Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Tảng phủ biện chứng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.53 KB, 23 trang )

TẠNG PHỦ BIỆN
CHỨNG
ĐỊNH NGHĨA


Lấy tạng phủ làm đầu mối tiến hành biện chứng luận trị gọi tắt là “Tạng
phủ chứng trị”.
TÂM VÀ TIỂU TRƯỜNG



Công năng chủ yếu của tâm là chủ huyết mạch và chủ thần chí, do đó
phản ứng chủ yếu của tâm là những biểu hiện khác thường về mặt
huyết mạch và thần chí.
TÂM DƯƠNG BẤT TÚC



Biểu hiện chung: hồi hộp, đoản hơi (khi hoạt động nặng thêm), tự ra
mồ hôi, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng.

- Tâm khí hư: thấy mệt mỏi, uể oải, sắc mặt trắng bợt, hay thở dài, lưỡi phì
non (béo non), đoản hơi.
- Tâm dương hư: mình hàn, chi lạnh, khó chịu vùng tim, đau tim, mạch tế,
nhược hoặc kết đại (mạch nhỏ yếu hoặc loạn nhịp).

1

1



- Tâm dương dư suy (hư thoát): mồ hôi ra dầm dề, tứ chi rất lạnh, môi xanh
tím, hơi thở hít nhỏ yếu, có khi choáng váng hôn mê, mạch nhỏ như muốn
mất.
Bệnh lý :


Tâm khí hư do tâm khí không đủ sức thôi động huyết mạch, do đó
xuất hiện chứng hồi hộp, ngắn hơi, mạch hư.




Tâm dương hư, do dương suy nên thấy hiện tượng hàn.
Tâm dương hư suy là tâm khí bất túc lại kiêm tâm dương hư nên bệnh
biến hoá nghiêm trọng. Mạch vi tế, thấy hồi hộp. Dương khí đại hư sẽ
thấy ra nhiều mồ hôi, tứ chi rất lạnh làm ảnh hưởng đến thần chí, có thể
đưa đến bất tỉnh.
TÂM ÂM BẤT TÚC



Chia ra làm 2 loại: tâm âm hư và tâm huyết hư. Đều hồi hộp, khó
chịu vùng tim, sợ hãi, mất ngủ, hay quên.



Tâm âm hư: sốt nhẹ, mồ hôi trộm, miệng khô, đầu lưỡi hồng, rêu
lưỡi trắng mỏng, hoặc không rêu, mạch tế sác.




Tâm huyết hư: Choáng váng, sắc mặt nhợt nhạt, nhạt miệng, lưỡi
nhạt, mạch tế, nhược.

Bệnh lý:


Tâm âm bất túc tức là tâm dương thiên khang, tâm âm, tâm dương
không điều hoà làm cho tim hồi hộp, tay chân buồn bã. Tâm âm hư

2

2


thường do làm việc tinh thần nhiều, hao tổn tâm âm, nếu thấy kèm
có sốt nhẹ, mồ hôi trộm, đầu lưỡi hồng mạch tế, sác là chứng của
âm hư nội nhiệt.


Tâm huyết hư phần nhiều do sự cung dưỡng máu không đủ, nếu
thêm choáng váng, lưỡi nhạt, mạch tế, nhược (mạch nhỏ yếu) là
chứng của huyết hư.
TÂM HUYẾT Ứ TRỆ



Tim hồi hộp, đau tim (đau nhói hoặc râm ran vùng trước hay sau
tim), lúc đau, lúc không.




Khi bệnh nghiêm trọng, đau đớn không yên, móng tay xanh tím, ra
mồ hôi, tứ chi lạnh, lưỡi hồng xám, hoặc quanh lưỡi có nốt máu ứ,
rêu lưỡi ít mà nhuận, mạch sáp

Bệnh lý:


Vì huyết ứ trệ, khí huyết khó thông, làm tim hồi hộp, tim đau.



Thiếu máu ở mao mạch, toàn thân lưu thông máu kém, màu máu
bầm tím, không tươi, lưỡi có nốt máu ứ;



“Tâm dương bất chấn”, không đủ làm nóng tứ chi, nên chân tay
lạnh, dương khí không thể giữ chắc ngoài biểu làm cho mồ hôi ra
nhiều. Chứng này thường thấy ở bệnh xơ vữa mạch vành và co
cứng cơ tim.

