Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Phong cách tô hoài qua truyện viết cho thiếu nhi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (795.89 KB, 95 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------***----------

PHẠM THỊ VÂN ANH

PHONG CÁCH TÔ HOÀI
QUA TRUYỆN VIẾT CHO THIẾU NHI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Lý luận văn học

Hà Nội - 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------***----------

PHẠM THỊ VÂN ANH

PHONG CÁCH TÔ HOÀI
QUA TRUYỆN VIẾT CHO THIẾU NHI

Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Lý luận văn học
Mã số: 60 22 01 20

Ngƣời hƣớng dẫn: PGS.TS. Phạm Thành Hƣng

Hà Nội - 2016



LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Phạm Thành Hưng –
người Thầy đã tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô giáo khoa Văn, Trường Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều
kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên
giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành công trình nghiên cứu này.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Học viên
Phạm Thị Vân Anh


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 2
3. Lịch sử vấn đề ........................................................................................... 3
4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 8
5. Những đóng góp của luận văn .................................................................. 8
CHƢƠNG 1. TÔ HOÀI – CÂY BÚT ĐỘC ĐÁO CỦA THẾ GIỚI
TUỔI THƠ .................................................................................................... 10
1.1. Khái niệm phong cách.......................................................................... 10
1.2. Vấn đề văn học dành cho thiếu nhi ..................................................... 11

1.2.1. Khái niệm văn học thiếu nhi ......................................................... 11
1.2.2. Truyện viết cho thiếu nhi .............................................................. 13
1.3. Hai giai đoạn sáng tác của Tô Hoài ..................................................... 16
1.3.1. Giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám ........................................ 16
1.3.2 Giai đoạn sau Cách mạng tháng Tám ............................................ 20
1.4. Phong cách Tô Hoài từ góc nhìn tiểu sử .............................................. 21
1.4.1. Gia đình và xã hội ......................................................................... 21
1.4.2. Hành trình sáng tác đến với độc giả thiếu nhi .............................. 23
Tiểu kết ............................................................................................................ 26
CHƢƠNG 2. PHONG CÁCH TÔ HOÀI TỪ GÓC NHÌN “THẾ GIỚI
NGHỆ THUẬT” ............................................................................................ 27
2.1 Loại truyện viết cho thiếu nhi của Tô Hoài .......................................... 27
2.1.1. Tự truyện ....................................................................................... 28
2.1.2 Truyện loài vật ............................................................................... 29
2.1.3 Truyện về quê hương đất nước. ..................................................... 31
2.1.4 Truyện viết lại ................................................................................ 33


2.2. Thế giới nhân vật trong truyện viết cho thiếu nhi của Tô Hoài ........... 34
2.2.1. Nhân vật – con người. ................................................................... 35
2.2.2. Nhân vật thuộc thế giới loài vật .................................................... 41
2.2.3. Hình tượng thiên nhiên ................................................................. 46
2.2.4. Nhân vật – siêu nhân, siêu nhiên .................................................. 51
2.3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật ............................................................. 53
2.3.1. Miêu tả nhân vật qua ngoại hình và hành động ............................ 54
2.3.2. Sử dụng biện pháp nhân hóa ......................................................... 57
2.3.3. Miêu tả nội tâm nhân vật............................................................... 61
Tiểu kết ............................................................................................................ 63
CHƢƠNG 3. NGHỆ THUẬT KỂ CHUYỆN ............................................. 65
3.1 Ngôn ngữ đặc thù cho truyện thiếu nhi ................................................. 65

3.1.1. Cách sử dụng phương ngữ ............................................................ 66
3.1.2. Ngôn ngữ miêu tả .......................................................................... 67
3.1.3. Ngôn ngữ đồng thoại ..................................................................... 70
3.1.4. Ngôn ngữ lứa tuổi thiếu nhi .......................................................... 72
3.2. Giọng điệuTô Hoài............................................................................... 75
3.2.1. Giọng điệu dí dỏm......................................................................... 76
3.2.2. Giọng điệu trữ tình man mác ........................................................ 80
3.3. Người kể chuyện .................................................................................. 82
Tiểu kết ............................................................................................................ 84
KẾT LUẬN .................................................................................................... 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 87


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Với bất kỳ ai cũng vậy, tuổi thơ là quãng đời đẹp nhất, có nhiều kỷ
niệm đáng nhớ, nhiều cảm xúc mới mẻ hồn nhiên sống động khi gặp điều gì
đó mới mẻ hoặc biết thêm một điều gì có ý nghĩa. Tất cả những cảm xúc ấy
mang tên tuổi thơ và sẽ giữ mãi trong tâm trí mỗi người đi cho đến trọn cuộc
đời. Lớn lên khi biết đọc những con chữ để thỏa trí tưởng tượng và lòng hiếu
kỳ của mình, các em sẽ tìm đến những câu chuyện phù hợp với sở thích và lứa
tuổi của mình như truyện cổ tích, truyện về các loài vật, những câu chuyện
dành cho thiếu nhi….vì thế văn học thiếu nhi trở thành một bộ phận quan
trọng trong bất cứ nền văn học dân tộc nào trên trái đất này.
Trong các sáng tác văn học dành cho thiếu nhi của Tô Hoài đã thể
hiện được cái nhìn mới mẻ, ngộ nghĩnh đáng yêu và phải thật sự là cây bút
am hiểu tâm lý trẻ thơ mới có thể viết được những câu chuyện hay, phù
hợp tâm lý….Văn học là nhân học, văn học cũng là cái nôi nuôi dưỡng và
phát triển cho một nhân cách toàn vẹn, hài hòa thông qua nghệ thuật ngôn
từ. Với bất cứ ai, tuổi thơ đi qua gắn những câu chuyện bài học đầu đời. Ký

ức về tuổi thơ luôn là ký ức từ một quãng thời gian quý giá của mỗi người
và không thể phai mờ. Cho nên trẻ thơ sớm được tiếp xúc với các tác phẩm
văn học có giá trị sẽ là những bài học bổ ích trang bị thêm hiểu biết trong
cuộc hành trình đi đến tương lai.
Nhà văn Tô Hoài là một trong những cây bút viết truyện cho thiếu nhi
tiêu biểu nhất trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Ông có rất nhiều tác
phẩm viết cho trẻ thơ. Từ những câu truyện nhỏ hàng ngày hay những câu
Chuyện được lấy cốt truyện từ cổ tích, truyền thuyết trong dân gian đến
truyện viết về thế giới loài vật đáng yêu gần gũi với cuộc sống con
người….Tác giả dành phần lớn sự nghiệp của mình viết những tác phẩm dành
1


