Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Tối ưu mạng vinaphone tại nam định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.08 MB, 86 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Luận văn “Tối ưu mạng Vinaphone tại Nam Định” là
công trình nghiên cứu của riêng tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa
học của PGS.TS Nguyễn Văn Khang.
Các số liệu, những kết luận nghiên cứu trình bày trong luận văn là trung
thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Học viên thực hiện

Nguyễn Công Tuấn

Trang 1


LỜI CẢM ƠN
Luận văn được hoàn thành tại trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội dưới
sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Nguyễn Văn Khang. Tác giả xin được
bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến thầy đã trực tiếp hướng dẫn,
giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn.
Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo tham gia giảng dạy lớp
cao học chuyên ngành Kỹ thuật truyền thông trường Đại học Bách Khoa Hà
Nội đã cho tác giả những bài học bổ ích trong quá trình học tập và nghiên
cứu.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn tới Viện Điện tử - Viễn thông trường
Đại học Bách Khoa Hà Nội.
Xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp là nguồn cổ vũ động viên để tác giả
hoàn thành luận văn.
Dù đã rất cố gắng nhưng luận văn cũng không tránh khỏi khiếm khuyết,
rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô, bạn bè và đồng nghiệp.

Hà Nội, tháng 10 năm 2013


Tác giả

Nguyễn Công Tuấn

Trang 2


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................1
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................2
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .........................................................................6
DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................8
DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ..............................................................................8
LỜI NÓI ĐẦU ..........................................................................................................10
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TỐI ƯU HÓA MẠNG DI ĐỘNG 3G .................11
1.1. Đặt vấn đề. .........................................................................................................11
1.1.1. Mục tiêu nghiên cứu tối ưu hóa. .............................................................11
1.1.2. Các lý do của việc thực hiện tối ưu hóa. ................................................11
1.1.3. Kết quả của tối ưu hoá. ...........................................................................12
1.2. QoS KPIs của mạng 3G UMTS. ........................................................................12
1.2.1. Các tham số QoS KPIs miền CS. ...........................................................12
1.2.2. Các tham số QoS KPIs miền PS. ............................................................14
1.3. NP KPIs của mạng 3G UMTS. ..........................................................................17
1.3.1. Các tham số NP KPIs liên quan đến vùng phủ sóng. .............................17
1.3.2. Các tham số NP KPIs miền CS. .............................................................18
1.3.3. Các tham số NP KPIs miền PS. ..............................................................19
1.4. Kết luận chương. ................................................................................................20
CHƯƠNG 2: CÁC PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT TRONG VIỆC TỐI ƯU MẠNG
DI ĐỘNG 3G ............................................................................................................21
2.1. Một số bài toán tối ưu. .......................................................................................21

2.1.1. Tối ưu định lượng. ..................................................................................21
2.1.2. Tối ưu chất lượng. ..................................................................................23
2.1.3. Tối ưu chế độ rỗi. ...................................................................................24
2.2. Quy trình tối ưu mạng. .......................................................................................26
2.2.1. Giám sát. .................................................................................................26
2.2.2. Phân tích dữ liệu. ....................................................................................27
2.2.3. Nhận diện lỗi, thực thi các thay đổi........................................................27
2.3. Các nguyên nhân tiêu biểu của nhiễu.................................................................33
2.3.1. Nhiễu đồng kênh: ...................................................................................33
2.3.2. Nhiễu kênh kề:........................................................................................34
Trang 3


2.4. Vấn đề nghẽn kênh cuộc gọi do nghẽn lưu lượng TCH. ...................................35
2.4.1. Định nghĩa và các dấu hiệu nghẽn lưu lượng TCH. ...............................35
2.4.2. Phân tích, kiểm tra, đánh giá vấn đề nghẽn TCH. ..................................35
2.4.3. Các nguyên nhân tiêu biểu gây nghẽn TCH. ..........................................36
2.4.4. Các vấn đề lỗi cuộc gọi tiêu biểu. ..........................................................36
2.5.Vấn đề nghẽn do kênh SDCCH. .........................................................................37
2.5.1. Nghẽn kênh SDCCH. .............................................................................37
2.5.2. Lỗi vô tuyến khi ấn định kênh SDCCH. ................................................38
2.5.3. Quá trình SDCCH. .................................................................................39
2.5.4. Quá trình ấn định kênh lưu lượng TCH. ................................................39
2.5.5. Quá trình TCH. .......................................................................................40
2.6. Vấn đề rớt cuộc gọi (Dropped Call). ..................................................................41
2.6.1. Phân tích cuộc gọi bị rớt. ........................................................................42
2.6.2. Cuộc gọi bị rớt trên kênh SDCCH. ........................................................42
2.6.3. Rớt cuộc gọi trên TCH. ..........................................................................43
2.7. Vấn đề chuyển giao (Handover). .......................................................................46
2.7.1. Tổng quan. ..............................................................................................46

2.7.2. Các nguyên nhân có thể làm các yêu cầu chuyển giao trên mỗi quan hệ
neighbour ít. ......................................................................................................46
2.7.3. Chuyển giao không thành công. .............................................................47
2.7.3.1. Tổng quan. ...........................................................................................47
2.7.3.2. Các nguyên nhân làm chuyển giao không thành công. .......................47
2.7.4. Chuyển giao ngược.................................................................................50
2.7.5. Chuyển giao qua lại (Ping-pong Handovers). ........................................50
2.7.6. Các nguyên nhân có thể..........................................................................51
2.8. Kết luận chương. ................................................................................................52
CHƯƠNG 3: TỐI ƯU HÓA MẠNG TRUY NHẬP VÔ TUYẾN 3G VINAPHONE
TẠI NAM ĐỊNH .......................................................................................................53
3.1. Giới thiệu chung. ................................................................................................53
3.2. Tóm tắt các công việc đã thực hiện. ...................................................................54
3.3. Đánh giá kết quả tối ưu. .....................................................................................55
3.3.1. Số liệu KPI 3G từ OMC-VNP. ...............................................................55
3.3.1.1. Các chỉ tiêu 3G CS KPI. ......................................................................55

