Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Tiểu luận Lý thuyết truyền thông công chúng của chương trình ‘như chưa hề có cuộc chia ly’2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.47 KB, 16 trang )

A. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
Trên thế giới, theo thống kê trung bình cứ 300 người, có một người
đang được người thân tìm kiếm. Hầu hết, mỗi người đều có một ai đó là ân
nhân hoặc là người có ảnh hưởng lớn đến cuộc đời mình, mà mình mong
gặp lại... Đối với những đất nước trải qua nhiều biến động lịch sử và đang
trên đà phát triển như nước ta, tỷ lệ này còn cao hơn nhiều.
Với mục đích giúp cho những người có người thân thiết đã ly tán
được gặp lại nhau sau bao cách trở về thời gian, khoảng cách địa lý, thông
qua sự hỗ trợ của cộng đồng, đài truyền hình Việt Nam đã cho ra đời
chương trình ‘Như chưa hề có cuộc chia ly’. Đây là một chương trình được
ấp ủ khá lâu và chứa đựng biết bao tâm huyết của ê kíp sản xuất chương
trình nhằm mang lại niềm hạnh phúc cho những người chịu cảnh chia ly,
niềm vui cho những người mong gặp lại ân nhân, bạn bè…Bằng mạng lưới
thông tin đa phương tiện phổ cập rộng khắp và sự hỗ trợ tìm kiếm của một
bộ phận chuyên trách, chương trình sẽ giúp đoàn tụ những trường hợp có
thể tìm kiếm được, tác hợp những cuộc gặp gỡ mạng giá trị tinh thần cho
khán giả. Đó là những trường hợp ly tán trong sinh kế, do chiến tranh, di
chuyển, trong những hoàn cảnh khách quan hay chủ quan khác, và những
nhu cầu gặp gỡ nhân đạo khác. Tất cả được diễn ra vào tối thứ 7, mỗi
tháng 1 lần.
Chương trình mang ý nghĩa xã hội rộng lớn thực sự đã thu hút được
sự quan tâm của nhiều người bởi sự hấp dẫn, xúc động, có gía trị nhân đạo
cao, thể hiện và kích thích khát vọng ấm áp tình người của cộng đồng
chúng ta và thắp sáng niềm tin về những điều tốt đẹp, cao quý trong cuộc
sống, giúp hàn gắn những vết thương do hoàn cảnh lịch sử để lại, cũng như
những trớ trêu khác trong cuộc sống. chương trình mở rộng cho sự hợp tác
của các báo, đài, do diện lan tỏa càng lớn, cơ hội để tất cả chúng ta hợp tác
1



thành công các cuộc đoàn tụ càng cao, làm cho cộng đồng chúng ta thêm
ấm áp và nhân ái hơn.
Chương trình thể hiện kết quả hoạt động của Đội tìm kiếm của
SGBS: 3 cuộc đoàn tụ và nhiều cuộc tìm kiếm đang được thực hiện.
Những câu chuyện xúc động về số phận của những con người và những
gia đình, những câu chuyện dễ thương khi tìm về kỷ niệm tuổi thơ; có
những đề nghị kiếm tìm rất nhân văn khiến khán giả mỉm cười và nhiều
thông báo tìm kiếm khi đã gần như tuyệt vọng và chỉ còn cách nhờ vào
cộng đồng chỉ mách…
“Như chưa hề có cuộc chia ly…” là chương trình phát sóng trực
tiếp, khán giả có thể gọi điện trực tiếp vào số (08) 264 7777 hoặc điền
thông tin vào website www.haylentieng.vn, để “lên tiếng” nếu khán giả là
người được tìm hoặc biết về trường hợp đang được đăng tìm. Tổng đài (08)
264 7777 hoạt động trong giờ hành chính kể từ ngày chương trình lên sóng.
Ngoài Tổng đài và website chính thức của chương trình, còn có nhiều đơn
vị truyền thông và nhiều cá nhân tình nguyện chia sẻ việc làm nhân đạo này
cùng VTV và SGBS, làm cho diện đưa tin càng rộng, khả năng kết nối
đoàn tụ sẽ ngày càng cao.
Nhằm nghiên cứu về sức mạnh truyền thông với các đối tượng công
chúng tiếp nhận cũng như tác động của công chúng đến truyền thông, tôi đã
chọn đề tài : Công chúng của chương trình ‘Như chưa hề có cuộc chia
ly’ làm đề tài tiểu luận.
2. Mục đích, đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu.
1.1: Mục đích.
Từ việc nghiên cứu chương trình “Như chưa hề có cuộc chia ly” sẽ
cho ta cái nhìn khái quát về đề tài, giúp người xem có cái nhìn cảm thông
và rõ nét hơn về vấn đề này. Hiểu được thế nào là công chúng, công chúng
của một chương trình truyền hình là như thế nào, họ có những đặc điểm gì
riêng biệt không, vai trò và tầm quan trọng đối với những chương trình ấy.
2



