Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

giaoan nghi thuc Doi ( ky III)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (581.65 KB, 38 trang )

Môn học : Nghi thức Đội Thiếu niên tiền phong Hồ
Chí Minh
Học phần I: những vẫn đề chung về nghi thức Đội
Chơng I : Khái quát chung
I . Khái niệm về nghi thức Đội
Nghi thức Đội là hệ thống những quy định mang tính điều lệ của tổ chức
Đội TNTPHCM do Đoàn TNCSHCM chỉ đạo xây dựng và trực tiếp quyết định
theo đề nghị của các em đội viên và tổ chức Đội.
Nghi thức là một phơng tiện giáo dục của Đội TNTP Hồ Chí Minh. Với
những quy định biểu hiện bằng ngôn ngữ, hình thức tợng trng, thủ tục, nghi lễ
của đội ngũ, Nghi thức Đội góp phần mạnh mẽ vào việc xây dựng phơng pháp
giáo dục toàn diện, mang nét đặc trng của Đội. Trong đó, nổi bật là ý thức tổ
chức kỉ luật, t thế, tác phong và tinh thần tập thể cho đội viên, tạo ra vẻ đẹp tính
nghiêm chỉnh và sự thống nhất của tổ chức Đội. Nghi thức Đội đợc tiến hành
thờng xuyên trong mọi hoạt động rèn luyện của Đội để tạo thành thói quen, nề
nếp tốt cho đội viên trong tổ chức Đội.
Việc tiến hành giáo dục bằng Nghi thức Đội đòi hỏi phải có tính thuyết
phục cao, tính nghiêm túc, tính chính xác và thống nhất. Có nh vậy thì mới làm
cho Nghi thức Đội trở thành nhu cầu thực hiện của mỗi đội viên và tập thể Đội.
II. Nghi thức Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh:
1. Cờ Đội:
* Miêu tả :
- Nền đỏ.
- Hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba (2/3) chiều dài.
- ở chính giữa có hình huy hiệu Đội.
- Đờng kính huy hiệu bằng hai phần năm (2/5) chiều rộng cờ.
* ý nghĩa:
Cờ đội tợng trng cho truyền thống cách mạng, truyền thống Đội, tợng tr-
ng cho lòng yêu tổ quốc, niềm vinh dự, tự hào của Đội.
Điều lệ chỉ quy định chung để thống nhất trong tổ chức của mình. Trong
điều kiện hiện nay các cơ sở và tập thể Đội sử dụng cờ theo đúng quy định trên.


Không gọi là cờ chi đội, cờ liên đội mà gọi là cờ Đội. Các liên đội có cờ truyền
thống của mình may đúng quy định của Điều lệ Đội và có thể ghi tên liên đội ở
trong cờ, dới huy hiệu măng non
2. Huy hiệu Đội:
* Miêu tả :
Huy hiệu Đội TNTP Hồ Chí Minh hình tròn, ở trong có hình măng non
trên nền cờ đỏ sao vàng. ở dới có băng chữ Sẵn sàng.
* ý nghĩa:
- Nền đỏ sao vàng là cờ tổ quốc.
- Măng non tợng trng cho lứa tuổi thiếu niên là thế hệ tơng lai của đất n-
ớc.
- Chữ Sẵn sàng là khẩu hiệu hành động của Đội TNTPHCM.
Đeo huy hiệu Đội nhắc nhở mỗi đội viên học tập, rèn luyện sẵn sàng kễ tục
sự nghiệp cách mạng vinh quang của Đảng, Bác và của dân tộc..
3. Khăn quàng đỏ:
* Miêu tả:
- Khăn quàng đỏ bằng vải màu đỏ, hình tam giác cân, may theo tỉ lệ quy
định: Chiều cao bằng một phần t (1/4) cạnh đáy.
- Đội viên và phụ trách quàng khi sinh hoạt Đội và tham gia các hoạt
động của Đội.
- Trờng hợp đặc biệt, đội viên cha có khăn quàng đỏ thì nhất thiết phải
đeo huy hiệu Đội.
- Khăn quàng đội viên có kích thớc tối thiểu:
+ Chiều cao: 0.25 m.
+ Cạnh đáy: 1m.
1m
0,25m
1.2m
0,3m
- Khăn quàng phụ trách có kích thớc tối thiểu:

