Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

BÉ ăn NGON MIỆNG hơn KHÔNG cần GƯỢNG ép

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.7 KB, 3 trang )

BÉ ĂN NGON MI ỆNG H Ơ
N KHÔNG C Ầ
N G ƯỢ
N G ÉP
22/06/2016 | 2:39 PM

4215

Biếng ăn ở trẻ nhỏ luôn là một vấn đề nhức đầu và đáng lo ngại hàng đầu của các bậc phụ
huynh trong việc chăm sóc con cái. Gen di truyền chỉ chiếm một phần khá nhỏ ảnh hưởng đến
sự phát triển của trẻ mà quan trọng nhất vẫn là chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Vì vậy, đối với
những trẻ biếng ăn bố mẹ cần quan tâm đến nguyên nhân và có những cách khắc phục tình
trạng này, tìm cách giúp bé ăn ngon miệng hơn. Dưới đây là một số thông tin bố, mẹ nên
tham khảo để cải thiện tình trạng ăn của bé.

Giúp bé ăn ngon miệng

Trẻ bị rối loạn tiêu hoá

Cách chữa bệnh viêm mũi ở trẻ

1.

Việc cần làm khi trẻ biếng ăn
Khi trẻ có dấu hiệu biếng ăn bố mẹ cần ngăn chặn và khắc phục ngay tình trạng đó để tránh
tình trạng cơ thể bé bị thiếu chất dinh dưỡng dẫn đến còi xương, chậm phát triển và hay ốm
đau. Nên sử dụng các biện pháp đơn giản để giảm tình trạng biếng ăn của trẻ một cách từ từ:


Bổ sung các dưỡng chất cho hệ tiêu hóa của bé tốt hơn:


Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, hệ tiêu hóa của bé chưa phát triển đầy đủ và còn rất non yếu, chính vì
vậy khi ăn, uống trẻ khó có thể hấp thu hết tối đa các chất dinh dưỡng trong thức ăn. Bố, mẹ
nên hỗ trợ cho hệ tiêu hóa của bé bằng cách bổ sung lợi khuẩn đặc biệt là Probiotic, kèm theo
thức ăn cho lợi khuẩn là Prebiotic – hai thành phần này có vai trò quan trọng với hệ tiêu hóa
của bé, giúp kích thích bé ăn ngon miệng, hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn và phòng được các
bệnh về đường tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy, chướng bụng…. Mẹ có thể bổ sung lợi khuẩn
probiotic hiệu quả, nhanh chóng bằng men vi sinh được bào chế từ kim chi Hàn Quốc.
Bố, mẹ cũng nên tìm những thực đơn cho trẻ biếng ăn và suy dinh dưỡng để bổ sung dưỡng
chất cho bé. Đi kèm các thực đơn này là những món ăn rất giàu dinh dưỡng và dễ tiêu hóa
nên cho dù trẻ ăn ít nhưng vẫn có được lượng dinh dưỡng đầy đủ cho quá trình tăng trưởng
và phát triển.


Hãy để bé ăn khi bé thực sự đói và muốn ăn – không nên
gượng ép

Bố, mẹ hãy theo dõi bé thường xuyên để biết khi nào bé thực sự đói và muốn ăn để cho bé ăn
kịp thời. Cho bé ăn đúng lúc là điều rất quan trọng. Nó sẽ giúp bé nhận biết đâu là no, đâu là
đói và khi trẻ đói sẽ ăn được nhiều hơn do dạ dày tiết nhiều enzym để kích thích cảm giác
thèm ăn. Nhưng chỉ nên cho bé ăn một lượng vừa đủ – không ép bé ăn quá no sẽ khiến bé sợ
và không muốn ăn thêm vào bữa sau.


Thiết lập một “thời gian biểu” ăn uống khoa học cho bé

Với thói quen ăn uống khoa học, bé sẽ phát triển một cách toàn diện, hơn nữa ăn uống đúng
bữa là một thói quen rất tốt nên luyện cho bé ngay từ khi còn nhỏ. Bố, mẹ chỉ nên cho trẻ ăn
ba bữa chính và hai bữa phụ trong ngày, mỗi bữa cách nhau 2 tiếng và nhớ là cho bé ăn ở
khung giờ nhất định trong ngày. Không cho bé ăn vặt trước giờ ăn, xem tivi hay đi chơi trong
lúc ăn.



2.

Bật mí bí quyết giúp trẻ ăn ngon
Cách 1: Hãy khiến bữa ăn của bé trở nên thú vị


Trẻ em rất thích những thứ màu sắc, đẹp – ngay cả khi ăn bé cũng sẽ “ăn bằng mắt” –
nếu như mẹ biết cách trang trí khẩu phần ăn của bé hấp dẫn sẽ là một “liều thuốc dẫn”
rất tốt. Hãy học thêm cách bày biện món ăn thành một hình thù hấp dẫn, ngộ nghĩnh,
bạn cũng có thể để bé cùng tham gia tăng trí tò mò và sự phấn khích của trẻ khi ăn..

Cách 2: Đừng quá vệ sinh, thỉnh thoảng hãy cho bé dùng tay để ăn


Đôi khi trẻ sẽ thấy được ăn bằng tay thật thú vị và đồ ăn có cảm giác ngon hơn. Chính
vì vậy với các đồ ăn có thể cầm tay như bánh, củ, quả luộc bạn hãy để trẻ tự nhiên “bốc”
nếu như trẻ thích làm như vậy để ăn. Mẹ hãy rửa sạch tay cho trẻ trước khi ăn để tránh vi
khuẩn nhé.

Cách 3: Hãy làm thực đơn hành ngày của bé trở nên đa dạng


Đừng bao giờ bắt bé ngày nào cũng lặp lại những món ăn nhàm chán. Bạn hãy linh
hoạt các món trong bữa ăn và nấu đa dạng món với lượng nho nhỏ với màu sắc phong
phú. Như vậy đối với bé mỗi lần ngồi vào bàn ăn như một sự khám phá thích thú, bé sẽ
dễ dàng ăn ngon miệng hơn nhiều.

Cách 4: Cho trẻ ngồi chung mâm cơm cùng cả gia đình

Điều này sẽ giúp trẻ vui vẻ, phấn khởi hơn, ăn ngon miệng hơn. Ngoài ra, khi được ngồi chung
mâm cơm với bố mẹ, trẻ sẽ được tập dần các kỹ năng ăn uống như cầm muỗng đũa, biết tự
đút ăn, kỹ năng giao tiếp trên bàn ăn cùng với người lớn… Nhiều công trình nghiên cứu khoa


học có giá trị đã chứng minh khi trẻ ăn chung với gia đình trong không khí đầm ấm, trẻ
thường ăn được nhiều hơn, phát triển các giác quan và trí não một cách hoàn thiện nhất.



×