Tải bản đầy đủ (.docx) (50 trang)

Tiểu luận Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần mía đường Cần Thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.3 MB, 50 trang )

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
1.1 Cơ sở hình thành đề tài

Ngành công nghiệp mía đường Việt Nam thực sự bắt đầu hình thành tại miền Nam
Việt Nam từ đầu thế kỷ 20, tập trung nhiều ở miền Trung và Đồng bằng sông Cửu Long
(ĐBSCL). Tính đến 2012, Việt Nam có 40 nhà máy đường quy mô nhỏ, sản lượng khai
thác mía của Việt Nam hiện nay đang đứng ở vị trí thứ 21 trong tổng số các quốc gia sản
xuất đường thế giới. Trong lĩnh vực kinh doanh mía đường, ngày một nhiều công ty được
thành lập như: Công ty cổ phần đường Biên Hòa, Công ty Cổ phần Mía đường Bourbon
Tây Ninh, Công ty Cổ phần Mía đường Nghệ An – Tatte & Lyle, Công ty Cổ phần Mía
đường Cần Thơ, Công ty Cổ phần Mía đường Sóc Trăng, Công ty Cổ phần Mía đường
Bến Tre,…
Cạnh tranh giữa các đối thủ trong cùng ngành cao làm cho lợi nhuận của doanh
nghiệp chịu ảnh hưởng lớn từ những sự thay đổi của thị trường. Điều này làm cho các
doanh nghiệp luôn đặt mối quan tâm của mình về lợi nhuận lên hàng đầu, luôn phải hiểu
rõ các yếu tố làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp nên việc phân tích kết quả
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là việc vô cùng cần thiết và quan trọng. Thông
qua việc phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp qua các giai đoạn, các
năm cụ thể, nhà quản trị có thể nắm bắt rõ những mặt mạnh, lợi thế của doanh nghiệp
cũng như những điểm yếu, hạn chế cần khắc phục, dự đoán được biến động thị trường
trong tương lai, từ đó hình thành các chiến lược, các quyết định quan trọng có lợi cho
doanh nghiệp của mình.
Chính vì thế, phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp rất được quan
tâm bởi nó ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Từ những nhận định
trên, em đã chọn đề tài “Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ
phần Mía đường Cần Thơ giai đoạn 2013 – 2015” làm nội dung nghiên cứu cho niên
luận.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.1.1. Mục tiêu chung


Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ
qua 3 năm 2013 – 2015, từ đó đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao kết quả hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp.
-

1.1.2. Mục tiêu cụ thể
Phân tích thực trạng kinh doanh của Công ty cổ phần Mía đường Cần Thơ.

1


Phân tích các chỉ tiêu tài chính để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty.
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh.
Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập số liệu
Dữ liệu thứ cấp cụ thể là Báo cáo hoạt động kinh doanh, bảng cân đối kế toán, báo
cáo tài chính được lấy từ Phòng Kinh doanh – Marketing, Phòng Kế toán của CTCP Mía
đường Cần Thơ trong 3 năm 2013 – 2015.
1.3.2 Phương pháp phân tích số liệu
- Phương pháp so sánh là phương pháp xem xét các chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên
việc so sánh số liệu với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Dựa trên kết quả so sánh để đánh
giác các vấn đề thực hiện được và chưa thực hiện được, nhằm tìm ra nguyên nhân và giải
pháp giải quyết vấn đề.
So sánh tuyệt đối: là dựa trên hiệu số của hai chỉ tiêu so sánh là chỉ tiêu kỳ phân tích
và chỉ tiêu cơ sở.
So sánh tương đối: là tỷ lệ (%) của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc để thể
hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối với chỉ tiêu gốc để nói lên
tốc độ tăng trưởng.
1.4 Đối tượng nghiên cứu

1.3
1.3.1

Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ.
1.5 Phạm vi nghiên cứu
- Giới hạn không gian: Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ.
- Giới hạn thời gian nghiên cứu:

+ Số liệu được lấy qua 3 năm 2013 – 2015.
+ Đề tài được thực hiện từ tháng 9 đến tháng 11 năm 2016.
1.6 Ý nghĩa đề tài
- Đối với sinh viên: Giúp sinh viên nắm được phương pháp thực hiện đề tài về phân tích
kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó củng cố và nắm chắc các kiến thức đã học
được trên lớp, hiểu rõ ràng hơn về bản chất các hoạt động kinh doanh.
- Đối với doanh nghiệp: đề tài “Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty
Cổ phần Mía đường Cần Thơ giai đoạn 2013 – 2015” phân tích kết quả hoạt động của
công ty, từ đó nhận định lợi thế, hạn chế. Giúp doanh nghiệp có cơ sở đưa ra các quyết
định, chiến lược quan trọng trong hoạt động kinh doanh. Đề xuất một số giải pháp nhằm
góp phần nâng cao doanh thu và lợi nhuận cho công ty.
1.7 BỐ CỤC NỘI DUNG
Chương 1: Tổng quan về đề tài.
Chương 2: Tổng quan về doanh nghiệp (Bối cảnh nghiên cứu).

2


Chương 3: Cơ sở lý luận và mô hình nghiên cứu.
Chương 4: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh và đề xuất một số giải pháp góp phần
nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh Công ty cổ phần Mía đường Cần Thơ.
Chương 5: Kết luận – Kiến nghị.


3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
MÍA ĐƯỜNG CẦN THƠ
2.1.

Lịch sử hình thành và phát triển

Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG CẦN THƠ.
- Tên giao dịch: Cantho Sugar Joint Stock Company.
- Tên viết tắt: CASUCO.
- Vốn điều lệ: 130.805.470.000 VND.
Trụ sở chính: 1284 Trần Hưng Đạo, Khu vực V, Phường 7, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu
Giang.
Điện
thoại
Fax:
0711.3879607
Website: www.casuco.vn - Email:
Công ty cổ phần mía đường Cần Thơ (CASUCO) tiền thân là Công ty mía đường
Cần Thơ, được thành lập theo Quyết định số 2232/QĐ.CT.HC.95 ngày 15/11/1995 của
UBND tỉnh Cần Thơ (cũ) để thực hiện đầu tư xây dựng 2 Nhà máy đường Vị Thanh
(công suất thiết kế 1000 TMN) và Phụng Hiệp (công suất thiết kế: 1250 TMN). Khi chia
tách tỉnh Cần Thơ thành TP Cần Thơ trực thuộc Trung ương và Tỉnh Hậu Giang
thì UBND tỉnh Hậu Giang tiếp quản Công ty mía đường Cần Thơ.
Năm 2004, thực hiện Quyết định số 28/2004/QĐ-TTg ngày 04/03/2004 của Thủ
tướng Chính Phủ v/v tổ chức lại sản xuất và thực hiện một số giải pháp xử lý khó khăn

