Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Nghiên cứu tái chế tro trấu và ứng dụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (802.59 KB, 59 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, các số liệu trong luận
văn là trung thực, được các tác giả cho phép sử dụng và không sao chép ở bất cứ
một tài liệu khoa học nào.
Học viên

Cao Thị Bình

1


LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian thực hiện tại trường Cao đẳng Nghề Công nghệ Giấy và Cơ
Điện, bản luận văn đã được hoàn thành. Để có được thành công này, tôi xin được
bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình đối với thầy giáo, PGS.TS. Lê Xuân Thành,
người hướng dẫn khoa học. Thầy đã giúp đỡ tận tình trong suốt quá trình nghiên
cứu và hoàn thiện bản luận văn của tôi.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô và các anh chị phòng thí nghiệm
trong bộ môn công nghệ các chất vô cơ, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi
hoàn thành công trình này.
Cũng nhân dịp này, tôi xin chân thành cảm ơn Viện sau Đại học - Đại học
Bách Khoa Hà Nội, đã quan tâm tạo điều kiện cho tôi trong thời gian học tập,
nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Hà Nội, ngày 12 tháng 11 năm 2014
Học viên

Cao Thị Bình

2



MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU

9

Chƣơng 1: TỔNG QUAN……………………………………………….

11

1.1. Vấn đề ô nhiễm nƣớc ở Việt Nam………………………………..

11

1.1.1. Vấn đề ô nhiễm nƣớc ở Việt Nam…………………………....

11

1.1.2. Các tác nhân gây ô nhiễm nguồn nƣớc……………………...

12

1.2. Vật liệu hấp phụ……………………………………………….......

16

1.2.1. Than hoạt tính………………………………………………...

16


1.2.2. Silica gel…………………........................................................

23

1.3. Giới thiệu về vỏ trấu và tro trấu…………………………………

24

1.3.1. Vỏ trấu………………………………………………………...

24

1.3.2. Tro trấu và ứng dụng…………………………………………

25

1.4. Quá trình hấp phụ xử lý nƣớc thải………………………………

27

1.4.1. Quá trình hấp phụ……………………………………………

27

1.4.2. Cân bằng hấp phụ……………………………………………

28

1.4.3. Phƣơng pháp hấp phụ trong môi trƣờng nƣớc…………….


31

Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…………………………

33

2.1. Nguyên liệu, hoá chất sử dụng nghiên cứu……………………...

33

2.2. Phƣơng pháp kính hiển vi điện tử quét (SEM)…………………

33

2.3. Phƣơng pháp phổ tán xạ năng lƣợng (EDS)……………………

34

2.4. Phƣơng pháp xác định bề mặt riêng và kích thƣớc lỗ theo
phƣơng pháp BET………………………………………………………

34

2.5. Phƣơng pháp đo chỉ số Iốt………………………………………..

34

2.6. Phƣơng pháp hấp thụ nguyên tử (AAS)………………………...

35


2.7. Phƣơng pháp xác định đƣờng đẳng nhiệt hấp phụ sắt
(III)……………………………………………………………………….

36

Chƣơng 3: THỰC NGHIỆM……………………………………..........

37

3.1. Xác định đặc tính tro trấu............................................................

37

3


3.1.1. Dạng hình học và cỡ hạt của mẫu tro trấu………………….

37

3.1.2. Thành phần hóa học của mẫu nguyên liệu tro trấu ban
đầu……………………………………………………………..................
3.2. Chế tạo vật liệu hấp phụ từ tro trấu

37
38

3.2.1. Hoạt hóa bằng dung dịch H 3PO4…………………………….


39

3.2.2. Hoạt hóa bằng dung dịch HCl……………………………….

42

3.2.3. Hoạt hóa bằng dung dịch ZnCl 2……………………………..

44

3.3. Đặc tính của vật liệu hấp phụ thu đƣợc…………………...........

47

3.3.1. Hình thái cỡ hạt và thành phần ……………………………..

47

3.3.2. Diện tích bề mặt theo BET……………………………...........

49

3.4. Nghiên cứu khả năng hấp phụ sắt (III) của vật liệu hấp phụ
chế tạo đƣợc……………………………………………………………...

53

3.5. Bƣớc đầu khảo sát khả năng hấp phụ của vật liệu hấp phụ
trong việc xử lý sắt và asen khỏi nƣớc ngầm………………………….


55

Chƣơng 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN……………………………..

56

TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………

57

4


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AAS: Phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử
SEM: Phương pháp kính hiển vi điện tử quét
EDS: Phương pháp phổ tán xạ năng lượng
VLHP: Vật liệu hấp phụ

5


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1

Ảnh hưởng của hàm lượng nước (5g tro trấu + 10ml axit H 3PO4
1:1)……………………………………………………………….. 40

Bảng 3.2


Ảnh hưởng của hàm lượng axit (5g tro trấu + 20ml
nước)……………………………………………………………... 40

Bảng 3.3

Ảnh hưởng của nhiệt độ khuấy (5g tro trấu + 20ml nước + 5ml
H3PO4 1:1)………………………………………………………..

Bảng 3.4

Ảnh hưởng của thời gian khuấy (5g tro trấu + 20ml nước + 5ml
H3PO4 1:1)………………………………………………………..

Bảng 3.5

41

41

Ảnh hưởng của hàm lượng nước (5gam tro trấu + 10ml HCl
1:1)……………………………………………………………….. 42

Bảng 3.6

Ảnh hưởng của hàm lượng axit HCl (5g tro trấu + 20ml
nước)……………………………………………………………... 43

Bảng 3.7

Ảnh hưởng của nhiệt độ khuấy (5g tro trấu + 20ml nước + 20ml

HCl 1:1)…………………………………………………………..

Bảng 3.8

Ảnh hưởng của thời gian khuấy (5g tro trấu + 20ml nước + 20ml
HCl 1:1)…………………………………………………………..

Bảng 3.9

46

Ảnh hưởng của nhiệt độ nung (5g tro trấu + 1ml nước + 4ml
ZnCl2 3M nung trong 30 phút)…………………………………..

Bảng 3.12

45

Ảnh hưởng của lượng kẽm clorua (5g tro trấu + 1ml H 2O, nung
ở 500oC trong 30 phút)…………………………………………...

