Tải bản đầy đủ (.doc) (57 trang)

Thuyết minh dự án đầu tư nghề trọng điểm giai đoạn 20112015 của trường Cao đẳng nghề Thanh niên Dân tộc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 57 trang )

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DỰ ÁN
1. Tên dự án: Dự án đầu tư nghề trọng điểm giai đoạn 2011-2015 của
trường Cao đẳng nghề Thanh niên Dân tộc
2. Mục tiêu của dự án:
2.1. Mục tiêu dài hạn: Dự án nhằm nâng cao chất lượng dạy nghề một số
nghề trọng điểm cấp độ tương đương quốc tế, khu vực ASEAN và quốc gia.
Năm 2015, trường có đủ năng lực đào tạo:
- Đào tạo nghề cho người nước ngoài và người học trong nước;
- Chương trình, giáo trình đào tạo nghề trọng điểm được quốc tế, khu vực
ASEAN và quốc gia được thừa nhận;
- Đội ngũ giáo viên của nghề trọng điểm có khả năng dạy nghề trong nước
và nước ngoài đạt chuẩn quốc tế, khu vực ASEAN và quốc gia;
- Thiết bị dạy nghề đáp ứng yêu cầu chương trình đào tạo nhu cầu đào tạo
nguồn nhân lực của doanh nghiệp trong và ngoài nước.
2.2. Mục tiêu ngắn hạn:
- Xây dựng một số nghề tại trường Cao đẳng nghề Thanh niên dân tộc
Tây Nguyên, để dạy nghề và đào tạo nhân lực cho các nghề trọng điểm, bao
gồm: Chế biến cà phê-ca cao; Gia công và thiết kế sản phẩm mộc; Kỹ thuật lắp
đặt điện và điều khiển trong công nghiệp; Công nghệ thông tin (ứng dụng phần
mềm); Điện tử công nghiệp; Lâm sinh; Thú y.
- Xây dựng cơ sở vật chất (hạ tầng) đáp ứng mục tiêu đào tạo của các
nghề trọng điểm.
- Mua sắm thiết bị dạy nghề đáp ứng nhu cầu đào tạo theo mục tiêu
chương trình của các nghề trọng điểm với cấp độ quốc tế, khu vực ASEAN và
quốc gia.
- Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý có năng lực đáp
ứng nhu cầu đào tạo của chương trình các nghề trọng điểm với cấp độ quốc tế,
khu vực ASEAN và quốc gia.
- Xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình các nghề trọng điểm đáp
ứng nhu cầu dạy và học nghề đạt chuẩn quốc tế, khu vực ASEAN và quốc gia.


1


2.3. Quy mô đào tạo và cấp độ đạt được năm 2015
Hiện nay trường đang tổ chức đào tạo cho giáo viên dạy nghề và đào tạo ở
3 cấp trình độ nghề (cao đẳng, trung cấp và sơ cấp nghề) cho 25 nghề; trong đó
có 12 nghề đào tạo đến trình độ cao đẳng nghề (Lập trình máy tính; Quản trị
mạng máy tính; Quản trị cơ sở dữ liệu; Kỹ thuật sửa chữa và lắp ráp máy tính;
Kế toán doanh nghiệp; Kỹ thuật xây dựng; Công nghệ ô tô; Điện công nghiệp;
Chế biến cà phê - ca cao; Gia công và thiết kế sản phẩm mộc; May thời trang;
Thú y); có 8 nghề đào tạo đến trình độ trung cấp nghề (Hàn; Điện tử công
nghiệp, Kỹ thuật máy nông nghiệp; Kỹ thuật điêu khắc gỗ; Khuyến nông lâm;
Văn thư - Hành chính; Quản trị kinh doanh lương thực, thực phẩm; Kỹ thuật nấu
ăn); có 5 nghề đào tạo đến trình độ sơ cấp nghề (Quản lý khai thác công trình
thủy lợi; Cắt gọt kim loại; Điện dân dụng; Sản xuất hàng mây tre đan; Công
nghệ dệt).
Về phát triển hình thức đào tạo nghề: Ngoài hình thức đào tạo tại trường,
đã phát triển các hình thức kết hợp giữa trường với các tổ chức chính trị - xã hội,
tổ chức xã hội nghề nghiệp, các cơ sở dạy nghề và doanh nghiệp; đào tạo tại
doanh nghiệp ở Tây Nguyên và thành phố Hồ Chí Minh; đặc biệt là phát triển
đào tạo nghề lưu động tại xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số
ở Tây Nguyên. Đang thử nghiệm hình thức đào tạo qua mạng.
Tăng nhanh quy mô đào tạo nghề: Năm 2000 có 800 học sinh hệ chính
quy dài hạn. Năm 2010 có 2.200 học sinh, sinh viên hệ chính quy dài hạn (trong
đó có 800 hệ cao đẳng nghề, 1.350 hệ trung cấp nghề, 50 hệ sơ cấp nghề) và 250
học sinh hệ sơ cấp nghề đào tạo ngắn hạn, lưu động cho nông dân tại các buôn
làng. Học sinh dân tộc thiểu số thuộc 30 dân tộc, chiếm 86% tổng số học sinh,
sinh viên, học sinh, sinh viên nữ chiếm 45% tổng số học sinh, sinh viên. Hiện tại
năm 2011 có 2.500 học sinh, sinh viên chính quy học 18 nghề.
Về đảm bảo chất lượng đào tạo: Trong 10 năm đã có 4.000 học sinh, sinh

viên tốt nghiệp hệ chính quy, đạt tỷ lệ 97%, trong đó xuất sắc 0,3%, giỏi 11%,
khá 30%, trung bình khá 41%, trung bình 17,7%; có 4.800 học viên tốt nghiệp
hệ dạy nghề lưu động, ngắn hạn trình độ sơ cấp nghề với tỷ lệ khá giỏi 38%.
Các nhiệm vụ chính của trường trong giai đoạn 2011 - 2015 là: Phát triển
các chương trình đào tạo đạt chuẩn quốc tế, ASEAN và quốc gia; phát triển đội
ngũ giáo viên đảm bảo yêu cầu về số lượng, chất lượng và cơ cấu; mua sắm lắp
đặt hệ thống trang thiết bị mới, xây dựng nhà, xưởng, khu nội trú và các công
trình cơ sở hạ tầng khác đảm bảo đồng bộ, hiện đại; đáp ứng yêu cầu đào tạo
nghề chất lượng cao, với quy mô lớn hơn. Phát triển hoạt động đào tạo gắn với
sản xuất và hỗ trợ giải quyết việc làm cho học sinh, sinh viên.

2


Với tốc độ tăng nhanh quy mô đào tạo nghề như đã nêu và chất lượng đào
tạo của trường đã được thống kê; khi được đầu tư nghề trọng điểm từ chương
trình mục tiêu quốc gia, trong đó có nghề cấp độ quốc tế, có nghề cấp độ khu
vực ASEAN và có nghề cấp độ quốc gia thì quy mô đào tạo của trường dự kiến
năm 2015 có 5.000 học sinh, sinh viên thuộc 40 dân tộc học 25 nghề trong đó có
15 nghề trọng điểm với 2 nghề đạt chuẩn quốc tế, 8 nghề đạt chuẩn ASEAN và
5 nghề đạt chuẩn quốc gia; đến năm 2020 có 8.000 - 10.000 học sinh, sinh viên
chính quy thuộc 45 dân tộc của ba nước Việt Nam – Lào – Cam Pu Chia (hiện
nay lãnh đạo tỉnh Attapu của Lào đã đặt vấn đề với Uỷ ban nhân dân tỉnh Đắk
Lắk và trường để gửi học sinh, sinh viên đến trường đào tạo và đề nghị trường
cử giáo viên sang đào tạo tại tỉnh Attapu) học 30 nghề với 20 nghề trọng điểm,
có 5 nghề đạt chuẩn quốc tế, 12 nghề đạt chuẩn ASEAN và 8 nghề đạt chuẩn
quốc gia; ngoài ra trường đang đào tạo với số lượng lớn cho đội ngũ giáo viên
dạy nghề ở các tỉnh Tây Nguyên, nhất là đối với giáo viên ở các Trung tâm dạy
nghề cấp huyện, nhằm đáp ứng được lượng giáo viên dạy nghề theo chương
trình 1956 của Chính phủ.

