Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

vận dụng kế toán quản trị môi trường vào các doanh nghiệp sản xuất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 119 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

--------------------TRỊNH HIỆP THIỆN

VẬN DỤNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
MÔI TRƯỜNG VÀO CÁC DOANH
NGHIỆP SẢN XUẤT VIỆT NAM
 
 

CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN
MÃ SỐ: 60.34.30

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. ĐOÀN NGỌC QUẾ

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2010
 


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài này được thực hiện dựa trên quá trình nghiên cứu trung
thực dưới sự cố vấn của người hướng dẫn khoa học. Đây là đề tài luận văn thạc sỹ kinh
tế, chuyên ngành Kế toán kiểm toán. Luận văn này chưa được ai công bố dưới bất kỳ
hình thức nào và tất cả các nguồn tài liệu tham khảo đều được trích dẫn đầy đủ.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày…… tháng …… năm 2010
Tác giả



 


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT BẰNG TIẾNG ANH
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài ..................................................................................................... i
2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................................... iii
3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................... iii
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................. iv
5. Bố cục của đề tài .............................................................................................................v
6. Ý nghóa thực tiễn của đề tài ............................................................................................v
CHƯƠNG 1:

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ MÔI TRƯỜNG

1.1. Tổng quan về kế toán quản trò môi trường.............................................................1
1.1.1. Khái niệm về EMA ...................................................................................................2
1.1.2. Những hạn chế của kế toán quản trò truyền thống và sự hữu ích của EMA ............4
1.2. Chi phí môi trường và thu nhập liên quan đến môi trường ..................................7
1.2.1. Chi phí môi trường ......................................................................................................7
1.2.2. Thu nhập liên quan đến môi trường .........................................................................12
1.3. Các công cụ kế toán quản trò môi trường ............................................................13
1.3.1. Kế toán chi phí môi trường ......................................................................................13
1.3.1.1. Kỹ thuật phân tích chu kỳ sống .................................................................14
1.3.1.2. Kỹ thuật phân tích chi phí môi trường theo mức độ hoạt động ................16
1.3.1.3. Kỹ thuật ước tính giá trò của chi phí môi trường ngoại sinh .....................18

1.3.2. Đánh giá chi phí – lợi ích liên quan đến môi trường của dự án đầu tư .................21

 


1.3.3. ánh giá thành quả hoạt động môi trường ..............................................................23
1.3.3.1. Chỉ số đánh giá hiệu quả kinh tế môi trường ............................................23
1.3.3.2. Bảng cân bằng điểm đánh giá thành quả hoạt động môi trường ............26
1.3.4. Trình bày và công bố thông tin liên quan đến môi trường .....................................28
Kết luận chương 1 ...........................................................................................................30
CHƯƠNG 2:

THỰC TẾ VẬN DỤNG EMA TẠI VIỆT NAM VÀ
CÁC QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI

2.1. Thực tế vận dụng EMA tại Việt Nam ...................................................................31
2.1.1. Hiện trạng công tác tổ chức kế toán quản trò trong các
doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam .......................................................................31
2.1.2. Khái quát về hoạt động quản lý môi trường tại Việt Nam ....................................34
2.1.3. Thực tế vận dụng EMA tại các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam ........................36
2.1.3.1. Mô hình quản lý môi trường tại các doanh nghiệp sản xuất
Việt Nam có đặc điểm của EMA tuy nhiên mức độ hiểu biết
và vận dụng còn rất thấp ..........................................................................37
2.1.3.2. Vấn đề công bố thông tin liên quan đến môi trường
tại các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam .................................................38
2.1.3.3. Phân tích thuận lợi và khó khăn khi vận dụng EMA
vào các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam ...............................................41
2.2. Thực tế vận dụng EMA ở các nước trên thế giới ................................................44
2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của EMA .........................................................44
2.2.2. Thực tế và kinh nghiệm vận dụng EMA ở các nước trên thế giới ........................45

Kết luận chương 2 ...........................................................................................................52
CHƯƠNG 3:

NHỮNG GIẢI PHÁP CỤ THỂ LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC
VẬN DỤNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ MÔI TRƯỜNG
TẠI CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT VIỆT NAM

 


3.1. Quan điểm và mục tiêu xây dựng giải pháp vận dụng EMA .............................53
3.1.1. Quan điểm tổ chức vận dụng ...................................................................................53
3.1.2. Mục tiêu xây dựng giải pháp ..................................................................................54
3.2. Những giải pháp cần có để tổ chức vận dụng EMA vào
các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam ...................................................................55
3.2.1. Tổ chức bộ phận kế toán quản trò ở các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam ..........55
3.2.2. Nâng cao sự hiểu biết ở các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam về EMA .............55
3.2.3. Xây dựng nội dung EMA cho các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam ...................57
3.2.3.1. Xây dựng chính sách chung và
chương trình hành động về môi trường .....................................................57
3.2.3.2. Nguyên tắc xây dựng bộ phận kế toán quản trò môi trường ....................59
3.2.3.3. Cấu trúc tổ chức bộ phận kế toán quản trò môi trường .............................61
3.2.3.4. Tổ chức hoạt động của bộ phận EMA hướng đến mục tiêu tạo
ra giá trò tăng thêm cho doanh nghiệp .....................................................63
3.2.4. Vận dụng các công cụ của kế toán quản trò môi trường ........................................68
3.2.4.1. Vận dụng kỹ thuật phân tích chi phí môi trường
theo mức độ hoạt động .............................................................................68
3.2.4.2. Vận dụng kỹ thuật LCA để đánh giá mức độ tác động
đến môi trường trong chu kỳ sống sản phẩm ...........................................71
3.2.4.3. Thiết kế bảng cân bằng điểm về môi trường ............................................74

3.3. Những giải pháp bổ trợ để tổ chức vận dụng EMA vào
các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam ...................................................................76
3.3.1. Đối với cơ quan nhà nước .........................................................................................77
3.3.2. Khuyến khích các công trình nghiên cứu và ứng dụng về EMA ............................78
3.3.3. Đưa lý thuyết về EMA vào chương trình giảng dạy tại các
trường Đại học chuyên ngành kinh tế ....................................................................78

 