+ Chiều cao: 0.3m.
+ Cạnh đáy: 1.2m.
* ý nghĩa :
- Khăn quàng đỏ là một phần cờ tổ quốc, màu đỏ tợng trng cho lý tởng
cách mạng.
- Đeo khăn quàng đỏ, Đội TNTPHCM tự hào về tổ quốc, về Đảng, Bác,
về đất nớc, từ đó nguyện phấn đấu để trở thành đoàn viên TNCSHCM.
4. Bài hát Đội ca :
Nhạc và lời : Phong Nhã
Đội ca chỉ hát trong buổi sinh hoạt Đội, lễ chào cờ của Đội, do toàn thể
đội viên hát, có thể đệm nhạc theo. Không đợc dùng băng nhạc, đĩa hát l
5. Cấp hiệu chỉ huy Đội :
* Miêu tả : - Cấp hiệu chỉ huy Đội bằng giấy ép cứng, hình chữ nhật đứng, khổ
5cm x 6cm, hai góc ở dới tròn, nền màu trắng, ở trong có sao đỏ và vạch đỏ.
Mỗi sao đỏ có đờng kính 0.8cm, mỗi vạch đỏ có kích thớc 0.5cm x 4cm.
Phân biệt các cấp chỉ huy Đội bằng số lợng sao và vạch đợc quy định nh
sau:
+ Phân đội trởng: Hai sao một vạch.
+ Phân đội phó: Một sao một vạch.
+ Chi đội trởng: Hai sao hai vạch.
+ Chi đội phó: Một sao hai vạch.
+ Uỷ viên ban chỉ huy chi đội: Hai vạch.
+ Liên đội trởng: Hai sao ba vạch.
+ Liên đội phó: Một sao ba vạch.
+ Uỷ viên ban chỉ huy liên đội: Ba vạch.
* ý nghĩa: Biểu hiện trách nhiệm và vinh dự của ngời chỉ huy đợc tập thể tín
nhiệm giao phó.
Trao cấp hiệu chỉ huy trong:
- Lễ công nhận chi đội mới.
- Đại hội: Sau khi bầu và phân công ban chỉ huy, đại diện HĐĐ hoặc

tổng phụ trách công nhận Ban chỉ huy mới, rồi gắn cấp hiệu cho ban chỉ huy .
Chỉ huy Đội đeo cấp hiệu ở tay áo trái, dới cầu vai 5cm.
6. Giấy chứng nhận đạt chuyên hiệu và hoàn thành chơng trình rèn luyện
đội viên:
Mục đích:
- Giấy chứng nhận đạt chuyên hiệu và hoàn thành từng hạng để cấp cho
đội viên đạt các loại chuyên hiệu của Chơng trình rèn luyện đội viên.
- Giấy chứng nhận chuyên hiệu là biểu tợng của từng loại chuyên hiệu có nội
dung, tiêu chuẩn trong quy định trong Chơng trình rèn luyện đội viên.
- Nơi cấp: Hội đồng đội các cấp.
- Cơ sở: Sách hớng dẫn thực hiện chơng trình rèn luyện đội viên.
7. Đồng phục của đội viên
* Miêu tả
- Đội viên nam:
+ áo sơ mi màu trắng.
+ Quần màu xanh tím than.
- Đội viên nữ:
+ áo sơ mi màu trắng.
+ Quần âu hoặc váy màu xanh tím than.
- Mũ ca lô màu trắng, viền đỏ (cho cả đội viên nam và nữ).
- Đi dày hoặc dép có quai hậu.
* ý nghĩa :
- Thể hiện tính thống nhất, là đặc trng của Đội
- Tăng thêm lòng tự hào và ý thức trách nhiệm của Đội viên đối với tổ chức Đội
TNTPHCM.
8. Trống , Kèn
- Mỗi liên đội có ít nhất một bộ trống (gồm một trống cái và ít nhất hai trống
con), một kèn (nếu có điều kiện).
- Các bài trống: Chào cờ, hành tiến, chào mừng.
- Các bài kèn: Kèn hiệu, chào mừng, tập hợp.

