Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

Tiểu luận Ảnh hưởng của các liều lượng lân phối hợp vi khuẩn hòa tan lân lên năng suất khoai lang trên đất phèn huyện Tân Phước tỉnh Tiền Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (355.26 KB, 47 trang )

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài “Ảnh hưởng của các liều lượng lân phối hợp vi
khuẩn hòa tan lân lên năng suất khoai lang trên đất phèn huyện Tân Phước –
Tiền Giang” là công trình nghiên cứu của bản thân và Thầy hướng dẫn. Các số liệu,
kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ
luận văn nào trước đây.
Tác giả luận văn

Hữu Thị Kiều

i


LỜI CẢM TẠ

Sau hơn 3 năm học tập tại Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, nay em
đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Nông nghiệp sạch. Để có
được kết quả như ngày hôm nay, trước hết:
Kính dâng!
Cha, Mẹ và người thân đã luôn quan tâm, động viên con trong suốt quá trình
học tập và tạo điều kiện tốt nhất để con có thể phấn đấu hết mình trong học tập và
nghiên cứu.
Xin thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đến:
Thầy Ngô Ngọc Hưng đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt nhiều kiến thức, kinh
nghiệm quý báu trong suốt quá trình em nghiên cứu đề tài để hoàn thành tốt luận văn
tốt nghiệp.
Thầy cố vấn Dương Minh Viễn đã hết lòng lo lắng, truyền đạt những kiến thức
quý báu trong học tập cũng như trong cuộc sống.
Chân thành cảm ơn:
Anh Lê Phước Toàn, anh Lê Văn Dang, anh Trần Ngọc Hữu, bạn Thạch Thị


Loan đã nhiệt tình giúp đỡ trong quá trình thực hiện thí nghiệm luận văn này.
Qúy Thầy, Cô và các Anh, Chị trong Bộ môn Khoa học đất luôn quan tâm và
hỗ trợ em trong việc hoàn thành đề tài tốt nghiệp.
Toàn thể quý thầy cô trường Đại Học Cần Thơ đã nhiệt tình giảng dạy, truyền
đạt nhiều kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn hết sức quý báu cho chúng em. Với vốn
kiến thức đã được tiếp thu, nó không chỉ giúp em hoàn thành bài luận văn mà còn là
hành trang để em bước vào đời một cách vũng chắc và tự tin.
Chân thành gửi đến lớp Nông nghiệp sạch K39 lời cảm ơn và chúc thành đạt
trong cuộc sống.
Cuối cùng, xin chúc cho toàn thể quý Thầy, Cô và các Anh, Chị trong Bộ môn
Khoa học đất có nhiều sức khỏe và luôn thành công.

Hữu Thị Kiều

ii


HỮU THỊ KIỀU (2016), Ảnh hưởng của các liều lượng lân phối hợp vi khuẩn hòa
tan lân lên năng suất khoai lang trên đất phèn huyện Tân Phước – Tiền Giang,
Luận văn tốt nghiệp đại học ngành Nông nghiệp sạch, Khoa Nông nghiệp và Sinh học
Ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ, trang.
Cán bộ hướng dẫn: GS.TS. Ngô Ngọc Hưng.
TÓM LƯỢC

Mục tiêu của nghiên cứu nhằm đánh giá ảnh hưởng của các liều lượng lân phối
trộn với các dòng vi khuẩn hòa tan lân lên sinh trưởng, năng suất và khả năng hấp thu
lân của khoai lang trồng trên đất phèn Tân Phước – Tiền Giang. Thí nghiệm thừa số 2
nhân tố được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 2 lần lặp lại. Trong
đó, nhân tố (A): dòng vi khuẩn (vi khuẩn Burkholderia acidipaludis, Burkholderia
cenocepacia, Burkholderia pyrrocinia) và nhân tố (B): lượng phân lân (30P 2O5,

60P2O5 và 90P2O5). Kết quả thí nghiệm cho thấy bón lân cho khoai lang trên đất phèn
có hiệu quả khi bón ở liều lượng 90 kg P 2O5/ha, bón lân ở lượng thấp sẽ làm giảm
sinh trưởng, số củ từ đó cho năng suất củ thấp. Trong số 3 dòng vi khuẩn
Burkholderia acidipaludis, Burkholderia cenocepacia, Burkholderia pyrrocinia được
thử nghiệm đáp ứng lân, vi khuẩn Burkholderia cenocepacia được ghi nhận có tác
động cao nhất đối với năng suất khoai lang. Bón 60 kg P 2O5/ha có chủng vi khuẩn
Burkholderia cenocepacia cho năng suất củ tương đương đương chỉ bón 90 kg
P2O5/ha cho cây khoai lang trồng trên đất phèn Tân Phước – Tiền Giang. Bón 60 và
90 kg P2O5/ha làm gia tăng hấp thu lân trong củ so với bón 30 kg P 2O5/ha, nhưng
không làm gia tăng hấp thu lân trong thân lá. Cần đánh giá khả năng hòa tan lân của
vi khuẩn Burkholderia cenocepacia lên sinh trưởng và năng suất khoai lang trồng trên
nhiều vùng đất phèn khác.
Từ khóa: Burkholderia, khoai lang, năng suất, sinh trưởng, vi khuẩn, hấp thu lân.

i


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................... i
LỜI CẢM TẠ............................................................................................................... ii
TÓM LƯỢC..................................................................................................................i
MỤC LỤC.................................................................................................................... ii
DANH SÁCH HÌNH...................................................................................................vi
DANH SÁCH BẢNG................................................................................................viii
MỞ ĐẦU....................................................................................................................... x
CHƯƠNG 1: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU...................................................................1
1.1 Đặc điểm vùng nghiên cứu.............................................................................................1
1.1.1 Vị trí địa lý...............................................................................................................1


Hình 1.1: Bản đồ Tiền Giang......................................................................................1
1.1.2 Diện tích, dân số.......................................................................................................1
1.1.3 Địa hình....................................................................................................................1
1.1.4 Khí hậu.....................................................................................................................1
1.3.5 Thủy văn..................................................................................................................2
1.3.6 Thổ nhưỡng..............................................................................................................2
1.2 Khái quát về đất phèn......................................................................................................2
1.2.1 Khái niệm đất phèn..................................................................................................2
1.2.2 Sự phân bố và hình thành đất phèn..........................................................................2
1.2.3 Các trở ngại chính trên đất phèn..............................................................................3
1.2.3.1 pH......................................................................................................................3
1.2.3.2 Al3+..................................................................................................................3
1.2.3.3 Fe2+, Fe3+........................................................................................................4
1.2.3.4 Sự thiếu lân.......................................................................................................4
1.3 Tổng quan về khoai lang.................................................................................................5
1.3.1 Nguồn gốc, phân bố và phân loại.............................................................................5
1.3.2 Tình hình sản xuất khoai lang trên thế giới..............................................................5

Bảng 1.1 Các nước có sản lượng khoai lang đứng đầu thế giới năm 2008 (FAO,
2009).............................................................................................................................. 5
1.3.3 Tình hình sản xuất khoai lang trong nước................................................................6

