Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Báo cáo kiến tập phòng nội vụ UBND huyện nam đàn tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (258.96 KB, 13 trang )

BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

BÁO CÁO KIẾN TẬP

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN THỊ TÚ OANH
Lớp: KH13 KINH TẾ

Niên khóa: 2012 – 2016

Địa điểm kiến tập: Phòng Nội vụ - UBND huyện Nam Đàn - tỉnh Nghệ An
Thời gian kiến tập: từ ngày 24/8/2015 đến ngày 04/9/2015
Giảng viên hướng dẫn: Ths. NGUYỄN THỊ TÌNH


Hà Nội, năm 2015

LỜI MỞ ĐẦU
Để thực hiện tốt kế hoạch do nhà trường đã đề ra nhằm bổ sung và nâng cao kiến
thức thực tế cho sinh viên trước khi ra trường đồng thời để sinh viên tiếp cận và làm
quen với môi trường Nhà nước, tìm hiểu các kỹ năng giải quyết công việc tại các cơ
quan Nhà nước. Sinh viên Nguyễn Thị Tú Oanh đã tham gia kiến tập tại Phòng Nội vụ
thuộc UBND huyện Nam Đàn – tỉnh Nghệ An.
Nam Đàn là một huyện nằm ở hạ lưu sông Lam, phần lớn diện tích nằm ở tả
ngạn sông Lam và một phần nằm ở hữu ngạn; toàn huyện có 24 xã trong đó có 23 xã
và 1 thị trấn(thị trấn Nam Đàn). UBND huyện Nam Đàn đóng tại số 7, đường Phan
Bội Châu, thị trấn Nam Đàn, huyện Nam Đàn, tỉnh nghệ An; UBND huyện gồm có 12
phòng, ban và 4 đơn vị sự nghiệp; trong đó Phòng Nội vụ là một bộ phận chuyên môn
thuộc UBND huyện, tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện một số chức năng quản
lý nhà nước về: Tổ chức bộ máy; vị trí việc làm; biên chế công chức và cơ cấu ngạch
công chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước;…..


Vậy để hiểu rõ hơn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của phòng Nội vụ huyện
Nam Đàn sau đây em xin đưa ra một số hiểu biết của em về tổ chức bộ máy, chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng cùng với lời nhận xét và kiến nghị về việc thực
hiện chức năng nhiệm vụ đó sau thời gian kiến tập.

2


I. Vị trí chức năng
1. Phòng Nội vụ huyện Nam Đàn là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện,
tham mưu giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về các lĩnh vực:
Tổ chức bộ máy, biên chế các cơ quan hành chính sự nghiệp nhà nước; cải cách hành
chính; chính quyền địa phương; địa giới hành chính; cán bộ công chức, viên chức nhà
nước cán bộ công chức xã, thị trấn; các hội, tổ chức phi chính phủ; thực hiện công tác
thi đua, khen thưởng theo quy định của luật Thi đua Khen thưởng; quản lý nhà nước
về văn thư lưu trữ và công tác Tôn giáo trên địa bàn.
2. Phòng Nội vụ có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ
đạo, quản lý tổ chức biên chế và công tác của UBND huyện Nam Đàn, đồng thời chịu
sự kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Nội vụ tỉnh Nghệ An.

II. Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Về tổ chức bộ máy:
- Tham mưu cho UBND huyện quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ
chức các phòng chuyên môn theo hướng dẫn của UBND cấp tỉnh và cơ quan chuyên
môn cấp trên.
- Trình UBND huyện quyết định hoặc tham mưu cho UBND huyện trình cấp có
thẩm quyền quyết định thành lập, sáp nhập, giải thể các cơ quan chuyên môn thuộc uỷ
ban nhân dân cấp huyện ;
- Xây dựng đề án thành lập, sáp nhập, giải thể các tổ chức sự nghiệp thuộc
UBND cấp huyện trình cấp có thẩm quyền quyết định;

- Tham mưu giúp Chủ tịch UBND huyện quyết định thành lập, giải thể, sáp nhập
các tổ chức phối hợp liên ngành cấp huyện theo quy định của pháp luật.
2. Về quản lý và sử dụng biên chế hành chính, sự nghiệp:
-Tham mưu giúp Chủ tịch UBND phân bổ chỉ tiêu biên chế hành chính, sự
nghiệp trên cơ sở chỉ tiêu biên chế được UBND tỉnh giao hàng năm;
- Giúp UBND huyện hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý, sử dụng biên chế hành
chính, sự nghiệp ;