Trang 4


3.3.1.2. Các chỉ tiêu 3G PS KPI. ......................................................................57
3.3.2. Số liệu KPI dựa trên kết quả đo Drive-test tại hiện trường. ...................60
3.3.3. Bản đồ phủ sóng 3G mạng Vinaphone...................................................66
3.3.3.1. Bản đồ phủ sóng 3G dựa trên Drive Test. ...........................................66
3.3.3.2. Bản đồ phủ sóng 3G sau tối ưu dựa trên mô phỏng vùng phủ. ...........68
3.3.4. Kết quả đo benchmark 3G của 3 mạng VNP, VMS và Viettel. .............70
3.3.5. Kết quả site audit. ...................................................................................75
3.4. Những vấn đề còn tồn tại. ..................................................................................79
3.4.1. Chỉ tiêu mức thu RSCP chưa cao ở khu vực ngoại thành. .....................79
3.4.2. Chỉ tiêu Pilot Pollution chưa đạt yêu cầu. ..............................................79

3.4.3. Tỉ lệ thiết lập cuộc gọi thành công ở khu vực ngoại thành chưa cao. ....80
3.5. Đề xuất khuyến nghị cho mạng truy nhập vô tuyến 3G. ...................................80
3.6. Kết quả đo chất lượng thoại MOS. ....................................................................80
3.6.1. Đánh giá kết quả điểm chất lượng thoại MOS mạng Vinaphone trước và
sau tối ưu. .........................................................................................................80
3.6.2. Kết quả đo benchmark chỉ tiêu điểm chất lượng thoại MOS của 3 mạng
VNP, VMS và Viettel .......................................................................................82
3.7. Kết luận chương. ................................................................................................84
KẾT LUẬN ...............................................................................................................85
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................86

Trang 5


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu

Tiếng Anh

1G

First Generation

2G

Second Generation

3G

Third Generation


Tiếng Việt
Hệ thống thông tin di động thế hệ
1
Hệ thống thông tin di động thế hệ
2
Hệ thống thông tin di động thế hệ
3
A

AuC

Authentication Centre

Trung tâm nhận thực
B

BHCA
BER
BS
BSC
BSS
BTS
CDMA
C/I
DL
DSSS
EIR
EIRP
FDMA

GMSC
GoS
GSM
HLR
HO
IS-95A

Busy Hours Call Attemp
Bit Error Rate
Basic Station
Base Station Controller
Base Station System
Base Transceiver Station
C
Code Division Multiple
Access
Carrier to Interference ratio
D
Downlink
Direct Sequence Spread
Spectrum
E
Equipment Identity Centre
Effective Isotropically
Radiated Power
F
Frequence Division Multiple
Access
G
Gateway MSC

Grade of Service
Global System for Mobile
Communication
H
Home Location Register
Hand over
I
Interim Standard 95A
Trang 6

Nỗ lực gọi trong giờ bận
Tỷ lệ lỗi bit
Trạm gốc
Bộ điều khiển trạm gốc
Hệ thống trạm gốc
Trạm thu phát gốc
Đa truy cập chia theo mã
Tỷ số sóng mang trên nhiễu
Đường lên
Trải phổ chuỗi trực tiếp
Trung tâm chỉ thị thiết bị
Công suất phát xạ đẳng hướng
hiệu dụng
Đa truy cập phân chia theo tần số
MSC cổng
Cấp độ phục vụ
Hệ thống thông tin di động toàn
cầu
Thanh ghi định vị thường trú
Chuyển giao

Tiêu chuẩn thông tin di động


TDMA cải tiến của Mỹ
(Qualcomm)
L
LA
LAC
LAI
MAI
ME
MMS
MS
MSC
O&M
PN
PLMN
PSTN
QoS
QPSK
RLB
SNR
TDMA
UE
UL
VLR

Location Area
Location Area Code
Location Area Identity


Khu vực định vị
Mã định vị
Chỉ thị định vị

M
Multiple Access Interference
Mobile Equipment
Multimedia Messaging
Service
Mobile Station
Mobile Switching Centre
O
Operations and Maintenance
P
Pseudo Noise
Public Land Mobile Network
Public Switched Telephone
Network
Q
Quality of Service
Quadrature Phase Shift
Keying
R
Radio Link Budgets
S
Signal-to-Noise Ratio
T
Time Division Multiple
Access

U
User Equipment
Uplink
V
Visitor Location Register

Trang 7

Nhiễu đa truy nhập
Thiết bị di động
Dịch vụ nhắn tin đa phương tiện
Trạm di động
Trung tâm chuyển mạch di động
Vận hành và bảo dưỡng
Nhiễu giả ngẫu nhiên
Mạng di động mặt đất công cộng
Mạng điện thoại chuyển mạch
công cộng
Chất lượng dịch vụ
Khóa dịch pha vuông góc
Quỹ năng lượng đường truyền
Tỷ số tín hiệu trên nhiễu
Đa truy cập phân chia theo thời
gian
Thiết bị người sử dụng
Đường lên
Thanh ghi định vị thường trú


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2-1: Các KPI tiền tối ưu ............................................................................................. 21
Bảng 2-2: Các KPI tối ưu RF............................................................................................... 22
Bảng 2-3: Tính toán ngưỡng tối ưu RSCP ........................................................................... 22
Bảng 2-4: Tiêu chuẩn chất lượng chế độ rỗi ........................................................................ 25
Bảng 3-1: Chỉ tiêu 3G CS KPI toàn tỉnh từ OMC. .............................................................. 56
Bảng 3-2: Chỉ tiêu 3G PS KPI toàn tỉnh từ OMC ............................................................... 58
Bảng 3-3: Các mức đánh giá chất lượng vùng phủ 3G ........................................................ 60
Bảng 3-4: Chỉ tiêu 3G KPI toàn tỉnh .................................................................................. 62
Bảng 3-5: Các chỉ tiêu đánh giá mức độ cải thiện phủ sóng 3G mạng VNP sau tối ưu ..... 65
Bảng 3-6: So sánh 3G KPI toàn tỉnh của VNP, Viettel, VMS ........................................... 71
Bảng 3-7: Các chỉ tiêu đánh giá mức độ phủ sóng 3G mạng VNP, Viettel, VMS .............. 75
Bảng 3-8: Chỉ tiêu đánh giá điểm chất lượng thoại MOS mạng Vinaphone Nam Định
trước và sau tối ưu ............................................................................................................... 81
Bảng 3-9: Chỉ tiêu đánh giá điểm chất lượng thoại MOS của 3 mạng VNP, VMS và Viettel
trên địa bàn tỉnh Nam Định.................................................................................................. 82

DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 2-1: Quy trình tối ưu mạng ......................................................................................... 26
Hình 2-2: Nhiễu đồng kênh ................................................................................................. 33
Hình 2-3: Nhiễu kênh kề ...................................................................................................... 34
Hình 3-1: Quy trình tối ưu mạng truy nhập vô tuyến 3G .................................................... 54
Hình 3-2: So sánh 3G CS KPI (CSSR, RAB Congestion, DCR) toàn tỉnh từ OMC.......... 57
Hình 3-3: So sánh 3G CS KPI (SHO Success, Inter-Freq HO Success, Inter-RAT HO
Success) từ OMC ................................................................................................................. 57
Hình 3-4: So sánh 3G PS KPI (SHO Success, Inter-Freq HO Success, Inter-RAT HO
Success) từ OMC ................................................................................................................. 59
Hình 3-5: So sánh 3G PS KPI (CSSR, RAB Congestion, DCR) từ OMC ......................... 59
Hình 3-6: So sánh 3G KPI (Ec/Io, RSCP, Pilot Pollution) .................................................. 62
Hình 3-7: Thống kê mức RSCP mạng 3G VNP trước và sau tối ưu .................................. 63
Hình 3-8: Thống kê mức Ec/Io mạng 3G VNP trước và sau tối ưu ................................... 63

Hình 3-9: So sánh 3G KPI (UE TxPower, BLER, SHO Success)....................................... 63
Hình 3-10: So sánh 3G KPI (CS CSSR, CS HOSR, CS DCR) ........................................... 64
Trang 8


Hình 3-11: So sánh 3G KPI (PS CSSR, PS CST, PS DCR) ................................................ 64
Hình 3-12: So sánh 3G KPI (HSDPA CSSR, HSDPA CST, HSDPA DCR) ...................... 64
Hình 3-13: So sánh 3G KPI (R99 Throughput DL, R99 Throughput UL, HSDPA
Throughput) ......................................................................................................................... 65
Hình 3-14: Bản đồ RSCP mạng 3G VNP dựa trên số liệu Drive Test trước tối ưu ............ 66
Hình 3-15: Bản đồ RSCP mạng 3G VNP dựa trên số liệu Drive Test sau tối ưu................ 67
Hình 3-16: Bản đồ Ec/Io mạng 3G VNP dựa trên số liệu Drive Test trước tối ưu.............. 67
Hình 3-17: Bản đồ Ec/Io mạng 3G VNP dựa trên số liệu Drive Test sau tối ưu ................ 68
Hình 3-18: Bản đồ RSCP mạng 3G VNP dựa trên mô phỏng vùng phủ ............................ 69
Hình 3-19: Bản đồ Ec/Io mạng 3G VNP dựa trên mô phỏng vùng phủ ............................. 69
Hình 3-20: So sánh 3G KPI (Ec/Io, RSCP, Pilot Pollution) giữa VNP, Viettel và VMS .. 72
Hình 3-21: Thống kê mức RSCP mạng 3G của VNP, Viettel, VMS ................................. 72
Hình 3-22: So sánh 3G KPI (UE TxPower, BLER, SHO Success) của VNP, Viettel và
VMS ..................................................................................................................................... 72
Hình 3-23: So sánh 3G KPI (CSSR, CST, DCR) của VNP, Viettel và VMS .................... 73
Hình 3-24: Chỉ tiêu PS Call Setup, PS Call Setup Time mạng 3G VNP, VMS, Viettel .... 73
Hình 3-25: Chỉ tiêu HSDPA call setup và HSDPA call setup time mạng 3G VNP, VMS,
Viettel................................................................................................................................... 73
Hình 3-26: Chỉ tiêu PS Call Drop và HSDPA Call Drop mạng 3G VNP, VMS, Viettel .. 74
Hình 3-27: Chỉ tiêu R99 Throughput DL và HSDPA Throughput mạng 3G VNP, VMS,
Viettel................................................................................................................................... 74
Hình 3-28: So sánh 3G Good Coverage của VNP, Viettel và VMS .................................. 75
Hình 3-29: Bản đồ phân bố vị trị sai khác tọa độ của dữ liệu Site audit so với Vinaphone
cung cấp ............................................................................................................................... 77
Hình 3-30: Bản đồ phân bố vị trị sai khác góc phương vị của dữ liệu Site audit so với

Vinaphone cung cấp............................................................................................................. 77
Hình 3-31: Bản đồ phân bố vị trị sai khác độ cao của dữ liệu Site audit so với Vinaphone
cung cấp ............................................................................................................................... 78
Hình 3-32: Bản đồ phân bố vị trị sai khác góc ngẩng cơ của dữ liệu site audit so với
Vinaphone cung cấp............................................................................................................. 78
Hình 3-33: Điểm chất lượng thoại MOS mạng VNP Nam Định trước tối ưu .................... 81
Hình 3-34: Điểm chất lượng thoại MOS mạng VNP Nam Định sau tối ưu ....................... 82
Hình 3-35: Điểm chất lượng thoại MOS mạng VNP Nam Định sau tối ưu ....................... 83
Hình 3-36: Điểm chất lượng thoại MOS mạng VMS Nam Định ....................................... 83
Hình 3-37: Điểm chất lượng thoại MOS mạng Viettel Nam Định ..................................... 84

Trang 9


LỜI NÓI ĐẦU
Năm 2009 là năm thông tin di động thế hệ thứ 3 chính thức đưa vào phục vụ
tại Việt Nam. Với công nghệ WCDMA có khả năng cung cấp dung lượng dữ liệu
lớn, tốc độ cao đem đến cho người sử dụng những tiện ích đa phương tiện, cũng
như những ứng dụng hoàn toàn mới mẻ mà công nghệ 2G chưa có được. Mặt khác
sự ra đời của hệ thống thông tin di động thế hệ 3 ở Việt Nam cũng tạo ra sự cạnh
tranh giữa các nhà cung cấp dịch vụ thông tin di động, đặc biệt là ba nhà mạng viễn
thông hàng đầu hiện nay: MobiFone, Vinaphone, Viettel. Cạnh tranh không chỉ về
cơ sở hạ tầng, số lượng thuê bao, mà quan trọng còn là chất lượng dịch vụ. Chính vì
vậy việc tối ưu hóa mạng di động nói chung, tối ưu hóa mạng 3G UMTS nói riêng
là việc làm rất cần thiết và mang một ý nghĩa thực tế cao.
Trên cơ sở những kiến thức tích luỹ trong thời gian học tập chuyên ngành kỹ
thuật truyền thông và thực tế giám sát điều hành thông tin mạng di động Vinaphone
tại Nam Định cùng với sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Văn Khang, tác giả đã
tìm hiểu, nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp với đề tài “Tối ưu mạng
Vinaphone tại Nam Định”.

Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành tới PGS.TS Nguyễn Văn Khang và các
thầy cô trong Viện Điện tử Viễn thông đã nhiệt tình giảng dạy, quan tâm giúp đỡ tác
giả trong suốt thời gian học tập tại trường, đặc biệt là trong quá trình làm luận văn
tốt nghiệp cuối khóa.
Học viên thực hiện

Nguyễn Công Tuấn

Trang 10


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ TỐI ƯU HÓA MẠNG DI ĐỘNG 3G
1.1. Đặt vấn đề.
1.1.1. Mục tiêu nghiên cứu tối ưu hóa.
Mục tiêu chủ yếu của việc tối ưu hoá mạng (phần vô tuyến) là để duy trì và cải
thiện toàn bộ chất lượng và dung lượng hiện thời của mạng di động. Mục tiêu của
việc tối ưu là để đạt được các mục đích như sau:
Để nhận diện chính xác các suy giảm hiệu suất mạng. Các suy giảm này được
nhận diện qua việc giám sát liên tục các KPIs của mạng đã được định nghĩa hay qua
các phản ánh của khách hàng.
Khi bắt đầu thiết kế mạng, chất lượng của dịch vụ (QoS KPIs) phải được đề
nghị đến khách hàng. Tối ưu để chắc chắn hiệu suất mạng được duy trì với chất
lượng dịch vụ không thay đổi.
Để làm cho mạng hiện tại có chất lượng mạng (NP KPIs) cao hơn.
1.1.2. Các lý do của việc thực hiện tối ưu hóa.
Sau khi hoàn thành triển khai mạng, phát hiện lỗi khi giám sát KPIs do việc
hoạch định ban đầu không bởi tín hiệu đường truyền vô tuyến thật sự không như
công cụ thiết kế dự đoán do cơ sở dữ liệu đầu vào để thiết kế không chính xác và
phân bố tải lưu lượng thật sự thì khác so với các dự đoán dựa trên các thống kê khi

thiết kế.
Do việc bổ sung các tính năng, dịch vụ mới (ví dụ: dịch vụ Data,Video call...)
trong nỗ lực để giới thiệu dịch vụ mới với ảnh hưởng nhỏ nhất đến chất lượng dịch
vụ hiện tại và nhỏ nhất chi phí đầu tư bổ sung.
Tối ưu để hiệu chỉnh các vấn đề được nhận diện làm giảm hiệu suất mạng sau
khi kiểm tra (Audit) mạng.
Thực hiện hiệu chỉnh, tối ưu khi giám sát nhận diện đặc tính chất lượng mạng
KPIs suy giảm.

Trang 11


Cải thiện hiệu suất mạng để đạt được các yêu cầu kinh doanh.
Do lưu lượng ngày càng tăng, cấu trúc mạng thay đổi nhanh chóng và ngày
càng phức tạp.
Tinh chỉnh, thay đổi các tham số hoạt động mạng như tăng giảm vùng phục vụ
cell bằng các thay đổi tham số chuyển giao, thay đổi góc ngẩng anten, tăng giảm
công suất phát...
1.1.3. Kết quả của tối ưu hoá.
Duy trì, cải thiện chất lượng dịch vụ hiện tại.
Giảm tỉ lệ rời bỏ mạng của các khách hàng hiện tại.
Thu hút khách hàng mới qua việc cung cấp các dịch vụ hay chất lượng dịch vụ
tốt hơn bằng việc nâng cao đặc tính mạng.
Đạt được tối đa lợi nhuận do các dịch vụ tạo ra bởi việc sử dụng tối đa hiệu
suất của các phần tử chức năng mạng.

1.2. QoS KPIs của mạng 3G UMTS.
1.2.1. Các tham số QoS KPIs miền CS.
a. Khả năng truy nhập:
• CSV Access Success Rate

Định nghĩa: Tỷ lệ số cuộc gọi thành công về thiết lập RAB.
Công thức: CSV Access Success Rate (%) = (Số cuộc gọi CSV thiết lập thành
công/ Tổng số cuộc gọi CSV thiết lập)*100%.
Giá trị yêu cầu: ≥ 98%.
• CSD Access Success Rate
Định nghĩa: Tỷ lệ số cuộc gọi thành công về thiết lập RAB.
Công thức: CSD Access Success Rate [%] = (Số cuộc gọi CSD thiết lập thành
công/Tổng số cuộc gọi CSD thiết lập)*100%.

Trang 12


Giá trị yêu cầu: ≥ 98%.
• CSV Call Setup Time
Định nghĩa: Khoảng thời gian để thiết lập cuộc gọi CSV.
Công thức: CSV Call Setup Time [s] = Thời điểm bản tin CC Alerting (MOC)
– thời điểm bản tin RRC Connection Request (MOC).
Giá trị yêu cầu: ≥ 95% tổng số cuộc gọi mẫu có thời gian thiết lập ≤ 9s.
• CSD Call Setup Time
Định nghĩa: Khoảng thời gian để thiết lập cuộc gọi CSD.
Công thức: CSD Call Setup Time [s] = Thời điểm bản tin CC Alerting (MOC)
– thời điểm bản tin RRC Connection Request (MOC).
Giá trị yêu cầu: ≥ 95% tổng số cuộc gọi mẫu có thời gian thiết lập ≤ 9s.
b. Khả năng duy trì:
• CSV Drop Rate
Định nghĩa: Tỷ lệ số cuộc gọi CSV không kết thúc thành công.
Công thức: CSV Drop Rate [%] = (Tổng số cuộc gọi bị rơi sau khi thiết lập
RAB/Tổng số cuộc gọi thiết lập thành công RAB)*100%.
Giá trị yêu cầu: ≤ 1.5%.
• CSD Drop Rate

