Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LIỀU LƯỢNG BÓN ĐẠM VÀ KALI ĐẾN NĂNG SUẤT LẠC TRÊN ĐẤT CÁT BIỂN TỈNH BÌNH ĐỊNH pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (244.53 KB, 12 trang )



133

TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 71, số 2, năm 2012


NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LIỀU LƯỢNG BÓN ĐẠM VÀ KALI
ĐẾN NĂNG SUẤT LẠC TRÊN ĐẤT CÁT BIỂN TỈNH BÌNH ĐỊNH
Hoàng Thị Thái Hòa, Lê Hoài Lam

Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế

Tóm tắt. Thí nghiệm gồm có 4 liều lượng đạm (0, 20, 40 và 60 kg N/ha) và 3 liều
lượng kali (0, 30, 60 kg K
2
O/ha), bố trí theo kiểu ô lớn – ô nhỏ (split – plot) với 3
lần nhắc lại, được thực hiện trong 2 vụ Đông Xuân 2009-2010 và 2010-2011 trên
đất cát biển của huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Kết quả nghiên cứu cho thấy: liều
lượng đạm và kali bón ở mức 40 kg N và 60 kg K
2
O/ha trên nền 90 kg P
2
O
5
, 10 tấn
phân chuồng và 500 kg vôi/ha đã cho năng suất lạc cao, đồng thời thu được hiệu
quả kinh tế cao nhất và cải thiện được độ phì của đất.

1. Đặt vấn đề
Cây lạc có vị trí quan trọng trong cơ cấu cây trồng nông nghiệp của tỉnh Bình


Định. Theo số liệu thống kê năm 2010, tổng diện tích gieo trồng lạc của tỉnh là 8.315 ha,
đứng thứ 2 về diện tích ở khu vực Nam Trung bộ (sau tỉnh Quảng Nam). Mặc dù, năng
suất lạc của tỉnh Bình Định ở mức cao so với bình quân năng suất của vùng và cả nước
(26,7 tạ/ha so với 21,1 tạ /ha) [4]. Tuy nhiên, so với năng suất lạc ở các vùng khác và
tiềm năng năng suất của các giống lạc hiện có, thì năng suất lạc của tỉnh Bình Định vẫn
còn thấp, đặc biệt là lạc trồng trên đất cát biển, thấp hơn so với các vùng khác trên địa
bàn tỉnh từ 10 - 15% [4]. Nguyên nhân chủ yếu là do áp dụng các biện pháp kỹ thuật
chưa hợp lý, trong đó có việc sử dụng phân bón. Lượng phân bón cho cây lạc phần lớn
tùy thuộc vào khả năng đầu tư của các nông hộ, nhìn chung là bón phân còn chưa cân
đối và chưa thực sự hợp lý. Qui trình phân bón cho cây lạc do các cơ quan chức năng
tỉnh Bình Định khuyến cáo cũng phần lớn dựa vào kinh nghiệm, mà chưa có được
những cơ sở khoa học chắc chắn. Hơn nữa, qui trình bón phân được phổ biến thống nhất
chung cho toàn tỉnh, chưa xem xét cụ thể riêng cho từng điều kiện đất đai, vùng sinh
thái, điều kiện canh tác và các yếu tố khác. Chính điều này đã ảnh hưởng lớn đến năng
suất cây lạc trên các vùng đất khác nhau của tỉnh. Bên cạnh đó, các nghiên cứu về phân
bón cho cây lạc chủ yếu tập trung vào phân lân và vôi, chưa có các nghiên cứu bón phối
hợp đạm và kali cho cây lạc. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên
cứu đề tài này, với các mục đích sau:
- Xác định ảnh hưởng của liều lượng đạm và kali đến năng suất lạc.


