Tải bản đầy đủ (.docx) (80 trang)

Tài liệu ôn thi tuyển dụng giáo viên mầm non 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (385.12 KB, 80 trang )

1

Đề cương hướng dẫn ôn thi tuyển dụng giáo viên mầm non 2016
( Tài liệu được tổng hợp từ một số phòng ban, sở nội vụ đồng tháp và ninh bình)
Tài liệu gồm 2 Phần:
Phần 1: hướng dẫn ôn tập soạn giáo án.
Phần 2: Một số văn bản, nghị định của nhà nước về quy chế xét tuyển, chuẩn
của viên chức giáo dục làm tham khảo trong quá trình thi.

I.

Hướng dẫn soạn giáo án:

Đối tượng: Trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi

LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
Tiết: THƠ
I.Mục đích, yêu cầu
*Kiến thức:
- Trẻ hiểu nội dung bài thơ, hiểu nghĩa một số từ khó.
- Trẻ cảm nhận âm điệu bài thơ và trả lời được các câu hỏi theo nội dung bài
thơ.
*Kỹ năng
- Rèn kỹ năng đọc thơ diễn cảm cho trẻ.
- Diễn đạt rõ ràng mạch lạc, phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
*Thái độ:
- Giáo dục đạo đức thông qua bài thơ.
II. Chuẩn bị:
* Đồ dùng của cô: Tranh ảnh, mô hình, rối.. Phù hợp với bài dạy.
* Đồ dùng của trẻ: Chuẩn bị đồ dùng phù hợp với bài dạy.
1



1


2

- Bố trí thời gian, không gian, địa điểm cho trẻ hoạt động phù hợp.
- Nội dung tích hợp phù hợp.
III.Tổ chức hoạt động
1. Gây hứng thú vào bài
- Có thể sử dụng các hình thức khác nhau (trò chơi, câu đố, hát, đồng
dao…) để nhằm thu hút trẻ vào bài; dẫn dắt giới thiệu bài ( tên bài thơ, tên
tác giả).
2. Bài mới
* Cô đọc mẫu
- Lần 1: Thể hiện được âm điệu, ngữ điệu của bài thơ, kết hợp điệu bộ, cử
chỉ, các động tác minh hoạ.
- Có thể dẫn dắt giới thiệu lại tác phẩm, tác giả.
- Lần 2: Kết hợp đồ dùng trực quan ( tranh ảnh, mô hình….)
* Đàm thoại, giảng giải, trích dẫn làm rõ nội dung bài thơ:
- Sử dụng câu hỏi ngắn ngọn để hỏi theo ý chính của bài thơ sau mỗi ý trích
dẫn thơ minh hoạ giúp trẻ hiểu rõ về nội dung và cảm nhận được tính chất,
ngữ điệu của bài thơ.
- Kết hợp giảng giải từ khó.
- Giáo dục đạo đức theo nội dung bài thơ.
* Cô đọc lại bài thơ lần 3 cho trẻ nghe.
* Dạy trẻ đọc thơ diễn cảm
- Dạy trẻ đọc theo cô từng câu đến hết bài
+ Đọc cả lớp: 2 -3 lần
+ Tổ đọc: 3 tổ

+ Nhóm: 2-3 nhóm
+ Cá nhân: 1-2 trẻ ( chọn cháu đọc tốt đọc cho cả lớp nghe)
- Cô chú ý sửa sai, động viên khuyến khích trẻ đọc thơ diễn cảm
2

2


3

- Thay đổi tư thế đọc thơ ( ngồi, đứng), hình thức đọc (đọc nối tiếp, đọc to,
đọc nhỏ..) cho phù hợp, thu hút tập trung chú ý của trẻ vào giờ học.
3. Kết thúc
Bằng hình thức nhẹ nhàng, linh hoạt (có thể sử dụng trò chơi, bài hát…)
phù hợp để kết thúc tiết học.

Tiết: TRUYỆN

I. Mục đích, yêu cầu:
*Kiến thức:
- Trẻ hiểu nội dung câu truyện, biết các nhân vật trong truyện.
- Trẻ nắm được trình tự, diễn biến của câu truyện, trả lời được các câu hỏi
theo nội dung truyện.
*Kỹ năng
- Thể hiện cảm xúc biết lắng nghe cô kể truyện.
- Phát triển khả năng tưởng tượng và phát triển ngôn ngữ nói mạch lạc cho
trẻ.
*Thái độ:
- Giáo dục đạo đức thông qua câu truyện.
II. Chuẩn bị:

* Đồ dùng của cô: tranh ảnh, mô hình, rối … ( phù hợp bài dạy).
* Đồ dùng của trẻ:
- Bố trí thời gian, không gian, địa điểm cho trẻ hoạt động phù hợp.
- Nội dung tích hợp phù hợp.
III.Tổ chức hoạt động:
1. Gây hứng thú