3.4. Những kiến nghò về vấn đề ghi nhận và trình bày
các thông tin liên quan đến môi trường .............................................................. 79
3.4.1. Trình bày thông tin môi trường trên báo cáo trách nhiệm xã hội .........................80
3.4.2. Trình bày thông tin tài chính về môi trường trên báo cáo tài chính ......................81
3.4.2.1. Ghi nhận và trình bày thông tin về chi phí môi trường .............................82
3.4.2.2. Ghi nhận và trình bày thông tin về thu nhập môi trường ..........................84
3.4.2.3. Ghi nhận và trình bày thông tin về tài sản môi trường .............................85
3.4.2.3.1. Chi phí môi trường được vốn hóa .............................................85
3.4.2.3.2. Chi phí khôi phục môi trường sau khi hoạt động
được chuyển vào nguyên giá tài sản cố đònh ..........................86
3.4.2.3.3. Giấy phép hạn mức chất thải đủ điều kiện
ghi nhận là tài sản cố đònh vô hình...........................................87
3.4.2.4. Ghi nhận và trình bày thông tin nghóa vụ nợ liên quan môi trường ........89
Kết luận chương 3 ...........................................................................................................91
KẾT LUẬN CHUNG .....................................................................................................92
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................94
PHỤ LỤC 1: BẢNG CÂU HỎI ....................................................................................97
PHỤ LỤC 2: DANH SÁCH CÁC DOANH NGHIỆP THAM GIA
TRẢ LỜI BẢNG CÂU HỎI .................................................................103


 


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
BẢNG:
Bảng 1.1:

Tóm tắt phân loại chi phí môi trường

Bảng 1.2:

Danh mục chi phí – lợi ích liên quan đến môi trường

Bảng 1.3:

Các chỉ số đánh giá hiệu quả kinh tế môi trường

Bảng 1.4:

Các thước đo đánh giá thành quả hoạt động môi trường thiết kế theo BSC

Bảng 2.1:

EPI năm 2010 của một số quốc gia trên thế giới

Bảng 2.2:

Thống kê số lượng chứng nhận ISO 14001 tại một số quốc gia

Bảng 2.3:


Kết cấu mẫu phản hồi theo vốn và tổ chức bộ phận kế toán quản trò

Bảng 2.4:

Mức độ quan trọng của những lý do dẫn đến không tổ chức thực hiện
EMA theo thang điểm từ 1 (thấp nhất) đến 5 (cao nhất), đơn vò tính là số
lượng doanh nghiệp

Bảng 2.5:

Phân tích SWOT về điều kiện vận dụng EMA tại các doanh nghiệp sản
xuất Việt Nam

Bảng 2.6:

Tỷ lệ doanh nghiệp G250 và N100 công bố thông tin quản lý môi trường

Bảng 2.7:

Mức độ nhận thức về các công cụ của kế toán quản trò môi trường tại Nhật

Bảng 3.1:

Phân loại chương trình đào tạo kế toán quản trò môi trường tại doanh
nghiệp theo đối tượng và mục đích đào tạo

Bảng 3.2:

Sổ theo dõi chi phí môi trường phát sinh theo từng hoạt động


Bảng 3.3:

Phân bổ chi phí môi trường của từng hoạt động vào từng loại sản phẩm

Bảng 3.4:

Bảng tổng hợp hoạt động môi trường theo yếu tố lượng trong LCA

Bảng 3.5:

Bảng cân bằng điểm về môi trường

Bảng 3.6:

Bảng tóm tắt nội dung của báo cáo trách nhiệm xã hội

 


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, PHỤ LỤC
SƠ ĐỒ:
Sơ đồ 1.1:

Kế toán quản trò môi trường

Sơ đồ 1.2:

Kỹ thuật phân tích chu kỳ sống (LCA)


Sơ đồ 1.3:

Sơ đồ các giai đoạn trong chu kỳ sống sản phẩm

Sơ đồ 1.4:

Ví dụ về phân bổ chi phí môi trường theo ABC

Sơ đồ 3.1:

Công tác tổ chức và vai trò của từng phần hành trong bộ phận EMA

BIỂU ĐỒ:
Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ các hình thức báo cáo trình bày thông tin môi trường tại Việt Nam
Biểu đồ 2.2: Mức độ quan trọng của những lý do có thể dẫn đến không tổ chức thực
hiện EMA (thang điểm từ 0 đến 5)
Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ từng loại báo cáo được sử dụng tại các doanh nghiệp nhóm G250 và
N100 năm 2008 để trình bày các thông tin môi trường

PHỤ LỤC:
Phụ lục 1:

Bảng câu hỏi

Phụ lục 2:

Danh sách các doanh nghiệp tham gia trả lời bảng câu hỏi

 



DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT BẰNG TIẾNG ANH
Ký hiệu

Tiếng Anh

viết tắt

Tiếng Việt

ABC

Activity Based Costing

Hệ thống chi phí dựa trên mức hoạt động

BSC

Balanced Scorecard

Bảng cân bằng điểm

EIA

Environmental impact value

Tác động gia tăng đến môi trường

EMA


Environmental

Management Kế toán quản trò môi trường

Accounting
EPI

Eco–financial

performance Chỉ số đánh giá hiệu quả kinh tế môi

indicators

trường

EVA

Economic value added

Giá trò kinh tế tăng thêm

IFAC

International

Federation

of Liên đoàn kế toán quốc tế

Accountants

IMA

Institute

of

Management Hiệp hội kế toán viên quản trò Mỹ

Accounting
ISO

International Organization for Tổ chức ISO thế giới
Standardization

IRR

Internal Return Rate

Tỷ suất sinh lời nội bộ

LCA

Life cycle analysis

Kỹ thuật phân tích chu kỳ sống

NPV

Net present value


Hiện giá thuần

SWOT

Strengths



Weakness

Opportunities – Threats

hội – thách thức

TCA

Total Cost Assessment

Phương pháp đánh giá chi phí – lợi ích

TQM

Total quality management

Quản lý chất lượng toàn diện

UNDSD

United Nations Division for Ban phát triển bền vững Liên Hiệp Quốc
Sustainable Development


 

– Phân tích điểm mạnh – điểm yếu – cơ


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Dự thảo chiến lược phát triển kinh tế – xã hội năm 2011 – 2020 trình đại hội
Đảng lần thứ XI đã khẳng đònh quan điểm phát triển của nước ta là “phát triển nhanh
gắn liền với phát triển bền vững, tăng trưởng kinh tế phải kết hợp hài hòa với thực hiện
tiến bộ và công bằng xã hội, với bảo vệ và cải thiện môi trường”, mục tiêu phấn đấu
đến năm 2020, nước ta phải đạt được 100% cơ sở sản xuất kinh doanh mới áp dụng công
nghệ sạch; trên 80% cơ sở kinh doanh hiện có đạt tiêu chuẩn môi trường. Năm 2010,
Thủ tướng chính phủ cũng đã phê duyệt chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đònh
hướng đến năm 2020, 100% sản phẩm hàng hóa xuất khẩu và 50% hàng tiêu dùng nội
đòa của Việt Nam sẽ được ghi nhãn môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14024. Đây là cơ sở
và đònh hướng quan trọng để các doanh nghiệp phấn đấu vì một nền sản xuất sạch và
cho ra đời các sản phẩm hàng hóa an toàn cho người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Trước những yêu cầu của xã hội, quy đònh của pháp luật, các doanh nghiệp có thể đối
phó theo nhiều cách:
-

Không phản ứng gì: doanh nghiệp không nhận thấy các xu thế và các nguy cơ
đe dọa về môi trường và khi nhận ra thì đã quá muộn.