Bảng 3.11

44

Ảnh hưởng của hàm lượng nước (5g tro trấu + 3ml ZnCl 2, nung
ở 500oC trong 30 phút)…………………………………………...

Bảng 3.10


43

46

Ảnh hưởng của thời gian nung (5g tro trấu + 1ml nước + 4ml
ZnCl2 3M nung ở 550oC)………………………………………… 47

Bảng 3.13

Diện tích bề mặt mẫu vật liệu hấp phụ thu được – mẫu 3.17……

Bảng 3.14

Kết quả khảo sát thời gian đạt cân bằng hấp phụ Fe 3+ của vật

Bảng 3.15

52

liệu hấp phụ………………………………………………………

53

Kết quả hấp phụ Fe3+ của vật liệu hấp phụ………………………

54

6



Bảng 3.16

Kết quả tách sắt và asen khỏi nước ngầm……………………….. 55

7


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1

Một số hình ảnh ô nhiễm nước sinh hoạt………………………...

12

Hình 1.2

Một số biểu hiện nhiễm độc asen ở con người…………………..

14

Hình 3.1

Ảnh SEM của mẫu tro trấu ban đầu……………………………...

37

Hình 3.2

Giản đồ tán xạ năng lượng EDS của mẫu nguyên liệu ban đầu…


38

Hình 3.3

Sơ đồ chế tạo vật liệu hấp phụ hoạt hóa bằng dung dịch
H3PO4/HCl………………………………………………………… 39

Hình 3.4

Sơ đồ chế tạo vật liệu hấp phụ hoạt hóa bằng dung dịch
ZnCl2………………………………………………………………. 45

Hình 3.5

Hình thái cỡ hạt theo SEM của mẫu vật liệu hấp phụ chế tạo được 48

Hình 3.6

Phổ EDS mẫu 3.17………………………………………………...

49

Hình 3.7

Đường đẳng nhiệt hấp phụ hệ nitơ – mẫu 3.17 ở 77,6K………….

50

Hình 3.8


Đường đẳng nhiệt hấp phụ BET hệ nitơ – mẫu 3.17 ở 77,6K……. 51

Hình 3.9

Đường đẳng nhiệt hấp phụ Langmuir hệ nitơ – mẫu 3.17 ở 77,6K. 52

Hình 3.10 Đồ thị biểu diễn mối liên hệ giữa C và C/Cs……………………... 54

8


MỞ ĐẦU
Các vật liệu hấp phụ trên cơ sở silic dioxit và than hoạt tính có ứng dụng
rộng rãi trong các ngành công nghiệp: hóa chất, dầu mỏ, công nghiệp thực phẩm,
y dược, làm sạch không khí, thu hồi vàng và các kim loại quý, xử lý nước, khử
màu, loại chất độc hữu cơ và các ion kim loại nặng, làm chất mang xúc tác. Các
vật liệu hấp phụ này được sử dụng vào nhiều khâu sản xuất quan trọng, và không
thể thiếu được đối với nhiều ngành công nghiệp, quyết định đến sự ổn định của
chất lượng sản phẩm và môi trường sinh thái.
Trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện nay, vấn đề xử lý ô nhiễm môi trường
đang là một trong các vấn đề cần được chú trọng, mang tính thời sự toàn cầu.
Trong đó xử lý hiệu quả nước sinh hoạt chứa màu và ion kim loại nặng là một vấn
đề đang được quan tâm đặc biệt ở nhiều nước trên thế giới, cũng như ở Việt Nam.
Sử dụng các vật liệu hấp phụ để loại bỏ màu và ion kim loại nặng trong nước thải
cũng như nước sinh hoạt hiện nay là phương pháp rất thông dụng và có hiệu quả
cao trong thực tiễn. Hiện nay đã có nhiều phương pháp và nguyên liệu để sản xuất
các vật liệu hấp phụ. Xu hướng sử dụng các loại phế thải nông nghiệp để sản xuất
vật liệu hấp phụ cũng rất phát triển trong thời gian gần đây.
Nước ta có nền nông nghiệp khá phát triển đặc biệt là sản xuất lúa gạo. Năm
2013 Việt Nam đã sản xuất được 44,05 triệu tấn lúa, trong đó xuất khẩu khoảng 8

triệu tấn, còn lại là tiêu thụ trong nước và bổ sung dự trữ quốc gia. Vỏ trấu chiếm
khoảng 20% khối lượng hạt thóc, do vậy lượng vỏ trấu có khoảng 8,81 triệu tấn là
một con số rất lớn. Do có nhiệt trị cao và giá rẻ, vỏ trấu được sử dụng rộng rãi làm
chất đốt dân dụng và công nghiệp. Tro trấu thu được có thành phần chính là silic
dioxit và than có thể tái chế làm vật liệu hấp phụ.
Xuất phát từ nhận định trên, tôi chọn nguyên liệu tro trấu là một loại chất
thải nông nghiệp đã qua sử dụng để chế tạo ra sản phẩm vật liệu hấp phụ có tính
năng xử lý một số chỉ tiêu ô nhiễm môi trường, góp phần vào công cuộc bảo vệ

9


môi trường và sức khỏe con người, trong bản luận văn này tôi nghiên cứu đề tài: “
Nghiên cứu tái chế tro trấu và ứng dụng”.
Nhiệm vụ của luận văn cụ thể như sau:
- Nghiên cứu tái chế tro trấu thành vật liệu hấp phụ.
- Xác định đặc tính của vật liệu hấp phụ thu được.
- Khảo sát khả năng sử dụng vật liệu hấp phụ chế tạo được trong việc xử lý
sắt và asen trong nước ngầm.
Với những nội dung nghiên cứu trên, tôi hy vọng bản luận văn này sẽ góp
phần trong việc xác định điều kiện thích hợp trong việc chế tạo vật liệu hấp phụ từ
tro trấu và sử dụng vật liệu hấp phụ chế tạo được vào mục đích xử lý nước thải và
nước ngầm giúp bảo vệ môi trường và sức khỏe con người.

