Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

giao duc dia phuong kon tum

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.12 KB, 4 trang )

Tiết 52. Văn
TÌM HIỂU, GIỚI THIỆU VĂN HỌC VIẾT ĐỊA PHƯƠNG
TRƯỚC NĂM 1975
Kết quả cần đạt:
- Sưu tầm, ghi chép lại các tác phẩm văn học tiêu biểu ở địa phương trước
Năm 1975
- Hiểu và nắm được nội dung các tác phẩm văn học tiêu biểu ở địa phương
trước năm 1975: phản ánh cuộc đấu tranh kiên cường, anh dũng của tù chính
trị Kon Tum chống thực dân Pháp và tinh thần quật cường, lòng nhân hậu,
tình yêu đằm thắm của con người Tây Nguyên trong hai cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ.
Những điều cần lưu ý:
- HS cần chuẩn bị tốt việc sưu tầm, đọc tư liệu trước giờ học.
- Ngoài những nguồn tư liệu sách đã được xuất bản, HS có thể tìm hiểu bằng
việc tham quan di tích Ngục Kon Tum, tìm đọc thông tin trên các tạp chí địa
phương và trên internet.
I. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ Ở NHÀ
1. Tìm đọc các tài liệu sau:
- Hồi kí Tù nhà đày Hà Tĩnh đến ngục Kon Tum của Ngô Đức Đệ.
- Các bài thơ do các tù nhân ngục Kon Tum viết. (Tập Kon Tum – Thơ
do Tạ Văn Sỹ biên soạn và tuyển chọn, NXB Văn học, 2012)
2. Đọc và tìm hiểu bài thơ Bóng cây kơ-nia của Ngọc Anh.
BÓNG CÂY KƠ-NIA
(Theo điệu Ka-choi, dân tộc Hrê)
Trời sáng em lên rẫy
Thấy bóng cây Kơ nia
Bóng ngả che ngực em
Về nhớ anh, không ngủ…


Buổi chiều mẹ lên rẫy


Thấy bóng cây Kơ nia
Bóng tròn che lưng mẹ
Về nhớ anh mẹ khóc...
Em hỏi cây Kơ nia:
- Gió mày thổi về đâu?
- Về phương mặt trời mọc,
Mẹ hỏi cây Kơ nia:
- Rễ mày uống nước đâu?
- Uống nước nguồn miền Bắc.
Con giun sống nhờ đất
Chim phí sống nhờ rừng
Em và mẹ nhớ anh
Uống theo nguồn miền Bắc
Như gió cây Kơ nia…
Như bóng cây Kơ nia…
Chú thích:
Ngọc Anh (1932-1964), tên khai sinh là Nguyễn Ngọc Anh, quê ở xã Đại
Hồng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Trong kháng chiến chống thực dân
Pháp, ông đã hoạt động ở Khu V (Bắc Tây Nguyên). Sau đó, ông tập kết ra
Bắc công tác ở Ban Văn-Sử-Địa (tiền nhân của Viện Văn học Việt Nam
ngày nay). Năm 1957, ông trở lại chiến trường Tây Nguyên làm công tác văn
nghệ giải và phóng viên chiến trường.


Bài thơ Bóng Cây Kơ-Nia được sáng tác vào khoảng năm 1957-1958, lúc tác
giả đang ở chiến trường Bắc Tây Nguyên. Bài thơ nói lên tình cảm thủy
chung son sắt, niềm mong ước đoàn tụ sum họp Bắc Nam. Bài thơ đã được
nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu phổ nhạc năm 1971.
Nhà thơ Ngọc Anh hi sinh năm 1964, bên kia chân núi Ngọc Linh, phía Bắc
tỉnh Kon Tum.

(1) cây kơ-nia : một loài cây thân gỗ có tán lá xanh, thân chắc khỏe. Trên
nương rẫy, người dân tộc thường giữ lại cây kơ-nia làm bóng che mát, nghỉ
ngơi, tâm tình.
(2) chim phí : một loài chim rừng tựa như chim sáo.

Cây kơ-nia
(Nguồn: quockhuyen.com)

Đọc-hiểu văn bản


1. Bài thơ kể, tả về cây kơ-nia qua cảm nhận của ai ? Niềm thương nhớ của
hai nhân vật trong bài thơ dành cho ai ? Niềm thương nhớ của mẹ và em có
gì khác nhau ?
2. Cây kơ-nia được xem là linh hồn của người Tây Nguyên, linh hồn ấy
mang mong ước gì ? Mong ước ấy được diễn tả bằng hình ảnh ẩn dụ nào ?
3. Cấu trúc hỏi đáp trong bài thơ có tác dụng gì trong việc bộc lộ nội tâm của
nhân vật trữ tình ?
II. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
1. Thảo luận nhóm để tổng hợp thông tin về việc sưu tầm tư liệu :
Qua cuốn hồi kí Từ nhà đày Hà Tĩnh đến ngục Kon Tum của tác giả Ngô
Đức Đệ, nêu cảm nhận về cuộc sống của tù nhân ngục Kon Tum, ý chí kiên
cường của tù chính trị chế độ nhà tù dã man của thực dân Pháp.
2. Đọc một số bài thơ tiêu biểu cho các nhà tù nhân ngục Kon Tum viết.
3. Đoc-tìm hiểu bài thơ Bóng cây kơ-nia của nhà thơ Ngọc Anh theo các câu
hỏi tìm hiểu bài.
4. Cùng thầy, cô giáo nhận xét, đánh giá về những nét chính của văn học viết
Kon Tum trước năm 1975.




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×