-

Phản ứng thụ động: chỉ khi có các vấn đề, sự cố thực tế xảy ra thì người ta
mới lo biện pháp xử lý chúng. Trường hợp này, doanh nghiệp có thể có lợi

nhuận trong ngắn hạn nhưng không bao giờ đạt được sự phát triển bền vững,
thậm chí lao đao khi có vấn đề liên quan đến môi trường xảy ra.

-

Phản ứng chủ động: doanh nghiệp sẽ theo dõi, khống chế các nguồn ô nhiễm
và mọi vấn đề liên quan môi trường, xem chúng như là một phần trong hoạt
động sản xuất kinh doanh hàng ngày để kòp có hành động trước khi tình trạng
đó trở nên trầm trọng. Để làm được như thế, tất yếu sẽ phát sinh thêm nhiều
loại chi phí liên quan đến môi trường chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng

i
 


chi phí sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải tổ chức một bộ
phận quản lý và kiểm soát các hoạt động quản lý môi trường.
Tuy nhiên, cho đến nay tại Việt Nam, trong lónh vực kế toán chưa có quy đònh,
thông tư, chuẩn mực nào hướng dẫn tổ chức thực hành quản lý tài sản, nợ phải trả, thu
nhập và chi phí môi trường. Thực trạng tại các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam cho
thấy có rất nhiều chi phí liên quan đến môi trường đang phản ánh chung trong các tài
khoản chi phí quản lý hoặc chi phí sản xuất chung và các nhà quản lý không thể phát
hiện, không thấy được quy mô và tính chất của chi phí môi trường nói chung và từng
khoản chi phí môi trường nói riêng. Qua tìm hiểu cho thấy, kế toán quản trò môi trường
(EMA – Environmental management accounting) có thể được xem là một trong những
giải pháp cho vấn đề trên. Trên thế giới, đã có nhiều tài liệu giới thiệu về cách thực
hành kế toán quản trò môi trường do các tổ chức, cơ quan chính phủ của nhiều nước trên
trên thế giới phát hành. EMA được xem là một lónh vực của kế toán quản trò hiện đại,
một hệ thống quản lý thành quả kinh tế liên quan môi trường thông qua việc phát triển
và ứng dụng hệ thống kế toán môi trường phù hợp. EMA bao gồm quy trình nhận diện,

đo lường tài sản môi trường, nghóa vụ pháp lý môi trường, thu nhập, chi phí môi trường
trong các quyết đònh kinh doanh của doanh nghiệp để các thông tin liên quan đến môi
trường được cung cấp phù hợp cho tất cả các bên có liên quan với doanh nghiệp thông
qua báo cáo môi trường, báo cáo trách nhiệm xã hội hoặc hệ thống báo cáo thường niên
của doanh nghiệp.
Chính vì vậy, đề tài “Vận dụng kế toán quản trò môi trường vào các doanh nghiệp
sản xuất Việt Nam” được tác giả thực hiện với mong muốn doanh nghiệp có đònh hướng
vận dụng EMA để nâng cao lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Trong tương lai không
xa, doanh nghiệp có chỉ số cạnh tranh cao nhất chính là doanh nghiệp đạt được yêu cầu
về kinh doanh phát triển bền vững, nghóa là đảm bảo cân bằng 3 yếu tố: kinh tế, môi
trường và trách nhiệm xã hội. Như vậy, với phương pháp luận tiếp cận một cách có hệ
thống của EMA và những lợi ích mà nó mang lại, EMA rõ ràng là một bộ công cụ rất
hữu hiệu để hỗ trợ các doanh nghiệp đạt được yêu cầu này.
ii
 


2. Mục tiêu nghiên cứu
Thứ nhất, đề tài sẽ tiến hành hệ thống hóa cơ sở lý luận về EMA bởi trên thực tế
hệ thống cơ sở lý luận về EMA tại Việt Nam hiện còn chưa đầy đủ. Điều này đã cản
trở các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam trong việc tiếp cận, học hỏi và vận dụng những
kiến thức về một công cụ tiên tiến của kế toán quản trò nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động sản xuất kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong bối
cảnh Việt Nam đang trong quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới.
Thứ hai, đề tài được thực hiện nhằm tìm hiểu về thực trạng vận dụng kế toán
quản trò ở các doanh nghiệp Việt Nam, đánh giá về mức độ vận dụng các công cụ của
kế toán quản trò môi trường để phục vụ quá trình quản lý ở các doanh nghiệp sản xuất
Việt Nam. Cùng với kết quả khảo sát thực tế ở các doanh nghiệp, tác giả sẽ cố gắng so
sánh những điều kiện cần thiết để vận dụng EMA với những điều kiện hiện tại của các
doanh nghiệp sản xuất Việt Nam, từ đó có những đề xuất phương hướng xây dựng và

vận dụng mô hình này trong tương lai.
Thứ ba, đề tài hướng đến mục tiêu đề xuất một số kiến nghò nhằm khắc phục
những nhược điểm trong hệ thống báo cáo cho bên ngoài của doanh nghiệp sản xuất
Việt Nam về vấn đề môi trường để mang lại sự minh bạch và đầy đủ thông tin thỏa
mãn nhu cầu thông tin của xã hội.

3. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, đề tài đã sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên
cứu nhằm phục vụ cho quá trình diễn đạt, đánh giá, phân tích và trình bày nội dung
nghiên cứu của mình, có thể kể ra các phương pháp đó là:
- Phương pháp điều tra
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp so sánh, đối chiếu
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, đánh giá
Các phương pháp trên được thực hiện qua các giai đoạn sau:
iii
 


Giai đoạn thứ nhất, sau khi đã tổng hợp một cách có hệ thống về cơ sở lý luận
của kế toán quản trò môi trường, tác giả sẽ tiến hành khảo sát thực tế một số doanh
nghiệp sản xuất Việt Nam về đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tìm hiểu
các hoạt động quản lý môi trường hiện tại cũng như những điều kiện cần thiết để vận
dụng EMA. Từ kết quả những bảng câu hỏi nhận được, tác giả sử dụng phương pháp
thống kê với mong muốn có thể đánh giá về khả năng vận dụng EMA ở các doanh
nghiệp sản xuất Việt Nam.
Giai đoạn thứ hai, thông qua các tài liệu nghiên cứu, tác giả tìm hiểu, tổng hợp
thực tế vận dụng EMA ở các quốc gia phát triển trên thế giới. Trên cơ sở đó, tác giả sẽ
so sánh và phân tích về những điều kiện vận dụng EMA vào các doanh nghiệp sản xuất
tại Việt Nam. Với những điều kiện này, cùng với kết quả phân tích đánh giá những khả

năng vận dụng ở giai đoạn thứ nhất, sẽ được so sánh và tổng hợp để đề xuất từng bước
thực hiện khi bắt đầu tổ chức công tác kế toán quản trò môi trường.
Giai đoạn thứ ba, thông qua nghiên cứu, tổng hợp các văn bản hướng dẫn hạch
toán kế toán môi trường trên thế giới, tác giả so sánh, phân tích, từ đó đề xuất phương
pháp ghi nhận và trình bày thông tin môi trường trên hệ thống báo cáo tài chính sao cho
phù hợp với chế độ kế toán hiện tại của Việt Nam.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn của việc vận
dụng EMA để cung cấp các thông tin tài chính liên quan đến môi trường phục vụ cho
công tác quản trò nội bộ trong doanh nghiệp sản xuất. Theo một vài quan điểm trên thế
giới, EMA là một quy trình quản trò nội bộ doanh nghiệp được xây dựng trên cơ sở cả
thông tin tài chính và thông tin phi tài chính liên quan đến môi trường. Tuy nhiên, đề tài
xin được giới hạn tiếp cận lý thuyết và thực tiễn về EMA dưới góc độ thông tin tài
chính của kế toán.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các doanh nghiệp sản xuất thuộc nhiều loại
hình doanh nghiệp ở Việt Nam. Tuy nhiên, do thời gian thực hiện đề tài có phần hạn

iv
 


chế, nên đối tượng nghiên cứu chỉ giới hạn trong các doanh nghiệp sản xuất thuộc đòa
bàn thành phố Hồ Chí Minh, các khu công nghiệp Đồng Nai, Bình Dương.

5. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài thực hiện gồm 91 trang nội dung chính,
với bố cục gồm 3 chương:
Chương 1:


Cơ sở lý luận về kế toán quản trò môi trường

Chương 2:

Thực tế vận dụng EMA tại Việt Nam và các quốc gia trên thế giới

Chương 3:

Những giải pháp cụ thể liên quan đến việc vận dụng EMA tại các doanh
nghiệp sản xuất Việt Nam

6. Ý nghóa thực tiễn của đề tài
Về lý luận:
Hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến tổ chức hoạt động kế toán
quản trò môi trường, làm nguồn tài liệu tham khảo cho doanh nghiệp, sinh
viên.
Về thực tiễn:
-

Từ kết quả khảo sát, đề tài mang đến cho người đọc cái nhìn khái quát
về thực trạng hoạt động kế toán quản trò và kế toán quản trò môi trường
tại Việt Nam.

-

Đề tài đã đưa ra giải pháp thiết kế các bước tổ chức vận dụng kế toán
quản trò môi trường phù hợp với tình hình thực tế tại Việt Nam, như là
một tài liệu tham khảo một khi các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam
bắt đầu xây dựng EMA tại doanh nghiệp của mình.


-

Đồng thời, đề tài cũng đề xuất các kiến nghò về việc ghi nhận và trình
bày thông tin môi trường trên báo cáo tài chính, trên cơ sở đó, hy vọng
các cơ quan ban ngành có liên quan có những xem xét, xây dựng
những quy đònh trong hạch toán và công bố thông tin môi trường phục
vụ nhóm đối tượng bên trong và bên ngoài doanh nghiệp.
v

 


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
MÔI TRƯỜNG
1.1. Tổng quan về kế toán quản trò môi trường
Trong quá khứ, tỷ trọng chi phí môi trường trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp khá thấp, do có ít quy đònh về môi trường hay áp lực buộc các tổ chức
phải tăng cường hoạt động quản lý và giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường.
Từ sau năm 1990, áp lực từ nhiều phía, cả bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, buộc
nhà quản lý phải tìm kiếm những phương pháp sử dụng chi phí một cách có hiệu quả để
giải quyết các bài toán liên quan đến môi trường. Áp lực về môi trường phát sinh từ:
-

Mức độ quan tâm ngày càng gia tăng đối với hành vi môi trường của doanh
nghiệp, đặc biệt đối với các doanh nghiệp khu vực tư nhân. Ví dụ về đối tượng
quan tâm thuộc bên trong doanh nghiệp là công nhân viên bò ảnh hưởng bởi môi
trường làm việc ô nhiễm, các bên có liên quan thuộc bên ngoài doanh nghiệp có
sự quan tâm môi trường bao gồm cộng đồng dân cư bò ảnh hưởng bởi sự ô nhiễm,
các tổ chức môi trường, nhà làm luật, nhà đầu tư, chủ nợ, nhà phân phối…


-

Các quốc gia có hệ thống quy đònh về môi trường chặt chẽ dẫn đến tình trạng các
doanh nghiệp phải tiếp nhận hàng loạt các chi phí cộng thêm liên quan đến môi
trường vào giá thành sản xuất, ảnh hưởng đến giá bán sản phẩm.

-

Sự nhận thức về lợi thế cạnh tranh hình thành từ những đóng góp của doanh
nghiệp để cải thiện tình hình môi trường. Ví dụ, một doanh nghiệp có khả năng
tạo ra một sản phẩm thân thiện với môi trường cho hoạt động kinh doanh vào thò
trường “xanh” sẽ để lại một hình ảnh tốt trong suy nghó của người tiêu dùng, tạo
một mối quan hệ tốt đẹp hơn với các bên có liên quan như những nhà cung cấp
tài chính, cơ quan nhà nước, cộng đồng đòa phương.
Từ khi các vấn đề về môi trường ảnh hưởng ngày càng nhiều đến các quyết đònh

 
 

 




kinh doanh trong doanh nghiệp thì vấn đề kế toán quản trò môi trường (EMA) càng trở
nên quan trọng hơn. EMA không chỉ phục vụ công việc quản trò nội bộ doanh nghiệp
được tốt hơn như sản xuất sạch hơn, cân đối chi phí, quản lý chuỗi giá trò, lập kế hoạch
trả lại hiện trạng môi trường như ban đầu… Bên cạnh đó, EMA còn hỗ trợ cho nhà
quản lý trong vấn đề lập báo cáo và trình bày các thông tin liên quan đến môi trường

