Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

mối quan hệ giữa độ mở thương mại và fdi một nghiên cứu ở các nước châu á

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.59 MB, 125 trang )

-----------------------------------------------

LỮ S

QUA
FDI –



ỮA
Ê

LU

A

Ơ
ỨU



S K



2015

ÂU


----------------------------------------



LỮ S

QUA
FDI –



A

ỮA
Ê

Ơ
ỨU



ÂU

:K
tế ọc
: 60 31 01 01

c

LU

S K




ọc
S. S Õ

2015

Ị QUÝ


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng luận văn này “Mối quan hệ giữa độ mở thương mại và FDIMột nghiên cứu ở các nước Châu Á” là bài nghiên cứu của chính tôi.
Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi cam
đoan rằng những phần trong luận văn này chưa từng được công bố hoặc được sử dụng
để nhận bằng cấp ở những nơi khác.
Không có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận
văn mà không được trích dẫn theo quy định.
Luận văn này chưa từng được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường
đại học hoặc cơ sở đào tạo khác.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 01 năm 2016

Lữ Song An

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt luận văn này trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới
trường Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh, nơi đã cung cấp cho tôi những kiến thức
chuyên môn về kinh tế ở bậc thạc sỹ.

Tôi đặc biệt gửi lời tri ân chân thành tới cô giáo hướng dẫn của tôi, PGS. TS.
Võ Thị Quý, người đã cung cấp kim chỉ nam, đã luôn theo sát và tận tình hướng dẫn
tôi trong suốt quá trình làm luận văn. Năng lực khoa học, kiến thức chuyên môn sâu
sắc và sự nhiệt tâm của cô đã là một động lực rất lớn giúp tôi hoàn thành luận văn.
Cuối cùng tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới quý thầy cô khoa sau đại học trường
Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực
hiện luận văn này.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 01 năm 2016

Lữ Song An

ii


TÓM TẮT
Luận văn được thực hiện với mục tiêu phân tích sự tồn tại mối quan hệ giữa
xuất, nhập khẩu hay độ mở thương mại với FDI và tác động của FDI là tích cực hay
tiêu cực đến thương mại. Đặc biệt là kiểm định Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (OFDI)
có ảnh hưởng như thế nào đến xuất, nhập khẩu và độ mở thương mại của một số nước
khu vực Châu Á và rút ra hàm ý chính sách áp dụng tại Việt Nam.
Để thực hiện nghiên cứu này, luận văn đã sử dụng các nghiên cứu lý thuyết
cũng như các nghiên cứu thực nghiệm trước đây về mối quan hệ giữa FDI và thương
mại và các mô hình được sử dụng trong thương mại.
Nghiên cứu đã sử dụng các thông tin từ các dữ liệu thu thập trên Ngân hàng
thế giới (WB), Quỹ tiền tệ thế giới (IMF), Trung tâm thương mại quốc tế (ITC), Hội
liên hợp quốc về thương mại và phát triển (UNTACD) …của một số quốc gia thuộc
khu vực Châu Á trong 11 năm 2004- 2014 với 220 quan sát.
Thông qua các thống kê phân tích mô tả và mô hình hồi quy các yếu tố ảnh
hưởng cố định (FEM) cho mô hình nhập khẩu, xuất khẩu, mô hình độ mở với dữ liệu
bảng cân bằng, nghiên cứu đã tìm thấy các tác động tích cực của OFDI (Đầu tư trực

tiếp ra nước ngoài) đến nhập khẩu và độ mở thương mại. Tuy nhiên IFDI (Nhận đầu tư
trực tiếp từ nước ngoài) thì không có ý nghĩa với độ mở thương mại và nhập khẩu
nhưng lại tác động tích cực đến xuất khẩu. Ngoài ra, GDP luôn có mối quan hệ với
thương mại cũng như độ mở thương mại. Từ kết quả hồi quy trên, rút ra được những
hàm ý chính sách cho các chính phủ trong khu vực Châu Á nói chung và Việt Nam nói
riêng nhằm có những giải pháp hữu ích trong việc thu hút dòng vốn FDI hay khuyến
khích đầu tư ra nước ngoài ở Việt Nam như thế nào cho phù hợp với giai đoạn phát
triển hiện nay của cả nước.

iii


MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. ii
TÓM TẮT ................................................................................................................... iii
MỤC LỤC ................................................................................................................... iv
DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................................... vii
DANH MỤC ĐỒ THỊ............................................................................................... viii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................... ix
CHƯƠNG I : GIỚI THIỆU TỔNG QUAN ĐỀ TÀI .............................................. 1
1.1. Lý do nghiên cứu.................................................................................................. 1
1.2. Vấn đề nghiên cứu................................................................................................ 2
1.3. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ........................................................................... 2
1.4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu ........................................................................ 3
1.5. Ý nghĩa của đề tài ................................................................................................. 3
1.6. Kết cấu của luận văn ............................................................................................ 4
CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ............. 5
2.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ....................................................................... 5

2.2. Thương mại quốc tế và các lý thuyết thương mại ................................................6
2.2.1 Khái niệm thương mại và thương mại quốc tế ...............................................6
2.2.2 Các lý thuyết thương mại ................................................................................ 7
2.2.3. Thuyết kết hợp cho thương mại và FDI- Thuyết vòng đời sản phẩm, 1966 .. 9
2.3. Độ mở thương mại .............................................................................................12
2.4. Quan hệ giữa Thương mại và FDI trên cơ cở các nghiên cứu trước ..................12
2.5. Tóm tắt kết quả các nghiên cứu về quan hệ giữa xuất khẩu, nhập khẩu, độ mở
thương mại với FDI ...................................................................................................16
2.6 Nhận xét chung về các kết quả nghiên cứu và đặt giả thuyết nghiên cứu .......... 18
2.7. Mô hình nghiên cứu đề xuất............................................................................... 20
2.7.1. Biến phụ thuộc .............................................................................................20
iv