3


- Giúp UBND huyện tổng hợp chung về việc thực hiện các quy định về chế độ tự
chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các cơ quan chuyên môn, tổ chức sự nghiệp cấp
huyện và uỷ ban nhân dân cấp xã;
- Quản lý tổ chức, biên chế, thực hiện chế độ, chính sách, chế độ đãi ngộ, khen
thưởng, kỷ luật, đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công
chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của phòng Nội vụ theo quy định của pháp luật
và theo phân cấp của UBND huyện.
3. Về công tác xây dựng chính quyền :
- Giúp UBND huyện và các cơ quan có thẩm quyền tổ chức thực hiện việc bầu
cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân theo phân công của UBND huyện
và huớng dẫn của cơ quan chuyên môn cấp trên;
-Thẩm định các hồ sơ thủ tục để Chủ tịch UBND huyện phê chuẩn kết quả bầu
cử các thành viên Uỷ ban nhân dân cấp xã ; giúp UBND huyện trình chủ tịch Uỷ ban
nhân dân tỉnh phê chẩn kết quả bầu cử các thành viên UBND huyện theo quy định của
pháp luật;
- Tham mưu, giúp UBND huyện xây dựng đề án thành lập mới, sáp nhập, chia
tách điều chỉnh địa giới hành chính trên địa bàn để Uỷ ban nhân dân trình Hội đồng
nhân dân cùng cấp thông qua trước khi trình các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết
định. Chịu trách nhiệm quản lý hồ sơ, mốc, chỉ giới, bản đồ địa giới hành chính của

huyện;
- Tham mưu, giúp UBND huyện lập hồ sơ trình cấp có thẩm quyền quyết định
phân loại đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã;
- Giúp UBND huyện trong hướng dẫn lập hồ sơ trình cấp có thẩm quyền quyết
định thành lập, chia tách, giải thể, sáp nhập và kiểm tra, tổng hợp báo cáo hoạt động
của xóm, khối trên địa bàn huyện theo quy định; bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà
nước, chuyên môn, nghiệp vụ cho xóm trưởng, xóm phó.
- Tham mưu giúp HĐND-UBND huyện trong công tác đào tạo, bồi dưỡng đại
biểu HĐND cấp huyện, cấp xã, thống kê đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ chuyên
trách, công chức và cán bộ không chuyện trách cấp xã để tổng hợp báo cáo theo quy
định.

4


4. Thực hiện quy chế dân chủ:
- Giúp UBND huyện trong việc hướng dẫn, kiểm tra tổng hợp báo cáo việc thực
hiện pháp luật về dân chủ cơ sở đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, xã,
phường, thị trấn trên địa bàn huyện.
5. Về cán bộ, công chức, viên chức:
- Tham mưu giúp UBND huyện tuyển dụng, sử dụng, điều động, bổ nhiệm, bổ
nhiệm lại, đánh giá cán bộ ; thực hiện chính sách, đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn
nghiệp vụ và kiến thức quản lý nhà nước đối với cán bộ công chức, viên chức, cán bộ
chuyên trách, công chức và cán bộ không chuyện trách cấp xã;
- Thực hiện quản lý hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức, cán bộ chuyên trách,
công chức cấp xã theo quy định của pháp luật;
- Tham mưu việc xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện công tác đào tạo bồi
dưỡng cán bộ, công chức, viên chức theo các chương trình, kế hoạch và đề án đã được
cấp có thẩm quyền phê duyệt.
6. Về cải cách hành chính:

- Giúp UBND huyện kiểm tra đôn đốc, kiểm tra các phòng chuyên môn và
UBND các xã, thị trấn thực hiện công tác cải cách hành chính ở địa phương;
- Tham mưu UBND huyện về chủ trương, biện pháp đẩy mạnh cải cách hành
chính trên địa bàn huyện;
- Tổng hợp công tác cải cách hành chính ở địa phương báo cáo UBND huyện và
UBND tỉnh.
7. Công tác văn thư lưu trữ:
- Hướng dẫn, kiểm tra các cơ quan, đơn vị trên địa huyện chấp hành chế độ, quy
định của pháp luật về văn thư lưu trử.
- Hướng dẫn, kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ về thu thập, bảo vệ, bảo quản và
tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ đối với cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện và lưu trữ
huyện.