tặng thiếu nhi. Thông qua những hình tượng nhân vật, tác giả đã giúp trẻ thơ
có một nền tảng nhận thức tốt để cảm nhận những điều hay lẽ phải trong đời.
Chọn đề tài phong cách tác giả viết truyện cho thiếu nhi của Tô Hoài,
chúng tôi xuất phát từ mong muốn tìm hiểu kỹ hơn về mảng sáng tác và
phong cách sáng tác của người viết truyện dành cho thiếu nhi. Hơn nữa, người
viết là một giáo viên học đại học văn, nhưng có duyên khi ra trường lại đi
dạy tiểu học và đã mấy năm liền đều dạy lớp Một, lớp Vỡ lòng đầu tiên trong
cuộc đời cắp sách tới trường của mỗi người. Tôi cảm thấy rất hứng thú khi
các bạn nhỏ rất thích được cô đọc truyện cho nghe. Học sinh tỏ ra thích thú
với mỗi bài học mà cô giáo lấy các hình tượng nhân vật trong truyện làm ví
dụ minh họa cho bài giảng.
Khi bắt tay vào làm luận văn người viết cũng hy vọng góp thêm tài liệu
hữu ích đối với những ai yêu thích truyện viết cho thiếu nhi của Tô Hoài,
đồng thời mong mang lại cái nhìn cụ thể hơn về thể loại truyện viết cho thiếu
nhi của Tô Hoài. Cũng thông qua trường hợp nghiên cứu cụ thể này, chúng
tôi có ý thức sâu sắc hơn về vị trí và tầm quan trọng của văn học dành cho
thiếu nhi trong chương trình văn học và tiếng Việt của nhà trường phổ thông.

2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Tô Hoài sáng tác rất nhiều truyện cho đối tượng độc giả thiếu nhi, với
nhiều đề tài phong phú: đề tài về thế giới loài vật ( có thiên truyện nổi tiếng
Dế mèn phiêu lưu kí, O chuột, Đàn chim gáy, Chuột thành phố, ba anh em,
Bốn con chó, O chuột, Mụ ngan, Chú gà trống ri, Đôi gi đá, Đực, Võ sĩ bọ
ngựa, Truyện gã chuột bạch, Một cuộc bể dâu, Đám cưới chuột…), truyện
viết về quê hương đất nước theo định hướng giáo dục đạo đức, truyện kể về
các nhân vật thiếu nhi ( ví dụ như: Kim Đồng, Vừ A Dính….), truyện về miền
Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội, lễ hội mùa xuân, hay những câu chuyện cổ
tích viết lại. Tô Hoài còn có những truyện ly kỳ như Truyện ông Gióng,
2


Truyện nỏ thần, Đất nước một nghìn lẻ một đêm… Có thể nói cho đến nay Tô
Hoài là một trong những nhà văn viết truyện cho thiếu nhi có khối lượng tác
phẩm nhiều và chất lượng tốt nhất.
Với việc xem xét khoảng 180 tác phẩm viết cho thiếu nhi của Tô Hoài,
Luận văn đi sâu vào nội dung tác phẩm từ quan niệm của nhà văn về thiếu nhi
đến đặc điểm truyện viết cho thiếu nhi gồm đề tài, chủ đề, kết cấu, ngôn ngữ
nhân vật. Đặc biệt, luận văn sẽ cố gắng đi sâu nhận diện thế giới nhân vật đa
dạng trong truyện và tìm hiểu những yếu tố thi pháp tự sự như ngôi kể, giọng
điệu của người kể chuyện, để từ đó xác định những yếu tố định hình nên
phong cách nghệ thuật Tô Hoài. Hy vọng luận văn sẽ góp thêm một cái nhìn
mới về những cống hiến sáng tác của Tô Hoài dành cho thiếu nhi.
3. Lịch sử vấn đề
Tô Hoài đã để lại một sự nghiệp văn chương mang nhiều màu sắc khác
nhau. Ông đã khẳng định được vị thế của mình trong nền văn học Việt Nam
hiện đại, trong đó mảng truyện viết cho thiếu nhi chiếm một vị trí đặc biệt ấn
tượng. Với lối văn dí dỏm, tinh quái đầy những phong vị và màu sắc của trẻ
thơ, Tô Hoài đã chinh phục bạn nhỏ bằng những câu chuyện chân thực gần

gũi mà sâu lắng.
Vương Trí Nhàn có lần đã nhận xét: “ Tô Hoài lõi đời, sành sỏi con
ruồi bay qua cũng không lọt khỏi mắt” , hay Nguyễn Đăng Điệp khái quát “
cái nhìn không nghiêm trọng hóa là nét nổi trội trong cảm quan nghệ thuật
của Tô Hoài” , hoặc Hà Minh Đức khẳng định “ Tô Hoài có một năng lực
đặc biệt và nắm bắt nhanh chóng thế giới khách quan”…Có rất nhiều đánh
giá về Tô Hoài nhưng tựu trung là nhận xét về khả năng quan sát hiện thực
sắc sảo tinh tế của nhà văn là một yêu tố bẩm sinh. Cái tố chất nghệ sỹ tự
nhiên, có sẵn đem đến những điểm nổi bật trong phong cách sáng tác của
ông. Đề tài viết truyện cho thiếu nhi chủ đề loài vật Tô Hoài đã bộc lộ rõ
3


năng khiếu trời phú mà khó ai có thể bắt chước được. Bằng sự quan sát tỉ
mỉ, tinh tế ông đưa những con vật thân quen, gần gũi với con người vào
truyện. Vũ Ngọc Phan viết: “truyện của ông có tính chất nửa tâm lý nửa
triết lý, mà các vai lại là loài vật, mới nghe tưởng truyện ngụ ngôn, nhưng
thật ra không có ngụ ngôn chút nào. Ông không phải là một nhà luân lý,
truyện của ông không răn đời. nó là những truyện tả chân về loài vật, về
cuộc sống loài vật, tuy bề ngoài có vẻ lặng lẽ nhưng phần trong có lắm cái
“ồn ào” vui cũng có buồn cũng có" (trích nhà văn Việt Nam hiện đại –
quyển IV, NXB Tân Dân, H. 1994) [ 21, 59]
Nhận xét về “Dế mèn phiêu lưu ký” Trần Hữu Tá – Văn Học Việt Nam
1947 – 1975 tập 2 (NXB Giáo Dục - 1990) nói: “Dế mèn phiêu lưu ký là một
thành công xuất sắc của Tô Hoài, khẳng định tiếng nói đặc sắc cũng như vị
trí văn học độc đáo của ông trong văn học đương thời cũng như trong lịch sử
văn học lâu dài sau này. Mỗi đối tượng độc giả - người lớn và trẻ nhỏ - đều
có thể tìm thấy Dế Mèn phiêu lưu ký những thích thú riêng. Tuổi thơ bị lôi
cuốn bởi cốt truyện lý thú lạ lùng, giàu kịch tính, pha trộn cả hiện thực và
huyền thoại, bởi thế giới loài vật nhỏ bé gần gũi chàng Dế Mèn hùng dũng,