Quy mô đào tạo của trường đối với các nghề trọng điểm được đầu tư từ
chương trình mục tiêu quốc gia theo Quyết định 826/QĐ-LĐTBXH của Bộ Lao
động, Thương binh và Xã hội theo các cấp độ, trình độ đào tạo ở trường Cao
đẳng nghề Thanh niên dân tộc Tây Nguyên tính đến năm 2015 như sau:
2.1.1. Nghề cấp độ quốc tế: Chế biến Cà phê – Ca cao
Tổng số học sinh, sinh viên trường đào tạo là: 520 HSSV
- Trình độ Cao đẳng nghề: 252 sinh viên
- Trình độ Trung cấp nghề: 268 học sinh
Trong quá trình thực hiện dự án từ năm 2011-2015 với nghề cấp độ quốc
tế, qua quá trình đào tạo nghề trọng điểm của trường cũng như nhu cầu lao động
có trình độ tay nghề của các đơn vị sản xuất chế biến cà phê – ca cao (hiện trên
địa bàn tỉnh Đắk Lắk có trên 100 doanh nghiệp sản xuất chế biến cà phê và
nhiều doanh nghiệp chế biến ca cao; nếu tính cả khu vực Tây nguyên và vùng
lân cận các tỉnh Tây nguyên và 2 nước bạn Lào, Capuchia thì các đơn vị sản
xuất chế biến cà phê cao cao trong khu vực này cần nhân lên ít nhất là 5 lần so
với tỉnh Đắk Lắk, như vậy là số doanh nghiệp sản xuất chế biến cà phê ca cao ít
nhất là 500; nhu cầu lao động có trình độ ít nhất là 25 người/cơ sở sản xuất chế
biến nhân lên thì 12.500 người). Vì vậy dự kiến nhu cầu người học (học sinh,
sinh viên) sẽ tăng nhanh về số lượng và quy mô với khoảng 500-1000 học sinh,
sinh viên được đào tạo ở đạt trình độ quốc tế, trước mắt có lưu học sinh, sinh
viên hai nước bạn Lào và Campuchia, vì các tỉnh trong tam giác phát triển của
ba nước đã đặt vấn đề gửi học sinh, sinh viên đến trường đào tạo.
3


2.1.2. Nghề cấp độ khu vực ASEAN: gồm có các nghề Gia công và thiết
kế sản phẩm mộc; Kỹ thuật lắp đặt điện và điều kiển trong công nghiệp; Công
nghệ thông tin (ứng dụng phần mềm); Điện tử công nghiệp.
2.1.2.1. Nghề Gia công và thiết kế sản phẩm mộc:
Tổng số học sinh, sinh viên trường đào tạo là: 528 HSSV

- Trình độ Cao đẳng nghề: 242 sinh viên
- Trình độ Trung cấp nghề: 286 học sinh
Trong quá trình thực hiện dự án từ năm 2011-2015 với nghề cấp độ khu
vực ASEAN thì trường sẽ đăng ký với Tổng cục Dạy nghề để được đào tạo trình
độ Cao đẳng nghề, qua quá trình đào tạo nghề trọng điểm của trường cũng như
nhu cầu lao động có trình độ của các đơn vị sản xuất trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
và các tỉnh Tây Nguyên và các huyện vùng ven của các tỉnh Tây Nguyên (Theo
thống kê năm 2010 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk vẫn còn hơn 450 cở sở chế biến gỗ
và sản xuất đồ mộc dân dụng nằm cạnh rừng, trong đó có một số đơn vị lớn như
Trường Thành, tương tự như ở tỉnh Đắk Lắk, các tỉnh nằm trong khu vực Tây
nguyên cũng có rất nhiều đơn vị sản xuất chế biến sản phẩm mộc lớn như ở tỉnh
Gia Lai có Công ty Hoàng Anh …) cũng như các tỉnh trong tam giác phát triển
Việt Nam – Lào - Campuchia; như vậy là số doanh nghiệp sản xuất gia công và
thiết kế sản phẩm mộc có nhu cầu lao động có trình độ ít nhất là 15 người/cơ sở
sản xuất chế biến nhỏ và hàng trăm người đối với những cơ sở sản xuất chế biến
lớn). Do đó dự kiến nhu cầu người học (học sinh, sinh viên) sẽ tăng nhanh về số
lượng và quy mô với khoảng 500-800 học sinh, sinh viên được đào tạo đạt trình
độ khu vực ASEAN, trước mắt có lưu học sinh, sinh viên hai nước bạn Lào và
Campuchia, vì các tỉnh trong tam giác phát triển của ba nước đã đặt vấn đề gửi
học sinh, sinh viên đến trường đào tạo.
2.1.2.2. Nghề Kỹ thuật lắp đặt điện và điều khiển trong công nghiệp:
Tổng số học sinh, sinh viên trường đào tạo là: 771 HSSV
- Trình độ Cao đẳng nghề: 427 sinh viên
- Trình độ Trung cấp nghề: 344 học sinh
Trong quá trình thực hiện dự án từ năm 2011-2015 với nghề cấp độ khu
vực ASEAN thì trường sẽ đăng ký với Tổng cục Dạy nghề để được đào tạo trình
độ Cao đẳng nghề, qua quá trình đào tạo nghề trọng điểm của trường cũng như
nhu cầu lao động có trình độ của các đơn vị sản xuất trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
và các tỉnh Tây Nguyên và các huyện vùng ven của các tỉnh Tây Nguyên cũng
như các tỉnh trong tam giác phát triển Việt Nam – Lào – Campuchia; đặc biệt là

kỹ thuật lắp đặt điện và điều kiển trong các nhà máy ở các khu, cụm công
nghiệp trên địa bàn các tỉnh và vùng tam giác phát triển ba nước Việt Nam –
4


Lào – Capuchia (riêng tỉnh Đắk Lắk có 1 khu công nghiệp Hoà Phú và 11 cụm
công nghiệp nằm trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, thị xã Buôn Hồ, huyện
Ea Kar và các huyện trong tỉnh; đang quy hoạch nhiều cụm công nghiệp ở trên
các địa bàn huyện khác trong tỉnh; có rất nhiều dự án đã và đang đầu tư ở các
khu cụm công nghiệp này, trong đó nhu cầu về công nhân lao động có trình độ
tay nghề cao đang là vấn đề nóng bỏng và bức thiết trên địa bàn. Tương tự như
tỉnh Đắk Lắk các tỉnh Tây Nguyên cũng đã và đang hình thành rất nhiều các khu
và cụm công nghiệp khác nhau. Ngoài các khu cụm công nghiệp ra, trên địa bàn
Tây nguyên còn đang có các dự án đầu tư về thuỷ điện rất lớn và cũng đòi hỏi số
lượng công nhân lao động có tay nghề làm việc, có kỹ thuật lắp đặt và điều
khiển nhà máy thuỷ điện). Vì vậy dự kiến nhu cầu người học (học sinh, sinh
viên) sẽ tăng nhanh về số lượng và quy mô với khoảng 300-500 học sinh, sinh
viên được đào tạo đạt trình độ khu vực ASEAN, trước mắt có lưu học sinh, sinh
viên hai nước bạn Lào và Campuchia, vì các tỉnh trong tam giác phát triển của
ba nước đã đặt vấn đề gửi học sinh, sinh viên đến trường đào tạo.
2.1.2.3. Nghề Công nghệ thông tin: (ứng dụng phần mềm)
Tổng số học sinh, sinh viên trường đào tạo là: 619 HSSV
- Trình độ Cao đẳng nghề: 375 sinh viên
- Trình độ Trung cấp nghề: 244 học sinh
Riêng phần ứng dụng phần mềm của nghề công nghệ thông tin, do thiếu
trang thiết bị cần thiết và phần mềm, nên hiện nay trường chưa mở lớp riêng đối
với nghề ứng dụng phần mềm.
Trong quá trình thực hiện dự án từ năm 2011-2015 với nghề cấp độ khu
vực ASEAN thì trường sẽ mở đào tạo nghề trọng điểm ứng dụng phần mềm
cũng như nhu cầu lao động có trình độ của các đơn vị sản xuất, kinh doanh trên

địa bàn tỉnh Đắk Lắk và các tỉnh Tây Nguyên và các huyện vùng ven của các
tỉnh Tây Nguyên cũng như các tỉnh trong tam giác phát triển Việt Nam – Lào –
Campuchia; đặc biệt là ứng dụng phần mềm trong thiết kế, đồ hoạ và viết các
chương trình ứng dụng trên máy Vi tính trên địa bàn các tỉnh và vùng tam giác
phát triển ba nước Việt Nam – Lào – Capuchia (riêng tỉnh Đắk Lắk nhu cầu lao
động có trình độ ứng dụng phần mềm của các đơn vị doanh nghiệp, các tổ chức
sản xuất và Uỷ ban nhân dân cấp xã, các tổ chức chính trị xã hội là rất lớn, đang
là vấn đề nóng bỏng và bức thiết trên địa bàn. Tương tự như tỉnh Đắk Lắk các
tỉnh Tây Nguyên cũng đã và đang hình thành rất nhiều, nhu cầu số lượng lao
động có trình độ tay nghề cao về công nghệ thông tin (ứng dụng phần mềm). Vì
vậy dự kiến nhu cầu người học (học sinh, sinh viên) sẽ tăng nhanh về số lượng
và quy mô với khoảng 300-500 học sinh, sinh viên được đào tạo đạt trình độ khu
vực ASEAN đối với nghề ứng dụng phần mềm trong công nghệ thông tin, trước
5


mắt có lưu học sinh, sinh viên hai nước bạn Lào và Campuchia, vì các tỉnh trong
tam giác phát triển của ba nước đã đặt vấn đề gửi học sinh, sinh viên đến trường
đào tạo.
2.1.2.4. Nghề Điện tử công nghiệp:
Tổng số học sinh, sinh viên trường đào tạo là: 613 HSSV
- Trình độ Cao đẳng nghề: 325 sinh viên
- Trình độ Trung cấp nghề: 288 học sinh
Trong quá trình thực hiện dự án từ năm 2011-2015 với nghề cấp độ khu
vực ASEAN thì trường sẽ đăng ký với Tổng cục Dạy nghề để được đào tạo trình
độ Cao đẳng nghề, qua quá trình đào tạo nghề trọng điểm của trường cũng như
nhu cầu lao động có trình độ của các đơn vị sản xuất trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
và các tỉnh Tây Nguyên và các huyện vùng ven của các tỉnh Tây Nguyên cũng
như các tỉnh trong tam giác phát triển Việt Nam – Lào – Campuchia; đặc biệt là
kỹ thuật về điện tử công nghiệp trong các nhà máy ở các khu, cụm công nghiệp

