếng Anh trở thành ngôn ngữ quốc tế mà mỗi công dân khi gia nhập xã hội tương
lai cần phải được trang bị thì vấn đề lưu giữ tiếng dân tộc thiểu số lại càng trở nên
khó khăn hơn bao giờ hết. Bảo tồn và phát huy tiếng DTTS trong điều kiện hiện nay
một mặt duy trì bản sắc văn hóa của dân tộc nhưng vẫn không làm cho dân tộc đó trở
nên lạc hậu, thụt lùi về điều kiện phát triển là một trong những nội dung trọng tâm
trong chính sách dân tộc, chính sách giáo dục dân tộc đề cập đến.
Đa dạng hoá các hình thức dạy học tiếng dân tộc. Người học có thể lựa chọn
việc học tập thích hợp: học ở trường, học ở gia đình, ở các lớp học thêm ngoài giờ,
học tiếng dân tộc sau khi đã học xong bậc tiểu học... Mở các lớp học xoá mù chữ cho
người lớn tuổi ở các thôn ấp, làng bản, các lớp học tiếng dân tộc buổi chiều, buổi tối...
Dù dạy học theo hình thức nào, nhất thiết phải thực hiện theo nội dung chương trình
và tài liệu dạy học do ngành giáo dục quy định”.
Trong xu thế hội nhập và phát triển, nhiều giá trị văn hóa của dân tộc đang có
nguy cơ bị mai một do sự xâm lấn của những trào lưu văn hóa từ nước ngoài và vấn

đề Kinh hóa người dân tộc. Giữ gìn và phát huy các giá trị bản sắc văn hóa dân tộc
thể hiện tính chất của nền giáo dục XHCN, nền giáo dục mang tính nhân dân, tính
dân tộc, tính khoa học hiện đại. Giữ gìn và phát huy các giá trị bản sắc văn hóa dân
tộc là một trong những mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục trong nhà trường phổ thông hiện
nay nhằm phát triển con người Việt Nam vừa hồng vừa chuyên.
Theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục - Đào tạo trong nhà trường phổ thông, học sinh
vừa phải học tiếng phổ thông nhưng đồng thời cũng cần phải biết giữ gìn và phát huy


10

tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình (TT số 01/GD-ĐT, 1997); Theo tinh thần chỉ thị
số 38/2004 của Thủ tướng chính phủ về tiếp tục triển khai dạy tiếng dân tộc thiểu số
cho cán bộ quản lí, giáo viên vùng dân tộc thiểu số,… Thực hiện nhiệm vụ giáo dục
dân tộc thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân
tộc thì vấn đề bảo tồn tiếng dân tộc trong xu thế phát triển hiện nay là một trong
những hướng cần thiết trên phương diện giáo dục và phương diện văn hóa dân tộc.
Lưu giữ và bảo tồn tiếng dân tộc cho học sinh phổ thông có thể được thực hiện
thông qua nhiều con đường khác nhau, theo con đường dạy học hoặc theo con đường
tổ chức các hoạt động giáo dục và sinh hoạt tập thể cho học sinh, thông qua truyền
thông giáo dục và các hoạt động xã hội,… Bảo tồn tiếng dân tộc gắn liền với việc
thực thi các chính sách ngôn ngữ, trong đó có chính sách ngôn ngữ của DTTS. Trên
thực tế, việc một nhóm ngôn ngữ nào đó đang dần mất đi vị thế ngôn ngữ hay khẳng
định được xu hướng phát triển trong xu thế hiện nay là do những ảnh hưởng trực tiếp
và gián tiếp của nhưng chính sách ngôn ngữ quốc gia.
Ở một số trường học nơi có đông học sinh DTTS theo học, giáo viên không biết
tiếng dân tộc hoặc có biết cũng chỉ là biết qua loa thì tình trạng này dẫn đến những
khó khăn nhất định trong giao tiếp giữa GV và HS bằng tiếng dân tộc. Quá trình giao
tiếp được thiết lập trong trường học nhằm mục tiêu bài học chủ yếu được duy trì trong
mối quan hệ giữa GV và HS người DTTS. Trong điều kiện đó, những hạn chế về