3

3


ĐÀM HỎA NỘI NHIỄU



Thần chí tán loạn, cuồng thao vọng động, nói năng lung tung, khi cười,
khi khóc, đánh, chửi người, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng trơn, mạch hoạt, sác

Bệnh lý:


Thần trí của tâm bị đàm hoả khang vượng làm nhiễu, do đó thần
chí tán loạn, cuồng thao vọng động



Là bệnh ở đàm, vì vậy rêu lưỡi trơn, mạch hoạt;



Do hoả cho nên thấy lưỡi đỏ, rêu vàng mạch sác
ĐÀM MÊ TÂM KHIẾU



Thần trí suy, ý thức mơ hồ, nôn ra đờm dãi hoặc hôn mê bất tỉnh,
có tiếng đờm rít trong họng, lưỡi cứng khô không nói được, rêu
lưỡi trắng trơn, mạch hoạt.



Nếu kiêm chứng đàm nhiệt thì lưỡi đỏ, rêu vàng, mạch hoạt mà sác

Bệnh lý :



Tâm bị đàm che mờ, thần chí không trong sáng, ý thức phân tán, có thể
dẫn đến hôn mê bất tỉnh.



Chứng này tuy cùng loại với chứng kiêm hoả, nhưng lại khác về mức
nặng nhẹ và cách chữa.
TÂM HỎA THƯỢNG VIÊM


4

Tâm câu nhiệt sang tiểu trường (tiểu trường thực nhiệt)
4




Miệng lưỡi sinh mụn nhọt (hay mọc tái phát). Khó chịu vùng tim, khát,
tiểu tiện vàng, ít, hoặc tiểu liên miên, tiểu buốt, tiểu ra máu, đầu lưỡi
đỏ, rêu lưỡi vàng hoặc trắng, mạch sác

Bệnh lý :


Tâm khai khiếu ở lưỡi, Tâm hoả thượng viêm làm cho lưỡi sinh mụn
nhọt, bứt rứt ở tim, miệng khát, chất lưỡi đỏ.




Tâm câu tiểu nhiệt sang tiểu trường sẽ thấy tiểu tiện đỏ, ít, đau buốt,
đái ra máu.

CAN VÀ ĐẢM
ĐỊNH NGHĨA


Công năng sinh lý của can chủ yếu là sơ tiết và tàng huyết.



Khi có biến hoá bệnh lý, chủ yếu là do sơ tiết bất thường làm cho can
uất, can hoả vượng, can dương thượng khang, can âm bất túc.



Can mất sơ tiết, hoặc can hoả thịnh đều ảnh hưởng đến công năng tàng
huyết của can mà xuất hiện chứng xuất huyết.



Bệnh thường thấy của đảm là chứng đảm nhiệt.
CAN UẤT



Hấp tấp, dễ cáu, hoặc tinh thần uất ức, váng đầu, chướng đau hai
mạng sườn, hoặc đau nhói, vừa thở vừa rên, ăn không ngon, miệng


5

5


đắng hoặc nôn mửa, bụng đau, ỉa chảy, kinh nguyệt không đều, rêu
lưỡi trắng nhuận, mạch huyền.


Nếu can uất đã lâu dẫn đến can ứ huyết sẽ kiêm có báng (can, tỳ
sưng to), ven lưỡi có nốt ban, ứ; mạch huyền hoặc sáp

Bệnh lý:


Can khí uất kết không sơ tiết được, sinh ra tính tình dễ cáu, hấp
tấp.



Can kinh khí huyết ứ trệ gây nên chứng đau hai sườn.



Can khí không tiết vượt ra được thì phá ngang, xâm phạm tỳ, vị
gây nên đau sườn, bụng, ỉa chảy, rên khi thở, ăn uống không biết
ngon, nôn mửa.




Phụ nữ dễ ảnh hưởng mạch xung, nhâm mà sinh ra kinh nguyệt
không đều.



Mạch huyền là mạch thường thấy của bệnh gan
CAN DƯƠNG THƯỢNG KHANG



Đau đầu, choáng váng, dễ cáu hoặc nhìn lờ mờ, đau sườn, đắng
miệng, ven lưỡi đỏ, rêu trắng, mạch huyền.



Nếu thấy chứng đau đầu dữ dội, choáng váng, tai ù, điếc, mắt đỏ,
mắt đau, dễ cáu, ngủ không yên, thổ huyết, máu cam, đau móng
tay, ven đầu lưỡi đỏ, rêu vàng hoặc vàng dày mà khô, mạch huyền,
hữu lực là can hoả thịnh.