Đối với bản thân, là sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thì việc
nghiên cứu đề tài này sẽ giúp ích rất nhiều cho quá trình học tập, nó cho ta
cái nhìn khá thực tế về đối tượng mà chúng ta sẽ phục vụ sau này, họ đang
thiếu gì và thực sự cần những gì. Bên cạnh đó là những kinh nghiệm quý
báu cho quá trình tác nghiệp sau này mà bản thân mỗi nhà báo, phóng viên
cần nắm vững.
1.2: Đối tượng.
Nghiên cứu các văn bản, tài liệu liên quan đến công chúng nhằm tạo
cơ sở lí luận cho vấn đề. Đồng thời khảo sát các chương trình “Như chưa
hề có cuộc chia ly” đã được chiếu trên các phương tiện thông tin đại chúng
cùng những bình luận, đánh giá từ phía khán giả để có cái nhìn tổng quan
hơn về đề tài đang thực hiện.
1.3: Phạm vi.
Công chúng của một chương trình truyền hình là rất rộng, đặc biệt với
Như chưa hề có cuộc chia ly, nó thu hút số lượng người xem vô cùng lớn.
Chương trình được tố mỗi tháng một lần nên tiểu luận đi sâu phân tích về
tầm ảnh hưởng của chương trình đối với xã hội cũng như những hạn chế
của chương trình để ngày càng đáp ứng được mong mỏi của khán giả.
1.4: Phương pháp nghiên cứu.
Trên cơ sở khảo sát các văn bản, tài liệu, bài viết về Như chưa hề có
cuộc chia ly cùng với các bình luận, phản hồi từ phía khán giả, con mắt
nhìn của ngay những người nằm trong ekip thực hiện, từ đó hình thành cái
nhìn khách quan và cụ thể về công chúng của chương trình. Bên cạnh đó
còn phải khảo sát số lượng người xem, phân ra xem đối tượng nào xem là
chủ yếu, dựa vào những số liệu chính xác đã có sự kiểm chứng để bài viết
thêm thuyết phục. Từ đó đề ra một số phương hướng và giải pháp để khắc
phục những thiếu sót, nâng cao hiệu quả và giá trị của chương trình thu hút
được đông dảo công chúng hơn nữa.


3


B. NỘI DUNG
1. Đặc điểm công chúng của chương trình ‘Như chưa hề có cuộc
chia ly’:
‘ Như chưa hề có cuộc chia ly’ là chương trình được phát sóng trực
tiếp trên VTV1. Đối tượng khán giả là tất cả mọi người xem truyền hình.
Tuy nhiên đối tượng chính đó là những gia đình, những con người gặp phải
cảnh ly tán, xa cách nhau. Tỷ lệ công chúng khác nhau ở mức độ xem, nghe
đọc hoặc không xem, không nghe, không đọc các phương tiện khác nhau.
Đối với những người thường xuyên tiếp xúc với các phương tiện thông tin
đại chúng họ cũng bị chi phối nhiều hơn theo những khuôn mẫu tư duy,
những giá trị được chuyển tải trên đó. Đối với họ, thông tin trên báo, đài
phát thanh, truyền hình hay trên internet là những chỉ dẫn cho cuộc sống
của họ. Công chúng có thể xem các chương trình được phát lại, hay tìm
xem trên mạng internet. Công chúng có thể được chia thành nhóm tùy theo
loại hình phương tiện truyền thông đại chúng mà họ tiếp xúc, theo đó họ là
những độc giả, thính giả, khán giả hay người sử dụng Internet. Cảm nhận
của xã hội về uy tín của các nhóm này cũng khác nhau. Uy tín này được
xác lập căn cứ vào những đặc điểm mà nhóm cần phải có để có thể thu
nhận được thông tin từ một phương tiện nào đó. Nói cách khác nếu như
một phương tiện yêu cầu những kỹ năng cao hơn để thu nhận thông tin thì
nhóm công chúng của phương tiện đó được xem là uy tín hơn. Với sự xuất
hiện của Internet, nhóm công dân mạng chiếm vị trí uy tín hàng đầu. Họ có
được vị trí này là vì sử dụng internet gắn với sự thành thạo về máy tính.
Tuy nhiên, đối với những xã hội kém phát triển, ở những vùng sâu vùng xa
thì không tiếp xúc với các phương tiện truyền thông đại chúng nhiều.
2. Ảnh hưởng của chương trình ‘ Như chưa hề có cuộc chia ly’