trên địa bàn các tỉnh và vùng tam giác phát triển ba nước Việt Nam – Lào –
Capuchia (riêng tỉnh Đắk Lắk có 1 khu công nghiệp Hoà Phú và 3 cụm công
nghiệp nằm trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, thị xã Buôn Hồ và huyện Ea
Kar và đang quy hoạch nhiều cụm công nghiệp ở trên các địa bàn huyện khác
trong tỉnh; có rất nhiều dự án đã và đang đầu tư ở các khu cụm công nghiệp này,
trong đó nhu cầu về công nhân lao động có trình độ tay nghề cao đang là vấn đề
nóng bỏng và bức thiết trên địa bàn. Tương tự như tỉnh Đắk Lắk các tỉnh Tây
Nguyên cũng đã và đang hình thành rất nhiều các khu và cụm công nghiệp khác
nhau. Ngoài các khu cụm công nghiệp ra, trên địa bàn Tây nguyên còn đang có
các dự án đầu tư về thuỷ điện rất lớn và cũng đòi hỏi số lượng công nhân lao
động có tay nghề làm việc, có trình độ về điện tử công nghiệp). Vì vậy dự kiến
nhu cầu người học (học sinh, sinh viên) sẽ tăng nhanh về số lượng và quy mô
với khoảng 300-500 học sinh, sinh viên được đào tạo đạt trình độ khu vực
ASEAN, trước mắt có lưu học sinh, sinh viên hai nước bạn Lào và Campuchia,
vì các tỉnh trong tam giác phát triển của ba nước đã đặt vấn đề gửi học sinh, sinh
viên đến trường đào tạo.
2.1.3. Nghề cấp độ quốc gia: gồm có các nghề Lâm sinh; Thú Y.
2.1.3.1. Nghề Lâm sinh:
Tổng số học sinh, sinh viên, người học trường đào tạo là: 557 HSSV
- Trình độ Cao đẳng nghề: 177 sinh viên
- Trình độ Trung cấp nghề: 255 học sinh
- Trình độ Sơ cấp nghề: 125 người học

6


Trong quá trình thực hiện dự án từ năm 2011-2015 với nghề cấp độ quốc
gia thì trường sẽ đăng ký với Tổng cục Dạy nghề để được đào tạo trình độ Cao
đẳng nghề, qua quá trình đào tạo nghề trọng điểm của trường cũng như nhu cầu
lao động có trình độ của các đơn vị sản xuất trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk và các

tỉnh Tây Nguyên và các huyện vùng ven của các tỉnh Tây Nguyên cũng như các
tỉnh trong tam giác phát triển Việt Nam – Lào – Campuchia; đặc biệt là việc
giao đất, giao rừng, trồng rừng, quản lý và bảo vệ rừng trên địa bàn các tỉnh và
vùng tam giác phát triển ba nước Việt Nam – Lào – Capuchia (riêng tỉnh Đắk
Lắk đã và đang triển khai mạnh mẽ công tác giao đất, giao rừng, trồng rừng cho
hộ đồng bào dân tộc thiểu số và khoán quản lý bảo vệ rừng đến các cộng đồng
thôn buôn trong tỉnh; có rất nhiều dự án đã và đang nghiên cứu đầu tư ở các mức
độ khác nhau, trong đó nhu cầu về công nhân lao động có trình độ tay nghề về
trồng rừng và quản lý bảo vệ rừng đang là vấn đề nóng bỏng và bức thiết trên
địa bàn. Tương tự như tỉnh Đắk Lắk các tỉnh Tây Nguyên cũng đã và đang có
các dự án nghiên cứu đầu tư lớn và cũng đòi hỏi số lượng công nhân lao động có
tay nghề, kỹ thuật làm việc). Vì vậy dự kiến nhu cầu người học (học sinh, sinh
viên) sẽ tăng nhanh về số lượng và quy mô với khoảng 300-500 học sinh, sinh
viên được đào tạo đạt trình độ quốc gia, trước mắt có lưu học sinh, sinh viên hai
nước bạn Lào và Campuchia, vì các tỉnh trong tam giác phát triển của ba nước
đã đặt vấn đề gửi học sinh, sinh viên đến trường đào tạo.
2.1.3.2. Nghề Thú Y:
Tổng số học sinh, sinh viên, người học trường đào tạo là: 1131 HSSV
- Trình độ Cao đẳng nghề: 445 sinh viên
- Trình độ Trung cấp nghề: 416 học sinh
- Trình độ Sơ cấp nghề: 270 người học
Trong quá trình thực hiện dự án từ năm 2011-2015 với nghề cấp độ quốc
gia, qua quá trình đào tạo nghề trọng điểm của trường cũng như nhu cầu lao
động có trình độ của các đơn vị sản xuất và phục vụ sản xuất trên địa bàn tỉnh
Đắk Lắk và các tỉnh Tây Nguyên và các huyện vùng ven của các tỉnh Tây
Nguyên cũng như các tỉnh trong tam giác phát triển Việt Nam – Lào –
Campuchia; đặc biệt là việc phát triển mạnh về chăn nuôi gia súc, gia cầm trên
địa bàn các tỉnh Tây nguyên và vùng tam giác phát triển ba nước Việt Nam –
Lào – Capuchia nên công tác thú y là cực kỳ quan trọng, góp phần vào thành
công trong chăn nuôi, đặc biệt là kiểm soát và khống chế được tình hình dịch

bệnh xảy ra (riêng tỉnh Đắk Lắk đã và đang triển khai mạnh mẽ mạng lưới thú y
đến tận thôn buôn trong tỉnh; có rất nhiều dự án đã và đang nghiên cứu đầu tư ở
các mức độ khác nhau, trong đó nhu cầu về người làm công tác thú y ở tuyến cơ
sở có trình độ tay nghề về chuyên môn đang là vấn đề nóng bỏng và bức thiết
7


trên địa bàn. Tương tự như tỉnh Đắk Lắk các tỉnh Tây Nguyên cũng đã và đang
có các dự án nghiên cứu đầu tư lớn và cũng đòi hỏi số lượng lao động có tay
nghề, kỹ thuật làm việc). Vì vậy dự kiến nhu cầu người học (học sinh, sinh viên)
sẽ tăng nhanh về số lượng và quy mô với khoảng 500-800 học sinh, sinh viên
được đào tạo đạt trình độ quốc gia, ngoài ra người học nghề thú ý có thể mở ra
các cơ sở sản xuất, buôn bán thuốc thú y và khám chữa bệnh cho động vật được;
trước mắt có lưu học sinh, sinh viên hai nước bạn Lào và Campuchia, vì các tỉnh
trong tam giác phát triển của ba nước đã đặt vấn đề gửi học sinh, sinh viên đến
trường đào tạo.
3. Địa điểm đầu tư
3.1. Tại 594 Lê Duẩn, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk
3.2. Tại khu đất mới (khoảng 50 ha) trên địa bàn thành phố Buôn Ma
Thuột đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh đồng ý về chủ trương, trường đang làm các
thủ tục để được phê chuẩn và cấp đất.
4. Đơn vị thực hiện dự án
Trường Cao đẳng nghề Thanh niên dân tộc Tây Nguyên.
5. Chủ đầu tư
- Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (Tổng cục Dạy nghề)
- Uỷ ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk
6. Cơ quan quyết định đầu tư
- Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (Tổng cục Dạy nghề)
- Uỷ ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk
7. Tổng mức đầu tư và nguồn vốn

7.1. Tổng mức đầu tư:
Tổng mức đầu tư của dự án là: 707.690.000.000 đồng
7.2. Nguồn vốn:
Căn cứ vào tổng mức đầu tư nêu trên, nguồn vốn để đầu tư thực hiện dự án
gồm:
-

Chương trình mục tiêu quốc gia: 594.543.000.000 đồng

-

Vốn ODA: 42.378.000.000 đồng

-

Ngân sách đầu tư của tỉnh: 70.7690.000.000 đồng

8


8. Kế hoạch thực hiện dự án
Dựa trên các tiêu chí và hoạt động của dự án chúng tôi xây dựng tiến độ
thực hiện các nội dung của dự án như sau:
TT