6

6




Nếu can dương khang thịnh đến mức can phong nội động đều dẫn
đến trúng phong mà xuất hiện liệt nửa người, mất tiếng, miệng mắt

méo hoặc rúm ró chân tay,



Hôn mê là do nhiệt cực, phải giải quyết như chứng ôn nhiệt.

Bênh lý:


Can dương thượng khang là do can nóng bốc lên quá nhiều, dương
thiên thịnh ở đầu, mắt, gây đau đầu, đau mắt, huyết áp tăng, đắng
miệng, đau sườn, ven lưỡi đỏ, mạch huyền là chứng thường thấy
của các kinh can, đảm có bệnh.



Nếu can hoả thịnh (can hoả tích thịnh, can kinh thực hoả) còn có
các chứng thiên về hoả, nhiệt, như hoả thịnh ở trên làm cho đau
đầu dữ dội, kiêm xuất hiện mắt đỏ, tai ù;



Do can hoả thịnh làm ảnh hưởng công năng tàng huyết, nhiệt bức
huyết vọng hành, sẽ xuất hiện các chứng nôn ra máu, chảy máu
cam;



Can hoả thương cân, làm đau móng tay, ven đầu lưỡi đỏ, rêu vàng,
mạch huyền, sác đều là chứng của hoả nhiệt.




Can dương thượng khang, hay can hoả thịnh đều có thể phát triển
thành can phong nội động
CAN ÂM BẤT TÚC

7

7




Choáng váng, đau đầu dai dẳng, tai ù, điếc, quáng gà, mất ngủ, hay
mộng mị, tay chân tê dại, run rẩy, lưỡi đỏ, ít nước bọt, rêu lưỡi ít
hoặc không rêu, mạch huyền tế, hoặc tế sác .

Bệnh lý:


Can âm dựa vào sự nuôi dưỡng của thận thuỷ, can âm bất túc là do
thận âm bất túc, tinh không hoá huyết, huyết không dưỡng Can mà
ra.



Can âm bất túc dẫn đến can dương thiên khang (hư chứng khác
với can dương thượng khang của thực chứng, càng khác can hoả
thịnh thuộc thực chứng)




Vì là hư chứng nên các chứng xuất hiện từ từ, chứ không đột ngột,
dữ dội, ưa sờ nắn, xoa bóp. Càng phân biệt rõ ở chỗ chứng này lưỡi
hồng, ít bọt, rêu lưỡi ít hoặc không rêu, mạch tế, sác là tượng lưỡi
và tượng mạch của âm hư… tay chân tê dại, thịt mềm nhẽo là do
âm dịch không đủ gây nên.
CAN ĐẢM THẤP NHIỆT



Sườn phải đau thành cơn, vàng da, đái ít mà đỏ, miệng đắng, họng
khô, nóng rét lẫn lộn, nôn mửa, nhói đau vùng lõm ức, ăn ít, bụng
chướng, lưỡi hồng rêu vàng, mạch huyền, sác

Bệnh lý:


8

Do nhiệt nên đảm không sơ tiết được gây ra sườn phải đau đớn.

8




Đảm kinh có nhiệt thì đắng miệng, họng khô, nóng rét lẫn lộn.




Nhiệt kiêm thấp, thấp nhiệt uất chưng làm vàng da, đái ít, nước
tiểu vàng hoặc đỏ.



Can khí phạm vị (can vị bất hoà) gây đau vùng thượng vị, nôn, ăn
ít, bụng chướng… đó là chứng của tì, vị;



Lưỡi đỏ, rêu vàng, mạch huyền, sác là chứng của nhiệt.

TỲ VÀ VỊ
Định nghĩa:


Công năng sinh lý của tỳ chủ yếu là vận hoá, thống huyết. Khi có
biến hoá bệnh lý:

- Bệnh của tỳ phần lớn là thấp, là hư (dương hư là nhiều).
- Bệnh của vị phần lớn là nhiệt, thường là thực nhiệt (chứng hư hay gặp
là vị âm hư).
TỲ DƯƠNG HƯ


Mặt vàng bệch, vùng dạ dày hoặc bụng chướng đau, ưa chườm,
nắn, miệng ứa nước trong, ăn không ngon, phân sống nát hoặc tiêu
lỏng kéo dài, biếng nhác, yếu đuối, tứ chi lạnh, nước tiểu nhiều mà

trong, hoặc tiểu ít mà phù thũng, bắp thịt gầy mòn, lưỡi nhạt, rêu
trắng, nhuận, mạch hơi chậm hoặc yếu.