2.7.2. Các biến độc lập ..........................................................................................20
2.7.3. Kỳ vọng về dấu .............................................................................................22
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ THU THẬP VÀ XỬ LÝ DỮ LIỆU ............................ 24
3.1. Quy trình nghiên cứu ..........................................................................................24
3.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................24
3.2.1. Phương pháp phân tích thống kê mô tả .......................................................25
3.2.2. Phương pháp phân tích hồi qui ................................................................... 25
3.3. Dữ liệu nghiên cứu ............................................................................................. 28
3.3.1. Nguồn dữ liệu ...............................................................................................28
3.3.2. Cách lấy dữ liệu ...........................................................................................28
3.3.3. Mô tả mẫu nghiên cứu .................................................................................28
3.4. Phân tích thống kê mô tả các biến độc lập và các biến phụ thuộc .....................29
3.5 Ma trận tương quan các biến độc lập .................................................................. 35
CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU ........................................................................................................... 37
4.1 Phân tích hồi quy .................................................................................................37

4.1.1. Mô hình hồi quy hàm nhập khẩu (IMPORT) ...............................................37
4.1.2. Mô hình hồi quy hàm xuất khẩu (EXPORT) ................................................ 41
4.1.3. Mô hình hồi quy độ mở (OPEN) ..................................................................45
4.2. Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu: ...................................................48
4.3 Thảo luận kết quả hồi quy ...................................................................................53
CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ........................................ 56
5.1. Kết luận ..............................................................................................................56
5.2. Hạn chế của luận văn .........................................................................................56
5.3. Đóng góp của luận văn .......................................................................................56
5.4. Hướng phát triển sắp tới của luận văn ...............................................................57
5.5. Hàm ý chính sách Việt Nam ..............................................................................57
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. 60
PHỤ LỤC 1: MÔ HÌNH HỒI QUY DỮ LIỆU BẢNG VỚI NHẬP KHẨU (LOẠI
BỎ BIẾN IFDI) .......................................................................................................... 64
v


PHỤ LỤC 2: MÔ HÌNH HỒI QUY DỮ LIỆU BẢNG VỚI NHẬP KHẨU (LOẠI
BỎ BIẾN OFDI) ........................................................................................................ 75
PHỤ LỤC 3: MÔ HÌNH HỒI QUY DỮ LIỆU BẢNG VỚI XUẤT KHẨU (LOẠI
BỎ BIẾN IFDI) .......................................................................................................... 81
PHỤ LỤC 4: MÔ HÌNH HỒI QUY DỮ LIỆU BẢNG VỚI XUẤT KHẨU (LOẠI
BỎ BIẾN OFDI) ........................................................................................................ 87
PHỤ LỤC 5: MÔ HÌNH HỒI QUY DỮ LIỆU BẢNG VỚI ĐỘ MỞ ................... 98
(LOẠI BỎ BIẾN IFDI) ............................................................................................. 98
PHỤ LỤC 6: MÔ HÌNH HỒI QUY DỮ LIỆU BẢNG VỚI ĐỘ MỞ ................. 109
(LOẠI BỎ BIẾN OFDI) .......................................................................................... 109

vi



DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Tóm tắt kết quả các nghiên cứu trước..........................................................18
Bảng 2.2: Xác định các biến trong mô hình và dấu dự kiến ........................................23
Bảng 3.1: Danh sách 20 quốc gia Châu Á ....................................................................29
Bảng 3.2: Thống kê mô tả các biến phụ thuộc và độc lập ............................................30
Bảng 3.3: Ma trận tương quan giữa các biến ...............................................................36
Bảng 4.1: Kết quả hồi quy với từng tác động trong mô hình tác động cố định của mô
hình nhập khẩu (loại bỏ biến IFDI) ..............................................................................37
Bảng 4.2: Kết quả hồi quy tổng hợp mô hình nhập khẩu (loại bỏ biến IFDI) .............38
Bảng 4.3: Kết quả hồi quy với từng tác động trong mô hình tác động cố định của mô
hình nhập khẩu (loại bỏ biến OFDI).............................................................................41
Bảng 4.4: Kết quả hồi quy tổng hợp mô hình nhập khẩu (loại bỏ biến OFDI) ............41
Bảng 4.5: Kết quả hồi quy với từng tác động trong mô hình tác động cố định của mô
hình xuất khẩu (bỏ biến OFDI) ....................................................................................42
Bảng 4.6: Kết quả hồi quy tổng hợp mô hình xuất khẩu (loại bỏ biến OFDI) .............43
Bảng 4.7: Kết quả hồi quy với từng tác động trong mô hình tác động cố định của mô
hình độ mở (loại bỏ biến IFDI) ....................................................................................45
Bảng 4.8: Kết quả hồi quy tổng hợp mô hình độ mở (bỏ biến IFDI) ...........................46
Bảng 4.9 : Bảng tóm tắt kết quả kiểm định ..................................................................50

vii


DANH MỤC ĐỒ THỊ
Trang
Đồ thị 3.1: Biểu đồ diễn biến biến động của xuất khẩu giai đoạn 2004-2014 .............31
Đồ thị 3.2: Biểu đồ diễn biến biến động của nhập khẩugiai đoạn 2004-2014 .............31
Đồ thị 3.3: Biểu đồ diễn biến biến động của GDP giai đoạn 2004-2014 ....................32

Đồ thị 3.4: Biểu đồ diễn biến biến động của dân số (POP) giai đoạn 2004-2014 ......33
Đồ thị 3.5: Biểu đồ diễn biến biến động của IFDI giai đoạn 2004-2014 .....................34
Đồ thị 3.6: Biểu đồ diễn biến biến động của OFDI giai đoạn 2004-2014....................35

viii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
WTO

: Tổ chức thương mại thế giới

IMF

: Quỹ tiền tệ quốc tế

OECD

: Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế

ODA

: Hỗ trợ phát triển chính thức

TNCs

: Các công ty xuyên quốc gia

WB


: Ngân hàng thế giới

FDI

: Đầu tư trực tiếp nước ngoài

IFDI

: Nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài

OFDI

: Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài

GDP

: Tổng sản phẩm quốc nội

OPEN

: Độ mở thương mại

POP

: Dân số

EX

: Tỷ giá hối đoái


UNCTAD

: Hội liên hợp quốc về thương mại và phát triển

FEM

: Mô hình ảnh hưởng cố định

REM

: Mô hình tác động ngẫu nhiên

ITC

: Trung tâm thương mại quốc tế

CIS

: Cộng đồng các quốc gia độc lập

ix


CHƯƠNG I : GIỚI THIỆU TỔNG QUAN ĐỀ TÀI
Chương 1 là chương mở đầu sẽ cung cấp mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi
nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu cũng như cấu trúc luận văn.
1.1. Lý do nghiên cứu
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đóng vai trò quan trọng trong quá trình
phát triển của một quốc gia, FDI đã và đang tác động mạnh đến nền kinh tế thế
giới trong nhiều năm qua. Từ khi xuất hiện, dòng vốn này đã có những tác động

