Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

TÀI LIỆU ÔN TẬP NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (253.39 KB, 36 trang )

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
Chương trình đào tạo chuyên ngành Quản lý công thuộc ngành QLNN

TÀI LIỆU ÔN TẬP
NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

1


Câu 1: Trình bày khái niệm hoạt động lãnh đạo và hoạt động quản lý? So sánh hoạt
động lãnh đạo với hoạt động quản lý? Vai trò hoạt động lãnh đạo, quản lý?
* Các khái niệm:
- Hoạt động lãnh đạo là hoạt động của người lãnh đạo mang tính định hướng, gây ảnh hưởng,
tạo dựng niềm tin, thuyết phục người khác để họ đồng thuận, thực hiện đường lối, chủ trương hướng
tới mục tiêu nào đó.
- Hoạt động quản lý: Là hoạt động mang tính kỹ thuật, quy trình được quy định rõ trong khuôn
khổ các thể chế xác định.
Nhà quản lý sử dụng quyền lực để điều hành người khác.
* Hoạt động lãnh đạo, hoạt động quản lý có những điểm cơ bản giống nhau:
- Cả hai hoạt động này cùng đạt mục đích mong muốn thông qua hoạt động của người khác.
- Cả hai hoạt động này đều sử dụng quyền uy để điều hành người khác.
* Điểm khác nhau giữa hoạt động lãnh đạo và hoạt động quản lý:
+ Điểm khác biệt giữa hoạt động lãnh đạo và hoạt động quản lý là ở chỗ lãnh đạo sử dụng uy
tín và sự thuyết phục nhiều hơn, sử dụng quyền lực ít hơn; quản lý sử dụngquyền lực nhiều hơn , sử
dụng uy tín và sự thuyết phục ít hơn. Hoạt động quản ly thường được thực hiện theo một quy chế,
chuẩn mực, nguyên tắc rõ ràng. Lãnh đạo không dựa nhiều vào quy chế mà dựa vào sự thuyết phục
và cảm hóa mang tính nhận thức, tình cảm.
+ Hoạt động lãnh đạo là đề ra chủ trương và tổ chức động viên thực hiện còn quản lý là tổ
chức và điều khiển các hoạt động theo yêu cầu nhất định.
+ Lãnh đạo là chỉ đường vạch lối, nhìn xa trông rộng, hướng tới mục tiêu cuối cùng còn quản
lý là tổ chức và điều khiển các hoạt động theo yêu cầu đó.


+ Lãnh đạo thuộc lĩnh vực chính trị, người lãnh đạo là nhà chính trị, còn quản lý thuộc lĩnh
vực hành chính, người làm quản lý là những nhà hành chính.
+ Lãnh đạo dùng biện pháp động viên thuyết phục, gây ảnh hưởng dựa vào đạo lý là chính, trái
lịa quản lý phải sử dụng các biện pháp tổ chức chặt chẽ, dựa vào ràng buộc của pháp chế, thể chế.
+ Có thể nói lãnh đạo giống như một nghệ thuật còn quản lý thiên về mặt kỹ thuật.
2


* Vai trò của hoạt động lãnh đạo, quản lý ở cơ sở.
- Hoạt động lãnh đạo, quản lý tạo nên sức mạnh tập thể trên cơ sở thống nhất ý chí và hành
động.
- Hoạt động lãnh đạo, quản lý tạo ra môi trường vừa cho phếp mỗi người dân được tự do sáng
tạo, vừa định hướng hoạt động của mọi người theo mục tiêu chung.
- Hoạt động lãnh đạo, quản lý ở cơ sở tạo nên sự phối hơp nhịp nhàng của đơn vị thành một hệ
thống thống nhất.
- Hoạt động lãnh đạo, quản lý ở cơ sở góp phần tạo dựng sức mạnh bền vững của hệ thống
chính trị.

Câu 2: Nêu những nội dung chủ yếu của hoạt động lãnh đạo, quản lý của cán bộ lãnh
đạo, quản lý ở cơ sở?
Khái niệm hoạt động lãnh đạo: là hoạt động mang tính định hướng, gây ảnh hưởng, tạo
dựng niềm tin, thuyết phục người khác để họ đồng lòng với người lãnh đạothực hiện đường lối, chủ
trương hoặc hệ thống mục tiêu nào đó. Lãnh đạo tạo hiệu ứng điều khiển, dẫn dắt người khác dựa
trên cơ chế nhận thức, niềm tin, tiêu chuẩn đạo đức, lý tưởng,.v.v… mà không mang tính cưỡng bức
đối với người khác.
KN hoạt động quản lý: hoạt động quản lý mang tính kỹ thuật, quy trình, được định rõ trong
khuôn khổ các thể chế xác định.
Nội dung chủ yếu của hoạt động lãnh đạo, quản lý
* Xây dựng mục tiêu, phương hướng, kế hoạch hoạt động ở cơ sở
- Dự báo:

Là phán đoán một cách có căn cứ khoa học xu hướng phát triển ucra xã, huyện, tỉnh, cả nước
trong thời gian trước mắt và lâu dài nhằm cung cấp luận cứ cho việc xây dựng chủ trương, chính
sách, kế hoạch hành động của cơ sở. Nội dung của dự báo gồm những biến động bên trong, bên
ngoài cấp sơ sở theo chiều hướng có lợi và không có lợi. Dự báo có vai trò quan trọng trong việc
cung cấp căn cứ để lập kế hoạch hoạt động của cơ sở.
- Xác định mục tiêu:
3


Mục tiêu là kết quả hành động hoặc trạng thái ở cơ sở. Mục tiêu vừa có tính chất định hướng
hành động, vừa xác định rõ các tiêu chí đo lượng kết qảu của hành động.
Mục tiêu còn mang tính thời hạn với điểm bắt đầu và kết thúc theo thời gian cụ thể. Xác định
mục tiêu đúng là một công việc rất quan trọng và không dễ dàng trong công việc của cán bộ lãnh
đạo, quản lý. Mỗi cơ sở có một hệ thống các mục tiêu đa dạng theo các mối quan hệ khác nhau; cần
quan tâm là cấp cơ sở phải thiết lập mối quan hệ ưu tiên và phối hợp giữa các mục tiêu.
- Lập kế hoạch, chương trình hành động
Thứ nhất, xây dựng các chương trình hành động để thực hiện mục tiêu.
Thứ hai, lập kế hoạch hành động cho từng mục tiêu, từng bộ phận, cá nhân và theo thời gian.
Có hai loại kế hoạch cần phải xây dựng là kế hoạc hoạt động thường kỳ của cơ sở và kế hoạch thực
hiện các chương trình mục tiêu. Kế hoạch của cấp cơ sở phải được truyền tải cho các bộ phận chức
năng và cụ thể hóa thành nhiệm vụ. chỉ tiêu của các bộ phận đó. Kế hoạch của cấp cơ sở là một bộp
hận của kế hoạch cấp trên nên phải phù hợp với kế hoạch, chương trình hành động của cấp trên và
phải được cấp trên phê chuẩn.
* Tổ chức thực hiện mục tiêu, phương hướng, kế hoạch của cơ sở
- Huy động, bố trí, sử dụng nguồn lực.
Trước hết cần huye động, bố trí, sử dụng nguồn lực tài chính. Tiếp theo cần huy động bố trí,
sử dụng vật tư, thiết bị.
- Thiết lập và củng cố, đổi mới bộ máy tổ chức, quản lý
Bộ máy quản lý là một chỉnh thể các bộ phận quản lý có chức năng, nhiệm vụ khác nhau
nhưng cùng chung nhau mục tiêu là lãnh đạo, quản lý đơn vị hoàn thành nhiệm vụ. Mối quan hệ

giữa các bộ phận quản lý gọi là quan hệ quản l ý. Quan hệ giữa các cấp quản lý gọi là quan hệ dọc;
quan hệ giữa các khâu quản lý gọi là quan hệ ngang.
Khi xây dựng bộ máy quản lý cấp cơ sở cần tuân thủ các yêu cầu sau:
+ Xác định rõ số lượng các khâu quản lý sao cho vừa đủ để thực hiện các chức năng quản lý.
+ Xác định rõ thẩm quyền và trách nhiệm cho từng khâu quản lý.
+ Các bộ phận quản lý không được đảm nhiệm các nhiệm vụ chỗng chéo lẫn nhau.
4