9. Sổ sách của Đội:
a. Sổ
- Sổ nhi đồng.
- Sổ chi đội.
- Sổ liên đội.
- Sổ truyền thống.
- Sổ Tổng phụ trách Đội.
b. Sách
- Điều lệ Đội TNTP Hồ Chí Minh.
- Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh.
- Hớng dẫn thực hiện chơng trình rèn luyện phụ trách.
- Hớng dẫn thực hiện chơng trình rèn luyện đội viên.
- Búp măng xinh.
10. Phòng truyền thống, phòng Đội
- Mỗi liên đội có phòng truyền thống, phòng Đội là nơi trng bày các hình ảnh,
hiện vật truyền thống, thành tích của Đội và sinh hoạt Đội.
11. Yêu cầu đối với Đội viên:
- Thuộc, hát đúng Quốc ca, Đội ca và một số bài hát truyền thống.
- Thắt khăn, tháo khăn quàng đỏ.
- Chào kiểu đội viên TNTP.
- Biết các động tác cầm cờ, giơng cờ, vác cờ.
- Hô, đáp khẩu hiệu Đội.
- Thực hiện các động tác trong đội hình và nghi lễ của Đội.
- Biết 3 bài trống của Đội.
12. Đội hình , đội ngũ đơn vị
- Đội hình hàng dọc, hàng ngang, chữ U, vòng tròn.
13. Nghi lễ, thủ tục:
Chào cờ, diễu hành, duyệt Đội, kết nạp đội viên, công nhận chi đội, trởng
thành Đội, đại hội Đội.
III. ý nghĩa, vai trò, tác dụng của nghi thức Đội:

- Đây là hoạt động đặc trng của tổ chức Đội, góp phần xây dựng nề nếp, kỷ c-
ơng, vị thế danh dự của Đội, khẳng định vị trí, vai trò, chức năng của Đội trớc
xã hội.
- Giáo dục ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm, sự gắn bó yêu thơng,
đoàn kết giữa các em.
- Giúp các em rèn luyện thể lực,tạo nên những thói quen tốt trong sinh hoạt
hàng ngày.
- Tạo vẻ đẹp toàn diện, hớng tới chân, thiện, mỹ trong các em đội viên.
IV. những yêu cầu trong công tác huấn luyện nghi thức Đội:
1. Giới thiệu khái quát nội dung chơng trình bao gồm những vấn đề gì. Xác
định thái độ và kỹ năng thực hành, mối quan hệ giữa các phần.
2. Nắm vững đối tợng, biết động viên và giúp đỡ họ thực hiện tốt các yêu
cầu sau:
- Tự giác, say mê, hứng thú học tập.
- Có ý thức tổ chức kỷ luật, biết hợp tác với đoàn thể, nghiêm túc trong trang
phục, tuyệt đối phục tùng khẩu lệnh của chỉ huy.
- Có phơng pháp học tập đúng đắn, hợp lý.
- Tự đánh giá bản thân sau mỗi giờ học, học phần.
3. Kiên trì luyện tập để đạt đến độ chuẩn xác cao.
4. Nắm vững phơng pháp, biết kết hợp các phơng pháp trong truyền thụ
kiến thức và rèn luyện kỹ năng.
- Phơng pháp thuyết trình kết hợp với trực quan.
- Phơng pháp luyện tập theo nhóm nhỏ và sử dụng đội ngũ cộng tác viên.
- Phơng pháp minh hoạ, thao diễn cá nhân.
- Phơng pháp tổ chức hội thi để rút kinh nghiệm và tiếp thu bài một cách hệ
thống và chất lợng cao.
- Phơng pháp tự học, ôn tập theo tổ, nhóm.
- Phơng pháp kiểm tra, đánh giá.
V. Chuyên hiệu Nghi thức đội viên
1. Hạng Ba:

- Biết hát đúng Quốc ca, đội ca.
- Biết và hiểu rõ khẩu hiệu Đội.
- Thực hiện các yêu cầu về nghi thức Đội.
- Biết 2 bài trống của nghi thức Đội: Chào cờ, hành tiến.
- Tham gia hớng dẫn Sao nhi đồng hoạt động.
2. Hạng nhì: Đã đạt hạng Ba
- Biết mục tiêu phấn đấu, rèn luyện của đội viên.
- Thực hành thuần thục các yêu cầu đội viên về nghi thức Đội.
- Viết 3 bài trống.
- Hớng dẫn sao nhi đồng hoạt động thành thạo.
3. Hạng Nhất: Đã đạt hạng nhì.
- Hiểu nội dung chơng trình rèn luyện đội viên.
- Đã đọc điều lệ Đoàn, biết ý nghĩa huy hiệu Đoàn, cờ Đoàn.
- Thành thạo các bài trống của Đội.
- Phụ trách Sao nhi đồng hoặc hớng dẫn các đội viên bậc dới thực hiện chơng
trình rèn luyện đội viên.
chơng II: Kỹ năng cơ bản đối với ngời đội viên
I. Yêu cầu đối với đội viên khi luyện tập nghi thức Đội
- Có ý thức tự nguyện, tự giác trong họp tập và rèn luyện
- Trang phục gọn gàng đúng quy định.
- Tuyệt đối phục tùng ý kiến của ngời chỉ huy.
- Lựa chọn phơng pháp tối u để luyện tập
- Tích cực, phối hợp với các bạn khác trong chi Đội luyện tập.
II. Những kỹ năng cơ bản đối với ngời Đội viên:
1. Thuộc, hát đúng Quốc ca, Đội ca và một số bài hát truyền thống
2. Thắt khăn, tháo khăn quàng đỏ:
- Thắt khăn:
+ Khẩu lệnh: Thắt khăn
+ Cách thắt khăn: . Gấp xếp đổi chiều cạnh dáy để phần chiều cao khăn
còn khoảng 15cm, đặt khăn vào cổ áo, dựng cổ áo lên, so hai đầu khăn bằng

nhau, đặt dải khăn bên trái lên trên dải khăn bên phải.
. Vòng đuôi khăn bên trái vào trong, đa lên trên và
kéo ra phía ngoài.
. Lấy đuôi khăn bên trái vòng td trái sang phải và
buộc tiếp thành nút( từ phải sang trái) với dải khăn bên phải.
. Thắt nút khăn, chỉnh cho hai dải trên và dới nút
khăn xòe ra, sửa nút khăn vuông vắn, bẻ cổ áo xuống.
- Tháo khăn:
+ Khẩu lệnh: Tháo khăn.
+ Cách tháo khăn: Tay trái cầm nút khăn( dùng ngón tay cái và hai ngón tay
giữa) tay phải cầm đầu khăn bên phải ở phía trên nút khăn, rút
khăn ra.
3.Chào kiểu Đội viên
- Miêu tả động tác: . Đội viên đứng ở t thế nghiêm, mắt hớng về phía chào,
chào bằng tay phải, các ngón tay khép kín giơ lên đỉnh đầu cách thùy trán
khoảng 5cm, bàn tay thẳng với cánh tay dới, khuỷu tay chếch ra phía trớc tạo
với thân ngời một góc khoẳng 130
0.
Giơ tay chào và bỏ xuống theo đờng ngắn
nhất,
không gây tiếng động.
- ý nghĩa : Tay giơ lên đầu biểu hiện đội viên luôn luôn đặt lợi ích của tổ quốc
và của tập thể lên trên, năm ngón tay khép kín tợng trng cho ý thức đoàn kết của
Đội viên để xây dựng Đội vững mạnh..
Đội viên chào cờ khi dự lễ chào cờ, đón đại biểu, báo cáo cấp trên,
làm lễ tởng niệm.....chỉ chào khi đeo khăn quàng đỏ hoặc đeo huy hiệu Đội.
4. Cầm cờ, giơng cờ, vác cờ, kéo cờ:
* Cầm cờ:
- Miêu tả động tác: Bàn tay phải nắm cán cờ cao ngang thắt lng, đốc cán
cờ đặt trên mặt đất, sát ngón út bàn chân phải.