tích cực đối với nước tiếp nhận đầu tư và nước đầu tư, không ngừng gia tăng theo
thời gian đặc biệt trong giai đoạn toàn cầu hóa như hiện nay.
Thông thường, ở giai đoạn đầu của quá trình toàn cầu hóa, nước chủ đầu tư
là những nước phát triển, còn nước nhận đầu tư đa phần là nước đang phát triển
bởi những nước này có lợi thế chi phí nhân công và giá nguyên vật liệu rẻ. Theo
Báo cáo đầu tư thế giới năm 2014 của Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại và
Phát triển (UNCTAD) thì cuối năm 2013, các nền kinh tế đang phát triển vẫn đứng
đầu thế giới về lượng vốn FDI chảy vào với số vốn lên đến 778 tỷ USD, chiếm
54% tổng vốn FDI toàn cầu trong khi đó 10 năm về trước thì FDI các nước đang
phát triển chỉ chiếm khoảng 19%. Xét theo khu vực thì châu Á vẫn là điểm đến
đầu tư hàng đầu thế giới với dòng vốn FDI vào các nước Châu Á đang phát triển
đạt 426 tỷ USD, chiếm 30% tổng vốn FDI toàn cầu trong năm 2013.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, đặc biệt là năm 2014 và 2015 dường
như xu hướng đó không còn tồn tại nhiều bởi lẽ các doanh nghiệp của các nước
đang phát triển trở nên năng động trong việc tìm kiếm thị trường nước ngoài và
những lợi thế mà họ không thể tìm thấy ở trong nước. Vì lý do đó mà các dòng
vốn đầu tư trực tiếp từ các nước đang phát triển ra bên ngoài ngày một tăng mạnh
và đóng góp một phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế của các nước này.
Quan sát cho thấy không những IFDI có xu hướng chuyển dịch từ các nước phát
triển sang các nước đang phát triển cũng như có sự dịch chuyển giữa các châu lục
với nhau cụ thể đã có sự chuyển dịch mạnh mẽ sang khu vực Châu Á trong các
năm qua mà ở khu vực này, nguồn vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (OFDI) cũng
đang phát triển mạnh mẽ. Theo như nhận định của Hội nghị Liên Hợp Quốc về
Thương mại và Phát triển (UNCTAD): trong lúc Châu Âu đang mất khả năng cạnh
1


tranh thì Trung Quốc, Hàn Quốc và nhất là Đông Nam Á, trở thành những địa bàn
hoạt động lý tưởng của FDI. Vì vậy ở cấp độ khu vực, dòng vốn FDI ở khu vực
Châu Á tăng mạnh. Bên cạnh sự gia tăng dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào

(OFDI) và ra (IFDI) ở khu vực Châu Á thì tình hình xuất khẩu, nhập khẩu cũng
như độ mở thương mại những năm qua của các nước Châu Á cũng đồng thời tăng
cao. Vì vậy có hay không mối quan hệ giữa độ mở thương mại và FDI của các
nước Châu Á?
Do đó tác giả muốn làm rõ vấn đề này thông qua nghiên cứu việc tiếp nhận
đầu tư trực tiếp nước ngoài (Inward FDI-IFDI) và đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
(Outward FDI-OFDI) sẽ có tác động như thế nào đến xuất, nhập khẩu hay độ mở
thương mại của các nước Châu Á. Hơn nữa các nghiên cứu trước chỉ tập trung
nghiên cứu các yếu tố quyết định đến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đề tài
này sẽ tập trung nghiên cứu mối quan hệ giữa độ mở thương mại với FDI, đặc biệt
là OFDI của một số nước Châu Á. Qua đó tìm kiếm những bằng chứng và cơ sở để
rút ra được các ngụ ý cho chính phủ Việt Nam trong việc xây dựng các chính sách
hữu ích, phù hợp trong giai đoạn hiện nay. Với sự cấp thiết trên, tác giả chọn đề tài
“Mối quan hệ giữa Độ mở thương mại và FDI - Một nghiên cứu ở các nước Châu
Á” để thực hiện trong nghiên cứu của mình.
1.2. Vấn đề nghiên cứu
Đề tài luận văn tập trung nghiên cứu mối quan hệ giữa độ mở thương mại
và FDI của một số nước Châu Á, qua đó đưa ra một mô hình để phân tích sự tồn
tại mối quan hệ giữa xuất, nhập khẩu và độ mở thương mại với FDI và FDI có tác
động tích cực hay tiêu cực đến độ mở thương mại của một số nước khu vực Châu
Á. Đặc biệt là kiểm định OFDI có ảnh hưởng như thế nào đến xuất, nhập khẩu hay
độ mở thương mại của một số nước khu vực Châu Á. Qua đó rút ra các hàm ý
chính sách hữu ích về đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với Việt Nam.
1.3. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
Mục tiêu của luận văn này là tập trung xem xét và phân tích mối quan hệ
giữa Độ mở thương mại và FDI ở một số nước Châu Á một cách định lượng. Cụ
thể nhằm:

2



- Đánh giá tác động của dòng vốn FDI đến xuất khẩu, nhập khẩu và độ mở
thương mại ở một số nước Châu Á.
- Dựa vào kết quả nghiên cứu, rút ra các hàm ý chính sách hữu ích trong việc
thu hút dòng vốn FDI hay khuyến khích đầu tư ra nước ngoài ở Việt Nam như thế
nào cho phù hợp với giai đoạn phát triển hiện nay của cả nước.
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, nội dung luận văn tập trung đi vào
trả lời các câu hỏi sau:
- Có hay không sự tác động của dòng vốn FDI đến xuất khẩu, nhập khẩu và độ
mở thương mại ở một số nước Châu Á?
- Nếu tồn tại tác động trên thì theo chiều hướng tích cực hay tiêu cực?
- Những gợi ý chính sách gì có thể rút ra từ nghiên cứu này.
1.4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đề tài chủ yếu nghiên cứu mối quan hệ giữa độ mở
thương mại và FDI ở các nước Châu Á.
Phạm vi nghiên cứu: Tác giả tiến hành thu thập số liệu đối với một số quốc
gia thuộc khu vực Châu Á có dòng vốn FDI vào và ra khỏi các quốc gia trong giai
đoạn 2004-2014. Khoảng thời gian thu thập dữ liệu từ 2004-2014 vì các lý do sau:
Lấy số liệu gần thời điểm hiện tại nhất để thuận lợi cho việc nghiên cứu và liên hệ
thực tiễn. Số liệu 11 năm để có mẫu đủ lớn. Từ năm 2004 đến 2014, tình hình
xuất, nhập khẩu cũng như IFDI và OFDI giữa các quốc gia có sự biến động rất
nhiều do nhiều nước tham gia các tổ chức, hiệp hội thương mại trên thế giới, tự do
thương mại ngày càng mở rộng.
1.5. Ý nghĩa của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài có ý nghĩa trong việc giúp các nhà hoạch
định chính sách hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa nhập khẩu, xuất khẩu và độ mở
thương mại với FDI. Qua đó đánh giá tác động của dòng vốn FDI đến xuất khẩu,
nhập khẩu và độ mở thương mại ở một số nước Châu Á. Từ đó, gợi ý giúp cho
chính phủ có những quyết định đầu tư phù hợp với tình hình kinh tế hiện nay của
Việt Nam.