+ Cơ cấu các bộ phận và mối quan hệ giữa chúng vừa phải đảm bảo tính ổn định tương đối,
vừa phải có tính thích nghi khi điều kiện thay đổi.
+ Cơ cấu tổ chức quản lý phải đáp ứng yêu cầu hiệu lực, hiệu quả.
Khi xây dựng cơ cấu tổ chức quản lý mới, thường làm theo ba phương pháp:
+ Một là dựa vào cơ cấu mẫu đã sẵn có, chỉnh lý, bổ sung chp phù hợp với đơn
+ Hai là thuê các chuyên gia xây dựng và thẩm định cơ cấu tổ chức quản lý mới.
+ Ba là xây dựng cơ cấu tổ chức quản lý mới dựa trên kỹ thuật phân tích công việc, định mức
lao động và hệ thống các chức danh phù hợp với đơn vị.
- Hoạt động đối ngoại
Đối ngoại được hiểu là thiết lập các mối quan hệ với các cơ quan, tổ chức ngoài đơn vị. Cấp
cơ sở có 02 luồng quan hệ đối ngoại cần chú trọng điều chỉnh là quan hệ với cấp trên và quan hệ với
đối tác.
- Điều hành và điều chỉnh hoạt động ở cơ sở.
Hoạt động điều hành công việc hàng ngày phải tuân thủ theo lịch làm việc đã được cân nhắc
kỹ lưỡng khi soạn thảo và phải được thông báo cho các bên có liên quan.
Quá trình điều hành còn bao gồm việc ra các quyết định cần thiết.
Điều chỉnh kế hoạch, chương trình hành động khi cần thiết là hoạt động không thường kỳ
nhưng khá quan trọng của cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở. Trong điều hành hết sức tránh tư tưởng
trì trệ, không thích sự thay đổi cho dù thay đổi là cần thiết.
Ngược lại, cũng nên tránh hành động thay đổi tùy tiện, theo ý thích chủ quan của cán bộ lãnh
đạo, quản lý mà không thật sự cần thiết.

* Thực hiện, kiểm tra đánh giá và xây dựng môi trường làm việc ở cơ sở.
- Xây dựng và điều hành chế độ kiểm tra
Kiểm tra là đo lường và chấn chỉnh hoạt động của đơn vị nhằm đảm bảo rằng mọi việc, mọi
con người trong tổ chức đang thực hiện theo đúng kế hoạch đã vạch ra để hoàn thành mục tiêu.

5


Để kiểm tra có kết quả, cán bộ lãnh đạo, quản lý phải thực hiện ba cộng đoạn là xây dựng các
tiêu chuẩn kiểm tra; đo lương việc thực hiện theo các tiêu chuẩn đã vạch ra; điều chỉnh sự khác biệt
giữa các tiêu chuẩn và kế hoạch.
Có hai đối tượng cần kiểm tra là công việc và nhân viên.
Có nhiều hình thức kiểm tra như kiểm tra phòng ngừa, kiểm tra dấu hiệu sai phạm, kiểm tra
định kỳ, kiểm tra đột xuất, kiểm tra trực tiếp, kiểm tra gián tiếp.v.v.
Để kiểm tra có kết quả tốt, quá trình kiểm tra phải tuân thủ các yêu cầu:
+ Kiểm tra phải dựa vào kế hoạch hành động của đơn vị và theo yêu cầu công
+ Quá trình kiểm tra phải đảm bảo cung cấp thông tin tring thực, khách quan và theo các tiêu
chí đo lường thống nhất.
+ Kiểm tra cần chú trọng những khâu, công đoạn trọng tâm.
+ Kiểm tra phải linh hoạt, phù hợp với bầu không khí của đơn vị và tiết kiệm.
- Xây dựng và điều hành chế độ đánh giá.
Đánh giá là đưa ra phán xét tốt, xấu về một công việc nào đó, về một bộ phận hay con người
nào đó.
Nội dung đánh giá bao gồm đánh giá công việc; đánh giá con người. Phương pháp đánh giá
thường theo tiêu chuẩn, theo thang điểm hoặc theo nhận xét của số đông đồng nghiệp. Thẩm quyền
đánh giá thường được giao cho cán bộ quản lý cấp trên trực tiếp hoặc tập thể nơi cá nhân công tác.
Việc xây dựng và điều hành chế độ kiểm tra, đánh giá góp phần nâng cao chất lượng và hiệu
quả công việc, gắn liền việc thực hiện chế độ động viên, khuyến khích.
- Xây dựng môi trường làm việc hiệu quả ở cơ sở.
Môi trường làm việc ảnh hưởng lớn đến tinh thần và qua đó ảnh hưởng đến hiệu suất công tác

của cán bộ, nhân viên. Môi trường hoạt động hiệu quả thường phải có các tính chất: đoàn kết, chia
sẻ, thân thiện, cảm thông và hỗ trợ lẫn nhau.

6


Câu 3: Trình bày khái niệm và phân loại phong cách lãnh đạo của người cán bộ lãnh
đạo, quản lý?
* Khái niệm : Phong cách lãnh đạo của cán bộ lãnh đạo, quản lý là mẫu hành vi mà người
lãnh đạo, quản lý lựa chọn nhằm tác động một cách có hiệu quả đến đối tượng lãnh đạo, quản lý
nhằm thực hiện những mục tiêu và nhiệm vụ lãnh đạo, quản lý đã đề ra.
* Phân loại phong cách lãnh đạo của người cán bộ, quản lý:
- Phong cách lãnh đạo độc đoán: người lãnh đạo sử dụng phong này tập trung quyền lực, nắm
bắt tất cả các quan hệ và thông tin.
- Phong cách lãnh đạo dân chủ: người lãnh đạo có phong cách này không quyết theo chủ quan
của mình mà mở rộng dân chủ, tranh thủ, động viên mọi người tham gia vào các quyết định quản lý
và giải quyết các nhiệm vụ của đơn vị.
- Phong cách lãnh đạo tự do: người lãnh đạo có phong cách này thường tham gia ít nhất vào
công việc của tập thể, hầu như giao hết quyền hạn, trách nhiệm cho mọi người.
- Phong cách lãnh đạo định hướng mục tiêu: có thể chia nhiều loại như sau:
+ Phong cách chỉ đạo trực tiếp: giải thích cho cấp dưới về những gì mà người lãnh đạo mong
đợi họ.
+ Phong cách hỗ trợ: Đối xử công bằng và thân thiện với cấp dưới.
+ Phong cách tham gia: Tham vấn với những người dưới quyền, theo đuổi những đề nghị của
họ khi ra quyết định.
+ Phong cách lãnh đạo theo kết quả đạt được: đặt ra mục tiêu thách thức và khuyết khích cấp
dưới làm việc tốt và thể hiện sự tin tưởng và năng lực của nhóm.
- Phong cách lãnh đạo lêninnít: Phong cách lãnh đạo gắn với tư tưởng - chính trị; đạo đức tâm lý; nghiệp vụ - tổ chức của người lãnh đạo.
* Các dấu hiệu nhận biết phong cách lãnh đạo:
- Việc người lãnh đạo phân bố quyền hạn trong quá trình quản lý, lãnh đạo.