10


Chƣơng 1: TỔNG QUAN
1.1. Vấn đề ô nhiễm nƣớc ở Việt Nam
1.1.1. Vấn đề ô nhiễm nƣớc ở Việt Nam

Theo PGS.TS. Lê Kế Sơn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường - Bộ
Tài nguyên và Môi trường, nước dưới đất là một hợp phần quan trọng của tài
nguyên nước, là nguồn cung cấp nước rất quan trọng cho sinh hoạt, công nghiệp và
nông nghiệp. Hiện trữ lượng nước dưới đất của nước ta cung cấp từ 35 - 50% tổng
lượng nước cấp sinh hoạt cho các đô thị trên toàn quốc. Tuy nhiên, hiện nay nguồn
nước quý giá này đang bị ô nhiễm.
Nguồn nước dưới đất của Việt Nam khá phong phú nhờ mưa nhiều và phân
bố rộng rãi khắp nơi, tập trung vào một số tầng chứa nước chính. Trong đó 80%
lượng nước dưới đất được khai thác từ các trầm tích thời kỳ Đệ Tứ, tập trung ở các
đồng bằng lớn trong cả nước. Tiếp đến là các thành tạo đá cacbonnat phân bố ở Tây
Bắc, Đông Bắc, Bắc Trung Bộ và một số vùng khác; các lớp phong hóa tạo bazan
trẻ tập trung ở vùng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ...
Hiện tổng trữ lượng khai thác nước dưới đất trên toàn quốc đạt gần 20 triệu
m3, tổng công suất của hơn 300 nhà máy khai thác nguồn nước này vào khoảng 1,47
triệu m3/ngày. Nhưng trên thực tế các nhà máy chỉ khai thác được 60 - 70% so với
công suất thiết kế. Vấn đề đáng báo động là nguồn nước dưới đất của Việt Nam đã
và đang đối mặt với vấn đề xâm nhập mặn trên diện rộng, ô nhiễm vi sinh và ô
nhiễm kim loại nặng nghiêm trọng do khoan nước dưới đất thiếu quy hoạch và
không có kế hoạch bảo vệ nguồn nước.
Hơn nữa hoạt động của các ngành công nghiệp và nông nghiệp là một trong
những nguyên nhân chính gây nên ô nhiễm nước ngầm. Nhiều nơi đã phát hiện dấu
hiệu ô nhiễm Coliform vượt quy chuẩn cho phép từ hàng trăm đến hàng nghìn lần.
Trong nước dưới đất ở nhiều khu vực cũng đã thấy dấu hiệu ô nhiễm phốt
phát (P-PO4), mức độ ô nhiễm có xu hướng tăng theo thời gian. Tại Hà Nội, số
giếng khoan có hàm lượng P-PO4 cao hơn mức cho phép (0,4mg/l) chiếm tới 71%.

11


Còn tại khu vực Hà Giang - Tuyên Quang, hàm lượng sắt ở một số nơi cao vượt

mức cho phép của Quy chuẩn Việt Nam (QCVN) thường trên 1mg/l, có nơi đạt đến
trên 15-20mg/l, tập trung chủ yếu quanh các mỏ khai thác sunphua.
Ngoài ra việc khai thác nước quá mức ở tầng holoxen cũng làm cho hàm
lượng asen trong nước dưới đất tăng lên rõ rệt, vượt mức giới hạn cho phép 10mg/l.
Đặc biệt, vùng ô nhiễm asen phân bố gần như trùng với diện tích phân bố của vùng
có hàm lượng amoni cao. Hiện tượng này thường thấy ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ
và đồng bằng sông Cửu Long [1].
1.1.2. Các tác nhân gây ô nhiễm nƣớc
Có rất nhiều tác nhân gây ô nhiễm môi trường nước, ta có thể kể đến các tác
nhân chính như sau:
1.1.2.1. Kim loại nặng
Kim loại nặng là những kim loại có khối lượng riêng ≥ 5g/cm3. Nhóm các
kim loại nặng gây ô nhiễm môi trường nước gồm cadimi, chì, thủy ngân, asen, sắt...
Nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm kim loại nặng là quá trình đổ vào môi trường
nước các loại nước thải công nghiệp và nước thải độc hại không xử lý hoặc xử lý
không đạt yêu cầu. Ô nhiễm nước bởi kim loại nặng có tác động tiêu cực tới môi
trường sống của sinh vật và con người. Kim loại nặng tích lũy theo chuỗi thức ăn
thâm nhập và cơ thể người. Nước mặt bị ô nhiễm sẽ lan truyền các chất ô nhiễm vào
nước ngầm, vào đất và các thành phần môi trường liên quan khác.

Hình 1.1: Một số hình ảnh ô nhiễm nước sinh hoạt
Hiện nay kim loại sắt và asen đang được đặc biệt quan tâm ở Việt Nam do
nhiều nguồn nước ngầm bị nhiễm hai loại ion kim loại này.

12


a) Tác động của kim loại sắt tới con người
Sắt rất cần thiết trong cơ thể bởi vì nó dẫn đến sự hình thành của
hemoglobin. Nếu không có sắt, cơ thể không hình thành hemoglobin được, từ đó

dẫn đến thiếu máu và các biến chứng khác như thiếu hụt hemoglobin. Sắt cũng là
chất cần thiết cho việc chuyển đổi lượng đường trong máu thành năng lượng và sản
xuất các enzym. Hệ thống miễn dịch phụ thuộc vào sắt mới có thể hoạt động trơn
tru và hiệu quả. Sắt cũng đóng một vai trò rất quan trọng trong sự phát triển tinh
thần và phát triển tổng thể của cơ thể con người.
Tuy nhiên, hấp thụ quá nhiều chất sắt sẽ gây nhiễm độc sắt và làm tổn hại tế
bào của các cơ quan quan trọng trong cơ thể như tim, gan, bộ máy tiêu hóa, tổn
thương động mạch...
Sự nhiễm độc chất sắt không có biểu hiện rõ rệt cho đến khi một cơ quan hay
mô cơ bị tổn thương. Triệu chứng sớm có thể gồm: mệt mỏi, yếu sức, đau bụng, đau
khớp. Nhiễm độc sắt dần phát triển thành chứng viêm khớp, buồng trứng (tinh
hoàn) không bình thường.
Có hai dạng triệu chứng ngộ độc sắt:
- Triệu chứng kích thích cục bộ: Tỷ lệ hấp thụ sắt (III) tương đối thấp, nồng
độ trong đường tiêu hóa tương đối cao, có thể trực tiếp làm viêm loét niêm mạc
đường ruột, dẫn đến tình trạng hoa mắt chóng mặt, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy,
... tiêu chảy nghiêm trọng có thể gây mất nước và ngộ độc; cá biệt ở một số trường
hợp còn xuất hiện hiện tượng rỗ hạt dạ dày, hoại tử ruột và viêm niêm mạc thành
ruột, gây nguy hiểm cho tính mạng.
- Triệu chứng ngộ độc toàn thân: Sắt (II) dễ dàng hấp thụ, cho nên hấp thụ
lượng lớn trong một lần có thể sẽ làm cho nồng độ sắt trong huyết thanh tăng cao,
và khi khả năng kết hợp vượt quá protein huyết tương, trong máu sẽ xuất hiện sắt tự
do, làm cho cơ tim bị tổn thương, suy kiệt tinh thần và sốc. Sắt tự do cũng có thể đi
vào trong tế bào, làm tổn thương niêm mạc dạng hạt trong tế bào, hoại tử tế bào gan
và dung giải tế bào thần kinh, chức năng gan suy giảm, hôn mê và co giật, thậm chí
có thể dẫn đến tử vong.