3


Ngoài ra nghiên cứu cũng góp phần bổ sung vào cơ sở lý thuyết về mối
quan hệ giữa độ mở thương mại và FDI ở một số nước Châu Á.
1.6. Kết cấu của luận văn
Luận văn được kết cấu gồm 5 chương như sau:
Chương 1. Giới thiệu tổng quan đề tài
Trong chương này trình bày chủ yếu là các phần: lý do chọn nghiên cứu,
vấn đề nghiên cứu, mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu, phạm vi và đối tượng nghiên
cứu, ý nghĩa của đề tài và kết cấu của luận văn.
Chương 2. Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước
Giới thiệu khái quát về FDI, độ mở thương mại, các thuyết về thương mại
và thương mại quốc tế. Ngoài ra, tác giả đề cập đến các thuyết kết hợp cho thương
mại và FDI. Để có cơ sở cho việc xây dựng mô hình nghiên cứu, tác giả cũng đã
tìm hiểu được một số nghiên cứu trước có liên quan nội dung nghiên cứu của đề
tài. Từ đó đề xuất mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu.
Chương 3. Kết quả thu thập và xử lý dữ liệu
Tác giả mô tả quy trình nghiên cứu, phương pháp và hệ thống kiểm định sử
dụng trong luận văn. Đồng thời mô tả dữ liệu nghiên cứu cũng như cách lấy dữ
liệu. Tác giả sử dụng phương pháp định lượng nhằm đạt kết quả như mong đợi.
Chương 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận kết quả nghiên cứu
Sử dụng phần mềm Ewiev 6.0, Stata 12 để phân tích, kiểm định các biến
nghiên cứu nhằm tìm ra mối quan hệ giữa độ mở thương mại và FDI. Qua đó thảo
luận kết quả nghiên cứu.
Chương 5. Kết luận và hàm ý chính sách
Trình bày kết luận dựa trên kết quả phân tích nghiên cứu ở chương 4, kết
hợp tình hình thực tế của Việt Nam, đưa ra một số hàm ý chính sách cho Chính
phủ Việt nam có thể áp dụng trong thời gian tới đồng thời cũng nêu lên những hạn

chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo.

4


CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC
Chương 2 sẽ bắt đầu bằng sự giới thiệu khái quát về FDI, độ mở thương mại,
các thuyết về thương mại. Ngoài ra, tác giả đề cập đến các thuyết kết hợp cho
thương mại và FDI và phân tích mối quan hệ giữa độ mở thương mại và FDI trên
cơ sở kết quả của một số nghiên cứu trước. Từ đó xây dựng mô hình nghiên cứu
đề xuất.
2.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đưa ra định nghĩa như sau về đầu tư
trực tiếp nước ngoài (FDI): Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà
đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước
thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để
phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà
đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh.
Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay được gọi là "công ty mẹ" và
các tài sản được gọi là "công ty con" hay "chi nhánh công ty".
Khái niệm của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF): Đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI) là một hoạt động đầu tư được thực hiện nhằm đạt được những lợi ích lâu dài
trong một doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ của một nền kinh tế khác nền kinh
tế nước chủ đầu tư, mục đích của chủ đầu tư là giành quyền quản lý thực sự doanh
nghiệp.
Theo Ủy ban Thương mại và Phát triển của Liên Hiệp quốc (UNCTAD) thì:
“FDI là đầu tư có mối liên hệ lợi ích và sự kiểm soát lâu dài của một pháp nhân
hoặc thể nhân (nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài hoặc công ty mẹ) đối với một
doanh nghiệp ở một nền kinh tế khác (doanh nghiệp FDI, hoặc chi nhánh nước
ngoài hoặc chi nhánh doanh nghiệp)”

Luật đầu tư nước ngoài tại Khoản 1, điều 2 (được sửa đổi, bổ sung năm
2000) của Việt Nam: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài
đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào để tiến hành các hoạt
động đầu tư theo quy định của luật này”, trong đó nhà đầu tư được hiểu là tổ chức
kinh tế, cá nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Như vậy theo khái niệm này,
đầu tư trực tiếp nước ngoài được hiểu là sự di chuyển vốn, tài sản, công nghệ hoặc
5


bất kỳ tài sản nào từ nước đi đầu tư sang nước tiếp nhận đầu tư để thành lập hoặc
kiểm soát doanh nghiệp nhằm mục đích thu lợi nhuận.
2.2. Thương mại quốc tế và các lý thuyết thương mại
2.2.1 Khái niệm thương mại và thương mại quốc tế
2.2.1.1 Khái niệm thương mại
Ngân hàng thế giới (WB) đưa ra khái niệm: Thương mại là tổng kim ngạch
xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ được đo lường như là một phần của
tổng sản phẩm trong nước.
Luật thương mại Việt Nam (2005) có nêu cách hiểu về hoạt động thương
mại như sau: Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục tiêu sinh lời, bao gồm
mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư xúc tiến thương mại và các hoạt động
nhằm mục đích sinh lời khác, Điều 3 khoản 1, luật thương mại Việt nam 2005.
Như vậy, khái niệm “thương mại” cần được hiểu là toàn bộ các hoạt động
kinh doanh trên thị trường. Nếu hoạt động trao đổi hàng hóa (kinh doanh hàng
hóa) vượt ra khỏi biên giới quốc gia mình thì người ta gọi đó là thương mại quốc
tế (ngoại thương).
2.2.1.2 Khái niệm về thương mại quốc tế
Theo Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), 2000 thì hai mục dữ
liệu chính được sử dụng trong các khái niệm về thương mại quốc tế là hàng nhập
khẩu và xuất khẩu. Nhập khẩu hàng hóa đo lường giá trị của hàng hoá nhập vào
lãnh thổ nội địa của một quốc gia không phân biệt điểm đến cuối cùng của họ.

