Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

PHÂN BIỆT nôn TRỚ và nôn mửa ở TRẺ EM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.45 KB, 3 trang )

PHÂN BI ỆT NÔN TR ỚVÀ NÔN M Ử
A Ở TR ẺEM
15/04/2015 | 9:07 AM

2015

Phân biệt nôn trớ và nôn mửa ở trẻ em

Giúp con hết nôn trớ: Mẹo hay dành cho mẹ

Vì sao bé bị đau bụng, nôn trớ sau ăn?

Nôn ói ở trẻ em: Không thể xem nhẹ

1. Nguyên nhân nôn trớ ở trẻ
Có thể đơn giản là bé đang làm quen với cách ăn uống. Và gần như phân nửa số trẻ nhỏ
thường xuyên bị nôn trớ. Giai đoạn đỉnh điểm của nôn trớ là 4 tháng tuổi.
Khi bé mút phải không khí cùng với sữa mẹ hoặc sữa công thức, không khí sẽ bị kẹt trong sữa.
Và khi không khí thoát lên trên, một phần của sữa sẽ lên theo, thông qua miệng hoặc mũi của
bé.

Ảnh: Sưu tầm Internet
Bé ăn no quá mức sẽ xảy ra nôn trớ
Em bé tiếp nhận dinh dưỡng tùy theo nhu cầu của cơ thể, tuy nhiên có một số bé rất háu ăn,
do
vậy
đôi
khi
trở
nên
bị


no
quá
mức.
Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh cũng chưa phát triển hoàn chỉnh. Các cơ ở phía dưới thực quản của
bé – bộ phận kiểm soát sự ra vào của thức ăn – có thể vẫn chưa quen với nhịp độ làm việc. Vì
vậy không có gì ngạc nhiên nếu em bé làm cho công việc giặt giũ của bạn thêm bận rộn.
2. Làm gì khi bé bị nôn trớ
Bạn có thể thử những cách sau đây để giúp cho thức ăn trong bụng bé trôi xuống:
Giữ bé ở vị trí lưng thẳng khi cho bé bú.
Giữ yên tĩnh khi cho bé bú. Giảm thiểu tiếng ồn và các yếu tố gây mất tập trung, và đừng để
bé bị đói quá trước khi cho bé ăn. Nếu bé bị mất tập trung hoặc cuống cuồng đòi ăn, nhiều
khả năng bé sẽ nuốt cả không khí cùng với sữa


Nếu bé của bạn bú bình, hãy chắc chắn rằng lỗ của núm ti bình không quá nhỏ, nếu không sẽ
làm bé cáu gắt và nuốt phải không khí. Một mặt khác, nếu lỗ núm ti bình quá to, bé sẽ bị
nghẹn và trớ vì sữa chảy quá nhanh.
Hãy cho em bé ợ hơi sau mỗi lần cho ăn. Nếu em bé của bạn tự dừng lại giữa chừng khi đang
bú, hãy tận dụng cơ hội đấy để cho bé ợ hơi trước khi cho bé bú tiếp. Bạn cũng đừng lo lắng
nếu bé không ợ hơi trong quãng thời gian ấy. Có thể đơn giản là bé chưa cần ợ hơi.
Đừng để bụng của bé bị đè nén. Hãy chắc chắn rằng quần áo và tã của bé không bó bé quá
chặt, và đừng để bụng của bé đè lên vai bạn khi bạn cho bé ợ hơi.
Đừng rung lắc bé quá nhiều sau khi ăn, và cố gắng giữ bé ở tư thế thẳng đứng trong nửa giờ
hoặc lâu hơn. Bằng cách này bé sẽ có được sự cân bằng. Bạn có thể bế bé, cho bé vào địu,
hoặc đặt bé ngồi tựa vào chiếc gối bên cạnh bạn nếu bé đã đủ lớn.
Đừng cho bé ăn quá nhiều. Nếu dường như bé trớ nhiều sau mỗi cữ ăn, có thể bé bị cho ăn
quá nhiều. Bạn có thể thử cho bé bú ít hơn nhưng thường xuyên hơn, và xem xem bé có thỏa
mãn không.
Nếu bạn cho bé bú trực tiếp, hãy tư vấn bác sỹ xem có phải do chế độ ăn của bạn làm bé bị
trớ nhiều hơn hay không (đôi khi sữa bò là nguyên nhân).