Nội dung thực hiện

1

Lập và xét duyệt dự án


2

Xây dựng cơ bản

3

Mua sắm thiết bị

4

Biên soạn giáo trình, học liệu

5

Đào tạo GV và cán bộ quản lý

Thời gian thực hiện
Năm 2011

9

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015



THUYẾT MINH DỰ ÁN
I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ
1. Căn cứ pháp lý
Kết luận của Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt
Nam về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII), phương
hướng phát triển giáo dục đến năm 2020 đã chỉ rõ:
“Cần thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp phát triển giáo dục đến năm
2020 là: nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, coi trọng giáo dục nhân cách,
đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên, mở rộng quy mô giáo dục hợp lý…
Cần coi trọng cả ba mặt: dạy làm người, dạy chữ, dạy nghề … Đẩy mạnh công
tác đào tạo nghề, phát triển trung tâm dạy nghề quận, huyện. Triển khai tích cực
các chương trình đào tạo nghề cho học sinh dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó
khăn, vùng sâu, vùng xa. Kết hợp chặt chẽ việc đào tạo nghề với việc bồi dưỡng,
phổ biến kiến thức kỹ thuật cho nông dân. Sớm điều chỉnh cơ cấu nguồn nhân
lực hợp lý về trình độ đào tạo, ngành nghề, dân tộc, vùng miền … Chú trọng xây
dựng một số trường, chuyên ngành đào tạo đại học, cao đẳng, trung học chuyên
nghiệp, dạy nghề đạt chuẩn khu vực và quốc tế. Tăng nhanh quy mô đào tạo
công nhân và cán bộ kỹ thuật lành nghề ở những lĩnh vực công nghệ cao, tiếp
cận trình độ tiên tiến thế giới …”.
Văn kiện "Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020" được Đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ XI thông qua, đã định hướng: "Nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực, đổi mới toàn diện và phát triển nhanh giáo dục và đào tạo",
trong đó "Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân
lực chất lượng cao là một đột phá chiến lược". Dự thảo chiến lược phát triển dạy
nghề 2011 - 2020 cũng xác định: "Giai đoạn 2011-2020 phải tạo ra bước đột phá
trong việc nâng cao chất lượng dạy nghề". Các văn bản pháp lý liên quan sau:
- Luật Dạy nghề ngày 29 tháng 11 năm 2006;

- Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005;

- Quyết định số 1216/QĐ-TTg, ngày 22 tháng 07 năm 2011 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực Việt nam giai đoạn
2011 - 2020.
- Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự

án đầu tư xây dựng công trình;
- Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về quản lý

chi phí đầu tư xây dựng công trình;

10


- Quyết định số 826/QĐ-LĐTBXH ngày 7/7/2011 của Bộ trưởng Bộ Lao

động - Thương binh và Xã hội phê duyệt nghề trọng điểm và trường được lựa chọn
nghề trọng điểm để hỗ trợ đầu tư từ chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 20112015;
- Công văn số 1158/TCDN-KHTC ngày 13/7/2011 của Tổng cục Dạy nghề

hướng dẫn triển khai thực hiện kinh phí Dự án “Đổi mới và phát triển dạy nghề”
năm 2011 và xây dựng dự án đầu tư giai đoạn 2011-2015;
- Quyết định số 58/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 09/6/2008 của Bộ trưởng Bộ

Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành Quy định về chương trình khung
trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề;
- Quyết định số 21/2003/QĐ-BXD ngày 28/7/2003 của Bộ Xây dựng ban hành

tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXD VN 60:2003 (Trường dạy nghề - Tiêu chuẩn
thiết kế);
- Thông tư 30/2010/TT-BLĐTBXH ngày 29/9/2010 của Bộ Lao động –


Thương binh và Xã hội quy định chuẩn giáo viên, giảng viên dạy nghề;
- Thông tư liên tịch số 16 /2007/TTLT/BTC-BLĐTBXH ngày 08 tháng 03

năm 2007 của Bộ Tài chính và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn
quản lý và sử dụng kinh phí bồi dưỡng giáo viên dạy nghề;
- Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 09/08/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn

thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ quy định
quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và
tài chính;
- Thông tư số 139/2010/TT-BTC ngày 21/9/2010 của Bộ Tài chính quy định

việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho công
tác, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức;
- Thông tư liên tịch số 90/2008/TTLT-BTC-BLĐTBXH, ngày 16/10/2008
của Bộ Tài chính và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội hướng dẫn lập chi phí
xây dựng, biên soạn, thẩm định chương trình, giáo trình dạy nghề;
- Công văn số 1866/TCDN-KHTC ngày 21/10/2011 của Tổng cục Dạy nghề

về việc hướng dẫn dự án đầu tư nghề trọng điểm giai đoạn 2011-2015;
- Quyết định số 1951/QĐ-TTg ngày 02/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ

về phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề các tỉnh Tây Nguyên và các huyện
miền núi của các tỉnh giáp Tây Nguyên giai đoạn 2011 – 2015;
- Quyết định số 579/QĐ-TTg ngày 19/4/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011-2020;

11



- Quyết định số 630/QĐ-TTg ngày 29/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt chiến lược phát triển dạy nghề thời kỳ 2011 – 2020;
- Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 03/01/2012 của Chính phủ về những giải

pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự
toán ngân sách nhà nước năm 2012;
2. Bối cảnh trong và ngoài nước
2.1. Bối cảnh trong nước
Trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của nước ta đến năm 2020
được Đại hội Đảng lần thứ XI thông qua, một trong những giải pháp có tính đột
phá thực hiện được mục tiêu đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp theo
hướng hiện đại vào năm 2020 là phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực,
trong đó có nhân lực qua đào tạo nghề và chính sách bảo đảm việc làm cho nông
dân.
Việt Nam đang bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
và hội nhập quốc tế. Năm 2006, Việt Nam đã chính thức gia nhập tổ chức
Thương mại thế giới (WTO). Việt Nam là một nước đang phát triển và đang hội
nhập mạnh mẽ với thế giới. Trong bối cảnh đó, nước ta có những cơ hội để phát
triển, đồng thời đang và sẽ gặp không ít khó khăn, thách thức. Trong một vài
năm đầu gia nhập tổ chức Thương mại thế giới (WTO), các sản phẩm nông
nghiệp của Việt Nam đã vươn ra thị trường thế giới; nhiều sản phẩm đã đứng ở
những vị trí cao trong thị phần của thế giới, như lương thực, cà phê, cao su, thủy
hải sản … Tuy nhiên, khi gia nhập WTO, nền kinh tế Việt Nam nói chung và
các sản phẩm hàng hóa của Việt Nam cũng phải chịu sức ép cạnh tranh rất lớn
và lợi thế cạnh tranh là giá nhân công rẻ đã giảm đi đáng kể. Khi tham gia hội
nhập kinh tế thế giới, xuất phát điểm phát triển của Việt Nam còn quá thấp. Gần
80% dân số sống ở nông thôn và trên 70% lao động nông nghiệp, nông thôn,
trong đó đa phần có kỹ năng nghề rất thấp; sản xuất nông nghiệp vẫn mang nặng
tính truyền thống. Trong cơ cấu GDP, nông nghiệp vẫn chiếm 25%, trong khi đó

ở các nước phát triển, tỷ trọng nông nghiệp trong GDP chỉ còn 3%. Điều này
cho thấy để bắt kịp trình độ của thế giới, Việt Nam phải nỗ lực rất nhiều để tạo
ra sự bứt phá mạnh mẽ, trong đó quan trọng nhất là đầu tư nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực nông thôn.
Bối cảnh quốc tế và trong nước vừa tạo thời cơ lớn vừa đặt ra những thách
thức không nhỏ cho giáo dục nghề nghiệp ở Việt nam. Quá trình tăng cường hợp
tác khu vực ASEAN và các nước trên thế giới đã và đang đặt ra những yêu cầu
mới không chỉ về kinh tế mà cả về giáo dục đặc biệt là về đào tạo nguồn nhân
lực theo các chuẩn mực đào tạo khu vực và quốc tế.

12


Đồng thời, những tiến bộ khoa học- công nghệ và những đổi mới về tổ
chức, quản lý sản xuất-dịch vụ trong tất cả các lĩnh vực kinh tế- xã hội cũng đặt
ra những yêu cầu mới về cơ cấu và chất lượng đào tạo nhân lực nói chung và
đào tạo nghề nghiệp nói riêng.
Các nghiên cứu gần đây về chất lượng giáo dục và nguồn nhân lực ở các
nước cho thấy Việt Nam chỉ đạt 3,79/10 (so với Trung quốc là 5,73/10 và Thái
lan là 4,04/10). Nước ta không chỉ thiếu lực lượng lao động kỹ thuật mà còn
thiếu trầm trọng cả đội ngũ cán bộ hành chính, cán bộ quản lý chất lượng cao.
Nhân lực được đào tạo trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp dù đã có những
chuyển đổi để thích nghi với nền kinh tế thị trường song vẫn chưa đáp ứng được
nhu cầu của thị trường lao động, chưa gắn với việc làm. So với các nước, sản
phẩm đào tạo - nguồn nhân lực - ở Việt Nam chất lượng còn hạn chế, thiếu tính
cạnh tranh do năng lực hoạt động, năng lực chia sẻ và năng lực hòa nhập kém dù
người Việt Nam không thiếu sự thông minh và cần cù. Đặc biệt, so với các
nước, người lao động ở nước ta ở mức rất thấp về sự thành thạo tiếng Anh và
công nghệ cao. Vì vậy, xuất khẩu lao động tuy mang lại ngoại tệ cho đất nước
và giúp nhiều nông dân đổi đời song nhìn chung người lao động Việt Nam ở