Định nghĩa: Tỷ lệ số cuộc gọi CSD không kết thúc thành công
Công thức: CSD Drop Rate [%] = (Tổng số cuộc gọi bị rơi sau khi thiết lập
RAB/ Tổng số cuộc gọi thiết lập RAB thành công)*100%.
Giá trị yêu cầu: ≤ 2%.
c. Lưu lượng:
• CS_Voice _quality_MOS

Trang 13


Định nghĩa: Là điểm chất lượng dịch vụ thoại miền CS.
MOS đưa ra giá trị dưới dạng giá trị thể hiện chất lượng cảm nhận từ cảm
quan người dùng đối với dịch vụ phương tiện sau quá trình nén và/hoặc truyền dữ
liệu.
Điểm MOS được mô tả dưới dạng giá trị số trong dải từ 1 đến 5, trong đó 1
thể hiện chất lượng dịch vụ thấp (kém) nhất, 5 thể hiện chất lượng dịch vụ cao nhất
(tốt nhất).
Công thức: PESQ (Perceptual Evaluation of Speech Quality) là một bộ tiêu
chuẩn bao gồm các phương pháp đo đánh giá tự động chất lượng thoại tương tự như
cảm nhận của người dùng trong hệ thống thoại.
PESQ được tiêu chuẩn hóa trong tài liệu ITU-T recommendation P.862.
Giá trị yêu cầu: ≥ 3.0.
1.2.2. Các tham số QoS KPIs miền PS.
a. Khả năng truy nhập:
• PSD Access Success Rate
Định nghĩa: Tỷ lệ số cuộc gọi PSD thành công thủ tục PDP Context
Activation.
Công thức: PSD Access Success Rate [%] = (Tổng số cuộc gọi PSD thiết lập
thành công/ Tổng số cuộc gọi PSD thiết lập)*100%.
Giá trị yêu cầu: ≥ 98%.

• HSPA Access Success Rate
Định nghĩa: Tỷ lệ số cuộc gọi HSPA thành công thủ tục PDP Context
Activation.
Công thức: HSPA Access Success Rate [%] = (Tổng số cuộc gọi HSPA thiết
lập thành công/ Tổng số cuộc gọi HSPA thiết lập)*100%.
Giá trị yêu cầu: ≥ 98%.
Trang 14


• PSD Call Setup Time
Định nghĩa: Khoảng thời gian để thiết lập cuộc gọi PSD.
Công thức: PSD Call Setup Time [s] = Thời điểm bản tin PDP Context
Activate Response (MOC) – Thời điểm bản tin RRC Connection Request message
(MOC) [s].
Giá trị yêu cầu: ≥ 95% tổng số cuộc gọi mẫu có thời gian thiết lập ≤ 5s.
• HSPA Call Setup Time
Định nghĩa: Khoảng thời gian để thiết lập cuộc gọi HSPA.
Công thức: HSPA Call Setup Time [s] = Thời điểm bản tin PDP Context
Activate Response (MOC) – Thời điểm bản tin RRC Connection Request message
(MOC) [s].
Giá trị yêu cầu: ≥ 95% tổng số cuộc gọi mẫu có thời gian thiết lập ≤ 5s.
b. Khả năng duy trì:
• PSD Drop Rate
Định nghĩa: Tỷ lệ số cuộc gọi PSD không kết thúc thành công.
Công thức: PSD Drop Rate [%] = (Tổng số cuộc gọi PSD bị rơi sau khi thiết
lập RAB/ Tổng số cuộc gọi PSD thiết lập RAB thành công)*100%.
Giá trị yêu cầu: ≤ 2%.
• HSPA Drop Rate
Định nghĩa: Tỷ lệ số cuộc gọi HSPA không kết thúc thành công.
Công thức: HSPA Drop Rate [%] = (Tổng số cuộc gọi HSPA bị rơi sau khi

thiết lập RAB/ Tổng số cuộc gọi HSPA thiết lập RAB thành công)*100%.
Giá trị yêu cầu: ≤ 2%.

Trang 15


c. Lưu lượng:
• PSD Average UL/DL Throughput
Định nghĩa: Giá trị trung bình thông lượng đường lên/đường xuống của một
phiên PSD.
Công thức: Tổng lưu lượng dữ liệu người dùng trong các phiên PSD/Tổng thời
gian thực hiện các phiên PSD.
Giá trị yêu cầu: Thông lượng trung bình PSD đường xuống (DL) ≥ 210 kbps;
Thông lượng trung bình PSD đường lên (UL) ≥ 184 kbps.
• HSPA Average DL Throughput
Định nghĩa: Giá trị thông lượng trung bình đường xuống của một phiên HSPA.
Công thức: Tổng lưu lượng người dùng trong các phiên HSPA/Tổng thời gian
các phiên HSPA.
Giá trị yêu cầu: Thông lượng trung bình HSPA đường xuống ≥ 600 kbps.
• VT_Video_MOS
Định nghĩa: Điểm chất lượng hình ảnh của dịch vụ Video streaming.
MOS đưa ra giá trị dưới dạng số thể hiện chất lượng cảm nhận từ cảm quan
người dùng đối với dịch vụ phương tiện sau quá trình nén và/hoặc truyền dữ liệu.
Điểm MOS được mô tả dưới dạng số trong dải từ 1 đến 5, trong đó 1 thể hiện
chất lượng dịch vụ thấp (kém) nhất, 5 thể hiện chất lượng dịch vụ cao nhất (tốt
nhất).
Công thức: PEVQ (Perceptual Evaluation of Video Quality) là giải thuật đo
kiểm tiêu chuẩn từ đầu cuối đến đầu cuối để đưa ra điểm đánh giá chất lượng hình
ảnh theo giá trị MOS 5 điểm.
PEVQ được tiêu chuẩn hóa trong ITU-T recommendation J. 247 (2008)

