Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự tiếp cận nguồn vốn vay của các doanh nghiệp (TT)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (207.21 KB, 26 trang )

1

1
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Để các DNNVV Hà Nội có đủ nguồn vốn phục vụ cho hoạt
động sản xuất kinh doanh thì nguồn vốn vay từ các TCTD là nguồn
vốn quan trọng cần được quan tâm giải quyết. Tăng cường sự tiếp cận
đối với nguồn vốn vay chính thức từ các TCTD sẽ đảm bảo nguồn vốn
lâu dài ổn định, có chi phí hợp lý. Đồng thời, các doanh nghiệp mới có
điều kiện tiếp cận các chính sách ưu đãi của nhà nước. Khơi thông
nguồn vốn vay chính thức đối với doanh nghiệp còn có ý nghĩa nhằm
hạn chế tình trạng vay cá nhân, vay phi chính thức để đầu tư các hoạt
động rủi ro cao làm minh bạch hoạt động cũng như BCTC của các
doanh nghiệp.
Theo nhận định của tác giả, trong giai đoạn này, các chính
sách hỗ trợ DNNVV của nhà nước và chính quyền thành phố rất quyết
liệt, nền kinh tế vĩ đang hồi phục sau khủng hoảng và đi vào ổn định,
các TCTD hiện nay dồi dào thanh khoản thì phải chăng các rào cản
này chủ yếu xuất phát từ chính bản thân các doanh nghiệp? Để đáp
ứng được yêu cầu về nguồn vốn chính thức này, thay vì chờ đợi các
chính sách hỗ trợ của nhà nước và chính quyền địa phương, các
DNNVV trên địa bàn cần chủ động tìm ra câu trả lời các nhân tố nào
thuộc về doanh nghiệp ảnh hưởng đến sự tiếp cận nguồn vốn vay, mức
độ ảnh hưởng của các nhân tố này và làm thế nào để tăng cường và ổn
định sự tiếp cận nguồn vốn vay cho các DNNVV trên địa bàn trong
thời gian dài.
Xuất phát từ lý do đó, đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến sự
tiếp cận nguồn vốn vay của các DNNVV trên địa bàn Hà Nội” dưới
góc độ quản trị kinh doanh có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn và



1


2

2

được chọn làm đề tài Luận án Tiến sĩ kinh tế.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
2.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Qua quá trình nghiên cứu, tác giả nhận thấy rằng, các nghiên
cứu trước đây về nhân tố ảnh hưởng đến sự tiếp cận nguồn vốn vay
của các DNNVV ở các quốc gia đang phát triển có nhiều điểm tương
đồng với Việt Nam và đây sẽ là cơ sở lý thuyết vững chắc cho Luận án
trong quá trình thực hiện mục tiêu nghiên cứu như: Nghiên cứu của
Beck (2006, 2007), Kung’u và cộng sự (2011), Khalid và Kalsom
(2014), Haron và cộng sự (2013), Wignaraja và Jinjarak (2015). Ngoài
ra, còn một số nghiên cứu khác như: Malesky và Taussig (2009),
PNM.Lê và Wang (2013), Nkuah (2013), Ghimire (2013), Kira (2014).
2.1.2. Các nghiên cứu về nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến sự tiếp
cận nguồn vốn vay của doanh nghiệp
Nghiên cứu của Beck (2006), Kyaw (2008) tại Myanmar,
Kung’u và cộng sự (2011), Ganbold (2008) tại Mongolia, Kira (2014)
ở 5 nước Đông Phi.
2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến sự tiếp cận nguồn
tài chính đối với doanh nghiệp nói chung và DNNVV đã được một số
nhà khoa học trong và ngoài nước thực hiện, nhưng điển hình nhất vẫn
là các nghiên cứu của các tác giả Rand (2007); Võ Trí Thành và cộng

sự (2011); Lê. PNM (2012); Nhung Nguyen và Nhung Luu (2013);
Lê.PNM và Wang (2013), Nguyễn Thị Kim Lý (2012); Nguyen và
Wolfe (2016); Nguyễn Văn Lê (2014)
2.3. Khoảng trống nghiên cứu
Việc tổng hợp các nghiên cứu ở nước ngoài và Việt Nam đã

2


3

3

cho thấy, hầu hết các nghiên cứu này tập trung vào các nhân tố bên
trong của DNNVV, đồng thời các nghiên cứu ở Việt Nam đã được thực
hiện đều sử dụng bộ dữ liệu trước năm 2010. Luận án này ngoài việc
giải quyết các hạn chế trên, các khía cạnh mà Luận án đặt ra chưa
được bất kỳ nghiên cứu nào thực hiện như có hay không sự khác biệt
trong khả năng tiếp cận nguồn vốn vay của doanh nghiệp quy mô nhỏ
và quy mô vừa, giữa doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa trên địa
bàn Hà Nội và các địa phương khác. Do đó nếu thực hiện thành công,
Luận án sẽ là đóng góp một phần nghiên cứu về vấn đề này.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Luận án nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự tiếp cận
nguồn vốn vay đối với các DNNVV Hà Nội, đánh giá tác động của
từng nhân tố để từ đó đưa ra các giải pháp tăng cường sự tiếp cận
nguồn vốn vay nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các
DNNVV trên địa bàn Hà Nội.
4. Câu hỏi nghiên cứu
i. Các nhân tố bên ngoài nào ảnh hưởng đến sự tiếp cận nguồn