Xuất khẩu hàng hóa tương tự như đo lường giá trị của hàng hóa mà rời khỏi lãnh
thổ nội địa của một quốc gia, cho dù chúng đã được xử lý trong lãnh thổ trong
nước hay không? Nhập khẩu (xuất khẩu) của dịch vụ phản ánh giá trị của dịch vụ
cung cấp cho cư dân của các nước khác (hoặc nhận được bởi các cư dân của lãnh
thổ trong nước).
Theo từ điển Wikipedia thì thương mại quốc tế là việc trao đổi vốn,hàng
hóa và dịch vụ qua biên giới quốc tế hoặc vùng lãnh thổ, trong đó có thể liên quan
đến các hoạt động của chính phủ và cá nhân. Trong hầu hết các quốc gia, thương
mại đó đại diện cho một phần đáng kể trong tổng sản phẩm trong nước (GDP).Nó
6


là tiền giả định của thương mại quốc tế có trình độ chính trị hòa bình và ổn định
đang hiện hành để cho phép việc trao đổi hòa bình của thương mại và thương mại
diễn ra giữa các quốc gia.
Thương mại toàn cầu mang lại cho người tiêu dùng và các nước cơ hội
được tiếp xúc với thị trường và sản phẩm mới. Hầu như tất cả các loại sản phẩm có
thể được tìm thấy trên thị trường quốc tế: thực phẩm, quần áo, phụ tùng, dầu, đồ
trang sức, rượu vang, cổ phiếu, tiền tệ và nước. Dịch vụ cũng được giao dịch: du
lịch, ngân hàng, tư vấn và giao thông vận tải. Một sản phẩm được bán ra thị trường
toàn cầu là xuất khẩu, và một sản phẩm được mua từ các thị trường toàn cầu là
nhập khẩu. Nhập khẩu và xuất khẩu được hạch toán vào tài khoản hiện tại của đất
nước trong cán cân thanh toán.
Thương mại quốc tế (ngoại thương) là một ngành kinh tế thực hiện chức
năng lưu thông hàng hóa giữa thị trường trong nước và thị trường nước ngoài. Nói
cách khác thương mại quốc tế là sự trao đổi dưới hình thức mua bán hàng hóa và
những dịch vụ kèm theo như lắp ráp, bảo hành, bảo hiểm, thanh toán quốc tế, vận
tải quốc tế của một quốc gia này với một quốc gia khác hoặc một tổ chức quốc tế.
2.2.2 Các lý thuyết thương mại
2.2.2.1 Thuyết lợi thế so sánh, 1815

Lý thuyết về lợi thế so sánh đã được nhà kinh tế học người Anh là David
Ricardo (1772-1823) đã nghiên cứu và chỉ ra rằng chuyên môn hóa quốc tế sẽ có
lợi cho tất cả các quốc gia và gọi kết quả này là quy luật lợi thế so sánh. Vì vậy tất
cả các quốc gia đều phải chuyên môn hoá vào các lĩnh vực mà quốc gia đó có lợi
thế so sánh, mức phúc lợi toàn cầu sẽ tăng lên đáng kể. Lợi thế so sánh là lợi thế
đạt được trong trao đổi thương mại quốc tế, khi các quốc gia tập trung chuyên môn
hoá sản xuất và trao đổi những mặt hàng có lợi thế nhỏ nhất hoặc những mặt hàng
có lợi thế lớn nhất thì tất cả các quốc gia đều cùng có lợi.
Một học thuyết chủ đạo mà Ricardo đã phát triển ngày nay vẫn là những
nền tảng quan trọng là lý thuyết thương mại quốc tế (lợi thế so sánh): Ricardo tập
trung phân tích chi phí so sánh và tìm hiểu bằng cách nào để một quốc gia thu lợi
được từ thương mại khi chi phí thấp hơn tương đối. Ví dụ điển hình về lợi thế so
sánh của Ricardo là ví dụ về trao đổi bông/rượu giữa Bồ Đào Nha và Anh. Nếu Bồ
7


Đào Nha không thể sản xuất vải trong những điều kiện thuận lợi như ở Anh, nghĩa
là nếu họ phải dành nhiều thời gian và lao động hơn Anh, thì họ lại có lợi thế trong
việc sản xuất rượu vang và họ dùng làm phương tiện trao đổi để mua vải bông ở
Anh, nước này lại không thể sản xuất rượu vang trong những điều kiện thuận lợi
như ở Bồ Đào Nha. Ông đã chứng minh rằng sau khi có thương mại, mỗi nước chỉ
tập trung vào sản xuất hàng hóa mà mình có lợi thế so sánh, tổng sản lượng của cả
hai nước đều tăng hơn trước so với trước khi có thương mại (là lúc hai nước cùng
phải phân bổ nguồn lực khan hiếm của mình để sản xuất cả hai loại sản phẩm).
Tuy nhiên phân tích này kèm theo những giả định sau:
-

Không có chi phí vận chuyển hàng hóa

-


Chi phí sản xuất cố định không thay đổi theo quy mô

-

Chỉ có hai nước sản xuất hai loại sản phẩm

-

Những hang hóa trao đổi giống hệt nhau

-

Những nhân tố sản xuất chuyển dịch một cách hoàn hảo

-

Không có thuế quan và rào cản thương mại.