Bệnh lý:
9

9




Tỳ dương hư, hàn làm cho công năng vận hoá của tỳ vị giảm yếu,
do đó mặt vàng bệch, ăn uống không biết ngon, phân nát, bụng
trên chướng đau, thích chườm ấm (thuộc hàn), ưa nắn bóp (thuộc
hư).



Tỳ chủ tứ chi, cơ bắp, tỳ dương bất túc làm cho chân tay lạnh, mệt
mỏi uể oải, cơ bắp gầy mòn.



Tỳ dương hư, thì công năng vận hoá thuỷ thấp kém nên nước tiểu
trong mà nhiều hoặc ít mà phù thũng, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng
trơn, mạch hoãn hoặc nhược.
TỲ VỊ KHÍ HƯ




Mặt vàng, uể oải, ăn uống mất ngon, bụng trên đau hoặc buồn bằn,
thích bóp nắn, bụng chướng, thở có rên, nôn chua, phân nát, lưỡi
nhạt, hoặc có ngấn răng, rêu lưỡi trắng, mạch hư.



Nếu tiếng nói trầm, đoản hơi, cử động có cảm giác khí trụt xuống,
hoặc sa dạ dày, sa thận, sa dạ con là phần khí càng hư gọi là trung
khí hạ hãm (tỳ khí bị hãm ở dưới).



Nếu như khí tỳ, vị đều hư, có thể xuất hiện các chứng xuất huyết
hoặc phát nhiệt (sốt cao).



Nếu như tỳ, vị khí hư, can khí phạm vị sẽ đau vùng dạ dày, sườn
bụng chướng đau, ợ chua hoặc sôi bụng, ỉa chảy, rêu lưỡi trắng
trơn, mạch huyền, đây là chứng can vị bất hoà.

Bệnh lý:
10

10




Tỳ vị khí hư sẽ uể oải, ăn ít, bụng đau, ưa sờ nắn, phân nát, mạch

hư.



Tỳ, vị hư quá nặng, sức thăng đề không đủ, làm cho nội tạng sa
xuống, ngắn hơi, tiếng nói trầm.



Tỳ, vị khí hư, kém ăn dẫn đến khí huyết đều hư;



Tỳ không thống huyết sẽ gây nên xuất huyết, cũng có thể không
xuất huyết mà phát nhiệt, loại này không do ngoại cảm mà là “nội
thương phát nhiệt”.



Can đối với tỳ là quan hệ khắc chế và bị khắc chế, can khí hoành
nghịch, sẽ khắc chế Tỳ Vị, gây nên bệnh ở hệ thống tiêu hoá;



Tỳ Vị hư nhược cũng dễ dẫn đến Can khí phạm vị mà xuất hiện
các chứng Can Vị bất hoà.
TỲ VỊ THẤP KHỐN




Ăn uống giảm dần, dạ dày đầy tức, có khi tức nhói muốn nôn,
miệng nhạt hoặc khô, thích uống nóng, đầu nặng như có vật đè,
chân tay rã rời, ngại nói, ngại làm, phù thũng, tiêu chảy, khí hư
nhiều, rêu lưỡi dầy trơn, mạch hoãn.

Bệnh lý:


Tỳ, vị thấp khốn làm công năng vận hoá thấp trọc bị trở ngại, kém
ăn, dạ dày đầy tức, buồn nôn.

11

11




Tỳ chủ tứ chi nên chi thể khốn quẫn; thấp khốn ở trong thì thanh
dương không thăng làm cho đầu nặng như đá đè;



Thấp tụ ở dưới làm cho ỉa chảy, nhiều khí hư; miệng nhạt, rêu lưỡi
dầy trơn, mạch hoãn là chứng thấp nặng; lưỡi dày non mà mạch
hư là tượng lưỡi và tượng mạch của chứng hư.