3

3


4

- Bằng các hình thức khác nhau (có thể dùng trò chơi, câu đố, hát, đồng
dao…) nhằm thu hút và dẫn dắt vào bài dạy ( giới thiệu bài dạy)
2. Bài mới
* Cô kể truyện diễn cảm:
- Lần 1: Thể hiện được giọng điệu, ngữ điệu của các nhân vật trong truyện
- Lần 2: Kết hợp sử dụng đồ dùng trực quan
* Đàm thoại, giảng giải, trích dẫn làm rõ nội dung:
- Sử dụng câu hỏi để trò chuyện giúp trẻ hiểu các ý chính của truyện và giáo
viên trích dẫn mình họa các ý chính giúp trẻ hiểu nội dung câu truyện.
- Trích dẫn: Ngắn gọn, làm rõ ý trong đoạn cần trích dẫn (Khuyến khích trẻ
mô phỏng hàng động và tính cách của nhân vật0.
- Giảng giải từ khó (gần gũi, dễ hiểu)
- Kết hợp giáo dục đạo đức cho trẻ.
* Cô kể lại truyện lần 3: Có thể kết hợp dạy trẻ kể lại truyện cùng cô (Cho
trẻ đồng thanh bắt chước cô và cho từng cháu nhắc lại giống cô một vài đoạn
điệp khúc hoặc đoạn đối thoại).

3. Kết thúc
Có thể kết thúc bằng hình thức nhẹ nhàng, linh hoạt ( trò chơi, bài hát…)
phù hợp với nội dung câu truyện.

LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
Tiết: ÂM NHẠC
Nội dung trọng tâm: Dạy hát
Nội dung kết hợp: Nghe hát, Trò chơi âm nhạc
I.Mục đích yêu cầu
* Kiến thức:
- Trẻ thuộc lời bài hát, hiểu nội dung bài hát.
4

4


5

- Trẻ hát đúng giai điệu bài hát.
* Kỹ năng
- Trẻ biết hát rõ lời, đúng nhạc.Trẻ cảm nhận âm điệu bài hát, thể hiện được
tính chất của bài hát.
- Trẻ nghe hát và hưởng ứng cùng cô (nhún nhảy, làm động tác..) Trẻ biết
cách chơi trò chơi.
* Thái độ
- Giáo dục đạo đức cho trẻ thông qua dung bài hát.
II. Chuẩn bị
* Đồ dùng của cô: Đàn, đạo cụ, băng hình, video…( phù hợp với nội dung
bài).
* Đồ dùng của trẻ:

- Bố trí thời gian, không gian, địa điểm cho trẻ hoạt động phù hợp.
- Nội dung tích hợp phù hợp.
III.Tổ chức hoạt động
1. Gây hứng thú
- Bằng các hình thức khác nhau ( trò chơi, câu đố, hát, đồng dao…) để thu
hút đẫn dắt trẻ vào bài ( giới thiệu bài hát, tác giả).
2. Dạy trẻ hát
* Cô hát mẫu:
- Hát mẫu lần 1: Không dùng đàn, hát đúng nhạc, rõ lời kết hợp cử chỉ điệu
bộ.
- Có thể giới thiệu lại tên tác phẩm, tác giả.
- Hát mẫu lần 2: Cô hát có kết hợp đàn
* Giảng nội dung bài hát: Giảng nội dung bài hát ngắn gọn, dễ hiểu (có thể
nói thêm về tính chất, âm điệu bài hát….)
* Dạy trẻ hát
5

5


6

Tuỳ thuộc bài trẻ thuộc hay chưa thuộc để dạy. ( Nếu bài đã thuộc cô cho trẻ
hát theo Cô cả bài; nếu bài hát chưa thuộc, cô dạy trẻ từng câu).
- Tập thể: Lần1: Không đàn
Lần 2-3: Hát có đàn( cô chú ý lắng nghe, sửa sai cho trẻ)
- Tổ (2-3 lần)
- Nhóm (2-3 nhóm)
- Cá nhân ( 1-2 trẻ)
Cô chú ý thay đổi hình thức, tư thế (ngồi, đứng), hát đối đáp, hát to, hát

nhỏ…
Nếu trẻ hát sai lời, cô đọc lại lời câu hát cho trẻ nghe rõ để hát đúng hơn..
- Giáo dục đạo đức phù hợp nội dung bài hát.
- Cả lớp hát một lần.
3. Nghe hát (Nội dung kết hợp)
- Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả hoặc tên làn điệu dân ca
- Cô hát cho trẻ nghe lần 1 kết hợp động tác cử chỉ điệu bộ
- Giảng nội dung bài hát tóm tắt nội dung ngắn gọn, dễ hiểu ( với bài khó
giảng nội dung cô có thể nói về tính chất làn điệu dân ca ).
- Cô hát lần 2: Kết hợp với đàn
- Hát lần 3: Kết hợp múa (có thể hát lần 3 tuỳ độ dài bài hát dài, ngắn mà
hát mấy lần cho phù hợp) khuyến khích trẻ hưởng ứng cùng cô
4. Trò chơi âm nhạc (Nội dung kết hợp)
- Cô giới thiệu tên trò chơi
- Nói rõ luật chơi, cách chơi ( nói ngắn ngọn, dễ hiểu)
- Chơi mẫu 1-2 lần
- Cả lớp (tổ, nhóm) chơi, khuyến khích cả lớp tham gia
( Cô chú ý bao quát trẻ chơi và sử lý các tình huống)
5. Kết thúc
6

6


7

Hình thức nhẹ nhàng, linh hoạt, phù hợp nội dung bài.

LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
Tiết: ÂM NHẠC

Nội dung trọng tâm : Nghe hát
Nội dung kết hợp: Dạy hát hoặc vận động theo nhạc,Trò
chơi

I.Mục đích yêu cầu:
* Kiến thức:
- Trẻ hiểu nội dung, âm điệu, tính chất bài nghe hát.
* Kỹ năng
- Trẻ cảm nhận được giai điệu bài hát, biết hưởng ứng cùng cô ( nhún nhảy,
lắc lư, vỗ tay theo nhịp điệu bài hát….)
- Trẻ hát đúng nhạc ( hoặc ) vận động theo nhạc hồn nhiên vui vẻ.Trẻ biết
cách chơi trò chơi.
* Thái độ:
- Giáo dục đạo đức cho trẻ phù hợp nội dung bài hát
II. Chuẩn bị
* Đồ dùng của cô: Đàn, đạo cụ, băng hình, video…( phù hợp với nội dung
bài).
* Đồ dùng của trẻ:
- Bố trí thời gian, không gian, địa điểm cho trẻ hoạt động phù hợp.
- Nội dung tích hợp phù hợp.
7

7


8

III.Tổ chức hoạt động
1. Gây hứng thú vào bài
- Bằng các hình thức khác nhau như: trò chơi, câu đố, hát, đồng dao…để dẫn

dắt trẻ vào bài (Giới thiệu tên bài hát hoặc làn điệu dân ca)
2. Nghe hát: ( nên dành thời gian thích đáng cho phần trọng tâm).
- Cô hát lần 1: Kết hợp động tác, cử chỉ, điệu bộ (không dùng đàn)
- Giảng nội dung bài hát ngắn gọn, dễ hiểu (có thể nói tính chất, giai điệu
của bài hát). Kết hợp giáo dục đạo đức.
- Hát lần 2: Cô hát có kết hợp đàn
- Hát lần 3: Kết hợp múa
- Lần 4- 5: Có thể cho trẻ nghe băng, hoặc nhạc không lời (khuyến khích trẻ
hưởng ứng cùng cô)
3. Dạy trẻ hát (hoặc vận động theo nhạc)
- Giới thiệu lại bài hát (hoặc vận động)
- Cô và trẻ hát (hoặc vận động) lần 1
- Cô và trẻ hát (hoặc vận động) lần 2
- Tổ chức các hình hát ( hoặc vận động) bằng các hình thức khác nhau (Tập
thể, tổ, nhóm, cá nhân) thu hút sự tham gia hứng thú của trẻ.
4. Trò chơi âm nhạc (Nội dung kết hợp)
- Cô giới thiệu tên trò chơi
- Nói luật chơi, cách chơi ( rõ ý, ngắn gọn, dễ hiểu)
- Chơi thử 1-2 lần
- Cả lớp (tổ, nhóm) chơi, khuyến khích cả lớp tham gia
( Cô chú ý bao quát trẻ chơi và sử lý các tình huống)
5. Kết thúc
Bằng hình thức nhẹ nhàng, linh hoạt, phù hợp nội dung bài.

8

8


9


LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
Tiết: ÂM NHẠC
Nội dung trọng tâm : Vận động theo nhạc
Nội dung kết hợp: Nghe hát, Trò chơi âm nhạc
I. Mục đích yêu cầu
* Kiến thức:
- Trẻ biết vận động các động tác hoặc múa minh hoạ theo nội dung bài hát
- Biết nghe và cảm nhận nội dung bài nghe hát.
- Trẻ biết cách chơi trò chơi âm nhạc
* Kỹ năng:
- Trẻ hát đúng lời, đúng nhạc bài hát ,vận động minh hoạ theo lời bài hát một
cách hồn nhiên, vui tươi phù hợp. Biết hưởng ứng cùng cô khi nghe hát.
- Chơi đúng luật của trò chơi.
* Thái độ:
- Giáo dục đạo đức cho trẻ phù hợp nội dung bài hát
II. Chuẩn bị:
* Đồ dùng của cô: + Đồ dùng: đàn, đạo cụ, băng hình, video…
+ Chuẩn bị động tác minh hoạ
* Đồ dùng của trẻ:
- Bố trí thời gian, không gian, địa điểm cho trẻ hoạt động phù hợp.
- Nội dung tích hợp phù hợp.
III.Tổ chức hoạt động:
1. Gây hứng thú
- Bằng các hình thức khác nhau nhằm thu hút trẻ ( trò chơi, câu đố, đồng
dao…) để dẫn dắt trẻ vào bài.
9