-

Thông tin hoàn hảo dẫn đến cả nười bán và người mua đều biết nơi có
hàng hóa rẻ nhất trên thị trường quốc tế

Và chính những giả định đó là hạn chế của thuyết này. Ví dụ giả định rằng
các nhân tố sản xuất có thể dịch chuyển hoàn hảo sẽ nảy sinh hạn chế nếu trên
thực tế không được như vậy. Những người sản xuất rượu vang của Anh có thể
không dễ dàng tìm được việc làm (chuyển sang sản xuất bông) khi nước Anh
không sản xuất rượu vang nữa và sẽ thất nghiệp. Nền kinh tế sẽ không toàn dụng
nhân công làm cho sản lượng giảm sút. Chính vì thế mặc dù nguyên tắc lợi thế so

sánh có thể được tổng quát hoá cho bất kỳ quốc gia nào, với nhiều loại hàng hoá,
nhiều loại đầu vào, tỷ lệ các nhân tố sản xuất thay đổi, lợi suất giảm dần khi quy
mô tăng... và là nền tảng của thương mại tự do nhưng những hạn chế như ví dụ
vừa nêu lại là lập luận để bảo vệ thuế quan cũng như các rào cản thương mại.
2.2.2.2. Thuyết Tỷ lệ các yếu tố (The Heckscher-Ohlin Thoery), 1919
Theo các nhà kinh tế học người Thụy Điển Heckscher- Ohlin phát biểu rằng
một quốc gia sẽ chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu hàng hóa thâm dụng yếu tố
mà quốc gia đó dư thừa tương đối và nhập khẩu hàng hóa thâm dụng yếu tố mà
8


quốc gia đó khan hiếm tương đối. Tuy nhiên mô hình Heckscher- Ohlin dựa trên
các giả thiết sau:
-

Công nghệ sản xuất cố định ở mỗi quốc gia và như nhau giữa các quốc
gia

-

Công nghệ đó ở mỗi quốc gia đều có lợi tức theo quy mô cố định

-

Lao động và vốn có thể di chuyển tự do trong biên giới mỗi quốc gia,
nhưng không thể di chuyển tự do từ quốc gia này sang quốc gia khác

-

Cạnh tranh trong nước là hoàn hảo


Mô hình Heckscher- Ohlin nhấn mạnh sự khác biệt về nguồn lực (lao động,
vốn, đất đai) là nguồn gốc của ngoại thương. Mô hình này cho thấy rằng lợi thế so
sánh của một nước được quyết định bởi:
-

Sự dồi dào tương đối các yếu tố sản xuất của một nước

-

Sự thâm dụng các yếu tố tương đối của một loại hàng hóa

Tuy nhiên, các thuyết thương mại thông thường chỉ giải thích được nguyên
nhân cơ bản của thương mại, nhưng không đủ giải thích được các vấn đề xu hướng
mới của thương mại hoặc để giải quyết các vấn đề liên quan đến FDI. Cụ thể các
thuyết thương mại có ba thiếu sót lớn liên quan đến việc nghiên cứu các mối quan
hệ giữa thương mại và FDI. Thứ nhất là thuyết thương mại tập trung vào những lý
do cho thương mại hơn là cho FDI hoặc sản xuất quốc tế vì thuyết này không giải
thích được những vấn đề trên. Thứ hai là thuyết thương mại cho rằng các quốc gia
đều là thành viên thương mại nhưng trong thực tế là các cá nhân, doanh nghiệp,
công ty chứ không phải là quốc gia thực hiện các hoạt động kinh doanh quốc tế
bao gồm cả thương mại. Liên quan đến một thiếu sót nữa là các lý thuyết thương
mại thành lập các khái niệm về lợi thế so sánh từ góc độ kinh tế vĩ mô do đó nó
không phù hợp với một công ty. Thứ ba, các thuyết thương mại dựa trên điều kiện
thị trường hoàn hảo, nhưng trong thực tế vẫn còn tồn tại hạn chế, sự không hoàn
hảo của thị trường, những hạn chế này ảnh hưởng đến sự ra quyết định kinh doanh
hợp lý và hiệu quả bao gồm cả các quyết định sản xuất và phân phối quốc tế.
2.2.3. Thuyết kết hợp cho thương mại và FDI- Thuyết vòng đời sản phẩm, 1966
Lý thuyết vòng đời sản phẩm được Raymond Vernon, 1966 nhấn mạnh về
vòng đời của một sản phẩm bao gồm 3 thời kỳ: thời kỷ sản phẩm mới, thời kỳ sản

9


phẩm hoàn thiện, thời kỳ sản phẩm tiêu chuẩn hay chính muồi. Lý thuyết này chỉ
ra rằng chỉ được thực hiện khi sản phẩm bước sang thời kỳ chuẩn hoá và chi phí
sản xuất là yếu tố quyết định khi cạnh tranh. Lý luận trên này vạch ra sự khác nhau
về tầm quan trọng của các yếu tố sản xuất trong các giai đoạn phát triển sản phẩm,
là cái làm này nảy sinh quy luật chiến dịch lợi thế.
Theo khái niệm chu kỳ sống của sản phẩm đa số các sản phẩm đều trải qua
chu kỳ buôn bán bao gồm các giai đoạn kế tiếp nhau và có ảnh hưởng tới khối
lượng buôn bán quốc tế của một nước. Theo học thuyết này cho rằng ở đầu chu kỳ
sống của sản phẩm thì sản phẩm phải có công nghệ cao, tiếp theo giai đoạn 2 khi
mà công nghệ đã không còn là yếu tố hàng đầu nữa thì người ta sẽ chú ý đến chi
phí sản xuất ra sản phẩm dần dần khi sản phẩm đã đuợc tiêu chuẩn hoá về chất
lượng thì những sản phẩm này sẽ được chuyển sang cho các nước thứ 3 có ưu thế
về lao động. Khi chuyển dịch theo chu kỳ sống của sản phẩm, các yêu cầu về nhân
tố đầu vào sẽ thay đổi vị trí của các trung tâm sản xuất có lợi thế cùng thay đổi.
+ Giai đoạn sản phẩm mới: Hầu hết các sản phẩm mới được phát triển và
sản xuất đầu tiên ở các quốc gia có nền kinh tế phát triển hơn (các nước tiên tiến).
Nguyên nhân chủ yếu của tình hình này là một số lượng lớn người tiêu dùng có
thu nhập cao, có mong muốn về các sản phẩm mới và nguồn cung ứng phong phú
những công nhân kỹ thuật có trình độ chuyên môn cao tạo ra một lợi thế tương đối
về năng lực R & D. Trong giai đoạn này hàng hóa được tiêu dùng trong nước và
nhu cầu trên thị trường ít đàn hồi so với giá, thiết kế và sản xuất hàng hóa vẫn ở
giai đoạn thử nghiệm nên nơi nghiên cứu và nơi sản xuất cần phải liên hệ chặt chẽ,
thường xuyên.
+ Giai đoạn chín muồi: nhu cầu và khối lượng sản phẩm được sản xuất ra
tăng nhanh chóng, sản phẩm đồng dạng hơn, phương pháp sản xuất sản phẩm
được chu trình hóa và cạnh tranh về giá trở nên quan trọng.
+ Giai đoạn sản phẩm tiêu chuẩn hóa: Sản phẩm và công nghệ sản xuất sản

phẩm đó được tiêu chuẩn hóa, cạnh tranh về giá trở nên khốc liệt. Sản xuất được
chuyển sang các nước chậm phất triển nơi có nhân công đầu vào thấp và xuất khẩu
sản phẩm từ các quốc gia chậm phát triển sang các quốc gia tiên tiến ngày càng
tăng nhanh.
10