Bảng 1.2: Diện tích và sản lượng khoai lang (Niên Giám Thống Kê, 2014)...........7
1.3.4 Đặc tính thực vật......................................................................................................7
1.3.4.1 Rễ.......................................................................................................................7

...................................................................................................................................... 8
Hình 1.2: Rễ khoai lang giai đoạn 30 NSKT (a) Rễ phụ, (b) Rễ đực, (c) Rễ củ....8
1.3.4.2 Thân ................................................................................................................8
ii



1.3.4.3 Lá......................................................................................................................8
1.3.4.4 Hoa....................................................................................................................8
1.3.4.5 Củ......................................................................................................................9
1.3.5 Các thời kì phát triển cây khoai lang...................................................................9
1.4 Lân trong đất và vi khuẩn hòa tan lân.............................................................................9
1.4.1 Vai trò của lân .........................................................................................................9
1.4.2 Vi khuẩn hòa tan lân..............................................................................................10
1.4.2.1 Vi khuẩn Azospirillum....................................................................................10
1.4.2.2 Vi khuẩn Pseudomonas...................................................................................11
1.4.2.3 Vi khuẩn Burkholderia....................................................................................11

CHƯƠNG 2................................................................................................................ 12
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........................................12
2.1 Phương tiện nghiên cứu................................................................................................12
2.1.1 Thời gian và địa điểm ...........................................................................................12

Bảng 2.1: Tính chất của đất thí nghiệm đầu vụ tầng 0 – 20 cm và 20 – 40 cm ở
huyện Tân Phước – Tiền Giang................................................................................12
2.1.2 Vật liệu thí nghiệm.................................................................................................12
2.1.3 Dụng cụ thí nghiệm................................................................................................13
2.2. Phương pháp nghiên cứu................................................................................................13
2.2.1. Bố trí thí nghiệm.....................................................................................................13
2.2.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm............................................................................................13
2.2.3. Công thức, giai đoạn và liều lượng phân bón.........................................................13

Bảng 2.3: Bảng lượng phân bón cần bón.................................................................13
Bảng 2.4: Bảng thời điểm bón phân.................................................................14
2.2.4. Chỉ tiêu theo dõi......................................................................................................14

2.2.4.1. Chỉ tiêu sinh trưởng..........................................................................................14
2.2.4.2. Các chỉ tiêu về yếu tố cầu thành năng suất:.....................................................14
2.2.5. Phương pháp lấy mẫu và phương pháp phân tích mẫu...........................................15
2.2.5.1. Trên đất............................................................................................................15

Bảng 2.5: Phương pháp phân tích đặc tính đất đầu vụ...........................................16
2.2.5.2 Trong mẫu thực vật..........................................................................................16

Bảng 2.6: Phương pháp phân tích chỉ tiêu trong khoai lang..................................16
2.3

Xử lý số liệu thống kê..................................................................................................16

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN............................................................17
3.1.1 Chiều dài thân khoai lang (cm)................................................................................17

Bảng 3.1: Chiều dài thân và đường kính lá của khoai lang ở giai đoạn sinh trưởng
25 NSKT, 50NSKT dưới ảnh hưởng của vi khuẩn và mức độ lân.........................17
3.1.2 Đường kính lá (cm)................................................................................................17
3.2.1 Thành phần năng suất khoai lang.............................................................................18
iii


3.2.1.1 Chiều dài củ khoai lang (cm)............................................................................18
3.2.1.2 Chiều rộng củ (cm)..........................................................................................18

Bảng 3.2: Ảnh hưởng của vi khuẩn và mức độ lân lên thành phần năng suất và
năng suất khoai lang..................................................................................................18
3.2.1.3 Số củ................................................................................................................19
3.2.2 Năng suất khoai lang (tấn/ha)..................................................................................19


Bảng 3.3: So sánh thành phần năng suất và năng suất củ khi bón lân ở liều lượng
90 kg P2O5/ha không chủng vi khuẩn và liều lượng 60 kg P2O5/ha có chủng vi
khuẩn.......................................................................................................................... 20
3.3.1 Hàm lượng đạm, lân của khoai lang.......................................................................20
3.3.1.1 Hàm lượng đạm................................................................................................20

Bảng 3.4: Ảnh hưởng của vi khuẩn và mức độ lân đến hàm lượng đạm và lân của
khoai lang...................................................................................................................21
3.3.1.2 Hàm lượng lân..................................................................................................21
3.3.2 Hấp thu đạm, lân của khoai lang............................................................................21
3.3.2.1 Hấp thu đạm....................................................................................................21

Bảng 3.5: Ảnh hưởng của vi khuẩn và mức độ lân đến hấp thu đạm và lân của
khoai lang...................................................................................................................22
3.3.2.2 Hấp thụ lân........................................................................................................22

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ KIẾN NGHỊ..............................................................24
4.1 Kết luận.........................................................................................................................24
4.2 Kiến nghị........................................................................................................................24

TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................25

iv


v


DANH SÁCH HÌNH

Hình
1.1

1.2

Tên hình
Bản đồ Tiền Giang

Rễ khoai lang giai đoạn 30 NSKT

vi

Trang
Error:
Referenc
e source
not
found
8


vii


DANH SÁCH BẢNG

Bảng
1.1
1.2
2.1

2.2
2.3
2.4
2.5
2.6
3.1
3.2
3.3
3.4
3.5

Tên bảng
Các nước có sản lượng khoai lang đứng đầu thế giới năm 2008
(FAO, 2009)
Diện tích và sản lượng khoai lang (Niên Giám Thống Kê,
2014)
Tính chất của đất thí nghiệm đầu vụ tầng 0 – 20 cm và 20 – 40
cm ở huyện Tân Phước – Tiền Giang
Sơ đồ bố trí tại huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang
Bảng lượng phân bón cần bón
Bảng thời điểm bón phân
Phương pháp phân tích đặc tính đất đầu vụ
Phương pháp phân tích chỉ tiêu trong khoai lang
Chiều dài thân và đường kính lá của khoai lang ở giai đoạn
sinh trưởng 25 NSKT, 50NSKT dưới ảnh hưởng của vi khuẩn
và mức độ lân
Ảnh hưởng của vi khuẩn và mức độ lân lên thành phần năng
suất và năng suất khoai lang
So sánh thành phần năng suất và năng suất củ khi bón lân ở
liều lượng 90 kg P2O5/ha không chủng vi khuẩn và liều lượng