Ngoài thấp khốn ra, còn có tỳ hư, phần lớn tỳ hư không vận hoá

thấp mà tiến triển thành thấp khốn.
THẤP NHIỆT NỘI UẨN



Phúc mạc và da dẻ toàn thân vàng vọt, phát ngứa, bụng báng,
chướng không thiết ăn uống, thân thể mệt mỏi, nước tiểu đỏ, vàng,
hoặc thấy miệng khô, đắng, phát sốt, khát, phân nát, rêu lưỡi vàng
trơn, mạch nhu, sác

Bệnh lý:


Thấp nhiệt nội uẩn ở tỳ vị làm ảnh hưởng tới tác dụng sơ tiết của
gan, mật, dịch mật tràn ra làm da dẻ vàng, ngứa.



Thấp nhiệt nội uẩn, vận hoá thất thường sẽ không muốn ăn, đại
tiện phân nát, tiểu tiện đỏ vàng.



Nếu thiên về nhiệt thì miệng khát, đắng, phát sốt, rêu lưỡi vàng
trơn; mạch nhu, sác là chứng của thấp nhiệt nội uẩn.
VỊ HỎA THỊNH

12

12





Phát sốt, táo bón, đau răng, chảy máu chân răng, thổ huyết, chảy
máu mũi, bứt rứt, miệng khô, đắng, lưỡi hồng, rêu lưỡi vàng, mạch
sác.



Vị âm hư có: ăn uống kém sút, có khi không ăn, phát sốt nhẹ, sốt về
chiều, táo bón, lưỡi đỏ, ít rêu hoặc không rêu, mạch tế hoặc tế sác.

Bệnh lý:


Vị hoả thịnh, dương thịnh thì nhiệt, làm phát sốt, hoả nhiệt thương
âm làm cho phiền thao (vật vã) táo bón.



Hoả thịnh viêm lên, ép huyết “vọng hành” làm cho thổ huyết, chảy
máu mũi.



Hoả của vị, hoả theo dương minh kinh mạch (vị kinh) đi lên làm
cho chân răng sưng đau và xuất huyết; vị hoả thịnh làm cho miệng
đắng, khô.




Rêu lưỡi vàng, mạch sác là chứng của nhiệt hoả.



Vị âm hư cũng xuất hiện chứng lý nhiệt, vì “âm hư sinh nội nhiệt”.



Chứng nhiệt này so với chứng thực thiệt thì khác nhau, tuy cùng
phát sốt hoặc sốt về chiều nhưng nhiệt độ không cao, tuy có táo
bón, rêu lưỡi không đến nỗi vàng dầy,ngược lại, thấy ít rêu hoặc
không có rêu;



Ăn uống có giảm nhưng không phải do khí hư mà vì âm tân bất túc
gây nên.

13

13




Vị hoả thịnh có thể thương âm, vị âm hư có thể sinh nhiệt, chứng
trước là thực hoả, sau là hư hoả, hai cái đó khác nhau.


PHẾ VÀ ĐẠI TRƯỜNG
ĐỊNH NGHĨA


Công năng sinh lý của phế chủ yếu là chủ khí, túc giáng.



Khi có biến hoá bệnh lý phần lớn là có bệnh thuộc hệ thống hô
hấp. Biểu hiện của thực chứng, hàn chứng có đờm trọc trở phế,
phế hàn ho, suyễn; thực chứng, nhiệt chứng, có phế nhiệt ho,
suyễn;



Thuộc hư chứng có phế khí hư, phế âm hư, phế tỳ lưỡng hư,
phế thận lưỡng hư.



Bệnh của đại trường thường là thấp nhiệt.
ĐÀM TRỌC TRỞ PHẾ



Ho, hen, trong hầu có tiếng đờm, đờm dẻo mà nhiều; ngực, sườn
buồn tức, đau đớn, không thể nằm ngửa, rêu lưỡi đục trơn, mạch
hoạt.




Nếu kiêm hàn sẽ thấy đờm trong và nhiều, mạch chứng phế tán;



Kiêm nhiệt sẽ thấy mạch chứng phế nhiệt.

Bệnh lý:

14

14




Đàm trọc trở phế, phế khí bất túc sinh ra khí suyễn, đờm dính đều
mà nhiều ngực sườn đầy tức, đau đớn không thể nằm ngửa.