Giá trị yêu cầu: ≥ 2.0.
Trang 16


1.3. NP KPIs của mạng 3G UMTS.
1.3.1. Các tham số NP KPIs liên quan đến vùng phủ sóng.
• CPICH Ec/Io
Định nghĩa: Năng lượng mỗi bit trên tổng mật độ phổ công suất phát của kênh
Common Pilot Channel (CPICH).
Công thức: UE thực hiện đo Ec/Io trên kênh CPICH của cell phục vụ và các
cell neighbour.
Giá trị yêu cầu: ≥ 97% tổng số mẫu có Ec/Io ≥ -12dB.
• CPICH RSCP
Định nghĩa: Năng lượng mã tín hiệu nhận được (RSCP) từ kênh CPICH.
Công thức: UE thực hiện đo mức RSCP của kênh CPICH đối với cell phục vụ
và các cell neighbour.
Giá trị yêu cầu: ≥ 98% tổng số mẫu có RSCP ≥ -95 dBm.
• Pilot Pollution Ratio
Định nghĩa: Khi số lượng cell mạnh (strong cell) vượt quá kích cỡ của tập hoạt
động (active set), có hiện tượng nhiễu “pilot pollution” trong vùng. Thông thường,
kích cỡ active set là 3, do đó nếu có nhiều hơn 3 cell có tín hiệu mạnh sẽ xảy ra
hiện tượng “pilot pollution”.
Định nghĩa “strong cell”: các cell có mức tín hiệu pilot trong kích cỡ cửa sổ
chuyển giao, thường từ 4dB đến 6dB.
Nếu có nhiều hơn 3 cell (ngoài cell mạnh nhất) nằm trong phạm vi 4dB của cell
mạnh nhất, thì tại đó xảy ra hiện tượng pilot pollution.
Công thức: Pilot Pollution [%] = (Số mẫu bị pilot pollution/Tổng số mẫu
đo)*100%.
Giá trị yêu cầu: Tỷ lệ số mẫu bị Pilot Pollution ≤ 5%.


Trang 17


• UE_Tx_Power
Định nghĩa: Là mức công suất truyền của UE.
Công thức: UE_Tx_Power được điều khiển bởi UTRAN trong bản tin điều
khiển công suất đường xuống.
Giá trị yêu cầu: ≥ 98% tổng số mẫu có UE_Tx_Power ≤ 10 dBm.
1.3.2. Các tham số NP KPIs miền CS.
a. Khả năng truy nhập: Tương tự như các tham số QoS KPIs miền CS.
b. Khả năng duy trì: Tương tự như các tham số QoS KPIs miền CS.
c. Tính di động:
• Soft Handover Success Rate
Định nghĩa: Tỷ lệ chuyển giao mềm thành công.
Công thức: SHSR [%] = Số lần chuyển giao mềm thành công (Active Set
Update Success) / Tổng số lần thực hiện chuyển giao mềm (Active Set Update
Request).
Giá trị yêu cầu: ≥ 98%
• Inter-Freq Handover Success Rate
Định nghĩa: Tỷ lệ chuyển giao tần số thành công.
Công thức: Inter-Freq HSR [%] = (Số lần chuyển giao tần số thành công/Tổng
số lần thực hiện chuyển giao tần số)*100%.
Giá trị yêu cầu: ≥ 97%.
• Inter-RAT Handover Success Rate:
Định nghĩa: Tỷ lệ chuyển giao Inter-RAT thành công
Công thức: Inter-RAT HSR [%] = (Số lần chuyển giao Inter-RAT thành
công/Tổng số lần thực hiện chuyển giao Inter-RAT) *100%
Giá trị yêu cầu: ≥ 95%.
Trang 18



d. Lưu lượng:
• CS_Quality (DL)
Định nghĩa: Tỷ lệ cuộc gọi CS bị chặn do nguyên nhân không sẵn sàng về tài
nguyên (resource unavailability).
Công thức: CS Radio Resource Congestion Rate [%]=(Số cuộc gọi CS bị chặn
do không sẵn sàng về tài nguyên)/Tổng số cuộc gọi CS yêu cầu)*100%.
Giá trị yêu cầu: ≤ 2%.
• CS Radio Resource Congestion Rate
Định nghĩa: Là tỷ lệ lỗi khối đường xuống.
Công thức: CS_Quality_DL [%] = (Số khối bị lỗi do sai CRC/Tổng số khối
nhận được)*100%.
Giá trị yêu cầu: ≥ 95% tổng số mẫu có CS_Quality_DL ≤ 2%.
1.3.3. Các tham số NP KPIs miền PS.
a. Khả năng truy nhập: Tương tự như các tham số QoS KPIs miền PS.
b. Khả năng duy trì: Tương tự như các tham số NP KPIs miền CS.
c. Tính di động: Tương tự như các tham số QoS KPIs miền PS.
d. Lưu lượng:
• PSD UL/DL Average Throughput, HSPA Average Throughput: Tương tự
như các tham số QoS KPIs miền PS.
• PSD_RTT
Định nghĩa: Thời gian trễ vòng của kết nối PS R99 (Round Trip Time).
Công thức: Khoảng thời gian cần thiết để một gói tin đi từ nguồn tới đích và
quay trở về thông qua kết nối PS R99 [s].
Giá trị yêu cầu: ≥ 95% tổng số mẫu có PSD_RTT ≤ 200ms.

Trang 19


• HSPA_RTT

Định nghĩa: Thời gian trễ vòng của kết nối HSPA .
Công thức: Khoảng thời gian cần thiết để một gói tin đi từ nguồn tới đích và
quay trở về thông qua kết nối HSPA [s].
Giá trị yêu cầu: ≥ 95% tổng số mẫu có HSPA_RTT ≤ 100ms.
• PS Radio Resource Congestion Rate
Định nghĩa: Tỷ lệ cuộc gọi PS bị chặn do nguyên nhân không sẵn sàng về mặt
tài nguyên.
Công thức: PS Radio Resource Congestion Rate [%] = (Số cuộc gọi PS bị
chặn do không sẵn sàng về tài nguyên/Tổng số cuộc gọi PS yêu cầu)*100%.
Giá trị yêu cầu: ≤ 2% .

1.4. Kết luận chương.
Chương một đặt vấn đề về mục tiêu nghiên cứu, các lý do thực hiện và kết
quả đem lại của việc tối ưu hóa mạng di động.
Trong chương này giới thiệu tổng quan về chất lượng dịch vụ (QoS KPIs) và
chất lượng mạng (NP KPIs) trong mạng 3G UMTS.
Phần chất lượng dịch vụ QoS KPIs đưa ra các tham số của miền CS và miền
PS bao gồm: Khả năng truy nhập, khả năng duy trì và lưu lượng.
Phần chất lượng mạng NP KPIs đưa ra các tham số liên quan đến vùng phủ
sóng, khả năng truy nhập, khả năng duy trì và lưu lượng của miền CS và PS. Các
tham số trên sẽ được đánh giá chi tiết trong chương 3.