vốn vay của các DNNVV trên địa bàn Hà Nội không? Các nhân tố đó
ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đến sự tiếp cận nguồn vốn vay của
các DNNVV trên địa bàn Hà Nội?
ii. Các nhân tố bên trong nào ảnh hưởng đến sự tiếp cận nguồn
vốn vay của các DNNVV trên địa bàn Hà Nội? Các nhân tố đó ảnh
hưởng tích cực hay tiêu cực đến sự tiếp cận nguồn vốn vay của các
DNNVV trên địa bàn Hà Nội?
iii. Thực trạng nguồn vốn cho vay DNNVV của các TCTD trên địa
bàn Hà Nội diễn biến ra sao về quy mô, chất lượng tín dụng?
iv. Có hay không sự khác biệt trong tiếp cận nguồn vốn vay giữa

3


4

4

DNNVV Hà Nội và DNNVV Việt Nam? Có hay không sự khác biệt
trong tiếp cận nguồn vốn vay giữa doanh nghiệp quy mô nhỏ và doanh
nghiệp quy mô vừa trên địa bàn?
v. Nhà nước và chính quyền địa phương đã có các chính sách hỗ
trợ gì đối với các DNNVV trên địa bàn trong tiếp cận nguồn vốn vay?
Làm thế nào để tăng cường sự tiếp cận nguồn vốn vay của các
DNNVV trên địa bàn Hà Nội?
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của Luận án là các nhân tố ảnh
hưởng đến sự tiếp cận nguồn vốn vay của các DNNVV trên địa bàn Hà
Nội. Các nhân tố này bao gồm các nhân tố xuất phát từ bên trong và

các nhân tố bên ngoài của DNNVV.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu các nhân
tố ảnh hưởng đến sự tiếp cận nguồn vốn vay từ các TCTD của các
DNNVV trên địa bàn Hà Nội. Về không gian: Luận án lựa chọn Hà
Nội là địa bàn nghiên cứu. Về thời gian, luận án nghiên cứu các nhân
tố ảnh hưởng đến sự tiếp cận nguồn vốn vay đối với các DNNVV trên
địa bàn Hà Nội từ năm 2010 đến năm 2015, đề xuất các giải pháp có
tầm nhìn đến 2020.
6. Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu
Để hoàn thành được mục tiêu nghiên cứu, Luận án đã thực
hiện kết hợp phương pháp phân tích định tính và phương pháp phân
tích định lượng để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến sự tiếp cận
nguồn vốn vay của các DNNVV Hà Nội trong khoảng thời gian
nghiên cứu.

4


5

5
Dữ liệu phân tích: Luận án khai thác bộ số liệu điều tra doanh

nghiệp hàng năm của Tổng cục Thống kê (TCTK), với chiều dài từ
năm 2006 – 2014.
7. Kết cấu của Luận án
Ngoài Phần mở đầu, Kết luận, danh mục Tài liệu tham khảo,
Luận án có cấu trúc bao gồm 04 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về nguồn vốn vay và các nhân tố ảnh

hưởng đến sự tiếp cận nguồn vốn vay của các DNNVV.
Chương 2: Thực trạng nguồn vốn vay và sự tiếp cận nguồn
vốn vay của các DNNVV trên địa bàn Hà Nội.
Chương 3: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự tiếp cận
nguồn vốn vay của các DNNVV trên địa bàn Hà Nội.
Chương 4: Các giải pháp tăng cường sự tiếp cận nguồn vốn
vay của các DNNVV trên địa bàn Hà Nội.

5


6

6
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGUỒN VỐN VAY VÀ CÁC NHÂN TỐ
ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ TIẾP CẬN NGUỒN VỐN VAY CỦA
CÁC DNNVV

1.1. Tổng quan về DNNVV
1.1.1. Khái niệm DNNVV
Tại Việt Nam, hiện nay, tiêu chí phân loại DNNVV được thực
hiện theo Khoản 1, Điều 3 Nghị định 56/NĐ-CP ngày 30/6/2009 về trợ
giúp phát triển DNNVV. Cụ thể, trong khu vực Nông, lâm nghiệp –
Thuỷ sản và Công nghiệp Xây dựng, DNNVV là các doanh nghiệp có
số lao động dưới 300 người và nguồn vốn dưới 100 tỷ đồng. Trong
lĩnh vực Thương mại Dịch vụ, DNNVV là các doanh nghiệp có dưới
100 lao động và nguồn vốn dưới 50 tỷ đồng.

1.1.2. Vai trò của DNNVV

Ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, DNNVV chiếm một bộ
phận đáng kể đóng góp và tạo động lực phát triển mạnh mẽ trong nền
kinh tế. Dữ liệu thống kê cho thấy, ở các nước đang phát triển,
DNNVV đóng góp đáng kể vào GDP hàng năm tương đương 33%,
đóng góp cho hoạt động xuất khẩu và tạo ra 45% việc làm trong nền
kinh tế.

1.1.3. Đặc điểm của các DNNVV
Thứ nhất: DNNVV có quy mô vốn nhỏ, dễ thành lập và rất linh
hoạt, rất dễ ứng phó với sự thay đổi của thị trường.
Thứ hai: DNNVV gặp phải các rào cản khi tiếp cận vốn, tồn tại
các thiếu hụt nguồn vốn.
Thứ ba: DNNVV thiếu chiến lược kinh doanh dài hạn.
Thứ tư: Năng suất lao động ở các DNNVV ở mức thấp.