Rêu lưỡi đục, trơn, mạch hoạt làm đàm chứng, nếu kiêm phế hàn
thì đờm trong mà nhiều bóng bọt, lưỡi nhạt, rêu trơn, mạch hoãn
hoạt,



Kiêm nhiệt thì đờm nhiều, vàng đều, hoặc kiêm phát sốt, lưỡi hồng,
rêu vàng, mạch hoạt sác
PHẾ HÀN KHÁI SUYỄN




Ho dồn dập, mạnh, thở gấp, đờm dính trắng mà nhiều, hoặc đờm
lỏng, dễ bong,



Nặng thì ho hen tức ngực không thể nằm ngửa, hoặc có sốt, sợ gió,
rêu lưỡi trắng nhạt, mạch phù khẩn hoặc khẩn

Bệnh lý:


Phế có hàn tà hoặc hàn đàm thì phế khí không túc giáng, làm cho
ho có nhiều đờm, nặng thì tức ngực, hen gấp, không thể nằm ngửa.



Nếu do hàn tà gây bệnh thì pháp sốt, sợ lạnh.



Rêu lưỡi trắng nhạt, mạch khẩn là mạch tượng và hình lưỡi của
hàn chứng.
PHẾ NHIỆT KHÁI SUYỄN

15

15





Ho, suyễn gấp, đờm vàng, dẻo đều, hoặc ho nôn máu mủ, mùi hôi
tanh, hầu họng đau hoặc tức ngực, sợ lạnh phát nóng, lưỡi hồng
rêu vàng hoặc vàng trơn, mạch sác hoặc hoạt sác

Bệnh lý:


Phế nhiệt ho suyễn là phế có thực nhiệt; viêm phổi cấp, đờm nhiệt
kết dẻo lại, phế khí không được tuyên thông, càng thấy ho, suyễn;



Nếu đàm nhiệt trở tắc, phế mạch không thư thì thấy tức ngực.



Nếu nhiệt thịnh huyết ứ, huyết nhục hủ bại sẽ nôn ra mủ, máu, sốt
nóng, rét.



Lưỡi hồng, rêu lưỡi vàng trơn, mạch sác hoặc hoạt là tượng lưỡi
hoặc tượng mạch của nhiệt chứng, thực chứng.
PHẾ KHÍ HƯ




Ho, thở ngắn hơi, có khí suyễn gấp hoặc thở hít khó khăn, đờm
nhiều mà lỏng, mệt mỏi, ngại nói, tiếng trầm yếu, sợ lạnh, ra mồ
hôi, sắc mặt trắng, nhợt, chất lưỡi nhạt, chậm, mạch hư nhược, ho
thấy đờm, ven lưỡi có nốt ứ là khí hư kiêm huyết ứ.

Bệnh lý:

16



Phế khí hư, khí bất túc gây ho, ngắn hơi, tiếng nói trầm yếu:



Khí hư tất sinh đờm, đờm nhiều, lỏng;



Phế khí bất túc, da không săn, nên sợ lạnh, tự ra mồ hôi.

16




Chất lưỡi nhạt, chậm, mạch hư nhược là tượng mạch và tượng lưỡi
của chứng hư, sắc mặt trắng nhợt chủ về phế khí bất túc.
PHẾ ÂM HƯ




Ho không có đờm, hoặc ít mà dính, có khi lẫn ít máu, sốt về chiều,
mồ hôi trộm, lòng bàn tay, bàn chân nóng, sau giờ ngọ má đỏ, mất
ngủ, miệng khô, họng rát, hoặc tiếng nói khản câm gần mất, lưỡi
hồng, chậm, ít rêu, mạch tế sác

Bệnh lý:


Phế âm hư, tân dịch bất túc nên ho không có đờm hoặc đờm ít mà
dính, tân dịch bất túc không đủ làm mềm các phế mạch, phế lạc dễ
vỡ vì ho nên có lẫn máu trong đờm.



Âm hư sinh nội nhiệt gây sốt về chiều, lòng bàn chân, bàn tay nóng,
miệng khô, họng rát.



Âm hư nên thuỷ không chế được hoả, nội hoả nhiễu động, giúp cho
tân dịch tiết ra ngoài đưa đến mồ hôi trộm, nội nhiễu tâm thần làm
cho mất ngủ, lưỡi hồng, chậm, ít rêu, mạch tế sác, là tượng mạch,
tượng lưỡi của chứng âm hư;



Sau ngọ, gò má đỏ là sắc mặt thường thấy của âm hư.