9



10

2. Vận động theo nhạc (Nội dung trọng tâm)
- Cô cho trẻ nghe đàn ( hoặc sướng âm la) trẻ nhận ra bài hát đã học.
- Cô và trẻ cùng hát lại bài hát 1 lần
*Cô làm mẫu:
- Cô làm mẫu lần 1: Cô hát vận động theo nhạc.
- Cô làm mẫu lần 2: Cô phân tích động tác (câu hát ứng với động tác minh
hoạ)
- Cô vận động theo nhạc lần 3
*Trẻ vận động theo nhạc:
- Tập thể: Lần 1: Không đàn
Lần 2-3: Vận động theo nhạc có đàn (cô chú ý quan sát, sửa sai
cho trẻ. Nếu trẻ sai động tác, cô có thể hướng dẫn lại từng động tác cho trẻ)
- Tổ (2-3 lần)
- Nhóm (2-3 nhóm)
- Cá nhân ( 1-2 trẻ)
- Cả lớp vận động một lần
3. Nghe hát (Nội dung kết hợp)
- Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả hoặc tên làn điệu dân ca
- Cô hát cho trẻ nghe lần 1 kết hợp động tác cử chỉ điệu bộ
- Giới thiệu nội dung bài hát (tính chất làn điệu dân ca, với bài khó cô giảng
nội dung bài hát cho trẻ hiểu. Kết hợp giáo dục đạo đức cho trẻ phù hợp với
bài hát).
- Cô hát lần 2: Kết hợp với đàn
- Lần 3: (có thể hát lần 3 tuỳ độ dài bài hát dài, ngắn mà hát mấy lần cho phù
hợp) khuyến khích trẻ hưởng ứng cùng cô
4. Trò chơi âm nhạc (Nội dung kết hợp)
- Cô giới thiệu tên trò chơi

10

10


11

- Nói rõ luật chơi, cách chơi
- Chơi mẫu 1-2 lần
- Cả lớp (tổ, nhóm) chơi, khuyến khích cả lớp tham gia
( Cô chú ý bao quát trẻ chơi và sử lý các tình huống)
5. Kết thúc
Bằng ình thức nhẹ nhàng, linh hoạt, phù hợp nội dung bài.

LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC (LÀM QUEN VỚI TOÁN)
Phần: Cho trẻ làm quen với số lượng (Tiết lập số).

I. Mục đích yêu cầu
* Kiến thức :
- Trẻ biết đếm, nhận biết nhóm số lượng, nhận biết chữ số tương ứng.
* Kỹ năng:
- Trẻ biết tạo nhóm, xếp các đối tượng từ trái sang phải. Xếp tương ứng 1-1.
- Biết so sánh số lượng 2 nhóm, biết đếm đúng số lượng và sử dụng chữ số
tương ứng.
11

11


12


- Rèn khả năng quan sát, chú ý, ghi nhớ có chủ định.
- Phát triển các giác quan và phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
* Thái độ:
Giáo dục phù hợp thông qua bài học.
II. Chuẩn bị
* Đồ dùng của cô:
* Đồ dùng của trẻ:
(Lưu ý: Đồ dùng, đồ chơi của cô và trẻ, mỗi loại đồ dùng phải ghi rõ tên, số
lượng, kích thước, màu sắc.., đồ dùng của cô to hơn của trẻ)
- Bố trí thời gian, không gian, địa điểm cho trẻ hoạt động phù hợp.
- Nội dung tích hợp phù hợp.
III.Tổ chức hoạt động
1. Gây hứng thú
- Sử dụng các hình thức nhẹ nhàng ( trò chơi, câu đố, tham quam mô hình ...
) thu hút trẻ vào bài.
2. Ôn luyện và đếm các nhóm số lượng đã học
- Tìm và đếm các nhóm đối tượng có số lượng đã học. Chọn thẻ số tương
ứng với số lượng đó và đọc số.
- Tổ chức dưới các hình thức khác nhau (Trò chơi, quan sát mô hình, vỗ tay,
nhún nhảy...Nếu sử dụng trò chơi, giáo viên cần nói rõ luật chơi, cách chơi)
đảm bảo cả lớp chơi tham gia tích cực, chủ động.
3. Dạy trẻ tạo nhóm, hình thành số mới.
- Đưa 2 nhóm đối tượng ( nhóm số lượng đã biết và nhóm số lượng sắp học)
cho trẻ quan sát so sánh. Cụ thể:
- Chọn tất cả các đối tượng nhóm 1( biểu thị nhóm mới) xếp thành hàng
ngang từ trái qua phải (không đếm).
- Chọn các đối tượng nhóm 2 (biểu thị số cũ) ghép tương ứng 1:1với các đối
tượng nhóm 1
12