đến công chúng.
Ngày nay, với sự phát triển như vũ bão của các phương tiện truyền
thông đại chúng, việc cung cấp thông tin cho quần chúng ngày càng trở nên
4


dễ dàng và nhanh chóng. Ảnh hưởng của chương trình đến công chúng tiếp
nhận có thể theo nhiều hướng, nhiều khía cạnh khác nhau. Mỗi người có
một suy nghĩ, tình cảm riêng. Dưới đây là một số tác động của chương
trình đối với công chúng.
2.1 Kích thích về mặt cảm xúc.
Chương trình ‘Như chưa hề có cuộc chia ly’ ra đời đã thu hút được
sự quan tâm của bao nhiêu con người. Chương trình đã đi sâu vào lòng bạn
đọc, kích thích cảm xúc, sự đồng cảm giữa người với người, làm cháy lên
ngọn lửa ấm áp tình người.
Khi xem, rất nhiều khán giả đã có phản hồi tới chương trình. Đó là
những dòng thư chia sẻ tâm tư, tình cảm, những cảm xúc rất chân thật.
Khán giả Trần Đình Nhân ( Đắc Lắk ) đã gửi tới chương trình một bài thơ
được viết nên bởi chính cảm nhận, tình cảm của mình:
“Như chưa hề có cuộc chia ly”
Vườn yêu thương gieo, ươm mầm nhân ái…
Niềm vui vô bờ trong ngày gặp lại
Chẳng nói nên câu, nước mắt lăn dài.
Bao nhiêu cảnh đời lưu lạc, chia xa
Đau đáu niềm mong, mỗi người một nỗi
Chạy ngược, chạy xuôi kiếm tìm lặn lội
Hình bóng người thân mờ mịt phương trời.
Hình bóng người thân mờ mịt xa vời…
“Như chưa hề có cuộc chia ly”
Ngôi nhà chung, xây từ lòng nhân ái…

Những mảnh đời tưởng không bao giờ gặp lại
Đoàn tụ đêm nay như có phép màu.
Bao nhiêu năm rồi, mòn ngóng tin nhau
Gặp lại người thân nghìn trùng phiêu dạt
5


Giọt nước mắt rơi chìm trong khúc hát
“Vết cắt liền da”, gắn kết những mảnh đời.
“Vết cắt liền da”, kết nối những cuộc đời...
Hay khi đón xem xong chương trình ‘Như chưa hề có cuộc chia ly số
28’, một bạn khán giả đã viết : “ Trong tất cả các tập đã được phát sóng, tôi
sẽ không bao giờ quên được tập 28, phát sóng vào tháng 03/2010 câu
chuyện về các anh chị Trịnh Thị Hà đi tìm em Trịnh Minh Hiển (Phạm Duy
Tiến), câu chuyện chia ly cũng như bao câu chuyện khác trong các tập
trước, nhưng tôi không thể quên được ánh mắt thảng thốt và bất ngờ của
chị Hà khi phát hiện đứa em trai mình bị thất lạc bấy lâu mà chị đang tìm
kiếm lại đang ngồi trước mặt chị.” Mỗi câu chuyện đều để lại trong lòng
khán giả những dấu ấn, cảm nhận khác nhau, khơi gợi bao cảm xúc. “Sau
khi xem xong đoạn này, tôi đã đưa cho Ba Mẹ tôi xem lại tập này và Ba tôi
nói rằng tối hôm đó, Ba tôi ngủ và lại nhìn thấy ánh mắt của chị Hà khi
phát hiện ra em trai của mình (cười)”. Chứng tỏ rằng chương trình đã thực
sư đi sâu vào trong tâm khảm của mỗi khán giả. Những cuộc đoàn tụ lại
đem đến những giọt nước mắt, thật khó tả. Đó là những giọt nước mắt thật,
rất thật của con người.
Cảm giác sung sướng, nghẹn ngào trong những cuộc đoàn tụ làm
khán giả cũng không khỏi xúc động. Vui sướng cùng họ, cứ ngỡ chính
mình là nhân vật được đoàn tụ. “Tôi là một khán giả trung thành của
chương trình, mỗi khi xem chương trình thì nước mắt tôi cứ chảy dài,
tưởng như mình đang là những nhân vật được đoàn tụ.”

