Tải bản đầy đủ (.pdf) (154 trang)

Nhân học xã hội kito giáo và vai trò của nó trong đời sống đạo của người công giáo việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (904.79 KB, 154 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------------------------

NGUYỄN CÔNG OÁNH

NHÂN HỌC XÃ HỘI KITÔ GIÁO VÀ VAI TRÕ
CỦA NÓ TRONG ĐỜI SỐNG ĐẠO
CỦA NGƯỜI CÔNG GIÁO VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

Hà Nội - 2016

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------------------------

NGUYỄN CÔNG OÁNH

NHÂN HỌC XÃ HỘI KITÔ GIÁO VÀ VAI TRÕ
CỦA NÓ TRONG ĐỜI SỐNG ĐẠO
CỦA NGƯỜI CÔNG GIÁO VIỆT NAM
Chuyên ngành
Mã số

: CNDVBC & CNDVLS
: 62.22.80.05



LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
Chủ tịch hội đồng

Người hướng dẫn khoa học 1

Người hướng dẫn khoa học 2

PGS.TS. Nguyễn Anh Tuấn

PGS.TS. Nguyễn Hồng Dương

PGS.TS. Nguyễn Quang Hưng

Hà Nội - 2016

2


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng.
Các kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trên
bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả

Nguyễn Công Oánh

1



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN ...................................................................................................................5
1.1. Tài liệu nghiên cứu về các điều kiện kinh tế - xã hội, chính trị, văn hóa
và tiền đề tư tưởng cho sự ra đời nhân học xã hội Kitô giáo .............................5
1.1.1. Tài liệu nghiên cứu về các điều kiện kinh tế - xã hội, chính trị, văn hóa
cho sự ra đời nhân học xã hội Kitô giáo ..............................................................5
1.1.2. Tài liệu nghiên cứu về các tiền đề tư tưởng cho sự ra đời nhân học xã hội
Kitô giáo ..............................................................................................................6
1.2. Tài liệu nghiên cứu về các nội dung cơ bản của nhân học xã hội Kitô giáo ..8
1.2.1. Tài liệu thần học Kitô giáo ........................................................................8
1.2.2. Tài liệu của các tác giả bên ngoài Giáo hội .............................................14
1.3. Tài liệu nghiên cứu về vai trò của nhân học xã hội Kitô giáo đến đời sống
đạo của người Công giáo Việt Nam ...................................................................18
1.3.1. Những nghiên cứu của các học giả dưới nhãn quan Kitô giáo ................18
1.3.2. Những nghiên cứu dưới nhãn quan của khoa học nhân văn ....................26
1.4. Những vấn đề luận án kế thừa và những vấn đề nghiên cứu đặt ra ........28
1.4.1. Những vấn đề luận án kế thừa .................................................................28
1.4.2. Những vấn đề nghiên cứu đặt ra ..............................................................29
Chương 2: SỰ RA ĐỜI CỦA NHÂN HỌC XÃ HỘI KITÔ GIÁO ...................31
2.1. Những điều kiện kinh tế - xã hội, chính trị, văn hóa và các tiền đề tư
tưởng cho sự ra đời của nhân học xã hội Kitô giáo ..........................................31
2.1.1. Những điều kiện kinh tế - xã hội, chính trị và văn hóa ...........................31
2.1.2. Các tiền đề tư tưởng .................................................................................41
2.2. Nội dung triết học của Kinh thánh như cơ sở lý luận của nhân học xã hội
Kitô giáo ................................................................................................................52
2.2.1. Tư tưởng “đối nhân và đối thần” – xuất phát điểm để xây dựng nhân học
xã hội Kitô giáo..................................................................................................52

2.2.2. Nội dung cơ bản của tư tưởng nhân học triết học trong Kinh thánh .......57

2


2.2.3. Các phương diện nội dung triết học cụ thể của Kinh thánh ....................61
Tiểu kết chương 2: ...............................................................................................72
Chương 3: NỘI DUNG CỦA NHÂN HỌC XÃ HỘI KITÔ GIÁO ....................73
3.1. Khái niệm nhân học xã hội và nhân học xã hội Kitô giáo ........................73
3.1.1. Khái niệm nhân học xã hội ......................................................................73
3.1.2. Khái niệm nhân học xã hội Kitô giáo ......................................................77
3.2. Các phương diện nội dung cơ bản của nhân học xã hội Kitô giáo ...........73
3.2.1. Địa vị của con người trong xã hội ...........................................................83
3.2.2. Quan hệ giữa người với người về tài sản .................................................90
3.2.3. Quan hệ giữa người với người về chính trị..............................................98
3.2.4. Quan hệ giữa người với người về đạo đức ............................................104
Tiểu kết chương 3: .............................................................................................109
Chương 4: VAI TRÕ CỦA NHÂN HỌC XÃ HỘI KITÔ GIÁO TRONG ĐỜI
SỐNG ĐẠO CỦA NGƯỜI CÔNG GIÁO VIỆT NAM .....................................111
4.1. Những bài học về định hướng giá trị của nhân học xã hội Kitô giáo đối
với người Công giáo Việt Nam .........................................................................111
4.2. Những biểu hiện cụ thể vai trò của nhân học xã hội Kitô giáo trong đời
sống đạo của người Công giáo Việt Nam .........................................................118
Tiểu kết chương 4: .............................................................................................135
KẾT LUẬN ............................................................................................................137
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN .....................................................................................................141
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................142

3



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Kitô giáo là một tôn giáo lớn, có ảnh hưởng sâu rộng đến tín đồ của mình tại
nhiều nước. Cộng đồng tín đồ Công giáo Việt Nam là một bộ phận không tách rời
của Giáo hội Công giáo. Họ sống và làm việc luôn nhờ tuân thủ nghiêm ngặt các
nền tảng nhân sinh quan Kitô giáo. Kitô giáo là tôn giáo do Chúa Giêsu Kitô sáng
lập, chủ yếu luận bàn về những vấn đề nhân sinh trong cộng đồng nhân loại. Đây là
khác biệt mang tính nguyên tắc của Kitô giáo, và chính nó quy định bản chất, nội
dung và giá trị của học thuyết Kitô. Song, chính thực tế đó cũng đòi hỏi giới nghiên
cứu phải hướng nhãn quan của mình vào phương diện nhân học xã hội (cộng đồng)
này của Kitô giáo và từ đó rút ra những bài học hữu ích cho sinh hoạt cộng đồng, xã
hội của tín đồ Công giáo ở nước ta hiện nay.
Nhân học xã hội Kitô giáo đề cập tới những chuẩn tắc – giá trị nằm trong miền
sâu nhất, có liên quan tới bản thể người - cộng đồng, xã hội. Do vậy cho dù thời
gian và không gian lịch sử xã hội có biến đổi, song nhiều luận điểm (giá trị) của
nhân học xã hội Kitô giáo vẫn giữ lại tính cấp thiết và giá trị của mình. Khởi nguồn
của nhân học này được trình bày trong bốn Phúc âm thuộc Kinh thánh, do vậy
không phải ngẫu nhiên mà Kinh thánh được gọi là cuốn sách vĩnh hằng. Điều này
chủ yếu có liên quan tới nội dung nhân học xã hội sâu sắc của Kinh thánh. Thực tế
cho thấy, trong những điều kiện xã hội, những chế độ chính trị và kinh tế khác nhau,
người ta luôn phát hiện ra trong Kinh thánh một điều gì đó quan trọng cho sinh hoạt
cộng đồng “tốt lành” của bản thân mình. Như vậy, nhân học xã hội Kitô giáo bao
hàm các nguyên tắc – giá trị phổ biến, nhân văn của tồn tại người cộng đồng, chính
yếu tố này quy định sự quay lại không ngừng với nó ở các thời đại khác nhau nhằm
khám phá hành trang cho con người bước vào cuộc sống cộng đồng.
Sự tồn tại lâu dài và sự ảnh hưởng sâu rộng nhất của Kinh thánh đến các thế
hệ người khẳng định một sự thật là kể từ khi ra đời cho tới nay, nhiều thế hệ người
luôn phát hiện ra những nội dung đa dạng, phong phú, những giá trị cần thiết để