6


7

7
Thứ năm: Nguồn nhân lực của các DNNVV có chất lượng không

cao, thiếu ổn định.
Thứ sáu: Tính liên kết trong chuỗi sản xuất và tiêu thụ các sản
phẩm và dịch vụ của DNNVV thấp.

1.2. Cơ sở lý luận về nguồn vốn vay trong doanh nghiệp
1.2.1. Khái niệm về vốn và cơ cấu vốn trong doanh nghiệp
Dưới góc độ nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp, vốn

chính là biểu hiện bằng tiền, là giá trị của tài sản mà doanh nghiệp
đang nắm giữ (Nguyễn Thu Thuỷ, 2011).
Theo định nghĩa của Ross, Westerfield và Jordan (2005), cơ
cấu vốn của một doanh nghiệp hay còn gọi là đòn bẩy tài chính là sự
kết hợp giữa việc sử dụng nguồn vốn vay và vốn chủ sở hữu theo một
tỷ lệ nhất định để tài trợ cho hoạt động SXKD.

1.2.2. Phân loại nguồn vốn vay trong doanh nghiệp
Căn cứ vào nguồn hình thành, nguồn vốn vay có thể được hình
thành từ: Tín dụng thương mại, phát hành trái phiếu, thuê tài chính,
các khoản đi vay và các khoản nợ khác.
Căn cứ vào đối tượng cho vay, nguồn vốn vay có thể phân
chia thành 2 loại nguồn vốn vay chính thức và nguồn vốn vay phi
chính thức.
Căn cứ vào thời hạn vay vốn, nguồn vốn vay bao gồm: Vay
ngắn hạn và vay trung và dài hạn.
Căn cứ vào mục đích vay vốn, nguồn vốn vay bao gồm: Vay
đầu tư tài sản cố định, vay bổ sung vốn lưu động, vay thực hiện các dự
án đầu tư.
Căn cứ vào biện pháp bảo đảm tiền vay, nguồn vốn vay phân
loại gồm: Vay có tài sản đảm bảo và vay không có TSBD.

7


8

8

1.2.3. Tác động của nguồn vốn vay đối với doanh nghiệp

Thứ nhất, Tác động của nguồn vốn vay tới chi phí vốn bình quân
và giá trị doanh nghiệp.
Thứ hai, Tác động của nguồn vốn vay đối với tỷ lệ sinh lời trên
vốn chủ sở hữu.
Thứ ba, Tác động của nguồn vốn vay tới rủi ro tài chính của
doanh nghiệp.

1.1.1. Các chỉ tiêu đánh giá nguồn vốn vay trong doanh nghiệp
-

Đánh giá cơ cấu vốn trong doanh nghiệp.

-

Đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

-

Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp.

1.3. Khái niệm và chỉ tiêu đánh giá sự tiếp cận nguồn vốn vay của
doanh nghiệp
1.3.1. Khái niệm sự tiếp cận nguồn vốn vay của doanh nghiệp
Trong Luận án này, sự tiếp cận nguồn vốn vay của doanh
nghiệp được hiểu là khả năng doanh nghiệp có thể vay được vốn tại
mức lãi suất hợp lý có thể chấp nhận được bởi cả hai phía.
1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá sự tiếp cận nguồn vốn vay của doanh
nghiệp
- Chỉ tiêu đánh giá chung
- Chỉ tiêu đánh giá cụ thể

1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự tiếp cận nguồn vốn vay của
DNNVV
1.4.1. Nhân tố bên trong ảnh hưởng đến sự tiếp cận nguồn vốn vay
của DNNVV
1.4.1.1. Đặc điểm của DNNVV
Về quy mô hoạt động: Doanh nghiệp có quy mô càng lớn khả

8


9

9

năng tiếp cận nguồn vốn vay càng cao.
Về thời gian hoạt động: Đối với DNNVV mới thành lập, do các
đối tượng cho vay không có đủ thời gian để nắm bắt khả năng hoạt
động, năng lực quản trị, do đó khó đánh giá rủi ro trong cho vay.
Về vị trí của doanh nghiệp: Việc doanh nghiệp có vị trí gần với
trụ sở của các trung gian tài chính giúp giảm bớt một phần bất cân
xứng thông tin.
Về loại hình sở hữu: Loại hình doanh nghiệp và cấu trúc sở hữu
quyết định khả năng huy động vốn, rủi ro đầu tư và tổ chức quản lý
trong doanh nghiệp, điều đó ảnh hưởng đáng kể đến chiến lược hoạt
động, cơ hội cũng như rủi ro của doanh nghiệp.
1.4.1.2. Đặc điểm của người sở hữu
Về trình độ học vấn: Thông thường, các chủ doanh nghiệp và
người điều hành có trình độ học vấn cao, được đào tạo bài bản về quản
trị doanh nghiệp, quản trị nhân sự, quản trị tài chính và các vấn đề liên
quan đến điều hành doanh nghiệp sẽ được đánh giá là có khả năng

quản lý cũng như điều hành hoạt động kinh doanh có hiệu quả.
Về giới tính: Baydas, Bahloul và Adams (1995) và Tsai (2004)
cho rằng khi nhà quản lý là phụ nữ và có ít hiểu biết về tài chính sẽ
tiếp cận nguồn vốn vay phi chính thức nhiều hơn. Ngược lại, Yaldiz
(2011) lại cho rằng, đa số lãnh đạo nữ thường có trình độ cao hơn, hiểu
biết hơn do đó có khả năng cao hơn trong tiếp cận nguồn vốn chính
thức.
Về tuổi tác của nhà quản lý: Theo nhận định chung, các chủ
doanh nghiệp, người điều hành trẻ tuổi thường có bản lĩnh kinh doanh
chấp nhận rủi ro, chấp nhận thay đổi, tuy nhiên họ thường ít kinh
nghiệm va vấp trong kinh doanh và có ít các mối quan hệ với bạn