- Những phương pháp lãnh đạo chủ yếu của người đó.
- Quá trình hình thành và thông qua quyết định của người đó.
7


- Cách thức người đó tiếp xúc với những người dưới quyền.
- Hiệu suất lãnh đạo của tập thể khi vắng mặt người đó.
- Thái độ của người đó trước đề xuất hoặc phản ứng của quần chúng.
- Cách người đó giải quyết mối quan hệ giữa nhiệm vụ chính trị với những nhiệm vụ về tâm lý
xã hội.
- Hành vi của người đó khi thiếu tri thức khoa học.
- Tinh thần trách nhiệm thường xuyên của người đó.
- Tác động qua lại giữa người đó và những người dưới quyền.
- Phương pháp duy trì kỷ luật lãnh đạo của người đó trong tập thể.
- Tính hợp tác, tương trợ trong tập thể.
- Tính độc lập, chủ động tự quản của người dưới quyền trong tập thể.
- Tính nghiêm khắc của các yêu cầu do người lãnh đạo đề ra.
- Thái độ của người lãnh đạo đối với những sáng kiến, sáng tạo của người dưới quyền.
- Thái độ nghiêm khắc của người lãnh đạo đối với chính mình.

Câu 4: Trình bày những biểu hiện đặc trưng trong phong cách lãnh đạo của người cán
bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở?
* Khái niệm : Phong cách lãnh đạo của cán bộ lãnh đạo, quản lý là mẫu hành vi mà người
lãnh đạo, quản lý lựa chọn nhằm tác động một cách có hiệu quả đến đối tượng lãnh đạo, quản lý
nhằm thực hiện những mục tiêu và nhiệm vụ lãnh đạo, quản lý đã đề ra.
* Khái niệm phong cách lãnh đạo của cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở:
Phong cách lãnh đạo của cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở là mẫu hành vi mà người lãnh
đạo, quản lý lựa chọn nhằm tác động và ảnh hưởng có hiệu quả đến cấp dưới và quấn chúng nhân
dân tại cơ sơ. Nó được biểu hiện qua các tác phong làm việc dân chủ, khoa học, hiệu quả và thiết


8


thực, đi sâu đi sát quần chúng , tôn trọng và lắng nghe quần chúng, khiêm tốn học hỏi và thực sự cầu
thị, năng động và sáng tạo, gương mẫu và tiên phong.
* Những biểu hiện đặc trưng của phong cách lãnh đạo của cán bộ LĐ, QL ở cơ sở:
- Tác phong làm việc dân chủ: tác phong làm việc dân chủ là đặc trưng cơ bản của phong
cách lãnh đạo ở cấp xã, nó sẽ khơi dậy đước mọi sự tham gia nhiệt tình và những đóng góp sáng tạo
của quần chúng trong việc tạo ra quyết định, chỉ thị, trong việc tổ chức thực hiện những đường lối,
chủ trương chính sách, pháp luật của đảng và nhà nước ở cơ sở có hiệu quả.
Tác phong làm việc khoa học: tác phong làm việc khoa học thể hiện đặc điểm nghiệp vụ tổ
chức của pclđ cấp cơ sở. Lãnh đạo quản lý cấp cơ sở hiện nay khác hẳn với thời kỳ bao cấp. Người
lãnh đạo quản lý
các quyết định quản lý và tổ chức thực hiện.
- Tác phong đi sâu đi sát quần chúng: là đặc trưng riêng biệt của phong cách lãnh đạo cấp cơ
sở, có đi sâu đi sát quần chúng mới có đước tác phong khoa học, dân chủ, tác phong hiệu quả và
thiết thực.
Tác phong tôn trọng và lắng nghe ý kiến quần chúng: dân là gốc nước, dân là chủ, mọi
nguồn sức mạnh, trí tuệ sáng tạo điều từ nhân dân mà ra. Chính vì thế tác phong tôn trọng và lắng
nghe quần chúng kh chỉ là đặc trưng cơ bản của phong cách lãnh đạo cấp cơ sở mà còn là nguyên
tắc làm việc, nguyên tắc ứng xử của người lãnh đạo.
- không chỉ có nhiệt tình cách mạng, có đạo đức mà cần thiết pai có trình độ chuyên môn trí
tuệ.
- Tác phong làm việc hiệu quả, thiết thực: tính hiệu quả thiết thực là tiêu chí đánh giá tài đức
của cán bộ lãnh đạo, đánh giá sự phù hợp hay kg của pclđ.
- Cấp cơ sở là nơi thực hiện hóa, đưa đường lối chủ trương chính sách, pháp luật của Đảng và
nhà nước vào cuộc sống, vì vậy đòi hỏi tác phong làm việc của cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở
pai đảm bảo tính hiệu qua và thiết thực khi đưa ra
- Tác phong khiêm tốn học hỏi và thực sự cầu thị: Khiêm tốn học hỏi sẽ giúp cho cán bộ
lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở tiến bộ, có thêm kinh nghiệm, tri thức, kỹ năng để hoàn thành tốt nhiệm

vụ được giao.
9


Người lãnh đạo quản lý cấp cơ sở có phong cách khiêm tốn học hỏi và thực sự cầu thị sẽ dễ
gần đước quần chúng , chiếm đước sự cảm tình, tôn trọng quần chúng.
- Tác phong làm việc năng động và sáng tạo: người lãnh đạo năng đông và sáng tạo pai là
người nhạy bén trong việc phát hiện cái mới, ủng hộ những cái mới tích cực, nhân nó lên thành diện
rộng, thành phong trào để đới sống vật chất tinh thần của nhân dân ở cơ sở ngày càng đước cải thiện
, đổi mới văn minh hơn.
- Tác phong làm việc gương mẫu và tiên phong: tính gương mẫu và tiên phong của cán bộ
đảng viên là yếu tố đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng đối với xh, tạo được sự tín nhiệm, niền tin
của nhân dân, để tạo ra một bước chuyển biến mới trong đời sống chính trị kinh tế, văn hóa, … rất
cần đến phong cách, tác phong gương mẫu, tiên phong của những người cán bộ lãnh đạo, quản lý
để qua đó người dân mến phục, noi theo và tin tưởng.
* Khắc phục phong cách lãnh đạo quan liêu:
- Chú trọng tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức, hình thành ý thức và tâm lý xã hội
về chống phong cách quan liêu không chỉ trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý mà trong toàn xã
hội.
- Xây dựng cơ sở pháp lý chống phong cách lãnh đạo quan liêu.
- Hoàn thiện thể chế lãnh đạo, quản lý trong đó quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng vị
trí chức danh, quy định sự tương ứng giữa chức vụ, thẩm quyền và trách nhiệm.
- Chú trọng sử dụng thông tin đại chúng, dư luận xã hội để khắc phục phonng cách quan liêu,
tăng cường vai trò kiểm soát của nhân dân.
- Xây dựng văn hóa lãnh đạo, tăng cường thực hiện pháp chế và trật tự pháp luật cho mỗi cán
bộ, công chức.
* Liên hệ thực tiễn
- Rèn luyện, học tập nâng cao trình độ về mọi mặt…
- Tuyên truyền và vận động mọi người cùng tham gia…
- Đấu tranh phê và tự phê bình