hoàn thiện đạo đức, lối sống của mình trong cộng đồng. Điều này chứng tỏ rằng, xét
1


về mặt triết học nói chung, về mặt nhân học xã hội nói riêng, học thuyết Kitô hàm
chứa trong nó những “chân lý” nhân văn để có thể trụ vững trước những thăng trầm
của lịch sử. Nói cách khác, học thuyết Kitô, đặc biệt là tư tưởng nhân học xã hội của
nó bao chứa những nguyên lý của tồn tại người trong cộng đồng, những cơ sở bản
thể cho con người cộng đồng (xã hội). Lịch sử xã hội nhân loại có thể trải qua
những thay đổi với những thang bậc giá trị theo cách nhìn nhận khác nhau, nhưng
“nhân tính” vẫn là nhân tính, vẫn phải mang “chất người”, nếu đánh mất nó thì
không còn được gọi là người nữa. Chính học thuyết nhân học xã hội của Kitô đề cập
tới “chất người cộng đồng” như vậy.
Vì vậy, việc tìm hiểu nội dung nhân học xã hội của học thuyết Kitô không chỉ
có giá trị khoa học mà còn có ý nghĩa thực tiễn. Mỗi thời đại đều có một cái nhìn
riêng của mình về nhân học xã hội Kitô giáo do điều kiện sinh tồn của con người ở
thời đại tương ứng quy định. Bước vào thiên niên kỷ mới, cùng với những vấn đề
mới của cộng đồng người và về cộng đồng người, tiếp thu những thành tựu mới của
các bộ môn khoa học xã hội và nhân văn đề cập tới con người, không thể không tìm
hiểu những tư tưởng nhân học xã hội Kitô giáo.
Kitô giáo đã xuất hiện ở nước ta từ lâu và có những nghiên cứu ở góc độ này
hay góc độ khác, song nhiều vấn đề cần được tiếp tục tìm hiểu, trong đó có tư tưởng
nhân học xã hội của nó là một vấn đề cần thiết cho mục tiêu xây dựng xã hội mới ở
nước ta hiện nay. Thực tế nhiều vấn đề của công cuộc xây dựng xã hội mới ở nước
ta hiện nay rất cần có sự nghiên cứu, kế thừa, phát huy những giá trị nhân học xã
hội của Kitô giáo, góp phần vào việc hoàn thiện con người mới, xã hội mới. Đây là
vấn đề có tính cấp bách trong điều kiện hiện nay, khi mà xã hội hiện đại đã nhận
thức được những thành tố văn hóa của nhân cách con người, cá nhân ngày càng
đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của loài người nói chung, của mỗi
cộng đồng xã hội nói riêng. Việt Nam là quốc gia đa tôn giáo, tuy du nhập vào nước

ta chưa lâu so với Phật giáo, nhưng Kitô giáo hiện là tôn giáo thu hút được số lượng
tín đồ đáng kể. Niềm tin tôn giáo của cộng đồng tín đồ, tính tổ chức, kỷ luật chặt
chẽ cũng như văn hóa Kitô giáo có ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống tôn giáo ở
nước ta. Trong xu hướng hội nhập hiện nay, việc tiếp thu những giá trị văn hóa
2


chung của nhân loại không thể không tính đến những nét văn hóa riêng của các tôn
giáo, trong đó có văn hóa Kitô giáo.
Với lý do đó, chúng tôi chọn đề tài “Nhân học xã hội Kitô giáo và vai trò của
nó trong đời sống đạo của người Công giáo Việt Nam” cho luận án tiến sĩ triết học
của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án
- Mục đích của luận án là phân tích làm rõ quan điểm nhân học xã hội Kitô
giáo, từ đó làm sáng tỏ vai trò của nó trong đời sống của người Công giáo Việt Nam
nhằm phát huy những giá trị đạo đức tốt đẹp của Kitô giáo vào việc thực hiện
đường hướng hành đạo gắn bó với dân tộc và sống “tốt đời đẹp đạo” của tín đồ
Công giáo ở Việt Nam hiện nay.
- Từ mục đích trên, luận án xác định những nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, tổng quan những tài liệu nghiên cứu có liên quan cách trực tiếp và
gián tiếp đến nội dung nhân học xã hội Kitô giáo, vai trò của nó đối với đời sống
đạo của người Công giáo Việt Nam để qua đó vạch ra những vấn đề sẽ được nghiên
cứu sinh giải quyết trong luận án của mình;
Thứ hai, làm rõ những điều kiện kinh tế - xã hội, chính trị văn hóa và những
tiền đề tư tưởng cho sự hình thành nhân học xã hội Kitô giáo;
Thứ ba, phân tích các phương diện nội dung cơ bản của nhân học xã hội
Kitô giáo.
Thứ tư, rút ra những bài học của nhân học xã hội Kitô giáo đối với cuộc sống
của tín đồ Công giáo Việt Nam.
3. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Cơ sở lý luận: luận án dựa trên cơ sở lý luận là chủ nghĩa duy vật biện chứng
và chủ nghĩa duy vật lịch sử, các quan điểm Mác-xít về tôn giáo, tư tưởng Hồ Chí
Minh về tôn giáo và chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta.
Phương pháp nghiên cứu: ngoài phương pháp luận nghiên cứu lịch sử tư tưởng
mác xít, chúng tôi còn sử dụng phương pháp khảo cứu, phân tích, tổng hợp, khái
quát, so sánh, văn bản học, v.v.
3


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là tư tưởng nhân học xã hội Kitô giáo được
trình bày trong Phúc âm và giá trị của nó đối với đời sống đạo của tín đồ Công giáo
Việt Nam.
Vì vấn đề của luận án rất phong phú và phức tạp, nên luận án chỉ tập trung đề
cập đến hai nội dung cơ bản là tư tưởng nhân học xã hội về địa vị của con người
trong xã hội và quan hệ giữa con người với nhau. Tư tưởng nhân học xã hội của Kitô
giáo sẽ được làm sáng tỏ qua các tài liệu cơ bản là Kinh thánh Cựu ước và Tân ước Lời Chúa cho mọi người của Hội đồng Giám mục Việt Nam do Nhà xuất bản Tôn
giáo ấn hành năm 2011, có tham khảo các bản dịch Kinh thánh của linh mục Nguyễn
Thế Thuấn, Tòa tổng Giám mục Sài Gòn, xuất bản năm 1975; của Hồng y Trịnh Văn
Căn, Tòa Tổng Giám mục Hà Nội xuất bản năm 1985. Tuy nhiên, để nhận thức rõ
hơn nhân học xã hội Kitô giáo, luận án dựa vào những quan điểm của Học thuyết Xã
hội của Giáo hội Công giáo như một sự luận giải chính thống của Tòa thánh Vatican
đối với nhân học xã hội Kitô giáo trong thế giới hiện đại.
5. Đóng góp của luận án
Luận án phân tích và trình bày cách có hệ thống tư tưởng nhân học xã hội Kitô
giáo, qua đó góp phần nêu bật giá trị của tư tưởng ấy đối với Kitô hữu nước ta hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Ý nghĩa lý luận: Luận án không những góp phần nhận thức sâu sắc hơn nhân
học xã hội Kitô giáo, đề xuất những quan điểm, phương pháp đánh giá cách khách
quan nội dung nhân học xã hội Kitô giáo, mà còn có thể được sử dụng để làm

phong phú thêm nội dung của tôn giáo học, nhân học xã hội, triết học tôn giáo.
- Ý nghĩa thực tiễn: những luận điểm được trình bày trong luận án có thể được
sử dụng làm tài liệu giảng dạy và nghiên cứu nội dung triết học xã hội Kitô giáo,
làm cơ sở lý luận để hoạch định chính sách phát huy những giá trị nhân học xã hội
Kitô giáo trong việc tổ chức và định hướng giá trị cho đời sống đạo của Kitô hữu ở
nước ta hiện nay.
7. Bố cục của luận án
Ngoài mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận án được kết cấu
thành 4 chương và 10 tiết.
4