134

- Xác định ảnh hưởng của liều lượng đạm và kali đến một số chỉ tiêu về hiệu quả
kinh tế.
- Xác định ảnh hưởng của liều lượng đạm và kali đến một số tính chất hóa học
đất trước và sau thí nghiệm.
- Đề xuất liều lượng đạm và kali hợp lý cho cây lạc trên đất cát biển tỉnh Bình Định,
nhằm mang lại năng suất, hiệu quả kinh tế cao và cải thiện được tính chất đất.
2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu

2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Đất: Thí nghiệm được bố trí trên đất cát biển điển hình của tỉnh Bình
Định. Tính chất đất trước thí nghiệm như sau: pH
KCl
(5,27), OC (0,5%), CEC (0,97
lđl/100g), lân tổng số (0,035%), kali tổng số (0,020%), đạm tổng số (0,042%).
2.1.2. Cây trồng: Giống lạc được sử dụng trong thí nghiệm là giống lạc Lỳ, đây
là giống lạc được gieo trồng phổ biến trên địa bàn tỉnh Bình Định.
2.1.3. Phân bón
- Phân vô cơ: Urê (46%N), Super phốt phát đơn (16,5% P
2
O
5
), KCl (60% K
2
O)
- Vôi: Vôi bột thường sử dụng tại địa phương (40% CaO).
- Phân chuồng: của người dân tự sản xuất theo truyền thống (C: 35,42%, N:
0,85%, P
2
O
5
: 0,31%, K
2
O: 0,42%).
- Cách bón:
Bón lót :
+ 100% vôi bón khi làm đất
+ 100% phân chuồng và 100% lân và 1/3 lượng kali khi gieo
Bón thúc :

+ Lần 1: 3 – 4 lá: 2/3 lượng đạm + 1/3 lượng kali
+ Lần 2: tàn lứa hoa đầu, 1/3 lượng đạm + 1/3 lượng kali
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trong vụ Đông Xuân 2009-2010 (tháng 12/2009 đến tháng
4/2010) và vụ Đông xuân 2010-2011 (tháng 12/2010 đến tháng 4/2011), tại xã Cát Trinh,
huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định.


135

2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Công thức thí nghiệm
- Thí nghiệm gồm có 12 công thức, trong đó có 4 liều lượng đạm (0, 20, 40 và
60 kg N/ha) và 3 liều lượng kali (0, 30 và 60 kg K
2
O/ha) trên nền 90 kg P
2
O
5
, 10 tấn
phân chuồng và 500 kg vôi/ha. Các công thức thí nghiệm đề xuất dựa trên điều tra thực
tế lượng phân bón sử dụng cho cây lạc của nông dân và qui trình khuyến cáo của Trung
tâm Khuyến nông địa phương, đồng thời dựa vào yêu cầu dinh dưỡng của cây lạc, tính
chất đất và điều kiện thời tiết khí hậu tại vùng này.
- Thí nghiệm được bố trí theo kiểu split – plot (ô lớn và ô nhỏ), trong đó kali
được bố trí trong ô lớn và đạm bố trí trong ô nhỏ, với 3 lần nhắc lại. Diện tích mỗi ô nhỏ
là 10 m
2
và mỗi ô lớn là 40 m
2

.
2.3.2. Các chỉ tiêu theo dõi
- Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất.
- Phân tích một số chỉ tiêu hóa học quan trọng của đất lấy ở tầng canh tác (tầng 0
- 20 cm) trước và sau thí nghiệm, như: pH
KCl
(đo bằng pHmeter); Hàm lượng C hữu cơ
(OC): (theo phương pháp Tiurin); Đạm tổng số (theo phương pháp Kjeldahl); Lân tổng
số (theo phương pháp so màu trên quang phổ kế); Lân dễ tiêu (theo phương pháp
Oniani); Kali tổng số (theo phương pháp quang kế ngọn lửa); CEC (theo phương pháp
Kjeldahl).
- Các chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế: Lãi ròng, hiệu suất phân đạm và kali, VCR
(Value Cost Ratio) (Tổng thu tăng lên do phân bón/chi phí mua phân bón).
2.4. Phương pháp xử lý số liệu
Xử lý số liệu với các chỉ tiêu như trung bình, ANOVA, LSD bằng phần mềm
Statistix 9.0.
3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
3.1. Ảnh hưởng của liều lượng đạm và kali đến các yếu tố cấu thành năng
suất và năng suất lạc
Năng suất được xem là kết quả và mục tiêu cuối cùng của quá trình sản xuất, nó
là một chỉ tiêu đánh giá toàn diện và đầy đủ nhất các quá trình sinh trưởng, phát triển
của cây, đồng thời cũng ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế và hiệu quả đầu tư. Kết quả
nghiên cứu về ảnh hưởng của phân bón đến năng suất thể hiện ở bảng 1.
Kết quả bảng 1 cho thấy:
Năng suất lý thuyết ở các công thức dao động từ 44,13 - 53,94 tạ/ha, trong đó
công thức XI (N
40
K
60
) có năng suất lý thuyết cao nhất và thấp nhất ở công thức I (đ/c).