60 kg P2O5/ha có chủng vi khuẩn
Ảnh hưởng của vi khuẩn và mức độ lân đến hàm lượng đạm và
lân của khoai lang
Ảnh hưởng của vi khuẩn và mức độ lân đến hấp thu đạm và
lân của khoai lang

viii

Trang
6
7
13
14
14
14
16
16
17
18
20
21
22


DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
ĐBSCL
ĐTM
NSKT
KVK


Diễn giải từ viết tắt
Đồng bằng sông Cửu Long
Đồng Tháp Mười
Ngày sau khi trồng
Không chủng vi khuẩn

ix


MỞ ĐẦU

Khoai lang (Imopoea patatas) là một loại cây lương thực rất quen thuộc với
người dân Việt Nam trên cả mọi miền đất nước. Việc canh tác cây khoai lang cũng rất
phổ biến và dần hình thành những vùng chuyên canh về khoai lang. Ngoài ra, khoai
lang còn là một nguồn nguyên liệu để sản xuất các chế phẩm phục vụ đời sống cho con
người.
Tuy nhiên, để đạt được năng suất cao người dân đã lạm dụng phân hóa học để
bón cho cây dẫn đến tình trạng đất bị thoái hóa, vi sinh vật đất bị hủy hoại, ảnh hưởng
đến năng suất cây trồng. Ở một số loại đất, lân trở thành yếu tố hạn chế đối với năng
suất cây trồng, đặc biệt là trên đất phèn hiệu quả sử dụng lân thấp do lân phản ứng với
Fe và Al tạo ra những hợp chất phosphate khác nhau mà khả năng tan bị giới hạn
(Afzal et al., 2010). Hàng năm khoảng 180.000 tấn P2O5 được bón vào đất nông
nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long nhưng cây trồng chỉ sử dụng khoảng 1/3 (Cao
Ngọc Điệp và Bùi Thị Kiều Oanh, 2006). Dạng lân hòa tan trong đất này thường rất
thấp, ở mức 1 ppm hoặc ít hơn (Goldstein, 1994). Nhiều nghiên cứu cho thấy nhiều
loài vi sinh vật đất vùng rễ và vi khuẩn nội sinh vừa có khả năng cố định đạm, vừa hòa
tan được lân khó tan, thậm chí là phân giải các chất hữu cơ, các hợp chất chứa kali như
kaolinite, illite, montmorillonite,…(Lin Qi – mei et al, 2002; Zhao et al, 2008). Trong
đó, sử dụng vi khuẩn hòa tan lân trên cây trồng để tăng năng suất, tiết kiệm phân bón,

đồng thời tránh gây ô nhiễm môi trường là biện pháp được các nước tiên tiến trên thế
giới áp dụng từ rất lâu. Tuy nhiên, hiệu quả của vi khuẩn hòa tan lân phụ thuộc rất
nhiều vào tương tác vi khuẩn – cây chủ cũng như điều kiện sinh thái của môi trường.
(Patnaik, 1994). Do đó, đề tài “Ảnh hưởng của các liều lượng lân phối hợp vi
khuẩn hòa tan lân lên năng suất khoai lang trên đất phèn huyện Tân Phước –
Tiền Giang” với mục tiêu nhằm đánh giá 3 dòng vi khuẩn phối hợp 3 liều lượng lân
đối với: (1) Sinh trưởng và năng suất của khoai lang. (2) Hấp thu đạm và lân của khoai
lang trồng trên đất phèn Tân Phước – Tiền Giang.

x


CHƯƠNG 1: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 Đặc điểm vùng nghiên cứu
1.1.1 Vị trí địa lý
Huyện Tân Phước là một huyện nằm trong vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Tiền
Giang, cách trung tâm thành phố Mỹ Tho 20 km về hướng Tây Bắc. Huyện nằm tại tọa độ
106005’đến 106020’ kinh độ Đông và 10025’ đến 10035’ vĩ độ Bắc.
Phía Bắc: giáp tỉnh Long An
Phía Tây: giáp huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang và tỉnh Long An.
Phía Nam: giáp huyện Châu Thành và huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang.
Phía Đông: giáp huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang và tỉnh Long An.

Hình 1.1: Bản
đồ Tiền
Giang
(Nguồn:

/>1.1.2 Diện tích, dân số
Toàn huyện có 13 đơn vị hành chính xã – thị trấn, với tổng diện tích 33.321 ha. Tổng

dân số toàn huyện là 66.880 người, số hộ gia đình 15.670 hộ (số liệu thống kê năm 2013).
Dân cư đa phần là từ các nơi đến lập nghiệp.
1.1.3 Địa hình
Huyện Tân Phước có cao độ trên mực nước biển thấp, từ 0,6 – 0,75 m, đặc biệt ở Tân
Lập 1 và Tân Lập 2 có độ cao thấp đến 0,4 – 0,5 m. Vì thế, thường bị ngập lụt nặng khi lũ
hàng năm tràn về từ sông Cửu Long.
1.1.4 Khí hậu
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm thuộc vùng ĐBSCL với đặc điểm:
Nền nhiệt cao và ổn định quanh năm. Khí hậu phân hóa thành hai mùa tương phản rõ rệt:
Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 trùng với mùa gió Tây Nam, mùa khô từ tháng 12 đến
tháng 4 trùng với mùa gió Đông Bắc.
Chịu ảnh hưởng hai mùa gió chính: Gió mùa Tây Nam mang theo nhiều hơi nước, thổi
vào mùa mưa. Hướng gió thịnh hành là hướng Đông Bắc chiếm tầng suất 50-60%, kế đến là
hướng Đông chiếm tầng suất 20-30%, tốc độ gió trung bình là 3,8m/s. Từ tháng 11 đến tháng
4, gió mùa Đông Bắc thịnh hành, thổi cùng hướng với các cửa sông, làm gia tăng tác động
thủy triều và xâm nhập mặn theo sông rạch vào đồng ruộng, đồng thời làm hư hại đê biển,
được gọi là gió chướng.

1


1.3.5 Thủy văn
Huyện hàng năm có 6 tháng khô và 6 tháng nước. Vào mùa khô, huyện thiếu nước
trầm trọng. Kênh Nguyễn Văn Tiếp là con kênh lớn nhất, chia địa bàn huyện thành 2 vùng
Nam - Bắc. Tại thị trấn Mỹ Phước có kênh Xáng - Nguyễn Tất Thành nối kênh Nguyễn Văn
Tiếp với sông Tiền, là nguồn cung cấp nước ngọt chủ yếu cho cả huyện. Vào mùa nước nổi,
toàn bộ địa bàn huyện bị ngập nước, phương tiện giao thông chính là ghe, xuồng.
1.3.6 Thổ nhưỡng
Tân Phước nằm trong vùng trũng của vùng Đồng Tháp Mười nên đất đai bị nhiễm
phèn rất nặng. Vùng đất phèn và ngập lũ ĐTM là vùng đất phèn lớn ở ĐBSCL (chiếm khoảng

39,27%). Đại diện là các biểu loại đất: Sulfidic Humaquepts, Sulfuric Humaquepts, Typic
Sulfaquepts và Umbric Sulfaquepts (Lê Văn Khoa, 2003).
1.2 Khái quát về đất phèn
1.2.1 Khái niệm đất phèn

Đất phèn (Acid sulphate soils) là loại đất có chứa vật liệu sinh phèn mà kết quả
của các tiến trình sinh hóa xảy ra là acid sulfuric được tạo thành với số lượng có ảnh
hưởng lâu dài đến những đặc tính chủ yếu của đất (Võ Thị Gương, 2003).
1.2.2 Sự phân bố và hình thành đất phèn