13



b) Tác động của asen tới cơ thể con người
Asen và các hợp chất của nó được đáng giá là rất nguy hiểm. Asen có thể
gây ra 19 căn bệnh khác nhau, ví dụ gây biến đổi sắc tố, sạm da, sừng hoá, ung thư
da...
Việc sử dụng nguồn nước nhiễm asen ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con
người khi tích tụ những chất độc này trong cơ thể. Tuy nhiên, nhiều người lại không
biết những nguy hại nghiêm trọng này.

Hình 1.2: Một số biểu hiện nhiễm độc asen ở con người
Nếu nhiễm độc lâu dài asen có thể gây hại nhiều hệ cơ quan thần kinh, gây
đái tháo đường, nhồi máu cơ tim, sẩy hoặc lưu thai… Song việc nhận biết các dấu
hiệu nhiễm độc asen rất khó vì dễ nhầm lẫn với các bệnh về da liễu. Theo quy trình
hướng dẫn chẩn đoán và xử trí nhiễm độc asen của Bộ Y tế, khi nhiễm độc asen
người bệnh thường có những biểu hiện sau: Nhiễm độc cấp tính như nôn, đau bụng,
tiêu chảy liên tục, khát nước dữ dội, mạch đập yếu, mặt nhợt nhạt rồi thâm tím, tiểu
khó và tử vong nhanh nếu không được cấp cứu kịp thời.
Nhiễm độc mãn tính: Xảy ra do tích lũy liều lượng nhỏ asen trong thời gian
dài và có các biểu hiện:
- Xuất hiện các mảng dày sừng: Trên lòng bàn tay bàn chân nổi lên các sẩn
giống như mụn cơm, bé bằng hạt tấm rồi lớn dần bằng hạt đậu xanh hay hạt lạc, lan
rộng thành mảng. Chúng thường mọc đối xứng hai bên, đôi khi xuất hiện cả ở lưng,
bụng, đùi, cẳng chân, cánh tay. Da vùng này vàng, có thể có vết nứt nẻ.

14


- Tăng hoặc giảm sắc tố da: Các nốt đen thâm nhỏ (bằng phẳng hoặc nổi cao)
có thể xuất hiện khắp nơi, nhất là vùng được che kín như ngực, bụng, cẳng chân.
Ngoài ra, có thể xuất hiện các nốt nhỏ trắng, phẳng ở bụng, lưng, ngực, ngang thắt
lưng, cẳng tay cẳng chân. Giảm hoặc tăng sắc tố thường xuất hiện trong giai đoạn

đầu.
- Tê buốt đầu ngón tay ngón chân: Là biểu hiện tắc mạch đầu chi. Từ tê, bệnh
nhân dần cảm thấy đau buốt. Do thiếu máu, các ngón có thể bị hoại tử.
- Các biểu hiện khác bao gồm sạm da từng đám lan tỏa, rụng tóc nhiều, tê tay
chân, rối loạn tiêu hóa, xơ gan, tăng huyết áp, nhiễm độc thai nghén, sinh con nhẹ
cân, sảy thai…
1.1.2.2. Các vi sinh vật gây bệnh
Sinh vật có mặt trong môi trường nước ở nhiều dạng khác nhau. Bên cạnh
các vi sinh vật có ích, có nhiều nhóm vi sinh vật gây bệnh hoặc truyền bệnh cho
người và sinh vật. Trong số này, đáng chú ý là các loại vi khuẩn, siêu vi khuẩn và
ký sinh trùng gây bệnh như các loại ký sinh trùng bệnh tả, lỵ, thương hàn, sốt rét,
siêu vi khuẩn viêm gan B, siêu vi khuẩn viêm não Nhật Bản, giun đỏ, trứng giun
v.v...
Nguồn gây ô nhiễm sinh học cho môi trường nước chủ yếu là phân rác, nước
thải sinh hoạt, xác chết sinh vật, nước thải các bệnh viện v.v... Để đánh giá chất
lượng nước dưới góc độ ô nhiễm tác nhân sinh học, người ta thường dùng chỉ số
coliform. Đây là chỉ số phản ánh số lượng trong nước vi khuẩn coliform, thường
không gây bệnh cho người và sinh vật, nhưng biểu hiện sự ô nhiễm nước bởi các tác
nhân sinh học.
1.1.2.3. Thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học
Trong quá trình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học tại các
vùng nông nghiệp thâm canh, một lượng đáng kể thuốc và phân không được cây
trồng tiếp nhận, chúng sẽ lan truyền và tích lũy trong đất, nước và các sản phẩm
nông nghiệp dưới dạng dư lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật. Tác động tiêu
cực khác của sự ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật và phân bón là làm suy thoái chất

