Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Kỹ năng làm việc hiệu quả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.85 KB, 9 trang )

23 bí quyết làm việc ít, hiệu quả cao
Thực tế, không có lời khuyên nào dưới đây sẽ làm xáo trộn cuộc sống của bạn, nhưng chúng có thể tạo ra
một khác biệt lớn. Và một khi được sử dụng đồng thời, công việc của bạn sẽ trở nên thú vị hơn, hiệu quả cao, ít
căng thẳng và tràn ngập niềm vui. Giờ chính là lúc để bạn chọn và thử những lời khuyên mà bạn cho là hữu ích
dưới đây.
1. Mục tiêu duy nhất
Tạo lập một mục tiêu duy nhất mà bạn muốn hoàn thành trong năm nay. Chúng ta có thể muốn thực hiện
đến 12 mục tiêu trong một năm. Tuy nhiên, việc duy trì sự tập trung vào quá một mục tiêu là một điều tương đối
khó, nó sẽ làm khuếch tán năng lượng của bạn.
Hãy chọn một mục tiêu cho 12 tháng tới. Sau đó, từ mục tiêu này chia thành các mục tiêu trung hạn từ 3-6
tháng. Và rồi từ mục tiêu trung hạn, hãy chia nhỏ thành các mục tiêu ngắn hạn để bạn có thể hoàn thành chỉ
trong vòng 1 đến 2 tuần.
Bây giờ, bạn hãy tập trung vào mục tiêu ngắn hạn, dồn tất cả năng lượng cho nó. Và khi đạt được rồi hãy
tạo ra một mục tiêu ngắn hạn tiếp theo. Cứ như thế cho đến khi bạn hoàn thành mục tiêu trung hạn, và cuối
cùng là mục tiêu của năm.
2. Tìm kiếm niềm đam mê
Tất cả những lời khuyên còn lại chỉ là hời hợt nếu như bạn không tìm thấy niềm đam mê trong công việc
của mình. Nếu bạn đang làm một công việc mà bạn không yêu thích, thì hãy bắt đầu tìm hiểu về nó ngay bây
giờ.
Bạn không cần phải từ bỏ công việc hiện tại ngay lập tức, mà hãy bắt đầu tìm kiếm thông tin trên các trang
web, nghĩ về những gì bạn thực sự quan tâm, và nói chuyện với những người đang làm công việc mà bạn muốn
làm. Hãy biến việc này thành mục mục của bạn trong năm nay và biết đâu nó sẽ trở thành năm tốt đẹp nhất của
bạn từ trước tới nay.
3. Làm việc tại nhà
Đây không phải là giải pháp kỳ diệu, nhưng đó là điều mà nhiều người muốn làm. Và điều này là hoàn toàn
có thể xảy ra. Có rất nhiều người đang làm làm việc tại nhà mỗi ngày.
Có một việc gì đó mà bạn muốn làm? Hãy suy nghĩ và tìm ra giải pháp giải quyết hiệu quả đối với nó. Bạn
có thể làm công việc hiện tại của mình tại nhà. Hôm nay, hãy lập ngay kế hoạch chuyển tải nguyện vọng này tới
sếp của bạn và đảm bảo việc bạn làm tại nhà sẽ có lợi cho công như thế nào.
Ngoài ra, bạn có thể tìm một công việc khác cho phép bạn làm việc tại nhà, thậm chí với mức lương thấp
hơn công việc trước đó. Bạn sẽ giảm được chi phí do đi lại thường xuyên, ăn trưa tại nơi làm việc hoặc mua


những trang phục công sở đắt tiền. Và sự hài lòng của bạn sẽ tăng lên rõ rệt.

4. Đi làm sớm
Nếu làm việc tại nhà không phải là điều bạn muốn, thì hãy đi làm sớm khoảng 30 đến 60 phút trước khi
đồng nghiệp kịp đến.
Việc này có thể yêu cầu bạn phải học cách dậy sớm, nhưng lại có rất nhiều lợi ích: bạn sẽ tránh được nạn
kẹt xe vào buổi sáng, bạn có thể làm việc mà không bị gây phiền nhiễu bởi đồng nghiệp trước khi họ đến. Bạn