Trên thế giới có khoảng 15 triệu ha đất phèn, chủ yếu xuất hiện ở các vùng ven
biển nhiệt đới hay cận nhiệt đới. Đất phèn ở Việt Nam khoảng 2 triệu ha chiếm 6,5%
diện tích tự nhiên toàn quốc (Trần Văn Chính, 2006). Đồng bằng sông Cửu Long với
diện tích gần 4 triệu ha, phân bố chủ yếu ở Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên,
Trũng Nam Sông Hậu và bán đảo Cà Mau.
Nhóm đất phèn hay nhóm đất phù sa phèn là tên gọi dùng để chỉ nhóm đất có
chứa vật liệu tạo thành axit sulfuric. Đất phèn thường có màu đen hoặc nâu tầng mặt,
đất thường bị glay nên có độ phì tương đối khá. Độ sâu xuất hiện trung bình của tầng
sulfuric đất phèn ĐBSCL nằm trong khoảng 46,8 – 57,8 cm. Độ pH thấp (p<5,5) có
khi pH chỉ còn 3 hoặc 2 (Nguyễn Đăng Nghĩa và Mai Thành Phụng, 2014).
Sự hình thành đất phèn là do kết quả của sự tích tụ pyrite trong điều kiện ngập
nước, ở đất có nhiều chất hữu cơ, sulphat, sắt và nhôm. Đất phèn được hình thành ở
những vùng nước lợ hoặc vùng ven biển nơi có mực thủy triều lên xuống. Sự hình
thành của đất phèn gắn liền với sự tạo thành của khoáng pyrite trong đất. Pyrite là hợp
chất được cấu tạo bởi sắt và lưu huỳnh (công thức FeS2).
Mức độ phèn nhiều hay ít tùy thuộc vào độ nông (50 – 60 cm), sâu (100 – 120
cm ) của tầng sinh phèn (tầng pyrite). Dựa vào sự hình thành và phát triển của đất, có
thể chia đất phèn ra làm hai loại: đất phèn tiềm tàng và đất phèn hoạt động. Đất phèn
tiềm tàng (PotentiAl Acid Sulfate Soil) hình thành trong điều kiện khử (thiếu oxy), và
có chứa vật liệu sinh phèn (sulfidic materials) chủ yếu là các khoáng pyrite FeS và

chất hữu cơ khoáng có màu đặc trưng là xám đến xám đen. Đất phèn hoạt động hình
thành trong điều kiện phải có sự oxy hóa (đủ oxy) và chứa vật liệu phèn (sulfuric
2


materials) chủ yếu là các khoáng Jarosite có màu đặc trưng là vàng rơm hoặc có đốm
vàng rơm, nhưng pH thấp <3,5, đất giàu chất hữu cơ bán phân hủy vẫn được xếp vào
nhóm đất phèn hoạt động có tầng perdysic (Võ Thị Gương và Nguyễn Mỹ Hoa, 2010).
Đất phèn được hình thành ở những vùng địa mạo đầm lầy, rừng ngập mặn, cửa
sống có địa hình trũng, khó thoát nước. Do sản phẩm bồi tụ phù sa kết hợp với vật liệu
sinh phèn (xác sinh vật chứa nhiều lưu huỳnh) và muối phèn.
Môi trường tự nhiên ở ĐBSCL tương đối thuận lợi cho việc thành lập đất phèn
hoạt động do chế độ mưa nhiều cùng với mùa nắng kéo dài và sự lên xuống của mực
nước biển đã tạo điều kiện cho Pyrite có điều kiện tiếp xúc với không khí. Đất phèn
làm hạn chế sự canh tác ở ĐBSCL chỉ trồng được những cây chịu phèn như: khóm,
khoai mì và điều, cả giống lúa cải tiến và giống lúa lai cũng như cho năng suất thấp
trên những vùng đất phèn nặng. Nhìn chung thì đất phèn gây hại cho cây trồng do
ngăn cản sự hấp thu dinh dưỡng, cố định lân và giảm sự trao đổi các cation ion bazo
(Kyuma, 1976).
1.2.3 Các trở ngại chính trên đất phèn
1.2.3.1 pH

Theo Lê Huy Bá (2000) H+ là một cation gây độc thông qua môi trường pH
thấp và làm cho độ hòa tan chuyển hóa dinh dưỡng kém. Trên đất phèn pH thấp nên
phần lớn nguyên tố nhôm, sắt…được chuyển vào dinh dưỡng đất đến mức độ có thể
gây độc hại cho cây. Theo Thái Công Tụng (1971) sự gia tăng pH trong đất ngập nước
phần lớn do Fe3+ bị khử thành Fe2+, Mn4+ bị khử thành Mn2+, các phản ứng tiêu thụ H+
làm gia tăng pH, khi pH thấp thì Al, Fe, Mn sẽ trở nên hòa tan làm cản trở các phản
ứng nitrate hóa, amon hóa, sulphate hóa, nhưng thích hợp cho quá trình tích lũy acid
hữu cơ. Do đó, pH gây độc gián tiếp cho cây thông qua quá trình làm tăng hàm lượng

độc chất Fe2+, Mn2+, Al3+, H+…đồng thời làm giảm độ hữu dụng của P, Mo, Ca…
1.2.3.2 Al3+

Nhôm hiện diện ở nồng độ thấp có thể có ích cho cây trồng vì nó đóng vai trò
phụ xúc tác một số phản ứng trong tiến trình sinh lý, nhưng dường như không được
xem là một dinh dưỡng khoáng cho cây trồng, mặc dù cây trồng sẽ xuất hiện những
đốm chết nhác khi trồng trong dung dịch dinh dưỡng thiếu nhôm. Tuy nhiên, sự hiện
diện một lượng lớn Al3+ có thể là nguyên nhân gây độc cho cây trồng. Nồng độ Al 3+ từ
50 – 100 mg/l sẽ làm giảm sự phát triển của cây một cách đáng kể (Tan, 1986).
Theo Trần Kim Tính (1999) dưới điều kiện đất khô, acid (chủ yếu là nồng độ
Al cao) ở mức ngộ độc cho cây trồng đối với đất phèn nặng, Al 3+ làm kết tủa các keo
sét và các chất lơ lửng trong nước nên nước phèn rất trong, càng nhiều Al 3+ càng độc,
nhưng nếu tồn tại đồng thời cả Al3+ va Fe2+ thì độc chất của đất phèn tăng lên so với đất
phèn chỉ có Al3+ hoặc Fe2+.
3+