Ảnh hưởng yếu tố đạm và kali đến năng suất lý thuyết của lạc thể hiện khá rõ.


136

Trên nền không bón kali, năng suất lý thuyết tăng khi tăng mức đạm từ 0 lên 60
kg N/ha và mức bón 40, 60 kg N/ha sai khác có ý nghĩa thống kê so với mức bón 0, 20
kg N/ha (công thức III, IV so với công thức I, II). Trên nền bón 30, 60 kg K
2
O/ha, năng
suất lý thuyết tăng từ mức đạm bón 0, 20, 40 kg N/ha, đạt cao nhất ở mức bón 40 kg
N/ha, sau đó tăng mức bón đạm lên 60 kg N/ha, năng suất lý thuyết giảm. Các mức bón
đạm cao (40, 60 kg N/ha) đạt năng suất lý thuyết cao hơn so với mức bón đạm thấp (0,
20 kg N/ha) và sự sai khác này có ý nghĩa thống kê.
Bảng 1. Ảnh hưởng của liều lượng đạm và kali đến các yếu tố cấu thành năng suất
và năng suất lạc trong vụ Đông xuân 2010 và 2011
Công
thức
Lượng
bón
Tổng số
quả/cây
(quả)
Số quả
chắc/cây
(quả)
Trọng
lượng 100
quả
(gam)

Tỷ lệ nhân
(%)
Năng suất
lý thuyết
(tạ/ha)
Năng
suất
thực thu
(tạ/ha)
I (đ/c)

N
0
K
0
15,67
c
14,00
c
127,00
c
73,28
c
44,13
f

30,95
e

II N

20
K
0
16,77
bc
14,90
bc
127,67
bc
73,85
c
45,99
ef

33,08
bcde

III N
40
K
0
18,53
a
16,40
abc
127,83
abc
74,67
bc
49,00

cbe

33,45
abcd

IV N
60
K
0
18,80
a
16,47
ab
128,33
abc
75,24
abc
49,13
cde

34,63
abcd

V N
0
K
30
16,37
bc
14,67

bc
129,40
abc
76,06
abc
45,97
ef

31,73
de

VI N
20
K
30

16,23
c
15,00
bc
131,00
abc
77,01
abc
48,70
cde

34,73
abcd


VII N
40
K
30

19,17
a
16,73
ab
132,53
ab
78,90
ab
53,01
ab

35,63
ab

VIII N
60
K
30

18,63
a
16,40
abc
132,33
abc

78,53
ab
51,13
abcd

35,77
ab

IX N
0
K
60
16,63
bc
14,97
bc
131,67
abc
76,63
abc
47,90
de

31,95
cde

X N
20
K
60


18,00
ab
16,43
ab
132,33
abc
77,39
abc
50,17
bcd

35,18
abc

XI N
40
K
60

19,53
a
17,67
a
133,57
a
79,10
a
53,94
a


37,28
a

XII N
60
K
60

18,97
a
16,70
ab
132,73
ab
78,69
ab
51,41
abc

35,03
ab

LSD
0.05
1,74 2.40 5,39 4,13 3,41
3,36
(a, b, c, d, e chỉ ra các công thức có cùng ký tự trong một cột không có sai khác ý nghĩa
tại mức 0,05. Số liệu bảng trên được tính trung bình từ hai vụ).
Ảnh hưởng của kali đến năng suất lý thuyết lạc thể hiện rõ, mức bón 60 kg

K
2
O/ha đạt năng suất lý thuyết cao nhất trên cùng một nền bón đạm. Trên nền bón đạm
0, 20, 40, 60 kg N/ha, mức kali bón là 60 kg K
2
O/ha có năng suất lý thuyết đạt cao nhất
và sai khác có ý nghĩa so với không bón kali (công thức IV và IX; công thức X và II;