tiếng DTTS của GV là một trong những trở ngại lớn cản trở việc GV không hiểu HS
của mình, là yếu tố khiến các em học sinh không tự tin trong giao tiếp với GV.
Bảo tồn tiếng dân tộc cho học sinh phổ thông là một nhiệm vụ có ý nghĩa to
lớn trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Xã hội chủ nghĩa Việt Nam nói chung, trong
xây dựng nền giáo dục Việt Nam theo định hướng XHCN nói riêng trong thực hiện
nhiệm vụ phát triển văn hóa dân tộc giữa các thế hệ. Nghiên cứu đánh giá đúng thực
trạng về việc bảo tồn tiếng dân tộc cho học sinh THCS hiện nay, tìm kiếm, xây dựng
được biện pháp, nội dung và điều kiện bảo tồn tiếng dân tộc trong mối quan hệ giữa
gia đình và nhà trường là thực sự có ý nghĩa to lớn. Việc đưa vấn đề bảo tồn tiếng
dân tộc cho học sinh như là nhiệm vụ giáo dục của trường học khu vực miền núi
phía Bắc là cần thiết.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi nghiên cứu đề tài: “Bảo tồn tiếng dân
tộc cho học sinh phổ thông dân tộc thiểu số khu vực miền núi phía Bắc”.
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài


11

Đề tài hướng vào việc phác họa thực trạng công tác bảo tồn tiếng dân tộc cho
học sinh DTTS trong các trường học khu vực miền núi Phía Bắc, từ đó đề xuất được
biện pháp bảo tồn tiếng dân tộc cho học sinh phổ thông dân tộc thiểu số khu vực miền
núi phía Bắc góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục ở các vùng dân tộc đồng thời phát
huy bản sắc văn hóa dân tộc hiện nay.
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng bảo tồn tiếng dân tộc của học sinh DTTS ở các trường THCS khu
vực miền núi Phía Bắc.
4.2. Khách thể nghiên cứu
Bảo tồn tiếng dân tộc của người DTTS.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu cơ sở lý luận của bảo tồn tiếng dân tộc cho học sinh là người DTTS.
Khảo sát thực trạng bảo tồn tiếng nói của học sinh là người DTTS khu vực miền
núi Phía Bắc.
Đề xuất biện pháp bảo tồn tiếng nói của học sinh là người DTTS khu vực miền
núi Phía Bắc.
6. Cách tiếp cận
Nghiên cứu bảo tồn tiếng dân tộc cho học học sinh phổ thông DTTS khu vực
miền núi Phía Bắc được tiếp cận trên quan điểm tiếp cận giá trị văn hóa. Tiếng dân
tộc là ngôn ngữ thuộc về tộc người như tiếng Tày, tiếng Nùng,... do đó bảo tồn tiếng
dân tộc thực chất là tìm kiếm biện pháp, điều kiện cụ thể để ngôn ngữ của tộc người
(tiếng dân tộc) không bị mai một theo năm tháng, đồng thời góp phần tạo dựng bản
sắc văn hóa dân tộc trong điều kiện xã hội mới.
Nghiên cứu bảo tồn tiếng dân tộc cho học sinh người DTTS được tiếp cận theo
quan điểm hoạt động và giao lưu: Vấn đề gìn giữ tiếng dân tộc cho học sinh DTTS
phải được thực hiện gắn với hoạt động giao lưu của mỗi cá nhân học sinh. Tham gia
vào quá trình giao lưu các em phải sử dụng ngôn ngữ để trao đổi thông tin.
Nghiên cứu bảo tồn tiếng dân tộc được tiếp cận trên quan điểm kế thừa. Trong
quá trình hình thành điều kiện và biện pháp bảo tồn tiếng dân tộc cho học sinh phổ