5


8. Công tác Tôn giáo:
- Giúp UBND huyện chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ; kiểm tra
giám sát và tổ chức thực hiện các chủ trưởng của đảng, chính sách, pháp luật về tôn
giáo và công tác tôn giáo trên địa bàn;
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuyên môn cùng cấp để thực hiện nhiệm vụ
quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn theo phân cấp của UBND cấp tỉnh và theo
quy định của pháp luật.
9. Về công tác thi đua, khen thưởng:
- Tham mưu đề xuất với UBND huyện tổ chức các phong trào thi đua và triển
khai thực hiện chính sách khen thưởng của đảng, nhà nước trên địa bàn huyện; làm
nhiệm vụ thường trực của HĐTĐ khen thưởng cấp huyện. Tuyên truyền, phổ biến,
hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch, nội dung thi đua trên địa bàn
huyện; xây dựng, quản lý và sử dụng quỹ thi đua, khen thưởng theo quy định của pháp
luật.

- Tổ chức sơ kết, tổng kết, phát hiện điển hình, đúc rút và phổ biến kinh nghiệm;
nhân rộng phong trào thi đua và các điển hình tiên tiến trong toàn huyện; tổ chức bồi
dưỡng, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ thi đua
thuộc phạm vi quản lý.
- Quản lý, cấp phát hiện vật khen thưởng của huyện theo phân cấp quản lý.
10. Thực hiện các nhiệm vụ khác:

- Trình UBND huyện các văn bản hướng dẫn về công tác nội vụ trên địa bàn và tổ chức
-

triển khai thực hiện theo quy định.
Trình UBND huyện ban hành quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch dài hạn, năm
năm và hàng năm; chương trình biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ thuộc lĩnh

-

vực quản lý nhà nước được giao.
Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch sau khi được
phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực thuộc

-

phạm vi quản lý được giao.
Giúp UBND huyện thực hiện quản lý nhà nước về tổ chức và hoạt động của hội và tổ
chức phi chính phủ trên địa bàn;

6


- Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm về công

tác nội vụ theo thẩm quyền…….

III.

Tổ chức bộ máy
Phòng Nội vụ - UBND huyện Nam Đàn gồm Trưởng phòng, Phó phòng và các
cán bộ, công chức được cụ thể ở sơ đồ sau:

Trưởng phòng
Lê Sỹ Kiệt

Phó phòng
Nguyễn Như Khôi

Chuyên viên

Chuyên viên

Chuyên viên

Nguyễn Đức Mạnh

Nguyễn Thị Kim Duyên

Nguyễn Thị Nga

Chức năng nhiệm vụ quyền hạn của từng vị trí trong phòng Nội vụ được quy
định rất cụ thể và rõ ràng trong quy chế làm việc của Phòng Nội vụ, sau đây em xin
giới thiệu chức năng, nhiệm vụ của hai trong năm vị trí trong phòng Nội vụ:
a. Trưởng phòng:

Chịu trách nhiệm trước UBND huyện về việc điều hành, tổ chức thực hiện nhiệm
vụ chung của phòng, trực tiếp phụ trách công tác tổ chức, bộ máy hành chính, sự
nghiệp cấp huyện; tham mưu thực hiện công tác cải cách hành chính; tham mưu
UBND thực hiện công tác tuyển dụng, sắp xếp bố trí cán bộ và thực hiện chính sách
đối với cán bộ, công chức, viên chức, cán bộ chuyên trách, công chức xã, thị trấn; phối
hợp thẩm định tuyển dụng, điều động, bố trí đối với cán bộ viên chức khối sự nghiệp;

7


Trưởng phòng làm chủ tài khoản các khoản kinh phí theo thẩm quyền, trực tiếp chỉ đạo
1 xã theo sự phân công của cấp uỷ Huyện.
b. Chuyên viên 1:
Thực hiện nghiệp vụ về theo dõi, quản lý biên chế các đơn vị hành chính, sự
nghiệp, quản lý cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn. Thực hiện tiếp nhận hồ sơ
thẩm định phục vụ tuyển dụng, hồ sơ kỷ luật, đào tạo cán bộ, thống kê chất lượng cán
bộ, thực hiện tinh giản biên chế; thực hiện chuyển xếp ngạch lương, giải quyết chế độ
tiền lương, các chính sách khác đối với cán bộ, công chức hành chính và cán bộ, viên
chức khối sự nghiệp và ngành giáo dục đào tạo. Thực hiện quản lý hồ sơ cán bộ, công
chức, viên chức đảm bảo quy định.
Có thể nói mỗi vị trí trong phòng được quy định rất cụ thể về chức năng nhiệm
vụ và quyền hạn, giúp cho mỗi cán bộ công chức làm việc trong phòng biết được
những công việc mình phải làm nhằm tránh chống chéo chức năng, đùn đẩy trách
nhiệm và giúp cho các cán bộ công chức làm việc một cách năng suất và hiệu quả hơn.
Để chứng minh cho điều đó em xin đưa ra một ví dụ về việc giải quyết công việc hàng
ngày của cán bộ công chức phòng Nội vụ như sau:
Vào ngày 28 tháng 8 năm 2015 anh Nguyễn Văn A tới làm thủ tục chuyển công
tác cho vợ là Lê Thị H hiện đang công tác tại phòng Giáo dục huyện Diễn Châu-Nghệ
An xin chuyển về làm việc tại phòng Giáo dục huyện Nam Đàn; khi anh A trình bày về
việc chuyển công tác cho vợ, đồng chí Nguyễn Đức Mạnh chuyên viên phòng Nội vụ

