Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Vận dung kiến thức liên môn biện pháp phòng chống rét cho trâu bò

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (468.5 KB, 9 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ LÀO CAI
TRƯỜNG THCS LÊ HỒNG PHONG

BÀI THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT
CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN DÀNH CHO HỌC SINH THCS

PHÕNG CHỐNG ĐÓI, RÉT CHO TRÂU Ở
SI MA CAI – LÀO CAI TRONG MÙA ĐÔNG
Nhóm học sinh thực hiện:
Phí Quốc Thịnh
Hảng Thị Sua
Giàng Seo Páo
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Bích Ngọc –
Trường THCS Lê Hồng Phong – Lào Cai

LÀO CAI 2013


C NG HÒ
H I CHỦ NGH VI T N M
Đ c ập – Tự do – H nh ph c
BÀI THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC
TÌNH HUỐNG THỰC TIẾN DÀNH CHO HỌC SINH THCS

Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lào Cai
Phòng Giáo dục và Đào tạo: Thành Phố Lào Cai
Trường : THCS Lê Hồng Phong
Địa chỉ: Số 029 Đường Nguyễn Đức Cảnh – Phường Duyên Hải – Thành
phố Lào Cai – Tỉnh Lào Cai
Điện thoại: 0203826019
Email:


Họ và tên nhóm học sinh:
1: Phí Quốc Thịnh – Lớp 9
2: Hảng Thị Sua – Lớp 9
3: Giàng Seo Páo – Lớp 9


1. Tên tình huống: Phòng chống đói, rét cho trâu bò ở Simacai – Lào Cai
trong mùa đông.
2. Mục tiêu giải quyết tình huống:
Đề xuất biện pháp phòng, chống đói, rét cho 5 con trâu của nhà ông Hảng
Văn Dìn ở Si Ma Cai – Lào Cai trong mùa đông, làm cơ sở cho đồng bào ở Si
Ma Cai – Lào Cai phòng chống đói, rét cho trâu trong mùa đông.
3. Tổng quan về các nghiên cứu iên quan đến việc giải quyết tình
huống:
Nhóm chúng em đã thực hiện các nghiên cứu, điều tra sau làm cơ sở đề
xuất biện pháp phòng chống đói, rét cho 5 con trâu của nhà ông Hảng Văn Dìn ở
Si Ma Cai – Lào Cai, và giúp người dân nhân rộng mô hình để phòng chống đói,
rét cho trâu, bò ở huyện Si Ma Cai – Lào Cai.
3.1. Nghiên cứu đặc điểm khí hậu khu vực Si Ma Cai – Lào Cai.
Theo kiến thức địa lí chúng em được học, huyện Si Ma Cai nằm ở phía Tây
Bắc của Việt Nam, huyện Si Ma Cai – Lào Cai có độ cao trung bình khoảng
1.500 đến hơn 2000 mét so với mực nước biển, cách thành phố Lào Cai 95 Km.
Si Ma Cai có khí hậu mang sắc thái ôn đới và cận nhiệt đới. Ở Si Ma Cai mùa
đông thường có mây và sương mù bao phủ và lạnh, nhiệt độ trung bình thường
thấp hơn 100C có khi xuống tới 0 °C.
Xã Lừ Thẩn nơi gia đình ông Hảng Văn Dìn sinh sống là xã có nhiệt độ
trung bình vào mùa đông thấp nhất ở Si Ma Cai, trong mùa đông hầu hết các
ngày xã đều có sương mù bao phủ, nhiều khi còn có gió, thời tiết rất khắc nhiệt.
3.2. Nghiên cứu đặc điểm sinh học, khả năng thích nghi với môi trường
của giống trâu ở Si Ma Cai.