12


13

- Đếm nhóm 2 để kiểm tra kết quả ( Số cũ đã học)
- So sánh số lượng nhóm 1 và nhóm 2 xem nhóm nào nhiều hơn, nhóm nào ít
hơn và hơn kém bao nhiêu?
- Để nhóm 2 bằng nhóm 1 phải làm thế nào (Có 2 cách: Thêm vào nhóm 2
một đối tượng, hoặc bớt đi nhóm 1 một đối tượng)
- Muốn nhóm 2 nhiều bằng nhóm 1 ta phải làm thế nào? (Thêm 1 đối tượng
vào nhóm 2)
- Tạo số mới bằng cách thêm một đối tượng vào nhóm 2
- Cho trẻ đếm số lượng nhóm 2 ( 1-2 lần) để gọi tên số mới, sau đó cho trẻ
nhận xét kết quả.
- Giáo viên chính xác hoá lại kết quả
Ví dụ: 4 con thỏ thêm 1 con thỏ là 5 con thỏ
Giáo viên kết luận: 4 thêm 1 là 5
- Cho trẻ đếm số lượng nhóm 1, so sánh số lượng nhóm 1 với nhóm 2 bằng
kết quả đếm, sau đó nhận xét kết quả để thấy: 2 nhóm có số lượng bằng nhau
và cùng bằng số mới.
- Giới thiệu số mới
- Cho trẻ đọc số bằng các hình thức khác nhau (cả lớp đọc, tổ, cá nhân...)
- Cho trẻ đếm củng cố số lượng mới (cất đồ dùng từ phải qua trái).
4. Trò chơi luyện tập (2-3 trò chơi)
- Tổ chức các trò chơi luyện tập và củng cố kỹ năng đếm với số mới
( Giáo viên tự chọn trò chơi sao cho phù hợp với tiết dạy và phù hợp với chủ
đề, sen kẽ các trò chơi động và tĩnh).
- Cô giới thiệu tên trò chơi

- Nói luật chơi, cách chơi ( rõ ý, ngắn gọn, dễ hiểu)
- Cả lớp (tổ, nhóm) chơi, khuyến khích cả lớp tham gia
( Cô chú ý bao quát trẻ chơi và sử lý các tình huống)
5. Kết thúc
13

13


14

Kết thúc nhẹ nhàng linh hoạt phù hợp bài dạy.

Phần: Hình dạng
I.Mục đích yêu cầu:
* Kiến thức :
- Trẻ biết tên và đặc điểm các hình. Nhận biết, phân biệt các hình theo đặc
điểm (tên gọi, đường bao hình, cạnh, góc..)
* Kỹ năng:
- Trẻ phân biệt được các hình dựa vào đặc điểm các hình.
- Kỹ năng so sánh phân biệt được sự giống và khác nhau của các hình.
* Thái độ:
- Giáo dục phù hợp thông qua bài học.
II. Chuẩn bị
* Đồ dùng của cô:
* Đồ dùng của trẻ:
(Lưu ý: Đồ dùng, đồ chơi của cô và trẻ, mỗi loại đồ dùng phải ghi rõ tên, số
lượng, kích thước, màu sắc.., đồ dùng của cô to hơn của trẻ)
- Bố trí thời gian, không gian, địa điểm cho trẻ hoạt động phù hợp.
- Nội dung tích hợp phù hợp.

III.Tổ chức hoạt động
1. Gây hứng thú
- Bằng các hình thức khác nhau ( trò chơi, câu đố, bài hát... ) dẫn dắt trẻ vào
bài.
2. Ôn nhận biết, gọi tên các hình bằng trực quan.

14

14


15

- Tổ chức dưới các hình thức khác nhau (Trò chơi, quan sát mô hình, tranh
được ghép bằng các hình, câu đố... Nếu sử dụng trò chơi, giáo viên cần nói
rõ luật chơi, cách chơi) đảm bảo cả lớp chơi tham gia tích cực, chủ động.
3. Phân biệt các hình theo đặc điểm
- Giáo viên cho biết tên goi, đặc điểm, màu sắc, số cạnh của hình (thông qua
việc đặt câu hỏi, trải nghiệm....)
- Cô giơ hình và đặt các câu hỏi để khuyến khích trẻ gọi tên, đặc điểm của hình
đó (cho trẻ đếm số cạnh, góc..)
- Trẻ khám phá các hình qua những dấu hiệu bề ngoài rõ nét thông qua các
giác quan: Sờ đường bao và lăn hình.
- Trẻ nhận xét kết quả sau khi hoạt động xong, nêu đặc điểm của từng hình,
tên gọi các hình.
- Cô chính xác lại kiến thức cho trẻ
- Cô cho trẻ so sánh sự giống và khác nhau của 2 hình.
+ Khác nhau:
+ Giống nhau:
- Cô củng cố lại kiến thức

- Cho trẻ nhận dạng các hình đó ở các đồ dùng xung quanh ( đồ vật trong
thực tế có hình dạng giống các hình)
- Cho trẻ dùng các hình đã học để xếp các đồ vật trẻ thích.
4. Trò chơi luyện tập củng cố (2-3 trò chơi)
- Nhận biết, phân biệt các hình theo dấu hiệu riêng của từng hình bằng cả thị
giác và xúc giác.
- Tổ chức các trò chơi luyện tập và củng cố các hình
( Giáo viên tự chọn trò chơi sao cho phù hợp với tiết dạy và phù hợp với chủ
đề, sen kẽ các trò chơi động và tĩnh).
- Cô giới thiệu tên trò chơi
- Nói luật chơi, cách chơi ( rõ ý, ngắn gọn, dễ hiểu)
15

15


16

- Cả lớp (tổ, nhóm) chơi, khuyến khích cả lớp tham gia
( Cô chú ý bao quát trẻ chơi và sử lý các tình huống)
5. Kết thúc
Kết thúc nhẹ nhàng linh hoạt phù hợp bài dạy.