có thể có một khởi đầu nhảy vọt vào ngày hôm đó: “đi trước” đám đông và làm được nhiều việc hơn. Có một
khởi đầu sớm là cách tuyệt vời nhất để bắt đầu một ngày làm việc hiệu quả hơn.
5. Làm việc 4 ngày/tuần
Nếu bạn có thể kiểm soát được tiến độ công việc của mình (hoặc có thể thuyết phục sếp thay đổi nó), hãy
thử làm việc với lượng thời gian ít hơn. Làm việc 4 ngày/tuần không chỉ tạo cho bạn thêm một ngày nghỉ mà
còn tạo thêm động lực buộc bạn phải có kết quả cao hơn trong 4 ngày này.
Hãy suy nghĩ về điều này: nếu bạn cho rằng bạn có khả năng hoàn thành hết công việc vào ngày thứ Năm,
bạn sẽ tập trung nhiều hơn vào những việc bạn thực sự cần phải hoàn thành, mà không lãng phí nhiều thời gian.
Bạn sẽ làm việc gì ít hơn? Email? Đọc những thứ vớ vNn trên Internet? Nói chuyện phiếm? Hay chơi Line trên
mạng? Những việc không quan trọng này sẽ mất dần khi thời gian của bạn bị hạn chế.
6. Làm việc 6 tiếng/ngày
Cùng khái niệm với lời khuyên trước, nhưng lời khuyên này hoàn toàn ngược lại. Có lẽ nhiều người sẽ
chọn việc 4 ngày/tuần, tuy nhiên, lời khuyên không hẳn là sẽ có hiệu quả đối với tất cả mọi người. Đi làm sớm
và về nhà sớm hơn, chẳng hạn như từ 7h sáng đến 1 h chiều. Tập trung vào khoảng thời gian này, bạn cũng sẽ
hoàn thành được công việc.
7. Làm việc 20 tiếng/tuần
Điều này nghe có vẻ là không thể. Và nếu bạn là một nhân viên chính thức ở một công ty nào đó, thì lại
càng không thể. Tuy nhiên, bạn có thể thực hiện được điều này khi làm việc tại nhà hoặc làm thuê cho chính
bạn.
Chắc chắn hai lựa chọn nêu trên không hiệu quả đối với tất cả mọi người, và thông thường khi làm việc cho
chính mình, bạn có xu hướng làm nhiều thời gian hơn. Nhưng nếu bạn giới hạn thời gian làm việc là 20 tiếng,

nó sẽ khiến bạn phải tập trung cao độ tương đương với mức tập trung làm việc trong 4 ngày/tuần. Và nếu bạn
chỉ tập trung làm những việc thực sự quan trọng (xem mục tiếp theo), bạn có thể hoàn thành được nhiều việc
trong 20 tiếng/tuần.
8. Lập danh sách các nhiệm vụ quan trọng nhất
Mỗi ngày, hãy lập một danh sách chỉ với ba nhiệm vụ quan trọng nhất mà bạn phải hoàn thành. Ít nhất, một
trong số ba nhiệm vụ đó có liên quan đến mục tiêu duy nhất trong năm của bạn.
Còn những cái khác có thể là những việc mà bạn đang trì hoãn hoặc một dự án lớn đến hạn phải nộp, hay
một việc gì đó tương tự. Phải nhớ rằng danh sách này chỉ bao gồm những nhiệm vụ vô cùng quan trọng, những
cái sẽ giúp bạn có thu nhập hoặc được công nhận về lâu dài.
Thời điểm tốt nhất để bạn thực hiện những nhiệm vụ quan trọng nhất là vào buổi sáng, trước khi bạn bị
gián đoạn bởi hàng loạt các yếu tố khác. Nếu bạn chỉ làm ba việc một ngày (bạn có thể chọn nhiều hoặc ít hơn
ba nhiệm vụ, nhưng có lẽ 3 là con số hiệu quả nhất), hãy đưa chúng vào danh sách nhiệm vụ quan trọng nhất.
9. Quy trình làm việc theo đợt
Thường có một loạt các nhiệm vụ nhỏ, không quan trọng nhưng buộc chúng ta phải làm như xử lý mail, thủ
tục giấy tờ, gọi điện, những việc đại loại như thế. Thay vì làm những việc này suốt cả ngày, gây cản trở cho
công việc chính của bạn, hãy gộp chúng lại với nhau và thực hiện vào một thời gian được định sẵn trong ngày.


Hãy viết những nhiệm vụ vào một mNu giấy nhỏ, và trong vòng một tiếng (có thể nhiều hoặc ít hơn tùy lượng
công việc), bạn hãy xử lý chúng càng nhanh càng tốt.