Còn bạn Đặng Thị Anh Thư, quê ở Đà Lạt, say mê công việc hơn từ
một lần ngồi ghế dự bị, học hỏi các đồng nghiệp thao tác. ‘Lúc đoàn tụ thật
cảm động và ý nghĩa, nhưng tôi cố kìm nước mắt vì sợ xấu hổ. Quay sang
thấy một bạn trai ngồi bên cạnh khóc ngon lành, nên tôi không kìm nén
nữa’. Anh Thư mỉm cười kể.

6


Nhà báo Thu Uyên- người dẫn chương trình cũng không khỏi xúc
động: “Mặc dù cũng là chương trình kết nối thông tin, một chương trình
mang tính thiện nguyện như “Như chưa hề có cuộc chia ly”, nhưng “Trở về
từ ký ức” làm hao tổn của tôi rất nhiều nơron thần kinh cảm xúc. Cứ ngỡ
rằng cuộc chiến đó mình đã thuộc làu qua những bài học lịch sử hay qua
hành trình làm báo ngược xuôi, nhưng không phải…”. Và đó cũng là một
cuộc đối thoại khiến người viết bài này phải nhói lòng, bởi những ký ức
đẹp đẽ không tỳ vết về cuộc chiến lẫn những bi kịch hậu chiến mang tên
“ngoại cảm”. Chương trình nhẹ nhàng mang cảm xúc đến cho người xem
bằng những mảnh đời bất hạnh, những cuộc chia ly.
“Như chưa hề có cuộc chia ly” đã thực sự đi sâu vào lòng công
chúng, để lại những cung bậc cảm xúc, kích thích cảm xúc của mỗi con
người. MC Hồng Phúc có nói: “Phúc cũng như bao bạn trẻ khác, thích sôi
động, thích cái mới và sáng tạo. Bản thân Phúc cũng làm MC cho khá
nhiều chương trình trẻ trung đòi hỏi sự hoạt náo, sẵn sàng quậy tưng.
Nhưng thú thật, khi tham gia “Như chưa hề có cuộc chia ly”, Phúc cảm
thấy mình lắng lại, trầm lại để cùng cảm nhận về một khía cạnh khác của
cuộc sống, thật tình cảm và nhân ái của tình người. Đó vốn là bản chất của
người Việt Nam.”
Bên cạnh đó, chương trình đã làm khơi dậy lòng nhân ái và ý thức
nâng cao trách nhiệm của mỗi người.

2.2 Khơi dậy lòng nhân ái và ý thức nâng cao trách nhiệm của mỗi
người.
Những câu chuyện chân thực, cảm động đầy nước mắt ấy đã khơi
dậy lòng nhân ái của biết bao các nhà hảo tâm, các tổ chức, công ty trên
toàn quốc. Một ví dụ điển hình như SeABank đã hợp tác cùng chương trình
“Như chưa hề có cuộc chia ly…” hỗ trợ sổ tiết kiệm trị giá 15.000.000đ
cho mỗi nhân vật có hoàn cảnh khó khăn nhằm bù đắp một phần cho những
7