10


Câu 5: Trình bày phương hướng xây dựng, rèn luyện phong cách lãnh đạo của người cán
bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở?
* Rèn luyện phong cách lãnh đạo lênin nít: là phong cách lãnh đạo ĐCS cầm quyền, người
cán bộ cơ sở cần rèn luyện phong cách này, là thống nhất lý luận và thực tiễn, tính tư tưởng cao, tính
nguyên tắc đảng.
* Khắc phục phong cách lãnh đạo quan liêu:
- Chú trọng tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức, hình thành ý thức và tâm lý xã hội
về chống phong cách quan liêu không chỉ trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý mà trong toàn xã
hội.
- Xây dựng cơ sở pháp lý chống phong cách lãnh đạo quan liêu.
- Hoàn thiện thể chế lãnh đạo, quản lý trong đó quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng vị
trí chức danh, quy định sự tương ứng giữa chức vụ, thẩm quyền và trách nhiệm.
- Chú trọng sử dụng thông tin đại chúng, dư luận xã hội để khắc phục phonng cách quan liêu,
tăng cường vai trò kiểm soát của nhân dân.
- Xây dựng văn hóa lãnh đạo, tăng cường thực hiện pháp chế và trật tự pháp luật cho mỗi cán
bộ, công chức.
* Tăng cường rèn luyện, nâng cao lập trường tư tưởng, chính trị của đội ngũ cán bộ lãnh
đạo, quản lý ở cơ sở: Những phẩm chất tư tưởng - chính trị là linh hồn sống của người lãnh đạo, vai
trò định hướng cho hoạt động của người lãnh đạo.
* Rèn luyện những phẩm chất tâm lý - đạo đức của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ
sở: Những phẩm chất tâm lý - đạo đức là cơ sở tạo nên cái riêng trong phong cách lãnh đạo, quản lý.
Phong cách của người lãnh đạo bao gồm tính trung thực, độc lập, kiên quyết, cương nghị và linh
hoạt... Biểu hiện cao nhất của đạo đức cách mạng xã hội là trong hành động luôn lấy sự nghiệp
chung, lợi ích chung làm trọng.
* Chú trọng bồi dưỡng chuyên môn, nâng cao năng lực tổ chức cho đội ngũ cán bộ lãnh
đạo, quản lý ở cơ sở để rèn luyện, đổi mới phong cách lãnh đạo: Trong phong cách lãnh đạo


11


những đặc điểm về mặt nghiệp vụ - tổ chức có vị trí hết sức quan trọng vì nó phản ánh hoạt động
của người lãnh đạo, quản lý.
* Rèn luyện, đổi mới phong cách lãnh đạo thông qua thực tiễn sự nghiệp đổi mới, hội
nhập khu vực và quốc tế:
Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý. Muốn lãnh đạo được dân tin, dân yêu, đội ngũ cán bộ cấp
cơ sở học tập, rèn luyện từ thực tiễn. Chính thực tiễn là môi trường rèn luyện tài - đức của cán bộ
lãnh đạo. Đổi mới phong cách lãnh đạo thông qua thực tiễn sự nghiệp đổi mới, hội nhập khu vực và
quốc tế cũng là một yêu cầu cơ bản trong xây dựng phong cách người lãnh đạo ở nước ta hiện nay.

Câu 6: Trình bày khái niệm, yêu cầu của quyết định lãnh đạo, quản lý? Liên hệ thực
tiễn?
* Khái niệm: Quyết định lãnh đạo, quản lý là thể hiện ý chí của chủ thể trong hoạt động lãnh
đạo, quản lý xã hội, tiến hành theo một trình tự, thủ tục được thể hiện dưới những hình thức nhất
định nhằm tổ chức và điều chỉnh các quá trình XH và hành vi hoạt động của con người theo định
hướng nhất định.
* Yêu cầu:
- Đảm bảo tính chính trị: Nghị quyết của Đảng bộ cơ sở và quyết định quản lý của chính
quyền cơ sở không được trái với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước.
- Bảo đảm tính hợp pháp: Quyết định lãnh đạo, quản lý phải phù hợp các quy định của pháp
luật, luật và các quyết định của cấp trên (đúng thẩm quyền, đúng hình thức, đúng căn cứ pháp lý,
đúng trình tự do pháp luật quy định).
- Bảo đảm tính hợp lý: Quyết định lãnh đạo, quản lý phải bảo đảm hài hòa lợi ích Nhà nước,
tập thể và cá nhân, đáp ứng được yêu cầu của đời sống xã hội và với các đối tượng thực hiện
- Bảo đảm kỹ thuật ban hành QĐLĐQL: Ngôn ngữ , văn phong, cách trình bày một quyết định
lãnh đạo, quản lý chính xác, phổ thông, rõ ràng, dể hiểu, không đa nghĩa


12


+ Ngôn ngữ: Sử dụng ngôn ngữ hành chính, rõ ràng, dễ hiểu, ngắn gọn, chính xác, không đa
nghĩa
+ Văn phong: không sử dụng những từ nước ngoài, vay mượn, không sử dụng thơ ca mỹ miều,
tả cảnh hào nhoáng
+ Cách trình bày: QĐLĐQL phải đảm bảo ba phần: Mở đầu, nội dung, kết thúc văn bản. Mở
đầu: Tên VB, số VB, mục đích ban hành văn bản, căn cứ pháp lý. Nội dung: Đưa ra được các quy
định của PL, dưới hình thức chương, mục, điều, khoản. Kết thúc: Xác định một số vấn đề quan
trọng.
* Ví dụ Liên hệ thực tiễn:
- Quyết định điều động bổ nhiệm công tác của bộ chỉ huy quân sự tĩnh Trà Vinh đối với đồng
chí Nguyễn Văn A sau khi hợp thường vụ thống nhất ra quyết định. Giao cho cơ quan giúp việc tổ
chức buổi lễ trao quyết định :
+ Xin ý kiến lãnh đạo dự kiến ngày trao quyết định.
+ Mời lãnh đạo dự lễ và trao quyết định.
+ Mời cá nhân lên dự lễ và nhận quyết định.
+ Cá nhân hơá quyết tâm trước lãnh đạo.
+ Lãnh đạo quán triệt và quán triệt nhiệm vụ cho Đ/c Nguyễn Văn A.
+ Kết thúc buổi lễ.

Câu 7: Phân tích quy trình và các kỹ năng ra quyết định ?
* Khái niệm: Quyết

điều chỉnh các quá trình XH

- Kỹ năng thu thập,


định lãnh đạo, quản lý là thể

và hành vi hoạt động của

phân tích và sử dụng thông

hiện ý chí của chủ thể trong

con người theo định hướng

tin:

hoạt động lãnh đạo, quản lý

nhất định.

xã hội, tiến hành theo một
trình tự, thủ tục được thể

* Kỹ năng ra quyết
định: gồm 02 kỹ năng

Để ra quyết định phù
hợp, CB lãnh đạo cấp cơ sở
phải xác định nguồn thu

hiện dưới những hình thức
nhất định nhằm tổ chức và
13



thập thông tin, độ tin cậy,

ra quyết định phiến diện,

chính xác của thông tin

chủ quan.

- Kỹ năng soạn thảo,
ra quyết định:

- Ba là, quyết định

+ Tổng kết, khảo sát,
đánh giá tình hình liên quan
đến nội dung dự thảo.

lãnh đạo, quản lý mang tính

+ Xây dựng dự thảo.