II.

Một số văn bản, nghị định của nhà nước về luật, thi tuyển dụng giáo
viên mầm non”

Văn bản hợp nhất Thông tư số 44/2010/TT-BGDĐT và Thông tư số 05/2011/TTBGDĐT của Bộ trưởng BGD&ĐT


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

QUYẾT ĐỊNH
Ban hành Điều lệ Trường mầm non
Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ Trường mầm non, có hiệu lực
kể từ ngày 03 tháng 5 năm 2008, được sửa đổi, bổ sung bởi:
1. Thông tư số 44/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều
16

16


17

lệ Trường mầm non ban hành kèm theo Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT ngày
07 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực kể từ
ngày 15 tháng 02 năm 2011.
2. Thông tư số 05/2011/TT-BGDĐT ngày 10 tháng 02 năm 2011 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 1 Điều 13;
khoản 2 Điều 16; khoản 1 Điều 17 và điểm c khoản 2 Điều 18 của Điều lệ Trường
mầm non ban hành kèm theo Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 07 tháng 4
năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và đã được sửa đổi, bổ sung
tại Thông tư số 44/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ trường mầm non, có
hiệu lực kể từ ngày 27 tháng 03 năm 2011.
Căn cứ Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của

Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ,
cơ quan ngang bộ;
Căn cứ Nghị định số 85/2003/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2003 của
Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ
Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính
phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm non1,
1

Thông tư số 44/2010/TT-BGDĐT về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ Trường
mầm non ban hành kèm theo Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có căn cứ ban hành như sau:
“Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009;

Căn cứ Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ;
Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm non,
17

17


18


Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Điều lệ trường mầm non.
Điều 2.2 Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công
báo. Quyết định này thay thế Quyết định số 27/2000/QĐ-BGDĐT ngày 20
tháng 7 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Điều
lệ trường mầm non và Quyết định số 31/2005/QĐ-BGDĐT ngày 20 tháng 10
năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định điều kiện

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Quyết định:”
Thông tư số 05/2011/TT-BGDĐT về việc sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 1 Điều 13; khoản 2
Điều 16; khoản 1 Điều 17 và điểm c khoản 2 Điều 18 của Điều lệ Trường mầm non ban hành kèm theo
Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
và đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 44/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ trường mầm non, có căn cứ ban
hành như sau:
“Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ;
Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;
Căn cứ Nghị định số 115/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ quy định trách
nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm non,
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Quyết định:”
2 Điều 2 và Điều 3 của Thông tư số 44/2010/TT-BGDĐT về việc sửa đổi, bổ sung một số điều
của Điều lệ Trường mầm non ban hành kèm theo Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 07 tháng 4
năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2011 quy
định như sau:

“Điều 2. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 15 tháng 02 năm 2011. Các quy định trước đây trái
với Thông tư này đều bị bãi bỏ.

Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm non, Thủ trưởng các đơn vị có liên
quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương, Giám đốc sở giáo dục và đào tạo chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.”
18

18


19

tối thiểu cho các lớp mầm non, lớp mẫu giáo và nhóm trẻ độc lập có nhiều khó
khăn ở những nơi không đủ điều kiện thành lập trường mầm non.
Điều 3. Các Ông (Bà) Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm
non, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chủ
tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc các
sở giáo dục và đào tạo chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT

Số: 05 /VBHN-BGDĐT

Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (để đăng
Công báo);
- Website Bộ GDĐT (để đăng tải);

- Lưu: VT, GDMN (6b).

Hà Nội, ngày 13 tháng 02 năm 2014
KT.BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
(đã kí)

Điều 2 và Điều 3 của Thông tư số 05/2011/TT-BGDĐT về việc sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 1
Điều 13; khoản 2 Điều 16; khoản 1 Điều 17 và điểm c khoản 2 Điều 18 của Điều lệ Trường mầm non
ban hành kèm theo Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo và đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 44/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng
12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ trường mầm
non, có hiệu lực kể từ ngày 27 tháng 03 năm 2011 quy định như sau:
“Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 27 tháng 3 năm 2011. Các quy định
trước đây trái với Thông tư này đều bị bãi bỏ.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm non, Thủ trưởng các đơn vị có liên
quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương, Giám đốc sở giáo dục và đào tạo chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.”