khổ đau, vất vả mà họ đã chịu đựng trong những năm xa gia đình và bắt
đầu một cuộc sống trọn vẹn hạnh phúc sau ngày đoàn tụ.
Từ tháng 9/2010 – 9/2012, SeABank đã tài trợ 22 sổ tiết kiệm với
tổng giá trị 330 triệu đồng cho các nhân vật có hoàn cảnh khó khăn của
chương trình “Như chưa hề có cuộc chia ly…”.
Số tiền này đã được các nhân vật sử dụng vào nhiều việc làm ý
nghĩa:
Tiêu biểu như gia đình anh Nguyễn Văn Đôi (nhân vật chương trình
số 50), trước đây công tác tại Trung đoàn 812 Sư đoàn 309 hiện đang sinh
sống tại huyện Buôn Đôn - Đắk Lắk. Sau khi được SeABank tặng sổ tiết
kiệm trị giá 15 triệu đồng, anh đã quyết định dùng số tiền trên để mua chiếc
máy kéo giảm thiểu sức lao động phục vụ cho công việc đồng áng, quãng
đường từ nhà ra đồng rất xa.
Chị Hà Thị Suốn (vợ anh Đôi) cho biết, trước đây cả hai vợ chồng đi
làm từ sáng sớm khi về đến nhà thì cũng đã gần nửa đêm. Từ khi có chiếc
máy kéo, thì công việc của anh chị hiệu quả hơn và năng xuất đăng lên
đáng kể, tiết kiệm thời gian. Gia đình chị rất cảm ơn chương trình “Như
chưa hề có cuộc chia ly…” và Ngân hàng SeABank cũng như các đồng đội
đã giúp đỡ anh chị trong việc cải thiện chất lượng cuộc sống.
Sau khi đoàn tụ, mối lo ngại về vấn đề tinh thần đã được giải quyết,

tuy nhiên có những gia đình còn có những hoàn cảnh eó le, thiếu thốn về
vật chất. Bằng sự cảm thông và tình nhân ái, các nhà hảo tâm đã phần nào
giúp đỡ họ cải thiện đời sống của mình. Hay những con người, tập thể đã
góp phần gây dựng nên chương trình như lực lượng đông đảo những đơn vị
cùng tâm huyết, Công ty Truyền thông Sài Gòn Buổi Sáng (SGBS), Tổng
Công ty Viễn thông Quân đội (VIETTEL), cùng một loạt các đơn vị hỗ trợ
khác là Báo THANH NIÊN, Công ty VINAGAME, Hãng phim Thanh
Niên và nhiều đơn vị báo chí khác. Bằng cách này hay cách khác, họ đã
chung tay làm nên những điều kì diệu.
8


Bên cạnh đó là một đội ngũ không thể không nhắc tới. Đó là những
người trẻ làm nên hội ngộ. Mang một ý nghĩa nhân văn đặc biệt, chương
trình “Như chưa hề có cuộc chia ly…” (NCHCCCL) sau gần 5 năm ra đời
đã thực sự tạo được những dấu ấn lớn trong lòng công chúng. Làm nên
những cuộc sum vầy hạnh phúc của những nhân vật là cả một quá trình
miệt mài gắn kết, kiếm tìm của một đội ngũ những con người đầy tâm
huyết. Họ là những con người đến từ những nơi khác nhau, những ngành
nghề khác nhau, tập hợp lại vì một tình yêu với công việc đem lại hạnh
phúc cho người khác. Nguyễn Minh Hoàng, một thành viên của đội tìm
kiếm thì nói: “Còn trẻ thì tranh thủ làm những việc có ích cho xã hội, chứ
sau này lo cơm áo gạo tiền rồi thì sợ chẳng có thời gian”. “Làm riết rồi
mê”, chẳng ai biết trước được rằng anh sinh viên tốt nghiệp ngành Tài
chính – kế toán lại gắn bó lâu đến thế với một công việc chẳng liên quan
mấy đến ngành nghề đã học.
2.3. Tác động đến suy nghĩ của khán giả.
Những câu chuyện đau thương, những cuộc đoàn tụ ngậm ngùi nước
mắt tác động đến tình cảm, suy nghĩ… của khán giả. Xem chương trình
này, chúng ta- những người bình thường mới thấy là chúng ta may mắn khi

có thời gian ngoái lại, cũng không thể không nhớ ân nhân, bạn bè, hay
người nào đó có ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc đời mình. ‘ Như chưa hề có
cuộc chia ly’ đã có sự tác động mạnh mẽ đến suy nghĩ của công chúng.
Trước tiên, đó là sự thay đổi của chính những người trong êkip sản xuất
chương trình. ‘ trước đây thì mình ít quan tâm đến lịch sử, địa lý lắm, từ
hồi làm mới bắt đầu tìm hiểu những cái tên cũ như Hà Nam Ninh, đường 7,
đi B, Gia Lai… Công việc tạo cho mình điều kiện học hỏi được nhiều thứ
lắm’. Đó là nhận định của hầu hết các thành viên trong đội.
3. Ảnh hưởng của công chúng đến chương trình ‘như chưa hề có
cuộc chia ly’.