Theo Fageria & et al, (1988) Khi Al 3+ hiện diện trong đất ở hàm lượng cao sẽ
3


gây độc cho cây, ảnh hưởng đến các quá trình sinh lý, sinh hóa của cây, cuối cùng ảnh
hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây. Tác hại của chúng có thể là:
Gây trở ngại cho sự phân chia và kéo dài của tế bào.
Gây ức chế enzyme làm nhiệm vụ tổng hợp vật chất của vách tế bào.
Làm hại cấu trúc màng bán thấm của rễ.
Làm trở ngại cho sự hấp thu các dưỡng chất N, P, K, Ca, Mg của cây.
Làm giảm sự tăng trưởng của rễ và thân.
Làm giảm sự hấp thụ nước của cây và hậu quả làm giảm năng suất cây trồng.
Làm giảm hô hấp của các tế bào rễ.
1.2.3.3 Fe2+, Fe3+


Fe2+ là nguyên tố độc của môi trường sinh thái đất phèn, Fe2+ xuất hiện trong đất
phèn trước Al3+. Trong đất yếm khí chúng ở dạng có thể kết hợp với H2S tạo thành FeS
bám vào rễ cây và làm ngộ độc cho cây. Nồng độ Fe 2+ cao gây ngộ độc cho cây trồng,
nồng độ Fe2+ hòa tan vượt quá 300 – 400 ppm gây độc cho cây trồng (Lê Huy Bá,
2000).
Fe3+ ít gây độc hóa tính mà gây hại chủ yếu là sự bám dính vào chung quanh rễ,
làm khả năng trao đổi chất của thực vật bị hạn chế. Fe 3+ bám vào da người rất khó tẩy
rửa (Trần Kim Tính, 1999).
1.2.3.4 Sự thiếu lân

Trong các loại đất chua, hàm lượng các ion sắt, nhôm và mangan cao, chúng dễ
kết hợp với H2PO4- tạo thành hợp chất lân không tan (Võ Thị Gương & et al, 1994;
Trần Kim Tính, 1999). Vì thế hàm lượng lân tổng số trên đất phèn rất ít và giảm dần
theo độ sâu. Lân ở tầng mặt 0,031 – 0,071%, còn lại ở các tầng sâu chỉ khoảng 0,023 –
0,043%, lân dễ tiêu rất nghèo, tầng đất mặt P 2O5 trong khoảng 2,9 – 3,8 mg/100g đất,
tầng phèn 2,5 – 3,58 mg/100g đất lại bị nhôm giữ ở dạng cố định, nên ở một vài nơi
không thấy sự hiện diện của lân dễ tiêu. Đây là nhóm đất thiếu lân trầm trọng nhất ở
ĐBSCL (Tôn Thất Chiểu & et al, 1991).
Một đặc tính quan trọng của lân trong đất là hàm lượng lân dễ tiêu hiện diện
trong đất phèn cực kì thấp do chúng dễ bị cố định dưới dạng các hợp chất khó tan. Đặc
tính cố định lân của đất phụ thuộc vào pH, hàm lượng sắt, nhôm, chất hữu cơ, thành
phần khoáng và trạng thái oxy – hóa khử của đất (Nguyễn Phi Hùng & et al, 2001).
Đất ở trạng thái oxy hóa cố định nhiều lân hơn đất ở điều kiện khử do lượng nhôm
trong đất cao hơn.
Sự cầm giữ lân bởi các thành phần khoáng của đất phèn thường là kết tủa từ
phản ứng của ion photphate với sắt, nhôm và có thể khoáng sét silicate. Cây trồng sẽ
chết vì thiếu lân, trước khi chết vì chua. Nguyên nhân của sự thiếu hụt lân trên đất
4



phèn trầm trọng là do các ion Fe, Al, Mn hòa tan cố định, chúng phản ứng nhanh
chóng với ion H2PO4- tạo thành hợp chất lân không hòa tan. Các ion H 2PO4- không
những phản ứng với các ion sắt, nhôm, mangan hòa tan mà còn phản ứng với các
hydroxyt sắt, nhôm không hòa tan như Giddsite (Al 2O3.3H2O) và Goethte
(Fe2O3.3H2O). Số lượng lân bị giữ bởi các tinh khoáng trong đất chua lớn hơn số lượng
lân bị kết tủa hóa học bởi các ion sắt, nhôm và mangan hòa tan.
1.3 Tổng quan về khoai lang
1.3.1 Nguồn gốc, phân bố và phân loại

Khoai lang (Ipomoea batatas) thuộc chi Ipomea, họ Convolvulaceae có nguồn
gốc ở châu Mỹ (Mexico, Trung Mỹ và Caribe) và một phần Tây Bắc của Nam Mỹ
(Kareem, 2013). Nó cũng đã được biết đến trước khi có sự thám hiểm của người
phương tây tới Polynesia, sau đó nó phổ biến sang các nước khác ở Châu Âu như Tây
Ban Nha, Bồ Đào Nha, Châu Á như Ấn Độ, Trung Quốc, Philippin, Indonesia, Việt
Nam. Ngày nay, khoai lang được trồng rộng khắp trong các khu vực nhiệt đới, ôn đới
ấm và có mặt trên 100 quốc gia (Grant, 2003).
Trên thế giới có trên 7000 giống khoai, trong đó có 1944 giống cao sản. Trong
673 giống khoai được canh tác nhiều nhất trên thế giới, có 25 giống cho củ màu trắng,
185 giống cho củ màu kem, 220 giống cho củ màu vàng, 143 giống cho củ màu cam
và 64 giống cho củ màu tím (Trịnh Xuân Ngọ và Đinh Thế Lộc, 2004).
Khoai lang ở Việt Nam có nhiều giống với 3 xuất xứ chính là Trung Quốc, Mỹ
và Nhật Bản, những giống có tính hàng hóa cao được trồng thành những vùng lớn như
Kiên Giang, Vĩnh Long, Đắk Nông, Lâm Đồng là giống có nguồn gốc từ Nhật.
1.3.2 Tình hình sản xuất khoai lang trên thế giới

Năm 2008, trên thế giới có 111 nước trồng khoai lang với diện tích 8,17 triệu
ha, trong đó 95% khoai lang trồng tại các nước đang phát triển, năng suất bình quân
134,6 tấn/ha, sản lượng 110,13 triệu tấn ( so với năm 2005 là 123,27 triệu tấn và năm
1961 là 98,19 triệu tấn) (FAO, 2009). Trên thế giới, khoai lang là cây lương thực đứng

thứ bảy sau cây lúa nước, lúa mì, bắp, khoai tây, lúa mạch, khoai mì (sắn) (Nguyễn
Thị Lang, 2010).
Bảng 1.1 Các nước có sản lượng khoai lang đứng đầu thế giới năm 2008 (FAO, 2009)

Tên nước

Sản lượng (triệu tấn)