9


10

10

hàng, đối tác và đặc biệt mối quan hệ, lịch sử tín dụng với các đối
tượng cho vay. Chính vì điều đó sẽ dẫn đến có thể khả năng tiếp cận
nguồn vốn vay sẽ thấp hơn.
1.4.1.3. Tình hình tài chính và hiệu quả hoạt động của doanh
nghiệp nhỏ và vừa
Về khả năng sinh lời: Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
tính trên một đơn vị càng nhỏ, khả năng sinh lợi thấp, doanh nghiệp
kinh doanh đạt hiệu quả thấp do đó khó có thể đáp ứng nghĩa vụ trả nợ
khi vay vốn.
Về khả năng thanh toán: Khả năng thanh toán của doanh nghiệp
là hệ thống các chỉ số phản ánh năng lực tài chính của doanh nghiệp có

thể đáp ứng nhu cầu thanh toán các khoản nợ, các nghĩa vụ của doanh
nghiệp.
Về minh bạch thông tin tài chính: Wignaraja và Jinjarak (2015)
và Feschijan (2008) đều cho rằng, BCTC của các doanh nghiệp cần
phải được kiểm toán để đảm bảo việc đánh giá tình hình tài chính của
doanh nghiệp được chính xác.
Về tính hiệu quả và khả thi của phương án vay vốn: Để được
cung ứng nguồn vốn vay doanh nghiệp phải có phương án vay vốn nêu
cụ thể mục đích vay vốn, tính khả thi của phương án kinh doanh.
Về minh bạch thông tin báo cáo tài chính: nhằm đảm bảo các
thông tin của doanh nghiệp phản ánh đúng thực trạng hoạt động của
DN.
Về tài sản bảo đảm: TSBĐ khi cho vay vẫn là một trong ba nhân
tố được quan tâm khi quyết định cho vay của các trung gian tài chính.
Về mối quan hệ của doanh nghiệp với các trung gian tài chính:
Theo Shane và Cable (2002), mối quan hệ của DNNVV với các đối

10


11

11

tượng cho vay sẽ giúp giảm vấn đề thông tin bất cân xứng, mối quan
hệ tốt sẽ có ảnh hưởng tích cực đến quyết định cho vay.
1.4.2. Nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến sự tiếp cận nguồn vốn vay
của DNNVV
1.4.2.1. Môi trường kinh tế vĩ mô
Beck (2006) cho rằng, các quốc gia có hệ thống tài chính phát

triển, thị trường chứng khoán, hệ thống pháp luật hiệu quả minh bạch
và GDP trên đầu người cao sẽ giảm các rào cản về tài chính cho các
doanh nghiệp ở quốc gia đó.
1.4.2.2. Hệ thống luật pháp, quy định
Theo Berger và Udel (2004), việc sẵn sàng cho vay các
DNNVV phải xuất phát từ các quy định của nhà nước bao gồm quyền
và sự linh hoạt của các trung gian tài chính khi cho vay các DNNVV.
1.4.2.3. Chính sách cho vay của từng tổ chức tín dụng
Theo Diamond (1989) và Berger và Udel (2005), sự khác biệt
trong cấu trúc của trung gian tài chính và hạ tầng cho vay ảnh hưởng
đến quá trình cho vay các DNNVV. Sự khác biệt này dẫn đến các tổ
chức khác nhau có kỹ thuật cho vay (lending technologies) khác nhau.
Kỹ thuật cho vay dựa trên các giao dịch chủ yếu dựa trên các số liệu
định lượng như các chỉ số tài chính tính toán từ BCTC đã kiểm toán,
thông qua chấm điểm tín dụng.

11


12

12
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ SỰ TIẾP
CẬN NGUỒN VỐN VAY CỦA CÁC DNNVV
TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI

2.1. Tổng quan môi trường kinh doanh của DNNVV trên địa bàn
Hà Nội
2.1.1. Tình hình phát triển kinh tế trên địa bàn Hà Nội

Trong những năm qua kinh tế Hà Nội đã có sự tăng trưởng
liên tục, đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của cả nước
với mức đóng góp 10% GDP, 9% kim ngạch xuất khẩu, 13% giá trị
sản xuất công nghiệp và 23% tổng vốn đầu tư xã hội.
2.1.2. Sự phát triển của các DNNVV trên địa bàn Hà Nội
Kể từ khi đổi mới, Hà Nội luôn luôn là một trong hai địa
phương dẫn đầu cả nước về số lượng doanh nghiệp thành lập và đăng
ký kinh doanh. Năm 2011, số lượng DNNVV Hà Nội gấp 3,44 lần so
với năm 2006. Trong một vài năm trở lại đây tốc độ tăng cơ học về số
lượng DNNVV tăng từ 8% - 10% mỗi năm.
2.1.3. Thuận lợi và khó khăn của các DNNVV trên địa bàn Hà Nội
2.1.3.1. Thuận lợi
Thứ nhất, Hà Nội có vị trí thuận lợi.
Thứ hai, Hà Nội có thị trường tiềm năng.
Thứ ba, Hà Nội có chất lượng nguồn nhân lực cao so với địa phương
khác.
Thứ tư, Hà Nội có điều kiện tự nhiên và tài nguyên.
Thứ năm, chính quyền Hà Nội quan tâm đến sự phát triển DNNVV.
2.1.3.2. Hạn chế
Thứ nhất, thiếu vốn và khó khăn trong tiếp cận các nguồn tài chính.