đường hoàng đáng yêu, anh Dế trũi cần cù, chung thủy; bác Xiến tóc trầm
lắng chán đời; các chị Cào Cào ồn ào duyên dáng; cô nhà Trò yếu đuối đáng
thương; võ sĩ Bọ Ngựa kiêu căng ngạo mạn; lão Cóc huyênh hoang dở hơi;
Ếch Cốm đại vương khệnh khạng, thông thái giả…ngần ấy con vật đông đúc
nhốn nháo mà sinh động, quen thuộc đấy mà sao vẫn làm ta ngỡ ngàng” [20;
148]. Tô Hoài đã mang đến cho trẻ thơ cái nhìn mới mẻ gần gũi: “ ở những
truyện thiếu nhi thành công nhất, ông đã kích thích trí tưởng tượng , lòng
ham muốn vươn tới cái đẹp, cái thiện cho trẻ nhỏ, bồi dưỡng cho các em lòng
yêu văn chương, học được cách miêu tả, kể truyện tự nhiên, duyên dáng và
một vốn ngôn ngữ phong phú” [ 33; 157]. Dưới ngòi bút của ông cảnh vật
4


thiên nhiên, con người trở nên sống động tinh tế: Tô Hoài có khả năng quan
sát tinh tế và nghệ thuật miêu tả linh động. Người, vật, thiên nhiên, cảnh sinh
hoạt….tất cả đều hiện lên lung linh sống động, lộ rõ cái thần của đối tượng và
thường bàng bạc một chất thơ” [33; 158]
Trong Tạp chí Văn học (số 9 - 1995) Trần Đình Nam đã xác định tài
năng người viết truyện cho thiếu nhi: “ Tô Hoài là một nhà văn xuôi bẩm
sinh. Chỉ có nhà văn bẩm sinh mới viết được cuốn sách như Dế Mèn phiêu
lưu ký ở độ tuổi hai mươi. Cuộc dấn thân của Dế Mèn vì hòa bình, công lý đã
làm xúc động hàng triệu trái tim mọi lứa tuổi, dân tộc, xứ sở” . Tô Hoài viết
nhiều, viết rất hay về thế giới loài vật; ông có hẳn một se-ri sách viết về các
loài vật như : chuột, dế, chim, cá, mèo…được gọi là truyện loài vật. Hà Minh
Đức trong cuốn Đi tìm chân lý nghệ thuật (NXB văn học , 1998) có nhận xét
về nét bút miêu tả loài vật sống động “ Tô Hoài là người biết tạo yếu tố
truyện, phát hiện yếu tố truyện trong đời sống tự nhiên của loài vật. Đường
dây truyện không nhiều màu sắc phức tạp mà đôi lúc đơn giản: đôi ri đã làm
tổ, chú gà trống ri đi tìm người bạn tình, một đời vênh vang và tàn phai của
Gà Chọi, cuộc phiêu lưu của Dế Mèn. Và chính trên mạch truyện tự nhiên ấy

ngòi bút của tác giả biến hóa tạo nên những lý thú cho các “ nhân vật hỗn tạp
và đa dạng” của mình. Ngòi bút của Tô hoài đã phát hiện cái ngộ nghĩnh lố
lăng, khoe mẽ, đa diện của một số loài vật. Tác giả không châm biếm đả kích
một đối tượng nào trong các giống loài mà ông miêu tả. Ông không ghét bỏ
mà cố tìm thấy ở mỗi loài những nét hay hay, ngộ nghĩnh và miêu tả với chất
dí dỏm. Chất dí dỏm làm cho đối tượng được nói đến thêm sinh động và trong
chiều sâu của cách viết này vẫn là lòng yêu mến các loài vật” [11; 467]. Nhà
nghiên cứu Vân Thanh trong cuốn Truyện viết cho thiếu nhi dưới chế độ mới
(NXB Khoa học xã hội, H.1982) có nhận định: “ Tô Hoài là một trong số ít
nhà văn viết đều tay nhất cho thiếu nhi. Ông viết nhiều loại truyện, về nhiều
5


đề tài, nhiều lứa tuổi. Và điều quan trọng: có nhiều tác phẩm hay, được các
em ưa thích. Làm đọng lại trong tâm trí và tình cảm các em những ấn tượng
sâu”. Nhà văn đặc biệt quan tâm đến lứa tuổi nhỏ “tác giả sử dụng những
mẩu truyện với lời văn dí dỏm, với ngôn ngữ đối thoại sinh động, với sự việc
cụ thể và nhất là với hình ảnh những con vật quen thuộc để khêu gợi ở các em
những suy nghĩ đơn giản nhưng thấm thía về vẻ đẹp của chế độ, về những vấn
đề đặt ra trong sinh hoạt hàng ngày của các em” [28; 140].
Trong truyện viết cho thiếu nhi của Tô Hoài chúng ta có thể phân loại
ra làm ba phần: truyện viết về loài vật, truyện về nhân vật thiếu nhi, và truyện
cổ tích sáng tác lại. Tô Hoài đã biết khai thác mảng truyện cổ tích dưới ánh
sáng mới. Phan Cự Đệ - Kỷ yếu Kỷ niệm 20 năm NXB Kim Đồng , 1977)
có nhận xét: “Những truyện cổ tích đồng thoại, những câu chuyện thơ mộng
trong văn học dân gian đã khơi dậy trí tưởng tượng, lòng khao khát muốn
hiểu biết, khám phá đến mênh mông, vô tận của các em. Tô Hoài chủ chương
viết lại câu chuyện ấy dưới một ánh sáng mới nhằm giáo dục thế hệ trẻ, đồng
thời cũng nhằm bồi đắp thêm vào kho truyện huyền ảo, thi vị mà trí tuệ loài
người đã để lại cho con cháu về sau” [6; 94].

Đỗ Bạch Mai trong báo Văn nghệ (số 19-01-1985) đã nhận xét về cuốn
“Chiếc nỏ thần” của Tô Hoài như một tác phẩm chinh phục được độc giả nhỏ
tuổi: “Giọng điệu và lời văn đối thoại của nhà văn Tô Hoài có một phong vị
đặc biệt, vừa không xa cách với lối nghĩ, lối nói của chúng ta ngày nay, vừa
gợi được lối nghĩ, lối nói của con người ngày xưa. Có thể nói cuốn tiểu thuyết
có một giọng văn thuần Việt khá mẫu mực. Và điều này, đối với các bạn nhỏ
tuổi của nhà xuất bản Kim Đồng, sẽ có tác dụng tốt trong việc giáo dục các
em về lời ăn tiếng nói hàng ngày”. Trong tuyển tập Tô Hoài – tập I (NXBVăn Học,H.1987) Hà Minh Đức có nhận xét thêm: “ đặc điểm dễ thấy qua
những sáng tác đầu tiên của Tô Hoài là tính dân tộc rõ nét và đậm sắc thái.
6