đối với các nhà máy và công ty đường. UBND tỉnh Hậu Giang đã có Quyết định số
1927/QĐ-CT-UB ngày 03/12/2004 về việc chuyển đổi Công ty mía đường Cần Thơ
thành Công ty cổ phần mía đường Cần Thơ. Giấy chứng nhận kinh doanh số 6403000018
do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hậu Giang cấp lần đầu ngày 29/04/2005. Đăng ký thay
đổi và cấp lại lần thứ 11 vào ngày 03/07/2012 với giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và
đăng ký thuế số 1800283278.
CASUCO hiện có các đơn vị trực thuộc gồm:
- Nhà máy đường Phụng Hiệp với công suất ép: 3.000 tấn mía cây /ngày.
- Xí nghiệp đường Vị Thanh với công suất ép: 3.500 tấn mía cây /ngày.
- Chí nhánh và VP ĐD tại thành phố Hồ Chí Minh.
- Chí nhánh và VP ĐD tại thành phố Cần Thơ.

4


- Trung tâm mía giống Long Mỹ.
- Trại thực nghiệm giống Hiệp Hưng.
CASUCO hiện là chủ sở hữu Công ty TNHH 1 Thành viên Thương mại Du lịch
Mía Đường Cần Thơ (CASUCOTOUR) chuyên kinh doanh về du lịch lữ hành, nhà hàng
khách sạn, khu du lịch sinh thái và cho thuê xe du lịch.
CASUCO hiện là cổ đông lớn của các Công ty trong và ngoài ngành mía đường tại
ĐBSCL như:
- Công ty CP Cơ khí điện máy Cần Thơ.
- Công ty CP Mía đường Sóc Trăng.
- Công ty CP Mía đường Tây Nam.
- Công ty CP Mía đường Bến Tre.
CASUCO với sản lượng đường cung cấp hàng năm từ 80 đến 100 nghìn tấn, với
gần 60 đại lý phân phối sản phẩm rộng khắp các tỉnh ĐBSCL và Thành phố Hồ Chí
Minh. CASUCO tổ chức được các câu lạc bộ trồng mía giỏi 200 tấn/ha tại các vùng
nguyên liệu nhằm mục đích chuyển giao kỹ thuật trồng mía cho bà con nông dân trong

vùng, đồng thời giúp cho bà con nông dân canh tác mía có năng suất, chất lượng cao cung
cấp nguồn nguyên liệu cho các nhà máy hoạt động.
Tổng số vốn điều lệ tại thời điểm 29/04/2005 là 18,753 tỉ đồng. Cổ đông phần lớn
là người lao động trong doanh nghiệp chiếm tỷ lệ 57,20%, vốn nhà nước chiếm 30%, nhà
đầu tư bên ngoài chiếm 12,8%. Qua thời gian hoạt động CASUCO đã không ngừng lớn
mạnh, chất lượng sản phẩm luôn ổn định, thu nhập CB-CNV năm sau cao hơn năm trước.
Các đợt tăng vốn điều lệ từ 18,753 tỷ đồng lên 130,805 tỷ đồng cụ thể như sau:

5


Thời gian

Vốn điều lệ cũ

Vốn điều lệ tăng
thêm

Vốn điều lệ sau khi
tăng thêm

12/04/2006

18.753.000.000

500.000.000

19.253.000.000

13/08/2007


19.253.000.000

37.506.000.000

56.759.000.000

24/09/2007

56.759.000.000

2.838.000.000

59.597.000.000

20/10/2008

59.597.000.000

20.800.800.000

80.397.800.000

23/07/2010

80.397.800.000

10.449.400.000

90.847.200.000


22/06/2011

90.847.200.000

18.163.530.000

109.010.730.000

03/07/2012

109.010.730.000

21.794.740.000

130.805.470.000

(Nguồn: Báo cáo thường niên CTCP Casuco năm 2013)
Lĩnh vực – ngành nghề hoạt động kinh doanh
- Sản xuất kinh doanh các sản phẩm của ngành mía đường.
- Dịch vụ vật tư kỹ thuật nông nghiệp.
- Kinh doanh vật tư thiết bị ngành mía đường.
- Dịch vụ cho thuê tài sản.
- Đầu tư và kinh doanh dịch vụ du lịch.
- Đầu tư và kinh doanh bất động sản.
2.3.
Cơ cấu tổ chức nhân sự
2.3.1. Sơ đồ tổ chức nhân sự
2.2.


6


Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức nhân sự Casuco

7


2.3.2.

Chức năng nhiệm vụ Ban giám đốc và các phòng ban

Ban giám đốc
Tổng Giám Đốc: Do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, trực tiếp thay mặt Hội đồng quản
trị để điều hành các hoạt động hàng ngày của Công ty, là người đại diện hợp pháp theo
pháp luật và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về kết quả hoạt động kinh doanh
của Công ty.
Phó Tổng Giám đốc Kỹ Thuật: Tham mưu cho Tổng Giám đốc về các hoạt động
có liên quan đến tài chính, kỹ thuật, cũng là người có nhiệm vụ tổ chức, điều hành, quản
lý hoạt động của nhà máy đường Phụng Hiệp-Vị Thanh.
Phó Tổng Giám đốc Sản Xuất: Tham mưu cho Tổng Giám đốc về các hoạt động
liên quan đến sản xuát, chế biến sản phẩm.
Phó Tổng Giám đốc Thương Mại: Tham mưu cho Tổng Giám đốc về các hoạt
động liên quan đến bán hàng, tiếp thị…
Phó Tổng Giám đốc Đối Ngoại: Tham mưu cho Tổng Giám đốc về các haojt động
đối ngoại cho công ty.
Phó Tổng Giám đốc Khuyến Nông: Tham mưu cho Tổng Giám đốc trong lĩnh vực
phát triển vùng nguyên liệu và các chính sách thu mua mía phục vụ cho sản xuất của 2
nhà máy Phụng Hiệp và Vị Thanh.
Các phòng ban

Bộ phận Tài chính – Kế toán: Thực hiện các chức năng hạch toán, kế toán, hoạt
động tài chính và thống kê, phân tích các hoạt động kinh tế.
Bộ phận Kế hoạch – Kỹ thuật và nghiên cứu tổng hợp: Lập kế hoạch, định hướng
phát triển của Công ty, đầu tư cải tạo công nghệ cho 2 nhà máy, dự án đầu tư và đào tạo
công nhân kỹ thuật.
Phòng Chứng khoán và đánh giá nội bộ: Thực hiện các nghiệp vụ có liên quan đến
lĩnh vực chứng khoán và kiểm soát nội bộ do Hội đồng quản trị và Ban Tổng giám đốc
phân công.
Bộ phận kinh doanh – Tiếp thị: Thực hiện các hoạt động tiêu thụ sản phẩm, quản
lý kho hàng cùng với công tác nghiên cứu thị trường, điều độ sản xuất, xây dựng các kế
hoạch kinh doanh và các chiến lược marketing.