Theo cách tiếp cận chu kỳ sản phẩm, Vernon (1966) cũng lý giải hiện tượng
FDI trên cơ sở phân tích các giai đoạn phát triển của sản phẩm từ đổi mới đến tăng
trưởng (sản xuất hàng loạt), đạt mức bão hòa và bước vào giai đoạn suy thoái.
Theo ông thì giai đoạn đổi mới sẽ diễn ra ở các nước phát triển vì ở những nước
này mới có điều kiện để nghiên cứu và phát triển ngay tại doanh nghiệp và có khả
năng triển khai sản xuất với số lượng lớn. Đồng thời chỉ có những nước này mới
có kỹ thuật tiên tiến với đặc trưng sử dụng nhiều vốn nên phát huy được hiệu quả
sử dụng cao. Do vậy mà sản phẩm sản xuất ra với giá thành hạ và nhanh chóng đạt
tới mức bão hòa.
Để tránh lâm vào tình trạng suy thoái và khai thác có hiệu quả sản xuất theo
quy mô, công ty phải mở rộng thị trường tiêu thụ ra quốc tế, nhưng các hoạt động
xuất khẩu lại gặp trở ngại từ hàng rào thuế quan và cước phí vận chuyển quốc tế.
Vì thế mà các công ty phải di chuyển sản xuất ra các nước để vượt qua trở ngại
này. Đây cũng là cách mà các nhà đầu tư kéo dài chu kỳ sống cho sản phẩm vì tại
nước chủ nhà, sản phẩm đã đến giai đoạn cuối cần phải được thanh lý, thay mới,
nhưng nhờ được sản xuất sang nước nhận đầu tư, nó nghiễm nhiên lại là giai đoạn
đầu và được tiếp tục “một cuộc sống mới”
Như vậy theo cách giải thích của Vernon thì FDI là kết quả của quá trình
phát triển tự nhiên của sản phẩm theo chu kỳ.
Phát triển lý thuyết chu kỳ sản phẩm, Akamatsu (1962) đã xây dựng lý
thuyết chu kỳ sản phẩm bắt kịp để giải thích nguyên nhân của FDI. Theo lý thuyết
này, sản phẩm mới được phát minh và ra đời ở nước đầu tư, sau đó được xuất khẩu
ra thị trường thế giới. Tại nước nhập khẩu, do ưu điểm của sản phẩm mới làm cho

nhu cầu của thị trường nội địa tăng lên, nước nhập khẩu chuyển hướng sản xuất để
thay thế sản phẩm nhập khẩu này bằng cách chủ yếu dựa vào vốn, kỹ thuật... của
quốc tế. Đến khi nhu cầu thị trường của sản phẩm ở trong nước đạt đến mức bão
hòa, nhu cầu xuất khẩu lại xuất hiện và cứ thế nó diễn ra theo chu kỳ và dần hình
thành FDI.
Một số nhà kinh tế học như Petrochilos (1989) cho rằng chính lý thuyết này
đã cung cấp một cách giải thích khác về FDI, nhất là đối với các sản phẩm chế tác,
ứng dụng công nghệ hiện đại.
11


2.3. Độ mở thương mại
Theo Petrakos et al. (2007) cho rằng: “độ mở thương mại đề cập đến mức độ
các quốc gia tham gia vào các hoạt động thương mại với các quốc gia khác hoặc
các nền kinh tế khác. Cả hai nền kinh tế phát triển và đang phát triển phụ thuộc
nhiều vào thương mại quốc tế. Độ mở thương mại được sử dụng rộng rãi trong các
thuyết tăng trưởng kinh tế như là một yếu tố quyết định chính đến hiệu suất tăng
trưởng”.
Theo tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) đưa định nghĩa như sau
về độ mở thương mại: là tỷ lệ thương mại so với GDP thường được sử dụng để đo
lường tầm quan trọng của các giao dịch quốc tế liên quan đến các giao dịch trong
nước. Chỉ số này được tính cho mỗi quốc gia là mức trung bình đơn giản (tức là
giá trị trung bình) của tổng thương mại (tức là tổng kim ngạch xuất khẩu và nhập
khẩu hàng hóa và dịch vụ) so với GDP. Tỷ lệ này thường được gọi là tỷ lệ độ mở
thương mại, mặc dù thuật ngữ "độ mở" có thể hơi mơ hồ, nhưng không đáng lo
ngại và nó không nhất thiết phải quá cao vì có nhiều nguyên nhân như các rào cản
thương mại của nước ngoài như là các thuế quan hay phi thuế quan hoặc quy mô
của nền kinh tế, vị trí địa lý từ các đối tác tiềm năng. Gần đây, ý nghĩa của “độ
mở” đã trở thành tương tự khái niệm “tự do thương mại” trong thời gian qua.
Cách tính độ mở thương mại:

Theo Squalli & Wilson (2009) sử dụng công thức: GDP(X/GDP) và GDP
(M/GDP) và tổng hợp lại thì Độ mở thương mại được xác định là tỷ lệ giữa tổng
kim ngạch xuất, nhập khẩu so với GDP. Độ mở thương mại=∑(X+M)/GDP
2.4. Quan hệ giữa Thương mại và FDI trên cơ cở các nghiên cứu trước
Hầu hết các nghiên cứu về mối quan hệ giữa thương mại và FDI thực hiện
bởi các nhà lý thuyết thương mại và các viện nghiên cứu kinh doanh quốc tế đã tập
trung vào các chức năng “thay thế hoặc bổ sung” giữa thương mại và FDI. Hầu
hết các nghiên cứu là nghiên cứu thực nghiệm. Kết quả từ những nghiên cứu này
được trộn lẫn: một số nghiên cứu kết luận rằng thương mại và FDI nói chung là hỗ
trợ lẫn nhau, một số kết luận rằng họ đang thay thế cho nhau.