Chương 1:
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
Kitô giáo nói chung và nhân học xã hội Kitô giáo nói riêng là một trong những
lĩnh vực nghiên cứu của nhiều ngành khoa học, trong đó có triết học. Với tư cách
tôn giáo của “cộng đồng”, Kitô giáo tất nhiên căn cứ trên một quan điểm hoàn toàn
xác định và riêng của mình về con người “cộng đồng”, về bản chất “công đồng” và
những phẩm chất con người cần có để có được tồn tại Người đích thực trong công
đồng. Chính vì vậy, để thấu hiểu nội dung triết học của Kitô giáo nói chung, hạt
nhân lý luận của nó – nhân học xã hội (công đồng) và qua đó làm sáng tỏ giá trị và
hạn chế của tôn giáo này trong cuộc sống đạo hiện nay của tín đồ Công giáo, không
thể không đi sâu nghiên cứu và đánh giá quan điểm nhân học xã hội của Kitô giáo.
Để giải quyết nhiệm vụ này trong Luận án của mình, nghiên cứu sinh nhận
thấy một việc làm cần thiết và bắt buộc là giới thiệu những kết quả cơ bản đã đạt
được của các tác giả đi trước trong việc nghiên cứu đề tài “nhân học xã hội Kitô
giáo” và ý nghĩa của nó để qua đó làm sáng tỏ tình hình nghiên cứu về đề tài Luận
án. Từ đó tác giả nêu bật những thành tựu sẽ được tiếp thu trong công trình của
mình và chỉ ra những vấn đề liên quan đến đề tài còn bỏ ngỏ và tác giả sẽ giải quyết
trong Luận án của mình.

Chương tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài luận án sẽ bao gồm những
nội dung cụ thể sau đây.
1.1. Tài liệu nghiên cứu về các điều kiện kinh tế - xã hội, chính trị, văn
hóa và tiền đề tư tưởng cho sự ra đời nhân học xã hội Kitô giáo
1.1.1. Tài liệu nghiên cứu về các điều kiện kinh tế - xã hội, chính trị, văn
hóa cho sự ra đời nhân học xã hội Kitô giáo
Kitô giáo nói chung, với tính cách là một trong ba tôn giáo thế giới, và tư
tưởng nhân học xã hội của nó là một trong những lĩnh vực đối tượng nghiên cứu
được quan tâm từ rất lâu và cũng có rất nhiều tài liệu nghiên cứu được dành cho nó.
Song có một nghịch lý là các điều kiện kinh tế - xã hội, chính trị và văn hóa cho sự
ra đời của nó dường như lại chưa được các học giả quan tâm thỏa đáng. Có thể
khẳng định rằng, chỉ một vài tác phẩm đề cập đến vấn đề này. Đó trước hết là tác
5


phẩm “Các phạm trù văn hoá trung cổ” (NXB Văn hóa Thông tin, 1987) của nhà
nghiên cứu A.Ja.Gurevich người Nga, trong đó ông đã đề cập tới điều kiện văn hóa
cho sự ra đời của văn hóa trung cổ nói chung và chủ yếu là văn hóa Kitô giáo nói
riêng như hạt nhân của nó. Công trình này còn có ý nghĩa quan trọng về mặt
phương pháp luận vì nó cung cấp cho chúng ta cách tiếp cận rất thỏa đáng và thích
hợp với văn hóa Kitô giáo mà, cốt lõi, hạt nhân tư tưởng chính là tư tưởng nhân học
xã hội của nó. Phân tích văn hoá trung cổ, A.Ja.Gurevich làm sáng tỏ thế giới tinh
thần và diện mạo văn hoá của con người và xã hội trung cổ, tức là làm sáng tỏ
những tư tưởng nhân học xã hội của Phúc âm bộc lộ ra trong nếp sống của tín đồ
Kitô giáo phương Tây trung cổ.
Tiếp theo có thể kể tới cuốn “Tôn giáo học nhập môn” (NXB Tôn giáo, Hà
Nội, 2006), Đỗ Minh Hợp (chủ biên). Trong đó các tác giả cho rằng, nhân học xã
hội Kitô giáo là quan điểm về các phẩm chất của con người thể hiện trên các mặt
sinh hoạt chính trị - xã hội, kinh tế và đạo đức được luận chứng về mặt triết học và
thần học nhờ viện dẫn vào Kinh thánh. Nhân học này biểu hiện khủng hoảng của

những giá trị văn hóa nhân sinh Hy La cổ đại: thói ích kỷ, thái độ thờ ơ đối với đau
khổ của tha nhân, và cho rằng các giá trị tinh thần của Kitô giáo với cốt lõi là “tình
yêu tha nhân” chính là lối thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng ấy. Nói cách khác, những
giá trị duy lý và duy mỹ của văn hóa Hy Lạp cổ đại là chưa đủ, cần bổ sung giá trị
duy thiện như ba “đế”, “rường cột” cho một cuộc sống cộng đồng tốt đẹp (bộ ba
“Apollo – Dionysos – Kitô” của tòa nhà văn hóa phương Tây).
Như vậy, có thể khẳng định rằng, tài liệu nghiên cứu về các điều kiện kinh tế xã hội, chính trị, văn hóa cho sự ra đời nhân học xã hội Kitô giáo còn rất ít, các tài
liệu hiện có mới chỉ khái quát được sinh hoạt văn hóa tinh thần ở thời đại Hy Lạp
hậu kỳ đang suy thoái, “thú tính” đang vượt trội “nhân tính” và lộng hành. Sự tồn
tại và phát triển của văn minh cổ đại bị đe dọa, đòi hỏi tạo dựng một hệ thống giá trị
văn hóa tinh thần mới. Nhân học xã hội Kitô giáo đáp ứng nhu cầu tinh thần này.
1.1.2. Tài liệu nghiên cứu về các tiền đề tư tưởng cho sự ra đời nhân học xã
hội Kitô giáo
Có thể nói, Lý Minh Tuấn là tác giả đã có các công trình nghiên cứu rất sâu
sắc về Kinh thánh nói chung và tư tưởng nhân học của nó nói riêng. Ông trình bày
6


các kết quả nghiên cứu của mình trong hai cuốn sách với nhan đề là “Công giáo và
Đức Kitô: Kinh thánh qua cái nhìn từ Đông phương” (NXB Tôn giáo, Hà Nội,
2003) và “Đức Giêsu cái nhìn từ Cựu ước” (NXB Tôn giáo, Hà Nội, 2013). Trong
hai cuốn sách này, Lý Minh Tuấn phân tích quá trình ra đời, hình thành và phát
triển của tư tưởng nhân học xã hội Kitô giáo như sự phản ánh quá trình hình thành
những giá trị tinh thần - đạo đức chung của nhân loại diễn ra ở tất cả các nền văn
hóa phương Đông và phương Tây và được phản ánh trong những tác phẩm văn hóa
và đặc biệt tư tưởng triết học tương ứng. Một điểm cần lưu ý là vấn đề “nhân học xã
hội” đã được ông xem xét từ góc độ quan hệ giữa “Ngã” với “tha nhân”, tức là từ
góc độ quan hệ liên cá nhân, dưới chiều cạnh đạo đức, văn hóa nhân văn. Hơn nữa,
quá trình lịch sử toàn cầu được lý giải chính từ góc độ tiến hóa, gia tăng nhân tính
của quan hệ nói trên. Đây là cái nhìn sâu xa và lạc quan về tương lai của loài người