đáp ứng nhu cầu sử dụng thông tin của các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp. Gibson
và Martin1 đã khẳng đònh: “Các tổ chức kinh doanh có thể cải thiện được báo cáo tài
chính và biểu hiện tài chính về môi trường để mang lại giá trò tăng thêm cho tổ chức
thông qua hệ thống kế toán quản trò môi trường.”
1.1.1. Khái niệm về EMA
EMA không có một đònh nghóa thống nhất được chấp nhận toàn cầu. Vì vậy, tác
giả lựa chọn trình bày 3 đònh nghóa về EMA của ba tổ chức có uy tín trên thế giới: Liên
đoàn kế toán quốc tế (IFAC), Ban phát triển bền vững của Liên hiệp quốc (UNDSD) và
Hiệp hội kế toán viên quản trò của Mỹ (IMA).
Theo đònh nghóa của IFAC: “EMA là hệ thống quản lý thành quả kinh tế liên
quan môi trường và quản lý trách nhiệm về môi trường thông qua việc phát triển và ứng
dụng hệ thống kế toán môi trường phù hợp. Mặc dù một vài quan điểm xem hoạt động
quản lý này bao gồm cả việc kiểm toán các vấn đề liên quan đến môi trường, nhưng
EMA chỉ tập trung trọng tâm vào các vấn đề phân tích chi phí chu kỳ sống, kế toán giá
thành sản phẩm, phân tích chi phí - lợi ích và xây dựng chiến lược để phục vụ hoạt động
quản lý và trình bày các thông tin liên quan đến môi trường.”2
Theo đònh nghóa của UNDSD: “EMA là một quy trình nhận diện, thu thập, phân
tích và sử dụng hai loại thông tin phục vụ cho việc ra quyết đònh quản trò nội bộ trong
doanh nghiệp: một là, thông tin về mặt vật chất liên quan tình hình sử dụng, luân
chuyển năng lượng, nước và nguyên liệu bao gồm cả chất thải; hai là, thông tin về mặt
                                                            
1

  Trích từ bài báo của Gibson và Martin, “Demonstration of value through Environmental Management

Accounting”, USA, 2006.
2

 International Federation of Accountants (IFAC) “International Guidance Document: Environmental Management


Accounting”, tháng 8/ 2005. 

 
 

 




giá trò liên quan đến chi phí môi trường và các khoản thu nhập từ môi trường.”3
Theo đònh nghóa của IMA: “EMA là quy trình nhận diện, đo lường, phân bổ chi
phí môi trường và sự hòa hợp chi phí môi trường vào các quyết đònh kinh doanh của
doanh nghiệp để các thông tin liên quan đến môi trường cung cấp phù hợp cho tất cả
các bên có liên quan với doanh nghiệp.”4
Từ những đònh nghóa về EMA, có thể nhận thấy những điểm nổi bật như sau:
đang có sự gắn kết giữa hoạt động quản lý môi trường với hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp; giống với đặc điểm thông tin do kế toán quản trò cung cấp, thông tin của
kế toán quản trò môi trường cũng bao gồm cả thông tin tài chính và thông tin phi tài
chính; mục tiêu của kế toán quản trò môi trường là cung cấp thông tin quản lý nội bộ
trong doanh nghiệp là chủ yếu, ngoài ra còn cung cấp thông tin để lập các báo cáo liên
quan đến môi trường cho đối tượng bên ngoài doanh nghiệp.
Dựa trên mối quan hệ với đối tượng sử dụng thông tin và đặc điểm thông tin cung
cấp, kế toán quản trò môi trường có thể được phân chia thành bốn mảng hoạt động chính
theo như sơ đồ 1.1:
Sơ đồ 1.1: Kế toán quản trò môi trường
Thông tin tài chính

Bên
trong

doanh
nghiệp

Kế toán quản trò
môi trường
(Thước đo tài chính)

Lập báo cáo thường
niên cho các đối tượng
bên ngoài doanh nghiệp
(Thước đo tài chính)

Kế toán dòng lưu
chuyển nguyên vật
liệu, năng lượng
(Thước đo vật chất)

Lập báo cáo trách
nhiệm xã hội

Bên
ngoài
doanh
nghiệp

Thông tin tài chính và phi tài chính
                                                            
3

  United Nations Division for Sustainable Development (UNDSD), “Environmental Management Accounting,


Procedures and Principles”, 2001. 
4

  Institue of Management Accountants, “Statement on Management Accounting – Tools and Techniques of

Environmental Accounting for business decisions”, USA, 1996. 

 
 

 




1.1.2. Những hạn chế của kế toán quản trò truyền thống và sự hữu ích của EMA
Nhìn chung, phần lớn hệ thống kế toán quản trò đang được sử dụng ít quan tâm
đến yếu tố môi trường. Điều này có nghóa là nhà quản lý đã tự đánh mất cơ hội giảm
chi phí thông qua quá trình kiểm soát chi phí môi trường hoặc thông tin sử dụng để ra
quyết đònh là không hoàn hảo do không tiên liệu được các chi phí liên quan đến môi
trường phát sinh ngoài dự kiến. Vai trò của kế toán quản trò trong hoạt động quản lý
môi trường còn mờ nhạt là do những hạn chế của kế toán quản trò truyền thống, đó là:
- Các công cụ của kế toán quản trò phần lớn chỉ tập trung phân tích chi phí trong
giai đoạn sản xuất, không phân tích chi phí theo chu kỳ sống của sản phẩm. Phân tích
chi phí chu kỳ sống đặc biệt có ý nghóa với những doanh nghiệp mà chi phí nghiên cứu
và triển khai lớn hoặc những doanh nghiệp có chi phí môi trường, chi phí hủy bỏ lớn.
- Trong kỹ thuật lập dự toán vốn dài hạn hoặc phân tích các quyết đònh đầu tư
dài hạn, kế toán quản trò quan tâm đến dòng tiền thuần, lạm phát, hiện giá tiền tệ,
nhưng không xem xét tất cả chi phí tiềm tàng liên quan đến môi trường có thể ảnh