Trong quá trình soạn

thỏa hiệp, nể nang, dựa dẫm

+ Tổ chức lấy ý kiến

thảo và ra quyết định lãnh


cấp trên một cách thụ động,

tổ chức, cơ quan, cá nhân

đạo, quản lý cần chú ý tới

không sáng tạo, không chịu

hữu quan và các đối tượng

việc thực hiện đúng quy

trách nhiệm..

chịu sự tác động trực tiếp

trình ra quyết định, tránh

- Bốn là, quyết định

việc làm tắt tùy tiện dẫn tới

lãnh đạo, quản lý không

+Quyết định lãnh đạo,

những sai sót trong quá trình

đúng thẩm quyền, không đủ


quản lý quan trọng còn phải

ra quyết định.

căn cứ pháp lý,QĐ có nội

thực hiện việc thẩm định dự

dung trùng lắp, chồng chéo

thảo QĐ trước khi xem xét

ngay trong nội dung QĐ

thông qua.

* Cần chú ý tránh
bốn sai lầm sau đây:
- Một là, ra quyết định
lãnh đạo, quản lý không
nắm vững yêu cầu thực tế,
giải quyết vấn đề một cách

của quyết định.

hoặc với các quyết định
trước đó.

- Xem xét thông qua
dự thảo quyết định: Dự thảo


* Quy trình ra quyết
định : gồm có 4 quy trình

quyết định lãnh đạo, quản lý
cấp cơ sở phải được xem

chung chung, không đủ cụ

- Sáng kiến ban hành

xét, thông qua theo đúng thủ

thể và hiện thực, không

quyết định: Đây là giai đoạn

tục, trình tự pháp luật hoặc

chính xác rõ ràng, có thể

đầu của ra QĐ, sau khi có

điều lệ Đảng quy định.

hiểu và làm khác nhau.

đủ căn cứ ra QĐ , tổ chức,

- Ra quyết định: Cần


- Hai là, quá tin vào

cơ quan, cá nhân có thẩm

chú ý tuân thủ đúng nguyên

tham mưu, người dự thảo

quyền ra QĐ giao cho tổ

tắc, thể thức, thủ tục ban

mà không xem xét kỹ,

chức, cơ quan, cá nhân, có

hành văn

không lắng nghe ý kiến

trách nhiệm chủ trì soạn

người tham gia, người phản

thảo QĐ.

biện, hay quá tin vào những
hiểu biết chủ quan của mình,


-

Soạn thảo quyết

định: Cần tiến hành các việc
như sau

* Ví dụ Liên hệ thực
tiễn:
- Quyết định điều động
bổ nhiệm công tác của bộ
14


chỉ huy quân sự tĩnh Trà

+ Xin ý kiến lãnh đạo

Vinh đối với đồng chí

dự kiến ngày trao quyết

Nguyễn Văn A sau khi hợp

định.

thường vụ thống nhất ra
quyết định. Giao cho cơ
lễ trao quyết định :


tâm trước lãnh đạo.
+ Lãnh đạo quán triệt

+ Mời lãnh đạo dự lễ
và trao quyết định.

quan giúp việc tổ chức buổi

+ Cá nhân hơá quyết

+ Mời cá nhân lên dự

và quán triệt nhiệm vụ cho
Đ/c Nguyễn Văn A.
+ Kết thúc buổi lễ.

lễ và nhận quyết định.

Câu 8: Thông tin quản lý là gì? Thông tin khác với tin tức như thế nào? Đặc điểm và vai
trò của thông tin trong lãnh đạo quản lý?
* Khái niệm thông tin quản lý:
Thông tin quản lý là sự truyền đạt các thông điệp, tin tức có liên quan đến hệ thống quản lý,
được người nhận hiểu rõ ý nghĩa của thông điệp mà người gửi muốn truyền đạt, có tác dụng giúp
thực hiện các mục tiêu lãnh đạo, quản lý
* Thông tin quản lý khác với tin tức:
Thông tin quản lý có tính địa chỉ, có người gửi và người nhận thông tin, người nhận phải hiểu
rõ ý nghĩa của người truyền tin. Quá trình truyền đạt thông tin phải đảm bảo thông tin đến được
người nhận còn tin tức cũng là thông điệp phản ánh dữ liệu nào đó của cuộc sống nhưng nó truyền
đạt rộng rãi cho mọi đối tượng mà người gửi không quan tâm đến việc người nhận có tiệp nhận và
hiểu được ý nghiã của thông điệp hay không.

* Đặc điểm của thông tin đối với hoạt động lãnh đạo, quản lý:
Tính địa chỉ: Thông tin quản lý luôn phải có người gửi và người nhận, người nhận phải hiểu
rõ và thực hiện đúng ý đồ của người gửi.
Tính hiểu rõ: Người nhận phải giải mã để hiểu rõ ý đồ của người truyền tin
Tính hữu ích: Người lãnh đạo quản lý phải tiếp nhận, xử lý thông tin thật sự cần thiết cho đơn
vị mình
* Vai trò của thông tin trong hoạt động lãnh đạo, quản lý:
15


- Thông tin vừa là đối tượng vừa là nguyên liệu đầu vào vừa là hình thức thể hiện sản phẩm
của lao động lãnh đạo quản lý
- Thông tin gắn liền với quyền lực lãnh đạo, quản lý
- Thông tin có giá trị ngày càng cao, đóng góp ngày càng nhiều vào giá trị của tổ chức

Câu 9: Trình bày các kỹ năng chủ yếu về thu thập, xử lý thông tin trong LĐ, QL?
* Kỹ năng thu thập thông tin
- Kỹ năng xác định loại thông tin cần thiết: Để xác định loại thông tin cần thiết cần phải rèn
luyện kỹ năng như:
+ Kỹ năng nắm chắc mục đích, yêu cầu
+ Kỹ năng phân loại thông tin
+ Kỹ năng phân loại hình thức thông tin định lượng và thông tin định tính
+ Kỹ năng xác định loại thông tin theo mức độ:
- Kỹ năng xác định nguồn thông tin: Để thu thập thông tin cần xác định rõ thông tin đó từ
đâu, tức là nguồn tin.
- Kỹ năng lựa chọn phương pháp thu thập thông tin.
+ Điều tra bằng bảng hỏi.
+ Phỏng vấn sâu cá nhân.
+ Thảo luận nhóm tập trung.
+ Phân tích tài liệu sẳn có.

- Kỹ năng quan sát trực tiếp bằng các giác quan: Trong lãnh đạo, quản lý, quan sát là hoạt
động thu thập thông tin qua việc sử dụng các giác quan và phương tiện hỗ trợ để thu được những
thông tin quản lý.
- Kỹ năng tìm đọc thông tin.
+ Tìm đọc thông tin từ báo.
+ Tìm đọc thông tin từ tạp chí.
16


+ Tìm đọc thông tin từ sách.
+ Tìm đọc thông tin từ mạng Internet
+ Tìm đọc thông tin từ các báo cáo của các cơ quan chức năng.
+ Tìm đọc thông tin từ các báo cáo kết quả nghiên cứu đã được công bố công khai
* Kỹ năng xử lý thông tin.
- Kỹ năng ghi chép thông tin.
Ghi chép là một kỹ năng quan trọng trong việc thu thập, lưu trữ và xử lý thông tin. Có nhiều
cách ghi chép khác nhau đã được sử dụng như: theo danh mục nội dung (list), theo bản đồ tư duy
(mind map).
- Kỹ năng mô tả, kể chuyện.
Mô tả, kể chuyện là việc chọn lọc, trình bày thông tin về một điều gì đó sao cho có thể hình
dung và hiểu được chi tiết, cụ thể về đối tượng nhất định.
- Kỹ năng phân loại thông tin.
Nếu phân loại dựa trên hình thức cố định, thì thông tin, tài liệu trong nghiên cứu định tính bao
gồm hai loại cơ bản: dưới dạng văn tự và phi văn tự.
Nếu dựa vào nội dung phản ánh của thông tin, tài liệu thì có: tài liệu cá nhân và tài liệu xã hội.
Nếu xét theo mức độ xử lý, phân tích, công bố thông tin, tài liệu được phân loại gồm: tài liệu
đã được in ấn và tài liệu chưa được công bố.
- Kỹ năng giải nghĩa thông tin.
Đó là những thông tin thu thập thông qua các cuộc phỏng vấn cá nhân, thảo luận nhóm, hoặc
dựa vào tài liệu sẵn có…

