Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

NGUYÊN NHÂN của TIÊU CHẢY có THỂ là DO VIÊM TAI GIỮA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136 KB, 2 trang )

NGUYÊN NHÂN C Ủ
A TIÊU CH Ả
Y CÓ TH ỂLÀ DO VIÊM TAI GI Ữ
A
25/01/2015 | 9:14 AM

482

Nguyên nhân của tiêu chảy có thể là do viêm tai giữa
Rối loạn tiêu hóa ở bé có rất nhiều nguyên nhân, có thể vì ăn uống thiếu vệ sinh, vì thức ăn
không hợp hoặc là do uống thuốc kháng sinh dài ngày…. Nhưng còn một nguyên nhân chắc
hẳn ít mẹ biết đó là tiêu chảy có thể do viêm tai giữa.

Cách phát hiện bé bị viêm tai giữa cấp

Bé bị nhiễm trùng tai mẹ phải làm thế nào ?

Thực đơn ăn uống cho bé hay bị tiêu chảy

1. Bệnh viêm tai giữa gây tiêu chảy như thế nào?

Ảnh: Sưu tầm Internet
Nguyên nhân của tiêu chảy có thể là do viêm tai giữa
Trong trường hợp tiêu chảy do viêm tai giữa, quá trình bệnh của trẻ thường diễn biến như sau:
trẻ bị sốt 38-39 độ C khoảng 3-5 ngày, quấy khóc nhiều và tiêu chảy liên tục. Dù kiêng khem
đủ thứ và dùng nhiều loại thuốc kháng sinh nhưng bệnh vẫn không đỡ.
Khi khám tai mũi họng, ngoài dấu hiệu sổ mũi, thầy thuốc thấy màng nhĩ trẻ bị viêm căng
phồng, màu xám sẫm (tai lành có màng nhĩ lõm và sáng bóng). Khi chích màng nhĩ thấy mủ
đặc trắng từ trong tai giữa chảy ra. Sau khi tháo hết mủ và nhỏ dung dịch argyrol 1% vào mũi,
trẻ khỏi tiêu chảy ngay trong ngày hôm đó.
Chứng viêm tai giữa thể ẩn cũng gây tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, đôi khi kèm theo suy dinh


dưỡng. Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 2 tuổi, yếu, còi xương, suy dinh dưỡng. Thường trẻ được
đưa đến bệnh viện do rối loạn tiêu hóa kéo dài và tiêu chảy từng đợt. Bệnh nhi yếu mệt, chậm
lớn, quấy khóc nhiều, dùng kháng sinh đủ loại vẫn không khỏi. Viêm tai thể ẩn khó phát hiện;
nhưng nếu chú ý quan sát sẽ thấy trẻ hay sờ lên tai và hay dụi tai vào người mẹ. Thỉnh thoảng
trẻ lại sốt vài ngày, hạ sốt, rồi lại sốt đợt khác, nhiệt độ không cao, chỉ khoảng 38- 38,5 độ C.


Viêm tai giữa không chỉ gây rối loạn tiêu hóa mà còn có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy
hiểm nếu không được phát hiện, điều trị sớm. Mủ không được dẫn lưu ra ngoài sẽ tìm đường
lan vào não qua đường máu hoặc qua khe khớp của các xương tiếp cận, gây áp xe não, viêm
màng não, viêm tĩnh mạch bên…, đe dọa tính mạng. Vì vậy, khi thấy trẻ bị tiêu chảy kéo dài,
dùng kháng sinh đường ruột nhiều không khỏi, lại có các dấu hiệu nghi ngờ kể trên, nên đến
bác sĩ tai mũi họng để sớm phát hiện bệnh, điều trị viêm tai giữa kịp thời.
2. Cách điều trị tiêu chảy do viêm tai giữa

Ảnh: Sưu tầm Internet
Điều trị viêm tai giữa là điều trị tiêu chảy
Bệnh tiêu chảy sẽ khỏi hẳn nếu như bé trị dứt điểm viêm tai giữa. Đây là điều khá lạ lùng vì trị
bệnh này lại khỏi bệnh khác. Tuy nhiên đối với chứng này thì hoàn toàn đúng. Điều trị viêm tai
giữa ở trẻ nhỏ nhất thiết phải do các thầy thuốc chuyên khoa tiến hành. Vì đây là một bệnh có
thể gây biến chứng nặng nên các bậc mẹ tuyệt đối không tự ý cho trẻ dùng kháng sinh khi
chưa có ý kiến của bác sĩ. Để phòng ngừa cần rửa tay, giữ vệ sinh sạch sẽ mũi, họng của trẻ
nhỏ, không để trẻ tiếp xúc với môi trường khói thuốc hay người mắc bệnh. Đối với trẻ sơ sinh,
phải vệ sinh bình bú sạch sẽ nếu phải nuôi bộ (tốt nhất là dùng thìa) và bể trẻ ở tư thế ngồi
nghiêng trong suốt quá trình bú để tránh chất lỏng tràn vào vòi nhĩ. Bên cạnh đó các mẹ cũng
phải chú ý giữ gìn vệ sinh ăn uống cho bé. Nếu bé đã khỏi viêm tai giữa mà vẫn còn bị tiêu
chảy thì mẹ nên đưa bé đến bác sĩ để tìm nguyên nhân khác




×