Theo quan sát, thống kê của chúng em cùng với ý kiến của cán bộ khuyến
nông Si Ma Cai thì giống trâu ở Si Ma Cai chủ yếu Trâu Ngố có hình dáng to và
thô, da dày không bóng, xương to, bàn chân to, móng hở.
Đặc trưng của trâu ở Si Ma Cai là có lông màu tro sẫm, lông thưa, da dày,
khô, thường có vệt khoang trắng hình chữ V vắt ngang phía dưới cồ và một vệt
phía trên ngực, tại những chỗ loang chữ V da màu hồng, còn lông màu trắng
hoặc xám nhạt. Một số ít trâu có da lông màu trắng hồng, có người gọi là trâu
bạch tạng, những trâu này có da lông hầu hết màu hồng hoặc phớt vàng.
Trâu thích đầm ở các bãi bùn. Trâu thích bóng râm, rừng xanh và nơi có
bụi cây. Trâu không chịu được nóng; trâu cũng không chịu được quá rét. Nhiệt
độ giảm đột ngột, gió rét mạnh hoặc gió lùa có thể làm chúng bị cảm lạnh, viêm
phổi và có thể chết.
3.3. Nhu cầu dinh dưỡng của trâu bò
Qua theo dõi, kiểm soát việc chăn thả, cung cấp thức ăn cho trâu chúng em
xác định được nhu cầu thức ăn của 1 con trâu trưởng thành trong 1 ngày cần ít


nhất từ 30-40kg thức ăn/con/ngày, trong đó: 26-34kg cỏ tươi xanh hoặc cỏ ủ
chua, 3-4kg rơm, 1-2kg thức ăn tinh, cho uống nước ấm pha muối loãng (20-30g
muối/con)
3.4. Nghiên cứu nguồn thức ăn của trâu ở Si Ma Cai – Lào Cai.
Theo quan sát và thống kê của chúng em, nguồn thức ăn chủ yếu cho trâu ở
Si Ma Cai là cỏ tươi bao gồm cỏ tre rào, lá sắn, chít, có lau, le …. Lá ngô, lá
chuối . . . , rơm rạ, thức ăn tinh được sử dụng rất ít.
3.5. Nghiên cứu tập quán chăn thả, làm chuồng, trại cho trâu và việc sử
dụng trâu làm sức kéo trong nông nghiệp ở Si Ma Cai – Lào Cai.
Ở huyện Si Ma Cai – Lào Cai mọi người nuôi trâu thường không có
chuồng, hoặc có chuồng nhưng không được che chắn gió, chuồng có nền đất, lầy
lội.
Mọi người thường không có thói quen tích trữ thức ăn thô cho trâu, ít sử

dụng thức ăn tinh cho trâu.
Nhiều khi trời lạnh nhưng vào mùa sản xuất trâu vẫn được người dân sử
dụng để cày, kéo.
Mọi người quan tâm giữ vệ sinh truồng trại, chăm sóc trâu bị ốm, bệnh.
3.6. Nghiên cứu về công tác thú y, phòng, chống dịch bệnh cho trâu ở Si
Ma Cai – Lào Cai.
Theo ông Hảng Văn Dìn thì ở khu vực gần nhà ông Có một cửa hàng bán
thuốc thú y cho trâu, ở cả huyện có 4 cửa hàng bán thuốc thú y cho trâu, nhưng
cán bộ thú y thì chỉ ở trên huyện mới có. Ở các xã vùng cao khác của huyện tình
trạng cũng tương tự.
4. Giải pháp giải quyết tình huống.
Để phòng, chống đói, rét cho trâu bò trong mùa đông, cần phải làm tốt các
công việc sau
- Thu hoạch, dự chữ thức ăn cho trâu bò, chế biến thức ăn cho trâu bò
hợp vệ sinh
- Cải tạo, làm mới chuồng trại, chống rét cho trâu bò
- Chăn thả, sử dụng trâu bò cầy kéo hợp lý.
- Sử dụng một số loại thuốc phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn trong
mùa đông.
5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống
5.1 Thực trạng vấn đề cần giải quyết
Cần phòng chống đói, rét cho 5 con trâu nhà ông Hảng Văn Dìn trong đó
có 01 con trâu đực 3 tuổi, 2 con trâu cái nuôi sinh sản một con 3 tuổi, 1 con 5
tuổi, 01 con nghé 1 tuổi rưỡi và 01 con nghé 6 tháng tuổi.
Nhà ông Hảng Văn Dìn ở xã Lử Thẩn – Huyện Si Ma Cai là một trong
những xã lạnh nhất Huyện vào mùa đông.


Nhà ông có 01 chuồng trâu diện tích 10 m2 tuy nhiên chuồng trâu không
được che chắn cẩn thận và không đủ để nhốt cả 5 con trâu, bình thường con trâu

đực được buộc ở ngoài, con nghé nhỏ cũng thường xuyên ở ngoài.