Đối với những thông tin dạng này cần giải nghĩa theo các phương pháp, kỹ năng sau:
+ Phương pháp gần đúng liên tục.
+ Phương pháp minh họa.
+ Phương pháp so sánh phân tích

17


- Kỹ năng xử lý thống kê thông tin: xử dụng các phép tính để tính trung bình, số cực đại,
cực tiểu, tỷ lệ phần trăm.
Trong hoạt động lãnh đạo, quản lý việc sử dụng thống kê để phân tích dữ liệu đóng vai trò
quan trọng, đảm bảo cho việc đề ra các quyết định quản lý có hiệu quả.
Tầm quan trọng của thống kê trong xử lý thông tin quản lý được thể hiện như sau:
+ Phân tích thống kê cho phép tóm tắt, mô tả dễ dàng hiện trạng của một sự kiện, nhóm xã hội.
+ Cho phép phân tích thông tin dưới dạng so sánh.
+ Cho phép giải thích số liệu một cách khách quan.
+ Cho phép khái quát hóa kết quả nghiên cứu.
- Kỹ năng xây dựng biểu đồ
Là hình thức trình bày mô tả sự khác biệt giữa các giá trị.
- Kỹ năng kiểm chứng thống kê.
Kiểm chứng trong thống kê (hay còn gọi là kiểm định) dữ liệu là một khả năng quan trọng
trong xử lý và trình bày dữ liệu.
- Kỹ năng trích dẫn thông tin:
Trích dẫn thông tin (hay con gọi là trích dẫn tài liệu) là phương pháp được chuẩn hóa trong
việc ghi nhận những nguồn tin và ý tưởng được trình bày trong các báo cáo, kết quả xử lý thông tin
quản lý, theo đó người đọc có thể xác định rõ từng thông tin được trích dẫn, tham khảo.
- Kỹ năng trình bày thông tin.
Kỹ năng trình bày thông tin bao gồm kỹ năng lựa chọn thông tin, xắp xếp và kết cấu thông tin
và trình bày dưới nhiều hình thức như: viết, nói hoặc sơ đồ hóa bằng hình ảnh, hình vẽ.


Câu 10: Phân tích các nguyên tắc đánh giá CB ở cơ sở?
18


* Cấp ủy Đảng mà thường xuyên và trực tiếp là Ban thường vụ đảng ủy cấp cơ sở thống
nhất quản lý công tác đánh giá trong phạm vi trách nhiệm được phân công.
Nguyên tắc này chỉ rõ: trách nhiệm dánh giá CB thuộc về cấp ủy, tổ chức dảng và lãnh đạo cơ
quan đơn vị nơi CB sinh hoạt; cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp của CB và bản thân CB tự đánh
giá.
Dù ở cấp nào, ngành nào và đơn vị nào thì công tác quản lý đánh giá CB cũng thuộc về các
cấp ủy và tổ chức đảng đã được Bộ chính trị và cấp trên phân cấp quản lý.
* Đánh giá CB phải lấy tiêu chuẩn và hiệu quả công tác làm thước đo, bảo đảm nguyên tắc
tập trung DC và đúng quy trình.
Tiêu chuẩn CB là sự cụ thể hóa những yêu cầu khách quan của đường lối, nhiệm vụ chính trị
của Đảng thành những tiêu chí đòi hỏi đội ngũ CB của Đảng và NN phải vươn lên đáp ứng. Tiêu
chuẩn CB là yếu tố khách quan, là thước đo tin cậy để đánh giá đúng phẩm chất, năng lực đội ngũ
CB.
Đánh giá CB cần phải kết hợp tiêu chuẩn và hiệu quả hoạt động thực tiễn làm thước đo phẩm
chất năng lực CB. Hiệu quả hoạt động thực tiễn được thể hiện ở hiệu quả kinh tế và hiệu quả CTXH. Văn kiện ĐH dảng TQ lần thứ XI khẳng định: Đánh giá và sử dụng đúng CB trên cơ sở những
tiêu chuản, quy trình đã được bổ sung, hoàn thiện, lấy hiệu quả công tác thực tế và sự tín nhiệm của
nhân dân làm thước đo chủ yếu.
Trong quá trình đánh giá CB phải bảo đảm dân chủ rộng rãi, tập trung cao: bản thân người CB
phải tự phê bình, tự đánh giá ưu khuyết điểm của mình; tổ chức, quần chúng trong cơ quan đơn vị
tham gia đánh giá CB, sau đó cấp ủy, tổ chức đảng cùng cấp và cấp ủy, tổ chức đảng cấp trên trực
tiếp quản lý cán bộ nhận xét, đánh giá cán bộ.
* Đánh giá CB phải khách quan, toàn diện, lịch sử, cụ thể và phát triển
Nguyên tắc trên đòi hỏi việc đánh giá CB không được phiến diện, hời hợt, chủ quan, cảm tính;
không được định kiến, nhìn sự phát triển của người CB theo quan điểm “tĩnh”, bất biến. Phải đặt
người CB trong những quan hệ công tác và môi trường hoạt động đa diện, nhiều chiều của họ.
Kết hợp theo dõi, đanh giá thường xuyên và đnáh giá định kỳ về CB nhằm phản ánh chân

thực, khách quan sự phát triển của người CB. Trong quá trình xem xét đánh giá CB nhất thiết phải
điều tra tìm hiểu rất kỹ các nguồn thông tin và các ý kiến khác nhâu về người CB cần đánh giá, từ
19


đó phân tích, chọn lọc rút ra kết quả khách quan. Xem xét đánh giá CB phải đặt họ trong cả một quá
trình công tác học tập rèn luyện lâu dài, từ quá khứ đến hiện tại, từ hiện tại đến tương lai.
* Trong 3 nguyên tắc trên nguyên tắc Đánh giá CB phải lấy tiêu chuẩn và hiệu quả công
tác làm thước đo, bảo đảm nguyên tắc tập trung DC và đúng quy trình là quan trọng nhất vì
Tiêu chuẩn CB là yếu tố khách quan, là thước đo tin cậy để đánh giá đúng phẩm chất, năng lực đội
ngũ CB, Văn kiện ĐH dảng TQ lần thứ XI khẳng định: Đánh giá và sử dụng đúng CB trên cơ sở
những tiêu chuản, quy trình đã được bổ sung, hoàn thiện, lấy hiệu quả công tác thực tế và sự tín
nhiệm của nhân dân làm thước đo chủ yếu.
* Liên hệ cơ quan đơn vị:

Câu 11: Phân tích đặc trưng và các nguyên tắc và quy trình bổ nhiệm CB ở cơ sở?
* Khái niệm bổ nhiệm cán bộ:
Bổ nhiệm cán bộ, theo quy định của Đảng hiện nay là quyết định cử cán bộ giữ một chức vụ
lãnh đạo, trong bộ máy tổ chức, thực chất là giao trách nhiệm, quyền hạn cho cán bộ lãnh đạo một
ban, một bộ, một ngành, một cơ quan đơn vị,… Đây là khâu quyết định trong công tác cán bộ.
* Ba đặc trưng quan trọng của khâu bổ nhiệm cán bộ:
- Bổ nhiệm là quyết định cử người cán bộ giữ một chức vụ lãnh đạo, quản lý trong cơ cấu tổ
chức. Cán bộ được bổ nhiệm là được cất nhắc từ vị trí người bị lãnh đạo, bị quản lý lên vị trí của
người lãnh đạo, quản lý, hoặc từ vị trí người lãnh đạo quản lý cấp thấp lên vị trí người lãnh đạo,
quản lý cấp cao hơn.
- Những cán bộ được bổ nhiệm lên vị trí mới được trao trách nhiệm và quyền hạn tương xứng.
- Bổ nhiệm cán bộ giữ vai trò quyết định trong công tác cán bộ.
* Nguyên tắc bổ nhiệm:
- Một là, Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ.
Đảng đề ra chủ trương, đường lối, chính sách, tiêu chuẩn, quy chế, quy định về công tác cán

bộ cho cả hệ thống chính trị và thông qua các cấp ủy, tổ chức đảng, đảng viên trong cơ quan nhà
nước, mặt trận, đoàn thể, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp nhà nước để lãnh đạo các cấp, các ngành
tổ chức thực hiện các quyết định của Đảng về cán bộ và công tác cán bộ.
20


Đảng trực tiếp quản lý đội ngũ cán bộ, trước hết là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các ngành, các
cấp. Đảng phân công, phân cấp quản lý cán bộ cho các cấp ủy va tổ chức đảng, đồng thời thường
xuyên kiểm tra việc thực hiện công tác cán bộ của các cấp, các ngành.
- Hai là, cấp ủy, tổ chức đảng và tập thể lãnh đạo các cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết
định một cách dân chủ trên cơ sở phát huy đầy đủ trách nhiệm và quyền hạn của từng thành viên,
nhất là người đứng đầu cơ quan, đơn vị.
Những vấn đề về đường lối, chủ trương, chính sách, đánh giá lựa chọn, bổ nhiệm, luân
chuyển, khen thưởng, kỷ luật cán bộ phải do tập thể cấp ủy và tổ chức đảng có thẩm quyền (theo
phân cấp quản lý) thảo luận dân chủ và quyết định theo đa số.
- Ba là, phải xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị; phải căn cứ vào phẩm chất
đạo đức, năng lực và sở trường của cán bộ.
Phải xuất phát từ công việc, từ chức năng của từng tổ chức, chức trách, nhiệm vụ và tiêu chuẩn
đối với từng chức danh và kết quả đánh giá cán bộ mà bổ nhiệm cán bộ đúng chỗ, đúng lúc, đúng sở
trường, thực hiện "vì việc đặt người", "có lên có xuống", "có vào có ra".
Tránh bổ nhiệm cán bộ vào vị trí mà bản thân cán bộ chưa được học, chưa từng làm hoặc chưa
am hiểu. Nhất thiết không điều động những cán bộ bị kỷ luật, không hoàn thành nhiệm vụ ở đơn vị
này sang nhận chức vụ tương đương hoặc cao hơn ở nơi khác. Ở những nơi trì trệ, yếu kém phải
thay cán bộ chủ chốt. Mạnh dạn bổ nhiệm nhữung cán bộ trẻ đã được rèn luyện, thử thách, được đào
tạo và có đủ tiêu chuẩn vào các chức vụ lãnh đạo, quản lý thích hợp.
- Bốn là, đảm bảo sự ổn định, kế thừa và phát triển của đội ngũ cán bộ, nâng cao chất lượng
và hiệu quả hoạt động của tổ chức cơ quan, đơn vị.
Cần đảm bảo tính đồng bộ của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, và mối tương quan giữa trước mắt và
lâu dài, bảo đảm tính liên tục, kế thừa vững chắc trong cả đội ngũ, mỗi cấp hình thành ba đọ tuổi kế
tiếp nhau; kết hượp hài hòa cán bộ lớn tuổi dày dạn kinh nghiệm với cán bộ trẻ được đào tạo cơ bản,

đã qua rèn luyện thực tế.
* Quy trình bổ nhiệm cán bộ:
- Một là, người đứng đầu và các thành viên trong ban lãnh đạo tổ chức đảng (cấp ủy đảng,
chi bộ) và người đứng đầu cơ quan, đơn vị đề xuất nhân sự dự kiến bổ nhiệm.

21


Những người có trách nhiệm đề xuất nhân sự tiến hành đánh giá, nhận xét đầy đủ về cán bộ
được dự kiến bổ nhiệm, làm căn cứ cho tập thể lãnh đạo xem xét quyết định (cần đánh giá bằng văn
bản để lưu trong hồ sơ cán bộ).
- Hai là, tổ chức lấy ý kiến cán bộ, công chức trong đơn vị công tác.
Cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ tiến hành các bước lấy ý kiến cán bộ, công chức trong cơ
quan đơn vị về cán bộ dự kiến bổ nhiệm như sau: tổ chức lấy phiếu tín nhiệm và hỏi ý kiến. Nêu
mục đích, yêu cầu đánh giá tín nhiệm của quần chúng về nhân sự dự kiến bổ nhiệm. Công bố tiêu
chuẩn cán bộ cần bổ nhiệm. Lập danh sách và bỏ phiếu kín. Phiếu tín nhiệm không có giá trị như
phiếu bầu cử, song có giá trị tham khảo quan trọng. Phiếu thăm dò tín nhệm hoặc phiếu đánh giá cán
bộ trước khi bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo quản lý cần được chuẩn bị công phu, thể hiện các nội dung
quan trọng nhất cần đánh giá về người cán bộ.
- Ba là, tập thể lãnh đạo xem xét, quyết định bổ nhiệm hoặc trình lên cấp trên bổ nhiệm theo
quy định phân cấp quản lý cán bộ.
Tập thể lãnh đạo (cấp ủy đảng, ban thường vụ cấp ủy có thẩm quyền) cơ quan, đơn vị, địa
phương căn cứ vào ý kiến đề xuất của các cá nhân có trách nhiệm quản lý cán bộ, căn cứ vào sự tín
nhiệm của tập thể cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan đơn vị về nhân sự dự kiến bổ nhiệm,
tiến hành xem xét đánh giá một cách toàn diện những nhân sự dự kiến bổ nhiệm, sau đó quyết định
theo ý kiến của đa số các thành viên trong ban lãnh đạo. Trường hợp có những ý kiến trái ngược
nhau về nhân sự dự kiến bổ nhiệm giữa người đứng đầu tổ chứuc đảng và người đứng đầu cơ quan,
đơn vị, thì báo cáo lên cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ cấp trên quyết định. Quy trình bổ nhiệm
cán bộ nói trên được áp dụng chung cho các đối tượng cán bộ, tuy nhiên đối với những cán bộ thuộc
quyền quản lý của Bộ Chính trị, Ban Bí thư được quy định riêng.