12


Về lý thuyết, FDI có thể thay thế hoặc bổ sung cho thương mại. Trong
nghiên cứu thực nghiệm thì phát hiện ra mối quan hệ bổ sung giữa OFDI và
thương mại của Lipsey&Weiss (1984), Helpman (1984), Grossman& Helpman
(1988), Brainard (1993,1997), Pfaffermayr (1996), Head & Ries (2001) và Hejazi
& Safarian (2001). Markusen (1984) và Markusen và Venables(1995 ) cho thấy
FDI ngang là tìm kiếm thị trường hoặc các công ty mở rộng ở nước ngoài để tránh
chi phí thương mại, dẫn đến một mối quan hệ thay thế với thương mại. Mặt khác,
Helpman (1984 ) và Helpman và Krugman (1985 ) cho thấy khả năng của một mối
quan hệ tương hỗ khi FDI theo chiều dọc do có liên quan đến sự rời rạc của quá
trình sản xuất về mặt địa lý. Điều này dẫn đến sự định vị của các giai đoạn khác
nhau của sản xuất trong nền kinh tế chủ lực cung cấp các lợi thế chi phí tốt nhất
cho một giai đoạn cụ thể của sản xuất .
Ellingsen et al. (2006) chỉ ra rằng thương mại và FDI có thể thay thế hoặc
bổ sung cho nhau sau khi điều chỉnh lợi thế so sánh. Hơn nữa, Goldberg và Klein
(1999)và Blonigen (2001) cho thấy bằng chứng trong OFDI có ảnh hưởng bổ sung
và thay thế cho thương mại.

Tuy nhiên ở Việt Nam chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu mối quan hệ
giữa độ mở thương mại và FDI mà các tác giả chỉ tập trung nghiên cứu các yếu tố
ảnh hưởng đến đầu tư tư trực tiếp nước ngoài cụ thể là nhận đầu tư trực tiếp nước
ngoài (IFDI), ngoài ra cũng chưa đi sâu phân tích đến OFDI.
2.4.1 Quan hệ giữa nhập khẩu và FDI
Với bằng chứng thực nghiệm của W. Hejazi and A.E Safarian, 2001sử dụng
dữ liệu từ năm 1982 đến 1994 của US với mô hình nhập khẩu có R2=0.924, đã kết
luận rằng OFDI là một yếu tố quyết định nhập khẩu của Mỹ. Ngoài ra các biến
ngôn ngữ không đáng kể về mặt thống kê, khoảng cách có tác động ngược chiều
với nhập khẩu. GDP hay GDP/P đều tác động tích cực đến nhập khẩu. Cả IFDI và
OFDI đều ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhập khẩu nhưng IFDI là một yếu tố quyết
định quan trọng của nhập khẩu hơn là OFDI.
Ngoài ra theo nghiên cứu của Soo Khoon Goh, Koi Nyen Wong và Siew
Yean Tham (2011). Ba tác giả đồng quan điểm đã xây dựng 2 mô hình về thương
mại ( Xuất khẩu, Nhập khẩu) với các biến độc lập: GDP, OFDI, IFDI, Dân số, 2
13


biến giả là ngôn ngữ và khoảng cách với dữ liệu được thu thập từ 59 quốc gia giai
đoạn năm 1991 đến 2009. Dựa trên phương pháp ước lượng Hausman-Taylor, kết
quả hồi quy cho thấy rằng đầu tư trực tiếp nước ngoài (IFDI) phù hợp với mô hình,
chứng minh được mối quan hệ bổ sung giữa FDI và nhập khẩu và xuất khẩu, trong
khi OFDI và liên kết thương mại là không đáng kể vì OFDI bị chi phối bởi các
lĩnh vực dịch vụ, nói chung là phi thương mại.
2.4.2 Quan hệ giữa xuất khẩu và FDI
Mundell (1957) sử dụng mô hình lý thuyết để chỉ ra rằng FDI và xuất khẩu
là thay thế cho nhau.Tuy nhiên, sau đó mô hình lí thuyết phát triển đã cho thấy
mối quan hệ giữa FDI và thương mại có thể bổ sung hoặc thay thế cho nhau, tùy
thuộc vào bản chất của đầu tư.
Goldberg & Klein (1999) và Blonigen (2001) cho thấy bằng chứng OFDI có

ảnh hưởng bổ sung và thay thế cho thương mại và tồn tại mối quan hệ cùng chiều
giữa đầu tư trực tiếp ra nước ngoài OFDI và xuất nhập khẩu nhưng OFDI ngang sẽ
có tác động ngược chiều lên xuất khẩu
Theo phát hiện Horst (1972) khẳng định OFDI thường được xem như là
một thay thế cho xuất khẩu đối với các công ty sản xuất Mỹ nếu họ sản xuất cho
thị trường Canada. Ngoài ra, Lim &Moon (2001) cũng khẳng định rằng OFDI có
thể có một tác động tích cực đến xuất khẩu của nước chủ đầu tư. Tuy nhiên Lee et
al. (2009) thấy rằng dòng chảy FDI ít phát triển trong nền kinh tế lớn như Trung
Quốc có thể dẫn đến sự sụt giảm trong xuất khẩu cho các quốc gia nhỏ. Cũng theo
Soo Khoon Goh, Koi Nyen Wong và Siew Yean Tham (2011) thì FDI có quan hệ
với nhập khẩu.
Với nghiên cứu thực nghiệm của W. Hejazi and A.E Safarian (2001). Hai
tác giả dự báo sự liên hệ giữa OFDI tích lũy và IFDI tích lũy với xuất khẩu, nhập
khẩu trên cơ sở 51 nước trong giai đoạn 1982-1994. Kết quả nghiên cứu: với mô
hình xuất khẩu thì R2= 0.919, chứng minh rằng OFDI quyết định xuất khẩu, làm
gia tăng xuất khẩu và IFDI có ảnh hưởng mạnh mẽ với xuất khẩu của Mỹ. GDP
hay GDP/P đều tác động tích cực đến xuất khẩu. Tuy nhiên khoảng cách có tác
động ngược chiều với xuất khẩu, biến ngôn ngữ không đáng kể trong nghiên cứu.

14


×