tiếp nhận và thụ lý hồ sơ và yêu cầu anh A về xin giấy xác nhận của phòng Giáo dục
huyện Diễn Châu để hoàn thành hồ sơ; sau đó đồng chí Mạnh đã chuyển hồ sơ của anh
A tới Sở Nội vụ tỉnh Nghệ An để Sở Nội vụ giải quyết.
Sau hai ngày, Sở Nội vụ có công văn trả lời về việc trên, đồng chí Nguyễn Đức
Mạnh đã soạn thảo văn bản chấp nhận cho chị Lê Thị H chuyển đơn vị công tác từ
phòng GD&ĐT huyện Diễn Châu về công tác tại phòng GD&ĐT huyện Nam Đàn
dưới sự chỉ đạo của trưởng phòng Nội vụ để trình lên chủ tịch UBND huyện Nam Đàn
phê duyệt.
Như vậy, chúng ta có thể thấy nhờ có sự quy định rõ ràng và chặt chẽ về vị trí
chức năng nhiệm vụ của từng vị trí đã tạo ra sự thuận lợi trong việc giải quyết các thủ
tục hành chính cho người dân.

8


IV.

Thu hoạch và kiến nghị

1. Tổng kết quá trình kiến tập
Thực hiện kế hoạch kiến tập của Ban Đào tạo đối với sinh viên Đại học Hành
chính hệ Chính quy. Sinh viên: Nguyễn Thị Tú Oanh tham gia kiến tập tại Phòng Nội
vụ huyện Nam Đàn – tỉnh Nghệ An.
Ngày đầu tiên khi đến cơ quan kiến tập, nơi đây hoàn toàn khác lạ đối với giảng
đường Đại học. Hệ thống trang thiết bị cần thiết đều được trang bị đầy đủ, giờ giấc
làm việc của cán bộ, công chức tại phòng Nội vụ huyện rất nghiêm túc. Những gì được
học trên lý thuyết trên sách vở, những lời giảng của thầy cô bây giờ trở thành thực tế.
Một sinh viên năm cuối Học viện Hành chính Quốc gia được trải nghiệm lề lối làm
việc Hành chính từ ngày đầu bước vào cơ quan. Ngồi làm việc cùng với các anh, chị
trong phòng và được nghe các anh,chị giới thiệu về cơ quan, giới thiệu về các công

việc mà các anh, chị phải làm hàng ngày, các thủ tục hành chính và trình tự giải quyết
các thủ tục đó theo thẩm quyền của Phòng Nội vụ. Đó là tất cả những gì mà một sinh
viên Hành chính nhận được sau ngày đầu tới cơ quan kiến tập.
Ngày thứ hai và một số ngày tiếp theo, khi đã hiểu rõ hơn về các công việc của
Phòng Nội vụ em được tham gia thực hiện một số công việc chuyên môn như photo
copy, soạn thảo các văn bản hành chính thông thường, giúp các anh, chị trong phòng
sắp xếp các tài liệu, giấy tờ có liên quan, thực hiện công tác văn thư lưu trữ như trả
bằng khen “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” cho đại diện các xã... Các công việc này lúc
đầu còn chưa quen, nhưng với những gì đã được học ở nhà trường cùng với sự chỉ bảo
của các anh, chị trong Phòng em đã thành thạo hơn trong công việc.
Ngoài ra, em còn được tham gia tiếp dân cùng với các anh, chị và giải quyết một
số công việc chuyên môn như lập danh sách khen thưởng, xử lý hồ sơ xin chuyển đơn
vị công tác, lập danh sách những cán bộ, công chức được nâng lương trước thời hạn vì
có thành tích xuất sắc….
Chỉ với 10 ngày kiến tập thôi nhưng bản thân một sinh viên sắp ra trường như em
cảm thấy mình lớn hơn, khôn hơn và học hỏi được nhiều điều quý giá từ những trải
nghiệm tại cơ quan kiến tập; có cơ hội được áp dụng các kiến thức đã được học vào
thực tế, biến lý luận thành thực tiễn. Sau đây là những thu hoạch về bài học, kinh
nghiệm và một số đề xuất, kiến nghị của em đối với quý cơ quan cũng như Học viện
qua quá trình kiến tập.