Chuồng trâu nhà ông Dìn trước khi cải tạo.
Những năm trước gia đình ông không tích trữ thức ăn thô cho trâu, đến
mùa đông ông thường phải đi xa cắt cỏ cho trâu và cũng có cho trâu ăn bổ xung
thức ăn tinh nhưng còn ít.
Năm 2011 vào mùa đông ông vẫn cho trâu đi cày và đã bị chết một con
trâu đực do bị lạnh, bị cước chân rồi chết.
Nhà ông có 7 sào ruộng bậc thang và 2 ha đồi trồng rừng và trồng ngô,
sắn.
5.2 Tư liệu được sử dụng
- Sách giáo khoa
- Báo nông nghiệp và phát triển nông thôn.
- Mạng internet
- Một số chương trình truyền hình.
5.3 Tiến trình giải quyết tình huống( vận dụng kiến thức ở môn nào)
* Cải tạo, làm mới chuồng trại chống rét cho trâu bò.
Bằng kiến thức vật lí, công nghệ và sinh học chúng em đã hướng dẫn ông
Hảng Văn Dìn biện pháp cải tạo, làm thêm chuồng chống rét cho trâu.
- Gia đình ông cải tạo, và làm thêm một gian chồng nâng tổng diện tích
chuồng trâu lên 15m2 đủ chỗ nhốt cả đàn trâu của ông. Sửa lại mái chuồng trâu
để tránh bị dột khí trời mưa. Sử dụng đá sỏi, xi măng làm nền chuồng bằng bê
tông, có rãnh thoát nước xung quanh chuồng và có hố phân. Dọn vệ sinh thường
xuyên để nền chuồng luôn khô thoáng.
- Dùng bạt nilong che chắn chuồng cẩn thận tránh gió lùa để giữ ấm cho
trâu vào mùa đông.


Chuồng trâu nhà ông Dìn sau khi được làm thêm một gian trái, sửa lại
mái, che bạt vào mùa đông

Dùng vỏ chăn bỏ đi, bao tải, để che chắn (mặc) cho trâu vào những ngày
thời tiết quá lạnh. Sử dụng rơm rạ, cỏ khô lót chuồng cho trâu. Nên rải một lớp
độn chuồng dày khoảng 5 – 15 cm, hàng ngày bổ sung thêm chất độn chuồng ở
phía trên, giữ cho chất độn chuồng không bị ướt.
Chúng cháu hướng dẫn ông theo dõi ti vi dự báo thời tiết, sử dụng nhiệt
kế để theo dõi nhiệt độ môi trường. Khi nhiệt độ xuống dưới 12 độ thì cần áp
dụng phương pháp đốt lửa chống rét. Dùng xô, chậu cũ để đựng củi trấu, ngóm
củi bén ở ngoài chuồng cho bớt khói rồi mới đưa vào trong chuồng. Khi đốt lửa
chống rét cần chú ý đặt khay lửa ở cuối chuồng để khói không tạt vào mặt trâu
bò và đặt tránh xa chất độn chuồng, bạt che để phòng bén lửa gây cháy.
* Thu hoạch, dự chữ thức ăn cho trâu bò, chế biến thức ăn cho trâu bò
hợp vệ sinh
Ngay sau khi thu hoạch lúa cần thu tất cả rơm, rạ về phơi khô và xếp
thành đống to có trụ giữ ở giữa (Cây rơm) để bảo quản rơm giữ làm thức ăn cho
trâu vào mùa đông. Gia đình ông đã tích trữ được hơn 3 tấn rơm, rạ khô. Ông đã
trồng được hơn 3 sào vườn cỏ chít sử dụng làm thức ăn tươi cho trâu trong ngày
lạnh không đi chăn được.