Trung Quốc

85,21

Nigeria

3,31

Uganda

2,7

Indonesia

1,87

Việt Nam

1,32
5



1.3.3 Tình hình sản xuất khoai lang trong nước
Trong quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp ở nước ta, khoai lang đã chiếm một vị
trí quan trọng trong sản xuất lương thực, đứng thứ 4 sau lúa, ngô, và khoai mì (Nguyễn Thị
Lang, 2010).
Ở Việt Nam, khoai lang là cây lương thực truyền thống đứng thứ ba sau lúa, ngô, và
đứng thứ hai về giá trị kinh tế sau khoai tây. Tại miền Nam, nó cũng đứng hàng thứ 4 sau lúa,
cao su và dừa (Dương Minh, 1999). Khoai lang được trồng ở khắp nơi trên cả nước từ Đồng
bằng đến miền núi, Duyên hải Miền Trung và vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Năm 2004
diện tích khoai lang đạt 203,6 nghìn ha và sản lượng là 1.535,7 nghìn tấn. Đặc biệt, tổng diện
tích trồng khoai lang ở vùng ĐBSCL liên tục tăng trong những năm gần đây: từ 9.900 ha
( năm 2000) lên 14.000 ha ( năm 2007) với sản lượng đạt 285,5 nghìn tấn; năm 2014 diện tích
cả nước 129,9 nghìn ha, sản lượng là 1401,0 nghìn tấn. Năng suất khoai lang ở ĐBSCL thuộc
loại cao nhất đạt 556,9 nghìn/ha với diện tích 23,0 nghìn ha (Bảng1.2).

6


Bảng 1.2: Diện tích và sản lượng khoai lang (Niên Giám Thống Kê, 2014).
Các vùng trồng khoai lang

Diện tích

Sản lượng

(nghìn ha)

(nghìn tấn)

Cả nước


129,9

1401,0

Đồng bằng sông Hồng

21,3

204,0

Trung Du và Miền Núi phía Bắc

33,4

225,9

Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Miền Trung

37,6

243,9

Tây Nguyên

13,6

162,5

Đông Nam Bộ


1,0

8,0

Đồng bằng sông Cửu Long

23

556,9

(Nguồn: tổng hợp số liệu niên giám thống kê toàn quốc. Đơn vị diện tích nghìn ha, sản lượng
nghìn tấn)
1.3.4

Đặc tính thực vật

Cây khoai lang thuộc họ bìm bìm (Convolvulaceae) là cây thân thảo, sống hàng năm,
thân mềm bò hoặc leo (Trần Văn Minh, 2009). Khoai lang có thể trồng trên một loạt các loại
đất từ acid mạnh đến trung hòa (Kirchhof, 2009).
1.3.4.1 Rễ
Khoai lang có 3 loại rễ:
Rễ phụ: phát triển ở lớp đất mặt và phát triển tối đa ở giai đoạn sau trồng khoảng 1,5 –
2 tháng, chức năng chủ yếu là hút nước và chất dinh dưỡng nuôi cây (Đinh Thế Lộc, 1997)
(Hình 1.2a).
Rễ đực: rễ khá to với đường kính khoảng 2 cm, rất dài và nhiều xơ. Rễ này làm tiêu
hao dinh dưỡng và không có lợi (Dương Minh, 1999) (Hình 1.2b).
Rễ củ: được tạo ở lớp đất mặt (sâu 10 -25 cm), trên những mắt hom gần mặt đất (mắt
thứ 2 – 4). Củ bắt đầu phát triển theo chiều dài trước, sau đó mới phát triển theo đường kính
và nhanh nhất chỉ khoảng 1 tháng trước khi thu hoạch (Dương Minh, 1999) (Hình 1.2c).


7


Hình 1.2:

Rễ

khoai lang giai
đoạn 30 NSKT (a) Rễ phụ, (b) Rễ đực, (c) Rễ củ

1.3.4.2 Thân
Khoai lang gồm có thân chính và nhánh (Dương Minh, 1999).
Thân chính: thấy ở dây khoai lang trồng bằng hom ngọn, được tạo thành do hom mọc
dài ra, thân chính mang nhiều chồi phụ (Dương Minh, 1999).
Nhánh do nhiều chồi phụ ở thân chính tạo thành. Nó có nhiều chồi nhưng chỉ một ít
phát triển thành nhánh cấp 2 (Dương Minh, 1999).
Thân khoai lang chủ yếu là thân bò, bên cạnh đó cũng có những giống thân đứng hoặc
thân leo. Màu sắc thân cũng tùy giống khác nhau: trắng vàng, xanh đậm, xanh nhạt,…Trong
sản xuất để có năng suất cao thường người ta chọn những giống khoai lang có chiều dài thân
ngắn hoặc trung bình, thân đứng hoặc bán đứng, đường kính thân lớn và chiều dài đốt ngắn
(Trịnh Xuân Ngọ và Đinh Thế Lộc, 2004).
1.3.4.3 Lá
Lá khoai lang mọc cách, mỗi nách cho một lá. Cuống lá dài 15 – 20 cm, nhờ đó phiến
lá có thể xoay ra ánh sáng dễ dàng (Dương Minh, 1999). Hình dạng, màu sắc lá thay đổi tùy
giống và vị trí lá trên thân. Có một số giống, màu sắc lá thân và màu sắc lá ngọn khác nhau
(Trịnh Xuân Ngọ và Đinh Thế Lộc, 2004).
1.3.4.4 Hoa
Khoai lang có hoa hình chuông, cuống dài giống hoa rau muống. Hoa thường mọc ở
nách lá hoặc đầu ngọn thân, mọc riêng rẽ hoặc thành chùm 3-7 hoa. Mỗi hoa chỉ nở một lần
vào lúc sáng sớm và héo vào lúc giữa trưa (Trịnh Xuân Ngọ và Đinh Thế Lộc, 2004).


8


1.3.4.5 Củ
Cấu tạo củ khoai lang 3 phần: vỏ ngoài, vỏ cùi và thịt củ.
Vỏ ngoài: mỏng, chiếm 1% khối lượng củ, gồm những tế bào có chứa sắc tố, cấu tạo
chủ yếu là cenllulose và hemicellulose. Tác dụng làm giảm tác động từ bên ngoài, hạn chế sự
bay hơi nước trong quá trình bảo quản.
Vỏ cùi: chiếm từ 5-12%, gồm những tế bào chứa tinh bột, nguyên sinh chất và dịch
thể. Hàm lượng tinh bột ở vỏ cùi ít hơn ở thịt củ.
Thịt củ: gồm các tế bào nhu mô có chứa tinh bột trong củ (rất cao >36%) và các hợp
chất chứa nitơ (Dương Minh, 1999).
Tùy vào giống mà củ khoai lang có nhiều màu sắc khác nhau như: trắng, đỏ, vàng,
cam,…với nhiều hình dạng: tròn, trụ, thoi,…Kinh nghiệm cho thấy những giống có củ dài
thường cho năng suất cao (Dương Minh, 1999).
1.3.5 Các thời kì phát triển cây khoai lang
Theo Nguyễn Như Hà (2006), khoai lang có các thời kì sinh trưởng phát triển như sau:
mọc mầm – ra rễ, phân cành – kết củ, sinh trưởng thân lá, phát triển củ.
Mọc mầm – ra rễ
Là thời kì tính từ khi đặt dây đến khi cây ra rễ khoảng từ 7 – 10 ngày, cây chủ yếu tập
trung phát triển nhiều rễ con, bộ phận thân lá phát triển chậm, cần ít dinh dưỡng.
Phân cành – kết củ
Là thời kì rễ con bắt đầu phát triển chậm lại, rễ củ bắt đầu phân hóa, đến cuối giai
đoạn số lượng củ đã có xu hướng ổn định, bộ phận thân lá trên mặt đất bắt đầu tăng dần, cần
đất thoáng và nhiều dinh dưỡng. Trong điều kiện thuận lợi, sau khi trồng 15 – 20 ngày, trong
rễ con có sự phân hóa và hoạt động tượng tầng để quyết định rễ con phân hóa thành rễ củ. Rễ
củ khoai lang phát triển thành củ khoai lang vào thời điểm sau trồng 25 – 30 ngày đối với
giống ngắn ngày và 35 – 40 ngày đối với giống trung bình và vài ngày.
Sinh trưởng thân lá