10.

Làm việc tại nhà 1 ngày/tuần

Nếu bạn không thể thuyết phục sếp cho phép bạn làm việc hoàn toàn tại nhà, hãy thử một lần/tuần xem sao.
Bạn có thể gọi điện thông báo mệt nhưng hứa sẽ hoàn thành hết công việc tại nhà. Hoặc bạn cũng có thể nói với
sếp cho bạn một cơ hội để thử, chỉ một ngày trong tuần, vì bạn cho rằng điều đó sẽ khiến bạn làm việc có hiệu
quả hơn.
11.


Tìm thêm một công việc tự do

Đây chính là điều có khá nhiều người đang làm. Đó là một công việc phụ, nhưng sẽ giúp bạn chi trả các
hóa đơn (trả nợ hoặc tiết kiệm). Thậm chí, nếu bạn liên tục có được các hợp đồng làm nghề tự do, bạn có thể
biến nó thành một công việc chính thức.
Để làm thêm một công việc thứ hai, bạn phải dành ít thời gian cho nó. Bạn có thể sử dụng các buổi sáng
sớm (dậy sớm hơn một tiếng), giờ ăn trưa, giờ làm (nếu được phép) hoặc các buổi tối. Nếu bạn có thể làm 1 đến
2 việc được giao một ngày, bạn có thể kiếm thêm một khoản thu nhập và bắt đầu con đường làm thuê cho chính
mình.
12.

Mang theo đồ ăn trưa

Đây không phải là lời khuyên làm thay đổi cuộc sống, nhưng bạn có thể mang bữa trưa đến nơi làm việc
mỗi ngày. Thông thường đó là phần thức ăn được chuNn bị tại nhà, hoặc một miếng sandwich, kèm theo các đồ
ăn nhanh như hoa quả bên cạnh. Điều này sẽ có lợi như thế nào đối với bạn? Nó sẽ giúp bạn tiết kiệm được kha
khá tiền và cho phép bạn làm việc trong giờ ăn trưa, cho phép bạn có thêm thời gian để làm công việc tự do
(như đề cập ở trên), và có thể giúp bạn hoàn thành công việc sớm hơn.
13.

Đi làm bằng xe đạp

Một lần nữa, lời khuyên này không nhất thiết làm thay đổi cuộc sống của bạn, nhưng nếu bạn có thể đi làm
bằng xe đạp chỉ vài lần một tuần, bạn sẽ tiết kiệm được tiền xăng xe, giảm thiểu áp lực tắc đường vào giờ cao
điểm và đó cũng là biện pháp tập thể dục hàng ngày khá hiệu quả.
14.

Tham gia các dự án lớn


Nếu bạn chỉ đảm nhận những công việc vặt vãnh và sếp của bạn có thể đánh giá hoặc không đánh giá cao
điều đó, nhưng chắc chúng sẽ không khiến bạn trở nên nổi bật và tiến xa hơn. Thay vào đó, hãy tình nguyện làm
việc cho các dự án lớn, những cái sẽ giúp tạo nên tên tuổi cho bạn cũng như công ty bạn. Nếu không có dự án
nào như thế, thì hãy tự tạo cho mình một cái tương đương.
Phải đảm bảo rằng bạn có thể hoàn thành tốt mọi dự án được giao. Một khi bạn làm được như vậy, chúng
sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc đời của bạn. Các nhiệm vụ trong dự án nên được đưa vào danh sách nhiệm vụ
quan trọng nhất. Nếu bạn đảm nhận những dự án có tầm ảnh hưởng lớn, bạn có thể làm việc năng suất hơn so
với những công việc nhỏ, nhanh chóng không được ai chú ý sau đó.
15.

Tự động hóa công việc kinh doanh


Nếu bạn có công việc kinh doanh riêng, hoặc vừa mới tạo dựng một công ty, hãy tìm cách để khiến nó tự
động hóa hết mức có thể. Mọi thứ có thể được thuê từ bên ngoài, từ khâu sản xuất đến khâu quảng cáo, từ khâu
nhận đơn đặt hàng đến khâu hỗ trợ khách hàng, xử lý thẻ tín dụng.
Hãy giới thiệu doanh nghiệp của bạn trên Internet với các đơn đặt hàng trực tuyến, đồng thời cho phép
những nhân viên mà bạn thuê có quyền quyết định (nhưng phải tuân theo quy tắc nhất định do bạn thiết lập) mà
không cần có sự chấp thuận của bạn. Hãy tự mình giải phóng khỏi những bế tắc không cần thiết từ công việc
kinh doanh này.
Mặc dù hoàn toàn được tự động hóa, nhưng bạn cũng phải dành thời gian cho hoạt động kinh doanh của
mình bởi vì bạn là người tạo dựng nó. Tất cả những gì bạn cần làm là kiểm tra xem mọi việc có diễn ra suôn sẻ
hay không và bảo đảm tiền sẽ được gửi vào tài khoản ngân hàng của bạn.
16.