Có thể nói rằng tất cả những cái ông viết ra đều thuộc về phần bản chất và
tiêu biểu của đời sống dân tộc. Ông muốn trở lại với ngọn nguồn của những
tiểu thuyết, thần tích, những câu truyện cổ tích, những câu truyện cổ để tìm
hiểu sự sống của dân tộc trong thời kỳ xa xưa và những cảm nghĩ và hình thái
tư duy, với những hành động sáng tạo của người lao động trong quá trình
đấu tranh giữ nước và dựng nước. Tô Hoài với lòng mến yêu sâu sắc truyền
thống của dân tộc đã gửi bao tâm huyết và trí sáng tạo qua những trang viết”
[8, 128,]. Đánh giá về sự công phu ngôn từ nghệ thuật, Hà Minh Đức nhận xét
thêm: “ Sự tìm tòi rõ nhất trong nghệ thuật văn xuôi của Tô Hoài thuộc lĩnh
vực ngôn từ. Ông là nhà văn sử dụng nhiều thể loại văn học và ở nhiều thể
loại nào mạch văn của ông cũng vươn tới giá trị nghệ thuật ngôn từ, hay nói
một cách nôm na, là có văn. Tính văn chương của ngôn từ được tạo nên bằng
nhiều nỗ lực tìm tòi sáng tạo. Ông không thể chịu để câu văn rơi vào tình
trạng sáo mòn và lối biểu hiện nghèo nàn. Có nhiều hiện tượng vốn khó khăn
trong miêu tả nhưng dưới ngòi bút Tô Hoài cũng trở nên sinh động, cách diễn
tả nhiều cảm hứng, liên tưởng đẹp, so sánh thích hợp, chữ nghĩa chọn lọc và
gợi cảm” [8; 139]. Tô Hoài là nhà văn có nhiều đóng góp quan trọng trong
nền văn học thiếu nhi với giọng văn dí dỏm, giàu hình ảnh, quan sát tinh tế

sắc sảo nhưng vô cùng sâu lắng, ngôn ngữ giản dị tự nhiên, nghệ thuật
phương ngữ được sử dụng nhiều. Tô Hoài là một nhà văn có trách nhiệm cao,
như Phan Cự Đệ nhận xét: “Tô Hoài là nhà văn viết cho thiếu nhi với tất cả ý
thức trách nhiệm, với niềm say mê và tâm huyết của mình. Anh xem nền văn
học cho thiếu nhi là một công cụ có tác dụng giáo dục trực tiếp cho các em.
Và người viết phải hết sức chú ý đến phương pháp giáo dục sao cho phù hợp
với một đối tượng phát triển, mỗi bước thay đổi tâm sinh lý”[5; 92].
Nhìn chung, có rất nhiều công trình nghiên cứu về nhà văn Tô Hoài.
Tuy nhiên, phần lớn các nhà nghiên cứu đều đi sâu vào khai thác mảng sáng
7


tác của Tô Hoài dành cho người lớn tuổi. Vẫn còn ít công trình đi sâu vào
khái quát về truyện viết cho thiếu nhi của Tô Hoài, và đặc biệt là về phương
diện phong cách người viết truyện cho thiếu nhi thì thật sự ít được đề cập.
Trong khả năng có thể tôi xin kế thừa những người đi trước, tìm hiểu mở rộng
và phát huy thêm vấn đề phong cách Tô Hoài viết truyện cho thiếu nhi. Hy
vọng đây là đề tài có ý nghĩa cho những ai quan tâm tới truyện viết cho thiếu
nhi của văn học Việt Nam đương đại.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong luận văn đã sử dụng những phương pháp như phương pháp tiểu
sử, phương pháp phân tích – tổng hợp, phương pháp so sánh – đối chiếu,
chúng tôi cố gắng vận dụng phương pháp nghiên cứu hệ thống nhằm nhận
biết, phân loại sáng tác của nhà văn trên hai mảng đối tượng độc giả chính :
văn học dành cho độc giả phổ thông - người lớn và văn học dành cho tuổi
thiếu nhi. Trong quá trình nghiên cứu tìm hiểu phong cách nhà văn trong đề
tài dành cho thiếu nhi, chúng tôi không thể không tiếp cận đối tượng từ bình
diện thi pháp tự sự, vì tuyệt đại đa số sáng tác của nhà văn đều thuộc các thể
loại văn xuôi kể chuyện.
5. Những đóng góp của luận văn

Chọn đề tài “Phong cách Tô Hoài qua truyện viết cho thiếu nhi”, trên
cơ sở phân tích các tác phẩm cụ thể và hệ thống hóa vấn đề, chúng tôi muốn
làm rõ phong cách sáng tác của nhà văn viết truyện cho thiếu nhi, từ lối viết
đến các biện pháp nghệ thuật. Đồng thời chúng tôi cũng muốn đề cập đến sự
phát triển của bộ phận văn học dành cho thiếu nhi và những đặc điểm nổi bật
trong truyện viết cho thiếu nhi của nhà văn Tô Hoài. Luận văn cũng hi vọng
góp một phần vào việc giảng dạy cho thiếu nhi, trong đó có truyện viết cho
thiếu nhi của Tô Hoài, đặc biệt hơn nữa là đối tượng hướng đến có thể là các
em nhỏ ở bậc tiểu học, đặc biệt là học sinh lớp 1.
8


CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Luận văn được triển khai giải quyết các vấn đề qua ba chương:
Chương 1: Tô Hoài – cây bút độc đáo của thế giới tuổi thơ
Chương 2: Phong cách Tô Hoài từ góc nhìn “thế giới nghệ thuật”
Chương 3: Nghệ thuật kể chuyện

9


CHƢƠNG 1.
TÔ HOÀI - CÂY BÚT ĐỘC ĐÁO CỦA THẾ GIỚI TUỔI THƠ
1.1. Khái niệm phong cách
Hegen trong cuốn Mỹ học tập 1 đã chỉ ra rằng: “ phong cách nói chung
bao hàm tính chất độc đáo của một chủ đề nhất định, chủ đề này sẽ biểu lộ
trong phương thức biểu đạt, trong cách nói năng”. Ông khẳng định: “Hạt
nhân của phong cách nghệ thuật là tính chất độc đáo của một chủ thể”.
Ở Việt Nam, nghiên cứu phong cách đến tận những năm 80 của thế kỉ
20 mới đề cập đến trong cuốn “Từ điển văn học” do Đỗ Đức Hiểu chủ biên

(1984) đã đưa ra định nghĩa: “phong cách là chỗ độc đáo mang phẩm chất
thẩm mĩ cao, đúc kết tinh hoa trong sự sáng tạo của nhà văn. Không phải nhà
văn nào cũng tất yếu có phong cách”. “Phong cách không chấp nhận sự
chóng phai mờ, nhưng phải lặp đi lặp lại một cách đổi mới”. Tác giả Phương
Lựu khi viết Lý luận văn học cũng đã khẳng định: “phong cách là chỗ độc
đáo về tư tưởng cũng như nghệ thuật có phong cách thẩm mĩ được thể hiện
trong sáng tác của những nhà văn ưu tú. Nó đòi hỏi trước hết nhà văn phải
đem lại tiếng nói mới cho văn học”.
Phong cách bắt nguồn từ thực tiễn cuộc sống của nhà văn. Nhà văn
muốn tạo được cho mình một phong cách riêng trước hết phải có cảm quan
độc đáo, khác lạ về cuộc sống. Văn học thông qua nghệ thuật ngôn từ để thể
hiện nội dung độc đáo của mình. Nhà văn Pháp Macxen Pruxt đã viết: “Đối
với nhà văn phong cách không phải là vấn đề kĩ thuật mà là vấn đề cách nhìn.
Cách nhìn hay thì thế giới quan sẽ là yếu tố quyết định nên phong cách của
nhà văn”.
Phong cách hình thành và có sự vận động biến đổi trong quá trình sáng
tác của nhà văn. Tuy vậy, có những yếu tố phong cách mang tính ổn định, bền
10