từ góc độ tiến hóa đạo đức, trong đó văn hóa tâm linh giữ một vị trí đáng kể. Từ góc
độ đó, ông đã dẫn dắt độc giả đi theo sợi dây đỏ tư tưởng nhân học từ Cựu ước đến
Tân ước. Tài liệu này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc tìm hiểu tiền đề tư
tưởng cho sự ra đời nhân học xã hội Kitô giáo được trình bày trong Phúc Âm.
Một tài liệu khác chỉ ra triết học Hy Lạp cổ đại là tiền đề quan trọng của tư
tưởng nhân học xã hội Kitô giáo – đó là cuốn “Đại cương lịch sử triết học phương
Tây” (NXB Đại học Tổng hợp Hồ Chí Minh, TP HCM, 2006) của nhóm tác giả Đỗ
Minh Hợp, Nguyễn Thanh, Nguyễn Anh Tuấn. Trước hết các tác giả khẳng định
rằng, “Kitô giáo đánh dấu một bước ngoặt triệt để trong tư duy triết học… việc phổ
biến Kitô giáo đồng thời cũng có nghĩa là sự xuất hiện một triết học mới” (tr. 121).
Trong cuốn sách này, các tác giả đã phân tích bốn phương diện nội dung nhân học
triết học Hy Lạp cổ đại đã được kế tục cách có phê phán và vượt bỏ trong Kinh
Thánh để hình thành tư tưởng nhân học Kitô giáo. Đó là: 1) chủ nghĩa nhân cách, vì
thời cổ đại chưa biết tới một thần linh duy nhất và có nhân cách theo đúng nghĩa
của từ này; 2) tư tưởng sáng thế nhằm nhấn mạnh quyền tự do lựa chọn của cá nhân
và khắc phục tính “duy lý” của triết học cổ đại; 3) chủ nghĩa con là người trung tâm
nhằm biểu thị bản chất siêu nhiên (các quy tắc đạo đức) của con người; 4) tư tưởng
về niềm tin, hy vọng và tình yêu như một bình diện, một chiều cạnh mới của con
người - bình diện tinh thần (tr. 122-128).
7


Như vậy, sau khi tổng quan tài liệu có liên quan tới các tiền đề tư tưởng cho sự
ra đời của nhân học xã hội Kitô giáo, chúng tôi nhận thấy rằng, vấn đề này còn ít
được giới nghiên cứu đề cập tới. Dường như chỉ có một số tác giả đi sâu phân tích
tiền đề tư tưởng triết học Hy Lạp cổ đại đã có ảnh hưởng trên nhân học xã hội Kitô
giáo. Duy nhất Lý Minh Tuấn phác họa liên hệ mang tính phát sinh về mặt tư tưởng
giữa tư tưởng nhân học xã hội của Cựu ước với tư tưởng nhân học xã hội trong Tân
ước. Rõ ràng là nhân học xã hội Kitô giáo cần được tiếp tục khảo cứu chính từ góc
độ tiến trình phát triển lịch sử của tư tưởng nhân học xã hội phương Tây cổ đại.

1.2. Tài liệu nghiên cứu về các nội dung cơ bản của nhân học xã hội
Kitô giáo
1.2.1. Tài liệu thần học Kitô giáo
Tư tưởng nhân học xã hội Kitô giáo chủ yếu được trình bày trong Kinh thánh
như tài liệu gốc cho mọi suy lý tiếp theo. Chính vì vậy các nhà thần học Kitô giáo
đã tập trung chính vào tư liệu gốc này để chú giải tư tưởng nhân học xã hội của nó.
Ngay trong lời nói đầu cho “Kinh thánh” (NXB Tôn giáo, Hà Nội, 2011), các dịch
giả đã khẳng định rằng, con người ta vì tội Tổ tông nên đã quên mất rằng, mỗi
người đều có thể trở thành con của Thiên Chúa. Do vậy Tân ước xác quyết rằng,
mọi người là như nhau và nếu biết ăn năn sám hối, biết ăn ở trọn lành, thực hiện lối
sống bác ái, yêu thương tha nhân thì sẽ được về bên Thiên Chúa trong ngày phán
xét cánh chung. Ngược lại, sẽ bị vứt xuống địa ngục cho khóc lóc và nghiến răng.
Nói cách khác, do mối quan hệ giữa người với người bị “lỗi” cho nên con người ta
cư xử với nhau cách vị kỷ, chỉ vì cái tôi cá nhân mà đã làm nên nhiều hệ lụy xấu
trong quan hệ giữa người với người. Chính lúc đó đã xuất hiện nhà tư tưởng Giêsu
với quan điểm yêu thương. Quan điểm của Đức Giêsu đã chỉ ra thế nào là cái ác và
sửa “lỗi” trong mối quan hệ giữa người với người theo hướng bác ái, mở ra thời kỳ
Tân ước, đưa nhân loại tiến tới cùng đích Chân, Thiện, Mỹ (tr. 9). Có thể coi nhận
định này là một trong những xuất phát điểm để đi sâu nghiên cứu tư tưởng nhân học
xã hội Kitô giáo trong thần học Kitô giáo nói riêng và trong các công trình nghiên
cứu triết học nói chung.

8


Với Giáo hội Công giáo hoàn vũ, trong lịch sử đã có khá nhiều những cuốn
sách giáo lý có tính tổng quát. Tuy nhiên “Sách Giáo lý của Hội thánh Công giáo”
(Catechismus Catholicae Ecclesiae) do Tòa thánh Vatican soạn thảo và Giáo hoàng
Gioan Phaolô II công bố năm 1992 là cuốn sách không những kế thừa được tính
chính thống trong trong giáo huấn của các bộ giáo lý trước đó, mà còn là sự trở về

cách mạnh mẽ tinh thần Tin mừng cũng như hơi thở thời đại được Công đồng
Vatican II khởi xướng. Có thể nói, Giáo lý của Hội thánh Công giáo là bản tổng
quát về toàn bộ học thuyết của Giáo hội Công giáo. Tư tưởng nhân học xã hội Kitô
giáo được thể hiện trong những quan niệm về những vấn đề con người (cá nhân, xã
hội). Tuy nhiên, với quan niệm Công giáo, hai chiều kích đối nhân và đối thần
không thể tách rời nhau, nên nói về con người cũng là nói về Thiên Chúa, và ngược
lại, nói về Thiên Chúa cũng là để chỉ về con người. Đây là cách chú giải quan
phương của thần học Công giáo về nhân học xã hội Kitô giáo. Do vậy tài liệu này
có giá trị đặc biệt để nghiên cứu sinh lĩnh hội và tiếp thu cách có chọn lọc các nội
dung cơ bản của nhân học xã hội Kitô giáo, cũng như phê phán những hạn chế của
cách chú giải này.
Mới đây, Giáo hội Công giáo cho phát hành Giáo lý cho người trẻ (YOUCAT)
(2011) (bản dịch YOUCAT Việt Nam của linh mục Antôn Nguyễn Mạnh Đồng,
NXB Tôn giáo, Hà Nội, 2013). Ngoài việc trình bày giáo lý chính thống của Giáo
hội, thì nhiều nội dung giáo lý đã được giải thích cách tương đối mới mẻ, nhằm phù
hợp với tâm thế của giới trẻ (không chỉ là người ít tuổi), mà vẫn không lảng tránh
những vấn nạn của cá nhân và xã hội đương đại. Những khía cạnh nhân học xã hội
Kitô giáo được tiếp cận và làm phong phú với một nhãn giới khoáng đại, thể hiện sự
tôn trọng tự do và môi trường hình thành nhân cách.
“Bộ Giáo luật 1983” là bộ luật hoàn chỉnh đầu tiên của Giáo hội Công giáo
sau gần 2000 năm tồn tại, trong đó đã nêu đầy đủ những chế định của Giáo hội để
hướng dẫn, điều chỉnh sinh hoạt của Giáo hội. Tuy vậy, Giáo luật không phải là
“Thiên luật”, chỉ mang tính thiết chế, nhằm hướng tới những giá trị Kitô giáo, nên
nó không được coi là hệ quy chiếu cuối cùng của đời sống Kitô giáo, mà hệ quy
chiếu phải là Kinh thánh. Khảo sát tư tưởng nhân học Kitô giáo, không thể bỏ qua
9


nội dung của Bộ Giáo luật này, bởi nó chứa đựng những điều khoản buộc tín hữu
phải thực hiện, nên nó phản ánh quan niệm có tính lịch sử về bổn phận của người