8


Phòng đoàn thể: Thực hiện các chủ trương, đề xuất chỉ đạo, giải quyết các công
việc theo yêu cầu của Đảng ủy, công đoàn, tuyên truyền phổ biến chế độ, chính sách của
nhà nước và quy chế của doanh nghiệp.
Phòng Tổ chức hành chính: Thực hiện công tác quản lý hành chính, văn thư, tài
sản công cộng, bảo vệ an ninh kinh tế cùng với chức năng quản lý lao động và tiền lương,
bảo hiểm xã hội, an toàn lao động và thi đua. Đồng thời, cũng thực hiện chức năng quản
lý và điều hành phương tiện vận tải.
Phòng Công nghệ thông tin: Trực tiếp quản lý máy chủ, quản lý kiểm tra tổ chức
khai thác, bảo trì toàn bộ các ứng dụng công nghệ thông tin toàn công ty.
Bộ phận Khuyến nông: Xây dựng kế hoạch, các chương trình khuyến nông do Ban
Tổng giám đốc phê duyệt.
Bộ phận Tài chính: Thực hiện công tác kế toán, thống kê, kế hoạch phù hợp với tổ
chức sản xuất kinh doanh của Công ty theo quy định của nhà nước, tham mưu Tổng giám
đốc trong công tác kế toán tài chính của Công ty.
Các Chi nhánh: Thực hiện công tác tổ chức, điều hành bán hàng theo kế hoạch và

quy định đã được phê duyệt và quản lý lao động.
Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của công ty
Thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm
2.4.
2.4.1

2013 – 2015
2.4.1.1 Tình hình hoạt động kinh doanh năm 2013

Theo nghị quyết ngày 26 tháng 04 năm 2013 của Đại hội đồng cổ đông thường
niên năm 2013 của công ty Cổ phần Mía Đường Cần Thơ, lợi nhuận sau thuế năm 2012
được phân phối như sau:
Nội dung

Số tiền (VND)

Trích quỹ khen thưởng, phúc lợi (12%)
Chia cổ tức bằng tiền mặt (25% vốn điều lệ)

4.323.394.901
32.691.567.500

Tổng cộng

37.014.962.401

Trong năm Công ty đã tạm ứng cổ tức năm 2013 cho cổ đông là 12.009.563.000đ
Các khoản đầu tư lớn
Đến ngày 31/12/2013, giá trị đầu tư vào doanh nghiệp khác, tính theo giá gốc ban
đầu được ghi nhận như sau:


9


Công ty TNHH một thành viên TMDL mía đường Cần Thơ: là 1.948.255.867 đồng
đạt 100% vốn điều lệ;
Công ty cổ phần cơ khí điện máy Cần Thơ: là 18.035.500.000 đồng (số lượng
1.292.000 cổ phần đạt 66,48% vốn điều lệ);
Công ty cổ phần mía đường Bến Tre: là 32.619.600.000 đồng (số lượng cuối năm
tăng 20% do trả cổ tức bằng cổ phiếu là 828.036/đầu năm là 690.030 cổ phần, đạt 41%
vốn điều lệ);
Công ty cổ phần mía đường Tây Nam: là 15.192.000.000 đồng (số lượng
1.519.200 cổ phần đạt 18,99 % vốn điều lệ);
Công ty cổ phần mía đường Sóc Trăng: là 9.760.000.000 đông (số lượng 503.000
cổ phần đạt 13% vốn điều lệ).
Tổng Công ty mía dường 1 – Công ty cổ phần là: 202.000.000 đồng (số lượng
20.000 cổ phần, vốn điều lệ của công ty là 430.049.099.000 đồng), mua qua hình thức
tham gia đấu giá với giá đấu thành công là 10.100 đồng/cổ phần.
Ngoài ra trong năm, Ban điều hành quyết định đầu tư Trạm dừng chân chợ nổi Cái
Răng trên diện tích đất công ty đang quản lí sử dụng, nhằm khai thác khách du lịch đến
Thành phố Cần Thơ gần địa danh du lịch nổi tiếng là Chợ Cái Răng, hạng mục chính
được phê duyệt giá trị là 1.644.059.605 đồng.
2.4.1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh năm 2014

Các khoản đầu tư lớn:
Đến ngày 31/12/2014, giá trị đầu tư vào doanh nghiệp khác, tính theo giá gốc ban đầu
được ghi nhận như sau:
- Công ty TNHH MTV TMDL mía đường Cần Thơ là: 1.948.255.867 đồng, đạt
100% vốn điều lệ;
- Công ty cổ phần cơ khí điện máy Cần Thơ là: 18.035.500.000 đồng (số lượng

1.292.000 cổ phần đạt 66,48% vốn điều lệ);
- Công ty cổ phần mía đường Tây Nam là: 15.192.000.000 đồng (số lượng
1.519.200 cổ phần đạt 18,99% vốn điều lệ);
- Công ty cổ phần mía đườn g Sóc Trăng là: 14.985.000.000 đồng (số lượng
1.003.000 cổ phần đạt 25,08% vốn điều lệ);
- Tổng công ty mía đường 1 – Công ty cổ phần là: 202.000.000 đồng (số lượng là
20.000 cổ phần đạt 0,46% vốn điều lệ;
- Công ty cổ phần mía đường Bến Tre là: 3.978.000.000 đồng (số lượng 100.980 cổ
phần đạt 5% vốn điều lệ).
2.4.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh năm 2015

10


Theo nghị quyết ngày 26 tháng 5 năm 2015 của Đại hội đồng cổ đông thường niên
năm 2015 của công ty Cổ phần mía đường Cần Thơ, lợi nhuận sau thuế năm 2014 là
24.322.046.850 đồng được phân phối như sau:
Nội dung