137

công thức XII và IV sai khác có ý nghĩa). Trên nền 40 kg N/ha, mức bón 40, 60 kg
K
2
O/ha sai khác có ý nghĩa so với không bón kali (công thức VII và XI sai khác có ý
nghĩa so với công thức II).
- Năng suất thực thu giữa các công thức thí nghiệm dao động từ 30,95 - 37,28
tạ/ha. Trong đó công thức đối chứng có năng suất thực thu thấp nhất, đạt 30,95 tạ/ha,
cao nhất là công thức XI (40 kg N/ha + 60 kg K
2
O/ha), với năng suất 37,28 tạ/ha, tăng
hơn so với công thức đối chứng 6,33 tạ/ha.
Mức bón đạm 40 kg N/ha trên nền kali bón 30, 60 kg K
2
O/ha đạt năng suất thực
thu cao nhất và sai khác có ý nghĩa so với mức không bón đạm. Trên nền không bón kali,
mức bón 60 kg N/ha cho năng suất thực thu cao nhất và sai khác có ý nghĩa so với mức
không bón đạm.
Trên cùng một nền đạm bón là 0, 20, 40 và 60 kg N/ha, việc tăng mức kali bón
từ 0, 30, 60 kg K

2
O/ha không làm thay đổi năng suất ở mức có ý nghĩa thống kê, mặc dù
tăng mức kali thì năng suất thực thu tăng và đạt cao nhất ở mức bón 60 kg K
2
O/ha.
Xem xét ảnh hưởng của 2 yếu tố đạm và kali cho thấy, mức bón 40 kg N + 60 kg
K
2
O/ha (công thức XI) đạt năng suất thực thu cao nhất.
Như vậy, yếu tố đạm ảnh hưởng đến năng suất thực thu ở mức có ý nghĩa. Ảnh
hưởng của kali đến năng suất thực thu không có ý nghĩa thống kê.
3.2. Hiệu suất phân bón đối với lạc
3.2.1. Hiệu suất phân đạm đối với lạc
Kết quả tính toán hiệu suất của phân đạm đối với lạc trên đất cát biển tỉnh Bình
Định được thể hiện ở bảng 2.
Bảng 2. Hiệu suất phân đạm đối với lạc
Công
thức

Nền
Lượng đạm
bón (kg
N/ha)
Năng suất
thực thu
(tạ/ha)
Bội thu
(tạ/ha)
Hiệu suất phân
đạm (kg lạc vỏ/kg

N)
I 0 30,95 - -
II 20 33,08 2,13 10,63
III 40 34,59 3,64 9,10
IV
K0
60 34,63 3,68 6,13
V 0 31,73 - -
VI
K30
20 34,73 3,00 15,0


138

VII 40 36,03 4,30 10,8
VIII

60 35,77 4,04 6,7
IX 0 31,95 - -
X 20 35,18 3,23 16,13
XI 40 37,28 5,33 13,33
XII
K60
60 35,93 3,98 6,63
(Ghi chú: Số liệu bảng trên được tính trung bình từ hai vụ).
Trên nền không bón kali, hiệu suất phân đạm dao động từ 6,13 - 10,63 kg lạc
vỏ/kg N. Hiệu suất phân đạm ở mức bón 20 kg N/ha đạt cao nhất, nếu tăng lượng
đạm lên 40 kg N/ha hoặc 60 kg N/ha thì hiệu suất phân đạm giảm. Tương tự trên nền
30 kg K