- Phân loại:
+ Cầm cờ ở t thế nghiêm: Khi có lệnh Nghiêm kéo cán cờ áp sát vào
thân mình, ngời ở t thế nghiêm.
+ Cầm cờ ở t thế nghỉ: Khi nghe khẩu lệnh Nghỉ chân trái chùng và ngả
cờ ra phía trớc.
* Giơng cờ: Thực hiện khi chào cờ, lễ Duyệt Đội, diễu hành và đón đại biểu
- Miêu tả động tác:
Từ t thế cầm cờ nghiêm chuyển sang giơng cờ: Tay phải cầm cờ giơng
lên trớc mặt , tay thẳng và vuông góc với thân ngời, cán cờ dựng thẳng đứng.
Tay trái nắm cán cờ dới tay phải khoảng 20 cm- 30 cm, tay phải di chuyển
xuống nắm sát đốc cán cờ, kéo sát vào ngang sờn, đa về t thế giơng cờ.
Từ t thế vác cờ chuyển sang giơng cờ: Tay phải
kéo đốc cán cờ về sát thân ngời, tay trái đẩy cán cờ ra phía trớc về t thế giơng
cờ.
* Vác cờ: Sử dụng khi diễu hành, khi đa cờ vào làm lễ chào cờ, lễ duyệt Đội, lễ
đón Đại biểu...
- Miêu tả động tác: Từ t thế cầm cờ nghiêm, tay phải cầm cờ giơng lên trớc
mặt, tay thẳng và vuông góc với thân ngời, cán cờ dựng thẳng đứng. Tay trái
nắm cán cờ dới bàn tay khoảng 20 30 cm, tay phải di chuyển xuống nắm sát
đốc cán cờ, đua thẳng ra phía trớc nghiêng với mặt đất góc khoảng 45
0
, tay trái
kéo cán cờ đặt lên vai phải đa về t thế vác cờ.
* Kéo cờ: Đợc sử dụng trong lễ kéo cờ.
- Kéo cờ trong các buổi lễ: Cờ đợc buộc sẵn vào dây. Đội cờ có 2 em, 1 em kéo
cờ, 1 em nâng cờ quay về phía cột cờ.
- Động tác kéo cờ: Phải cầm tách dây
5. Hô đáp khẩu hiệu
Ngời hô khẩu hiệu là chi đội trởng ( phó), liên đội trởng ( Phó), anh hoặc chị
phụ trách, tổng phụ trách hoặc đại biểu cấp cao nhất đến dự buổi hoạt động đó

với các em đội viên.
Ngời đáp là toàn thể đội viên, đáp sẵn sàng 1 lần
6. Các động tác cá nhân tại chỗ và di động.
a> Các động tác tại chỗ
- Khẩu lệnh t thế nghiêm, t thế nghỉ:
Nghiêm!
Nghỉ!
- Khẩu lệnh quay phải, quay trái, quay đằng sau:
Bên phải, quay!
Bên trái, quay!
Đằng sau, quay!
- Khẩu lệnh dậm chân tại chỗ:
Dậm chân, dậm!
Đứng lại, đứng!
- Khẩu lệnh chạy tại chỗ:
Chạy tại chỗ, chạy!
Đứng lại,đứng!
b> Các động tác di động
- Khẩu lệnh tiến, lùi, sang phải, sang trái:
Tiến (n) bớc, bớc!
Lùi (n) bớc, bớc!
Sang phải (n) bớc, bớc!
Sang trái (n) bớc, bớc!
- Khẩu lệnh đi đều:
Đi đều, bớc!
Đứng lại, đứng!
- Khẩu lệnh chạy đều:
Chạy đều, chạy!
Đứng lại, đứng!
- Khẩu lệnh dừng để quy định đội hình khi đang đi đều hoặc chạy đều:

Vòng bên trái (phải) - bớc!
Vòng bên trái (phải) - chạy!
Bên trái (bên phải) vòng đằng sau - bớc!
Bên trái (bên phải) vòng đằng sau - chạy!
7. Đánh trống:
Mỗi đội viên phải biết 3 bài trống quy định: Trống chào cờ, trống hành tiến,
trống chào mừng.
Cách đếm trống con bằng số:
2 //:1 1234/ 1 12 3 4 / 1
4
1234/ 1 nghỉ/ 12 / 1 12 / 1 12 / 1
1234/ 1 12 / 1 12 / 1 nghỉ : //
* Cách đếm trống cái ghi bằng số:
2 // 1 nghỉ / 2 nghỉ / 3 nghỉ / 4 nghỉ / 12 / 3 nghỉ / 22 / 3 nghỉ //
4
Bản nhạc trống chào mừng
* Cách đếm trống con ghi bằng số: (nhanh vừa phải - nhịp đi).
2 // . nghỉ 1 / nghỉ 2/ nghỉ 3.
4
* * *
1234//: 1 2 3 4 / 1
* * *
1234/ 1 2 3 4 / 2 (P)
* * *
1234/ 1 2 3 4 / 3
* * *
1234/ 1 2 3 4 / 4 (P)
* * *
1234/ 1 2 3 4 / 5
* * * * *

12341/5678 9/nghỉ 1234://2/5678 9//
* Cách đếm trống cái ghi bằng số:
(Nhịp đi - hơi chậm)
2 // 1 2 3 4 / 5 nghỉ // : 1 3 / 3 nghỉ /
4
/ 2 2 / 3 nghỉ /
/ 3 2 / 3 nghỉ /
/ 4 2 / 3 nghỉ /
/ 5 2 / 3.
(Quay lại)
1 2 / 3 4 5 / nghỉ 1 nghỉ 2 : 34 5 //.
Bản nhạc trống chào cờ
* Cách đếm trống con bằng số:
* * * *
2
// 1 1234/ 1 nghỉ /1 1234 / 1 2 3 nghỉ //
4
1 2 1 12/ 1 2 3 nghỉ // 1234 5678/9 nghỉ //
1 2/ 1 nghỉ / 1 2 / 1 12 /1 12 3 4/
1 2 3 nghỉ / / 1234 5678/ 9 nghỉ //
* Cách đếm trống cái ghi bằng số:
2
// 1 nghỉ / 2 nghỉ / 3 nghỉ / 4 nghỉ / 5 nghỉ / 6 nghỉ / 1 2/ 3 nghỉ.
4
Bản nhạc trống hành tiến
Nốt nhạc ghi
III.
Phơng pháp học tập, phối hợp các kỹ năng của ngời Đội viên:
Một số phơng pháp tiên biểu để huấn luyện nghi thức có hiệu quả nhất
- Phơng pháp thuyết trình, kết hợp với trực quan.( Hệ thống tranh ảnh,

