Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Xây dựng kỹ năng quyết đoán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (221.92 KB, 6 trang )

Sự quyết đoán từ thái độ tích cực, tự tin
(Hiếu học) Để tạo được tính quyết đoán trong công việc không phải là việc dễ dàng, nhưng nó là một kỹ năng
có thể học được: Sự quyết đoán được thể hiện bằng thái độ tích cực, tôn trọng người khác và tự tin vào bản
thân.
- Kỹ năng quyết đoán trong cuộc sống.
- Kỹ năng phán đoán nhanh.
Quyết đoán dựa trên sự cân bằng. Nó đòi hỏi thẳng thắn về mong muốn và nhu cầu của bạn trong khi vẫn xem
xét các quyền, nhu cầu, và mong muốn của người khác.
Khi bạn quyết đoán, bạn yêu cầu cho những gì bạn muốn nhưng bạn không nhất thiết phải có được nó. Trong
khi hành vi thô bạo dựa trên sự hiếu thắng, cứ làm những gì theo lợi ích riêng tốt nhất cho bạn mà không quan
tâm về quyền, nhu cầu, cảm xúc hay ước muốn của người khác.
Quyết đoán để đạt hiệu quả chứ không phải quyết đoán là nổ lực để chứng minh rằng mình luôn luôn đúng. Một
người có thái độ tích cực khi gặp khó khăn đều tự hỏi mình: “Làm thế nào... làm thế nào...” để tìm ra các cách
giải quyết vấn đề, chứ không chỉ tìm ra những lí do đổ thừa để không phải giải quyết vấn đề.

Quyết đoán khi đưa ra ý kiến.
Sự quyết đoán có ý nghĩa gì với bạn? Liệu nó có phải là áp đặt quyền của bạn mọi lúc, mọi nơi?
Ví dụ: Là ông chủ, đặt một đống công việc lên bàn nhân viên vào một buổi chiều trước khi nhân viên đó chuNn
bị vào kỳ nghỉ, như thế là quyết đoán? Hoặc, nếu là nhân viên, bạn sẽ nói với sếp rằng, công việc đó chỉ sẽ được
thực hiện sau, vì bây giờ là kỳ nghỉ!
Hãy xem xét ví dụ trên, ông chủ đã làm như vậy vì thấy công việc cần phải được thực hiện. Tuy nhiên, đổ công
việc cho nhân viên của mình tại thời điểm như vậy là không phù hợp, ông đã thiếu cái nhìn tổng quan về nhu
cầu và cảm giác của nhân viên mình. Mặt khác, người nhân viên phản hồi với ông chủ của mình rằng, công việc
chỉ sẽ được thực hiện sau khi trở về từ kỳ nghỉ. Khẳng định quyền của mình, mặc dù thừa nhận "ông chủ cần
mình để hoàn thành công việc”, hành động như vậy là chứng minh cho sự quà quyết?
Quả thực, không phải lúc nào cũng dễ dàng xác định được hành vi quyết đoán đúng. Bởi vì ranh giới giữa sự
quyết đoán và khăng khăng cố chấp khá mong manh.
Để tạo được tính quyết đoán trong công việc không phải là việc dễ dàng, nhưng nó là một kỹ năng có thể
học được. Hãy phát triển sự quyết đoán của bạn bắt đầu với:
- Làm thế nào để nói chuyện quyết đoán
Nếu bạn phải đối phó với các cuộc họp và thường xuyên tương tác với đồng nghiệp, khách hàng… điều quan


trọng đó là làm thế nào để nói chuyện quyết đoán mà không thô lỗ?
Đây là chủ điểm quan trọng để giao tiếp hiệu quả - Hẳn nhiên, lịch sự là điều quan trọng để thành công trong
nghề nghiệp. Vì thế, vấn đề là không để sự quyết đoán làm hỏng các mối quan hệ.