vững do gắn với đặc điểm tâm lý, cá tính nhà văn. Có thể nói, có bao nhiêu
yếu tố cấu thành tác phẩm thì có chứng đó yếu tố mang dấu ấn phong cách
nhà văn. Tuy vậy, mức độ biểu hiện phong cách không phải đồng đều, như
nhau ở mọi yếu tố. Có những tác phẩm, có những giai đoạn sáng tác, phong
cách chủ yếu biểu hiện qua các yếu tố thuộc về nội dung, đề tài, chủ đề, thế
giới nhân vật đặc trưng, khi khác lại chủ yếu ở hình thức, thủ pháp nghệ thuật.
Do vậy, ở mỗi nhà văn, mỗi tác phẩm, chúng ta có thể thấy biểu hiện phong
cách có những biến thái khác nhau.
Tô Hoài với khả năng quan sát, cái nhìn hiện thực tinh tế sắc sảo là một
yếu tố nổi trội thuộc khả năng bẩm sinh của nhà văn. Đó là hạt nhân phong

cách nghệ thuật tác giả, bởi chính năng khiếu này đem đến chất liệu hiện thực
riêng trong sáng tác của Tô Hoài. Phong cách Tô Hoài làm bằng những nét
nhẹ, mảnh, nhuần nhị, tinh tế, đôi khi hơi mờ ảo.
1.2. Vấn đề văn học dành cho thiếu nhi
1.2.1. Khái niệm văn học thiếu nhi
Thiếu nhi là khái niệm chỉ “ trẻ em thuộc các lứa tuổi thiếu niên nhi
đồng” Đó là các em nhỏ đang ở lứa tuổi từ 6 tuổi đến 15 tuổi sống trong sự dìu
dắt nâng niu của gia đình và xã hội. Tìm hiểu về khái niệm thiếu nhi, có thể gọi “
trẻ em” theo nhiều cách khác nhau như “ các em , tuổi thơ, măng non, trẻ thơ,
tuổi Kim Đồng” “ lớp công dân nhỏ tuổi” ( Tố Hữu )… Trẻ em có nhiều điểm
không giống với người lớn như: cơ thể, tư tưởng, tình cảm…vì sự khác biệt này
mà có quan niệm cho rằng trẻ em là người lớn thu nhỏ. Tuy nhiên cách nhìn
nhận này có phần lệch lạc. Trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ và người lớn
không phải lúc nào cũng thấu hiểu được nguyện vọng, tình cảm của trẻ thơ.
Theo quan niệm duy vật biện chứng thì “ trẻ em không phải là người lớn
thu nhỏ lại. Sự khác nhau giữa trẻ em và người lớn là sự khác nhau về chất. Trẻ

11


em là trẻ em, nó vận động và phát triển theo quy luật của trẻ em. Ngay từ khi cất
tiếng khóc chào đời, đứa trẻ đã là một con người, một thành viên của xã hội”.
Như vậy, có thể hiểu thiếu nhi là một thành viên xã hội, một con người
có tâm hồn phong phú và tính cách đặc biệt. Lứa tuổi thiếu nhi suy nghĩ,
tưởng tượng không như người lớn. Để thấu hiểu thế giới rộng lớn ngây thơ
của các em, người lớn phải nhạy cảm và nắm bắt được ngôn từ đặc biệt. Như
thế, mới có thể gần gũi và hòa nhập tâm lý lứa tuổi thiếu nhi.
Theo cách hiểu phổ biến hiện nay thì văn học thiếu nhi là những tác
phẩm văn học phục vụ độc giả thiếu nhi. Rõ ràng cách hiểu này đã mở rộng ra
rất nhiều đường biên của khái niệm, không chỉ còn bó hẹp là viết về lứa tuổi

trẻ em mà còn là tất cả các lĩnh vực đời sống mà các em hướng tới. Thậm chí
đó có thể là tác phẩm viết về người lớn nhưng vẫn thuộc phạm vi quan tâm
của các em. Chính vì lý do này mà ở một số nước châu Âu, đặc biệt là Pháp,
Thụy Điển… thì danh mục sách dành cho trẻ em vẫn có những Truyện cổ tích
của Andersen, Rô-bin-xơn Cru-xô của Đê-phô, Gu-li-vơ du ký của Gi. Xuýp,
Túp lều bác Tôm của Bi-chơ Xtâu… Những cuốn này, ở những nước ấy cũng
được rất nhiều trẻ em tìm đọc.
Một nét đặc trưng của tâm lý trẻ thơ là rất giàu mơ mộng, tưởng tượng,
liên tưởng… Do vậy, một trong những tiêu chuẩn của tác phẩm văn học thiếu
nhi là phải sáng tạo ra một thế giới mới khác với thế giới thực để hấp dẫn các
em. Đối tượng mô tả không chỉ là chính bản thân trẻ em mà còn là thế giới
loài vật, là thế giới người lớn… nhưng được nhìn nhận qua lăng kính các em,
được các em thích thú tìm hiểu.
Nhưng dù ở đâu, thế giới hay Việt Nam; ở thời kỳ nào, cổ đại, trung đại
hay hiện đại thì người ta vẫn rất chú ý tới phẩm chất của một tác phẩm văn
học thiếu nhi, thể hiện ở tính giáo dục và tính nhận thức. Văn học thiếu nhi
châu Âu thế kỷ XIV đến XVI, đặc biệt ở thời Khai sáng rất chú ý tới tính giáo
12


huấn. Truyện cổ tích nước ta và các tác phẩm thời trung đại mang tính răn đời
như Gia huấn ca (tương truyền của Nguyễn Trãi) hay Thập ân (hát chèo)…
cũng đậm tinh thần giáo huấn. Đầu thế kỷ XX trở lại đây thì văn học thiếu nhi
thế giới lại nghiêng về nhận thức, tăng cường sự hiểu biết cho đối tượng độc
giả trẻ này.
Một trong những nét tính cách trẻ mới lớn là bắt chước người lớn. Do
vậy văn học thiếu nhi ở đâu cũng thế, thời nào cũng thế là luôn sáng tạo ra
những hình tượng mang tính tấm gương. Đó không chỉ là hình tượng con người
mà có thể là hình tượng thiên nhiên, loài vật… nhưng chuyển tải được bài học
làm người về cách rèn luyện, cách ứng xử…Điều này lại quy định văn học