băng hình, làm mẫu, sử dụng mẫu)
- Phơng pháp luyện tập theo nhóm nhỏ và sử dụng đội ngũ cộng tác viên
để thực hành chuyên sâu từng loại kỹ năng
- Phơng pháp minh họa, thao diễn của cá nhân.
- Phơng pháp tổ chức hội thi để rút kinh nghiệm và tiếp thu bài một
cách hệ thống và chất lợng cao.
- Phơng pháp tự học, ôn tập thep tổ nhóm.
- Phơng pháp kiểm tra, đánh giá.
IV. Vai trò của kỹ năng Đội viên với hoạt động nghi thức Đội
- Nghi thức Đội là một hoạt động giáo dục đặc trng cho Đội
TNTPHCM. Thông qua hoạt động này, tổ chức Đội đợc củng cố phát triển và
khẳng định vị trí, vai trò của mình với xã hội.
- Nghi thức Đội nhằm góp phần giáo dục toàn diện cho các em Đội viên
mà trớc hết là giáo dục ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm trớc tập
thể, tạo nên tình cảm gắn bó, đoàn kết, thơng yêu giúp đỡ lẫn nhau để cùng tiến
bộ.
- Hoạt động nghi thức Đội giúp các em đội viên có thể lực cờng tráng,
khỏe mạnh, nhanh nhẹn, tháo vát. Góp phần tạo nên vẻ đẹp cho ngời Đội viên
trong lời nói và đẹp trong hành động.
- Hoạt động nghi thức Đội tốt sẽ tạo thành thói quen, nề nếp tốt trong
sinh hoạt hàng ngày cho tập thể và cá nhân đội viên nh: Trang phục đẹp, gọn
gàng, sạch sẽ, ra vào lớp đúng giờ, trật tự, ngăn nắp, vệ sinh.
Chơng III: Chỉ huy nghi thức Đội
I. Vị trí, vai trò của ngời chỉ huy nghi thức Đội
- Nắm vững và thực hiện thành thạo các thao tác và kỹ năng.
Ngời chỉ huy nghi thức là ngời chuẩn. Chuẩn đóng vai trò rất quan trọng,
có ý nghĩa quyết định chất lợng việc hình thành và chỉnh đốn đội ngũ, dàn đội
hình trong tập hợp. Ngời chỉ huy tập hợp là ngời chuẩn quan trọng nhất. Toàn
đơn vị làm theo dới sự điều khiển của ngời chỉ huy:
+ Đối với cấp Liên đội: Chi đội trởng chi đội I là chuẩn

+ Đối với cấp chi đội: Phân đội trởng phân đội I là chuẩn
+ Đối với đội hình hàng dọc + chữ U: Chuẩn của đội hình bao giờ cũng
đứng sau chỉ huy và cách chỉ huy 1 cánh tay trái.
+ Đội hình hàng ngang: Chuẩn của đội hình đứng bên trái chỉ huy, vai
phải chạm với tay chỉ định đội hình của ngời chỉ huy.
II. Quy định đối với ngời chỉ huy nghi thức
1. Trang phục
- Mặc đồng phục đội viên.
- Đeo cấp hiệu chỉ huy Đội.
2. T thế
- Nhanh nhẹn, nghiêm túc, chuẩn xác, dứt khoát.
3. Khẩu lệnh
- Khi hô phải rõ dự lệnh và động lệnh, hô to, rõ để cả đơn vị đều nghe
thấy. Chỉ huy phải kiểm tra hiệu quả của khẩu lệnh. Khi đội viên cha thực hiện
xong, cha chuyển sang khẩu lệnh khác.
4. Động tác, t thế chỉ huy khi tập hợp
* Chọn địa hình: Cần chọn vị trí rộng để tập hợp đội hình và phù hợp với
những hoạt động đã dự định, tránh nơi có vật trở ngại hoặc lầy lội.
* Xác đinh phơng hớng: Cần chú ý những yếu tố sau : tránh nắng chiếu
vào mặt, tránh hớng gió, tránh ô nhiễm môi trờng, tránh hớng có nhiều hoạt
động ồn ào.
* Vị trí và t thế khi tập hợp: Khi tập hợp, chỉ huy đứng ở điểm chuẩn, t thế
nghiêm để các đơn vị lấy làm chuẩn, không xê dịch vị trí, quay qua, quay lại...
* Động tác chỉ định đội hình: Chỉ huy dùng tay trái chỉ định đội hình tập
hợp.
Chú ý : Khi giơ tay chỉ định đội hình tập hợp, hớng mặt của chỉ huy luôn cùng
hớng với đội hình.
Khi đội viên đầu tiên vào vị trí chuẩn của đội hình, chỉ huy chuyển từ
vị trí tập hợp sang vị trí điều khiển đơn vị.
Hàng dọc: tay trái giơ thẳng lên cao, các ngón tay khép kín, lòng bàn tay