9


Công chúng có tầm ảnh hưởng vô cùng quan trọng đến chương trình.
Trước tiên là sự ra đời, rồi là sự phát triển của chương trình.
3.1. Ảnh hưởng của công chúng đến sự ra đời của chương trình.
Chương trình ra đời nhằm đáp ứng yêu cầu của công chúng. Vì 2
cuộc chiến tranh tàn khốc, vì đói nghèo, vì những phút cạn nghĩ, hay đơn
giản chỉ vì dòng đời xô đẩy, đã cuốn phăng bao người Việt khỏi tổ ấm, làng
quê…Cuộc sống cứ vô tình trôi, đưa đẩy những con người bất hạnh ấy lưu
lạc khắp 4 phương…Đến khi họ khát khao cháy bỏng muốn gặp lại mẹ cha
tóc bạc hay vợ con tảo tần thì trong đầu họ còn nhớ quá ít về người thân
hay nguồn cội. nhằm đáp ứng nhu cầu của những con người ấy, chương
trình ‘ như chưa hề có cuộc chia ly’ được ra đời. Số đầu tiên được phát
sóng vào 20h ngày 1/12/2007 trên VTV1. Đó là cuộc đoàn tụ của Linh với
gia đình. Nhiều bạn bè nói họ đến để ‘ủng hộ cho vui’ chứ chắc gì Linh đã
tìm được gia đình. Nhưng kết cục đó lại là một buổi tối đầy nước mắt tại
trường quay S8 của VTV. Chương trình ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu của
xã hội. Nhà báo Thu Uyên nói: ‘Mọi việc đều có điểm bắt đầu. Xã hội đã

có nhu cầu thì tất yếu sẽ xuất hiện ý tưởng và giải pháp mà. Ý tưởng Như
chưa hề có cuộc chia ly cũng bắt đầu chính từ hiện thực của cuộc sống.
Nghĩa là không phải tôi thì sớm muộn gì cũng sẽ có nhà báo khác, hoặc
người khác khởi xướng hoạt động này.’
3.2. Ảnh hưởng của công chúng đến sự phát triển của chương
trình.
Vì là một chương trình có tính nhân văn cao nên ‘ như chưa hề có
cuộc chia ly’ đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của công chúng, tạo nên
những ấn tượng tốt đẹp trong lòng của khán giả. Sau gần 5 năm hoạt động,
chương trình vẫn luôn được công chúng đón nhận. Công chúng tác động
đến sự ra đời của chương trình đồng thời cũng có vai trò quyết định đến
từng bước phát triển của chương trình. Một chương trình được ra đời là để
10


phục vụ cho nhu cầu của xã hội, chương trình cũng phát triển theo yêu cầu
phần đông của khán giả. Mỗi ý kiến, mỗi sự đóng góp, phản hồi của khán
giả đều được chương trình tiếp nhận và xem xét. Sẽ khó có thể hình dung
được truyền thông đại chúng hiện đại như thế nào nếu như nó không phản
ánh thái độ của dư luận xã hội trước những sự kiện mà nó cung cấp. Điều
này càng được thể hiện rõ hơn trong xã hội dân chủ. Việc phản ánh dư luận
xã hội về vấn đề mà các phương tiện truyền thông đại chúng đã đăng tải là
hành động tiếp nối, như một kỹ thuật truyền thông để giữ cho chủ thể
không bị cạn nguồn thông tin. ‘Tôi thấy chương trình đang làm được nhiều
hơn cái mà chúng tôi hình dung lúc ban đầu’ – nhà báo Thu Uyên nói. Bên
cạnh sự tìm kiếm không ngừng của ekip sản xuất chương trình, công chúng
cũng chiếm vai trò vô cùng lớn. Truyền thông đại chúng phải phản ánh một
cách khách quan những ý kiến lấy được từ nguồn dư luận xã hội. Có như
thế, dư luận xã hội mới mang lại ý nghĩa là nguồn cung cấp thông tin đắc
lực cho truyền thông đại chúng.