Nếu bé hay trớ khi đang ngủ, hãy nâng cao đầu bé. Bé sẽ không được an toàn khi nằm ngủ với
gối, nhưng bạn có thể đặt một miếng xốp ở dưới một đầu của tấm nệm hoặc kê đầu giường
của bé lên những miếng gạch chắc chắn.
Bổ sung men vi sinh cần thiết để ổn định hệ tiêu hóa của bé. Ngoài probiotic phổ biến men vi
sinh nàocũng có thì Prebiotic trong men vi sinh có tác dụng tái tạo sự cân bằng của hệ vi
khuẩn đường ruột (Chống tại các vi khuẩn gây bệnh): các vi khuẩn hữu ích sống trong đường
ruột như bifidobacteria và lactobacilli có thể ức chế sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh
như Escherichia coli, Campylobacter, và Salmonella spp. Nghiên cứu cho thấy thức ăn trẻ sơ
sinh có bổ sung Galacto-oligosaccharides (GOS) và Fructo-oligosaccharides (FOS) làm tăng vi
khuẩn bifidobacteria trong phân. Tuy nhiên không phải men vi sinh nào cũng chứa prebiotic.
Vì prebiotic rất quan trọng đối với hệ tiêu hóa trẻ nhỏ nên mẹ cần chọn loại men vi sinh chứa
được cả 2 thành phần trên
3. Khi nào thì bé sẽ không còn bị nôn trớ nữa?


Ảnh: Sưu tầm Internet
Hầu hết các em bé sẽ ngừng nôn trớ khi được 6 hoặc 7 tháng tuổi
Khi các cơ phát triển và trở nên mạnh hơn, em bé của bạn sẽ có thể giữ được thức ăn ở trong
bụng. Hầu hết các em bé sẽ ngừng nôn trớ khi được 6 hoặc 7 tháng tuổi, hoặc khi bé học
được cách tự ngồi, nhưng một số ít sẽ tiếp tục bị nôn trớ cho đến 1 tuổi.
4. Làm thế nào phân biệt được nôn trớ và nôn mửa?
Nôn mửa thường dữ dội hơn và nhiều hơn là một phần của cữ sữa gần nhất của bé. Nếu em
bé của bạn có vẻ mệt mỏi, có thể bé bị nôn mửa. Trớ thường không làm bé bị mệt.
5. Nôn trớ có phải là dấu hiệu của việc gì đó nghiêm trọng?
Nôn trớ là một hiện tượng điển hình trong việc chăm sóc trẻ, nhưng nếu em bé của bạn không
lên cân như mong đợi, hãy đưa bé đi khám bác sỹ. Hãy gọi ngay cho bác sỹ nếu em bé bị nôn
thành vòi – ví dụ như là bắn ra khắp phòng. Đấy có thể là dấu hiệu của một tình trạng gọi là
chứng hẹp môn vị, trong đó các cơ bắp ở dưới cùng của dạ dày dày lên và ngăn chặn dòng
chảy của thức ăn xuống ruột non. Điều này thường xảy ra ở khoảng 1 tháng tuổi.
Bạn cũng phải gọi ngay cho bác sĩ nếu thấy mật xanh trong bãi nôn của bé. Đấy có thể là dấu

hiệu của một sự tắc nghẽn trong đường ruột của bé, do vậy bé cần phải được đưa ngay đi cấp
cứu, chụp cắt lớp và có thể là cần phải phẫu thuật khẩn cấp.



×