* Liên hệ thực tiễn

Câu 12: Phân tích vai trò của luân chuyển và điều động CB ở cơ sở?
1.Luân chuyển cán bộ:
* Khái niệm: Là hoạt động chuyển đổi lần lượt vị trí công tác của cán bộ trong cơ cấu tổ chức
theo những vòng khâu, có tính lặp lại, nhằm đạt tới những mục tiêu về lãnh đạo, quản lý của cơ
quan có thẩm quyền quản lý cán bộ.
22


* Vai trò của luân chuyển cán bộ:
- Một là, khâu đột phá trong hàng loạt khâu công tác cán bộ quan trọng của Đảng nhằm
những mục tiêu cụ thể sau: sử dụng có hiệu quả và tạo sự đồng đều trong toàn đội ngũ cán bộ.
Cán bộ được trải qua các cương vị công tác khác nhau sẽ tiếp thu được nhiều kinh nghiệm,
học hỏi thêm nhiều kiến thức trên lĩnh vực công tác được giao.
- Hai là, những cán bộ dưới quyền ở nhiều cơ quan, đơn vị công tác khác nhau cũng học tập
được những phẩm chất tốt đẹp ở nhiều người lãnh đạo, quản lý của mình.
Mặt khác, do luân chuyển ở các vị trí công tác khác nhau, nên cán bộ được phân luân chuyển
phải phát huy hết khả năng của bản thân để thích ứng với môi trường và nhiệm vụ công tác được
giao khác nhau. Bằng cách đó, tạo điều kiện cho cơ quan quản lý đánh giá đúng hơn khả năng của
cán bộ thuộc quyền.
- Ba là, bồi dưỡng, rèn luyện, thử thách cán bộ trong thực tiễn.
Những cán bộ trẻ, được đào tạo tốt, có triển vọng phát triển là nguồn cán bộ quý giá của Đảng
và Nhà nước. Tuy nhiên, để trở thành những cán bộ lãnh đạo, quản lý có phẩm chất và năng lực tốt,
có bản lĩnh vững vàng trong các hoàn cảnh khác nhau, đòi hỏi cán bộ phải được bồi dưỡng thường
xuyên, được thử thách trên các cương vị công tác khác nhau và chứng tỏ khả năng tự rèn luyện mọi
mặt của bản thân. Luân chuyển là con đường tất yếu để cơ quan chiến lược bồi dưỡng, rèn luyện,
thử thách cán bộ.
- Bốn là, luân chuyển nhằm khắc phục tình trạng khép kín, cục bộ trong công tác cán bộ.
Những thiếu sót khuyết điểm trong công tác cán bộ và đội ngũ cán bộ của Đảng và Nhà nước

ta những năm qua có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân quan trọng là sự khép kín, cục bộ
trong công tác cán bộ của các ngành, các cấp, các địa phương. Tuy không thành văn nhưng trong
thời gian khá dài chúng ta duy trì tình trạng các ngành, các cấp, các địa phương chỉ đề bạt, bổ
nhiệm, sử dụng cán bộ trưởng thành từ các đơn vị địa phương của mình. Với cơ chế đó, vô hình
chung chúng ta khuyến khích chọn cán bộ theo cơ cấu mà coi nhẹ tiêu chuẩn, chọn người nhà hơn là
chọn cán bộ có phẩm chất và năng lực công tác, tệ "một người làm quan cả họ được nhờ" rất khó
khắc phục. Thông qua luân chuyển, từng bước chúng ta xóa bỏ tư tưởng cục bộ, khép kín và có điều
kiện để đổi mới nhanh công tác cán bộ và đội ngũ cán bộ.

23


- Năm là, luân chuyển nhằm đổi mới sâu sắc công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo,
quản lý.
Để người cán bộ có thể đáp ứng được các cương vị công tác khác nhau trong quá trình luân
chuyển, công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ phải được đổi mới sâu sắc theo hướng: phát triển năng
lực tư duy biện chứng, trí tuệ, cảm xúc và khả năng làm việc với con người, có tầm nhìn xa và rộng,
có khả năng khái quát phát hiện bản chất vấn đề từ muôn vàn hiện tượng đời sống hàng ngày. Trên
nền tri thức đó, hình thành các nhóm năng lực, phẩm chất đặc thù của người lãnh đạo quản lý nói
chung và người lãnh đạo chính trị, quản lý nhà nước nói riêng.
* Phân biệt điều động cán bộ và luân chuyển cán bộ:
- Mục đích của điều động CB là để sắp xếp lại tổ chức cho hợp lý hơn, phù hợp với chức năng
nhiệm vụ. Còn luân chuyển là nhằm để rèn luyện, bồi dưỡng, thử thách CB trong thực tiễn.
- Đối tượng của điều động là tất cả CBCC từ người LĐ, QL đến ngừơi không phải là CB LĐ,
QL. Còn luân chuyển chỉ áp dụng đối với CBCC là LĐ, QL ở cơ sở.
2. Điều động cán bộ
- Khái niệm: Điều động CB là hoạt động của cơ quan quản lý CB làm thay đổi vị trí công tác
của một hoặc nhiều CB từ cơ quan, đơn vji này đến cơ quan, đơn vị khác nhằm thực hiện những
mục tiêu về tổ chức và cán bộ.
- Vai trò :

+ Là biện pháp chủ yếu để lập thành tổ chức mới, sắp xếp, đièu chỉnh các tổ chức hiện có cho
phù hợp với chức năng nhiệm được giao.
+ Là biện pháp góp phần phát huy tốt nhất khả năng của cán bộ trên các cương vị công tác
được giao.
+ Làm cho tổ chức được nâng lên về chất lượng.

Câu 13: Trình bày khái niệm, mục tiêu, yêu cầu, nguyên tắc, nhiệm vụ của điều hành
công sở?
* Khái niệm công sở: công sở là địa điểm hoạt động hay còn gọi là trụ sở của cơ quan Đảng,
NN và các tổ chức CT-XH, nơi tiến hành các hoạt động công vụ hoặc dịch vụ công.
24


* Khái niệm điều hành công sở: ĐHCS là hoạt động đảm bảo cho CB CC thuộc quyền thực
hiện đúng hiệu quả các công việc được giao để hoàn thành mục tiêu chung của tổ chức.
* Mục tiêu:
- Hiện thực hóa các chủ trương của Đảng, chính sách PL của NN.
- Góp phần nâng cao năng suất lao động trong công sở.
- Tạo nền nếp làm việc khoa học.
- Thực hiện có hiệu quả quá trình cải cách nên hành chính NN.
* Yêu cầu:
- Điều hành công sở phải được tiến hành đảm bảo tuân thủ PL, do đó các hành vi hành chính
phải được đặt trong các định chế pháp lý tương ứng.
- Trong quá trình điều hành công sở phải tuân theo quy chế làm việc của công sở. Quy chế
hoạt động của cơ quan là hệ thống các quy định cụ thể về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các
cá nhân trong công sở, cách thức phối hợp và một số chế độ công tác quan trọng. Quy chế hoạt động
của cơ quan, tổ chức có vai trò tạo sự thống nhất, phối hợp trong điều hành thực thi công vụ.
* Nguyên tắc:
- Nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy vai trò tập thể, đề cao trách nhiệm cá nhân. Đây là
nguyên tắc hiến định, nguyên tắc này đòi hỏi phải kết hợp hài hòa giữa việc phát huy vai trò của tập

thể và đề cao trách nhiệm cá nhân trong hoạt động điều hành công sở.
- Chấp hành sự chỉ đạo, điều hành của cơ quan, tổ chức cấp trên, dưới sự giám sát của MTTQ
và các đoàn thể nhân dân cùng cấp.
Hoạt động điều hành công sở của các cơ quan, đơn vị phải được đặt trong tổng thể của nền
công vụ, theo đó, cơ quan cấp dưới cần đảm bảo tuân thủ sự chỉ đạo, điều hành của cơ quan cấp trên
để tạo sự thống nhất trong hoạt động quản lý.
- Giải quyết các công việc phải theo đúng PL, thẩm quyền, phạm vi trách nhiệm; bảo đảm
công khai, dân chủ, minh bạch, liên tục, kịp thời, hiệu quả tối ưu, theo đúng trình tự, thủ tục, thời
hạn quy định.

25


×