2
O/ha hoặc 60 kg K
2
O/ha, hiệu suất phân đạm tuân theo quy luật trên. Trong
các công thức, thì mức bón 20 kg N + 60 kg K
2
O/ha có hiệu suất phân đạm đạt cao
nhất (16,13 kg lạc vỏ/kg N) và đạt thấp nhất ở mức bón 60 kg N + 0 kg K
2
O/ha (6,63
kg lạc vỏ/kg N).
Như vậy, hiệu lực phân đạm trên đất cát biển tỉnh Bình Định phù hợp với kết quả
nghiên cứu của Viện Nông hóa thổ nhưỡng trên đất bạc màu Bắc Giang và của Viện
Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam trên đất cát biển Thanh Hóa đều cho thấy:
lượng đạm thích hợp là 30 kg N/ha, nếu tăng lượng đạm lên 40 kg N/ha hiệu lực của N
sẽ giảm rõ rệt [3]. Cùng một nền kali bón 0, 30, 60 kg K
2
O/ha, mức bón đạm 20 kg N/ha
đạt hiệu suất phân đạm cao nhất, mức bón đạm cao thì hiệu suất giảm. Điều này chứng
tỏ đạm chỉ phát huy tác dụng khi nó ở một lượng giới hạn nhất định.
3.2.2. Hiệu suất phân kali đối lạc
Qua bảng 3 chúng tôi thấy, hiệu suất phân kali dao động từ 1,67 - 5,50 kg lạc
vỏ/kg K
2
O. Mức bón 20 kg N + 30 kg K
2
O/ha (công thức VII) đạt hiệu suất phân kali
cao nhất (5,5 kg lạc vỏ/kg K
2
O) và hiệu suất thấp nhất ở mức bón 0 kg + 60 kg K

2
O/ha
(công thức IX).
Trên cùng một nền đạm bón là 0 hoặc 20 hoặc 40 hoặc 60 kg N/ha thì mức bón
30 kg K
2
O/ha đạt hiệu suất phân kali cao nhất. Việc tăng mức bón kali lên 60 kg K
2
O/ha
làm giảm hiệu suất trên các nền bón đạm khác nhau. Kết quả này tương tự với kết quả
nghiên cứu hiệu lực kali trên đất xám Đông Nam Bộ. Theo Nguyễn Thị Liên Hoa [3],
hiệu lực kali đến giống lạc Lỳ đạt cao nhất ở mức bón 40 K
2
O/ha, tăng mức kali bón lên
60, 80, 100 kg K
2
O/ha, hiệu lực kali giảm.
Qua đây chúng tôi có nhận xét, việc tăng mức bón đạm lên (40 hoặc 60 kg N/ha)
và kali lên mức (60 kg K
2
O/ha) đã tăng năng suất lạc, nhưng hiệu suất phân đạm và kali


139

giảm so với mức bón thấp hơn. Đây là cơ sở để đề xuất một mức đạm và kali hợp lý đối
với giống lạc Lỳ trên đất cát tỉnh Bình Định.
Bảng 3. Hiệu suất phân kali đối với lạc
Công
thức

Nền
Lượng
kali bón
(kg K
2
O /ha)
Năng suất
thực thu
(tạ/ha)
Bội thu
(tạ/ha)
Hiệu suất
phân kali
(kg lạc vỏ/kg
K
2
O)
I 0 30,95 - -
V 30 31,73 0,78 2,58
IX
N0
60 31,95 1,00 1,67
II 0 33,08 - -
VI 30 34,73 1,65 5,50
X
N20
60 35,18 2,10 3,50
III 0 34,59 - -
VII 30 36,03 1,43 4,78
XI

N40
60 37,28 1,26 2,10
IV 0 34,63 - -
VIII 30 35,77 1,14 3,81
XII
N60
60 35,93 1,30 2,17
(Ghi chú: Số liệu bảng trên được tính trung bình từ hai vụ).
3.3. Lãi ròng và VCR
Lãi ròng và VCR là hai chỉ tiêu quan trọng trong đánh giá hiệu quả kinh tế của
sử dụng phân bón, giúp người sản xuất quyết định có nên đầu tư trong sản xuất hay
không. Kết quả nghiên cứu được thể hiện qua bảng 4.
Kết quả bảng 4 cho thấy:
* Lãi ròng:
Phần chi phí phân bón tăng thêm so với không bón phân đạm và kali dao
động từ 700.000 - 2.500.000 đồng/ha. Tuy nhiên, phần lãi thuần tăng thêm so đối
chứng đạt khá cao, dao động từ 983.000 – 12.467.000 đồng/ha. Mức bón 40 kg N +
60 kg K
2
O/ha có lãi ròng tăng so với đối chứng cao nhất và thấp nhất là mức bón 20
kg N + 0 kg K
2
O/ha.