12

thông cần hình dung chính sách ngôn ngữ DTTS đã được ban hành và thực hiện, các
giải pháp xã hội và hình thức tổ chức thực hiện. Trên cơ sở kế thừa những kết quả đạt
được tiếp tục hoàn thiện và nội dung và hình thức bảo tồn tiếng dân tộc trong phạm
vi mối liên hệ giáo dục nhà trường - gia đình hữu hiệu.
7. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Về nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu biện pháp bảo tồn tiếng
dân tộc cho học sinh phổ thông là người DTTS Tày, Nùng trong điều kiện của giáo
dục nhà trường và giáo dục gia đình; Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu biện pháp bảo

tồn tiếng dân tộc cho học sinh dân tộc thiểu số khu vực miền núi Đông Bắc thông qua
các hình thức giao tiếp, trao đổi thông tin thông qua tổ chức hoạt động giáo dục ngoài
giờ lên lớp cho học sinh trong môi trường giáo dục của nhà trường và địa phương
dưới sự hướng dẫn tổ chức của giáo viên THCS.
- Về khách thể điều tra: Đề tài tập trung nghiên cứu trên học sinh trung học cơ
sở là người DTTS thuộc các tỉnh Lạng Sơn, Thái Nguyên, Cao Bằng, Bắc Kạn, Hà
Giang, Tuyên Quang, Quảng Ninh. Đề tài còn triển khai điều tra khảo sát trên phụ
huynh học sinh, giáo viên và cán bộ quản lý.
8. Phương pháp nghiên cứu
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Sử dụng các phương pháp phân tích,
tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa hệ thống lý luận của đề tài.
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Sử dụng các phương pháp như
phương pháp phỏng vấn, phương pháp quan sát sư phạm, phương pháp điều tra giáo
dục nhằm thu thập thông tin để đánh giá thực trạng học sinh dân tộc thiểu số nói tiếng
dân tộc và đánh giá thực trạng bảo tồn tiếng dân tộc tại các đơn vị giáo dục.
- Phương pháp nghiên cứu hỗ trợ: Đề tài sử dụng phương pháp thống kê toán
học và phần mềm tin học để xử lý các kết quả nghiên cứu.


13

Phần 2. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢO TỒN TIẾNG DÂN TỘC
CHO HỌC SINH THCS NGƯỜI DTTS
1.1. Những khái niệm cơ bản của đề tài
1.1.1. Bảo tồn
Theo từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học thì bảo tồn là “giữ lại không để
cho mất đi” [32].
Bảo tồn có ý nghĩa là gìn giữ và phát triển giá trị nhất định nào đó trong xã hội

để nó không bị biến mất trong xu thế phát triển của xã hội nhưng đồng thời đảm bảo
được những giá trị đó cùng tồn tại trong điều kiện hiện nay
Theo Tác giả Dương Phú Hiệp, Viện nghiên cứu Đông Bắc Á “Bảo tồn văn hóa
không phải là hoạt động cản trở sự phát triển văn hóa, mà trong một chừng mực nào
đó còn là cơ sở cho sự phát triển văn hóa theo đúng hướng. Bản thân quá trình phát
triển văn hóa có sự đào thải yếu tố văn hóa lỗi thời, lạc hậu, không phù hợp với hiện
thực khách quan. Sẽ là sai lầm khi coi bảo tồn văn hóa triệt tiêu sự phát triển văn hóa
và ngược lại phát triển văn hóa sẽ triệt tiêu bảo tồn văn hóa. Bảo tồn và phát triển văn
hóa có thể được coi là thúc đẩy nhau; bảo tồn văn hóa giữ vai trò là cơ sở góp phần
thúc đẩy phát triển văn hóa. Bên cạnh đó, thông qua phát triển văn hóa, con người
nhận thức và thực hiện hoạt động bảo tồn văn hóa nhằm thể hiện bản sắc riêng của
mình. Cũng bởi tầm quan trọng của việc bảo tồn văn hóa mà trong quá trình phát triển
chứa đựng sự đánh giá, xác lập vị thế của yếu tố văn hóa mới dựa trên nền tảng giá
trị đã được bảo tồn” [16].
Tiếp cận khái niệm bảo tồn di sản, tác giả Bùi Quang Thắng đã đưa ra quan
điểm bảo tồn phát triển và cho rằng đây là quan điểm đang chiếm giữ vị trí chủ đạo
trong giới học thuật ngày nay [23]. Quan điểm này không bàn luận tranh cãi: nên bảo
tồn ý nguyên như thế nào? Kế thừa những gì từ quá khứ mà đặt trọng tâm là làm thế
nào để di sản sống và phát huy được tác dụng trong đời sống đương đại.
Quan điểm bảo tồn nguyên vẹn, theo Gregory J.Ashworth, thì được phát triển
đầu tiên từ những năm 50 của thế kỷ XIX. Quan điểm bảo tồn nguyện vẹn này được
khá nhiều học giả ủng hộ, đặc biệt các nhà bảo tồn, bảo tàng trong lĩnh vực di sản văn
hóa. Những người theo quan điểm Bảo tồn nguyên vẹn cho rằng, những sản phẩm của