19

19


20

Nguyễn Thị Nghĩa

20


20


21

ĐIỀU LỆ
Trường mầm non

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Điều lệ Trường mầm non quy định về: Vị trí, nhiệm vụ, tổ chức và
quản lý trường mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ; Chương trình và các hoạt
động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; Tài sản của trường mầm non,
trường mẫu giáo, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập; Giáo viên và nhân
viên; Trẻ em; Quan hệ giữa trường mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ, nhóm
trẻ, lớp mẫu giáo độc lập với gia đình và xã hội.
2. Điều lệ này áp dụng đối với trường mầm non và trường mẫu giáo, nhà
trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập; Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động giáo
dục mầm non.
Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn của trường mầm non, trường mẫu
giáo, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập
1. Tổ chức thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ ba
tháng tuổi đến sáu tuổi theo chương trình giáo dục mầm non do Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo ban hành.
2.3 Huy động trẻ em lứa tuổi mầm non đến trường; tổ chức giáo dục hoà
nhập cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em khuyết tật; thực hiện phổ cập
giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi. Hằng năm, tự kiểm tra theo tiêu chuẩn
quy định về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi, báo cáo cấp có
thẩm quyền bằng văn bản.

3. Quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên để thực hiện nhiệm vụ nuôi
dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
4. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp
luật.
3 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 1 Điều 1 của Thông tư số

44/2010/TT-BGDĐT về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ Trường mầm non ban
hành kèm theo Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2011.

21

21


22

5. Xây dựng cơ sở vật chất theo yêu cầu chuẩn hoá, hiện đại hoá hoặc
theo yêu cầu tối thiểu đối với vùng đặc biệt khó khăn.
6. Phối hợp với gia đình trẻ em, tổ chức và cá nhân để thực hiện hoạt
động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
7. Tổ chức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và trẻ em tham gia
các hoạt động xã hội trong cộng đồng.
8. Thực hiện kiểm định chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ
em theo quy định.
9. Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp
luật.
Điều 3. Các loại hình của trường mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ,
nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập
Trường mầm non, trường mẫu giáo (sau đây gọi chung là nhà trường),

nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập được tổ chức theo các loại hình: công
lập, dân lập và tư thục.
1. Nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo công lập do cơ quan Nhà
nước thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, bảo đảm kinh phí cho các
nhiệm vụ chi thường xuyên.
2. Nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo dân lập do cộng đồng
dân cư ở cơ sở thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, đảm bảo kinh phí
hoạt động và được chính quyền địa phương hỗ trợ.
3. Nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo tư thục do tổ chức xã hội,
tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân thành lập, đầu tư
xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động bằng nguồn vốn ngoài ngân
sách nhà nước.
Điều 4. Phân cấp quản lý nhà nước đối với nhà trường, nhà trẻ, nhóm
trẻ, lớp mẫu giáo độc lập
1. Uỷ ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau
đây gọi chung là cấp huyện) quản lý nhà trường, nhà trẻ công lập trên địa bàn.
2. Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã)
quản lý nhà trường, nhà trẻ dân lập; nhà trường, nhà trẻ tư thục và các nhóm
trẻ, lớp mẫu giáo độc lập trên địa bàn.
3. Phòng giáo dục và đào tạo thực hiện chức năng quản lý nhà nước về
giáo dục đối với mọi loại hình nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc
lập trên địa bàn.
22

22


23

Điều 5. Tổ chức và hoạt động của nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp

mẫu giáo dân lập; nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo tư thục; giáo
dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Tổ chức và hoạt động của nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo
dân lập; nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo tư thục; giáo dục hoà
nhập trẻ khuyết tật thực hiện theo các quy định của Điều lệ này và Quy chế tổ
chức, hoạt động của trường mầm non dân lập; Quy chế tổ chức, hoạt động của
trường mầm non tư thục; Quy định về giáo dục hoà nhập dành cho người tàn
tật, khuyết tật do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
Chương II
VỊ TRÍ, NHIỆM VỤ, TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ TRƯỜNG MẦM NON,
TRƯỜNG MẪU GIÁO, NHÀ TRẺ
Điều 6. Vị trí, nhiệm vụ của nhà trường, nhà trẻ
1. Nhà trường, nhà trẻ có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu
riêng.
2. Nhà trường, nhà trẻ hỗ trợ các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập trên
cùng một địa bàn theo sự phân công của cấp có thẩm quyền và thực hiện các
nhiệm vụ nêu tại Điều 2 của Điều lệ này.
Điều 7. Tên nhà trường, nhà trẻ; biển tên nhà trường, nhà trẻ
1. Tên nhà trường, nhà trẻ được quy định như sau:
Trường mầm non (hoặc trường mẫu giáo hoặc nhà trẻ) và tên riêng của
nhà trường, của nhà trẻ.
Không ghi loại hình nhà trường, nhà trẻ công lập, dân lập hay tư thục.
Tên nhà trường, nhà trẻ được ghi trên quyết định thành lập nhà trường,
nhà trẻ, con dấu, biển tên nhà trường, nhà trẻ và các giấy tờ giao dịch.
2.4 Biển tên nhà trường, nhà trẻ
a) Góc trên bên trái
- Dòng thứ nhất: Ủy ban nhân dân và tên riêng của huyện, quận, thị xã,
thành phố thuộc tỉnh;
4 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 2 Điều 1 của Thông tư số