PHẾ TỲ, PHẾ THẬN LƯỠNG HƯ



Phế tỳ lưỡng hư thuộc hư chứng, biểu hiện: ho kéo dài ngày, đờm
nhiều, trong, lỏng, sắc mặt gày còm, phờ phạc, mệt mỏi, kém ăn,

17

17


bụng chướng, ỉa nhão, lưỡi mỏng, chậm, sắc nhạt, rêu trắng, mạch
tế hoặc hư đại


Phế thận lưỡng hư thuộc âm hư, biểu hiện: Ho ít, ít đờm, cử động
thì tụt hơi, mặt trắng, gò má đỏ, sốt về chiều hoặc ngũ tâm phiền
mệt, gầy mòn, mất ngủ, mồ hôi trộm, đêm đến khô miệng, lưng
đau, đùi nhẽo, di tinh, lưỡi hồng, mạch tế sác

Bệnh lý


Tỳ và phế, phế và thận đều có tác dụng tương sinh giúp đỡ nhau,
một tạng hư sẽ dẫn đến hai tạng cùng hư, sinh ra chứng bệnh của 2
tạng.




Như phế tỳ khí hư có chứng ho lâu ngày, nhiều đơm trong, lỏng,
của phế hư, lại có mệt mỏi, phân nát, bụng chướng, gày mòn, ăn ít
là chứng của tỳ hư.



Phế thận lưỡng hư là chứng của âm hư, ngoài việc có chứng của
phế hư còn có chứng của thận âm hư là đêm đến miệng khô, lưng
đau, đùi nhẽo, di tinh.
ĐẠI TRƯỜNG THẤP NHIỆT



Đau bụng, ỉa chảy hoặc lý cấp hậu trọng ỉa có chất nhầy máu mủ,
hoặc ỉa có máu, có mụn trĩ, lưỡi hồng, rêu dày trắng hoặc vàng
trơn, mạch trầm, sác

Bệnh lý

18

18




Thấp nhiệt tụ ở đại trường, tà chính cùng tranh nhau làm cho đau
bụng, ỉa chảy.




Thấp nhiệt rất thịnh làm hại đến khí huyết. Trọc khí đoạ xuống
làm cho thành lý cấp hậu trọng; xâm phạm tới kinh mạch làm cho
đại tiện có mủ máu.



Thấp nhiệt trệ ở huyết mạch làm cho ỉa ra máu và có mụn trĩ.

THẬN VÀ BÀNG QUANG
Định Nghĩa


“Thận là gốc của tiên thiên”, công năng sinh lý là chủ tàng tinh,
chủ nước.



Trong thận có chứa nguyên âm, nguyên dương chỉ nên giữ gìn,
không nên hao tiết.



Lúc biến hoá bệnh lý phần nhiều là hư chứng, được chia làm 2 loại
lớn: thận âm hư và thận dương hư, trong đó bao gồm nhiều loại
bệnh về sinh dục, tiết niệu, thần kinh, hệ thống nội tiết.



Chứng bệnh thường thấy của bàng quang là thấp nhiệt.

THẬN ÂM HƯ



Đầu váng, mắt hoa, tai ù, tai điếc, răng lợi lung lay hoặc đau, mất
ngủ gần tối miệng khô, ngũ tâm phiền nhiệt, mồ hôi trộm, lưng gối

19

19


mỏi đau, hoặc đau xương chầy, đau mắt cá chân, di tinh, lưỡi hồng
khô, hoặc có rêu xanh, mạch tế sác,


Nếu kiêm gò má hồng, môi đỏ, ham tình dục, tiểu tiện ít, đỏ, nửa
đêm miệng khô nhiều, mạch huyền sác hoặc huyền tế sác là âm hư
hoả vượng

Bệnh lý


Thận âm hư, tân dịch bất túc, tướng hoả vượng thịnh, (thận hoả
vượng thịnh).



Chủ yếu thấy ngũ tâm phiền nhiệt, ra mồ hôi trộm gần tối miệng
khô (gần tối thuộc âm), âm hư tức dương khang, làm cho thấy đầu

váng mắt hoa, tai ù, tai điếc, mất ngủ.



“Thận chủ xương”, thận âm bất túc sẽ thấy lưng gối đau buốt, hoặc
xương chầy đau, gót chân đau.



“Răng là chỗ thừa của xương” xương tuỷ không đầy đủ làm cho
răng đau, lung lay.



Thận âm hư, tân dịch không được giữ chắc, sẽ thấy mồ hôi trộm, di
tinh.



Âm hư nhiều thì hư hoả vượng, làm cho gò má hồng, môi đỏ, tình
dục quá sức căng thẳng, tiểu tiện ít, đó là chứng của nội nhiệt, tân
khuyết, lưỡi hồng, không rêu, mạch tê sác là tượng lưỡi, tượng
mạch của âm hư (mạch nhỏ, nhanh).