140

* VCR:
Trên cùng một nền bón kali, mức bón 40 kg N/ha có VCR đạt cao nhất, khi tăng
lên 60 kg N/ha thì VCR giảm. Trừ 2 công thức không bón đạm có VCR < 1 (đầu tư lỗ),

các công thức còn lại đều có VCR > 3, tức là mức đầu tư thuyết phục được người nông
dân. Qua đây ta thấy, mặc dù lạc là cây có khả năng cố định đạm, nhưng bón đạm sẽ tăng lợi
nhuận đáng kể.
Trong các mức bón phân, thì mức bón 40 kg N/ha trên nền 0 hoặc 30 kg K
2
O/ha
có VCR đạt cao nhất. Trong đó, mức bón 40 kg N + 0 kg K
2
O/ha có VCR cao nhất
(6,61) nhưng phần lãi ròng tăng so với đối chứng lại thấp, không thuyết phục người sản
xuất. Các mức bón này có VCR cao nhưng phần lãi thuần tăng so với đối chứng thấp
hơn mức bón 40 kg N + 60 kg K
2
O/ha.
Nhìn chung, mức bón 40 kg N + 60 kg K
2
O/ha có VCR khá cao (5,94 lần) và
phần lãi ròng tăng so với đối chứng đạt cao nhất (12.467.000 đồng/ha). Bước đầu, có thể
kết luận mức bón này có năng suất và hiệu quả kinh tế đạt cao nhất. Kết quả này tương
tự kết quả nghiên cứu của Hồ Huy Cường [1] trên đất xám tỉnh Bình Định, với giống lạc
Lỳ mức bón 40 kg N + 90 kg P
2
O
5
+ 60 kg K
2
O/ha có VCR đạt cao nhất (6,0 lần).
Ngoài ra, các mức bón 40 kg N + 30 kg K
2
O/ha và 20 kg N + 30 kg K

2
O/ha có VCR và
lãi thuần tăng cao so đối chứng, thuyết phục được người trồng lạc.
Bảng 4. Hiệu quả kinh tế của các mức bón đạm, kali khác nhau đối với cây lạc (tính
cho 1 ha)
Công
thức

Lượng bón

Chi phí tăng
thêm so đ/c
(1.000 đồng)
Năng suất
tăng so đ/c
(tạ/ha)
Tổng thu
tăng so với
đ/c (1.000
đồng)
Lãi ròng
tăng so với
đ/c (1.000
đồng)
VCR

I
(đ/c)

N

0
K
0
- - - - -
II N
20
K
0
700 2,13 4.888 4.188 5,98
III N
40
K
0
1.100 3,64 8.376 7.276 6,61
IV N
60
K
0
1.500 3,68 8.453 6.953 4,64
V N
0
K
30
800 0,78 1.783 983 1,23
VI N
20
K
30
1.200 3,78 8.683 7.483 6,24
VII N

40
K
30
1.600 5,08 11.673 10.073 6,30
VIII

N
60
K
30
2.000 4,82 11.078 9.078 4,54


141

IX N
0
K
60
1.300 1,00 2.300 1.000 0,77
X N
20
K
60
1.700 4,23 9.717 8.017 4,72
XI N
40
K
60
2.100 6,33 14.567 12.467 5,94

XII N
60
K
60
2.500 4,98 11.443 8.942 3,58
(Ghi chú: phân urê: giá mua 9.200 đồng/kg; phân kali: giá mua 10.000 đồng/kg, lạc vỏ:
giá bán: 23.000 đồng/kg. Số liệu bảng trên được tính trung bình từ hai vụ).
3.4. Ảnh hưởng của liều lượng đạm và kali đến một số tính chất hóa học đất
Sử dụng các loại phân bón sẽ ảnh hưởng đến tính chất hóa học của đất. Chúng
tôi tiến hành phân tích một số chỉ tiêu hóa học đất trước và sau thí nghiệm, kết quả thể
hiện ở bảng 5.
Bảng 5. Ảnh hưởng của liều lượng đạm và kali đến một số chỉ tiêu hóa tính của đất sau thí nghiệm
Công
thức
Lượng
bón
pH
KCl

OC
(%)
CEC
(lđl/100g
đất)
N
(%)
P
2
O
5


(%)
K
2
O
(%)
P
2
O
5

(mg/100g
đất)
I (đ/c) N
0
K
0
5,38 1,04 1,00 0,063 0,036 0,020 6,50
II N
20
K
0
5,26 1,04 1,00 0,056 0,038 0,022 8,20
III N
40
K
0
5,24 1,05 1,20 0,063 0,038 0,024 8,40
IV N
60