12


13

13

Thứ hai, khó khăn về mặt bằng sản xuất kinh doanh.
Thứ ba, chất lượng nguồn nhân lực hạn chế.

Thứ tư, trình độ kỹ thật công nghệ lạc hậu.
Thứ năm, tính liên kết, hợp tác sản xuất của các DNNVV yếu.
Thứ sáu, khó tiếp cận các chính sách, chương trình ưu đãi.
2.2. Một số chỉ tiêu hoạt động kinh doanh của các DNNVV trên
địa bàn Hà Nội
2.2.1. Nguồn vốn của DNNVV trên địa bàn Hà Nội
Theo số liệu điều tra, trong cơ cấu vốn của DNNVV Hà Nội,
nguồn vốn chủ sở hữu chiếm khoảng từ 43 - 45%, nguồn vốn vay từ
các TCTD chiếm khoảng hơn 50%.
2.2.2. Kết quả hoạt động của DNNVV trên địa bàn Hà Nội
Năm 2010 trung bình một DNNVV có mức doanh thu bằng 9,3
tỷ đồng/năm thì đến năm 2014 mức doanh thu tăng lên 10,3 tỷ
đồng/năm.
2.3. Thực trạng sự tiếp cận nguồn vốn vay của các DNNVV trên
địa bàn Hà Nội
2.3.1. Mạng lưới các TCTD trên địa bàn Hà Nội
Đến 31/12/2015, trên địa bàn Hà Nội có 2.049 địa điểm giao
dịch phủ rộng khắp các quận, huyện của thủ đô rất thuận lợi cho hoạt
động cung ứng vốn của TCTD.
2.3.2. Thực trạng các quy định về cho vay vốn đối với DNNVV
trên địa bàn Hà Nội
2.3.2.1. Quy định hiện hành về nguồn vốn vay của DNNVV:
Theo quy định hiện hành, các doanh nghiệp được chủ động
trong việc huy động vốn, vay vốn để thực hiện hoạt động SXKD theo
mục tiêu, chiến lược kinh doanh, không có quy định khống chế giá trị

13


14


14

nguồn vốn vay.
2.3.2.2. Quy định hiện hành về cho vay DNNVV
Hiện nay, DNNVV là đối tượng các chính sách của nhà nước
luôn khuyến khích cho vay, không có bất kỳ một quy định giới hạn
trần hoặc sàn về việc cho vay các DNNVV. Các doanh nghiệp muốn
tiếp cận nguồn vốn vay từ các TCTD phải đáp ứng đầy đủ năng lực
pháp luật dân sự, hành vi dân sự, mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp,
khả năng tài chính, phương án SXKD khả thi và có hiệu quả đồng thời
đáp ứng các quy định về bảo đảm tiền vay, lãi suất cho vay.
2.3.3. Nguồn vốn vay và khả năng trả nợ của DNNVV trên địa bàn
Hà Nội
Đến 31/12/2015, tổng dư nợ cho vay trên địa bàn đạt 894.611 tỷ
đồng, tăng 21% so với năm trước. Mặc dù DNNVV là loại hình doanh
nghiệp chiếm ưu thế 97% nhưng nguồn vốn vay của DNNVV tại các
TCTD cũng chỉ chiếm khoảng 40% tổng dư nợ cho vay. Tỷ lệ nợ quá
hạn của các DNNVV trên địa bàn Hà Nội có xu hướng giảm xuống
đáng kể, đây là dấu hiệu cho thấy khả năng tiếp cận vốn sẽ cải thiện
trong thời gian tới.
2.4. Các chính sách hỗ trợ DNNVV trên địa bàn Hà Nội tiếp cận
nguồn vốn vay
2.4.1. Chính sách hỗ trợ DNNVV chung của nhà nước
Trong thời gian 5 năm vừa qua, nhà nước đã ban hành nhiều
chính sách hỗ trợ phát triển DNNVV như: Thành lập Quỹ hỗ trợ
DNNVV; Quỹ bảo lãnh tín dụng đối với DNNVV; Khuyến khích mở
rộng tín dụng cho các DNNVV; hỗ trợ lãi suất, v.v…