Công giáo trong đời sống đức tin. Và đây cũng là điểm lý thú trong việc tìm hiểu
hành trình của người Công giáo với tự do, lương tâm, lề luật, quyền bính và ánh
sáng của Kinh thánh.
Văn kiện “Công đồng Vatican II” là Công đồng thứ XXI của Giáo hội Công
giáo. Mỗi khi Giáo hội phải đối diện với những vấn đề nghiêm trọng về Giáo lý và
phong hóa thì Công đồng được triệu tập để định tín lại những vấn đề giáo lý và nêu
đường hướng của Giáo hội lữ hành. Do hạn chế về nguồn tư liệu, chúng tôi chỉ có
toàn văn văn kiện của Công đồng Vatican II (bản dịch của Ủy ban Giáo lý đức tin
trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam, NXB Tôn giáo, Hà Nội, 2012). Những
điểm được coi là chính yếu của các công đồng trước, chúng tôi chỉ có thể tiếp cận
gián tiếp thông qua các tư liệu khác. Có thể nói, văn kiện các Công đồng đóng vai
trò cực kỳ quan trọng trong việc thiết định những vấn đề về giáo lý và phong hóa,
phản ánh nhãn quan chính thống của Giáo hội về mọi khía cạnh tín lý và luân lý
trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể. Tùy theo nhiệm vụ cụ thể của từng công đồng
mà trọng tâm được đặt vào những vấn đề về tín lý hay luân lý, về Giáo hội hay về
con người. Tuy nhiên, dù trực tiếp hay gián tiếp thì những vấn đề liên quan đến
nhân học xã hội Kitô luôn được đề cập và phản ánh nhãn giới của Giáo hội đối với
vấn đề này, và nó có tính lịch sử. Công đồng Vatican II phản ánh tập trung nhân học
xã hội Công giáo từ góc độ những vấn đề then chốt của thời hiện đại và mẫu “nhân
tính lý tưởng” trong thế giới hiện đại.
Nguồn tài liệu thần học tiếp theo cần được tính đến là Thông điệp của các
Giáo hoàng. Đó là:
Rerum novarum (Thông điệp Tân sự), ngày 15 tháng 5 năm 1891 của Giáo
hoàng Lêô XIII. Nội dung của bản văn này thể hiện rất rõ nhân học xã hội Kitô
giáo, hay cái người ta gọi là “lựa chọn ưu tiên về phía người nghèo”, một sự lựa
chọn được định nghĩa là “hình thức ưu tiên đặc biệt trong thực hành Đức Ái Kitô
giáo”. Thông điệp về “vấn đề thợ thuyền” là một thông điệp về người nghèo, và về
điều kiện thê thảm mà tiến trình mới trong kỹ nghệ hóa thường là tàn bạo, đã dồn
10



một số rất đông người vào tình trạng đó. Cả ngày nay nữa, trong phần lớn thế giới,
những tiến trình như thế trong biến chuyển kinh tế, xã hội, chính trị vẫn nảy sinh ra
những tai ương tương tự. Định hướng của nhân học xã hội Kitô giáo ở trong văn
bản này là định hướng vào thực trạng và con đường khắc phục thảm cảnh của đa số
xã hội hiện đại.
Populorum Progressio (Thông điệp Phát triển các dân tộc) của Giáo hoàng
Phaolô VI, ban hành ngày 26 tháng 3 năm 1967, nhấn mạnh: “Sự phát triển của các
dân tộc, nhất là những dân tộc đang cố thoát khỏi cảnh ô nhục vì đói khát, cùng cực,
bệnh tật, ngu dốt; đang tìm cách tham gia nhiều hơn vào thành quả của văn minh;
đang đòi hỏi phải đánh giá đúng mức hơn những khả năng của con người họ trong
mọi hoạt động; đang quyết chí vươn mình tới một sự nảy nở trọn vẹn”. Sự phát triển
của các dân tộc đó được Giáo hội Công giáo hằng tha thiết lưu ý. Tư tưởng nhân
học xã hội Kitô giáo ở đây đã mở rộng quyền bình đẳng của mỗi cá nhân trước
Thiên Chúa ra lĩnh vực quan hệ giữa các dân tộc nhằm tạo dựng một thế gian bình
đẳng, an bình và hạnh phúc. Thực vậy, sau khi công đồng Vatican II kết thúc, Giáo
hội đã nhận thấy rõ ràng và sâu xa hơn đòi hỏi của Phúc Âm là phải dấn thân phục
vụ con người, không những để giúp họ nhận rõ tất cả mọi chiều kích của vấn đề tối
quan trọng này, mà còn để thuyết phục họ phải cấp tốc hành động liên đới với mọi
người trong khúc quanh quyết định này của lịch sử nhân loại.
Humanae Vitae (Thông điệp Sự sống Con người) của Giáo hoàng Phaolô
VI (bản dịch của Lm. Phan Du Sinh, năm 1969). Đây là một thông điệp nhấn
mạnh đến phẩm giá và quyền của con người, một tiếng nói mạnh mẽ, chính
thống nhằm bảo vệ con người trước những xâm phạm trắng trợn đến quyền sống
và nhân phẩm.
Caritas in Veritate (Thông điệp Tình Yêu trong Sự Thật) của Giáo hoàng
Benedicto XVI khẳng định rằng, Tình yêu trong Sự Thực, Tình yêu (Caritas) là một
sức lực ngoại thường, thúc đẩy con người dấn thân thật can đảm và quảng đại trong
lĩnh vực công lý và hòa bình.


11


Splendor veritatis (Thông điệp Ánh rạng ngời chân lý) của Giáo hoàng Gioan
Phaolô II (ký ngày 6 tháng 8 năm 1993, công bố ngày 5 tháng 10 năm 1993) đã bàn
về một số yếu tố cơ bản trong học thuyết luân lý Công giáo.
Lumen Fidei (Thông điệp Ánh sáng đức tin) của Giáo hoàng Phanxicô (ban
hành vào thứ Sáu ngày 05 tháng 07 năm 2013) diễn tả hành trình Tin – Nhận – Hiểu
– Sống đời Kitô hữu dưới ánh sánh của Đức Kitô và Tin mừng.
Nguồn tài liệu quan trọng khác là Thần học Công giáo. Với Giáo hội Công
giáo, thần học có một vai trò đặc biệt quan trọng, nó có một quá trình phát triển lâu
dài, qua các giai đoạn phát triển của Giáo hội và xã hội khác nhau. Với nhiệm vụ là
giải thích các chân lý đã được đức tin chấp nhận, thần học là khâu trung gian nhằm
giải thích, diễn dịch các chân lý tôn giáo, để Giáo hội căn cứ vào đó xây dựng Giáo
lý, Giáo luật, đường hướng hành đạo, v.v. Vậy nên, thần học luôn có tính thời sự,
bởi nó luôn phải giải thích các chân lý tôn giáo cho phù hợp với từng giai đoạn phát
triển của Giáo hội, cũng như nó luôn tự trang bị cho mình những tri thức của khoa
học nhân văn và tự nhiên. Thần học đề cập đến tất cả mọi lĩnh vực, nhưng tựu
chung xoay quanh quan hệ Thiên Chúa và con người.
Đối với nhân học xã hội Kitô giáo, thần học có hai đường lối là: thứ nhất, đó
là nói về con người trong lịch sử cứu độ (tạo dựng, sa ngã, cứu chuộc), hợp thành
bộ môn Anthropologia theological (Nhân học thần học); thứ hai, đó là đào sâu
những yêu sách của phẩm giá con người khi sống trong xã hội, và phát triển thành
học thuyết xã hội. Cả hai đường lối này có liên hệ mật thiết với nhau, bổ trợ cho
nhau để tạo thành một nhân học xã hội Kitô giáo toàn vẹn. Vì lý do nêu trên nên
nghiên cứu sinh sẽ tập trung nghiên cứu tư tưởng nhân học xã hội Kitô giáo được
trình bày trong một số công trình của các nhà thần học tiêu biểu mà tư tưởng của họ
trực tiếp góp phần xây dựng học thuyết của Giáo hội, như: Tự thú, Thành trì Thiên
Chúa, Về sự tự do chọn lựa của Augustino; Bộ Tổng luận thần học của Thomas
Aquinas; Nhân học Kitô, Thần học Karl Rahner, Đức tin tìm kiếm sự hiểu biết,

Những nền tảng đức tin Kitô của Karl Rahner; Đức Giêsu thành Nazareth (3 phần),
Đức tin Kitô giáo hôm qua và hôm nay, Thiên chúa và trần thế, Ánh sáng thế gian
của Joseph Ratzinger; Người dựng nên họ là nam và nữ, Gioan Phaolô II.
12