9


2. Thu hoạch
Qua thời gian kiến tập bản thân em đã học hỏi được rất nhiều điều cả về kiến
thức lẫn kỹ năng, từ những việc nhỏ nhặt nhất như cách ăn mặc tới cơ quan, cách nói
chuyện giữa cấp trên với cấp dưới, giữa các đồng nghiệp với nhau hay giữa người
công chức với nhân dân cho tới những kỹ năng xử lý các tình huống, các đơn thư,
được tham gia thực hiện các công việc chuyên môn do công chức trong Phòng hướng

dẫn. Sau đây là những nội dung cụ thể:
a. Về kiến thức:
Tuy thời gian kiến tập không nhiều nhưng em đã học hỏi và bổ sung thêm được
rất nhiều kiến thức bổ ích như: hiểu rõ được tổ chức bộ máy của cơ quan hành chính
Nhà nước; hiểu rõ được chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của bộ phận chuyên môn,
của các vị trí trong bộ phận đó; bổ sung thêm được kiến thức về soạn thảo văn bản,
kiến thức chuyên môn về xử lý đơn thư, kiến thức về các trình tự, thủ tục để giải quyết
các thủ tục hành chính….
b. Về kỹ năng:
Trong thời gian kiến tập tại cơ quan em đã được tham gia thực hiện một số công
việc chuyên môn như tham gia soạn thảo văn bản lập danh sách khen thưởng đối với
những công chức có thành tích xuất sắc trong 5 năm thực hiện Nghị định số 77/NĐCP, tham gia thực hiện công tác văn thư lưu trữ, photocopy, đóng dấu, tiếp dân...từ đó
em đã trau dồi thêm cho mình được một số kỹ năng như kỹ năng đánh máy soạn thảo
văn bản, photocopy, chuyển gửi các đơn thư, giấy mời; kỹ năng tiếp dân, cách nói
chuyện, cử chỉ đối với người mà mình gặp mặt phải niểm nở, nói năng phải nhẹ nhàng;
kỹ năng nói chuyện với cấp trên, cấp dưới hay đồng nghiệp, cách ăn mặc hay đi lại ở
cơ quan….Tất cả những điều này khác hẳn so với môi trường đại học, khác hẳn với
những kiến thức trong sách vở, đây chính là kiến thức, kỹ năng thực tế mà bản thân
mỗi sinh viên phải tự trải nghiệm và nó rất bổ ích cho một sinh viên sắp ra trường, sắp
trở thành những người công chức tương lai, những công bộc của nhân dân.
Trong quá trình kiến tập vừa qua, bản thân em đã được trải nghiệm và quan sát
hoạt động làm việc của Cán bộ, công chức tại Phòng Nội vụ huyện Nam Đàn. Qua đó,
em có đưa ra một số đánh giá cụ thể như sau:
Ưu điểm:

10


- Việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng vị trí công việc rất rõ ràng, cụ
-


thể tạo được sự thuận lợi trong giải quyết công việc cho cán bộ công chức;
Tổ chức bộ máy tinh gọn, phù hợp với chức năng nhiệm vụ của Phòng;
Các cán bộ, công chức làm việc tích cực, năng động trong xử lý công việc hàng ngày

-

của cơ quan, có sự kết hợp nhịp nhàng giữa các nhân viên, bộ phận;
Các công chức Phòng Nội vụ là những công chức trẻ, năng động, có những sáng kiến

-

mới và luôn sẵn sàng đảm nhận được những công việc mà cấp trên giao;
100% các cán bộ công chức sử dụng thành thạo máy vi tính, trao đổi dữ liệu qua cổng
thông tin điện tử, họp trực tuyến…….
Nhược điểm:

- Các công chức trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm trong giải quyết các vấn đề phức tạp;
- Một số cán bộ làm việc còn máy móc, thiếu linh hoạt và cứng nhắc trong việc xử lý
-

các tình huống khó khăn, cần sự phối hợp của nhiều người;
Không gian làm việc chưa đáp ứng được yêu cầu công việc như phòng làm việc chật
hẹp, thiếu cây xanh…

3. Kiến nghị
Xuất phát từ những nhược điểm nêu trên và thực tế hoạt động của các cán bộ,
công chức Phòng Nội vụ, cũng như những vướng mắc của sinh viên trong quá trình
kiến tập. em xin đưa ra một số đề xuất, kiến nghị như sau:
a. Đối với cơ quan kiến tập.


- Đầu tư cơ sở hạ tầng, mở rộng diện tích phòng làm việc, trồng thêm cây xanh để tạo
không gian thoáng mát giúp cho các cán bộ công chức làm việc thoải mái và đem lại

-

hiệu quả cao;
Đầu tư, nâng cấp các trang thiết bị trong phòng làm việc như máy in, máy photocopy,
…để việc xử lý các công việc của cán bộ, công chức được thực hiện nhanh chóng và

-

hiệu quản hơn;
Cần có sự trao đổi kinh nghiệm của những người đi trước đối với các công chức trẻ để

-

họ tự tin hoàn thành nhiệm vụ của mình;
Thường xuyên tổ chức các buổi giao lưu học hỏi kiến thức, kinh nghiệm; tổ chức các
buổi tập huấn nâng cao các kỹ năng mềm giúp cho các cán bộ, công chức năng động,
linh hoạt hơn trong giải quyết các tình huống.

11


b. Đối với Học viện.

+ Cần tổ chức nhiều hơn các buổi kiến tập, đi thực tế tại các cơ quan Nhà nước
để sinh viên quen với tác phong làm việc hành chính, được xem thực tiễn làm việc của
đội ngũ cán bộ, công chức sau quá trình học tập lý thuyết trên ghế nhà trường.

+ Cần bố trí các môn học mang tính thực tiễn, và sắp xếp thứ tự các môn học một
cách hợp lý để đảm bảo kiến thức nền cho sinh viên khi đi xem tình hình thực tế tại
các cơ quan Nhà nước, tránh tình trạng thiếu kiến thức tồn tại ở đa phần sinh viên hiện
nay.
Trên là toàn bộ báo cáo về đợt kiến tập, cũng như đề xuất kiến nghị của bản thân.
Qua thời gian kiến tập chỉ trong vòng 10 ngày, em đã đúc kết được rất nhiều những
kinh nghiệm, cũng như những bài học quý giá để làm tiền đề cho công việc sau này và
là cơ sở để em phấn đấu trở thành một người công chức thực thụ sau khi ra trường.
Thông qua đợt kiến tập này, em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô là giảng viên
Học viện Hành chính Quốc gia đã nhiệt tình giảng dạy và truyền đạt những kiến thức
nền tảng cho em trong những năm qua, cùng lời cảm ơn đến trưởng đoàn kiến tập số 3
là Ths. Nguyễn Thị Tuyết Nhung, phó đoàn Cô. Phạm Thị Thu Hiền và giảng viên
hướng dẫn Ths.Nguyễn Thị Tình đã hướng dẫn em hoàn thành đợt kiến tập và bài báo
cáo kiến tập. Đồng thời, em xin chân thành cảm ơn tới Lãnh đạo, đội ngũ nhân viên
của phòng Nội vụ huyện Nam Đàn đã tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ, chia sẻ cũng như
chỉ bảo em rất nhiều trong quá trình kiến tập tại đơn vị để cho em hoàn thành tốt đợt
kiến tập của mình.
Hy vọng rằng các thầy cô giáo sẽ tổ chức nhiều hơn những đợt kiến tập, những
buổi đi thực tế để sinh viên chúng em có cơ hội được làm việc, được trải nghiệm và
học hỏi được nhiều kinh nghiệm hơn trước khi ra trường.
Em xin chân thành cảm ơn!

MỤC LỤC

12


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hà Nội, ngày.......tháng....năm 2015

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Sinh viên kiến tập: NGUYỄN THỊ TÚ OANH
Lớp: KH13 KINH TẾ
Đoàn kiến tập số: 3
Thời gian kiến tập: từ ngày 24/8/2015 đến ngày 04/9/2015
Nhận xét:
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
Đánh giá:
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

Ths. NGUYỄN THỊ TÌNH

13



×