Gửi tiền lương làm thêm ngoài giờ hoặc thưởng vào ngân hàng

Nếu bạn vừa được tăng lương (và nếu vẫn chưa, thì bạn cần biến nó thành hiện thực bằng cách tham gia
các dự án lớn, sau đó yêu cầu tăng lương), đừng tăng mức chi tiêu của mình. Hãy lấy phần lương được tăng đó
đem gửi vào ngân hàng. Tự động khấu trừ nó từ chi phiếu trả lương hoặc tài khoản kiểm tra và gửi đến một tài

khoản tiết kiệm trực tuyến lãi suất cao. Mặc dù việc gửi lương vào ngân hàng không làm tăng năng suất nhưng
nó có thể gia tăng ổn định tài chính cho bạn.
17.

Lau dọn bàn làm việc

Một cái bàn làm việc bừa bộn là dấu hiệu của một bộ óc sáng tạo, nhưng theo kết quả của các cuộc khảo,
bàn sạch sẽ khiến bạn thoải mái, dễ chịu hơn, làm việc năng suất và có tổ chức hơn.
Điều quan trọng nhất là nó sẽ làm giảm sự hỗn loạn thị giác và cho phép bạn tập trung vào công việc ngay
lập tức, tăng năng suất lao động. Việc dọn dẹp bàn làm việc có thể tiêu tốn một chút thời gian của bạn, nhưng
nó đáng để cho bạn làm: hãy thu dọn tất cả giấy tờ (mọi thứ) của bạn và bỏ chúng vào một chiếc hộp hay xếp
chồng lại nếu chúng không vừa.
Bấy giờ, xem qua chúng, lần lượt từng cái một, từ đầu đến cuối, sắp xếp, phân loại, xử lý tài liệu hoặc ghi
chép các nhiệm vụ vào danh sách những việc cần làm sau này (Bạn nên sắp xếp các tài liệu theo từng thư mục
riêng).
Hãy bỏ các đồ trang trí lặt vặt khác và cho tất cả các vật dụng công sở vào một ngăn kéo (trước đó, nhớ
phải dọn sạch ngăn kéo). Từ giờ trở đi, mọi thứ phải được bỏ vào cái hộp và bạn phải xử lý chúng trước khi nó
trở nên quá đầy.
18.

Chia nhỏ công việc

Nếu một dự án hoặc một nhiệm vụ quá sức của bạn, hãy chia nhỏ chúng thành các nhiệm vụ nhỏ hơn, và
chỉ tập trung vào nhiệm vụ đầu tiên mà bạn cần phải làm. Ví dụ, thay vì viết một báo cáo nghiên cứu, bạn chỉ
cần tìm ba nguồn trên internet: đọc kỹ từng nguồn sau đó ghi chép lại ý chính.

19.

Ủy quyền cho người khác


Hãy ngừng ngay thói quen nghĩ rằng bạn phải tự làm mọi thứ. Từ bỏ sự kiểm soát và học cách tin tưởng
người khác. Nếu bạn nghĩ một người nào đó không thể xử lý được công việc, hãy dành thời gian để đào tạo
anh/cô ta làm như vậy. Nó sẽ giúp bạn tiết kiệm nhiều thời gian và tránh bệnh đau đầu. Và bằng cách ủy quyền,


bạn sẽ trao quyền hạn cho người khác, trong khi rút ngắn danh sách những việc phải làm để tập trung vào
những gì thực sự quan trọng.
20.

Loại bớt những việc không cần thiết

Danh mục những việc cần làm của bạn rất dài? Bạn sẽ không bao giờ làm hết được những việc đó? Hãy cắt
giảm một nửa bằng cách xóa đi những việc làm không cần thiết, hoặc ủy quyền cho người khác. Và từ danh
sách đó, hãy chọn ra ba việc quan trọng nhất bạn cần phải làm trong ngày. Có thói quen loại bỏ những công
việc thực sự không cần thiết sẽ giúp đời sống việc làm của bạn sẽ trở nên đơn giản hơn.
21.