Đề cập tới tư tưởng nhân học xã hội trong các tác phẩm thần học này, cần
nhấn mạnh một điều sau đây: Hai khuôn mặt đã được đưa ra như trụ cột cho hai lập
trường vẫn phần nào “cạnh tranh” với nhau trong lịch sử Giáo hội. Augustino với
cái nhìn thiên về Plato và Thomas Aquinas với lập trường dựa theo lối nhìn nhất
thống của Kinh thánh và cách trình bày tương quan nhiều - chiều - kích của con
người mang sắc thái triết thuyết Aristotle. Thành thực mà xét, lối nhìn của
Augustino dầu sao cũng “hạ giá” thân xác con người, khi quá đề cao “tinh thần”, và
do đó đã không nêu bật được sự nhất thống của con người. Điều này đã ảnh hưởng
nhiều đến lối sống đạo của người Kitô hữu ngay cả đến ngày nay, và có lẽ đã một
thời đưa tới quan điểm duy linh cực đoan trong việc trình bày ơn cứu độ. Lịch sử
Giáo hội đã chứng minh điều đó: đã có thời người Kitô hữu tưởng rằng họ có thể hy
sinh, bỏ mặc các giá trị trần thế để chỉ tập trung vào việc cứu độ linh hồn. Ngày nay
Giáo hội nhìn nhận vết đen đó trong lịch sử của mình và nỗ lực để tạo ra một cái
nhìn quân bình hơn về tương quan hồn xác nơi con người. Thiện chí đó thể hiện rõ
trong hiến chế Vui mừng và Hy vọng của công đồng Vatican II: Con người “là một
chủ vị duy nhất gồm có thể xác và linh hồn, con người tổng hợp nơi bản thân các
yếu tố thuộc thế giới vật chất để từ đó, chính con người làm cho những yếu tố ấy đạt
tới đỉnh cao và trở nên lời ca tụng không ngừng dâng lên Đấng Tạo Hóa. Vì thế,
không được khinh miệt đời sống thể xác con người, trái lại phải coi thân xác là tốt
lành và đáng tôn trọng vì được Thiên Chúa tạo thành và sẽ được sống lại trong ngày
sau hết. Tuy nhiên, vì những thương tích do tội lỗi gây nên, con người cảm nghiệm
nơi chính mình những nổi loạn của thân xác. Như vậy, chính phẩm giá con người
đòi hỏi con người phải biết ca tụng Thiên Chúa nơi thân xác, chứ không để thân xác
ấy làm nô lệ cho những xu hướng xấu xa của lòng mình”[Công đồng Vatican II, tr.

233]. Đường hướng này dù sao cũng không phải là một điều gì mới mẻ trong lịch sử
Kitô giáo. Nói khác, đây chính là một quảng diễn của công thức: Anima est forma
corporis (Linh hồn là mô thể của thân xác) mà Thomas Aquinas đã sử dụng cách
đây 7 thế kỷ.
Một tài liệu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc làm sáng tỏ nội dung
của nhân học xã hội Kitô giáo là Tóm lược học thuyết xã hội của Giáo hội Công
13


giáo do Hội đồng Giáo hoàng về Công lý và Hòa bình (bản dịch tiếng Việt là công
trình tập thể của Uỷ ban Bác ái Xã hội thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam) công
bố nhằm giới thiệu cho đồng bào Công giáo và không Công giáo những nguyên tắc
nền tảng và đường hướng hoạt động của Giáo hội Công giáo trong lĩnh vực xã hội
[Tóm lược học thuyết xã hội của Giáo hội Công giáo, NXB Tôn giáo, Hà Nội,
2007, tr. 6]. Đối với những vấn đề nhân học xã hội Kitô giáo, bản Tóm lược này
tập trung vào phẩm giá của con người, coi bổn phận cá nhân được bộc lộ ra trên
hàng loạt phương diện hoạt động xã hội và trong sự tương tác với môi trường xã
hội với tính cách là phương tiện bảo vệ và nâng cao phẩm giá con người, với tính
cách là nhân vị.
1.2.2. Tài liệu của các tác giả bên ngoài Giáo hội
Trong cuốn “Đạo Công giáo Thiên niên kỷ thứ 3” (Nguyễn Đức Thông dịch,
NXB Tôn giáo, Hà Nội, 2010), tác giả Thomas P.Rausch đã viết về cách tiếp cận
Kinh thánh. Theo ông, kể từ năm 1943, Giáo triều Rome đã cho phép các học giả
Công giáo được phép sử dụng phương pháp phê bình lịch sử khi chú giải Kinh
thánh. Phong trào Kinh thánh hiện đại có được sự phát triển như ngày nay là nhờ
vào sự phát triển các phương pháp khác nhau trong nghiên cứu Kinh thánh như phê
bình lịch sử, phê bình thể loại, phê bình bản văn, phê bình nguồn văn và phê bình
biên soạn [tr.30]. Như vậy, tài liệu này hữu ích từ góc độ cung cấp cho nghiên cứu
sinh hiểu biết về lịch sử tiếp cận nhân học Kitô giáo trong các tài liệu quan phương
của các nhà thần học thuộc Giáo hội Công giáo.

Trong cuốn “Kinh thánh thật sự dạy gì” (NXB Watchtower Bible Tract
Society of New York, Inc. Brooklyn, New York, USA, 2011), các tác giả đã đánh
giá tích cực những gì Kinh thánh mang lại cho con người. Theo đó, những điều tốt
đẹp trong Kinh thánh không hề hão huyền. Trong đời sống hiện đại, Kinh thánh
giúp người ta đối phó tốt hơn với những vấn đề của ngày nay và làm nhẹ nhõm tâm
trí người ta bằng cách giải đáp một số thắc mắc như: Tại sao chúng ta lại chịu nhiều
đau khổ? Làm sao đối phó được với các lo âu trong cuộc sống? Làm sao để có cuộc
sống gia đình hạnh phúc? Có gặp được người thân khi chết hay không? Tất cả

14


những chủ đề này đều trực tiếp liên quan tới các chiều cạnh xã hội tính nơi con
người [tr. 6].
Trong cuốn “Đức Giêsu trong các Tin Mừng – Kitô học Kinh Thánh”
(Nguyễn Luật Khoa và Phạm Thị Huy dịch, NXB Tôn giáo, Hà Nội, 2009), Rudlf
Schnackenburg bàn luận về tư tưởng nhân học xã hội Kitô giáo thông qua việc đánh
giá về vai trò của Chúa Giêsu Kitô. Theo tác giả, Tin mừng mà Phaolô đã lãnh nhận
và loan báo chính là để giải thoát nhân loại. Đức Giêsu vẫn sống và tiếp nối sự hiện
diện trần thế đã khởi đầu cho một phong trào lịch sử trên thế giới mà ta gọi là “Kitô
giáo” đang lôi cuốn hàng triệu người nhận lấy đức tin và đức tin này đã hướng dẫn
và thúc đẩy họ hành động để thay đổi bộ mặt trái đất. Để mô tả về tính cách toàn
thiện của Chúa Giêsu như mẫu người lý tưởng trong cộng đồng cần xem xét hai
điểm then chốt: 1/ Dung mạo trần thế, lời nói và hành động của Ngài; 2/ Số mệnh
của Ngài, cái chết bi thảm trên thập giá. Trong đức tin của những ai theo Ngài, cái
chết này là để phục sinh. Và chỉ khi nào hai điểm nhấn nói trên nối lại được với
nhau thì người ta mới có thể có được một chân dung đúng đắn về nhân cách toàn
thiện của con người thể hiện nơi Chúa Giêsu [tr.8].
Vấn đề đạo đức trong Kinh thánh được Trương Như Vương khảo cứu khá chi
tiết, cụ thể trong cuốn “Tìm hiểu quan niệm đạo đức trong Kinh thánh” (NXB Tôn

giáo, Hà Nội, 2005). Trong cuốn “Đại cương lịch sử triết học phương Tây” (NXB
Đại học Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2006), khi viết về triết học Tây Âu Trung cổ,
các tác giả Đỗ Minh Hợp, Nguyễn Thanh và Nguyễn Anh Tuấn nhấn mạnh tư tưởng
nhân học xã hội của Kinh thánh phản ánh một thời đại văn hóa sinh tồn mới của con
người, do vậy nó đánh dấu một loại hình tư duy triết học mới. Chính tư tưởng nhân
học Công giáo đã khắc phục được hạn chế lớn nhất của tư duy triết học cổ đại - đó
là sự thiếu vắng chủ nghĩa nhân cách trong cách tiếp cận triết học với hệ vấn đề
nhân học. Mặt khác, tư tưởng của Công giáo lần đầu tiên đã chỉ rõ được sự đặc thù
của tồn tại người nằm ở tính chất khác biệt về nguyên tắc giữa các quy tắc chi phối
hành vi của con người so với các quy luật của tự nhiên. Theo họ, triết học cổ đại
không đối lập con người với thế giới. Ngược lại, Kinh thánh lại cho rằng, con người
không đơn giản là một bộ phận của vũ trụ, là một đối tượng, sự vật bên cạnh những
15