14



15

15

2.4.2. Chính sách hỗ trợ của chính quyền Hà Nội đối với DNNVV
trên địa bàn
Trong thời gian vừa qua, chính quyền Hà Nội đã ban hành nhiều
chính sách hỗ trợ phát triển DNNVV như: hoạt động bảo lãnh tín
dụng, BLTD thông qua NHPT, các gói hỗ trợ lãi suất sau đầu tư.
2.4.3. Chính sách hỗ trợ của các TCTD trên địa bàn
Trong giai đoạn 2010 - 2015, các TCTD chú trọng hơn tới nhóm
khách hàng DNNVV. Dư nợ cho vay đối với DNNVV chiếm khoảng
42% tổng dư nợ cho vay trên địa bàn. Các TCTD đã chủ động đẩy
mạnh các chương trình cho vay với ưu đãi như: tăng hạn mức cho vay
DNNVV; giảm phí bảo lãnh, giảm lãi suất cho vay, v.v…
2.5. Đánh giá chung về sự tiếp cận nguồn vốn vay của các DNNVV
trên địa bàn Hà Nội
Số liệu thống kê cũng cho thấy, khả năng tiếp cận vốn của
DNNVV trên địa bàn đang tăng lên.
Bảng 2.1: Chỉ tiêu đánh giá chung sự tiếp cận nguồn vốn vay của
DNNVV Hà Nội
Các chỉ tiêu
Số lượng (chi nhánh) NHTM
Dư nợ cho vay DNNVV (tỷ

Năm

Năm


Năm

Năm

2012

2013

2014

2015

2.051

2.043

2.049

2.090

274.228

287.434

323.961

392.466

79.015


82.343

92.041

110.866

3,47

3,49

3,52

đồng)
Số lượng doanh nghiệp vay
vốn (doanh nghiệp)


nợ

cho

vay

trung

bình/Doanh nghiệp (%)
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo NHNN chi nhánh Hà Nội

15


3,54


16

16

16


17

17
CHƯƠNG 3

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ TIẾP CẬN
NGUỒN VỐN VAY CỦA CÁC DNNVV
TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI
3.1. Nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến sự tiếp cận nguồn vốn vay
của các DNNVV trên địa bàn Hà Nội
Luận án chỉ ra các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến sự tiếp
cận nguồn vốn vay của các DNNVV đó là:
Thứ nhất, chủ trương phát triển DNNVV của nhà nước và chính quyền
địa phương.
Thứ hai, môi trường kinh tế vĩ mô.
Thứ ba, các chính sách cho vay của tổ chức tín dụng.
3.2. Nhóm nhân tố bên trong DNNVV trên địa bàn Hà Nội
3.2.1. Phân tích định lượng các nhân tố ảnh hưởng đến sự tiếp cận
nguồn vốn vay của các DNNVV trên địa bàn Hà Nội

3.2.1.1. Mô hình nghiên cứu
-

Mô hình 1: Ước lượng mô hình Probit xác suất tiếp cận nguồn

vốn vay của doanh nghiệp trên cơ sở các nhân tố ảnh hưởng.
-

Mô hình 2: Ước lượng mô hình RE (Random Effect Model)

để ước lượng giá trị nguồn vốn vay trung bình của doanh nghiệp trên
cơ sở các nhân tố ảnh hưởng.
3.2.1.3. Kết quả ước lượng thống kê
Với sự hỗ trợ của phần mềm STATA 12, Kết quả thu được như sau:
Bảng 3.1: Kết quả ước lượng các mô hình (1) - (2) - (1A) - (2A)

17


18

18

BIẾN

Mô hình 1

Mô hình 2

Mô hình 1A


Mô hình 2A

LN(TUOIDN)

-0,041***

-0,001

0,012***

-0,015***

LN(QUYMO)

0,116***

-0,600***

0,039***

-0,009

XUATKHAU

-1,538***

0,544***

0,224***


0,526***

0,526***

-1,742***

VĐTNN

(omitted)

BATDONGSAN

0,312***

1,135***

0,021

1,642***

-0,032

-0,052

0,255***

0,424***

XAYDUNG


-0,145***

0,661***

0,212***

0,233***

CONGNGHIEP

-0,198***

-0,351***

-0,077***

0,017

-0,059***

-0,022***

-0,053***

-0,018***

0,114***

0,854***


0,071***

0,376***

LN(DERP)

0,018

-0,499***

-0,026***

-0,107***

LN(TSCĐ)

0,029***

0,835***

0,089***

0,382***

0.823***

-0.122***

DICHVU


(omitted)

LN(LOINHUAN
)
LN(TYLENO)

HANOI
PHANBIET

-0,317***

-0,022

-0,186***

0,093***

Hệ số chặn

2,175***

6,125***

-0,706***

4.678***

r2


0.479

N

59.346

Log likelyhood

-12.392,119

0.218
22.864

353.087
-171.822,550

Nguồn: Tác giả tự tính toán với sự hỗ trợ từ phần mềm STATA 12

18

155.360


19

19

3.2.2. Phương pháp điều tra khảo sát các nhân tố ảnh hưởng đến
sự tiếp cận nguồn vốn vay của DNNVV trên địa bàn Hà
Nội

3.2.2.1. Mô tả phương pháp và dữ liệu nghiên cứu
Phương pháp điều khảo sát các chuyên gia đang công tác tại các
TCTD. Thời gian tác giả thực hiện điều tra từ 01/5/2016 đến
31/5/2016. Với 50 phiếu được phát đi, số phiếu nhận về là 30 phiếu
của 12 TCTD trên địa bàn, chi tiết Phiếu điều tra tại Phụ lục số 1.