hớng về phía thân ngời.
Hàng ngang: tay trái giơ sang ngang tạo với thân ngời một góc 90
0
, các
ngón tay khép kín, lòng bàn tay úp xuống.
- Chữ U: Tay trái đa ngang, cánh tay trên vuông góc với cánh tay dới,
bàn tay nắm kín, lòng bàn tay hớng về phía thân ngời.- Vòng tròn: Hai tay vòng
lên đầu, bàn tay mở, các ngón tay khép kín, lòng bàn tay úp xuống, ngón giữa
hai bàn tay chạm nhau.
* Phát lệnh tập hợp: Phát lệnh tập hợp bằng còi hoặc khẩu lệnh và tay (không
vừa dùng còi, vừa dùng khẩu lệnh).
- Lệnh bằng còi: Đợc cấu tạo bằng độ dài của tiếng còi ghi theo kí hiệu
moóc-xơ
+ Kí hiệu:
Dấu (.) (tích) là tiếng còi ngắn.
Dấu (-) (tè) là tiếng còi dài.
+ Các kí hiệu moóc - xơ dùng khi tập hợp :
(-) một hồi dài (chữ T) : Chuẩn bị chú ý.
(.-) (chữ A) 4 lần : Tập hợp toàn đơn vị.
(..) (chữ I) : nhiều lần : giục nhanh lên.
(--.) (chữ G) : Dừng lại.
(.--.) (chữ P) : Gọi phân đội trởng.
(-.-) (Chữ C) : Gọi chi đội trởng.
(.-.-) : Khi đi, khi chạy, tiếng ngắn rơi vào chân trái, tiếng dài rơi
vào chân phải.
- Các khẩu lệnh:
- Chi đội (phân đội, liên đội) tập hợp!
- Nghiêm! Nhìn trớc - thẳng! Thôi!
- Đội trống, đội cờ vào (về) vị trí!
- Nghiêm! Chào cờ - chào!

- Nghiêm!
- Nghỉ!
- Khẩu lệnh điểm số
+ Phân đội điểm số!
+ Chi đội điểm số!
+ Các phân đội (chi đội ) điểm số - báo cáo!
- Bên trái (phải, đằng sau) - quay!
- Tiến (lùi, sang phải, sang trái) ...n... bớc - bớc!
- Dậm chân - dậm!
- Đi đều - bớc!
- Chạy tại chỗ - chạy!
- Chạy đều - chạy!
- Đứng lại - đứng!
- Vòng bên trái (bên phải) - bớc!
- Vòng bên trái (bên phải) - chạy!
- Bên trái (bên phải) vòng đằng sau - bớc! (chạy!)
- Cự li rộng (hẹp), nhìn chuẩn thẳng! (đối với đội hình hàng dọc, ngang
và chữ U).
- Cự li rộng (hẹp), chỉnh đốn đội ngũ! ( đối với đội hình vòng tròn).
5. Vị trí của ngời chỉ huy trong đội hình, đội ngũ
- Vị trí chỉ huy tập hợp: Khi tập hợp, chỉ huy là chuẩn của đơn vị. ở đội hình
hàng dọc và chữ U, đội viên đứng sau chỉ huy có khoảng cách bằng một cánh
tay (cánh tay trái đa lên chạm vai trái chỉ huy) cùng hớng với chỉ huy. ở đội
hình hàng ngang, đội viên đứng tiếp bên trái chỉ huy có khoảng cách bằng một
cánh tay (vai phải chạm tay trái của chỉ huy) và cùng hớng với chỉ huy. ở đội
hình vòng tròn: Chỉ huy làm tâm.
- Vị trí chỉ huy khi điều khiển đơn vị: Sau khi đội viên đầu tiên vào vị trí chuẩn
của đội hình tập hợp, chỉ huy chuyển sang vị trí trung tâm để điều khiển và bao
quát đơn vị, để các đội viên đều phải nghe thấy khẩu lệnh chỉ huy. Khoảng cách
giữa chỉ huy đến đơn vị tuỳ thuộc đội hình đơn vị lớn hay nhỏ.

- Vị trí chỉ huy đơn vị tĩnh tại: (Liên đội hàng ngang, chi đội hàng dọc).

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×