nước ngoài chủ yếu chỉ biết lao động đơn giản nên làm việc vất vả mà mức
lương không cao.
Nói chung, kinh tế Việt Nam chưa bắt kịp kinh tế của các nước phát triển.
Trong vài năm gần đây, kinh tế-xã hội Việt Nam có những bước phát triển
mạnh, việc thay đổi cơ cấu ngành nghề và trình độ của nhân lực lao động trong
xã hội đã làm nảy sinh nhu cầu của người lao động. Đó là được bồi dưỡng nâng
cao trình độ nghề nghiệp và đào tạo lại để chuyển đổi vị trí làm việc cũng như
nghề nghiệp.
Thực trạng về lao động và việc làm, về chất lượng nguồn nhân lực ở nước
ta đã đặt ra những yêu cầu mới về đào tạo nghề và hướng nghiệp. Nhà nước ta
đã đặt ra mục tiêu: ưu tiên nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực, đặc biệt chú
trọng nhân lực khoa học - công nghệ trình độ cao, cán bộ quản lý giỏi và công
nhân kỹ thuật lành nghề, trực tiếp góp phần nâng cao sức cạnh tranh của nền
kinh tế.
Trong giáo dục nghề nghiệp, cần gắn nối chặt chẽ, đa dạng hóa hình thức
giảng dạy, học tập và nâng cao trình độ cho cả trung cấp chuyên nghiệp lẫn dạy
nghề. Đặc biệt, việc đào tạo phải gắn với nhu cầu của thị trường lao động.
Trước hết, cần gắn các trường lớp với các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp, các
cơ sở kinh tế ...; cần có chính sách và cơ chế thích hợp để các trường, lớp này là
những nguồn đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực trực tiếp cung cấp cho chính
các đơn vị này. Mặt khác trong cơ cấu trình độ của giáo dục chuyên nghiệp,
không thể dừng đào tạo ở các bằng cấp như hiện nay. Đã đến lúc cần phải mở
13


các trường chuyên nghiệp theo hướng thực hành cao ở trình độ cao đẳng và đại
học.
Trong đào tạo nghề, không chỉ dừng ở việc đào tạo cho người lao động có
kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp mà còn đào tạo và hình thành các năng lực
mềm (thích nghi, biến đổi ...) để con người có thể linh hoạt trong lựa chọn nghề

và chuyển đổi nghề nghiệp. Cần mở nhiều trường, lớp đa dạng hơn và có trình
độ cao hơn để có thể có được một đội ngũ đông đảo những người lao động có
trình độ bán lành nghề, lành nghề và tay nghề bậc cao theo nghề nghiệp mà
mình được đào tạo.
Thực hiện Nghị quyết của Trung ương Đảng, ngày 28-10-2008 Chính phủ
đã ra Nghị quyết số 24/2008/NQ- CP ban hành Chương trình hành động của
Chính phủ, trong đó có mục tiêu: “Tập trung đào tạo nguồn nhân lực ở nông
thôn, chuyển một bộ phận lao động nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ,
giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập của dân cư nông thôn tăng lên 2,5 lần so
với hiện nay”. Một trong những nhiệm vụ chủ yếu trong Chương trình hành
động của Chính phủ là: “Xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia về đào tạo
nguồn nhân lực nông thôn. Tập trung xây dựng kế hoạch và giải pháp đào tạo
cho bộ phận con em nông dân đủ trình độ, năng lực vào làm việc ở các cơ sở
công nghiệp, thủ công nghiệp, dịch vụ và chuyển nghề; bộ phận nông dân còn
tiếp tục sản xuất nông nghiệp được đào tạo về kiến thức và kỹ năng để thực
hành sản xuất nông nghiệp hiện đại; đồng thời tập trung đào tạo nâng cao kiến
thức cho cán bộ quản lý, cán bộ cơ sở”.
Để cụ thể hóa Chương trình hành động, ngày 27-11-2009, Thủ tướng
Chính phủ ban hành Quyết định số 1956/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Đào tạo
nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” (gọi tắt là Đề án 1956). Trong
Quyết định này đã thể hiện rõ quan điểm của Đảng và Nhà nước ta là: “Đào tạo
nghề cho lao động nông thôn là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, của các cấp, các
ngành và xã hội nhằm nâng cao chất lượng lao động nông thôn, đáp ứng yêu cầu
công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Đề án đã đề ra đồng bộ các chính sách đối với người học nghề, chính sách
đối với người dạy nghề (bao gồm giáo viên, giảng viên trong các cơ sở dạy
nghề; cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, người lao động có tay nghề cao tại các doanh
nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh và các trung tâm khuyến nông, lâm, ngư, nông
dân sản xuất giỏi tham gia dạy nghề) và chính sách đối với các cơ sở dạy nghề
cho lao động nông thôn.

Đề án cũng đã đề ra 8 nhóm hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn,
bao gồm (1) Tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm đối với lao động nông
thôn; (2) Điều tra, khảo sát và dự báo nhu cầu dạy nghề cho lao động nông thôn;

14


(3) Thí điểm các mô hình dạy nghề cho lao động nông thôn; (4) Tăng cường cơ
sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề đối với các cơ sở dạy nghề công lập; (5) Phát
triển chương trình, giáo trình, học liệu và xây dựng danh mục thiết bị dạy nghề;
(6) Phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề; (7) Hỗ trợ lao động
nông thôn học nghề; (8) Giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Đề án.
Đồng thời với Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm
2020”, ngày 4-6-2010 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 800/QĐ-TTg
phê duyệt “Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai
đoạn 2010- 2020”. Theo đó, sẽ có 11 nhóm nội dung phải triển khai thực hiện từ
nay đến năm 2020, trong đó có nội dung “đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động
nông thôn, thúc đẩy đưa công nghiệp vào nông thôn, giải quyết việc làm và
chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động nông thôn”.
Có thể nói, chưa bao giờ vấn đề đào tạo nghề nói chung và đào tạo nghề
cho lao động nông thôn lại được Đảng và Nhà nước quan tâm như hiện nay và
đã có những cơ chế, chính sách và các giải pháp đồng bộ để thực hiện.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã hướng dẫn các địa phương tổ
chức triển khai thực hiện đề án theo 19 nhóm công việc cụ thể. Tuy mới triển
khai thực hiện, nhưng các ngành, các địa phương đã có những hoạt động thiết
thực, sáng tạo, đã đưa ra nhiều mô hình dạy nghề và hình thức dạy nghề thích
hợp. Một số mô hình đã bước đầu triển khai có hiệu quả, như mô hình đào tạo
nghề cho lao động ở các vùng chuyên canh, vùng nguyên liệu cho các cây công
nghiệp như thuốc lá, chè, cà phê … (có sự phối hợp giữa địa phương và các
doanh nghiệp); mô hình dạy nghề cho lao động trong các làng nghề (sự phối hợp

giữa địa phương, các cơ sở dạy nghề và các làng nghề); mô hình dạy nghề ngắn
hạn cho người nông dân ở cộng đồng (sự phối hợp giữa địa phương, tổ chức xã
hội - nghề nghiệp và các trung tâm khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư) …
Để các hoạt động đào tạo nghề cho nông dân và lao động nông thôn thực
sự hiệu quả, tạo được sự đồng thuận cao của người dân, cần tiếp tục thực hiện
một số vấn đề sau:
Thứ nhất, phải có sự “vào cuộc” mạnh mẽ của cả hệ thống chính trị ở địa
phương. Nhận thức đúng về đào tạo nghề cho nông dân và lao động nông thôn là
cơ hội để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho địa phương, nâng cao chất
lượng, năng suất lao động; góp phần nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm
nông nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế. Thực tế thời gian vừa qua cho
thấy, ở địa phương nào có sự quan tâm của cấp uỷ đảng, sự chỉ đạo quyết liệt
của chính quyền và sự tham gia tích cực của các tổ chức chính trị - xã hội … thì
ở đó công tác dạy nghề cho nông dân và lao động nông thôn đạt được kết quả
mong muốn.

15


Thứ hai, đào tạo nghề cho nông dân và lao động nông thôn phải xuất phát
từ nhu cầu sử dụng lao động thực sự của các cơ sở sản xuất, kinh doanh- dịch vụ
trên địa bàn; từ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương; đồng
thời dựa trên nhu cầu thực tế về nghề nghiệp của người dân, chứ không phải là
các hoạt động có tính phong trào, nhất thời. Vì vậy, công tác điều tra, khảo sát
nhu cầu phải thực hiện thường xuyên; nắm chắc các nhu cầu thực tế (theo từng
nghề, nhóm nghề, vị trí công việc …) của người dân ở từng địa phương (xã,
huyện) và của doanh nghiệp. Để làm tốt việc này, ngoài việc huy động các cơ
quan chuyên môn (lao động, nông nghiệp và phát triển nông thôn, thống kê …)
cần kết hợp với công tác tuyên truyền, tư vấn nghề nghiệp, thông tin đến từng
người dân về nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp ...