3.2.2.2. Kết quả phân tích
Đối với các doanh nghiệp quy mô nhỏ, siêu nhỏ, khi thẩm định
cho vay TCTD quan tâm nhất đến yếu tố tài sản bảo đảm và tài sản của
chủ doanh nghiệp, năng lực và uy tín của chủ doanh nghiệp sau đó đến
tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và hiệu quả của
phương án vay vốn và các nhân tố khác.
Đối với các doanh nghiệp quy mô vừa, khi thẩm định cho vay
TCTD quan tâm nhất đến yếu tố tình hình hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp và hiệu quả của phương án vay vốn, năng lực và uy tín
của lãnh đạo doanh nghiệp, sau đó đến tài sản bảo đảm, tài sản của chủ
doanh nghiệp và vấn đề minh bạch thông tin.
Đồng thời, kết quả điều tra cũng cho thấy có sự khác biệt giữa
sự tiếp cận nguồn vốn vay của các doanh nghiệp có quy mô nhỏ/siêu
nhỏ và doanh nghiệp quy mô vừa. Sự khác biệt này xuất phát từ các
đặc điểm, mức độ rủi ro trong quá trình cho vay.
3.2.3. Đánh giá và kết luận về ảnh hưởng của các nhân tố bên
trong DNNVV đến sự tiếp cận nguồn vốn vay.
Với cả hai phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu
định lượng, Luận án đã phần nào kiểm chứng được sự tác động của

19


20


20

các nhân tố đến sự tiếp cận nguồn vốn vay của DNNVV trên địa bàn
Hà Nội. Tác giả tổng hợp kết quả nghiên cứu như sau:

Bảng 3.2: Tổng hợp kết quả nghiên cứu
TT

1.

Các nhân tố

Giả

Phân tích

Phân tích

thiết

định tính

định lượng

Thời gian hoạt động của doanh nghiệp

(+)

(+)


(+)/(-)

Quy mô doanh nghiệp

(+)

(+)

(+)

Hoạt động xuất khẩu

(+)

*

(+)

Lịch sử tín dụng của doanh nghiệp

(+)

(+)

*

Lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh

(+)/(-)


(+)/(-)

(+)/(-)

(+)

*

(+)

Năng lực uy tín của chủ doanh nghiệp

(+)

(+)

*

Trình độ học vấn của chủ doanh nghiệp

(+)

(+)

*

(+)/(-)

Ít tác động


*

(+)

(+)

*

*

(+)

*

(+)

(+)

(-)

Đặc điểm của doanh nghiệp

Vốn đầu tư nước ngoài
2.

Đặc điểm của chủ doanh nghiệp

Giới tính của chủ doanh nghiệp
Số năm ở vị trí lãnh đạo của chủ doanh nghiệp

Tài sản của chủ doanh nghiệp
3.

Tình hình tài chính và hiệu quả kinh doanh
Khả năng sinh lời

20


21

21
Khả năng trả nợ

(-)

*

(+)

Hiệu quả của phương án vay vốn

*

(+)

*

Lá chắn thuế phi nợ


(+)

*

(+)/(-)

Minh bạch thông tin của DNNVV

(+)

(+)

*

4.

Tài sản bảo đảm

(+)

(+)

(+)

5.

Mối quan hệ với TCTD
Quan hệ tiền vay, tiền gửi, thanh toán

(+)


Ít tác động

*

Lịch sử tín dụng của doanh nghiệp

(+)

(+)

*

*

*

(+)

*

(+)

(+)

Sự khác biệt giữa DNNVV trên địa bàn
Hà Nội và cả nước.
Sự khác biệt giữa doanh nghiệp quy
mô vừa và doanh nghiệp nhỏ/siêu nhỏ.


Nguồn: Tổng hợp từ các kết quả nghiên cứu của tác giả.
Ghi chú: - Ký hiệu (+) biểu hiện có mối quan hệ và/hoặc mối quan hệ
thuận chiều.
- Ký hiệu (-) biểu hiện mối quan hệ ngược chiều.
- Dấu * là yếu tố chưa được kiểm định bằng phương pháp
điều tra khảo sát, hoặc nghiên cứu định lượng hoặc chưa được nêu ra
trong giả thuyết.
Như vậy, kết hợp giữa phương pháp nghiên cứu định lượng và
phương pháp điều tra khảo sát, các giả thuyết của Luận án đều đã được
kiểm chứng. Đối với một số nhân tố, kết quả nghiên cứu ủng hộ giả
thuyết ban đầu. Tuy nhiên, cũng có một số nhân tố mà kết quả nghiên
cứu điều tra khảo sát /hoặc định lượng bác bỏ giả thuyết ban đầu như

21


22

22

nhân tố: Lợi nhuận của doanh nghiệp; Tỷ lệ nợ. Ngoài ra, kết quả còn
cho thấy ở Hà Nội, các DN vừa có xác suất vay thấp hơn và lượng vay
trung bình của mỗi DN lại thấp hơn so với DN quy mô nhỏ. Đồng
thời, DNNVV Hà Nội có xác suất tiếp cận nguồn vốn vay cao hơn
DNNVV cả nước, nhưng lượng vay của mỗi doanh nghiệp lại thấp hơn
so với DNNVV ở các địa phương khác.