15


lng mụi trng khu vc canh tỏc nụng nghip nh phỳ dng t, nc, ụ nhim

t, nc, gim tớnh a dng sinh hc ca khu vc nụng thụn, tng kh nng chng
chu ca sõu bnh i vi thuc bo v thc vt.
1.2. Vt liu hp ph
Hấp phụ là việc giữ lại chọn lọc các cấu tử chất tan từ dung dịch hay pha khí
lên trên bề mặt của chất hấp phụ rắn.
Đặc điểm của chất hấp phụ là có diện tích bề mặt riêng lớn, các phân tử bề mặt
tồn tại tr-ờng lực tự do do vậy có khuynh h-ng giữ lại các phân tử khác từ pha
khí hay lỏng.
Cần phân biệt hai hiện t-ợng hấp phụ l hấp phụ vật lý và hấp phụ hoá học.
Một s ng dng ca vt liu hp ph:
(1) Loại mùi, loại các khí độc khỏi không khí.
(2) Thu hồi các dung môi, làm khô các khí.
(3) Loại các chất tan có màu và làm trong các chất lỏng.
(4) Tách các chất hoà tan hay các chất rắn lơ lửng khỏi dung dịch.
(5) Tách phân đoạn các chất từ pha khí hay lỏng.
Các chất hấp phụ cần phải có một số đặc điểm sau: phải có diện tích bề mặt
trong lớn, dễ tái sinh, khó lão hoá (sự mất hoạt tính hấp phụ do quay vòng liên
tục), có độ bền nhiệt, độ bền hoá học và cơ học thích hợp. Các chất hấp phụ công
nghiệp quan trọng nhất là: các hợp chất chứa oxy nh- silicagel, oxit nhôm hoạt
tính và các rây phân tử zeolit có tính -a n-ớc và các chất hấp phụ có cacbon là
thành phần chính (than hoạt hoá, cốc hoạt tính và các rây phân tử cacbon) có đặc
tính kị n-ớc. Đôi khi đất tẩy màu (fuller earth) cũng đ-ợc dùng.
1.2.1. Than hot tớnh
Nhiu ngnh sn xut trong cụng nghip hoỏ hc, cụng nghip thc phm,
cụng nghip dc dựng lng ln cht hp ph rn ty mu, ty mựi, tỏch
khớ khi hn hp, thu hi cỏc dung mụi hu c quý, lm khụ, lm cht xỳc tỏc,
cht mang xỳc tỏc Trong cỏc cht hp ph rn thỡ than hot tớnh l cht cú v trớ

16



quan trọng và phạm vi ứng dụng rộng rãi vì than hoạt tính có khả năng hút giữ
mạnh khí, hơi cũng như chất tan.
Than hoạt tính được sản xuất từ than đá, than bùn, các vật liệu có nguồn
gốc thực vật (gỗ, bã mía, rơm, rạ, xương quả, vỏ hạt, hạt quả …), các vật liệu có
nguồn gốc động vật (xương, máu, xác các loài động vật …).
Giai đoạn đầu của quá trình phát triển sản xuất hầu hết các quốc gia đều đi
từ nguyên liệu có nguồn gốc thực vật: gỗ, các phế liệu dạng gỗ.
Quy trình công nghệ sản xuất được nghiên cứu nhiều ngay trong thời gian
đại chiến I, với nguyên liệu có nguồn gốc thực vật quy trình công nghệ gồm hai
công đoạn: than hoá và hoạt hoá than.
(1) Than hoá nguyên liệu thực vật
Từ lâu người ta đã sản xuất than nguyên liệu thực vật để phục vụ cho các
nhu cầu sinh hoạt, để làm nhiên liệu trong công nghiệp luyện kim. Sau này than
nguyên liệu thực vật còn dùng để sản xuất than hoạt tính. Ngay từ năm 1933 Liên
Xô đã xây dựng những xí nghiệp lớn để sản xuất than nguyên liệu thực vật. Ngày
nay thì có cả một hệ thống xí nghiệp với thiết bị sản xuất gián đoạn cũng như sản
xuất liên tục. Nhiều nước khác cũng sản xuất mặt hàng này, trình độ sản xuất rất
khác nhau.
Nguyên tắc của quá trình sản xuất than nguyên liệu thực vật là dùng nhiệt
phân huỷ nguyên liệu trong điều kiện không có không khí. Dưới tác dụng của
nhiệt từ nhiệt độ thường đến 170 oC gỗ bị khô đều, từ 170oC ÷ 280oC gỗ bị phân
huỷ theo những quá trình thu nhiệt, ở đây các hợp phần của nguyên liệu bị biến
tính giải phóng oxyt cacbon khí cacbonic, axit axêtic … Tiếp theo, từ 280oC ÷
380oC xảy ra sự phân huỷ phát nhiệt giải phóng methanol, hắc ín … Quá trình
cacbon hoá được xem như kết thúc ở khoảng 400 oC ÷ 600oC.
Sản phẩm rắn thu được là than nguyên liệu thực vật, độ chắc của than giảm
nhiều so với nguyên liệu, nhưng hình dạng ngoài và cấu trúc dạng sợi thì vẫn giữ
được.


17


Thành phần nguyên tố của than nguyên liệu thực vật ít phụ thuộc thành
phần vật liệu và điều kiện than hoá mà chủ yếu phụ thuộc vào nhiệt độ cuối của
quá trình chưng khô nguyên liệu. Khi nhiệt độ than hoá tăng thành phần cacbon
trong than nguyên liệu thực vật tăng, thành phần cacbon phụ thuộc vào nhiệt độ.
Nhiệt độ càng tăng hàm lượng hyđro và oxy càng giảm than thu được càng giàu
cacbon, từ hiện tượng đó quá trình còn có tên là quá trình cacbon hoá. Dần theo sự
tăng nhiệt độ lượng chất dễ bay hơi càng bị đẩy đi nhiều lượng than còn lại giảm,
nếu nhiệt độ than hóa được chọn trong khoảng 400 oC ÷ 600 oC thì hiệu suất thu
hồi than nằm trong khoảng 27% ÷ 36%. Hiệu suất than phụ thuộc vào nguyên liệu,
thành phần chính của nguyên liệu gồm xenluloza và lignin. Kết quả thu được cho
thấy hiệu suất than tăng đều khi tỷ lệ lignin tăng. Hiệu suất than còn phụ thuộc tốc
độ than hóa, tốc độ than hóa thấp hiệu suất thu hồi than cao và ngược lại.
Điều đáng chú ý đối với than là độ xốp sơ cấp do quá trình than hóa tạo ra.
Theo chỉ tiêu quan trọng để đánh giá về mặt này là độ hấp phụ oxy từ không khí,
vì nó liên quan đến khả năng tự bốc cháy của than. Khả năng này đạt được cực đại
ở 435oC, các lò than hoá thường hoạt động xung quanh nhiệt độ này.
Trong quá trình than hoá các nguyên tử cacbon được giải phóng tập hợp
thành tinh thể cơ bản dạng graphit và tập hợp thành than. Tuy nhiên sự xếp sắp
tinh thể trong mạng lưới than không hoàn toàn đều đặn như trong graphit mà có
những khe, rãnh và những khoảng trống trong than, tổng không gian rỗng được
tạo ra trong than trong quá trình than hoá chính là độ xốp sơ cấp của than.
Tuy than đã có độ xốp nhưng các sản phẩm nhiệt phân như: Cacbon không
có tổ chức, hắc ín … lại lấp đầy hay ít nhất là nằm trên mặt ngoài của than che kín
miệng các mao quản. Vì vậy than chỉ có khả năng hấp phụ yếu, dung tích hấp phụ
nhỏ, muốn có dung tích hấp phụ lớn cần phải hoạt hóa nó.
(2) Hoạt hóa than nguyên liệu
Quá trình hoạt hoá trong sản xuất than hoạt tính có ý nghĩa rất lớn, vì vậy