20

20


THẬN DƯƠNG HƯ



Sắc mặt ảm đạm, tóc rụng, sợ lạnh, chân tay lạnh, thở ngắn hơi,
suyễn, tinh thần mệt mỏi, tai ù, điếc, răng lợi lung lay, lưng gối mỏi
đau (nhẽo mềm), đái ít, phù thũng hoặc đêm hay đi đái, nước đái
vàng hoặc trong, ra mồ hôi, lưỡi béo nón, rêu lưỡi trắng nhuận,
mạch hư phù, hoặc trầm trì vô lực.



Nếu mệnh môn hoả suy thì liệt dương, hoạt tinh (không mộng mà
xuất), ỉa chảy mãn tính, tứ chi lạnh hoặc hụt hơi, hen mà ra mồ hôi
xích mạch nhược hoặc vi tế trầm trì.



Nếu đi đái nhiều hoặc đái không cầm, hay đái đêm, đái xong còn
rớt không dứt, hoặc tinh xuất sớm, lưỡi non, rêu trắng, xích bộ
nhược là thận khí không có.

Bệnh lý


Thận khai khiếu ở tai, biến hoá ở tóc, thận khí không đủ, làm cho
tai ù, điếc, tóc dễ rụng.



Thận chủ xương, Thận khí không đủ làm cho lưng gối mỏi đau,
răng lợi lung lay.




Thận hư không thể nạp khí về thận thì hụt hơi mà suyễn.



Thận dương hư làm cho dương khí toàn thân hư, chi thể không
ấm, tự ra mồ hôi, tinh thần không phấn chấn, đại tiện lỏng; dương
hư làm thuỷ bị sai lạc thì đái ít mà phù thũng.

21

21




Mệnh môn hoả suy thì hư hàn càng nhiều, làm cho tứ chi lạnh, liệt
dương hoạt tinh.



Tảng sáng ỉa chảy là chứng của mệnh môn hoả suy. Mệnh môn hoả
suy cũng thường kiêm không thể nạp khí, nên kiêm thấy hụt hơi,
suyễn, ra mồ hôi.



Nếu thận khí bất cố (không giữ vững) thì không có sức thu nhiếp

làm cho hoạt tinh, sớm xuất, tiểu tiện nhiều hoặc không cầm.



Thận dương hư, mạch thường hư phù mà rêu lưỡi trắng nhuận,
nếu dương hư thì lưỡi phì non (béo non) mà mạch trầm vô lực. Nếu
trầm, trì thiên về rất hàn.
THẬN ÂM DƯƠNG LƯỠNG HƯ



Sắc mặt ảm đạm, tóc dễ rụng, răng lung lay, miệng khô, tâm phiền,
mồ hôi trộm, sợ rét, chi lạnh, di tinh, đái dầm, lưỡi nhạt hoặc có
rãnh nứt, rêu mỏng, mạch trầm tế hoặc nhược

Bênh lý


Do âm dương giúp nhau từ gốc, âm hư lâu ngày dẫn đến dương hư,
dương hư cũng dẫn đến âm hư. Thận âm dương hư cả sẽ dẫn đến
những chứng của âm, dương đều hư.



Khi biện chứng phải căn cứ tình huống cụ thể vào gốc bệnh mà
châm, dùng thuốc cho đúng bệnh
BÀNG QUANG THẤP NHIỆT

22


22




Sốt cao hoặc sợ gió, tiểu dắt, tiểu vội, tiểu đau, hoặc tiểu liên miên,
tiểu tự nhiên đứt, nước tiểu đục, có máu, có cát sỏi, rêu lưỡi vàng
hoặc trơn, mạch sác

Bệnh lý


Bàng quang thấp nhiệt, nội nhiệt thịnh làm cho phát sốt.



Nếu kiêm biểu chứng thì thấy sợ lạnh.



Bàng quang thấp nhiệt trú xuống dưới thì đái khó, đái són, đái vội,
đái đục, buốt, đái luôn không thấy dứt.



Thấp nhiệt nóng ở trong lâu ngày thì đái có cát sỏi; thấp nhiệt quá
thịnh thì đái có máu mủ.




Rêu lưỡi vàng trơn, mạch sác là tượng mạch và tượng lưỡi của
thấp thịnh

THE END

23

23



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×