Thứ ba, do tính đa dạng vùng miền và tính đặc thù của người nông dân và
lao động nông thôn (trình độ học vấn không đồng đều, lao động theo mùa vụ,
thói quen canh tác …), nên việc tổ chức các khóa đào tạo phải rất linh hoạt về
chương trình đào tạo, hình thức đào tạo, phương thức đào tạo, phương pháp
truyền đạt … Chương trình đào tạo phải gắn với học liệu sinh động, đa dạng và
thiết thực, phù hợp với trình độ của người học.
Thứ tư, đào tạo nghề cho nông dân và lao động nông thôn phải gắn với
giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động; gắn với xóa đói, giảm nghèo
và góp phần bảo đảm an sinh xã hội ở nông thôn; gắn với xây dựng nông thôn
mới. Vì vậy, trong quá trình thực hiện, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa chính
quyền địa phương, các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp, nhất là vai trò của chính
quyền cấp xã, cấp huyện. Thực tế thời gian qua cho thấy, ở nơi nào có sự phối
hợp tốt giữa các đối tác này thì ở đó công tác đào tạo nghề đạt được kết quả rất
tích cực (người dân có việc làm, năng suất lao động và thu nhập của người dân
được nâng lên, giảm nghèo bền vững …). Đặc biệt, dạy nghề cho nông dân và
lao động nông thôn phải gắn kết chặt chẽ với Chương trình mục tiêu quốc gia về
xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 của Chính phủ (theo Quyết định
số 800/QĐ-TTg ngày 4-6-2010).
Thứ năm, để những người nông dân trở thành những lao động nông
nghiệp hiện đại, song song với việc truyền đạt kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp
cần trang bị cho họ những kiến thức tiêu chuẩn an toàn sản phẩm, về thị trường,
kiến thức kinh doanh trong điều kiện hội nhập.
Để góp phần đạt được các yêu cầu nêu trên, Bộ Lao động, Thương binh
và Xã hội đã ban hành Quyết định 826/QĐ-LĐTBXH ngày 07/7/2011 về việc
phê duyệt nghề trọng điểm và trường được lựa chọn nghề trọng điểm để hỗ trợ đầu
tư từ chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2011-2015 nhằm đầu tư trọng điểm
và đồng bộ từ cơ sở vật chất, trang thiết bị, chương trình, giáo trình và đội ngũ giáo

16



viên đáp ứng yêu cầu của các cấp độ đào tạo từ quốc gia, khu vực ASEAN và quốc
tế theo từng vùng miền và phạm vi cả nước.
2.2. Thực trạng và yêu cầu phát triển đào tạo nghề ở Tây Nguyên
2.2.1. Khái quát về vùng Tây Nguyên, tỉnh Đắk Lắk, thành phố Buôn Ma
Thuột và khu vực tam giác phát triển Việt Nam – Lào – CămPuChia.
2.2.1.1. Khái quát về vùng Tây Nguyên
Tây Nguyên của Việt Nam là vùng cao nguyên gồm 5 tỉnh, được sắp xếp
theo thứ tự từ Bắc xuống Nam: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm
Đồng. Vùng có diện tích tự nhiên 54.640 km 2, có gần 600 km đường biên giới
với Căm Pu Chia và Lào; dân số 5 triệu người, với 47 dân tộc anh em; trong đó
46 dân tộc thiểu số với số dân 1,7 triệu người, chiếm tỷ lệ 34%. Vùng có 3 thành
phố, 6 thị xã, 51 huyện, 75 phường, 47 thị trấn, 590 xã, 6.782 thôn, buôn (trong
đó có 2.489 buôn đồng bào dân tộc thiểu số).
Vị trí vùng Tây Nguyên – tỉnh Đắk Lắk – Thành phố Buôn Ma Thuột
và trường Cao đẳng nghề Thanh niên Dân tộc Tây Nguyên

Trường CĐ
nghề TNDT
Tây Nguyên

2.2.1.2. Khái quát về tỉnh Đắk Lắk và thành phố Buôn Ma Thuột
Tỉnh Đắk Lắk, nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, có nhiều thuận lợi về
vị trí địa lý – kinh tế, điều kiện tự nhiên, tài nguyên đất đai, tiềm năng thủy điện,
17


du lịch …; cơ sở hạ tầng tương đối phát triển so với các tỉnh trong vùng; là đầu
mối giao thông của nhiều tuyến đường quan trọng; đồng thời là một tỉnh biên
giới, có số dân và số đồng bào dân tộc thiểu số lớn nhất vùng; vì vậy tỉnh có vị

trí chiến lược quan trọng đối với toàn vùng và trong cả nước về kinh tế - xã hội
và an ninh - quốc phòng.
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020
đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt có mục tiêu tổng quát là: Đẩy nhanh
việc xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, xây dựng Đắk Lắk trở thành
trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của vùng Tây Nguyên, một cực phát triển
trong tam giác phát triển Việt Nam – Lào – Căm Pu Chia.
Thành phố Buôn Ma Thuột là thành phố loại I trực thuộc tỉnh; đang được
tập trung đầu tư phát triển thành đô thị trung tâm vùng trực thuộc Trung ương; là
trung tâm công nghiệp, dịch vụ, khoa học kỹ thuật, giáo dục đào tạo, y tế, thể
dục thể thao; là đầu mối giao thông liên vùng, tạo điều kiện phát triển, giao lưu
kinh tế, văn hóa, xã hội với các vùng trong cả nước và khu vực tam giác phát
triển Việt Nam - Lào - Căm Pu Chia.
Bản đồ Hành chính tỉnh Đắk Lắk

18


2.2.1.3. Khái quát về khu vực tam giác phát triển Việt Nam, Lào,
CămPuChia
Tam giác phát triển Việt Nam, Lào, Campuchia là khu vực ngã ba biên
giới của ba nước Việt Nam, Lào và Căm Pu Chia. Phạm vi của tam giác phát
triển này bao gồm 13 tỉnh, có đường biên giới hoặc có liên quan đến khu vực
biên giới chung giữa ba nước, đó là 4 tỉnh ở miền Đông Campuchia (Cra Chê,
Ratanakiri, Stung Treng, Mondulkiri); 4 tỉnh ở miền Nam Lào (Cham Pa Sắk,
Attapu, Salavan, Xekong); 5 tỉnh của Việt Nam (Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk,
Đắk Nông ở Tây Nguyên và Bình Phước). Đây là khu vực có vị trí chiến lược
đối với cả 3 nước về chính trị, kinh tế - xã hội và môi trường sinh thái; có những
điều kiện thuận lợi để 3 nước mở rộng giao lưu liên kết phát triển kinh tế - xã
hội, nhất là đối với các tỉnh trong khu vực. Ba Thủ tướng khẳng định tam giác

phát triển Việt Nam - Lào - Căm Pu Chia là khu vực hết sức quan trọng; cam kết
sẽ ưu tiên triển khai hợp tác trong khu vực tam giác phát triển trên các lĩnh vực
giao thông vận tải, thương mại, điện lực, du lịch, đào tạo nguồn nhân lực và y tế;
đã thông qua quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xây dựng tam giác phát triển.
2.2.2. Định hướng phát triển nhân lực khu vực Tây Nguyên giai đoạn
2010-2020
2.2.2.1. Tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên
Tây Nguyên có vị trí chiến lược về chính trị, an ninh-quốc phòng; có quỹ
đất Bazan và khí hậu thuận lợi cho phát triển các cây công nghiệp quan trọng và
chăn nuôi đại gia súc; có tài nguyên lớn về rừng; có tiềm năng lớn về phát triển
thủy điện và công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản; có nhiều tiềm năng,
điều kiện phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn (gồm cả tài nguyên
du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn).
2.2.2.2. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội Tây Nguyên thời kỳ 20112020
* Mục tiêu phát triển:
- Phát huy các tiềm năng, thế mạnh của vùng Tây Nguyên, tạo ra sự chuyển
biến mạnh mẽ để vùng phát triển ổn định, hiệu quả, đời sống nhân dân được
nâng cao, bảo vệ môi trường sinh thái, giữ vững sự đoàn kết giữa các dân tộc,
đảm bảo an ninh quốc phòng, có nhiều mặt đạt mức trung bình của cả nước, nhất
là về kết cấu hạ tầng, các dịch vụ trong lĩnh vực văn hóa – xã hội, từng bước đưa
Tây Nguyên trở thành vùng động lực phát triển kinh tế của cả nước.
Bảng 2.1: Chỉ tiêu phát triển kinh tế vùng Tây Nguyên giai đoạn 2011-2020
Chỉ tiêu phát triển

2006-2010
19

2011-2015

2016-2020



1
2

3

kinh tế
Tốc độ tăng trưởng
8,9%/năm
kinh tế
GDP bình quân đầu 13,1 triệu đồng
người - năm cuối kỳ
=60% bqcảnước
Cơ cấu kinh tế - năm
cuối kỳ
Nông lâm nghiệp
Công nghiệp, xây
dựng
Dịch vụ

100%

7,9%/năm

8,7%/năm

24 triệu đồng
=68-69%
bqcảnước

100%

46,1 triệu đồng
=75-76%
bqcảnước
100%

43,6%
29,2%

34,7%
35%

27,2%

30,3%

51,2%

- Về an ninh, quốc phòng: Giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã
hội, tăng cường đoàn kết các dân tộc, củng cố quốc phòng an ninh. Đầu tư hệ
thống giao thông ra biên giới, hệ thống đồn trạm biên phòng; xây dựng các tỉnh
thành các khu vực phòng thủ vững chắc.
2.2.2.3. Giải pháp liên vùng về phát triển nhân lực cho phát triển kinh tế xã hội Tây Nguyên
Bảng 2.2: Dự báo dân số, lao động, lao động qua đào tạo và lao động qua
đào tạo nghề vùng Tây Nguyên
1
2