hưởng đến dòng tiền thuần đầu tư như rủi ro từ những thay đổi trong hệ thống quy đònh
về môi trường, chi phí phục hồi khu vực sản xuất và những chi phí liên quan khác sẽ
xuất hiện trong tương lai. Do đó, kết quả mà nhà quản lý dùng để ra quyết đònh có thể
không chính xác do thông tin sử dụng là không hoàn hảo.
- Tất cả chi phí môi trường gián tiếp được tập hợp vào tài khoản chi phí sản xuất
chung sẽ không phân biệt được chi phí tránh được và chi phí không thể tránh được để
phục vụ cho quá trình phân bổ, kiểm soát chi phí và ra quyết đònh. Sau đó, toàn bộ chi
phí sản xuất chung lại được phân bổ cho các đối tượng chòu chi phí theo một tiêu thức
nhất đònh, dẫn đến thông tin chi phí của từng bộ phận trở nên không chính xác. Ví dụ,
đối với chi phí xử lý rác thải, nếu toàn bộ chi phí xử lý rác thải được tập hợp vào tài
khoản chi phí sản xuất chung và sau đó thực hiện phân bổ chi phí sản xuất chung dựa
trên tiêu thức phân bổ số giờ máy hoặc số giờ lao động trực tiếp là không chính xác vì
chi phí xử lý rác thải có thể rất cao đối với một số dòng sản phẩm sử dụng nguyên liệu
độc hại nhưng lại rất thấp với một số dòng sản phẩm khác, kết quả là nhà quản lý sẽ sai
 
 

 




lầm trong đònh giá sản phẩm và trong các quyết đònh khác.
- Kỹ thuật đánh giá thành quả hoạt động của kế toán quản trò chủ yếu tập trung
xây dựng thước đo tài chính, vì vậy thông tin đánh giá phi tài chính của kế toán quản trò
cung cấp còn khá hạn chế. Bắt đầu từ năm 1996, Kaplan và Norton giới thiệu công cụ
“Bảng cân bằng điểm” (Balanced Scorecard), được thiết kế để đánh giá thành quả hoạt
động của doanh nghiệp dựa trên thước đo tài chính và thước đo phi tài chính như đo
lường mức độ hài lòng của khách hàng, nhân viên, chính sách huấn luyện nhân viên
trong doanh nghiệp… Vì vậy, không có sự khác biệt, kỹ thuật đánh giá biểu hiện hành

vi môi trường trong thực hành kế toán quản trò cũng chỉ xây dựng các thước đo tài chính
như: tỷ trọng chi phí môi trường trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh, tỷ lệ

EIA 5
…,
EVA

không quan tâm các thước đo phi tài chính như khách hàng đánh giá hành vi môi trường
của doanh nghiệp như thế nào hoặc những biểu hiện môi trường dưới dạng thông tin vật
chất.6
Từ những hạn chế trong thực hành kế toán quản trò liên quan vấn đề môi trường,
kế toán quản trò môi trường đã được nghiên cứu và phát triển nhằm cung cấp những
công cụ và kỹ thuật hỗ trợ kế toán viên quản trò trong quá trình quản lý biểu hiện hành
vi môi trường tại đơn vò công tác. Trong bài viết “Giá trò mang lại từ kế toán quản trò
môi trường”của hai tác giả Kathleen C. Gibson và Bruce A. Martin7 đã trình bày 8 điểm
lợi ích do kế toán quản trò môi trường mang lại, như sau:
̇ Cung cấp thông tin tốt hơn phục vụ cho quá trình ra quyết đònh: kế toán quản
trò môi trường cung cấp những thông tin về thu nhập và chi phí môi trường phát sinh
trong hiện tại và tương lai trong khi hệ thống kế toán truyền thống không ghi nhận
những thông tin này, giúp hoàn thiện thông tin đầu vào của nhà quản lý để đưa ra quyết
đònh được chính xác hơn.
                                                            
5

 EVA: Economic value added ; EIA: environmental impact added

6

 Trích từ nhận xét trong bài viết “Challenges for environmental management accounting”, Roger L. Burritt, The


Australian National University, 2005.
7

  Kathleen C. Gibson (General Manager of the Environmental Stategies Consulting LLC office, New Jersey),

Bruce A. Martin (Project Director of the Environmental Stategies Consulting LLC office, Virginia).

 
 

 




̇ Phát hiện cơ hội tăng lợi nhuận: phân tích chi phí môi trường có thể mang đến
cơ hội cho doanh nghiệp như tiết kiệm được chi phí, có thêm thu nhập từ hoạt động tái
chế, hoặc sử dụng lại các chất liệu đã thải bỏ từ quy trình này để phục vụ cho một hoạt
động khác của quy trình khác…
̇ Cải thiện giá bán sản phẩm: phân tích chi phí môi trường giúp doanh nghiệp
xác đònh chính xác chi phí sản xuất kinh doanh sản phẩm để xây dựng chiến lược cạnh
tranh về giá.
̇ Lập báo cáo nội bộ và báo cáo bên ngoài: kế toán quản trò môi trường giúp tổ
chức thu thập thông tin về những ảnh hưởng liên quan đến môi trường để phục vụ cho
việc lập báo cáo quản trò nội bộ và báo cáo môi trường cho bên ngoài.
̇ Xây dựng lợi thế cạnh tranh: kế toán quản trò môi trường hỗ trợ cho việc phát
triển các kế hoạch sử dụng chi phí hiệu quả và thân thiện với môi trường để đảm bảo vò
trí chiến lược dài hạn của doanh nghiệp, như thiết kế các sản phẩm, dòch vụ “xanh”
cung cấp cho thò trường.
̇ Nâng cao giá trò thương hiệu: nếu doanh nghiệp sử dụng thông tin có được từ

kế toán quản trò môi trường để giảm thiểu các tác động liên quan đến môi trường sẽ để
lại một thương hiệu tốt trong suy nghó của người tiêu dùng, tạo một mối quan hệ tốt đẹp
hơn với các bên có liên quan như những nhà cung cấp tài chính, cơ quan nhà nước, cộng
đồng dân cư đòa phương…
̇ Giữ chân và thu hút nhân viên: một tổ chức quan tâm đến vấn đề môi trường
sẽ tạo được niềm tin của nhân viên với tổ chức. Họ tin bản thân được làm việc trong
một tổ chức mang tính “nhân văn”, nhà quản lý quan tâm bảo vệ lợi ích sức khỏe nhân
viên, từ đó nâng cao sự hài lòng của nhân viên, mức độ giữ chân nhân viên cao hơn.
̇ Mang lại lợi ích cho xã hội: cố gắng giảm thiểu tối đa chi phí môi trường và
những tác động ảnh hưởng đến môi trường sống bằng các giải pháp như xây dựng hệ
thống quản lý sản xuất sạch, tái phục hồi sau khai thác hay trả lại cảnh quan mới cho
người dân sống xung quanh khu vực sản xuất… tất cả đều góp phần mang lại lợi ích cho
cộng đồng, cho xã hội.
 