thiếu nhi cũng rất đa dạng về thể loại, là văn xuôi, là thơ, là kịch, là cổ tích,
thần thoại, ngụ ngôn… Văn học thiếu nhi có rất nhiều đặc trưng, trong đó tính
giáo dục là đặc trưng quan trọng nhất, sống còn nhất. Quan điểm sáng tác của
người viết và đặc điểm nhận thức, tâm lí của đối tượng tiếp nhận là những căn
cứ giúp sinh viên lí giải tầm quan trọng của đặc trưng này. Lưu ý, văn học thiếu
nhi thực hiện chức năng giáo dục bằng con đường chính thống của văn chương,
đó là giáo dục bằng tình cảm thông qua hệ thống hình tượng. Do đó, tính giáo
dục được thể hiện một cách mềm mại, không khô khan, cứng nhắc.
1.2.2. Truyện viết cho thiếu nhi
Truyện là “một tác phẩm văn học miêu tả tính cách nhân vật và diễn
biến của sự kiện thông qua lời kể của nhà văn”. Trong văn học hiện đại thì
truyện là một khái niệm chỉ các tác phẩm tự sự có cốt truyện như truyện kí,
tiểu thuyết.
Truyện viết cho thiếu nhi không giống như truyện viết cho người lớn.
Độc giả ở lứa tuổi này bé nhỏ, mong manh, nên cần có những tác phẩm văn
học phù hợp với tâm sinh lí các em. Truyện viết cho thiếu nhi phải thật gần
gũi với cuộc sống, gần gũi với suy nghĩ của các em thiếu nhi là những cậu bé,
13


cô bé dễ tin, dễ tưởng tượng. Theo nhà nghiên cứu Vân Thanh “chân thật
trong từng chữ, từng câu, trong cảm xúc, suy nghĩ, hành động của nhân vật và
quan trọng hơn là chân thật, nghiêm túc trong vấn đề của thực tại, trong
những quy luật chi phối cuộc sống hàng ngày”. Có thể thấy, điều quan trọng
khi viết truyện cho thiếu nhi là các nhân vật, hoàn cảnh hành động phải có sức
thuyết phục. Tâm hồn trẻ em vốn nhạy cảm nên các em dễ vui và cũng dễ
buồn cùng nhân vật. Tác phẩm thiếu nhi muốn có tính thuyết phục thì người
viết phải lựa chọn được góc độ và cách nói phù hợp với tầm hiểu biết, sự quan
tâm thích thú của lứa tuổi các em.
Nội dung truyện viết cho thiếu nhi phải trong sáng, phong phú và toàn

vẹn. Bởi cá em còn nhỏ, chưa hiểu được những ý nghĩa sâu sắc của thời đại,
của tâm hồn con người. Nhưng các em có nhu cầu khám phá cuộc sống, tìm
hiểu quá khứ, hiện tại. Với các em trang sách mở ra viết về cuộc sống. Đọc
sách các em biết thêm điều mới mẻ, học những tấm gương tốt, những lời
khuyên hay. Vì thế mà truyện viết cho thiếu nhi không dễ. Nhà văn khi sáng
tác phải thật sự hòa mình, biết đứng ở vị trí của trẻ thơ, hiểu được tâm lí của
các em. Truyện viết cho thiếu nhi thành công khi truyện thu hút các em, thỏa
mãn những vấn đề mà các em đang nghĩ, những mong muốn, mà các em đang
ấp ủ. Lật giở những trang sách, các em sẽ lưu giữ những hình tượng nhân vật,
giúp các em tìm thấy niềm vui, niềm tin. Hành động của nhân vật mà các em
thích sẽ tồn tại trong trí nhớ của các em. Đồng thời còn là hình mẫu để các em
học hỏi và noi gương, tác phẩm văn học có tác động sâu xa trong nhận thức
và trí nhớ của trẻ. Vì thế đòi hỏi người cầm bút phải thật sự có tâm, có ý thức
trách nhiệm lớn lao.
Văn học viết cho thiếu nhi thực sự gần gũi với cuộc sống, gần gũi với tâm
lý, suy nghĩ, tình cảm của trẻ em. Các tác phẩm văn học có giá trị lâu nay đều
mang lại cho các em cách nhìn nhận, tiếp cận cuộc sống toàn diện và sâu sắc hơn
14


Tô Hoài đến với truyện thiếu nhi một cách rất tự nhiên: trước cách
mạng tháng 8 – 1945, Dế mèn phiêu lưu kí của Tô Hoài ra đời khi tác giả mới
17 tuổi. Với tác phẩm tiêu biểu này Tô Hoài được đánh giá là nhà văn đầu
tiên bắt đầu dòng văn học viết cho thiếu nhi ở Việt Nam. Ông quan niệm khi
viết truyện cho thiếu nhi là phải làm cho thiếu nhi thích bằng những câu
chuyện vui, hóm hỉnh, sinh động và quen thuộc, gần gũi với các em. Ông
cũng cho rằng dù viết cho thiếu nhi hay người lớn cũng phải giải thích. Điều
đặc biệt trong những tác phẩm của Tô Hoài lúc nhỏ đọc đã thích nhưng mới
hiểu được một phần, sau này lớn lên, vẫn độc giả ấy lại đọc lần nữa, tự tìm ra
những cái hay mới. Người lớn cũng từng trải càng ngẫm những điều hay

trong tác phẩm Tô Hoài:
Tô Hoài thường căn dặn lớp nhà văn viết cho thiếu nhi rằng phải làm
sao để tính chất giáo dục trong chuyện không được quá lộ liễu, phải khiến các
em thiếu nhi tự nhận thức được hành động đúng sai của mình như nhân vật
Dế Mèn tự nhận thức mình. Từ một kẻ hung hăng, thích bắt nạt người khác,
chú đã biết yêu thương mọi người, bảo vệ kẻ yếu. Trong cuộc chu du, nhân
vật dế mèn tự khai sáng, tâm hồn chú đã trở nên nhân hậu với mong muốn
một thế giới đại đồng “ muôn loài cùng là anh em”. Dế mèn phiêu lưu kí đã
miêu tả một xã hội loài vật mang dáng dấp xã hội con người. Xã hội có kẻ
nhút nhát, có kẻ hung hăng, có những nhân vật “ ếch ngồi đáy giếng” với
những tư tưởng bảo thủ, thích đấu đá, chèn ép lẫn nhau…
Trong suốt cuộc đời, nhà văn luôn đau đáu với dòng văn học thiếu nhi,
ông thường chia sẻ với các nhà văn phải luôn hướng về thiếu nhi, viết cho
thiếu nhi. Theo ông trẻ em phải được tiếp xúc, với tinh hoa văn học từ bé và
sớm hình thành thói quen đọc sách, vì nền văn học cho thiếu nhi thể hiện
tương lai của cả ngành sách và xuất bản.