Là thời kì thân lá phát triển nhanh, diện tích lá tăng nhanh đạt trị số tối đa, sau đó
giảm xuống từ từ, đồng thời trọng lượng củ cũng tăng nhanh dần, thời kì này rất cần nhiều
dinh dưỡng.
Phát triển củ
Là thời kì trọng lượng củ tăng lên rất nhanh, sự phát triển của thân lá phát triển chậm
dần và giảm sút, cây hút nhiều dinh dưỡng kali.
1.4 Lân trong đất và vi khuẩn hòa tan lân
1.4.1 Vai trò của lân
Lân là một trong các yếu tố thiết yếu cho cây trồng, lân xuất hiện trong đất ở dạng vô
cơ và hữu cơ. Cây trồng chỉ hút được lân ở dạng ion vô cơ như: H2PO4-, HPO42-, trong đó
dạng H2PO4- chiếm ưu thế ở đất acid và dạng HPO42- chiếm ưu thế ở dạng đất kiềm. Hầu

9


hết lân liên kết với thành phần ít hòa tan của đất. Lân là thành phần của Andenosine
triphosphate (ATP), lân có tác dụng thúc đẩy quá trình chín, lân là nguồn năng lượng vận
chuyển và bảo tồn vật chất, lân cần thiết cho sự hình thành acid nucleic và phospholipid, thúc
đẩy đẻ nhánh, trổ bông và tăng cường chất lượng hạt (Đỗ Ánh, 2003). Ngoài ra, lân còn có tác
dụng giải độc phèn khi bón cho đất phèn (Mai Thành Phụng, 2005).
Trong quá trình sinh trưởng, cây khoai lang có nhu cầu phân lân cao ở các thời kỳ: cây
non và phân nhánh mạnh. Lân là yếu tố cần thiết cho hệ rễ phát triển và khả năng hút thức ăn
của cây, đồng thời ảnh hưởng đến quá trình quang hợp và vận chuyển chất trong cây khoai
lang. Lân làm tăng trọng lượng của củ khoai lang và tỷ lệ củ. Đồng thời làm tăng hàm lượng
carotene nên làm tăng năng suất và phẩm chất củ khoai lang. Lân còn tăng khả năng chịu hạn,
rét và chống chịu sâu bệnh hại khoai lang, hạn chế tác hại của việc thừa đạm đối với cây. Lân
góp phần thúc đẩy sự hình thành tinh bột của khoai lang, bón đủ phân lân sẽ làm cho củ khoai
ít xơ. Nhu cầu về dinh dưỡng lân của khoai lang không lớn, chỉ bằng 1/10 lượng kali (Đinh
Thế Lộc, 1997).
1.4.2 Vi khuẩn hòa tan lân

Đối với vi khuẩn có khả năng hòa tan lân, người ta xác định được khoảng 857 loài.
Một lượng lớn vi khuẩn hòa tan lân sống trong vùng rễ và ảnh hưởng đến sự phát triển của
cây. Vi khuẩn hòa tan lân được phân lập ở các vùng rễ của nhiều loài thực vật khả năng hoạt
động cao hơn các vùng khác.
Một số chi vi khuẩn có khả năng hòa tan lân khó tan được biết đến hiện nay như:
Pseudomonas, Micrococus, Bacillus, Burkholderia, Azospirillum, Gluconacetobacter,
Rhizobium, Flavobacterium... Vi khuẩn hòa tan lân khó tan khi bổ sung vào thực vật làm tăng
khả năng hấp thu lân (Chen et al., 2006). Matsuoka et al., (2013) phân lập được các dòng vi
khuẩn nội sinh Bacillus sp., Pseudomonas từ rễ Carex kobobugi có khả năng hòa tan lân vô cơ
và tạo ra siderophore trong điều kiện Fe và P cho phép. Các vi sinh vật hòa tan lân khó tan
thành dễ tan bằng cách tiết ra acid. Các acid hữu cơ được sản xuất bởi vi khuẩn và nấm trong
quá trình hòa tan lân khó tan chủ yếu là: citric, lactic, gluconic, oxalic, tartaric, acetic và 2ketogluconic acid. Lượng lân được hòa tan phụ thuộc vào nhiều yếu tố như dạng lân vô cơ
(bao gồm Canxi, sắt nhôm phosphate). Ngoài cơ chế acid hóa, các vi khuẩn còn có thể hòa tan
lân khó tan bằng sự tạo phức và các phản ứng trao đổi ion (Khan và Doty, 2009).
1.4.2.1 Vi khuẩn Azospirillum
Vi khuẩn Azospirillum là vi khuẩn hiện diện trong rễ, vùng đất quanh rễ, thân và lá
của cây. Chúng sống tự do trong đất hay cộng sinh với rễ các loại ngũ cốc, các loại cây cỏ và
cây có củ.
Azospirillum lipoferum là một loại vi khuẩn Gram âm, hình que hoặc hình chữ S,
chiều rộng 1 -1,5 mm và chiều dài 2,0 – 3,0 mm, sinh trưởng tốt ở 30oC và pH từ 6,0 – 7,0
(Bashan et al., 2004). Chúng sinh trưởng và phát triển dưới cả hai điều kiện hiếu khí và kỵ khí
nhưng thích hợp trong điều kiện hiếu khí với sự có hoặc không có đạm trong môi trường
(Dobereiner và Pedrosa, 1987). Khuẩn lạc của chúng trong môi trường agar khoai tây, có màu
hồng nhạt hay đậm. Vi khuẩn Azospirillum lipoferum phát triển tốt trên môi trường có muối
hữu cơ như malate, succinate, lactate hay pyruvate. Vi khuẩn này khồng sử dụng đường đơn

10


mà sử dụng đường fructose và các đường đa khác làm nguồn carbon của chúng.