Loại bỏ những vật/trò giải trí gây sao lãng

Ngoài việc dọn sạch bàn làm việc, bạn có thể khiến cho bản thân tập trung hơn bằng cách loại bỏ những vật
gây sao nhãng như email, tin nhắn YM, Twitter hoặc các trang web khác (nếu có thể, hãy tắt Internet), điện
thoại, những vật bừa bộn xung quanh bàn làm việc hoặc trên tường của bạn. Bạn có thể đeo tai nghe để đồng
nghiệp ít làm gián đoạn bạn hơn, hoặc để họ biết rằng bạn không rảnh rỗi vào lúc này. Tập trung cao độ, bạn sẽ
làm được nhiều việc hơn.
22.

Giảm thiểu các cuộc họp

Họp hành là một trong những vấn đề gây lãng phí thời gian nhất trong đời sống việc làm. Hầu hết các cuộc
họp đều có thể thực hiện thông qua email hoặc gọi điện thoại. Hãy ít tham gia vào các cuộc họp (hoặc nếu bạn

là sếp, hãy loại bỏ chúng) bằng cách nói rằng thời hạn của dự án bạn đang làm sắp kết thúc.
23.

Xử lý mail một lần trong ngày

Đừng có dính lấy email suốt cả ngày. Hãy lập một khoảng thời gian trong ngày để xử lý mail, và sau đó
làm trống thư mục (sử dụng các bước tương tự như dọn dẹp bàn làm việc ở trên). Nếu bạn kiểm tra mail suốt cả
ngày, bạn sẽ bị mất tập trung và sẽ cảm thấy áy náy nếu không hồi đáp lại các tin nhắn.
Và nếu cứ gửi email cả ngày, bạn sẽ phải hồi đáp lại, thậm chí với số lượng nhiều hơn số bạn gửi đi. Điều
này sẽ khiến cho vấn đề trở nên trầm trọng hơn. Hãy hợp nhất các công đoạn này vào một thời gian nhất định,
bạn sẽ làm được nhiều việc hơn. Biện pháp này cũng có thể áp dụng cho việc kiểm tra số liệu thống kê trên blog
hay đọc tin tại các diễn đàn


Để có một ngày làm việc hiệu quả
Mỗi ngày, chúng ta chỉ có 24g để “chi dùng” cho mọi trách nhiệm, bổn phận. “Ẵm em thì thôi xay lúa”, đó
là cách các cụ ta vẫn nói về chuyện đã làm việc này thì thôi việc kia. Nhưng có cách nào để chúng ta dùng thời
gian tốt hơn không? Có đấy!

1. Lên kế hoạch
Dành một khoảng thời gian để nghĩ về tất cả những trang web mà bạn truy cập vào hàng ngày để thấy, có
trang web nào bạn chỉ truy cập vào như một thói quen chứ chưa hẳn đã do nhu cầu tìm kiếm thông tin.
Hẳn là bạn đã rất quen với hình ảnh những tờ giấy nhắc việc được dán tràn lan với đủ màu xanh, đỏ, vàng
trên bàn làm việc của mọi người. Điều này tất nhiên là cũng cần thiết, song rất không nên nếu bạn chỉ lên kế
hoạch của những công việc cần làm trong chỉ một ngày. Hãy dành ngày thứ 6 hoặc một trong 2 ngày cuối tuần
nghĩ ra tất cả những công việc cần thiết phải làm trong cả một tuần sau đó và lên danh sách chúng. Đây sẽ là
toàn bộ những công việc bạn phải làm trong tuần đó.
Mỗi ngày, trước khi ra về, bạn hãy dành khoảng 15’ để lên kế hoạch những việc cần làm trong ngày hôm
sau. Điều này căn cứ vào danh mục tất cả những việc cần làm bạn đã liệt kê trong tuần. Sau mỗi ngày, bạn lại
gạch bớt đi những việc đã hoàn thành của ngày đó trong danh sách việc cần làm trong tuần.

Bạn không nên quá lạc quan cũng như không nên quá chặt chẽ trong việc ước lượng thời gian để hoàn
thành các công việc trong ngày. Cần phải dành ra những khoảng trống linh hoạt để dự trù cho những sự cố phát
sinh.