3

4
5

Chỉ tiêu phát triển chủ yếu
Dự báo dân số (người)
Dự báo lao động
Số người làm việc trong các ngành
kinh tế quốc doanh
Lao động nông lâm ngư nghiệp
% so tổng số lao động
Lao động công nghiệp xây dựng
% so tổng số lao động
Lao động dịch vụ
% so tổng số lao động
Tỷ lệ lao động qua đào tạo
Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề
Giải quyết việc làm

2006-2010
5,2 triệu

2011-2015
5.8 triệu

2016-2020
6.4 triệu

2,6 triệu

3,0 triệu


3,5 triệu

1,7 triệu
68,2
0,255 triệu
9,9
0,566 triệu
21,9
2008=27%
2010=23%

1,75 triệu
1,6 triệu
58,0
45,0
0,470 triệu
0,851 triệu
15,6
24,0
0,793 triệu
1,113 triệu
26,4
31,0
40-45 %
55-60 %
> = 35%
>35
Mỗi năm 14-15 vạn người


- Giải pháp:
Chính sách chung: ban hành chính sách phát triển nguồn nhân lực đối với
đồng bào các dân tộc thiểu số và đối tượng chính sách; nghiên cứu ban hành các
chính sách đào tạo, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ cơ sở; chính sách thu
hút cán bộ khoa học kỹ thuật, có trình độ cao từ nơi khác đến công tác lâu dài ở
Tây Nguyên, nhất là ở vùng sâu vùng xa; thực hiện chính sách luân chuyển và
tăng cường cán bộ tỉnh, huyện về xã đảm nhận các cương vị chủ chốt; chú trọng
20


dạy nghề cho lao động nông thôn, đặc biệt là dạy nghề cho lao động vùng
chuyên canh, vùng chuyển đổi cơ cấu kinh tế để có nhiều cơ hội việc làm, tự tạo
việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động; có chính sách đặc thù để thu hút và phát
triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề của vùng; có các chính sách
hỗ trợ dạy nghề phù hợp cho các đối tượng lao động là đồng bào dân tộc thiểu
số, đối tượng chính sách.
- Quy hoạch, xây dựng mạng lưới đào tạo và dạy nghề nội vùng:
+ Đào tạo nghề: mở rộng đào tạo nghề, tăng quy mô và thực hiện đa ngành
hóa, đa trình độ đào tạo ở các trường trung cấp chuyên nghiệp và cao đẳng; phát
triển các trung tâm dạy nghề ở tất cả các huyện. Đa dạng hóa các hình thức,
phương pháp dạy nghề phù hợp với đối tượng học nghề và yêu cầu sản xuất, nhu
cầu lao động có tay nghề của xã hội. Đẩy mạnh xã hội hóa dạy nghề, hình thành
mạng lưới dạy nghề với nhiều hệ thống, nhiều cấp độ; phát triển mạnh các hình
thức dạy nghề ngắn hạn, dạy nghề lưu động; thực hiện dạy nghề theo thị trường,
theo địa chỉ, tại doanh nghiệp, liên kết giữa doanh nghiệp với các cơ sở dạy
nghề.
+ Đào tạo đại học, cao đẳng: mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng đào
tạo đại học, cao đẳng. Ưu tiên tuyển sinh học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số vào
các trường chuyên nghiệp, mở rộng các đối tượng cử tuyển, dự bị vào các bậc
đào tạo. Xây dựng trường Đại học Tây Nguyên, trường Đại học Đà Lạt, trường

Cao đẳng nghề Thanh niên dân tộc Tây Nguyên, trường Cao đẳng nghề Đà Lạt
thành trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho vùng.
+ Hợp tác liên vùng và hợp tác quốc tế về đào tạo: rà soát lại năng lực đào
tạo nội vùng: số lượng, ngành nghề ...; đánh giá mức độ đáp ứng và số lượng
thiếu hụt cần bổ sung đào tạo từ bên ngoài. Mở rộng các hình thức liên kết đào
tạo với các trung tâm đào tạo lớn của đất nước, đặc biệt là thành phố Hồ Chí
Minh và Hà Nội, Đà Nẵng, Huế ...
2.2.3. Tình hình, phương hướng, mục tiêu và giải pháp phát triển giáo dục,
đào tạo và dạy nghề vùng Tây Nguyên giai đoạn 2011-2015
2.2.3.1. Tình hình phát triển giáo dục đại học, cao đẳng:
Năm 2010, Tây Nguyên có 3 trường đại học (1 tư thục), 2 phân hiệu đại
học, 9 trường cao đẳng (tăng 2 trường so với 2005), 17 trường trung cấp chuyên
nghiệp (tăng 5 trường). Quy mô tuyển sinh trung cấp chuyên nghiệp tăng nhanh
qua các năm, năm 2010 tăng 2 lần so với 2005 (Đắk Lắk tăng 3,2 lần). Tồn tại:
Tuyển sinh đại học, cao đẳng không đạt chỉ tiêu; sự đáp ứng về chất lượng và
ngành nghề đào tạo cho các địa phương vẫn đang là khó khăn; một số trường
cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp có quy mô và chất lượng đào tạo thấp.

21


2.2.3.2. Tình hình phát triển dạy nghề:
Sau 5 năm, mạng lưới cơ sở dạy nghề của Tây Nguyên đã phát triển vượt
bậc, tăng 2 lần so với 2005. Đến 2010, Tây Nguyên có 2 trường cao đẳng nghề,
13 trường trung cấp nghề, 49 trung tâm dạy nghề và 49 cơ sở khác có tham gia
dạy nghề. Trong 5 năm, các cơ sở dạy nghề đã tuyển sinh 246.131 người (35%
là người dân tộc thiểu số); trong đó trình độ trung cấp nghề và cao đẳng nghề là
20.744 người (8,4% tổng số tuyển sinh). Hạn chế: Các trường đào tạo nghề hầu
hết mới thành lập nên năng lực đào tạo còn hạn chế. Tỷ lệ lao động qua đào tạo
nghề của cả vùng năm 2010 ước đạt 23% (bình quân cả nước 30%), tỷ lệ đào tạo

nghề trình độ trung cấp, cao đẳng chỉ đạt 8,4% (bình quân cả nước 17%). Nhiều
cơ sở dạy nghề chưa có khu nội trú nên không thu hút được nhiều học sinh dân
tộc thiểu số. Đến nay mới có 43,8% số đơn vị cấp huyện có cơ sở dạy nghề, việc
tổ chức dạy nghề tại chỗ cho lao động nông thôn, người dân tộc thiểu số gặp
nhiều khó khăn. Giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề còn thiếu nhiều và chưa đạt
chuẩn, dẫn đến xây dựng chương trình, giáo trình gặp nhiều khó khăn. Chất
lượng dạy nghề còn thấp, chưa sát với yêu cầu của các đơn vị kinh doanh sản
xuất tại địa phương, đào tạo chưa gắn với việc làm.
2.2.3.3. Phương hướng, mục tiêu và giải pháp phát triển giáo dục, đào tạo
và dạy nghề vùng Tây Nguyên:
* Mục tiêu tổng quát: Tập trung nâng cao chất lượng của giáo dục, đào tạo,
dạy nghề; tiếp tục mở rộng quy mô, đáp ứng yêu cầu nâng cao dân trí, đào tạo
nhân lực; ...
* Mục tiêu cụ thể:
- Giáo dục trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề: phát triển mạng lưới các
trường trung cấp chuyên nghiệp và cơ sở dạy nghề; quy mô tuyển sinh đào tạo
trung cấp chuyên nghiệp tăng bình quân 10%/năm; tỷ lệ lao động qua đào tạo
nghề đạt tối thiểu 35% vào năm 2015 (khoảng cách giữa mục tiêu phát triển dạy
nghề và những hạn chế trong hiện trạng là yêu cầu lớn đối với phát triển dạy
nghề của khu vực).
- Giáo dục đại học: hoàn chỉnh quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục đại
học, cao đẳng. Đến năm 2015 đạt tỷ lệ 150 sinh viên/1 vạn dân, tỷ lệ sinh viên là
người dân tộc thiểu số đạt 20%; phát triển đội ngũ giảng viên các trường cao
đẳng và đại học đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu và nâng cao chất lượng để thực
hiện nhiệm vụ đổi mới toàn diện giáo dục đại học.
* Nhiệm vụ và giải pháp chung: 1) Công tác tuyên truyền; 2) Hoàn thiện
mạng lưới trường học, đầu tư chuẩn hóa cơ sở vật chất trường, lớp học ở tất cả
các cấp học đáp ứng yêu cầu, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; 3) Xây
dựng đội ngũ giáo viên, giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục; 4) Đổi mới
22