người ta đã tập trung nhiều cố gắng để nghiên cứu khâu này.

18


Trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển sản xuất, than hoạt tính được
sản xuất chủ yếu từ nguyên liệu thực vật. Công tác nghiên cứu tập trung vào việc
thiết lập mối quan hệ giữa cấu trúc nguyên liệu và sản phẩm than hoạt tính được
chế tạo từ nguyên liệu đó. Việc chọn nguyên liệu một mặt dựa vào quy mô sản
xuất, mặt khác dựa vào “nguyên liệu thích hợp tự nhiên cho một loại sản phẩm
nhất định”: Xương động vật cho than tẩy màu, sọ dừa cho than rắn chắc thích hợp
để sản xuất than hấp phụ khí và hơi …
Thời gian về sau công tác nghiên cứu đi sâu vào cấu trúc xốp của than,
người ta đã nhận thấy phương pháp than hoá tuy không ảnh hưởng lên thành phần
nguyên tố của than, nhưng ảnh hưởng rõ rệt lên cấu trúc xốp của than, ảnh hưởng
mạnh lên việc hình thành các sản phẩm do than hoá tạo ra như hắc ín, than vô định
hình … từ đó ảnh hưởng lên quá trình hoạt hoá và ảnh hưởng lên tính chất than
thành phẩm.
Quá trình nhiệt phân phải được thực hiện nhanh làm giảm thời gian tiếp xúc
giữa cacbon mới được hình thành và sản phẩm của quá trình nhiệt phân. Tiếp theo
quá trình than hoá là quá trình hoạt hoá. Mục đích của hoạt hoá là giải phóng độ
xốp sơ cấp đã có sẵn trong than, đồng thời tạo thêm độ xốp thứ cấp làm cho than
có hoạt tính cao.
Riêng về hoạt hoá có thể phân chia một cách có điều kiện thành hai phương
pháp:
- Phương pháp hoạt hoá hoá lý.
- Phương pháp hoạt hoá hoá học.
Phương pháp hoạt hoá hoá lý dùng các chất oxy hoá như hơi nước, dioxyt
cacbon … làm tác nhân tác dụng với than nguyên liệu, khi mức độ hoạt hoá chưa
cao (độ xém còn thấp) tác nhân hoạt hoá tác dụng với cacbon vô định hình và

cacbua mạch cao nằm trên bề mặt than giải phóng độ xốp sơ cấp đã có sẵn trong
than. Tiếp theo là chúng tác dụng với khung than làm cháy một phần cacbon tinh
thể tạo thêm độ xốp cho than.
a) Phương pháp hóa học và tác nhân hoạt hoá ZnCl 2

19


Tác dụng quan trọng nhất của các tác nhân hoạt hoá hoá học là khử hydrat
do có tính hút ẩm mạnh, tạo điều kiện cho các hợp chất hữu cơ dễ dàng bị phân
huỷ dưới tác dụng của nhiệt, ngoài ra còn có tác dụng bảo vệ cho than khó bị cháy
hơn trong trường hợp nung yếm khí.
Các tác nhân hoạt hóa thông thường là kẽm clorua, canxi clorua, kali
hydroxyt và axit vô cơ. Trong phạm vi đề tài này tôi khảo sát tác nhân hoạt hóa
HCl, H3PO4 và ZnCl2 trong việc hoạt hóa tro trấu thành vật liệu hấp phụ.
Công nghệ chế tạo than hoạt tính theo phương pháp hoạt hoá hoá học gồm
tẩm tác nhân hoạt hoá vào nguyên liệu sau đó nung nguyên liệu đã tẩm bằng lò
nung trong điều kiện không có không khí. Độ đậm đặc của dung dịch tẩm, tỷ lệ
giữa lượng chất dùng làm tác nhân hoạt hoá đối với nguyên liệu, nhiệt độ nung và
thời gian nung cần được xác định cho thích hợp đối với từng trường hợp một. Sau
khi đã tham gia quá trình hoạt hoá tác nhân hoạt hoá lại được tách khỏi sản phẩm
và quay vòng tham gia vào quá trình sản xuất tiếp theo.
Thông thường hoạt hoá hoá học được thực hiện ở những nhiệt độ 400 oC ÷
1000oC, đối với ZnCl2 thì nhiệt độ tối ưu là 500oC ÷ 700oC. Tỷ số giữa khối lượng
chất hoạt hoá hoá học đối với lượng khô vật liệu được tẩm có ảnh hưởng lớn lên
độ xốp của than thành phẩm. Có thể hình dung cụ thể rằng thể tích muối vô cơ
nằm trong vật liệu bị than hoá chính là thể tích lỗ xốp do muối để lại sau khi nó bị
hoà tan để tách đi. Độ tẩm được coi như thước đo mức độ hoạt hoá hoá học giống
độ sém trong hoạt hoá hoá lý.
b) Phương pháp hoá lý

Từ lâu người ta đã nhận thấy thành phần khí nằm trong không gian cacbon
hoá và không gian hoạt hoá có ảnh hưởng nhiều đến tính chất của than thành
phẩm. Cũng bằng con đường thực nghiệm từ lâu đã nhận thấy hơi nước tỏ ra có
tác dụng hoạt hoá tốt. Những nhận xét này là xuất phát ban đầu cho phương pháp
hoạt hoá hoá lý.
Với thiết bị hoạt hoá xây dựng được, các nhà khoa học đã hoạt hoá than với
các khí và hỗn hợp khí khác nhau.