Trang 20


CHƯƠNG 2
CÁC PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT TRONG VIỆC TỐI ƯU MẠNG DI
ĐỘNG 3G
2.1. Một số bài toán tối ưu.
2.1.1. Tối ưu định lượng.

Trong giai đoạn triển khai đầu tiên một công nghệ mới vào một mạng hiện có,
mạng mới này phải cạnh tranh với các mạng đã được thiết lập. Việc đạt được cùng
mức độ QoS khi triển khai thương mại một mạng mới sẽ không thực tế và không
hiệu quả về kinh tế. Vì vậy, ta nên áp dụng một tập giới hạn các đối tượng tối ưu
thực tế để có thể đạt được các mục đích thiết kế và cung cấp QoS có thể chấp nhận
được cho người dùng đầu cuối. Ở mỗi giai đoạn của quá trình tối ưu, ta có thể thiết
lập các mục tiêu qua các chỉ thị chất lượng quan trọng (KPIs).
Ta nên xác định KPIs ở mỗi bước tối ưu, bắt đầu với một thao tác tiền tối ưu
cụ thể và tăng lần lượt theo từng bước. Các phần sau sẽ trình bày chi tiết về điều
này.
Bảng 2-1 và bảng 2-2 liệt kê các KPIs cho quá trình tiền tối ưu và tối ưu RF.
Thao tác

KPI

KPI mục tiêu
- Lớn hơn -9dB trên 95% khu
Kiểm tra lại
vực
- Ec/No CPICH
quy hoạch
- Lớn hơn mục tiêu thiết kế
- RSCP CPICH
mạng
trên 100% khu vực, xét tới các
khoảng dự phòng phù hợp
- Tất cả các trạm trong khu
Rà soát từng vị
- Lắp đặt và chuyển giao trạm vực kiểm tra được lắp đặt và
trí trạm

chuyển giao
- Tất cả các trạm trong khu
Kiểm tra trạm
- Hoạt động trạm
vực kiểm tra xử lý cuộc gọi
- Chất lượng truy nhập cuộc
- Lớn hơn 99% cho tất cả các
gọi trong môi trường RF được dịch vụ
Kiểm tra tính
điều khiển
- Lớn hơn 99% cho tất cả các
năng cơ bản
- Chất lượng thực hiện cuộc gọi dịch vụ (hoặc tỷ lệ rớt cuộc
trong môi trường RF được điều gọi <1%)
khiển
Bảng 2-1: Các KPI tiền tối ưu
Trang 21


Thao tác

Tối ưu
RF

KPI

KPI mục tiêu
>-88 dBm (với BPL 20 dB) trên 97% khu vực
>-9 dB trên 95% khu vực
<3 tế bào trong RLA trên 95% khu vực

Không có quá tải tế bào
Phân mảnh tế bào nhỏ nhất
Thay đổi ít nhấn trong máy chủ tốt nhất
Khác biệt nhỏ nhất giữa dự đoán và đo được

- RSCP đo được
- Ec/No đo được
- Xếp chồng tế bào
- Phân phối chất
lượng

Bảng 2-2: Các KPI tối ưu RF

Trong bảng 2-3, ngưỡng RSCP có thể tính được từ RSCP tối thiểu có thể chấp
nhận được, sau đó được đánh giá lại theo bất kỳ khoảng thời gian dự phòng hay suy
hao nào trong quỹ đường truyền.
Giá trị
[dB] hoặc [dBm]

Mục
RSCP tối thiểu

-111

Suy hao do cơ thể

3

Khoảng dự phòng đường
truyền


0

Suy hao truyền qua tòa nhà

20

Độ lợi anten

-3

Suy hao cáp anten

3

Ngưỡng tối ưu RSCP tính
được

Chú thích
- Tương ứng với Qrxlevmin
- Trên mỗi thiết kế, với dịch
vụ tồi nhất
- Không được xét tới cho
ngưỡng đo; chỉ được dùng
cho xác suất vùng phủ
- Trên mỗi thiết kế
- Điển hình cho omni mg
mount antenna
- Tương ứng với 4m cáp
RG-58


-88

Bảng 2-3: Tính toán ngưỡng tối ưu RSCP

Ngưỡng được sử dụng cho Ec/No và chồng lấn tế bào nên giống với giá trị
được sử dụng trong quá trình quy hoạch mạng. Một tham số quan trọng cho phép
tính Ec/No là tải thực tế tại mỗi thời điểm tế bào được kiểm tra. Tham số này có thể
tính được bằng biểu thức (2.1) biểu thức ước lượng Ec/No của một máy chủ nhất
định từ một trong hai lựa chọn sau:
• Tổng công suất phát ( I or ) và suy hao đường truyền (L)
Trang 22


• RSCP và tải (Ec/Ior) của mỗi máy chủ
Ec/Ior được dùng trong biểu thức này nên được đo hoặc đọc từ phần từ mạng,
nhưng khi không có người sử dụng, nó cần được ước lượng từ tổng công suất kênh
điều khiển.
RSCPj
RSCPj
 Ec 
=
N  =
n
n
 o  kTB + Nf + ∑i =1 ( I or ) × Li Nth + ∑i =1 RSCPj × ( I c / I or )i

(2.1)