14

quá khứ, nên được bảo vệ một cách nguyên vẹn, như nó vốn có, cố gắng phục hồi
nguyên gốc các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể cũng như cố gắng cách ly di sản
khỏi môi trường xã hội đương đại. Họ cho rằng, mỗi di sản chứa đựng những giá trị

văn hóa - xã hội nhất định mà không phải lúc nào thế hệ hiện tại cũng có thể hiểu biết
một cách cụ thể để phát huy những giá trị ấy một cách thích hợp. Hơn nữa, những giá
trị văn hóa ấy luôn biến đổi theo thời gian do những tác động của xã hội hiện tại và
sẽ tạo nên những lớp văn hóa khác không trùng nghĩa với lớp văn hóa mà thế hệ trước
chuyển giao cho thế hệ sau, vì thế, có thể làm cho các thế hệ sau nữa không thể truy
nguyên được những giá trị di sản đang tồn tại. Chính vì như vậy, những người theo
quan điểm này cho rằng, do chúng ta chưa có đủ thông tin, trình độ hiểu biết để có
thể lý giải giá trị của các di sản văn hóa, chúng ta nên giữ nguyên trạng những di sản
này để khi có điều kiện, các thế hệ tiếp nối có thể xử lý, giải thích và tìm cách kế
thừa, phát huy di sản một cách tốt hơn.
Với quan điểm bảo tồn trên cơ sở kế thừa thì được các học giả nước ngoài hiện
nay quan tâm nhiều hơn và là một xu thế khá phổ biến khi bàn đến di sản. Có thể kể
đến như Alfrey, Putnam, Ashworth và P.J. Larkham xem di sản như một ngành công
nghiệp và cần phải có cách thức quản lý di sản tương tự với cách thức quản lý của
một ngành công nghiệp văn hóa với những logic quản lý đặc biệt, phù hợp với tính
đặc thù của các di sản. Hoặc các nhà nghiên cứu Anh, Mỹ như Boniface, Fowler,
Prentice,… thì cho rằng không thể không đề cập đến phát triển du lịch trong vấn đề
bảo tồn và phát huy di sản. Cách tiếp cận của các nhà khoa học này sống động hơn,
quan tâm di sản văn hóa để phát triển du lịch, để khẳng định tính đa dạng trong sáng
tạo của con người. Còn các tác giả như Corner và Harvey cũng cho rằng việc quản lý
di sản cần đặt dưới một cách tiếp cận toàn cầu hóa. Ngoài ra, các tác giả như Moore
và Caulton cũng cho rằng cần quan tâm làm thế nào lưu giữ được các di sản văn hóa
thông qua cách tiếp cận mới và phương tiện kỹ thuật mới. Nhìn chung, quan điểm lý
thuyết này dựa trên cơ sở mỗi di sản cần phải được thực hiện nhiệm vụ lịch sử của
mình ở một thời gian và không gian cụ thể. Khi di sản ấy tồn tại ở thời gian và không
gian hiện tại, di sản ấy cần phát huy giá trị văn hóa - xã hội phù hợp với xã hội hiện
nay và phải loại bỏ đi những gì không phù hợp với xã hội ấy. Như vậy, khái niệm bảo
tồn được hiểu là gìn giữ và phát triển những giá trị nhất định trong xã hội ngày này
thông qua việc triển khai những cách thức cụ thể.
1.1.2. Bảo tồn tiếng DTTS



×