K
0
5,20 1,14 1,10 0,070 0,037 0,023 8,00
V N
0
K
30
5,28 1,14 1,00 0,077 0,039 0,027 9,50
VI N
20
K
30

5,09 1,24 1,20 0,078 0,040 0,029 6,25
VII N
40
K
30

4,95 1,03 1,30 0,064 0,042 0,032 7,50
VIII N
60
K
30

5,17 1,40 1,10 0,079 0,041 0,031 7,00
IX N
0
K
60

5,30 1,19 1,30 0,065 0,040 0,044 8,10
X N
20
K
60

5,25 1,29 1,20 0,067 0,048 0,056 8,20
XI N
40
K
60

5,26 1,24 1,50 0,070 0,050 0,058 9,50
XII N
60
K
60

4,99 1,19 1,10 0,067 0,045 0,058 8,05
(Ghi chú: Số liệu bảng trên được tính trung bình từ hai vụ).
Kết quả bảng 5 cho thấy:
- pH
KCl
: Trước thí nghiệm, pH
KCl
=5,27 là đất chua. Sau thí nghiệm, pH
KCl
dao



142

động từ 4,95 - 5,38. Các mức bón đạm, kali cao có pH
KCl
thấp hơn trước thí nghiệm.
Các có công thức có pH
KCl
cao hơn sau thí nghiệm là: I (N
0
K
0
), V (N
0
K
30
), IX (N
0
K
60
).
- Hàm lượng hữu cơ trong đất (OC%): Sau thí nghiệm, hàm lượng hữu cơ trong
đất ở mức trung bình dao động từ 1,03 - 1,40% và đều tăng so với trước thí nghiệm (OC
= 0,5%). Trền nền kali bón 30 hoặc 60 kg K
2
O/ha có hàm lượng hữu cơ trong đất cao
hơn trên nền không bón kali.
- Dung tích hấp thu (CEC): Trước thí nghiệm, đất có hàm lượng hữu cơ nghèo,
dung tích hấp thu thấp (CEC = 0,97 lđl/100g). Sau thí nghiệm, dung tích hấp thu của đất
đều tăng và dao động từ 1,00 - 1,50 (lđl/100g đất). Trong đó, thấp nhất là công thức đối
chứng với 1,0 lđl/100g đất và cao nhất là công thức XI, với CEC là 1,5 lđl/100g đất. Các

công thức có lượng hữu cơ cao đều có CEC cao.
- Hàm lượng đạm (N): Trước thí nghiệm, đạm tổng số trong đất là 0,042%, sau
thí nghiệm chúng dao động trong khoảng 0,056 - 0,079%. Giữa hàm lượng hữu cơ trong
đất và đạm tổng số tỷ lệ thuận với nhau. Việc trồng lạc và bón các mức đạm, kali khác
nhau sau khi trồng đã làm tăng hàm lượng đạm trong đất.
- Hàm lượng lân (P
2
O
5
): Lân tổng số giữa các công thức dao động trong khoảng
từ 0,036 - 0,050%, tăng so với trước thí nghiệm (0,035%) và đều ở mức nghèo lân. Trên
cùng một nền bón kali như nhau, tăng mức bón đạm thì lân tổng số trong đất tăng. Xu
hướng này cũng xảy khi tăng liều lượng kali bón trên cùng một mức đạm đều làm tăng
hàm lượng lân tổng số trong đất.
- Hàm lượng kali (K
2
O): Hàm lượng kali tổng số trước thí nghiệm là 0,020% và
sau thí nghiệm hàm lượng kali tổng số tăng, dao động từ 0,020 - 0,058%. Các công thức
có mức kali bón cao đều có hàm lượng kali tổng số cao hơn so với mức bón thấp hơn.
4. Kết luận và đề nghị
4.1. Kết luận
Từ kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của liều lượng đạm và kali đến năng suất
lạc trên đất cát biển tại huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định chúng tôi rút ra một số kết luận
như sau:
* Về năng suất:
Liều lượng đạm và kali có ảnh hưởng đến năng suất lạc, trong đó bón 40 kg N +
60 kg K
2
O/ha (công thức XI) đạt năng suất thực thu cao nhất (37,28 tạ/ha).
* Về hiệu suất của phân bón:

- Trên các nền kali bón khác nhau, thì mức bón đạm 20 kg N/ha đạt hiệu suất phân
đạm cao nhất, tăng mức bón đạm cao thì hiệu suất giảm. Mức bón 20 kg N + 60 kg K
2
O/ha
đạt hiệu suất phân đạm cao nhất (16,13 kg lạc vỏ/1 kg N).