phương pháp giáo dục và kiểm tra đánh giá; 5) Thực hiện, bổ sung, điều chỉnh
các chính sách trọng tâm, đặc thù.
* Nhiệm vụ và giải pháp lớn trong dạy nghề: 1) Triển khai thực hiện có
hiệu quả đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020"; 2) Triển
khai nghị quyết của Chính phủ về đổi mới và phát triển dạy nghề đến năm 2020,
trong đó tập trung các nhóm giải pháp: đầu tư đồng bộ một số nghề của các
trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề được lựa chọn để đào tạo nhân lực cho sự
phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh trong vùng; tạo sự đột phá về chất lượng
dạy nghề; 3) Tiếp tục nghiên cứu, ban hành các chính sách đặc thù để phát triển
dạy nghề vùng Tây Nguyên, để thu hút và phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ
quản lý dạy nghề của khu vực; 4) Tiếp tục kiện toàn bộ máy quản lý dạy nghề;
tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho cán bộ quản lý dạy nghề.
2.2.4. Định hướng quy hoạch mạng lưới các cơ sở đào tạo đại học, cao
đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề vùng Tây Nguyên giai đoạn 20112020
2.2.4.1. Mục tiêu quy hoạch: Tăng số lượng trường trong vùng để cùng các
trường vùng khác đào tạo nguồn nhân lực cho Tây Nguyên; tạo điều kiện cho
con em các đồng bào dân tộc Tây Nguyên có nhiều cơ hội học tập nâng cao trình
độ, góp phần nâng tỷ lệ sinh viên/1 vạn dân trong vùng tiếp cận mức bình quân
chung của cả nước. Sắp xếp các trường phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội,
quy hoạch phát triển kinh tế của mỗi địa phương và của vùng. Xây dựng các
trường đại học theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực, kết hợp đào tạo các trình độ
đại học, cao đẳng theo hướng ứng dụng nghề nghiệp.
2.2.4.2. Định hướng Quy hoạch: Quy mô tối đa các trường đại học trong
vùng 10.000-12.000 sinh viên, các trường cao đẳng 3.000-5000 sinh viên, các
trường trung cấp chuyên nghiệp 3.000 học sinh; các trường y tế, văn hóa nghệ
thuật, thể dục thể thao quy mô thấp hơn. Mỗi tỉnh Tây Nguyên có ít nhất một
trường cao đẳng nghề, mỗi huyện có một trung tâm dạy nghề hoặc một trường
trung cấp nghề.

2.2.4.3. Số liệu thực trạng năm 2010 và định hướng quy hoạch mạng lưới
các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề đến năm 2020
Theo định hướng, đến năm 2020, số trường đại học tăng gấp trên 2 lần, số
trường cao đẳng tăng 1,5 lần, số trường cao đẳng nghề tăng gấp 3 lần năm 2010;
thể hiện yêu cầu và quy mô đào tạo còn rất lớn, đồng thời quá trình hợp tác và
cạnh tranh trong đào tạo cũng phong phú hơn rất nhiều.
2.2.4.4. Các giải pháp phát triển nguồn nhân lực của Tây Nguyên: Về cơ
cấu ngành nghề; về số trường; về đào tạo đội ngũ giảng viên; về mở rộng quy
mô, nâng cao chất lượng đào tạo; về đất đai, cơ sở vật chất; về kinh phí. Kế
23


hoạch triển khai chia ra làm 2 giai đoạn từ 2011-2015 và 2016-2020, tầm nhìn
đến năm 2030.
2.2.5. Dự báo cấp trình độ và ngành nghề đào tạo nghề; yêu cầu và
phương pháp xác định nhu cầu và quy mô đào tạo nghề
Các ngành nghề và quy mô đào tạo nghề cần phát triển cho cả bốn cấp trình
độ đào tạo, phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, của khu vực là tương
đối rộng. Để có số liệu khách quan, chính xác, cần có điều tra trên diện rộng kết
hợp với điều tra dân số; tuy nhiên do điều kiện thời gian, kinh phí, hiện nay chưa
có tỉnh nào làm được việc này.
Trong 2 năm 2010, 2011; dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các
tỉnh vùng Tây Nguyên cùng cả nước tiến hành quy hoạch phát triển nhân lực
giai đoạn 2011-2020; hiện đã có dự thảo ban đầu, nhưng số liệu chưa thật đầy đủ
và chính xác, đang được bổ sung và chính xác hóa. Bộ Lao động, Thương binh
và Xã hội đang cùng các tỉnh, các ngành, các trường xây dựng dự báo đào tạo
nghề và quy hoạch mạng lưới cơ sở dạy nghề giai đoạn 2010-2020.
2.2.5.1. Dự báo phát triển trình độ đào tạo nghề và sư phạm kỹ thuật dạy
nghề
Hiện nay đã đào tạo 3 cấp trình độ, theo đề án Đổi mới và phát triển dạy

nghề đến 2020, sẽ tổ chức dạy thí điểm và tiến đến dạy hệ đại học công nghệ kỹ
thuật. Trường Cao đẳng nghề Thanh niên dân tộc Tây Nguyên có định hướng
phấn đấu để được tham gia chương trình trên và nâng cấp khoa Sư phạm dạy
nghề của trường để đào tạo được giáo viên dạy nghề có trình độ đại học sư phạm
kỹ thuật dạy nghề.
2.2.5.2. Dự báo phát triển các ngành nghề đào tạo nghề
* Đối với tỉnh, vùng, khu vực: Các ngành nghề thuộc các lĩnh vực trọng
điểm của vùng là nông, lâm nghiệp (trong đó mạnh nhất là trồng cây công
nghiệp, chăn nuôi); công nghiệp (trong đó mạnh nhất là thủy điện; khai thác và
chế biến nông lâm sản, khoáng sản …), xây dựng (thủy lợi, thủy điện, giao
thông, điện, cơ sở hạ tầng khu đô thị); dịnh vụ (du lịch, kinh doanh và quản lý,
khách sạn và nhà hàng, vận tải); kinh tế (kế toán, quản trị doanh nghiệp vừa và
nhỏ), nghề dân dụng và truyền thống (cắt may, dệt thổ cẩm, điêu khắc gỗ, …).
Các nghề kỹ thuật phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá cần
phải phát triển để chẩn bị cho tương lai như vùng khác là cơ khí, điện, điện tử,
công nghệ thông tin, ... Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã khuyến cáo các trường
đại học, cao đẳng thuộc Tây Nguyên cần tập trung chuẩn bị các điều kiện để mở
thêm nhiều ngành nghề như công nghệ sinh học, bảo vệ môi trường, xây dựng,
giao thông, …

24


* Đối với trường Cao đẳng nghề Thanh niên dân tộc Tây Nguyên: Căn cứ
Danh mục nghề đào tạo cao đẳng nghề, trung cấp nghề do Bộ Lao động, Thương
binh và Xã hội ban hành; đánh giá nhu cầu đào tạo nghề của tỉnh, của khu vực;
nhiệm vụ, điều kiện và khả năng phát triển của trường; đã có kế hoạch phát triển
các ngành nghề và các trình độ đào tạo của trường giai đoạn 2011-2015; trong
đó, mỗi nhóm nghề chọn một nghề trọng điểm để đào tạo đến trình độ đại học
công nghệ kỹ thuật. Đồng thời xây dựng quy hoạch chiến lược phát triển ngành

nghề đào tạo giai đoạn 2016 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
2.2.5.3. Yêu cầu và phương pháp xác định nhu cầu và quy mô đào tạo nghề
Các số liệu về nhu cầu đào tạo nghề là cơ sở quan trọng trong xây dựng
mục tiêu và giải pháp chiến lược phát triển. Trong các chỉ tiêu phát triển kinh tếxã hội của Văn kiện Đại hội Đảng các cấp, chiến lược và quy hoạch phát triển
kinh tế - xã hội, có chỉ tiêu giải quyết việc làm lao động qua đào tạo nói chung,
qua đào tạo nghề nói riêng; trong giáo dục đào tạo có chỉ tiêu phân luồng học
sinh trung học; là những căn cứ để xác định nhu cầu và quy mô đào tạo, quy mô
tuyển sinh. Theo truyền thống, các số liệu này được xác định bằng phương pháp
"Kế hoạch hóa tổng cầu nguồn nhân lực". Hiện nay, chúng ta mới đang tiếp cận
các phương pháp "Thu thập và phân tích thông tin thị trường lao động", "Phỏng
vấn người sử dụng lao động", "Điều tra theo dấu vết học sinh, sinh viên tốt
nghiệp"; đang được tiến hành tại một số trường, trong đó có trường Cao đẳng
nghề Thanh niên dân tộc Tây Nguyên. Trong giáo dục, đào tạo còn áp dụng
phương pháp "Sơ đồ luồng" để xác định quy mô giáo dục. Cùng với việc áp
dụng các phương pháp trên, có thể sử dụng các phương pháp "Ngoại suy xu
thế", phương pháp "Chuyên gia", ... để dự báo quá trình phát triển. Xu thế phát
triển của trường về quy mô đào tạo theo định hướng quy hoạch, đến 2015
khoảng 5.000, đến năm 2020 khoảng 8.000 và đến năm 2030 khoảng 10.000 học
sinh, sinh viên.
2.3. Bối cảnh ngoài nước
Trong thời đại hiện nay, trước xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế,
nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội, hệ thống đào tạo nghề ở Việt Nam đang có
nhiều đổi mới. Việc phát triển nguồn nhân lực cao đáp ứng sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là một chiến lược quốc gia trong toàn bộ
chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo. Hệ thống giáo dục nghề nghiệp có vai
trò hết sức quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực mà trọng tâm là việc
nâng cao chất lượng và hiệu quả nguồn nhân lực.
Thời gian vừa qua, trên thế giới đang tiếp tục diễn ra cuộc cách mạng
khoa học–công nghệ, sự chuyển biến từ kỷ nguyên công nghiệp sang kỷ nguyên
thông tin và phát triển kinh tế tri thức. Sự ra đời của các công nghệ cao đã giúp


25


×