Cây rơm nhà ông Dìn


Chuẩn bị sắn, ngô khô cho trâu ăn bổ xung vào những ngày lạnh quá
không thể chăn thả.
Bình quân phải dự trữ được cho mỗi con trâu 1 tấn thức ăn thô cho mùa
đông.
Trồng cỏ để có nguồn thức ăn xanh bổ xung cho trâu, ở Si Ma Cai nhiệt
độ mùa đông quá thấp nên trồng chít để lấy có cho trâu vào mùa đông, không
trồng cỏ voi vì cỏ voi bị chết khi trời quá lạnh.
Chúng em đã hướng dẫn ông Hảng Văn Dìn cách ủ rơm cho trâu ăn vào
mùa đông (Tham khảo báo nông nghiệp):

Nguyên liệu: Rơm khô: 100kg; urê: 2,5kg; vôi đã tôi: 0,5kg; muối ăn:
0,5kg; nước sạch: 70-80 lít. Urê, vôi, muối được hoà tan vào 70-80 lít nước cho
tan đều. Sau đó tưới vào 100kg rơm cho tất cả rơm được thấm nước urê.
- Cách ủ: Trên sân sạch, hay trên một tấm nylon hoặc vải xác rắn rộng
chừng 2-3m2 trải từng lớp dày khoảng 15-20cm . Sau đó tưới nước đã hoà tan
urê, vôi, muối cho thấm đều tất cả lớp rơm. Tiếp theo cho lớp khác và lại tưới
đều. Lần lượt như vậy tưới cho ẩm hết lượng rơm. Sau khi rơm được tưới đều,
cho chúng vào các bao tải dứa, nén thật chặt. Buộc chặt để giữ cho sạch sẽ, tránh
nắng mưa, ẩm ướt. Rơm nên ủ từ 2 đến 3 tuần thì cho trâu bò ăn.
Cho trâu ăn cỏ tươi kết hợp với rơm ủ và bổ xung một lượng thức ăn tinh
(bột sắn, bột ngô) để đảm bảo sức khỏe cho trâu
+ Những ngày nhiệt độ trên 12 độ C ta vẫn chăn thả trâu tuy nhiên tránh
những khu vực lầy lội, ẩm ướt và về cho trâu ăn bổ xung thêm 10-15kg thức
ăn/con/ngày, trong đó: 7-10kg cỏ tươi xanh hoặc cỏ ủ chua, 2-3kg rơm, 1-2kg
thức ăn tinh, cho uống nước ấm pha muối loãng (20-30g muối/con/ngày).
+ Những ngày nhiệt độ xuống dưới 12 độ C tuyệt đối không chăn thả trâu
bò, cho trâu ở trong chuồng, cắt cỏ tươi cho trâu ăn kết hợp với rơm ủ và thức ăn
tinh với khẩu phần từ 30-40kg thức ăn/con/ngày, trong đó: 26-34kg cỏ tươi
xanh hoặc cỏ ủ chua, 3-4kg rơm, 1-2kg thức ăn tinh, cho uống nước ấm pha
muối loãng (20-30g muối/con/ngày).
* Chăn thả và sử dụng trâu bò làm sức kéo.
Trong mùa đông trời rét, nên đi chăn trâu bò muộn (sau 9h) và cho về
sớm hơn (trước 17h).
Việc sử dụng trâu làm sức kéo cũng cần được hạn chế vào mùa đông,
tránh trâu làm việc quá lâu trong ruộng ướt, lạnh làm cho trâu bị cước chân dễ
gây chết.
Khi nhiệt độ xuống dưới 12 độ C tuyệt đối không cho trâu đi làm, chăn
thả, cần tập trung trâu ở tại chuồng nuôi để áp dụng các biện pháp giữ ấm.
* Sử lý một số bệnh thường gặp của trâu bò trong mùa đông lạnh