Trong thực tế, không một ai có thiện cảm với một đồng nghiệp hách dịch và sự thô lỗ chắc chắn không phải là
cách để giành chiến thắng, để thăng tiến hay để được tôn trọng. Hãy nhớ rằng, khi khẳng định chính mình hoặc
ý tưởng của mình, sự quyết đoán của bạn nên được đề đạt, đưa ra trên tinh thần tôn trọng. Như thế nào? Đó là
tập trung vào sự tự tin thay vì khăng khăng, quả quyết! Bạn sẽ thấy rằng tự tin trình bày một ý tưởng hay quan
điểm sẽ giúp bạn có được sự tôn trọng hơn, cả ở hiện tại và lâu dài về sau.

- Thể hiện tự tin
Giải pháp tốt nhất là đi thẳng vào vấn đề. Một cuộc thảo luận lành mạnh và thậm chí cả sự bất đồng cũng có thể
rất có lợi, đặc biệt là ở nơi làm việc. Nó có nghĩa là cả hai bên thảo luận với mong muốn tốt nhất cho công ty.
Nhưng để đạt hiệu quả, bạn phải tự tin vào bản thân, tự tin với những ý tưởng của bạn và tự tin thể hiện trước
các đồng nghiệp khi nói. (Lưu ý ngôn ngữ cơ thể khi bạn đang nói và thậm chí còn quan trọng hơn là giữ liên hệ
ánh mắt với mọi người trong khi bạn đang nghe).

- Hãy cụ thể và rõ ràng
Nói rõ ràng và tập trung vào chủ đề, khi phát biểu tại cuộc họp, bạn nên tập trung vào trọng tâm vấn đề, càng cô
đọng, càng chính xác càng tốt. Điều này sẽ giúp thông điệp của bạn được truyền tải rõ ràng và sự quyết đoán
của bạn dễ được chấp nhận. Nếu bạn có thắc mắc hoặc cần làm rõ về cái gì, chỉ cần hỏi. Nếu bạn đang cảm thấy
thất vọng bởi giải pháp của một đồng nghiệp hoặc không cùng quan điểm hãy cố gắng nhìn vào toàn thể vấn đề
vì lợi ích chung và làm chủ cảm xúc. Bởi cách nhanh nhất để đánh mất sự tôn trọng của mọi người trong công
việc là để cho cảm xúc vượt trên tính chuyên nghiệp của bạn.

Đừng cảm thấy tội lỗi khi quyết đoán
Tự tin vào chính mình, những ý tưởng và ý kiến của mình. Sự quyết đoán là rất quan trọng khi giao tiếp với
người khác, kể cả đồng nghiệp hoặc bè bạn. Hãy đánh giá tình hình, dùng sự tự tin để hồi đáp hơn là khiêu
khích. Đừng cảm thấy tội lỗi khi nói “không”. Bởi cứ đồng ý, hứa hẹn quá nhiều có thể dẫn đến những cố gắng

quá sức và bạn sẽ không có khả năng để hoàn thành nhiệm vụ. (Ngoại trừ các chính trị gia, cứ hứa… rồi hẹn!).
Vì thế, khi đưa ra những quyết định “không” lúc cần phải “không” là thực tế, là quyết đoán, nó chẳng phải “tội
lỗi” ích kỷ gì! (Cuộc sống của bạn là của riêng bạn và bạn không phải làm bất cứ điều gì bạn không muốn, bạn
sẽ có các quyết định mà bạn cảm thấy là tốt nhất, kể cả nói “không”)

Sự quyết đoán: Ph m chất của người lãnh đạo
Quyết đoán không có nghĩa là cứng đầu cứng cổ, không thể linh hoạt khi hoàn cảnh thay đổi. Vì thế, những ông
chủ độc đoán nên linh hoạt hơn và các nhà quản lý dễ dãi nên cứng rắn hơn.
Nói một cách quả quyết là một phần thuộc về phNm chất lãnh đạo. Nhưng không thể hiện sự quyết đoán một
cách khăng khăng, cố chấp và cố gắng tránh làm cho đồng nghiệp cũng như cấp dưới cảm thấy “phòng thủ”.