 

 




1.2. Chi phí môi trường và thu nhập liên quan môi trường
Kế toán quản trò môi trường được thiết kế phải đáp ứng được mục tiêu giúp nhà
quản lý hoạch đònh và kiểm soát thu nhập, chi phí liên quan đến môi trường sao cho có
hiệu quả nhất. Do đó, vấn đề được đặt ra là làm sao có thể nhận diện, phân tích các
hoạt động làm phát sinh thu nhập và chi phí môi trường, đây là điểm mấu chốt để thiết
kế các công cụ của kế toán quản trò hỗ trợ nhà quản lý trong quá trình kiểm soát chi
phí, phân tích chiến lược và đánh giá hiệu quả hoạt động.
1.2.1. Chi phí môi trường
Toàn bộ chi phí môi trường của một doanh nghiệp được chia thành hai nhóm cơ

bản: chi phí môi trường ngoại sinh và chi phí môi trường nội sinh.
Chi phí môi trường ngoại sinh: là chi phí cho những thiệt hại do tổ chức gây ra
cho môi trường mà theo những quy đònh của Chính phủ trong hiện tại hoặc sắp ban hành
trong tương lai vẫn chưa yêu cầu tổ chức phải có một trách nhiệm pháp lý hoặc một
nghóa vụ kinh tế trọng yếu cho những những thiệt hại này. Vì vậy, nhà quản lý ít có sự
quan tâm đến chi phí môi trường ngoại sinh như chi phí môi trường nội sinh. Chi phí môi
trường ngoại sinh khó xác đònh được giá trò, chỉ có thể quy đổi nhờ vào phương pháp
quy đổi giá trò tương đương8 để ước tính mức giá trò tối đa mà tổ chức đó tự nguyện chi
trả để giảm những tác động xấu đến môi trường hoặc mức đền bù tối thiểu phải chi ra.
Ví dụ: số tiền doanh nghiệp phải chi ra để giảm thiểu hoặc đền bù tự nguyện cho những
tác động tiêu cực đến sức khỏe và môi trường sống do khai thác làm cạn kiệt nguồn tài
nguyên, do thải lượng khí thải cho phép vào môi trường trong thời gian dài hoặc do
tiếng ồn, ô nhiễm làm thay đổi chất lượng cuộc sống của dân cư đòa phương… Vai trò
của chính phủ biểu hiện thông qua việc sử dụng các công cụ nhà nước như hệ thống
thuế, đạo luật bảo vệ môi trường, quy đònh kiểm soát chất thải… nhằm chuyển những
chi phí môi trường ngoại sinh mang tính chất tự nguyện thành những chi phí môi trường
nội sinh để các nhà quản lý phải ghi nhận, tính toán những chi phí này trong các quyết
đònh kinh doanh.
                                                            
8

 
 

 Chi tiết về phương pháp quy đổi giá trò tương đương được trình bày trong phần 1.3.1.3.

 





Chi phí môi trường nội sinh: là chi phí mà tổ chức kinh doanh có nghóa vụ phải
chi ra nhằm đảm bảo thực hiện trách nhiệm của mình trong việc ngăn ngừa, lập kế
hoạch, thực hiện, kiểm soát và khắc phục những thiệt hại cho môi trường để bảo vệ môi
trường không bò ảnh hưởng xấu bởi hoạt động kinh doanh của tổ chức. Theo tài liệu
hướng dẫn thực hành EMA của IFAC và báo cáo EMA của UNDSD đã phân loại chi
phí môi trường nội sinh thành 5 nhóm sau:
¬ Nhóm 1: Chi phí tạo ra phế thải
Phế thải không là sản phẩm của doanh nghiệp nhưng được tạo ra từ quy trình sản
xuất của doanh nghiệp. Bộ phận kỹ thuật dựa vào dòng lưu chuyển nguyên vật liệu,
năng lượng theo thước đo vật chất sẽ cân đối tỷ lệ lượng nguyên vật liệu, năng lượng
tạo ra phế thải trong dây chuyền sản xuất, từ đó bộ phận kế toán quản trò môi trường
xác đònh tổng chi phí tạo ra phế thải. Chi phí tạo ra phế thải gồm hai nhóm chi phí là:
chi phí đầu vào và chi phí chuyển đổi.
• Chi phí đầu vào gồm có chi phí nguyên vật liệu thô, nguyên vật liệu phụ, chi
phí bao bì đưa vào trong quy trình sản xuất nhưng không thể trở thành thành
phẩm mà được loại ra dưới dạng chất thải rắn, nước thải hoặc khí thải cùng
với chi phí năng lượng theo tỷ lệ của quá trình chuyển đổi nguồn năng lượng
không có ích trong sản xuất.
• Chi phí chuyển đổi bao gồm toàn bộ chi phí bỏ ra để xử lý, chuyển hóa
nguyên vật liệu thô, vật liệu phụ, bao bì thành phế thải. Chi phí chuyển đổi
tạo ra phế thải được ước tính theo tỷ lệ phần trăm trên tổng chi phí lao động
và chi phí sản xuất chung phát sinh trong quy trình sản xuất vừa tạo ra sản
phẩm hoàn thành vừa tạo ra phế thải.
¬ Nhóm 2: Chi phí xử lý và kiểm soát chất thải
Chi phí xử lý và kiểm soát chất thải bao gồm tất cả chi phí xử lý chất thải, vứt bỏ
phế thải, chi phí làm sạch, chi phí phục hồi khu vực bò ô nhiễm và các chi phí nhằm đảm
bảo sự tuân thủ pháp luật và các quy đònh về môi trường, không bao gồm những chi phí
liên quan đến hoạt động phòng ngừa và quản lý môi trường tại doanh nghiệp.
 

 

 