Mặc dù Ec/No và số lượng KPI máy chủ rất quan trọng khi tối ưu nhưng chúng

vẫn hoàn toàn không phản ánh chất lượng mạng. Tiêu chuẩn chất lượng có thể bổ
sung cho các tham số này, sẽ được trình bày ở phần tiếp theo.
2.1.2. Tối ưu chất lượng.
Các tham số chất lượng trình bày trong phần này ảnh hưởng tới chất lượng hệ
thống về mặt dài hạn, nhưng có thể không thể thấy ngay được khi xét tới Ec/No,
RSCP, hay tổng số máy chủ trong một vài dB.
• Quá tải tế bào (boomer).
Quá tải tế bào thường gây ra bởi các tế bào quá tải, là các tế bào cao hơn chiều
cao địa hình trung bình. Quá tải tế bào gây ra một số vấn đề trong một mạng. Cụ thể
là, các tế bào quá tải có các vùng chuyển giao lớn hơn do đó tiêu tốn tài nguyên.
Khi các tài nguyên bị sử dụng hết cuộc gọi bắt nguồn ở khu vực này sẽ không thành
công và các yêu cầu tài nguyên cho chuyển giao bị từ chối. Khi chuyển giao bị từ
chối, quá tải tế bào có thể ảnh hưởng tới chất lượng kết nối. Khi chuyển giao không
được hỗ trợ, một cuộc gọi ở địa hình thấp hơn bởi một tế bào khỏe không nằm trong
tập hoạt động. Khi địa hình giảm hơn nữa và công suất bổ sung không được cấp cho
DPCH chất lượng (BLER) giảm đi và thậm chí là rớt cuộc gọi.
• Phân mảnh tế bào.
Phân mảnh tế bào có thể được định nghĩa là khu vực không liên tục nơi mà
một tế bào được phát hiện như một máy chủ tốt nhất. Phân mảnh tế bào có thể là hệ
quả trực tiếp của quá tải tế bào, nhưng cũng có thể được phát hiện trong các khu
Trang 23


vực vùng phủ tế bào yếu, ví dụ như các khu vực có nhiều vật cản hay các khu vực
mà anten có chiều cao khác nhau. Phân mảnh tế bào cũng ảnh hưởng tới chuyển
giao. Phân mảnh thường làm tăng kích thước tập hoạt động. Sự tăng trong kích
thước tập hoạt động hay HORF biến đổi theo các thiết lập tham số chuyển giao.
Điều này ảnh hưởng tới việc chọn lại và có thể ảnh hưởng tới cả hiệu quả thiết lập
cuộc gọi. Tác động lên việc lựa chọn lại tế bào phụ thuộc vào tham số điều hướng
và độ di chuyền của người dùng.

• Thay đổi tần số máy chủ tốt nhất
Không giống phân mảnh tế bào, trong đó một UE lựa chọn nhiều lần một máy
chủ nhất định, sự thay đổi tần số ở máy chủ tốt nhất được đặc trưng bởi việc chọn
(hay cố gắng chọn) nhiều máy chủ khác nhau. Điều này có thể được thực hiện nhờ
mật độ cao các tế bào hay nhờ sự vắng mặt của máy chủ chủ đạo do tối ưu không
hoàn hảo. Mật độ tế bào cao sẽ không gây ra vấn đề này nếu như vùng phủ mỗi tế
bào được phân bố tốt và nếu các tham số lựa chọn lại và các tham số chuyển giao
(tới một phạm vi nhỏ hơn) được đặt sao cho phù hợp với sự thay đổi nhanh chóng
của máy chủ tốt nhất. Do phải lựa chọn lại, tức là giảm tới mức tối thiểu điều hướng
trong khi hỗ trợ tính di động của người dùng trong khu vực. Sự thay đổi về tần số
trong máy chủ tốt nhất do sự vắng mặt của các máy chủ chủ đạo nghiêm trọng hơn
nhiều vì nó làm giảm Ec/No. Ec/No thấp ảnh hưởng tới truy nhập và duy trì cuộc gọi.
• Sự khác nhau giữa dự đoán và phép đo.
Mặc dù luôn mong muốn có được sự khác biệt nhỏ nhất giữa mô phỏng và
thực tế, nhưng trên thực tế ta luôn phải phân tích và giải quyết những khác biệt về
chất lượng máy chủ hay các giá trị mong muốn (RSCP hay Ec/No). Khi xuất hiện
những sự khác biệt này trong các máy chủ thì đó thường là do các vấn đề về cài đặt,
cáp bị đổi, do phản xạ hay méo mẫu.
2.1.3. Tối ưu chế độ rỗi.
Sau khi giai đoạn đầu của quá trình tối ưu hóa hoàn thiện, việc đặt một UE ở
chế độ rỗi để ước lượng chất lượng chọn lại UE (qua nhiều phép thử) lại rất hữu ích.
Trang 24


Bảng 2-4 liệt kê tiêu chuẩn chất lượng chính cho chế độ rỗi.
Bước đầu tiên là đảm bảo rằng UE không phát hiện ra điều kiện OSS nào. Khi
phát hiện một điều kiện OOS, tức là UE không thể có được một tế bào phục vụ khi
nó thoát khỏi vòng nhận không liên tiếp (DRX).
Sau khi tất cả các điều kiện OOS bị loại bỏ khỏi hệ thống, các tham số khác sẽ
được xét tới cùng nhau do chúng phụ thuộc lẫn nhau. Ví dụ, tốc độ chọn lại thấp có

thể khiến UE ở lại một tế bào không phải là tế bào tố nhất, do đó ảnh hưởng tới
Ec/No đo được.
Tiêu chuẩn chất
lượng

Mục tiêu

Tốc độ chọn lại

Biến đổi, phụ thuộc
vào tính di động

Tế bào hoạt động
Ec/No

-9 dB trên 95% khu
vực

Đuôi của phân phối
Ec/No

>-16 dB trên 97%
khu vực
Phần trăm nên nhất
quán với xác suất
vùng phủ

Số lượng các điều
kiện nằm ngoài
vùng phục vụ

(OOS)

0

Chú giải
- Trong suốt quá trình chọn lại, UE
tiêu thụ nhiều năng lượng hơn; do
đó, có thể xuất hiện tốc độ chọn lại
thấp.
- Chọn lại nên đủ linh hoạt để đảm
bảo rằng UE vẫn nằm trong tế bào
tốt nhất có thể
- Các tham số tương tự KPI Ec/No
được xác định cho tối ưu RF. Sự
khác biệt duy nhất là tham số này
được đo bởi UE cho tế bào mà tại đó
nó đang hoạt động
- Vùng phủ kém nhất

- Một điều kiện OOS chỉ ra rằng một
UE mất dịch vụ trong một khoảng
thời gian mở rộng (>12sec); điều
này sẽ ảnh hưởng tới chất lượng
thực hiện cuộc gọi

Bảng 2-4: Tiêu chuẩn chất lượng chế độ rỗi

Trang 25



×