Các nhà nghiên cứu nhận thấy: Người lãnh đạo thường mất điểm khi cần tới sự quyết đoán, khi hoặc là quá
cứng nhắc hoặc là quá dễ dãi. Những ông chủ kém quyết đoán sẽ không thể bảo vệ quan điểm của mình, dẫn tới
thiếu hiệu quả trong việc đạt được mục tiêu đề ra. Nhưng quá cứng rắn cũng gây tổn hại tới sự thành công của
một nhà lãnh đạo, nếu không muốn nói là còn nặng nề hơn. Bởi những người bảo thủ cố chấp thường ít ai chịu
đựng nổi. Vì vậy, mặc dù họ có thể đạt được ý muốn của họ nhưng làm tổn hại tới các mối quan hệ xung quanh.
Cả hai thái cực nhu nhược và cứng rắn thô bạo đều làm hỏng một nhà lãnh đạo hiệu quả, các nhà quản lý không
chỉ nên biết bảo vệ ý kiến của mình mà còn biết lắng nghe phản hồi của nhân viên.
“Dù ai nói ngã nói nghiêng
Ta đây vẫn vững như kiềng ba chân”
Sự quyết đoán khiến mọi người nể phục không phải là tỏ ra độc đoán, mà là khả năng trình bày ý tưởng tự tin
cũng như cách lắng nghe và chấp nhận quan điểm của người khác trong cuộc đối thoại. Vì thế, để thăng tiến và
được tôn trọng, tính quyết đoán phải được thể hiện bằng thái độ tích cực, tôn trọng người khác và tự tin vào bản
thân.

Kỹ năng phán đoán nhanh.
(Hiếu học). Khả năng phán đoán thế giới chung quanh, khả năng đáp ứng tình thế, khả năng giải quyết vấn đề
đôi khi không phụ thuộc vào thời gian hoặc nổ lực suy nghĩ của chúng ta. Năng lực này chính là kỹ năng phán
đoán mà ai cũng có thể trau dồi. Đó là một năng lực rất mạnh, mặc dù nó cũng có thể mắc sai lầm (kỹ năng

phán đoán kém!).


Khả năng nhận biết thoáng nhanh và có ngay kết luận là kỹ năng phán đoán. Tùy vào trường hợp và tùy vào kết
quả là tốt, chấp nhận được hay sai lầm mà ta sẽ gọi nó với nhiều tên như: Phản xạ, linh cảm, trực giác hoặc phát
kiến, sáng tạo, giác quan thứ sáu….
Thông thường chúng ta sử dụng và tin vào tư duy phân tích, tin theo những quy tắc logic chặt chẽ hơn là tin vào
năng lực nhận biết thoáng nhanh này. Vì “kỹ năng phán đoán” đôi khi phản bội lại chúng ta đưa đến sai lầm.
Tuy nhiên, mỗi khi cần phải hiểu nhanh một vấn đề, đánh giá một người mới gặp hoặc chạm trán một tình thế,
một trường hợp ta chưa hề gặp phải nhưng cần sớm giải quyết thì kỹ năng phán đoán sẽ nhận lãnh trách nhiệm.
Phán đoán cũng là một quá trình tư duy. Tư duy phán đoán xét trong một số giới hạn hay trường hợp cụ thể, nó
cũng biểu hiện đầy đủ tính chất của tư duy logic. Do đó, ta khó khăn khi phân biệt tư duy phán đoán với tư duy
lôgic. Bình thường khi giải quyết vấn đề chúng ta thường tuân theo những quy tắc logic chặt chẽ, thông qua sự
suy luận để rút ra những kết luận. Nhưng khi cần phải nhanh chóng giải quyết vấn đề như: Phải tìm ra mối liên
hệ logic giữa các dãy số dài dằng dặc chỉ trong vòng vài giây, khi giao tiếp với người lạ, khi đấu trí, chơi cờ, khi
thương lượng, đàm phán trong kinh doanh, đầu tư chứng khoán… và cả trong khoa học. Nếu thời gian không
cho phép ta suy luận và tìm kiếm thêm thông tin, lúc này, kỹ năng phán đoán sẽ giúp ta tìm ra các phương án
giải quyết nhanh gọn và chính xác hơn những người khác rất nhiều.
Kỹ năng phán đoán là quá trình tư duy “nhảy tắt”, nó bỏ qua những bước trung gian để trực tiếp rút ra kết luận.
Mặc dù mối liên hệ giữa các thông tin chưa được xem xét tỉ mỉ, kỹ càng vì không đủ thời gian hoặc thông tin đó
không thể tìm kiếm thì phán đoán sẽ là một kỹ năng cực kỳ quan trọng trong phát kiến và phát minh, nó đóng
vai trò quan trọng về mặt dự kiến, nêu giả thiết và tìm tòi phương pháp… Lúc này, thành công hay không là tùy
thuộc vào kỹ năng phán đoán.
Và mặc dù muốn hay không, có lẽ sự phán đoán phổ biến nhất đó là sự đánh giá và ấn tượng của chúng ta đối
với người khác. Cứ mỗi khi có mặt người khác là chúng ta lại không ngừng tiên đoán và kết luận hoặc suy diễn
về những gì người đó đang nghĩ và đang thụ cảm.
Chúng ta ai cũng có những kinh nghiệm sống. Nếu suy nghĩ thấu đáo về những kinh nghiệm ấy, không định
kiến, vận dụng cái biết ta sẽ có được một lý thuyết. Đó là cách chúng ta học hỏi.
Thế giới này, như chúng ta vẫn được học và luôn tuân theo: Những quyết định của chúng ta phải có lý do hợp lý
và rõ ràng. Mình đã quyết định như thế nào và tại sao quyết định như thế? Nhưng như vậy, nếu như hoàn toàn