15


Viết cho thiếu nhi từ năm 17 tuổi đến năm 80 tuổi, Tô Hoài vẫn trăn trở
với các tác phẩm văn học dành cho trẻ em của mình. Ông khai thác vốn dân
tộc, kể lại các câu truyện cổ tích bằng ngôn từ mới với các tác phẩm như Ông
trạng chuối, Quả dưa đỏ, Nỏ Thần, Nhà chử…Các tác phẩm của Tô Hoài rất
phong phú đa dạng, cách dùng từ rất tinh xảo, vừa dân dã, vừa thượng lưu,
vừa tinh tường lại vừa giản dị. Trẻ em đọc những tác phẩm của Tô Hoài sẽ
được thưởng thức những “ bữa tiệc về ngôn ngữ” làm dầy thêm vốn từ tiếng
Việt của các em.
1.3. Hai giai đoạn sáng tác của Tô Hoài
1.3.1. Giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám

Tô Hoài bước vào nghề văn từ năm 16-17 tuổi. Ông được đăng một số
bài thơ trên báo Tiểu thuyết thứ bảy” ( Tiếng reo ) “ những bài thơ đăng trên
báo gợi một thứ tình cảm lãng mạn nhẹ nhàng không khác gì loại thơ lãng
mạn phổ biến đương thời, ở một vài tứ thơ có khi cũng hay nhưng vần điệu
kém, câu thơ vụng về”, sau đó Tô Hoài đến với văn xuôi.
Tác phẩm của Tô Hoài trước cách mạng tháng Tám: Nước lên, Dế mèn
phiêu lưu kí (1941), Quê người (1941), O chuột (1942), Giăng thề ( 1943),
Nhà nghèo (1944), Xóm giếng ngày xưa ( 1944), Cỏ dại ( 1944). Nhìn chung
tác phẩm của Tô Hoài trước cách mạng có thể phân thành 2 loại chính là:
truyện về loài vật và truyện về nông thôn trong cảnh nghèo đói.
Sau truyện ngắn đầu tay “Nước lên” in ở Hà Nội tân văn nói về số phận bi
thảm của người nông dân ngoại ô trong mùa lũ, thì ông còn được đăng trên các
báo một số truyện nữa. Nhưng phải đến 1941, khi viết “ Dế mèn phiêu lưu kí” ,
cái tên Tô Hoài mới được nhiều bạn đọc chú ý, đặc biệt tác phẩm này là một bài
học có tầm ảnh hưởng lớn đối với nhiều thế hệ, từ người già, thanh niên và nhất
là trẻ em. Ở mỗi lứa tuổi tiếp nhận câu chuyện dưới góc độ khác nhau, tác phẩm
kể về những cuộc phiêu lưu kì thú của chú Dế mèn cường tráng, mạnh mẽ, giàu
16


chất lí tưởng, đã góp phần thức tỉnh ước mơ và giục giã tuổi trẻ thành công. Bằng
cách quan sát tinh tế về loài vật, kết hợp với những nhận xét thông minh, hóm
hỉnh, nhà văn đã lôi cuốn các em vào thế giới loài vật bé nhỏ, gần gũi, hấp dẫn và
kì thú qua hình ảnh của Dế Mèn, Dế Trũi như anh em kết nghĩa vườn đào sẵn
sàng quên mình vì bạn, vì nghĩa lớn. Bác xiến tóc trầm tư, vừa yêu đời, vừa chán
đời. Chị cào cào ồn ào và duyên dáng. Bọ ngựa kiêu căng, ngạo mạn, Cóc huênh
hoang, dở hơi. Ếch thông thái. Anh chàng Kỉm kìm kim cùng cậu công tử bột
chim chả non có mẻ mà đầu óc rỗng tuếch…từ đời sống và tính cách của từng
con vật, nhà văn nhằm bày tỏ quan niệm cuả mình về thế giới nhân sinh, về khát
vọng chính đáng của người lao động, về một cuộc sống hòa bình, yên vui về tinh

thần, lòng chân thành và sự đoàn kết. Chính vì vậy mà câu chuyện Dế mèn phiêu
lưu kí không chỉ có ý nghĩa cho trẻ em, mà còn cả cho người lớn và cho xã hội.
Truyện viết về loài vật dành cho thiếu nhi chiếm một vị trí quan trọng
trong sự nghiệp sáng tác của Tô Hoài. Viết về loài vật, nhiều truyện của Tô
Hoài sử dụng hình thức đồng thoại: Hình thức này mang đến một sắc thái
riêng cho truyện về loài vật dành cho thiếu nhi. Truyện viết về loài vật của Tô
Hoài lại mang đến cảm quan sinh hoạt- phong tục như đời sống con người.
Khi viết về loài vật Tô Hoài đã dành khá nhiều trang thể hiện về họ nhà chuột
như: chuột nhắt, chuột cống, chuột cộc, chuột bạch, chuột chù… Trong số
những truyện viết về chuột thì truyện “Gã chuột bạch” đã để lại cho người
đọc bao điều suy nghĩ. Cuộc đời vợ chồng chuột bạch là “ vởn vơ tìm những
hạt gạo tẻ mà người ta rắc và một cái đĩa ở đáy lồng”, là “ đánh vòng dựa
vào lồng ngủ đứng”. Ngay cả khi có dịp ra khỏi lồng chúng vẫn không lấy gì
làm thích thú mà “ ngơ ngác nhìn quanh quẩn. Như là họ hít phải cái không
khí lạ. Như là họ chẳng quen bò giữa nơi khoáng đãng. Và họ lại nối đuôi
nhau thơ thẩn, từ từ bò vào, cũng như lúc bò ra”

17


Nhiều loài vật khác qua cách miêu tả của Tô Hoài tạo dấu ấn lâu bền
trong độc giả. Đó là gã mèo mướp “ lừ đừ nghiêm nghị tựa như thầy dòng, trên
mình có khoác bộ áo thâm. Hắn có cái cốt cách quí phái và trưởng giả, lúc nào
cũng nghĩ ngợi như sắp mưu toan việc gì ghê gớm lắm”. Đó là cậu gà trống gi,
bé nhỏ sống côi cút một thân một mình, thuở nhỏ nhưng khi lớn lại có “bộ măt
khinh khỉnh ta đây và cũng rất đa tình,có tật mê gái, như cái tính chung của
loài gà – cả của loài người khi lớn lên, bỏ nhà ra đi vì ái tình, hay để quên đi ái
tình cũ để lần mò đi tìm một vài ái tình khác”. Với chàng gà chọi “ nhất sinh
chỉ có một nghề đi đánh nhau cho người khác xem” “ lúc nào cũng chỉ ngứa
ngáy chân tay”, quả không đủ chữ nghĩa để “ tả cái oai lẫm liệt của chàng”.

