Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

CUOC THI TIM HIEU VE NANG LUONG NGUYEN TU VA DIEN HAT NHAN 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (70.16 KB, 2 trang )

CUỘC THI TÌM HIỂU VỀ NĂNG LƯỢNG NGUYÊN TỬ VÀ ĐIỆN HẠT
NHÂN
Câu 1:
Nguồn năng lượng chính sử dụng để sản xuất điện: thủy điện, hạt nhân,
mặt trời, gió.
Nguồn năng lượng từ mặt trời có nhiều lợi ích và an toàn nhất vì nó có
sẵn, sạch, không ô nhiễm môi trường.
Nguồn năng lượng có vai trò chính trong việc sản xuất điện tại Việt
Nam là thủy điện.
Câu 2:
Trong các nguồn năng lượng được sử dụng sản xuất điện hiện nay, nguồn
năng lượng hạt nhân chiếm nhiều diện tích, chi phí xây dựng và có tác động
lớn nhất tới môi trường.
Nguyên nhân là nó đòi hỏi chi phí đầu tư lớn. Cần đến khoảng 10-15
năm để xây dựng xong một nhà máy điện hạt nhên. Việc xây dựng một nhà
máy điện hạt nhân có thể không khả thi. Sự giải phóng ngẫu nhiên các bức xạ
có hại là một trong những hạn chế lớn nhất của năng lượng hạt nhân. Quá
trình phân hạch giải phóng bức xạ, nhưng chúng được kiểm soát trong một lò
phản ứng hạt nhân. Nếu các biện pháp an toàn không được đảm bảo, các bức
xạ có thể tiếp xúc với môi trường sẽ dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng
đến hệ sinh thái và con người.
Câu 3:
Có 2 loại công nghệ nhà máy điện hạt nhân là: Lò phản ứng nước sôi, lò
phản ứng nước áp lực. Loại sử dụng lò phản ứng nước áp lực sử dụng rộng rãi
nhất.
Nhà máy điện hạt nhân không phải là cơ sở sản xuất điện chịu ít tác
động đến môi trường và khí hậu. Vì nó tạo ra bức xạ gây ảnh hưởng nghiêm
trọng tới đởi sống con người và môi trường, ngoài ra còn tạo ra chất thải hạt
nhân.
Câu 4:
Sự cố nhà máy điện hạt nhân có thể gây ra các vụ nổ và phát ra những


bức xạ vào môi trường gây nguy hiểm cho con người, thiên nhiên và đất đai.
Ngày 26 tháng 4 1986, lò phản ứng số 4 của nhà máy điện nguyên tử
Chernobyl phát nổ, gây ra một loạt vụ nổ ờ các lò phản ứng khác, làm tan
chảy lõi lò phản ứng hạt nhân. Đây là sự cố hạt nhân trầm trọng nhất trong
lịch sử. Do không có tường chắn nên các đám mây bụi phóng xạ bay lên bầu


trời và lan rộng ra nhiều khu vực phía tây Liên bang Xô Viết, một số
nướcĐông Âu và Tây Âu, Anh và phía đông Hoa Kỳ. Thảm hoạ này phát ra
lượng phóng xạ lớn gấp bốn trăm lần so với quả bom nguyên tử được ném
xuống Hiroshima. Sau thảm họa, hàng loạt các vấn đề về ô nhiễm môi trường
cũng như về sức khỏe đe dọa người dân.
Gần đây nhất, ngày 11 tháng 3, 2011, sau trận thảm họa động đất và
sóng thần Sendai 2011, nhà máy điện hạt nhân Fukushima gặp hàng loạt các
vấn đề đối với các lò phản ứng và rò rỉ phóng xạ gây ra sự cố nhà máy điện
Fukushima I. Tình trạng ô nhiễm phóng xạ ngày càng cao. Tuy không có
người tử vong tại chỗ, nhưng nó gây nhiều lo ngại về sức khỏe của con người
trong khu vực bị ảnh hưởng sau này. Dự kiến phải mất vài năm để sửa chữa
nhà máy và vài tháng để khử sạch phóng xạ.
Câu 5:
Để đảm bảo vận hành an toàn một nhà máy hạt nhân thì cần lưu ý các
điều sau:
Thứ nhất là công tác chuẩn bị. Kinh nghiệm các nước cho thấy cần ít
nhất 15 năm chuẩn bị, đó là thời gian cần thiết để thông qua các văn bản pháp
luật về sử dụng năng lượng nguyên tử, tìm hiểu kinh nghiệm các nước, đào
tạo cán bộ và lựa chọn địa điểm.
Thứ hai là nguồn cán bộ. Một nhà máy điện hạt nhân công suất 2.000
MW cần khoảng 1.000 cán bộ, công nhân kỹ thuật, trong đó có 10% trực tiếp
liên quan đến việc vận hành và phục vụ vận hành lò phản ứng. Số cán bộ này,
với những người đã có trình độ đại học về kỹ thuật thì phải đào tạo ít nhất là 5

năm nữa, thực tập tại những nước có công nghệ hạt nhân phát triển và sau đó
phải trải qua kỳ sát hạch chặt chẽ để được cấp chứng chỉ vận hành lò phản
ứng.
Thứ ba là công nghệ, phải chọn công nghệ để đến khi nhà máy bắt đầu
hoạt động vào năm 2020 thì nó vẫn là công nghệ tiên tiến, hiện đại.
Thứ tư là công tác quản lý, tổ chức vận hành. Việc này đòi hỏi phải có
kỹ luật lao động hết sức chặt chẽ, nghiêm khắc tuân thủ các quy trình quy
phạm kỹ thuật.



×