Tỷ lệ

Trích Quỹ đầu tư phát triển

5%

Trích Quỹ phúc lợi xã hội

5%

Trích Quỹ khen thưởng, phúc lợi

Chia cổ tức bằng tiền mặt

12%
25% vốn điều lệ

2.4.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của CASUCO qua 3 năm

2013 – 2015

11


Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Casuco qua 3 năm 2013 – 2015
Đvt: Triệu đồng
Stt

Chỉ tiêu
2013

2014

2015

Tỷ trọng
2014/2013

Tỷ trọng
2015/2014

1.477.606


1.230.481

1.561.307

(16,72%)

26,89%

401

7.433

9.454

1753%

27,19%

1

Tổng doanh thu

2

Các khoản giảm
trừ doanh thu

3


Doanh thu thuần

1.477.204

1.223.048

1.551.853

(17,2%)

26,88%

4

Giá vốn hàng bán

1.357.869

1.154.290

1.454.626

(14,99%)

26,02%

5

Lợi nhuận gộp


119.335

68.758

97.228

(42,38%)

41,41%

6

Doanh thu hoạt
động tài chính

10.213

15.097

5.948

47,82%

(60,6%)

7

Chi phí tài chính
- Trong đó lãi vay


24.668
19.816

22.917
19.988

22.944
15.829

(7,1%)
0,87%

0,12%
(20,81%)

8

Chi phí bán hàng

13.159

12.213

13.635

(7,2%)

11,64%

9


Chi phí quản lý
doanh nghiệp

51.562

30.390

28.869

(41,06%)

(5%)

10

Lợi nhuận từ hoạt
động kinh doanh

40.159

18.335

43.948

(54,34%)

139,7%

11


Thu nhập khác

14.174

11.313

6.597

(20,12%)

(41,69%)

12

Chi phí khác

909

641

530

(29,49%)

(17,32%)

13

Lợi nhuận khác


13.266

10.671

6.067

(19,56%)

(43,14%)

14

Tổng lợi nhuận kế
toán trước thuế

53.425

29.006

50.015

(45,71%)

72,43%

15

Chi
phí

thuế
TNDN hiện hành

7.364

6.648

12.186

(9,72%)

83,3%

16

Chi
phí
thuế
TNDN hoãn lại

(1.410)

(1.963)

(4.415)

39,22%

124,9%


17

Lợi nhuận sau thuế
TNDN

47.471

24.322

42.244

(48,76%)

73,69%

(Nguồn: Phòng tài chính Casuco)

12


Theo số liệu trên, trong giai đoạn 2013 – 2015, tổng doanh thu của công ty tăng
74.649 triệu đồng. Giai đoạn 2013 – 2014 tình hình kinh doanh không thực sự thuận lợi
(doanh thu thuần giảm 254.156 triệu đồng) bởi nhiều tác động từ thị trường, giá cả và các
chính sách về đường. Tuy nhiên đến năm 2015 thì tình hình kinh doanh của công ty đã
chuyển biến tốt hơn, biểu hiện là doanh thu thuần tăng lên 328.805 triệu đồng, lợi nhuận
từ hoạt động kinh doanh tăng đến 3.789 triệu đồng.
2.4.2

Phương hướng hoạt động kinh doanh
2.4.2.1 Thuận lợi – khó khăn

- Thuận lợi:
Khả năng tài chính mạnh vì vốn điều lệ tăng đều qua các năm, doanh thu và lợi nhuận
không ngừng tăng; Tự hào là doanh nghiệp mía đường đầu tiên trong cả nước được chứng
nhận có Hệ thống quản lí môi trường đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO 14001:2004 và Hệ thống
quản lí an toàn vệ sinh thực phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO 22000:2005, Hệ thống quản
lí chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2008; Đạt nhiều chứng nhận về chất lượng
sản phẩm như: “Sao vàng đất việt” từ năm 2005 – 2009, “Thương hiệu mạnh” trong năm
2006 – 2007, “Hàng Việt Nam chất lượng cao và uy tín thương mại” năm 2007, bằng
khen “Giải bạc chất lượng quốc gia” do Thủ tướng chính phủ cấp năm 2009…; Sản phẩm
đạt chất lượng cao với hệ thống kiểm soát chặt chẽ, được tặng nhiều huy chương vàng,
cúp vàng chất lượng và nhiều giải thưởng khác, được người tiêu dùng bình chọn “Hàng
Việt Nam chất lượng cao” nhiều năm liền từ 2004 đến nay, luôn được nông dân tin cậy
ủng hộ bình chọn là “Thương hiệu bạn nhà nông”.
- Khó khăn:
Hoạt động marketing của công ty hiệu quả đạt được vẫn chưa cao, chưa đáp ứng được
nhu cầu mở rộng thị trường; Nguồn nguyên liệu vẫn còn tình trạng thiếu hụt do cạnh
tranh trong việc thu mua; Cạnh tranh gay gắt với đường lậu.
2.4.2.2 Tầm nhìn, sứ mệnh của công ty
Ngay từ khi thành lập công ty đã xác định phương hướng hoạt động trước mắt và lâu
dài của mình là khai thác tiềm năng sẵn có của địa phương, cụ thể là vùng nguyên liệu
mía trù phú để sản xuất, chế biến ra các sản phẩm về đường, mật, phân vi sinh để phục vụ
cho nhu cầu của khách hàng.
Casuco phấn đấu đến năm 2020 trở thành thương hiệu quốc tế đa ngành nghề, trong
đó chủ lực là mía đường. Cung cấp cho thị trường và người tiêu dùng những sản phẩm,
dịch vụ có chất lượng ổn định, an toàn, ngày càng tốt hơn.
Giúp nông dân trồng mía có đời sống ổn định và phát triển nhờ vào cây mía. Đảm bảo
việc làm và thu nhập ổn định, tăng trưởng hợp lí cho người lao động.
Đảm bảo cổ tức hợp lí, bảo toàn và phát triển nguồn vốn của các Cổ đông. Làm tốt
nghĩa vụ thuế với nhà nước, tham gia xây dựng phát triển cộng đồng.