Nội dung chi tiết của chi phí xử lý và kiểm soát chất thải là:
• Chi phí khấu hao: đây là chi phí khấu hao các thiết bò xử lý như: các container
chứa rác, các nhà máy xử lý nước thải và các phế thải trong công nghệ sử
dụng đường ống…;
• Chi phí nguyên liệu, năng lượng phục vụ kiểm soát và xử lý chất thải: sau khi
xác đònh được phương pháp xử lý chất thải, hàng năm doanh nghiệp phải tốn
chi phí nguyên liệu, năng lượng để vận hành, bảo dưỡng và kiểm tra các
phương tiện xử lý chất thải. Ví dụ: chi phí hóa chất sử dụng trong nhà máy xử
lý nước thải, nước sử dụng làm sạch khu vực thiêu hủy phế thải…;
• Chi phí lao động: chi phí này bao gồm tiền lương và các khoản trích theo
lương cho công nhân, bộ phận quản lý, giám sát làm việc toàn thời gian hoặc
bán thời gian phục vụ cho hoạt động kiểm soát và xử lý chất thải;
• Các khoản thuế, phí, nộp phạt và chi phí cấp phép hạn mức chất thải: bao
gồm tất cả chi phí cấp phép, thuế môi trường và các khoản nộp phạt do không
tuân thủ các quy đònh về môi trường. Ví dụ: theo Nghò đònh thư Kyoto, doanh
nghiệp có thể lựa chọn không đầu tư vào các biện pháp làm giảm khí thải mà
thay vào đó sẽ mua các giấy phép để đáp ứng đủ nhu cầu khí thải của mình;
• Chi phí bảo hiểm: mang lại sự bảo đảm cho doanh nghiệp trước những rủi ro
liên quan đến môi trường có phát sinh nghóa vụ pháp lý;
• Chi phí phục hồi và đền bù thiệt hại: ghi nhận số tiền chi đền bù cho bên thứ
ba bò thiệt hại về tài sản, sức khỏe hoặc các khoản chi phục hồi lại hệ sinh
thái do những tác hại của chất thải gây ra… theo quy đònh pháp luật.
¬ Nhóm 3: Chi phí phòng ngừa và quản lý môi trường

Chi phí phòng ngừa và quản lý môi trường bao gồm các khoản chi ngăn chặn
phát sinh chất thải, khí thải và kho n chi phục v điều hành hoạt động quản lý môi
trường tại doanh nghiệp.
Các khoản chi phòng ngừa phát sinh chất thải, khí thải có thể kể đến các khoản
chi như chi đầu tư bổ sung để lắp đặt công nghệ làm sạch cho phép quy trình sản xuất
 
 

 




hiệu quả hơn, chi phí tăng thêm do lựa chọn nhà cung cấp nguyên liệu thân thiện với
môi trường, mức phụ cấp trách nhiệm bộ phận sản xuất tăng thêm nhằm tăng ý thức
trách nhiệm về môi trường,…
Các khoản chi điều hành hoạt động quản lý môi trường bao gồm việc chi trả cho
các hoạt động tư vấn môi trường, đào tạo nhân viên về môi trường, xây dựng bộ phận
kế toán quản trò môi trường, kiểm toán môi trường, hoạt động truyền thông (chi phí lập
báo cáo trách nhiệm xã hội, chi phí lobby cho chính phủ, các tổ chức môi trường) và các
hoạt động phối hợp tài trợ cho các dự án môi trường trong cộng đồng…
Từ nội dung chi tiết của chi phí phòng ngừa và quản lý môi trường, có thể sắp
xếp tất cả chi phí liên quan đến hoạt động phòng ngừa và hoạt động điều hành quản lý
môi trường vào các nhóm chi phí như sau:
• Chi phí khấu hao
• Chi phí nguyên vật liệu, năng lượng
• Chi phí lao động
• Chi phí dòch vụ mua ngoài
• Chi phí bằng tiền khác
Đối với chi phí xử lý và kiểm soát chất thải, nhà quản lý luôn tìm cách giảm

thiểu ở mức thấp nhất nhưng vẫn phải đảm bảo trách nhiệm về môi trường của doanh
nghiệp được đánh giá ở mức cao. Trong khi đó, nhà quản lý lại thích đầu tư nhiều vào
các hoạt động phòng ngừa phát sinh chất thải, khí thải. Một mặt, hoạt động này giúp cải
thiện thành quả quản lý môi trường tại doanh nghiệp, mặt khác mang lại các lợi ích tài
chính như cải thiện được chất lượng sản phẩm, giảm thiểu chi phí tạo ra phế thải – một
loại chi phí không có ích trong quá trình sản xuất.
¬ Nhóm 4: Chi phí nghiên cứu và phát triển về môi trường
Chi phí nghiên cứu, phát triển về môi trường bao gồm các khoản chi cho hoạt
động nghiên cứu xây dựng ý tưởng, giải pháp mới để cải thiện phương pháp quản lý
môi trường. Ví dụ: chi nghiên cứu lượng độc tố toxic trong nguyên liệu thô sử dụng, chi
thử nghiệm hệ thống trang thiết bò mới giảm tỷ lệ phế thải,…
 
 

 

10 


Chi phí nghiên cứu và phát triển về môi trường bao gồm các nhóm chi phí sau:
• Chi phí khấu hao thiết bò nghiên cứu
• Chi phí nguyên vật liệu, năng lượng
• Chi phí lao động
• Chi phí dòch vụ mua ngoài
• Chi phí bằng tiền khác
Chi phí môi trường sẽ bò sai lệch khi lập báo cáo hoặc sử dụng để phân tích nếu
chi phí nghiên cứu và phát triển về môi trường của năm này lại được ghi nhận cho năm
khác hoặc của khu vực sản xuất này lại ghi nhận cho khu vực sản xuất khác, do đó chi
phí nghiên cứu và phát triển về môi trường cần được tách thành một đối tượng quan tâm
theo dõi riêng. Bên cạnh đó, đối với một số doanh nghiệp xây dựng riêng một bộ phận

nghiên cứu và phát triển như là một trung tâm chi phí của doanh nghiệp, cũng cần phân
biệt rõ những chi phí nghiên cứu, phát triển nào thật sự liên quan đến môi trường.
¬ Nhóm 5: Chi phí môi trường vô hình
Chi phí môi trường vô hình rất khó đònh lượng và ước tính thời điểm phát sinh,
tuy nhiên chi phí này có những ảnh hưởng quan trọng trong đánh giá thành quả quản lý
môi trường và quá trình đònh giá doanh nghiệp. Vai trò của chi phí môi trường vô hình
biểu hiện rõ nét khi quá trình hợp nhất hay sáp nhập doanh nghiệp xảy ra, khi đó kế
toán sẽ ghi nhận dưới dạng tài sản vô hình hoặc lợi thế thương mại. Để quản trò rủi ro,
nhà quản lý thường phải nhận dạng và ước tính trước chi phí môi trường vô hình trong
các quyết đònh kinh doanh của mình.
Những loại chi phí môi trường vô hình thường xuất hiện trong các doanh nghiệp,
có thể kể đến là:
• Chi phí thực hiện nghóa vụ pháp lý liên quan đến môi trường: mặc dù chi phí
này chưa thật sự phát sinh trong hiện tại, nhưng theo quy đònh của pháp luật
hiện hành và theo dự đoán của nhà quản lý, trong tương lai những khoản chi
phí này có thể phát sinh. Ví dụ, các doanh nghiệp có nghóa vụ pháp lý làm
sạch môi trường nếu sự cố tràn dầu, rò ró đường ống xử lý hóa chất xảy ra.
 
 

 

11 


×