Vi khuẩn Azospirillum lipoferum có thể tiết ra những kích thích tố tăng trưởng như
IAA, IBA, ABA và cytokynine. Những kích tố này làm tăng chiều dài rễ, khích thước rễ và số
lượng rễ cây trồng. Từ đó chúng có khả năng hấp thu các khoáng chất và nước, dẫn đến sự
sinh trưởng và phát triển cũng như năng suất của cây trồng tăng (Bashan và Levanony, 1990).
1.4.2.2 Vi khuẩn Pseudomonas
Chi Pseudomonas gồm các loài vi khuẩn được mô tả với các đặc điểm: hình que,
Gram âm, hiếu khí, không có khả năng tạo bào tử, phản ứng Catalase và oxidase dương tính,
có một hoặc nhiều chiên mao tập trung ở một đàu và có khả năng chuyển động. Chi
Pseudomonas có độ đa dạng loài cao bởi lẽ các loài khác nhau sẽ tìm thấy tù vào loại cây
trồng và loại đất. Qua nhiều năm nghiên cứu các nhà khoa học đã phát hiện nhiều đặc tính
kích thích sinh trưởng cây trồng quan trọng của một số loài thuộc chi Pseudomonas, trong đó
các chủng thuộc loài Pseudomonas flourescens nhận được sự quan tâm nghiên cứu đặc biệt
hơn cả ( Pseudomonas, ngày 14/08/2013).
Trong vùng rễ, vi khuẩn Pseudomonas làm biến đổi mạnh mẽ môi trường sống của
chúng theo hướng có lợi cho cây chủ thông qua các sản phẩm từ các con đường trao đổi chất
thích nghi linh hoạt với sự biến động của môi trường xung quanh. Ví dụ như sự ảnh hưởng
của các chất có tính kháng sinh và siderophore hay hydrogen cyanide mà hầu hết các chủng
Pseudomonas tiết ra sẽ ức chế sự sinh trưởng của những vi sinh vật có hại và tăng cường
lượng chất dinh dưỡng sẵn có cho cây hấp thụ (Barriuso et al., 2008).
Vi khuẩn Pseudomonas (chủ yếu loài P.lourescens và P.putida) có khả năng kích thích
sự phát triển của hệ rễ, sự phát triển của cây non, tăng trọng lượng tươi và năng suất cây
trồng, hòa tan lân khó tan trong đất, khả năng tiết hormone sinh trưởng IAA, khả năng đối
kháng sinh học,…(Antoun và Prevots, 2005).
1.4.2.3 Vi khuẩn Burkholderia
Giới: Bacteria; Ngành: Proteobacteria; Lớp: Beta Proteobacteria; Bộ: Burkholderiales;
Họ: Burkholderiaceae; Chi: Burkholderia.
Một số đặc điểm chung của vi khuẩn Burkholderia là: Gram âm, di chuyển nhờ các
chiên mao ở đầu, hình que, đường kính 1 µm, hiếu khí bắt buộc (Jesus el at., 2004). Trong
môi trường nuôi cấy, các khuẩn lạc của chúng hình tròn có màu trắng hoặc hơi vàng, đường
kính khoảng 2 – 4mm, phẳng hoặc lài (Jesus et al., 2004).

Vi khuẩn Burkholderia sống cộng sinh với cây trồng có khả năng cố định đạm, kích
thích sự tăng trưởng của cây, hiện diện trong rễ của nhiều loại cây như: bắp, mía, cà phê, lúa,
cỏ…Một số vi khuẩn Burkholderia cũng được tìm thấy trong đất, nước và rễ cây. Phổ biến
hiện nay phải kể đến các loài sau: Burkholderia cepacia (cộng sinh ở rễ bắp trồng ở châu Âu,
rễ lúa và cây đậu trồng ở Úc), Burkholderia tropicalis (ở khóm), Burkholderia phymatum
(cây Minosa và một số cây họ đậu), Burkholderia vietnamiensis (tìm thấy trong rễ lúa trồng
ở miền nam Việt Nam).

11


CHƯƠNG 2
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Phương tiện nghiên cứu
2.1.1 Thời gian và địa điểm
Thí nghiệm được thực hiện từ tháng năm đến tháng năm tại huyện Tân Phước, tỉnh
Tiền Giang
Đặc tính ban đầu của đất thí nghiệm được trình bày ở bảng 2.1
Bảng 2.1: Tính chất của đất thí nghiệm đầu vụ tầng 0 – 20 cm và 20 – 40 cm ở huyện Tân
Phước – Tiền Giang
Độ
sâu

pH
1:2,5

EC
mS

Pdt –

Bray2

Fe2+
%Fe2O3

Al3+

0–20

3,71

0,95

65,46

0,86

15,41

20-40

3,50

1,31

14,40

0,91

11,93


%CHC

Sa cấu (%)
Sét

Thịt

Cát

6,81

57,5

38,6

4,0

1,57

58,7

37,0

4,2

2.1.2 Vật liệu thí nghiệm
Giống: khoai lang tím Nhật (dây giống), tuổi dây 45 – 75 NSKT, dài 30 cm (Hoàng
Kim, 1999).
Loại vi khuẩn sử dụng là vi khuẩn Burkholderia được cán bộ phân lập tại trường Đại

học An Giang, gồm 3 dòng vi khuẩn: (Nguyễn Như Thanh, 2014).

Dòng vi khuẩn 1: Burkholderia acidipaludis được phân lập trong thân cây
12


khoai lang ở Hậu Giang.
Dòng vi khuẩn 2: Burkholderia cenocepacia được phân lập trong thân cây
khoai mì ở Vĩnh Long.
Dòng vi khuẩn 3: Burkholderia pyrrocinia được phân lập trong thân cây khoai
lang ở Vĩnh Long.
Các loại phân bón được sử dụng: urea (% N = 46%), super lân (16-20% P2O5)
và kali clorua (60% K2O).
2.1.3 Dụng cụ thí nghiệm

Bình nước tưới, bình xịt thuốc sâu.
Thước đo: thước dây, thước kẹp.
Thuốc trừ sâu: Basudin, Diazan (loại 1kg), Actara + Motox, Regrent.
Cân điện tử (sai số ± 0,01), xẻng, khoan chữ T.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên gồm hai nhân
tố với 3 lần lặp lại.
Nhân tố thứ nhất (A) là vi khuẩn hoàn tan lân với 3 dòng vi khuẩn: vi khuẩn
Burkholderia acidipaludis, Burkholderia cenocepacia, Burkholderia pyrrocinia.
Nhân tố thứ hai (B) là liều lượng lân với 3 mức lân 30P, 60P, 90P.
2.2.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm

Các nghiệm thức được bố trí như sau:

Bảng 2.1: Sơ đồ bố trí tại huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang.
Lượng P2O5

Dòng vi khuẩn

(kg/ha)

VK1

VK2

VK3

30

NT1

NT2

NT3

60

NT4

NT5

NT6

90


NT7

NT8

NT9

Ghi chú:

KVK: không chủng vi khuẩn, VK1: Burkholderia acidipaludis,
VK2: Burkholderia cenocepacia, VK3: Burkholderia pyrrocinia

2.2.3. Công thức, giai đoạn và liều lượng phân bón

Phân bón:
Bảng 2.3: Bảng lượng phân bón cần bón

Số kg phân bón cần
13

KVK

NT10


×