Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (654.99 KB, 2 trang )
Bài 2:
CHIẾN THẮNG ĐỒI MƯỜI – GIA HỰU
VÀ CAO TRÀO PHÁ ẤP CHIẾN LƯỢC
Bước vào năm 1965, trước nguy cơ phá sản của chiến lược “ chiến tranh đặc biệt“, địch đã tăng
cường cố vấn Mỹ, đưa quân từ Nam Bộ ra và từ Tây Nguyên xuống mở nhiều cuộc càn quét ở Bình Định
hòng chiếm lại những vùng đã mất.
Giữ vững quyền chủ động, tỉnh quyết định mở chiến dịch Xuân năm 1965 nhằm tiêu diệt địch, hỗ
trợ quần chúng nỗi dậy giành chính quyền, phá rã bộ máy nguỵ quyền.
Mở màn chiến dịch, đêm ngày 07 tháng 02, tiểu đoàn đặc công 409 của Khu phối
hợp với bộ đội tỉnh và huyện đã tiến công cụm cứ điểm Đồi 10 – Gia Hựu ( Hoài Châu).
Đồi 10 là ngọn đồi cao đột xuất nằm gần kề quốc lộ 1A. Địch đã chiếm đóng và xây dựng
Đồi 10 thành căn cứ quân sự quan trọng. Khống chế các xã phía bắc huyện, là lá chắn cho
chi khu quận lị Tam Quan, hơn thế nữa nó là căn cứ án ngữ trên tuyến giáp ranh giữa hai
vùng chiến thuật I và II của địch, khống chế quốc lộ 1A.
Trận đánh Đồi 10 do vậy mang ý nghĩa rất quan trọng. Nó vừa là trận mở màn chiến
dịch tiến công giải phóng khu vực phía bắc huyện.vừa là trận đánh tạo sự rung chuyển toàn
bộ hệ thống phòng ngự và kìm kẹp của địch trong toàn huyện. Đây là trận đánh lớn đầu tiên
ở Hoài Nhơn.
- Nêu ý nghĩa của trận đánh Đồi 10 trong chiến dịch Xuân năm 1965?
Kết quả trận tiến công Đồi 10, ta đã diệt gọn hai đại đội, giết 150 tên, bắt toàn bọn
ác ôn của ba xã Hoài Châu, Hoài Sơn và Hoài Hảo về ẩn nấp ở đây. trận đánh đã hỗ trợ cho
nhân dân vùng bắc huyện đồng loạt nổi dậy phá ấp xã, bao vây bức rút hàng loạt các vị trí
địch kể cả quận lị Tam Quan.
Thừa thắng bộ đội ta tiến công vào ga Tam Quan diệt nhiều địch. Đoàn tiến công
quân sự đã hỗ trợ cho 20.000 quần chúng nổi dậy bao vây, bức rút, bức hàng làm tan rả
hàng loạt địch, giải phóng toàn bộ các xã Hoài Thanh, Hoài Châu, Tam Quan Nam, Tam
Quan Bắc. Bọn địch rút chạy vào Đệ Đức. Ta truy kích và tiến công Đệ Đức, giải phóng
tiếp các xã Hoài Tân, Hoài Xuân . Như vậy đến giữa năm 1965 ở Hoài Nhơn đã có 10 trên
12 xã được giải phóng. Đó là : Hoài Sơn, Hoài Châu, Tam Quan Nam, Tam Quan Bắc,
Hoài Hảo, Hoài Thanh, Hoài Hương, Hoài Mỹ, Hoài Xuân và Hoài Tân. Địch chỉ còn giữ
được Bồng Sơn và một phần Hoài Đức. Trên 145.000 dân tộc được tự do tạo điều kiện to