đối tượng khác mà nó hoàn toàn đứng tách biệt, đứng trên mọi sinh thể. Người Hy
Lạp quan niệm, quan hệ giữa người với người như các quy luật bắt nguồn từ “bản
chất của các sự vật”. Do vậy, họ xem đạo đức như là sự kế tục các quy luật tự nhiên
trong xã hội loài người. Nhưng Chúa của Công giáo không những đứng trên lĩnh
vực các quy luật tự nhiên mà còn đem lại quy tắc đạo đức cho con người được thể
hiện dưới dạng mệnh lệnh của Chúa. Do đó, quan hệ giữa người với người không
phải do các quy luật tự nhiên và bản thân con người quy định mà chúng có cội
nguồn thần thánh.
Trong cuốn “Tôn giáo học nhập môn” (NXB Tôn giáo, Hà Nội, 2006) các tác
giả cho rằng, nhân học xã hội Công giáo là tổng thể những quan điểm chính trị - xã
hội, kinh tế và đạo đức được luận chứng về mặt triết học xã hội và đạo đức học nhờ
viện dẫn vào Kinh thánh. Nhân học xã hội Công giáo đã vạch ra những biểu hiện
khủng hoảng của nền văn minh, đó là thói ích kỷ, thái độ thờ ơ đối với đau khổ của
người khác, và cho rằng lối thoát khỏi cuộc khủng hoảng ấy là phải quay về với các
giá trị Kitô giáo, với nền văn minh tình yêu (tr. 218).

Trong cuốn “Tôn giáo: lý luận xưa và nay” (NXB Đại học Tổng hợp TP Hồ
Chí Minh, 2006), các tác giả đã chỉ ra tính đặc thù của nhân học xã hội Công giáo
nguyên thủy phản ánh tập trung vào hai phương diện quan trọng nhất của tôn giáo
mới. Thứ nhất, nó truyền bá sự bình đẳng giữa con người với con người, dù rằng đó
chỉ là sự bình đẳng về “tội lỗi” của con người trước Thiên Chúa. Thứ hai, nó lên án
sự giàu có cùng lòng tham lam với câu nói nổi tiếng của Chúa Giêsu: “Con lạc đà
chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu vào Nước Thiên Chúa” [tr.162], đồng thời
nhấn mạnh đến nghĩa vụ lao động của mọi người với tư tưởng không lao động thì
đừng ăn.
Trong cuốn “Tôn giáo phương Đông - quá khứ và hiện tại” (NXB Tôn giáo,
Hà Nội, 2006), khi phân tích cơ sở nhân học xã hội của tư tưởng về bác ái trong
Công giáo, các tác giả cho rằng cần học hỏi tư tưởng triết học cơ bản của Kinh
thánh để có được một thứ văn hóa khoan dung và hòa bình trong thế giới vốn có
đầy rẫy những xung đột và mâu thuẫn. Tin và yêu, cam chịu và hy vọng - đó là
những phẩm chất cần thiết để xác lập một thế giới theo nguyên tắc quan hệ giữa
16


người với người như Chúa Giêsu đã dạy: Hãy thương yêu người ta như mình ta vậy.
Như vậy, tư tưởng cơ bản của Công giáo là tư tưởng về tội lỗi và cứu rỗi con người.
Con người mắc tội trước Chúa và chính điều này làm cho mọi người trở nên bình
đẳng. Nhưng con người có thể tẩy rửa sạch khỏi tội lỗi nếu họ ý thức được rằng họ
mắc tội, nếu họ hướng ý nghĩ của mình vào việc tẩy rửa khỏi tội lỗi, nếu họ tin vào
Chúa Giêsu xuống trần gian hiến tế để chịu tội lỗi thay cho loài người. Ra đời trong
lòng các giáo phái khắc kỷ, chống đối lại Do Thái giáo và chính quyền La Mã, sau
đó lan ra khắp thế giới La Mã, Kitô giáo nguyên thủy ngay từ đầu đã tự tuyên bố là
một học thuyết của nô lệ, dân nghèo bị áp bức, của những người cùng khổ và bị tù
đày. Thực ra, học thuyết này không kêu gọi đấu tranh, vì vậy không thể gọi là một
học thuyết cách mạng. Với tư cách sự đối chọi mang tính “trấn an” như vậy, định
hướng nghị lực của những người bị áp bức vào dòng những ảo tưởng tôn giáo, Công

giáo nguyên thủy không những đối lập với những kẻ cầm quyền, chịu sự truy nã dã
man từ phía chính quyền, mà còn chứa đựng những yếu tố cấp tiến, thậm chí cả khí
thế cách mạng. Điều đó được thể hiện ở sự không chấp nhận những chuẩn tắc sinh
hoạt đã hình thành. Mặc dù không mang tinh thần cách mạng tích cực, nhưng với
việc tuyên bố những nguyên tắc bình đẳng giữa con người với con người, dù đó chỉ
là sự bình bằng về tội tổ tông trước Chúa, và tuân giữ điều đó. Sự ra đời của Công
giáo là lời thách thức đối với những trật tự xã hội đương thời đang thống trị
[tr.90;91].
Trong cuốn “Sự thống nhất giữa kính Chúa và yêu nước trong lịch sử tư
tưởng Việt Nam thời cận hiện đại” (NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2002), Đỗ Lan
Hiền cho rằng phải cắt nghĩa điều thuộc linh bằng ngôn ngữ thuộc linh, bằng những
ẩn dụ đằng sau các thông điệp trong Kinh thánh nội dung là tuyên truyền cổ vũ cho
lòng khoan dung bác ái của con người. Tuy nhiên, tác giả cũng dẫn lại quan điểm
của Phạm Ngộ Hiên và Nguyễn Hòa Đường trong cuốn “Tây Dương Gia tô bí lục”
cho rằng, Kinh thánh là một mớ lý thuyết, luân lý và đạo đức bị chối bỏ. Những ý
tưởng giáo dục đạo đức trong đó tốt đẹp đến mức trở thành phi hiện thực [tr.58;59].
Tóm lại, những công trình nghiên cứu của các tác giả ở trong nước và ở nước
ngoài đều đã phân tích và trình bày khá chung chung một số phương diện quan
17


trọng trong nhân học xã hội Kitô giáo. Đó là những giá trị tinh thần nhân văn mà hạt
nhân là “tình yêu tha nhân căn cứ trên thái độ tôn trọng tuyệt đối một hệ giá trị tinh
thần tối cao thống nhất (“tôn kính một Đức Chúa Trời trên hết mọi sự”) và những
phẩm chất đạo đức cần có (8 mối phúc thật). Định hướng giá trị sống này thể hiện
rõ qua “Học thuyết xã hội Công giáo”. Tất cả những kết quả này sẽ được nghiên
cứu sinh tiếp thu trong luận án của mình, mặc dù vậy nhân học xã hội Kitô cần được
phân tích sâu sắc và cách có hệ thống trên các phương diện lịch sử và nội dung cùng
với âm hưởng của thực tiễn sinh hoạt của con người hiện đại.
1.3. Tài liệu nghiên cứu về vai trò của nhân học xã hội Kitô giáo đến đời