chỉ dựa vào lý lẽ thì có thực là đúng không? Hay đôi khi ta nên làm theo những mách bảo của phán đoán bản
năng?
Do tri thức và kinh nghiệm con người tích lũy được ngày càng nhiều, phán đoán với tư cách cũng là một kỹ
năng tư duy, nó sẽ hình thành và dần dần phát triển. Nếu biết ghi nhận các tín hiệu một cách thận trọng, không
nóng vội, không thành kiến thì dù không thể có đầy đủ những căn cứ về mặt lý luận, kỹ năng phán đoán và tinh
thần lạc quan tin tưởng vẫn có thể giúp chúng ta hoàn thành nhiệm vụ một cách xuất sắc khi cần thiết.

Kỹ năng quyết đoán trong cuộc sống.
(Hiếu học). Trong nhiều trường hợp, kỹ năng quyết đoán rất quan trọng. Nó sẽ giúp chúng ta ứng phó linh hoạt,
vượt qua khó khăn và thay đổi kịp thời để chớp lấy thời cơ. Thiếu tự tin, không quyết đoán thì cho dù có kiến
thức, có tầm nhìn, có được thông tin chăng nữa thì sự do dự cũng sẽ làm lỡ mất cơ hội.


Một trong các nhân tố đóng góp vào thành công trong cuộc sống, đó là sự quyết đoán.
Quyết đoán là sự cân bằng giữa rụt rè-thận trọng (thái độ phục tùng) và năng nổ-hiếu thắng (thái độ gây hấn).
Để tạo ra sự cân bằng này không có nghĩa là phải tỏ ra gay gắt, liều lĩnh mà cũng không lo lắng, do dự, chờ đợi
nơi người khác. Tính quyết đoán, nói đơn giản là đạt tới những gì mình muốn, những điều mình xứng đáng có
được mà không vi phạm trắng trợn quyền lợi của người khác, là một cách để bạn có thể đứng trên quan điểm
của mình và không để bị chi phối bởi những người có thể lợi dụng bạn. Đồng thời quyết đoán là tôn trọng cảm
xúc và ý kiến người khác.
Quyết đoán không phải là làm bừa mà là dám nghĩ, dám làm. Một việc gì nếu bạn dám hành động, hành động
có suy nghĩ, chủ động và kiên quyết thì tại sao thành công lại không thể đến. Những người quyết đoán thường
là những người tự tin và biết mình cần gì ở cuộc sống. Họ cũng theo đuổi những gì họ muốn với tất cả nhiệt
huyết và lòng quyết tâm. Họ thường là những người thành công trên hầu hết mọi phương diện của cuộc sống,
đặc biệt khi có cạnh tranh.
Bạn có gặp khó khăn khi nói "không" trong lúc bạn muốn nói “có”? Bạn có khuynh hướng chiều theo ý kiến
của người khác bởi vì bạn ngại không thể nói lên điều bạn muốn nói. Nếu điều này xảy ra ở bạn thì bạn cần tìm
cách làm mình thêm quyết đoán hơn. Bạn có thể luyện tập tính quyết đoán bằng cách phát huy tính linh hoạt,
thái độ tiếp nhận và cách ứng xử của bạn đối với các sự việc cũng như đối với người khác trong giao tiếp.
Một vài khía cạnh trong cuộc sống bạn cần đến kỹ năng quyết đoán như sau:

- Trong các cuộc họp là tình huống lý tưởng để bạn thể hiện sự quyết đoán của mình. Đó có thể là cơ hội cho
bạn tỏa sáng và trình diễn những điểm nổi trội nhất. Tận dụng các cuộc họp để chia sẻ ý tưởng sáng tạo và giải
pháp cho các vấn đề sẽ giúp bạn chứng minh khả năng lãnh đạo của mình, thậm chí hỏi một câu hỏi đúng trong
cuộc họp cũng có thể cần đến sự quyết đoán.
- Một cách khác giúp bạn thêm quyết đoán trong cuộc sống là luôn tự chủ. Nếu đồng nghiệp của bạn khiến bạn
bực mình, khó chịu, họ luôn muốn vượt trội trên bạn và sai khiến bạn. Bạn hãy tỏ ra quyết đoán để xác định


những giới hạn giúp bạn đối phó lại với các đồng nghiệp đó. Bạn hãy tự chủ, giữ bình tĩnh tối đa khi đối mặt
với những tình huống kịch tính. Bạn càng tự chủ bao nhiêu thì bạn càng quyết đoán bấy nhiêu. Và chỉ khi tự
chủ, bạn mới có thể quyết đoán được. Hãy giữ sự sáng suốt và đừng để người khác chọc giận mình.
- Học cách nói "không" khi bạn bị quá tải, khi không thể giúp, khi không muốn. Nói "không" là dạng thức khó
thể hiện nhất của tính quyết đoán.
-Tính quyết đoán có thể giúp bạn kiếm được nhiều tiền hơn trong công viêc của mình. Có nhiều người chịu thiệt
thòi chỉ vì họ không đủ quyết đoán để thỏa thuận mức lương hay thẳng thắn đề nghị tăng thu nhập cho mình, họ
gặp rất nhiều khó khăn để thể hiện sự quyết đoán khi phải đề cập đến chuyện tiền bạc. Nếu bạn cứ chờ đợi sếp
chú ý tới những đóng góp của bạn và sẽ đề nghị cho bạn một mức lương cao hơn, thì sự chờ đợi đó có lẽ chỉ là
niềm hy vọng …kéo dài. Bạn phải quyết đoán đến gặp sếp một cách tự tin và đề nghị tăng lương. Bạn có thể ghi
ra giấy mong muốn tăng lương kèm theo bản tóm tắt các thành tích bạn đạt được, sau đó sắp xếp một cuộc gặp
và thẳng thắn trình bày điều mà bạn xứng đáng có được.
Bạn có thể tự kiểm soát mình, tự tin, không nóng nảy và hãy luôn như thế! Khi có những xung đột trong cuộc
sống, sự linh động có thể là một giải pháp hiệu qủa để giải quyết vấn đề giữa hai hay nhiều người.Tính quyết
đoán không chỉ đem lại lợi ích cho sự nghiệp mà còn cho cả cuộc sống của bạn, để bạn luôn cảm thấy hài lòng
về bản thân và công việc. Hiểu biết và nhận ra tính quyết đoán của mình là một phương cách then chốt trong
việc giúp bạn phát huy các kỹ năng giao tiếp, ảnh hưởng của bạn đối với người khác và sự quyết định cần thiết
khi giải quyết vấn đề trong cuộc sống.




×