13


-

-

2.4.2.3 Định hướng hướng triển
Nâng cao hiệu quả kinh tế và phát triển theo hướng bền vững là mục tiêu sứ mệnh của cả
công ty.
Kinh doanh theo hướng đa dạng hóa ngành nghề, đầu tư có kế hoạch vào các ngành nghề
sinh lợi, không tràn lan lãng phí vốn.
Kêu gọi đầu tư, liên kết hợp tác vào các dự án của công ty như: Vườn du lịch sinh thái Cái
Nai, Trạm dừng chân chợ nổi Cái Răng, dự án mặt bằng nhà xưởng tại Kiên Giang, các
dự án tiềm năng khác.
Đầu tư kết hợp giữa nội lực và ngoại lực nhằm mang lại kết quả cao nhất cho công ty,
phát huy hiệu quả các nguồn lực sẵn có của công ty

14


CHƯƠNG 3
CƠ SỞ LÝ LUẬN
3.1. Tổng quát về phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
3.1.1. Khái niệm phân tích kết quả HĐKD
Phân là chia đối tượng cần nghiên cứu thành các bộ phận, thành phần nhỏ. Tích là
đánh giá, nhận xét làm rõ vấn đề.
=> Phân tích là việc chia chia đối tượng cần nghiên cứu thành các bộ phận, thành phần
nhỏ, từ đó xem xét cụ thể theo từng bộ phận, thành phần để chỉ ra mối quan hệ hình thành
và quan hệ nhân quả giữa các đối tượng, đồng thời đưa ra những đánh giá, nhận xét nhằm

làm rõ vấn đề nghiên cứu.
Phân tích HĐKD của doanh nghiệp là nghiên cứu, kiểm tra, đánh giá toàn bộ hoạt
động và kết quả của quá trình kinh doanh, làm rõ các nguồn lực cần được khai thác, xác
định những điểm yếu, hạn chế của doanh nghiệp, từ đó đề ra các giải pháp nâng cao hiệu
quả HĐKD.
Đối tượng của phân tích KQHĐKD là kết quả hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp. Bằng các biện pháp liên hệ, so sánh, đối chiếu, tổng hợp từ đó nhằm đánh giá, rút
ra kết luận tính quy luật và xu hướng phát triển của các bộ phận cấu thành KQHĐKD.
Mặt khác, tài liệu của phân tích KQHĐKD giúp các nhà quản trị của doanh nghiệp
xác định được ưu điểm, nhược điểm của doanh nghiệp, là căn cứ quan trọng để dự báo xu
hướng sản xuất và phát triển của doanh nghiệp. KQHĐKD còn phản ánh các mặt của quá
trình sản xuất kinh doanh, trình độ sản xuất và quản lí, mức độ sử dụng các yếu tố đầu
vào…
3.1.2. Nhiệm vụ của phân tích kết quả HĐKD
-

Kiểm tra và đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh thông qua các chỉ tiêu tài chính.
Nhiệm vụ này là kiểm tra và đánh giá một cách tổng quát giữa kết quả đạt được so với các
chỉ tiêu, kế hoạch đã đề ra… Đánh giá tình hình tuân thủ các quy định, các thể lệ thanh
toán, chấp hành đúng pháp luật của Nhà nước.

-

Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến các chỉ tiêu tài chính và nguyên nhân dẫn đến ảnh
hưởng đó. Cần phải xác định mức độ biến động của các chỉ tiêu tài chính bị tác động bởi
các yếu tố đó.

-

Phân tích KQHĐKD không chỉ là đánh giá kết quả một cách chung chung hay chỉ dừng

lại ở việc xác định các nguyên nhân, yếu tố ảnh hưởng, mà trên cơ sở đó đề xuất các giải
pháp để khai thác thế mạnh, tiềm năng cũng như khắc phục các mặt hạn chế, nhược điểm
trong quá trình kinh doanh.

15


-

Tiến hành xây dựng các kế hoạch kinh doanh dựa trên các mục tiêu đã đặt ra. Thực hiện
việc kiểm tra và đánh giá là để nắm được tiến độ thực hiện và phát hiện ra những nguyên
nhân gây nên sự biến động. Bên cạnh đó, nếu kiểm tra và đánh giá đúng, doanh nghiệp
hoàn toàn có thể chủ động điều chỉnh kế hoạch và có các biện pháp thực hiện trong tương
lai. Nhiệm vụ phân tích KQHĐKD nhằm mục đích dự báo cho doanh nghiệp xu hướng
kinh doanh trong tương lai để doanh nghiệp hoạch định các mục tiêu, kế hoạch.
3.1.3. Bản chất phân tích kết quả HĐKD
Kết quả HĐKD phản ánh chất lượng các hoạt động kinh doanh, trình độ sử dụng các
nguồn lực sản xuất (nguyên liệu, máy móc thiết bị, vốn…) trong quá trình tiến hành hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Bản chất của kết quả HĐKD là nâng cao năng suất lao động và tiết kiệm lao động xã
hội. Để đạt được mục tiêu đã đề ra doanh nghiệp buộc phải chú trọng các điều kiện có
sẵn, nội lực của doanh nghiệp, phát huy thế mạnh, của các yếu tố sản xuất và tiết kiệm chi
phí hiệu quả nhất:

-

Phân tích HĐKD cho phép doanh nghiệp hiểu rõ khả năng, lợi thế và cả điểm yếu của
mình, trên cơ sở đó có thể xác định đúng mục tiêu và có chiến lược kinh doanh hiệu quả
nhất.


-

Phân tích HĐKD là công cụ phát hiện những khả năng tiềm ẩn trong HĐKD của doanh
nghiệp, là cơ sở để cải tiến cơ chế quả lí trong kinh doanh.

-

Là giải pháp quan trọng đề phòng ngừa rủi ro, thông qua phân tích các điều kiện về tài
chính, lao động, các nguồn lực sản xuất khác bên trong doanh nghiệp và các yếu tố bên
ngoài tác động đến như thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh…
3.1.4. Nội dung phân tích kết quả HĐKD
Phân tích KQHĐKD là đánh giá quá trình đi đến kết quả kinh doanh dưới sự ảnh
hưởng của các yếu tố tác động thông qua các chỉ tiêu tài chính. KQHĐKD là kết quả đạt
được sau khi tiến hành hoạt động kinh doanh.
KQHĐKD là tổng hợp của cả quá trình hình thành, phải là kết quả cụ thể riêng biệt
rõ ràng của từng mốc thời gian nhất định. Trong nền kinh tế hội nhập ngày nay, phân tích
cần hướng đến kết quả của các chỉ tiêu tài chính để đánh giá. Không chỉ dừng lại ở mức
đánh giá các biến động thông qua các chỉ tiêu tài chính mà còn phải đi sâu vào các yếu tố
ảnh hưởng đến sự biến động đó.
Quá trình phân tích KQHĐKD cần định lượng tất cả các chỉ tiêu thể hiện kết quả hoạt
động kinh doanh và những yếu tố ở chỉ số xác định và độ biến động xác định.