sống đạo của người Công giáo Việt Nam
Tài liệu phản ánh vai trò của nhân học xã hội Kitô giáo đến đời sống đạo của
người Công giáo Việt Nam chủ yếu tập trung trong các văn kiện của Hội đồng
Giám mục Việt Nam, trong các báo cáo thường niên của các Ủy ban trực thuộc Hội
đồng Giám mục Việt Nam, đặc biệt báo cáo của các Ủy ban Giáo dân, Ủy ban Mục
vụ Gia đình, Ủy ban Giới trẻ, Ủy ban Bác ái Xã hội, Ủy ban Công lý và Hòa bình.
Đây là những tài liệu bàn về đối tượng nghiên cứu của luận án này. Có thể
phân chia nguồn tài liệu tham khảo hiện có thành hai loại cơ bản là: những nghiên
cứu của các học giả dưới nhãn quan Kitô giáo và các nghiên cứu dưới nhãn quan
khoa học nhân văn.
1.3.1. Những nghiên cứu của các học giả dưới nhãn quan Kitô giáo
Trong số các công trình có tính cách tổng quan nhằm cung cấp khung lý
thuyết và những hướng tiếp cận nhân học xã hội Kitô giáo, chúng ta có thể kể đến
những công trình sau:
“Dẫn vào thần học” (do S.J.Thomasp Rausch chủ biên, NXB Tôn giáo, Hà
Nội, 2008). Ngoài việc trình bày thần học và các phương pháp của thần học, trong
chương VI, các tác giả trình bày khái lược về nhân học thần học Kitô giáo thông
qua những vấn đề được đặt ra về con người và vũ trụ, về sự hình thành con người,
về các động lực của con người, về bổn phận của con người, về Thiên Chúa trong
quan hệ với con người, v.v. Các tác giả đã khái quát thành “bốn chủ đề về con

18


người có ý nghĩa quan trọng đến nỗi người ta không thể tưởng tượng được rằng,
thần học Kitô giáo mà không có chúng. Những chủ đề đó là: con người là hình ảnh
của Thiên Chúa, con người phạm tội và được cứu, con người là một ngã vị trước
mặt Thiên Chúa, và con người có tính xã hội” [tr. 201].
“Thần học căn bản” của S.J.Gerard O’ Collins (Lm. Đaminh Nguyễn Đức
Thông C.Ss.R dịch, NXB Tôn giáo, Hà Nội, 2011). Đây là một công trình có tính

tích hợp và bao hàm, nhằm cung cấp phương pháp luận để tiếp cận thần học, cũng
như những chủ điểm quan trọng của môn này. Trong chương II, tác giả trình bày
chủ đề kinh nghiệm nhân học đi từ vấn đề cách thức chủ thể có được kinh nghiệm.
Kinh nghiệm là trực tiếp, không thể có kinh nghiệm “second hand”, và một kinh
nghiệm đích thực ảnh hưởng vô cùng đến toàn cuộc sống hiện sinh của chủ thể.
“Thần học về sự hoàn thiện Kitô giáo” của Giuse Phạm Thanh (NXB Tôn
giáo, Hà Nội, 2013). Đây là một công trình sâu sắc về giáo thuyết và đặc biệt rất
chú trọng đến hướng dẫn đời sống đạo. Tiếp cận về nhân học xã hội Kitô giáo của
tác giả xuất phát từ câu Kinh thánh: “Anh em hãy trở nên hoàn thiện như Cha anh
em trên trời là Đấng hoàn thiện”. Tác giả khẳng định, đây chính là mục tiêu hiện
sinh của con người. Công trình này gồm ba phần. Trong đó, phần I và II tập trung
vào việc trình bày sự cần thiết – “sự bó buộc” phải trở nên hoàn thiện, trong ơn gọi
là Kitô hữu; những phương thế trong đời sống nhân văn để trở nên hoàn thiện. Tất
cả những nội dung này đều được tác giả khởi đi từ Kinh thánh và quy chiếu về Kinh
thánh, đặc biệt là Tin mừng.
“Tự do và trung thành trong Đức Kitô” gồm 2 tập của CSsR Bernard Haring
(LM Dom Nguyễn Đức Thông dịch, NXB Tôn giáo, Hà Nội, 2012). Có thể nói, sau
Công đồng Vatican II, với tinh thần canh tân, thích nghi, đại kết, đây là một công
trình về một nền luân lý Công giáo toàn diện nhất, đại kết nhất và do vậy nhân văn
nhất. Tư tưởng nhân học xã hội Kitô giáo xuyên suốt tất cả những nội dung được
tác giả trình bày, dù là tín lý hay luân lý, tu đức hay nhân bản.
Trong tập 1, tác giả trình bày về luân lý căn bản: đâu là nền tảng của luân lý
Kitô giáo - Tự do và trung thành sáng tạo là gì? Đâu là tự do trong Đức Kitô? Chọn

19


lựa căn bản là gì? Lương tâm là gì? Trong tập 2, tác giả đề cập đến Sự thật giải
thoát, ơn cứu độ nhờ đức tin, giáo dục đức tin trong thời đại ngày nay, vấn đề giới
tính trong tạo dựng và cứu chuộc. Trong nhiều nội dung, tác giả đã đặt lại vấn đề về

truyền thống (thậm chí với giáo lý và thần học) của Giáo hội nhằm trình bày và biểu
dương một nền luân lý vì con người, vượt ra khỏi những rào cản của định kiến và lề
thói. Tác giả cho rằng:
…một nền luân lý đặc trưng Kitô giáo cho thời đại này phải là một nền thần
học về tinh thần trách nhiệm được đánh dấu cách đặc biệt bằng sự tự do, trung
thành và sáng tạo. Viễn tượng mới này sẽ giúp ta có đủ can đảm và sẽ hướng
dẫn ta tới chỗ suy nghĩ lại một số các tín điều, truyền thống, giáo huấn và thực
hành và sẽ hướng dẫn ta tới chỗ phân biệt được cốt lõi của đức tin với những ý
thức hệ, những điều cấm kỵ và những yếu tố mơ hồ khác [tập 1, tr. 10].
“Nhập môn Kinh thánh” của John H.Hayes (TS. Nguyễn Kiên Trường dịch,
NXB Tôn giáo, Hà Nội, 2008). Có thể nói, đây là một công trình hướng dẫn việc
tiếp cận Kinh thánh, cũng như những chủ đề của Kinh thánh, có tính đối thoại với
các khoa học nhân văn rất cao. Những nội dung của Kinh thánh nói chung, tư tưởng
nhân học xã hội Kitô giáo nói riêng (nguồn gốc, những quan niệm cụ thể) đều được
tác giả hướng dẫn cách tiếp cận dựa trên những dữ liệu của bối cảnh văn hóa, địa lý,
khảo cổ, triết học. Đây là một tư liệu hữu ích cho việc nghiên cứu và đánh giá đối
tượng nghiên cứu dưới góc độ nhân học triết học.
“Công giáo và Đức Kitô: Kinh thánh qua cái nhìn từ phương Đông” của Lý
Minh Tuấn (NXB Tôn giáo, Hà Nội, 2004). Cách đặt vấn đề của tác giả trong
công trình này làm cho người đọc chú ý đến diễn trình của tư tưởng Công giáo.
Mặc dù Kitô giáo ra đời từ phương Đông, nhưng sự phát triển sau đó của Kitô
giáo trong lịch sử lại thuộc về phương Tây, nên nó mang tính phương Tây rất cao,
điều này thể hiện trên mọi phương diện từ giáo thuyết, thiết chế, phong hóa, v.v.
Vậy nên, nhãn giới về một nền nhân học xã hội Kitô giáo cũng mang nặng màu
sắc phương Tây. Theo chúng tôi, công trình này không nhằm đem đến cho người
đọc cái nhìn Kinh thánh qua lăng kính “phương Đông” mà muốn truy nguyên lại
những thông điệp mà Kinh thánh diễn tả, không chỉ có tính phổ quát, mà còn
20



×