143

- Trên các nền bón đạm khác nhau, thì mức bón 30 kg K
2
O/ha đạt hiệu suất
phân kali cao nhất. Việc tăng mức bón kali lên 60 kg K
2
O/ha đã làm giảm hiệu suất
phân kali. Mức bón 20 kg N + 30 kg K
2
O/ha đạt hiệu suất phân kali cao nhất (5,5 kg
lạc vỏ/1 kg K
2
O).
* VCR:
Hầu hết các công thức đều có VCR > 3. Các mức bón 40 kg N + 60 kg K
2
O/ha
hoặc 40 kg N + 30 kg K
2
O/ha hoặc 20 kg N + 30 kg K
2
O/ha đã đạt VCR cao hơn so với

các mức bón khác.
* Một số chỉ tiêu hóa tính đất sau thí nghiệm:
Một số chỉ tiêu hóa học quan trọng của đất trước và sau thí nghiệm đã có sự thay
đổi. Bón phân như các công thức thí nghiệm đã làm giảm pH
KCl
chút ít, nhưng đã làm
tăng OC, CEC, lân tổng số, lân dễ tiêu, kali tổng số và đạm tổng số.
4.2. Đề nghị
Có thể áp dụng công thức bón 10 tấn phân chuồng + 500 kg vôi + 40 kg N + 90
kg P
2
O
5
+ 60 kg K
2
O/ha cho cây lạc trên đất cát biển ở huyện Phù Cát và các địa
phương có điều kiện đất đai và khí hậu tương đồng ở tỉnh Bình Định. Đối với những hộ
khả năng đầu tư thấp, có thể sử dụng công thức 10 tấn phân chuồng + 500 kg vôi + 40 kg N
+ 90 kg P
2
O
5
+ 30 kg K
2
O/ha, vẫn đạt hiệu quả kinh tế cao.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hồ Huy Cường, Báo cáo nghiên cứu khoa học, Đề tài nghiên cứu xây dựng mô hình
thâm canh lạc trên một số loại đất ở tỉnh Bình Định, 2008.
2. Ngô Thế Dân, Nguyễn Xuân Hồng, Đỗ Thị Dung, Nguyễn Thị Chinh, Vũ Thị Đào,

Phạm Văn Toàn, Trần Đình Long, C. L. L. Gowda, Kỹ thuật đạt năng suất lạc cao ở
Việt Nam, Nxb. Nông nghiệp Hà Nội, 2000.
3. Nguyễn Thị Liên Hoa, Nghiên cứu loại phân thay tro dừa bón cho lạc trên đất
xám miền Đông Nam Bộ, Luận án tiến sĩ Nông nghiệp, Thành phố Hồ Chí Minh,
1999.
4. Tạp chí Khoa học công nghệ Bình Định, Sản suất và tiêu thụ đậu phộng ở Bình
Định, số 04/2007.




144

EFFECTS OF NITROGEN AND POTASIUM RATES ON PEANUT YIELD IN
COASTAL SANDY SOIL OF BINH DINH PROVINCE
Hoang Thi Thai Hoa, Le Hoai Lam

College of Agriculture and Forestry, Hue University

Abstract. This study consisted of 12 fertilizer treatments including four rates of
nitrogen (0, 20, 40, 60 kg N/ha) and three rates of potassium (0, 30, 60 kg K
2
O/ha),
arranging in split plot design with 3 replications in the Winter-Spring 2009-2010
and 2010-2011 on coastal sandy soil of Phu Cat district, Binh Dinh province.
Research results indicated that the fertilizer combination with 40 kg N – 90 kg P
2
O
5


– 60 kg K
2
O – 500 kg lime – 10 tons of Farm yard manure/ha obtained the highest
yield, the highest economic efficiency and good improvement of soil fertility.

×