2. Tránh sự ngắt quãng
+ Điện thoại
Chưa nói tới những cuộc điện thoại và tin nhắn vu vơ, vãng lai, ngay cả những cuộc điện thoại trao đổi
công việc cũng sẽ làm bạn bị phân tán và sao nhãng với công việc.
Nếu không phải đang chờ đợi một liên lạc nào đó đặc biệt quan trọng, bạn có thể tắt điện thoại hoặc để điện
thoại riêng một góc trong khi tập trung vào công việc. Sau đó, cũng dành một khoảng thời gian nhất định để
kiểm tra lại điện thoại và gọi lại nếu bạn thấy cần thiết.
Trong trường hợp, người gọi cần hỏi bạn thông tin nào đó mà bạn biết ai đó có thể giúp bạn việc này tốt
hơn, bạn có thể nói với người gọi để họ chủ động liên hệ với người này.
Không chỉ tránh sự lãng phí thời gian của mình, với người gọi hay người bạn gọi điện tới, bạn cũng nên
xác định trước những nội dung cần trao đổi để không bị lan man, dàn trải sang các nội dung khác.

+ Email
Nhiều người có thói quen để mở chế độ email trong suốt thời gian làm việc và gần như trả lời ngay tắp lự
những email vừa nhận được. Tuy nhiên, điều này sẽ chi phối rất nhiều thời gian của bạn vì có những lúc, nội
dung email chẳng có gì cấp bách, thậm chí có khi, bạn còn bị cuốn theo những nội dung vô thưởng, vô phạt của
những email quảng cáo hay thông cáo báo chí.
Có lẽ, bạn nên chia một ngày ra những khoảng thời gian thích hợp để kiểm tra email. Chẳng hạn, bạn có
thể mở email vào 3 lần. Lúc bắt đầu ngày làm việc, bạn dành khoảng 15’ đến 30’ để lướt qua hộp thư và trả lời


ngay những email cần phải hồi đáp. Lần mở mail thứ 2 bạn có thể dành vào khoảng tầm trước khi nghỉ ăn trưa
và lần cuối cùng, bạn nên mở vào tầm gần lúc ra về.
Ngay trong việc trao đổi nội dung email với người khác, bạn cũng nên rèn thói quen đưa ra những yêu cầu
và đề xuất chính xác về nội dung và thời điểm của công việc, tránh trường hợp bạn cũng như đối tác phải gửi
thư đi, thư lại để hỏi thêm thông tin. Chẳng hạn, nếu bạn cần thông tin trước ngày nào, giờ nào đó, bạn nhất

thiết phải nói ngay trong email trao đổi với người nhận để họ lưu ý tới việc phản hồi cho bạn đúng hẹn.

+ Những đồng nghiệp hay chuyện
Ở công sở, bạn sẽ không tránh khỏi có những người thường xuyên thích con cà, con kê, buôn dưa lê, bán
dưa hấu. Vậy làm thế nào để tránh mất thời gian với những người này?
Trước hết, nếu có thể, hãy chọn một góc ngồi không phải ở ngay cạnh hoặc hướng ra phía cửa ra vào.
Thông thường, người ta có xu hướng tiến lại nói chuyện với những người đón nhận ánh mắt của họ khi bước
vào phòng, dù đó là người lạ hay người quen. Tránh được vị trí ngồi nhạy cảm này, bạn cũng sẽ bớt bị làm
phiền hơn rất nhiều.
Nếu bạn được làm việc trong một phòng riêng, hãy chia sẻ một mong muốn với các đồng nghiệp về khoảng
thời gian bạn có thể gặp họ. Thêm nữa, thi thoảng, bạn hãy ra khỏi phòng riêng của mình, để nếu ai đó có việc
gì muốn trao đổi với bạn, họ sẽ không phải tới làm phiền bạn tại phòng riêng.
Với những đồng nghiệp có thói quen buôn bán chuyện nhiều trong giờ làm việc, bạn có thể chọn cách đứng
dậy làm gì đó khi họ tiến lại gần. Hoặc giả thử không thể “thoát chạy”, bạn có thể tỏ thái độ kém hào hứng với
câu chuyện của họ, tự khắc họ sẽ biết rút lui và không làm phiền họ nữa.