CHƯƠNG 4
GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG SỰ TIẾP CẬN NGUỒN
VỐN VAY CỦA CÁC DNNVV TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI

4.1. Định hướng phát triển của các DNNVV trên địa bàn Hà Nội
Tại Kế hoạch phát triển DNNVV giai đoạn 2016 - 2020, UBND
thành phố Hà Nội đặt ra các kế hoạch phát triển số lượng DNNVV
thành lập mới dự kiến tăng khoảng 9% - 10%/năm, tạo thêm trên
1.000.000 chỗ làm việc mới, đóng góp 20% tổng kim ngạch xuất khẩu
của thành phố, đóng góp ngân sách nhà nước trên 30% mỗi năm, đến
cuối năm 2020, có khoảng 700 DNNVV hoạt động công nghiệp hỗ trợ;
đáp ứng cơ bản về mặt bằng sản xuất kinh doanh cho DNNVV.
4.2. Giải pháp tăng cường sự tiếp cận nguồn vốn vay đối với các
DNNVV trên địa bàn Hà Nội.
4.2.1. Nhóm giải pháp vi mô từ phía các DNNVV
Giải pháp 1: DNNVV cần tăng cường minh bạch thông tin về tình hình
tài chính và hoạt động kinh doanh thông qua việc vận dụng các
nguyên tắc quản trị công ty tại các DNNVV nhằm tăng cường sự tiếp
cận nguồn vốn vay.

22


23

23
Để thực hiện giải pháp này, DNNVV Hà Nội cần thực hiện các

nguyên tắc sau đây: (1) Quy định rõ vai trò của cổ đông, HĐQT, BGĐ
và các đối tác, các quy định này phải gắn với giá trị của doanh nghiệp,
chiến lược phát triển doanh nghiệp và kỳ vọng của chủ doanh nghiệp
và các cổ đông quan trọng. (2) Minh bạch thông tin với các cổ đông
DNNVV, nhà đầu tư thông qua đại hội cổ đông thường niên. (3) các
thành viên tham gia HĐQT cần được cân nhắc chọn lựa đảm bảo thực

hiện tốt mục tiêu tăng trưởng của DNNVV. (4) DNNVV phải duy trì
một môi trường kiểm soát có hiệu lực bao gồm duy trì hệ thống sổ
sách kế toán đáng tin cậy, BCTC được kiểm toán độc lập hàng năm và
thường xuyên đánh giá các rủi ro trong hoạt động của DNNVV. (5)
DNNVV phải xây dựng mối quan hệ tôn trọng, trung thực, tin cậy và
công bằng với các bên liên quan bao gồm nhân viên, khách hàng, nhà
cung cấp, chủ nợ, cơ quan quản lý, cộng đồng, môi trường xung
quanh. (6) DNNVV nên hạn chế việc quản trị công ty theo kiểu gia
đình.
Giải pháp 2: Nâng cao năng lực quản trị tài chính tại các
DNNVV nhằm tăng cường sự tiếp cận nguồn vốn vay
Giải pháp 3: Xây dựng hệ thống cảnh báo về tình hình tài
chính và hoạt động của các DNNVV đảm bảo một hệ thống quản trị tài
chính lành mạnh nhằm tăng cường sự tiếp cận nguồn vốn vay.
Giải pháp 4: DNNVV cần tăng vốn chủ sở hữu giải quyết nhu
cầu thiếu hụt về vốn đồng thời tăng cường mức độ tự chủ tài chính đáp
ứng yêu cầu cho vay của TCTD. Để tăng vốn chủ sở hữu, DNNVV
cần: (1) Giữ lại lợi nhuận chưa phân phối, bổ sung các quỹ dự phòng
hoạt động. (2) Tăng vốn điều lệ của DNNVV.
Giải pháp 5: Nâng cao uy tín và năng lực của đội ngũ lãnh đạo

23


24

24

DNNVV nhằm tăng cường sự tiếp cận nguồn vốn vay.
Giải pháp 6: DNNVV cần tăng cường tính pháp lý của tài sản

để có thể đáp ứng yêu cầu về TSBĐ khi vay vốn tại các TCTD.
Giải pháp 7: Các giải pháp khác.
4.2.2. Nhóm giải pháp về phía nhà nước
Giải pháp 1: Xây dựng hệ thống nguyên tắc quản trị công ty cho các
DNNVV.
Giải pháp 2: Xây dựng sàn giao dịch chứng khoán cho các DNNVV
Giải pháp 3: Ổn định môi trường kinh tế vĩ mô, thị trường tiền tệ, lãi
suất.
Giải pháp 4: Thu hồi nợ và xử lý nợ xấu để khôi phục hoạt động cho
vay các DNNVV.
Giải pháp 5: Nhà nước cần tăng cường các gói hỗ trợ DNNVV tiếp
cận nguồn vốn vay, hoàn thiện Quy chế làm việc lại các đơn vị hỗ trợ.
4.2.3. Một số kiến nghị
4.2.3.1. Kiến nghị đối với chính quyền thành phố Hà Nội
Thứ nhất: Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chương trình Kết nối Ngân
hàng – Doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội.
Thứ hai: Triển khai các gói hỗ trợ lãi suất đến các DNNVV.
Thứ ba: Xây dựng khung giá đất trên địa bàn phù hợp với tình hình
thực tế
Thứ tư: Đẩy nhanh tiến độ cấp chứng nhận quyền sử dụng đất, cơ chế
quy hoạch và cấp đất, cho thuê đất dài hạn đối với các DNNVV.
Thứ năm, một số kiến nghị khác
4.2.3.2. Kiến nghị với các TCTD trên địa bàn
4.2.3.3. Kiến nghị với Hiệp hội DNNVV

24


25


25

25


×