Chàng ta không thiết gì đến con gái, trong đầu “ chỉ đen những ý tình ma
chuột”, hay “đi ve gái thế mà khi một cuộc bể dâu” xuất hiện, họ nhà gà chết
dần , chết mòn, chàng gà chọi dù anh hùng, lẫm liệt nhưng rồi cũng “ tắc thở”
để lại một mình chị gà mái ra lại vào. Ngẩn ngơ với vợ chồng “ đôi gi đá”, “
như vợ chồng quê mới rủ nhau lên tỉnh. Họ lờ khờ ngẩn ngơ, xấu xí, nghĩa là
đặc nhà quê”. Chúng cần mẫn xây tổ ấm, sống hạnh phúc, “ bình lặng, chịu
khó, ít ồn ào” chờ ngày đẻ trứng, chờ ngày trứng nở, chờ những đứa con lớn
lên từng ngày...thế rồi tết đến, tiếng pháo nổ mùa xuân về, vô tình đã làm tan
nát gia đình chúng. Nghe tiếng pháo “ khinh khỉnh nổ vang động trong cây cả
nhà cuống cuồng bay đi”. Cuộc sống của vợ chồng đôi gi đá rồi sẽ như thế nào.
Còn mụ ngan với cái tính ngu dốt, chậm chạp đến mức những đứa con của
mình gặp nạn, hay bị chết vẫn vô tình , thản nhiên. Kể cả khi bị đả, bị đuổi
đánh, “bị bỏ tù” thì “ chúng vẫn không hiểu chi”. Hơn thế nữa khi chồng mụ bị
làm thịt, mụ vẫn thản nhiên, mụ ngan chỉ nhớ rõ “ khi có hạt ngô đo đỏ, hạt
thóc vàng vàng, tàu lá xanh xanh thì xô đến mà khởi sự ăn”.
Mỗi con vật trong thế giới loài vật của Tô Hoài có số phận khác nhau:
tiểu thư chuột ( Đám cƣới chuột) bất hạnh bị khước hôn, từ đó tiểu thư chuột
18


chỉ “ héo hắt đi rồi chết già chẳng ai buồn lấy, chẳng ai rước đi cho. Là vì cô
đỏng đảnh khinh người làm bộ quá. Làm bộ mãi thì đời làm bộ trả”. Vợ
chồng lão trê ( Trê và cóc ) khôn ngoan xảo quyệt tính cướp đàn con vợ
chồng cóc. Kết cục vừa không có con, lại phải chung thân trong bùn lầy đáy
ao. Câu chuyện là bài học mang tính giáo dục, người sống tốt sẽ được hưởng
hạnh phúc, kẻ gian xảo cuối cùng sẽ bị trừng trị thích đáng. Truyện còn là lời
lí giải cho trẻ em biết lí do vì sao trê không bao giờ ăn nổi trên mặt nước.
Trong những câu chuyện về vùng ngoại ô Hà Nội, ta thấy nhân vật chủ
yếu là người nông dân, thợ thủ công suốt ngày lam lũ, điêu đứng với miếng cơm
manh áo. Khác với nhiều nhà văn hiện thực phê phán cùng thời, Tô Hoài không

để cập đến những mâu thuẫn quyết liệt, không miêu tả những nhân vật độc đáo
phi thường, Tô Hoài viết về những nhân vật đời thường với những con người đời
thường bình dị, tâm hồn giản dị, không ước vọng cao xa, họ yêu cuộc sống bình
dị và muốn sống mãi với nó. Trong cảm quan sáng tác của Tô Hoài, con người ít
bị đẩy đến tận cùng của những đau thương sầu thảm. Con người trong sáng tác
của ông có những đau thương khổ đau, có niềm bất hạnh, thậm chí có cả tha hóa,
nhưng trong mỗi con người phần thiên lương vẫn còn tiềm ẩn. Cái Gái (Nhà
nghèo) chẳng may bị rắn độc cắn trong một chiều đi bắt nhái, mụ Hối ( Ông
cúm bà co) bỏ lại hai đứa con thơ bị bệnh nặng nhà nghèo, “trong nhà không có
lấy một xu nhỏ chữa bệnh, lão lái Khế ( Khách nợ) chết thảm vì bị chó cắn, anh
Thoại ( Quê ngƣời) đói kém vì bị nợ nần dẫn đến gia đình bất hòa, đánh vợ để
rồi lại day dứt ân hận, xót xa thương cảm cho số phận của mình và vợ con mình.
Tô Hoài cảm nhận sâu sắc tấm lòng tha hương của con người trong cảnh loạn li
Bức tranh sinh hoạt của Tô Hoài mang một sắc thái riêng, nó êm ả,
bình yên, ở đó có những người ở cùng một làng, cùng làm một nghề, cùng
sinh hoạt với những phong tục, cùng quan tâm đến nhũng vui buồn hay dở
trong cuộc đời tự nhiên của nó.
19


1.3.2. Giai đoạn sau Cách mạng tháng Tám
Cách mạng tháng Tám thành công, Tô Hoài cũng như nhiều văn nghệ
sĩ khác cùng thế hệ, tích cực tham gia kháng chiến. Ông có mặt trong nhiều
chiến dịch với tư cách là phóng viên mặt trận. Hiện thực cách mạng và con
người cụ thể đã trở thành đối tượng trực tiếp của những trang viết và sâu
sắc hơn đã trở thành máu thịt gắn bó với tình cảm máu thịt của tác giả.
Năm 1952, sau chuyến đi theo bộ đội giải phóng lên Tây Bắc, Tô Hoài
đã cho ra đời tập “truyện Tây Bắc” gồm ba tác phẩm: Mường Giơn, Cứu đất
cứu mường, Vợ chồng A Phủ. Tập truyện này kể về cuộc sống bị áp bức, đau
khổ của đồng bào các dân tộc Tây Bắc và quá trình vùng dậy giải phóng mình

dưới sự lãnh đạo của Cách mạng. Đây là tác phẩm xuất sắc về miền núi. Tập
truyện được giải nhất về văn xuôi của Hội văn nghệ Việt Nam (1956). Năm
1967, Tô Hoài công bố tiểu thuyết Miền Tây. Đến năm 1970 tác phẩm này
được tặng giải thưởng Hội nhà văn Á – Phi. Ngoài ra Tô Hoài còn có tập
truyện viết về những tấm gương anh hùng tuổi trẻ vùng cao như truyện Kim
Đồng (1946), Vừ A Dính (1952), Tuổi trẻ vùng cao Hoàng Văn Thụ (1971).
Bút ký Lên Sùng Đô giới thiệu về những cán bộ người H’mông tích cực tham
gia đổi mới và người anh hùng nông nghiệp Giàng A Thào.
Tô Hoài vẫn tiếp tục về đề tài Hà Nội và làm nên ba bộ tiểu thuyết về vùng
ngoại thành từ khi Pháp xâm lược đến Cách mạng tháng 8 thành công. Đó là
truyện Quê Người (1942), Mười năm và Quê nhà (1980). Truyện Quê Nhà phản
ánh phong trào đấu tranh quyết liệt của người dân những năm đầu Pháp chiếm Hà
Nội. Mười Năm diễn tả sự thay đổi lớn trong cuộc sống của con người mà Cách
mạng mang lại từ thời kỳ Mặt trận dân chủ (1936-1939) đến Cách mạng tháng 8.
Tác phẩm này ra đời gây nhiều tranh cãi trong giới phê bình văn học. Ngoài ra Tô
Hoài còn có tập truyện ký Người ven thành (1972), tập Chuyện cũ Hà Nội (1988)
kể về những chuyện liên quan đến Hà Nội lúc bấy giờ.
20


×