Thực hiện tốt việc tiêm vacxin phòng chống các bệnh truyền nhiễm theo
hướng dẫn của cơ quan thú y. Theo dõi sức khỏe vật nuôi hàng ngày, nếu có dấu
hiệu bệnh phải báo ngay cho cán bộ thú y cơ sở.
Những ngày quá rét, trâu bò thường hay xảy ra bệnh cước chân, biểu hiện
thấy da chân bị sưng phù, nứt nẻ, có hiện tượng xung huyết. Trường hợp bệnh
nặng, lớp biểu bì ở chân có chảy dịch màu vàng, tạo vết loét, gây nhiễm trùng.
Nếu không điều trị kịp thời thì tổ chức dưới da bị hoại tử làm cho con vật bị què,
nặng hơn có thể kế phát các bệnh truyền nhiễm khác.
Trường hợp trâu bò bị cước chân cần chú ý tăng cường giữ ấm cho chúng,
để nền chuồng khô ráo, cho ăn uống đầy đủ có bổ sung muối, khoáng, vitamin.
Bệnh mới xuất hiện có thể dùng gừng giã nhỏ hòa với rượu để xoa bóp; đồng
thời cho trâu bò vận động tại chuồng để tăng cường tuần hoàn máu tại chân,
tránh hiện tượng sưng phù bệnh càng thêm nặng.
5.4. Những kết quả ban đầu
Với những kiến thức trang bị cho ông Dìn và biện pháp, cải tạo đã áp
dụng như trình bày ở trên. Qua theo dõi trong 3 tháng mùa đông năm 2012 đàn
trâu nhà ông Dìn phát triển rất tốt, không con nào bị ốm, cước chân. Con trâu
đực vẫn phục vụ tốt cho việc cày, kéo phục vụ sản xuất vụ đông của gia đình
ông.
5.5. Nhân rộng giải pháp để người dân Si Ma Cai – Lào Cai áp dụng
phòng chống đói, rét cho trâu vào mùa đông.
Biện pháp phòng, chống rét cho trâu tại nhà ông Hảng Văn Dìn nêu trên
có thể áp dụng cho các hộ gia đình khác trong địa bàn huyện Si Ma Cai và các
khu vực khác có điều kiện khí hậu tương tự, tuy nhiên cần lưu ý một số nội dung
sau:
Diện tích chuồng trại cần phù hợp với số lượng trâu hiện có, phải đủ diện
tích để nhốt trâu chống rét và tránh lãng phí.
Tích trữ đủ lượng thức ăn thô cho trâu vào mùa đông : Tận thu rơm, rạ,
trồng cỏ bổ sung cho trâu, nên trồng cỏ chít không nên trồng cỏ voi như đã trình

bày ở trên.
Tiêm phòng cho trâu và dự trữ thuốc thú ý phòng tránh các bệnh thường
gặp trong mùa đông.
Có biện pháp chăn thả, sử dụng trâu làm sức kéo phù hợp, những ngày
nhiệt độ dưới 12 độ C tuyệt đối không sử dụng trâu làm sức kéo và chăn thả phải
nhốt trâu ở chuồng để chống rét.
6. Ý nghĩa, vai trò của việc giải quyết tình huống
6.1. Thực tiễn học tập
- Việc chúng em giải quyết tình huống như đã trình bày ở trên cũng là quá
trình chúng em học tập. Chúng em đã được sử dụng các kiến thức đã học ở nhà


trường vào giúp gia đình, hướng dẫn ông bà chăm sóc phòng chống đói, rét cho
đàn trâu bằng kiến thức khoa học.
- Quá trình giải quyết tình huống chúng em cũng học được rất nhiều kiến
thức thực tế, từ việc phỏng vấn, điều tra, việc nghiên cứu về điều kiện khí hậu,
từ các kinh nghiệm của ông bà, người lớn chia sẽ, chúng em được bổ sung rất
nhiều kiến thức thực tế cho những bài học của mình.
- Quá trình giải quyết tinh huống giúp chúng em rèn luyện các kĩ năng điều
tra, thống kê, thu thập, xử lí thông tin, kĩ năng lựa chọn, sử dụng các loại vật
liệu.
6.2. Thực tiễn đời sống kinh tế - xã hội
Việc phòng chống đói, rét cho trâu bò như đã trình bày ở trên sẽ là cơ sở để
ông em nói riêng và người dân ở vùng cao nói chung giữ được đàn trâu để chăn
nuôi, để lấy sức kéo phục vụ sản xuất nông nghiệp, giữ vững và phát triển kinh
tế gia đình. Mặc dù chưa hết mùa đông nhưng với cách chăm sóc và các biện
pháp phòng chống đói, rét cho trâu như trên em tin mùa đông năm nay ông em
không bị mất đi con trâu nào vì thời tiết nữa. Chúng em nghĩ đó là món quà ý
nghĩa nhất chúng em giành cho ông.
TP Lào Cai, ngày tháng

năm 2 3
Nhóm thực hiện
1. Phí Quốc Thịnh
2. Hảng Thị Sua

3. Giàng Seo Páo



×