44/2010/TT-BGDĐT về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ Trường mầm non ban
hành kèm theo Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2011.
23

23


24

- Dòng thứ hai: Phòng Giáo dục và Đào tạo.
Điều 8. Điều kiện thành lập nhà trường, nhà trẻ và điều kiện cho phép
hoạt động giáo dục 5
1. Nhà trường, nhà trẻ được thành lập khi có đủ các điều kiện sau:
a) Có đề án thành lập nhà trường, nhà trẻ phù hợp với quy hoạch phát
triển kinh tế - xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục của địa phương đã
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
b) Đề án thành lập nhà trường, nhà trẻ xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ,
chương trình và nội dung giáo dục; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm dự
kiến xây dựng trường; tổ chức bộ máy, nguồn lực và tài chính; phương hướng
chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường, nhà trẻ.
2. Nhà trường, nhà trẻ được phép hoạt động giáo dục khi có đủ các điều
kiện sau:
a) Có quyết định thành lập hoặc quyết định cho phép thành lập nhà
trường, nhà trẻ;
b) Có đất đai, trường sở, cơ sở vật chất, thiết bị theo quy định tại Chương
IV của Điều lệ này, bảo đảm đáp ứng yêu cầu, duy trì và phát triển hoạt động
giáo dục;
c) Địa điểm xây dựng nhà trường, nhà trẻ bảo đảm môi trường giáo dục,
an toàn cho người học, người dạy và người lao động;

d) Có từ ba nhóm trẻ, lớp mẫu giáo trở lên với số lượng ít nhất 50 trẻ em
và không quá 20 nhóm trẻ, lớp mẫu giáo;
đ) Có Chương trình giáo dục mầm non và tài liệu chăm sóc, giáo dục trẻ
theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
e) Có đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý đạt tiêu chuẩn, đủ về số lượng,
hợp lý về cơ cấu, bảo đảm thực hiện Chương trình giáo dục mầm non và tổ
chức các hoạt động giáo dục theo quy định tại Điều 22, Điều 24 của Điều lệ
này;
g) Có đủ nguồn lực tài chính theo quy định để đảm bảo duy trì và phát
triển hoạt động giáo dục;
Điều này được sửa đổi theo quy định tại khoản 3 Điều 1 của Thông tư số
44/2010/TT-BGDĐT về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ Trường mầm non ban
hành kèm theo Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2011.
5

24

24


25

h) Có quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường, nhà trẻ.
3. Trong thời hạn 02 (hai) năm, nếu nhà trường, nhà trẻ có đủ các điều
kiện quy định tại Khoản 2 Điều này thì được cho phép hoạt động giáo dục. Hết
thời hạn quy định nếu không đủ điều kiện để được cho phép hoạt động giáo dục
thì quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập nhà trường, nhà trẻ bị thu hồi.
Điều 9. Thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập, thu hồi quyết
định thành lập hoặc cho phép thành lập, cho phép hoạt động giáo dục, đình

chỉ hoạt động giáo dục sáp nhập, chia, tách, giải thể nhà trường, nhà trẻ 6
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập đối với nhà
trường, nhà trẻ công lập hoặc cho phép thành lập đối với nhà trường, nhà trẻ
dân lập, tư thục.
2. Trưởng phòng giáo dục và đào tạo cấp huyện cho phép hoạt động giáo
dục, đình chỉ hoạt động giáo dục đối với nhà trường, nhà trẻ.
3. Người có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập nhà trường,
nhà trẻ thì có thẩm quyền thu hồi quyết định thành lập hoặc cho phép thành
lập; quyết định sáp nhập, chia, tách; giải thể nhà trường, nhà trẻ. Người có
thẩm quyền cho phép hoạt động giáo dục thì có thẩm quyền quyết định đình chỉ
hoạt động giáo dục.
Điều 10. Hồ sơ và trình tự, thủ tục thành lập hoặc cho phép thành lập
nhà trường, nhà trẻ; cho phép hoạt động giáo dục đối với nhà trường, nhà
trẻ 7
1. Hồ sơ và trình tự, thủ tục thành lập hoặc cho phép thành lập nhà
trường, nhà trẻ được quy định như sau:
a) Hồ sơ thành lập hoặc cho phép thành lập nhà trường, nhà trẻ, bao
gồm:
- Tờ trình đề nghị thành lập nhà trường, nhà trẻ của cơ quan chủ quản
đối với nhà trường, nhà trẻ công lập, tổ chức hoặc cá nhân đối với nhà trường,
nhà trẻ tư thục, dân lập cần nêu rõ sự cần thiết thành lập; tên nhà trường, nhà
6 Điều này được sửa đổi theo quy định tại khoản 4 Điều 1 của Thông tư số 44/2010/TTBGDĐT về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ Trường mầm non ban hành kèm theo Quyết
định số 14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu
lực kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2011.

Điều này được sửa đổi theo quy định tại khoản 5 Điều 1 của Thông tư số
44/2010/TT-BGDĐT về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ Trường mầm non ban
hành kèm theo Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2011.
7


25

25


×