+ Lướt web
Đã bao giờ bạn lâm vào tình huống này chưa? Bạn định truy cập Internet để tìm kiếm thông tin về một cách
giải quyết sự cố văn bản đang gặp phải, nhưng rốt cuộc, bạn lại mất hàng tiếng đồng hồ để lang thang qua
những trang web bán hàng giảm giá, thanh lý đồ cũ, những website với đủ các câu chuyện phiếm về những ca
sĩ, diễn viên, người mẫu, hoặc những diễn đàn bàn tán đủ thứ chuyện trên đời? Internet có sức mê hoặc con
người ta ghê gớm, nhất là khi bạn không chủ động ý thức gạt bỏ chúng ngay từ trước khi truy cập.
Để hạn chế tối đa việc mất thời giờ cho những điều vô bổ này, trước khi truy cập Internet để tìm kiếm
thông tin nào đó phục vụ công việc, bạn hãy xác định rõ mình cần tìm gì, giới hạn tìm kiếm thông tin ở mức độ
nào và hãy dừng lại khi thỏa mãn tất cả những điều đó.
Dành một khoảng thời gian để nghĩ về tất cả những trang web mà bạn truy cập vào hàng ngày để thấy, có
trang web nào bạn chỉ truy cập vào như một thói quen chứ chưa hẳn đã do nhu cầu tìm kiếm thông tin.

3. Biết ưu tiên công việc
Tâm lý con người ta bao giờ cũng thích làm những việc bản thân yêu thích hơn là những việc phải làm

trong trách nhiệm được giao. Nhưng rõ ràng, trên thực tế, số việc bạn cần làm theo bổn phận thường nhiều hơn
những việc bạn thích làm. Chính vì thế, bạn cần ưu tiên làm những việc không thích trước, nhất là khi những
việc đó lại là trách nhiệm công việc của bạn.
Thường thì buổi sáng bao giờ cũng là thời điểm bạn có nhiều năng lượng và hứng thú làm việc hơn cả. Do
vậy, hãy cố gắng dành thời gian này cho những việc bạn thấy ngần ngại và không thích làm. Nhìn chung, trong
buổi sáng, bạn có thể giải quyết tới 70% số công việc bạn phải làm trong một ngày.


Bạn nên cân nhắc đâu là việc cần làm do tính cấp bách thời gian, đâu là việc quan trọng với sự nghiệp của
mình để ưu tiên thời gian phù hợp. Có không ít việc bạn phải làm chỉ vì thời gian quá gấp rồi chứ không phải nó
là quan trọng nhất. Trong muôn vàn những công việc bạn phải giải quyết mỗi ngày, có những việc dành cho
mục đích lâu dài, lại có những việc chỉ đáp ứng cho trách nhiệm trước mắt. Biết ưu tiên công việc cũng là bí
quyết giúp bạn làm ít nhưng vẫn được nhiều giữa môi trường lao động đầy tính cạnh tranh như hôm nay.

Nghệ thuật nghỉ việc
Nên kín đáo, c n trọng khi tính toán và triển khai kế hoạch chuyển đổi nơi làm việc. Và khi có cơ hội
mới, nên khiêm tốn và không tỏ ra quá vui mừng.

Một cuộc khảo sát gần đây chỉ ra rằng có tới gần một phần ba số công nhân Mỹ đang cân nhắc rời
bỏ công việc hiện tại của mình. 21% khác thì cho biết họ cảm thấy không thoải mái với ông chủ hiện
tại và cũng chẳng mặn mà gì với công việc. Điều đó có nghĩa là một nửa số lao động tại Mỹ hiện đang
gặp khó khăn và một phần ba đã chạm đến giới hạn chịu đựng.
Tuy nhiên, bài học sinh ra từ các cuộc suy thoái kinh tế chính là không thể trông đợi công việc mới
sẽ nhanh chóng đến với bạn. Trong lúc nguy cơ suy thoái kép vẫn đang hiện hữu, thì các công ty vẫn
còn e ngại việc thuê nhân viên chính thức. Vì vậy, nếu bạn đang có ý định bỏ việc, hãy lưu ý đến các
mẹo nhỏ sau:

1. Giữ bí mật

Đừng tiết lộ với đồng nghiệp rằng bạn đang muốn tìm một công việc mới. Bà Marie Mc Intyre nhà tư vấn việc làm và là tác giả cuốn sách “Bí mật giành được quyền lực trong công ty” cho biết:

“Giám đốc có thể sẽ coi bạn như một kẻ phản bội, vì vậy tốt nhất bạn nên giữ bí mật. Ngay khi họ biết
bạn đang tìm một việc làm khác, bạn sẽ bị coi như nhân viên tạm thời và có thể để tuột mất những cơ
hội quý giá như thăng chức, tăng lương, được giao dự án hay cử đi tập huấn”.