20


Ta thấy các khí và hơi có tác dụng hoạt hoá tốt nhất là: NH 3, CO2, H2O và
SO2. Người ta cho rằng hơi nước có tác dụng hoạt hoá tốt nhất ở những nhiệt độ
800oC ÷ 900oC, nếu hoạt hoá ở 500oC thì phản ứng chỉ tạo ra CO 2 và H2, hydro lại
bị hấp phụ trên than, kết quả là sản phẩm có hoạt tính thấp.
CO2 cũng được nghiên cứu làm tác nhân hoạt hóa và hoạt tính của than
được hoạt hoá bằng CO2 tăng theo lượng than bị khí hoá (độ sém). Các khí khác
như NH3 và SO2 tuy có tác dụng hoạt hoá nhưng không có giá trị ứng dụng.
Phản ứng khử dioxyt cacbon CO 2 và phản ứng cacbon phân huỷ nước H 2O
không những quan trọng đối với quá trình hoạt hoá than mà còn là những quá trình
kỹ thuật rất phổ biến. Đã có nhiều công trình hoặc nghiên cứu riêng rẽ từng phản
ứng C + H2O và C + CO2 hoặc nghiên cứu sự xảy ra đồng thời cả hai phản ứng
này C + H2O + CO2.
* Hoạt hoá than bằng hơi nƣớc:
Đề cập đến hoạt hoá than bằng hơi nước trước hết phải nói đến những công
trình của Ga-lu-kô. Tác giả đã nghiên cứu phản ứng C + H 2O với nồng độ hơi
nước từ 0 ÷ 100% ở những nhiệt độ từ 800 ÷ 1050 oC. Từ kết quả thu được tác giả
đã thiết lập rằng trong tác dụng giữa hơi nước và cacbon xảy ra phản ứng với một
phân tử nước và một phản ứng chuyển hoá CO.
C


+ H 2O

=

CO

+ H2

CO + H2O

=

CO2

+ H2

Bly-hon-đơ thì thiết lập cơ chế của phản ứng C + H 2O gồm 6 giai đoạn:
1. Hấp phụ cân bằng hơi nước trên bề mặt than.
H 2O



+ C

H2Ohp

+ C

2. Hình thành phức chất hấp phụ bề mặt.



H2Ohp + C

C xO y

+ H2 hp

3. Phân huỷ phức chất bề mặt do va chạm với phân tử pha khí:
C xOy

+ H 2O ⇄

COhp + H2

4. Nhiệt phân phức chất bề mặt:
C xO y



21

COhp + Cx-1


5. Khử hấp phụ cân bằng oxyt cacbon.
COhp ⇄

CO


6. Khử hấp phụ cân bằng hydro:
H2hp ⇄

H2

* Hoạt hoá than bằng CO 2:
Hoạt hoá bằng CO2 nghĩa là thực hiện phản ứng:
C + CO2 = 2CO
phản ứng có thể xảy ra theo một trong hai cơ chế sau đây
(A)

(B)

CO2 →

Ohp + CO

(1)

Ohp +

C



CO

(2)

CO


+

C



COhp

(3)

CO

+ CO2 ⇄

Ohp



CO

C

+

Ohp +

C

+ CO


(4)

(5)
Sự khác nhau cơ bản giữa hai cơ chế giả định là ở chỗ phản ứng nào đóng
vai trò ức chế và quyết định tốc độ quá trình.
Cơ chế A coi rằng monoxyt cacbon bị hấp phụ và chiếm giữ các vị trí hoạt
động trên bề mặt cacbon, cản trở phản ứng. Nghĩa là phản ứng thứ (3) có tốc độ
chậm nhất và quyết định tốc độ chung của phản ứng hoạt hoá.
Cơ chế B thì cho rằng hiệu ứng ức chế là của phản ứng (1) hay (4). Đa số
tác giả coi rằng chính phản ứng (1) hay (4) quyết định tốc độ chung của quá trình.
Phản ứng C + CO2 xảy ra kém mãnh liệt hơn phản ứng C + H 2O, để phản
ứng có thể xảy ra với tốc độ cần thiết phải thực hiện ở nhiệt độ cao 850 oC ÷ 1100
o

C. Trong kỹ thuật thường dung khí than có trộn them hơi nước, như vậy là lại

quay về phản ứng liên hợp C + CO2 + H2O đã nêu ở trên.
* Hoạt hoá than bằng Oxy:
Phản ứng giữa cacbon và oxy là phản ứng phát nhiệt tạo ra CO và CO 2.
C + O2 = CO2 + 92.400 cal
2C + O2 = 2CO + 53.960 cal

22


C ch ca phn ng cacbon - oxy hin nay chp nhn rng c hai oxyt u
l sn phm chớnh v t s [CO]/[CO 2] tng theo nhit .
Vic dựng oxy (khụng khớ) lm tỏc nhõn hot hoỏ gp nhiu khú khn, vỡ
bn cht phỏt nhit ca phn ng nờn rt khú khng ch nhit ca lũ, rt khú

trỏnh hin tng quỏ nhit cc b. iu quan trng hn l do tỏc dng mónh lit
ca oxy m hin tng chỏy khụng xy ra trờn thnh cỏc mao qun m xy ra ngay
trờn b mt ht than. Ngoi ra than hot tớnh sn phm ca phng phỏp hot hoỏ
bng oxy cha lng ln oxyt b mt.
1.2.2 Silica gel:
Silica gel cú cụng thc hoỏ hc SiO 2.xH2O l cht rn vụ nh hỡnh vi xp v
b hydroxyl. Silica gel bao gm cỏc ht silicat polime, c gi l cỏc mixel, hỡnh
cu v ng kớnh 2-10 nmm din tớch b mt cao khong 300-1000 m2/g SiO2.
Vic thay i din tớch b mt, xp v húa hc b mt lm cho silica gel c
ng dng trong nhiu lnh vc, c bit trong vic hp ph nc hay cỏc cht
khỏc.
B mt silica gel tinh khit c bao ph bi cỏc nhúm hydroxyl silanol. Cỏc
nhúm hydroxyl khụng cú tớnh axit cng nh khụng cú tớnh baz , vi pKa khong
6 v im ng in ti pH khong 2. B mt hydroxyl ny l a nc v d dng
hp ph m. m hp ph ny cú th gii hp 100-200C, vt liu sau sy cú
khong 5% khi lng cỏc nhúm silanol trờn 300 m2/g silica.
Silica gel c iu ch bng vic trung hũa dung dch natri silicat (1.185 g
SiO2/cm3) vi acid sunfuric hay axit HCl 10% 35 80 C to thnh hydrosol.
Sau 3 5h to thnh hydrogel - gel axit silicic dạng polyme. Phn ng xy ra:

Lc ra gel thu c, sy khụ u tiờn 75 120 C sau ú 300 400 C,
sản phẩm thu đ-ợc d-ới dạng thuỷ tinh có đ-ờng kính lỗ xốp khoảng 3 nm và diện
tích bề mặt trong lớn [8-10].

23


Các tính chất này là thay đổi khi thay đổi pH kết tủa. Đôi khi ng-ời ta thêm
phẩm màu vào quá trình sản xuất để giúp nhận biết chất hấp phụ ở trạng thái bão
hoà nhờ sự thay đổi màu.

Mt phng phỏp khỏc l thy phõn cỏc silic alkoxides trong nc, xỳc tỏc
axit hoc baz.
1.3. Gii thiu v v tru v tro tru
1.3.1. V tru
1.3.1.1. Thnh phn húa hc ca v tru
Tru l lp v ngoi cựng ca ht lỳa v c tỏch ra trong quỏ trỡnh xay xỏt.
Trong v tru cha khong 75% cht hu c d bay hi s chỏy trong quỏ trỡnh t
v khong 25% cũn li chuyn thnh tro. Cht hu c cha ch yu xenluloz,
lignin v Hemi - xenluloz (90%), ngoi ra cú thờm thnh phn khỏc nh hp cht
nit v vụ c. Lignin chim khong 25 ữ 30% v xenluloz chim khong 35 ữ
40%.
Cỏc cht hu c ca tru l cỏc mch polycarbohydrat rt di nờn hu ht cỏc
loi sinh vt khụng th s dng trc tip c, nhng cỏc thnh phn ny li rt d
chỏy nờn cú th dựng lm cht t. Sau khi t, tro tru cú cha trờn 60% l oxit
silic, õy l thnh phn c s dng trong rt nhiu lnh vc.
S kt hp gia xenluloz v hemixenluloz c gi l holoxenluloz cú
cha nhiu nhúm OH, thun li cho kh nng hp ph thụng qua liờn kt hidro.
Xenluloz: L polisaccarit do cỏc mt xớch glucoz [C6H7O2(OH)3]n ni vi
nhau bng liờn kt 1,4 - glycozit. Phõn t khi ca xenluloz rt ln, khong t
10.000 n 150.000 vC.
Hemixenluloz: V c bn hemixenluloz l polisaccarit ging nh
xenluloz nhng cú s mt xớch nh hn. Hemixenluloz thng bao gm nhiu
loi mt xớch v cú cha cỏc nhúm th axetyl v metyl.
Lignin: L loi polime c to bi cỏc mt xớch phenylpropan. Lignin gi
vai trũ l cht kt ni gia xenluloz v hemixenluloz [11-16].

24


1.3.1.2. Các ứng dụng của vỏ trấu

Trấu có thể được ứng dụng rất đa dạng trong đời sống của con người Việt
Nam. Trấu có ưu thế rất lớn về nguồn nguyên liệu và giá thành nên việc nghiên cứu
sử dụng trấu vào sản xuất luôn mang lại hiệu quả kinh tế cao và tiết kiệm chi phí.
a) Sử dụng làm chất đốt
Từ lâu, vỏ trấu đã là một loại chất đốt rất quen thuộc với bà con nông dân,
đặc biệt là bà con nông dân ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Chất đốt từ vỏ trấu
được sử dụng rất nhiều trong cả sinh hoạt (nấu ăn, nấu thức ăn gia súc) và sản xuất
(làm gạch, sấy lúa) nhờ những ưu điểm sau:
- Trấu có khả năng cháy và sinh nhiệt tốt do thành phần có 75% là chất xơ:
Với 1 kg trấu khi đốt sinh ra 3400 kcal bằng 1/3 năng lượng được tạo ra từ dầu
nhưng giá lại thấp hơn đến 25 lần (năm 2006).
- Trấu là nguồn nguyên liệu rất dồi dào và lại rẻ tiền
- Vỏ trấu sau khi xay xát luôn ở dạng khô, có hình dáng nhỏ và rời, tơi xốp,
nhẹ, vận chuyển dễ dàng. Thành phần là chất xơ cao phân tử rất khó cho vi sinh vật
sử dụng nên việc bảo quản, tồn trữ rất đơn giản, chi phí đầu tư ít.
b) Sản xuất điện năng
Khả năng đốt cháy mạnh và rẻ, có thể ứng dụng hơi nóng sinh ra khi đốt
nóng không khí bằng trấu để làm quay tua bin phát điện. Theo tính toán mỗi 1 kg
trấu có thể tạo được 0,125 kW giờ điện và 4 kW giờ nhiệt tùy theo công nghệ.
c) Chế tạo vật liệu xây dựng
Vỏ trấu nghiền mịn và có thể được trộn với các thành phần khác như mùn
dừa, hạt xốp, xi măng, phụ gia và lưới sợi thuỷ tinh. Trọng lượng của vật liệu nhẹ
hơn gạch xây thông thường khoảng 50% và có tính cách âm, cách nhiệt và không
thấm nước tốt. Đây là vật liệu thích hợp với các vùng như miền Tây, miền Trung bị
ngập úng, lũ lụt và nền đất yếu. Sau khi sử dụng có thể nghiền nát để tái chế lại.
d) Khí hóa vỏ trấu
Để khai thác hiệu quả nguồn năng lượng tái tạo, mặt khác không gây ô
nhiễm môi trường mà còn hưởng lợi từ tro đốt,… thì phổ biến bếp đốt không khói

25



×