16


3.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến KQHĐKD
3.1.5.1 Môi trường vi mô
Khách hàng
Là nhân tố cơ bản và rất quan trọng trong việc tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Việc thu hút và duy trì lượng khách hàng trung thành hiện nay liên quan đến nhiều vấn đề

như tâm lí và hành vi tiêu dùng của khách hàng, nhu cầu, sở thích, chi tiêu… Dựa trên các
thế mạnh trong sản phẩm của doanh nghiệp, phân khúc khách hàng tiềm năng để nâng cao
hơn lượng khách hàng.
Đối thủ cạnh tranh


Đối thủ cạnh tranh hiện tại

Hầu hết các doanh nghiệp đều phải đối đầu với các đối thủ cạnh tranh khác nhau. Sự
hiểu biết về đối thủ cạnh tranh là rất quan trọng, bởi đối thủ cạnh tranh tác động đến tính
chất và mức độ tranh đua, cách thức giành lợi thế trong ngành. Khi phân tích về đối thủ
cạnh tranh cần chú ý đến:

-

-

Mục tiêu, nhận định đối với bản thân họ và đối với doanh nghiệp;

-

Khả năng tăng trưởng của đối thủ cạnh tranh đang xem xét;

Khả năng phản ứng, thích nghi của đối thủ cạnh tranh đối với sự thay đổi của môi trường.


Đối thủ canh tranh tiềm ẩn

Họ có thể là yếu tố làm giảm đi doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp, bởi sự gia
nhập ngành dẫn đến cạnh tranh thị phần.



Quản lí, lãnh đạo

Yếu tố quản lí, lãnh đạo cho phép doanh nghiệp sử dụng hợp lí và hiệu quả nhất cơ sở
vật chất trong quá trình sản xuất, giúp cấp quản lí lãnh đạo đưa ra những quyết định về
sản xuất kinh doanh chính xác và kịp thời, tạo động lực cho sản xuất phát triển.
3.1.5.3. Môi trường vĩ mô
Yếu tố tự nhiên
Các yếu tố địa lí, khí hậu có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến kết quả HĐKD
của doanh nghiệp. Nếu vị trí của doanh nghiệp được đặt ở nơi có địa lí, điều kiện tự nhiên
thuận lợi sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí hoạt động kinh doanh, góp phần
tăng được lợi nhuận.

17


Yếu tố kinh tế
Đây là yếu tố luôn tác động trực tiếp đến sự tồn tại cũng như phát triển, ảnh hưởng
lớn đến kết quả HĐKD của doanh nghiệp. Một nền kinh tế có được điều kiện thuận lợi
cho sản xuất kinh doanh, tốc độ phát triển ổn định thì các doanh nghiệp hoạt động trong
nền kinh tế đó sẽ có điều kiện tốt hơn để khai thác tối ưu các nguồn lực sản xuất, từ đó kết
quả kinh doanh sẽ được nâng cao hơn. Bên cạnh đó, môi trường quốc tế cũng ảnh hưởng
không nhỏ đến kết quả HĐKD. Chính sách mở cửa của các quốc gia tác động đến hành vi
của doanh nghiệp, các doanh nghiệp sẽ phải cạnh tranh với rất nhiều đối thủ cạnh tranh
hơn nhưng họ có cơ hội mở rộng thị trường nhiều hơn.
Yếu tố pháp luật – chính trị
Hành lang pháp lí dễ dàng, thông thoáng và đầy đủ tạo nên sự công bằng cho các
doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp phải dựa trên cơ sở pháp luật và thế mạnh của mình để
tìm ra lối đi riêng đem lại hiệu quả kinh doanh cao nhất mà không vi phạm pháp luật.

Yếu tố văn hóa – xã hội
Doanh nghiệp được xem như một đơn vị của tổng thể xã hội, vì thế môi trường văn
hóa – xã hội cũng sẽ tác động đến kết quả HĐKD của doanh nghiệp. Tập quán và thói
quen tiêu dùng ở mỗi địa phương khác nhau sẽ dẫn đến những đặc điểm khác nhau trong
tiêu dùng.
Yếu tố kỹ thuật – công nghệ
Trình độ kỹ thuật – công nghệ càng cao càng thì số lượng và chất lượng sản phẩm
được tạo ra càng lớn, chi phí sẽ được tối thiểu hóa, tiết kiệm được công sức người lao
động.
3.1.6. Khái niệm các giải pháp nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh
Là những chương trình hành động tổng quát hướng đến mục tiêu làm hiệu quả nhất
các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Giải pháp là một hệ thống chính xác và đúng
đắn các kế hoạch để đạt được những mục tiêu nhất định. Các phương pháp phục vụ chỉ ra
một cách chính xác làm thế nào để nâng cao hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên các giải
pháp chỉ là phương tiện để dẫn tới nâng cao kết quả HĐKD.
3.2. Các khái niệm và các phương pháp sử dụng chỉ số tài chính trong phân tích
KQHĐKD
3.2.1. Các khái niệm về doanh thu, chi phí, lợi nhuận
3.2.1.1. Doanh thu

18




Khái niệm

Doanh thu bán hàng là tổng giá trị thực hiện được do việc bán hàng hóa, sản phẩm,
cung cấp dịch vụ cho khách hàng mang lại. Các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đem biếu,
tặng, cho hoặc tiêu dùng ngay trong nội bộ, dùng để thanh toán tiền lương, tiền thưởng

cho cán bộ công nhân viên, trao đổi hàng hóa, làm phương tiện thanh toán công nợ của
doanh nghiệp cũng phải được hạch toán để xác định doanh thu bán hàng. Hiểu theo một
nghĩa khác thì doanh thu bán hàng của một doanh nghiệp là bao gồm toàn bộ số tiền đã
thu được hoặc có quyền đòi về do việc bán hàng hóa và dịch vụ trong một thời gian nhất
định.
 Phân loại
Doanh thu của doanh nghiệp gồm: doanh thu từ hoạt động kinh doanh như bán hàng,
dịch vụ khách hàng và doanh thu từ các hoạt động đầu tư tài chính khác như gởi tiền vào
ngân hàng, đầu tư vào các công ty con liên kết…
3.2.1.2. Chi phí
 Khái niệm
-