2. Hãy thử làm công việc mới tại nhà

Trước khi bắt tay vào việc chuNn bị cho cuộc nói chuyện cuối cùng với ông chủ, hoặc thậm chí là
với đồng nghiệp, hãy thử làm công việc mới. Có thể bạn sẽ phát hiện ra rằng nó không đem lại cho bạn
mức lương khá hơn, và bạn sẽ muốn tìm cách duy trì hoặc thay đổi công việc để giữ nguyên mức lương
và lối sống hiện tại.

3. Phỏng vấn vào thời gian riêng của bạn

Hãy sắp xếp cuộc phỏng vấn ngoài giờ làm việc hoặc trong lúc ăn trưa, và nếu không thể, hãy dùng
luôn kì nghỉ của bạn. Bạn sẽ không muốn bị giám đốc cũ nhận xét trong thư giới thiệu là “Lúc gần
chuyển đi thì anh ta chả còn tí hứng thú nào khi làm việc ở chỗ chúng tôi nữa đâu". Hãy sắp xếp lịch
thật tốt vì người phỏng vấn rất có thể sẽ đánh giá cao sự tôn trọng mà bạn dành cho ông chủ hiện tại, và
thế là bạn đã ghi được điểm trong mắt họ rồi đấy.


4. Kết thúc tốt đẹp

Thực tế, cách tốt nhất để nghỉ việc là nỗ lực cho đến phút cuối – làm việc thật chăm chỉ và hiệu
quả hơn bình thường. Điều đó sẽ gây ấn tượng với người phỏng vấn và đảm bảo rằng bạn sẽ nhận được
những lời nhận xét tốt đẹp từ ông chủ cũ của mình trong thư giới thiệu. Những câu như: “Phải, chúng
tôi thật sự rất tiếc khi anh ấy rời công ty ...” chắc chắn là tốt hơn nhiều so với câu “Thật may vì chúng
tôi đã tống khứ được anh ta. Dù sao thì anh ta cũng chẳng giúp ích được nhiều khi ở đây”.
5. Đừng mang theo bất kì tài sản công ty nào

Chắc chắn rằng sau nhiều năm không được tăng lương, bạn sẽ cảm thấy mình hoàn toàn có quyền

giữ chiếc laptop mà bạn vẫn dùng ở công ty. Nhưng đừng làm vậy! Bạn sẽ không muốn nhận được
những câu nhận xét kiểu như: “Ồ phải, tôi nhớ anh ta chứ. Anh ta đã lấy mất một chiếc laptop của
chúng tôi đấy”, và tệ hơn là bạn có thể bị tống vào tù vì tội ăn cắp.
6. Đừng cố tỏ ra là bạn rất vui mừng khi ra đi

Bạn muốn làm gì cũng được, nhưng đừng hành động như thể bạn đang vô cùng sung sướng khi
thoát ra được tòa nhà đang cháy. Hãy thử nghĩ xem nếu bạn chỉ trích ông chủ của mình và đi làm việc
cho công ty đối thủ, rồi tiếp đó, hai công ty sát nhập và bạn phải đối mặt với người mà bạn vừa mới ăn
nói khó nghe. Vậy thì, bạn có lẽ sẽ là cái tên đứng đầu danh sách cho đợt giảm biên chế tiếp theo của
công ty.
7. Đừng huênh hoang trong cuộc phỏng vấn hay tại nơi làm mới của bạn

Giống như khi hẹn hò, đừng nói linh tinh về anh chàng bạn mới chia tay dù cho có muốn thế nào đi
nữa. Bạn vẫn chưa quen những người mới và bạn càng không thể đoán được liệu có ai trong số họ quen
biết hoặc thậm chí là kết hôn với đồng nghiệp cũ của bạn trong công ty trước đây. Thêm nữa, bạn sẽ
không muốn gây ấn tượng đầu tiên của mình rằng bạn chỉ là một kẻ ba hoa đâu!
Người ta thường nói bạn có thể đánh giá nhân cách thật sự của một người qua cách anh ta nghỉ
việc. Thậm chí kể cả khi bạn vui mừng tột độ khi thoát khỏi đó, thì hãy sắp xếp công việc thật tốt để
dành cho người kế nhiệm rồi chào tạm biệt một cách hòa nhã và thân thiện.



×