-

-

-

Chi phí sản xuất: để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải kết hợp
3 yếu tố cơ bản, đó là: tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động. Hao phí của
những yếu tố này biểu hiện dưới hình thức giá trị gọi là chi phí sản xuất. Như vậy, chi phí
sản xuất biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hóa, và
các chi phí bằng tiền khác mà doanh nghiệp đã chi ra để tiến hành sản xuất, chế tạo sản
phẩm hoặc thực hiện cung cấp lao vụ, dịch vụ trong một kỳ nhất định.
Chi phí quản lý doanh nghiệp: là những khoản chi phí có liên quan chung đến toàn bộ
hoạt động của cả doanh nghiệp mà không tách riêng được cho bất kỳ hoạt động nào, bao
gồm: chi phí nhân viên quản lý, chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ, chi phí khấu hao
TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền khác.
Chi phí bán hàng: là toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm,

hàng hóa, dịch vụ. Chi phí bán hàng được theo dõi chi tiết theo từng nội dung chi
phí như: Chi phí nhân viên, vật liệu, bao bì, dụng cụ, đồ dùng, khấu hao TSCĐ, bảo hành,
dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác.
Chi phí thuế TNDN hiện hành và hoãn lại: chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện
hành là số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp (hoặc thu hồi được) tính trên thu nhập
chịu thuế và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp của năm hiện hành; chi phí thuế thu
nhập doanh nghiệp hoãn lại: Là thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ phải nộp/thu trong tương
lai tính trên các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm
hiện hành. Chi phí thuế thu nhập hoãn lại được tính bằng Tài sản thuế thu nhập hoãn lại
bù trừ với Công nợ thuế thu nhập hoãn lại phải trả.

19


-

Chi phí khác: bao gồm toàn bộ các khoản chi trả bằng tiền không thuộc các tài khoản nêu
trên phát sinh trong kỳ như chi phí hội nghị, tiếp khách…
3.2.1.3. Lợi nhuận
 Khái niệm
Lợi nhuận là kết quả cuối cùng của doanh nghiệp, là chỉ tiêu chất lượng, chỉ ra hiệu
quả kinh tế của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Là căn cứ tính thuế
thu nhập doanh nghiệp, đánh giá khả năng sinh lời của hoạt động kinh doanh.
3.2.2. Các phương pháp sử dụng các chỉ số tài chính
3.2.2.1. Tỷ suất lợi nhuận
Là chỉ tiêu phản ánh tương đối mối quan hệ giữa lợi nhuận và doanh thu, phản ánh
một phần hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Lợi nhuận/doanh thu =

3.2.2.2. Các tỷ số khả năng thanh toán

Các chỉ số trong loại này được tính toán và sử dụng để quyết định xem liệu một
doanh nghiệp nào đó có khả năng thanh toán các nghĩa vụ phải trả ngắn hạn hay không.
 Tỷ số khả năng thanh toán hiện hành
Tỷ số thanh toán hiện hành được tính ra bằng cách lấy giá trị tài sản lưu động trong
một thời kỳ nhất định chia cho giá trị nợ ngắn hạn phải trả cùng kỳ.

Tỷ số thanh toán hiện hành cho biết cứ mỗi đồng nợ ngắn hạn mà doanh nghiệp đang
giữ, thì doanh nghiệp có bao nhiêu đồng tài sản lưu động có thể sử dụng để thanh toán.
Nếu tỷ số này nhỏ hơn 1 thì có nghĩa là doanh nghiệp không đủ tài sản có thể sử dụng
ngay để thanh toán khoản nợ ngắn hạn sắp đáo hạn.
 Tỷ số thanh toán nhanh
Là một tỷ số tài chính dùng nhằm đo khả năng huy động tài sản lưu động của
một doanh nghiệp để thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Công
thức tính tỷ số thanh khoản nhanh:

Giá trị hàng tồn kho

20


Tỷ số này phản ánh khả năng của doanh nghiệp trong việc thanh toán ngay các khoản
ngắn hạn. Tuy nhiên, tỷ số này được cho là một thước đo thô và võ đoán bởi vì nó loại trừ
giá trị hàng tồn kho nhưng trong nhiều trường hợp doanh nghiệp sẵn sàng bán dưới giá trị
sổ sách các khoản hàng tồn kho để biến thành tiền mặt thật nhanh, và bởi vì thường thì
doanh nghiệp dùng tiền bán các tài sản lưu động để tái đầu tư.
 Tỷ số thanh toán tức thời
Thể hiện khả năng bù đắp nợ ngắn hạn bằng số tiền đang có của DN. Do tiền có tầm
quan trọng đặc biệt quyết định tính thanh toán nên chỉ tiêu này được sử dụng nhằm đánh
giá khắt khe khả năng thanh toán ngắn hạn của DN.


3.2.2.3. Các tỷ số khả năng sinh lời
Khả năng sinh lời là kết quả cuối cùng của một loạt các chính sách, quyết định của
doanh nghiệp. Những tỷ số này cho biết kết quả tổng hợp từ các hoạt động quản trị tài sản
có và tài sản nợ của doanh nghiệp.
 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)
Là một chỉ tiêu tương đối phản ánh quan hệ giữa tổng mức lợi nhuận đạt được trong
kỳ với tổng doanh thu bán hàng trong kỳ. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu được xác định
như sau:

Tỷ số này mang giá trị dương nghĩa là công ty kinh doanh có lãi; tỷ số càng lớn nghĩa
là lãi càng lớn. Tỷ số mang giá trị âm nghĩa là công ty kinh doanh thua lỗ.
Tuy nhiên, tỷ số này phụ thuộc vào đặc điểm kinh doanh của từng ngành. Vì thế, khi
theo dõi tình hình sinh lợi của công ty, người ta so sánh tỷ số này của công ty với tỷ số
bình quân của toàn ngành mà công ty đó tham gia.
 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Là tỷ số để đo khả năng sinh lợi trên mỗi đồng vốn cổ phần ở một công ty cổ phần,
được tính như sau:
Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu = 100% x

21


Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE cho biết cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu của
công ty cổ phần này tạo ra bao nhiều đồng lợi nhuận. Nếu tỷ số này mang giá trị dương, là
công ty làm ăn có lãi; nếu mang giá trị âm là công ty làm ăn thua lỗ.
 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)
Là một tỷ số dùng để đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của doanh
nghiệp, được tính theo công thức sau:

Nếu tỷ số này lớn hơn 0, thì có nghĩa doanh nghiệp làm ăn có lãi. Tỷ số càng cao cho

thấy doanh nghiệp làm ăn càng hiệu quả. Còn nếu tỷ số nhỏ hơn 0, thì doanh nghiệp làm
ăn thua lỗ. Tỷ số cho biết hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản để tạo ra thu nhập của
doanh nghiệp.
3.2.2.5. Phương pháp so sánh
 Khái niệm

-

-

Là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với
một chỉ tiêu cơ sở. Đây là phương pháp đơn giản thích hợp với nhiều đối tượng phân tích.
Khi sử dụng phương pháp này cần chú ý:
- Lựa chọn tiêu chuẩn so sánh phải phù hợp;
- Điều kiện so sánh đồng nhất;
- Kỹ thuật so sánh phải đúng đắn.
 Các phương pháp so sánh
Phương pháp số tuyệt đối là hiệu số giữa hai chỉ tiêu: chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu kỳ
gốc.
Phương pháp số tương đối: là tỷ lệ phần trăm của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc
để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc để
nói lên tốc độ tăng trưởng. Tùy theo nhiệm vụ và yêu cầu của phân tích mà ta sử dụng các
công thức sau:
- Số tương đối hoàn thành kế hoạch = Số thực tế (TT)/Số kế hoạch (KH);
- Mức chênh lệch giữa thực tế và kế hoạch = Số TT – Số KH;
Tỷ lệ năm sau so với năm trước = (Số năm sau – số năm trước)/Số năm trước;
- Mức chênh lệch năm sau so với năm trước = số năm sau – số năm trước;
- Hiệu quả sử dụng vốn = chi phí/doanh thu.

22



23


CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN MÍA ĐƯỜNG CẦN THƠ VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG
CAO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
4.1. Thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm 2013 – 2015
Bảng 4.1: Kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm 2013 – 2015
Đvt: triệu đồng
Chỉ tiêu

2013

2014

2015

Doanh thu

1.477.204

1.223.048

1.551.853

Chi phí
Lợi nhuận sau thuế


1.448.167 1.219.810
47.471
24.322

1.520.074
42.244

Tỷ trọng Tỷ trọng
2014/201 2015/2014
3
(17,2%)
26,9%
(15,8%)
(48,7%)

(87,5%)
73,7%

(Nguồn: Phòng tài chính Casuco)
Qua bảng 4.1 ta thấy đươc hoạt động kinh doanh của Công ty biến động không lớn
qua 3 năm, doanh thu thuần của Công ty năm 2014 giảm 254.156 triệu đồng so với năm
2013, giảm 17,2%. Sở dĩ doanh thu năm 2014 giảm như vậy là do việc đường nhập lậu
ngày càng tăng, đường tạm nhập tái xuất, gian lận thương mại chưa được kiểm soát chặt,
hàng chậm bán. Đến năm 2015, doanh thu tăng 328.805 triệu đồng, tăng 26,9% so với
2014 nhờ vào giá thu mía ổn định, chữ đường cao đưa đến chất lượng đường tăng.
Theo bảng số liệu, lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2014 là 24.322 triệu đồng,
giảm 23.149 triệu đồng, giảm 48,7% so với năm 2013. Năm 2015 lợi nhuận tăng lên
17.922 triệu đồng, tăng đến 73,7% so với năm 2014. Nhìn chung, giai đoạn 2013 – 2015
hoạt động kinh doanh của Công ty có biến động nhưng không quá lớn,

4.1.1 Tình hình doanh thu của công ty qua 3 năm 2013 – 2015

24


Bảng 4.2: Tình hình doanh thu của công ty qua 3 năm 2013 – 2015
Đvt: triệu đồng
Chỉ tiêu

2013

2014

2015

Tỷ trọng
2014/2013

Tỷ trọng
2015/2014

Doanh thu bán hàng
(doanh thu từ đường)
Doanh thu HĐTC
Tổng doanh thu

1.466.991

1.207.951


1.545.905

(17,7%)

28%

10.213
1.477.204

15.097
1.223.048

5.948
1.551.853

47,8%
(17,21%)

(60,6%)
26,88%

(Nguồn: Phòng tài chính Casuco)
Từ số liệu bảng 4.2 ta thấy, tổng doanh thu từ 2013 đến 2015 tăng 74.649 triệu đồng.
Doanh thu bán hàng năm 2015 tăng 78.914 triệu đồng so với 2013, doanh thu từ hoạt
động tài chính năm 2014 tăng 4.884 triệu đồng so với năm 2013, chiếm tỷ trọng 47,8% so
với năm 2013, tuy nhiên đến năm 2015 lại giảm 9.149 triệu đồng, tương đương giảm
60,6%. Trong giai đoạn 3 năm này, công ty tập trung vào hoạt động sản xuất và kinh
doanh nên đầu tư vào hoạt động tài chính giảm đi, điều này thể hiện ở doanh thu bán hàng
tăng lên qua các năm còn doanh thu từ hoạt động tài chính giảm.
4.1.2. Thực trạng chi phí của công ty qua 3 năm 2013 – 2015

Bảng 4.3: Tình hình chi phí qua 3 năm 2013 – 2015
Đvt: triệu đồng
Chỉ tiêu
Giá vốn hàng bán
Chi phí tài chính
Chi phí bán hàng
Chi phí quản lý
doanh nghiệp
Chi phí khác
Tổng chi phí

2013

2014

2015

1.357.86 1.154.290
9
24.668
22.917
13.159
12.213
51.562
30.390

1.454.62
6
22.944
13.635

28.869

909
641
1.448.16 1.219.810
7

530
1.520.07
4

Tỷ trọng
Tỷ trọng
2014/2013 2015/2014
(14,99%)
26,02%
(7,1%)
(7,2%)
(41,06%)

0,12%
11,64%
(5%)

(29,48%)
(15,77%)

(17,32%)
24,62%


(Nguồn: Phòng tài chính Casuco)
Qua số liệu từ bảng 4.3 ta thấy, tổng chi phí năm 2014 giảm 228.357 triệu đồng so
với năm 2013, đến năm 2015 tăng lên 300.264 triệu đồng. Giá vốn hàng bán năm 2015
tăng 96.757 triệu đồng so với năm 2103. Chi phí tài chính năm 2015 giảm 1.724 triệu
đồng so với năm 2013 do chi phí lãi vay giảm dần từ năm 2013 (19.816 triệu đồng) đến
năm 2015 (15.829 triệu đồng). Chi phí bán hàng năm 2015 tăng 476 triệu đồng so với

25


×