4. Các phương tiện truyền thông được sử dụng trong chương
trình.
Là chương trình tâm huyết của Đài truyền hình Việt Nam, ‘như chưa
hề có cuộc chia ly’ ra đời sau khi VTV liên kết được một lực lượng đông
đảo những đơn vị cùng tâm huyết, là công ty truyền thông Sài Gòn buổi
sang (SGBS), tổng công ty viễn thông quân đội (VIETTEL), cùng hàng
loạt các đơn vị hỗ trợ khác là báo thanh niên và nhiều đơn vị báo chí khác.
‘Như chưa hề có cuộc chia ly’ là chương trình phát sóng trực tiếp, khán giả
có thể gọi điện trực tiếp đến (08) 264 7777 hoặc điền thông tin vào website
www.haylentieng.vn, để ‘lên tiếng’ nếu khán giả là người được tìm hoặc
biết về trường hợp đang được tìm. Tổng đài (08) 264 7777hoatj động trong
giờ hành chính kể từ khi chương trình lên sóng. Ngoài tổng đài và website
chính thức của chương trình, còn nhiều đơn vị truyền thông và nhiều cá
11


nhân tình nguyện chia sẻ việc làm nhân đạo này cùng VTV và SGBS, làm
cho diện đưa tin càng rộng, khả năng kết nối đoàn tụ sẽ ngày càng cao.
Chương trình mở rộng cho sự hợp tác của các báo, đài, do diện lan
tỏa càng lớn, cơ hội để tất cả chúng ta cùng tác hợp thành công các cuộc
đoàn tụ càng cao, làm cho cộng đồng chúng ta được ấm áp và nhân ái hơn.
Bằng mạng lưới thông tin đa phương tiện phổ cập rộng khắp và bằng sự hỗ
trợ tìm kiếm của một bộ phận chuyên trách , chương trình đã mang giá trị
tinh thần cao cho khán giả.
5. Hạn chế của chương trình ‘Như chưa hề có cuộc chia ly’.
Chương trình đã gặt hái được nhiều thành công lớn, dành được tình
cảm ưu ái của công chúng. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn có những mặt hạn
chế. Trước tiên là về mặt thời lượng của chương trình, 55 phút truyền hình/
tháng so với một dự án mang tính chất xã hội lớn như vậy. Hay những
trường hợp đoàn tụ không đưa lên sóng truyền hình. Có những câu hỏi

được đặt ra như:
’Tại sao thời lượng phát sóng của chương trình không tăng lên. Ví dụ
tăng số lần thực hiện trong tháng lên 2, 3 kỳ? Và thời gian của mỗi số Như
không hề có cuộc chia ly sao không kéo dài 2 tiếng?’ và nhận được câu trả
lời: ‘Trước nhất là vì nhân tài vật lực có hạn. Điều này cũng có mâu thuẫn.
Thực tế là trong gần 3 năm qua, chúng tôi cũng bị sức ép từ tần số phát
sóng thưa, thời lượng ít ỏi, nên mỗi số 1 tiếng chúng tôi đều cố nén làm sao
để tổ chức được 3 thậm chí 4 cuộc đoàn tụ. Vì số những cuộc chia ly tìm ra
của chúng tôi nhiều hơn thế! Vì thế mà nhiều chuyện hay lắm vẫn chưa có
chỗ để kể ra. Nhiều câu chuyện nhân nghĩa, nhiều tâm tư, nhiều chi tiết lịch
sử vẫn chưa được kể cho đến đầu đến đũa. Một tiếng truyền hình đòi hỏi rất
nhiều công đoạn mà nếu “thâm canh” rất dễ phải lược bớt. Thế cũng mất
hay.’ Đã có những trường hợp tế nhị không thể động đến nỗi đau của người
khác hay những trường hợp rất nhạy cảm cũng không đưa lên truyền hình,
chương trình chỉ tạo điều kiện cho họ gặp nhau, vậy thôi. Về lâu dài, khi
12


website và các hệ thống bổ trợ của chương trình đã hoạt động tốt, số lượng
các cuộc đoàn tụ lại càng không thể chỉ giới hạn trong chương trình truyền
hình. Hay có những trường hợp rất tiếc nhưng có những trường hợp nếu
mình đưa lên truyền hình sẽ làm tổn thương một ai đó.

13


C. KẾT LUẬN.
Thành công lớn nhất của ‘như chưa hề có cuộc chia ly’ có lẽ là ở chỗ
thông qua từng câu chuyện có thật mà khẳng định một thông điệp: Chỉ có
tình yêu thương đích thực cuả con người với con người mới vỗ về và giữ

được cho con người sự bình an trong tâm hồn. Như vậy, mối quan hệ giữa
chương trình ‘như chưa hề có cuộc chia ly’ và công chúng là mối quan hệ
hai chiều tác động qua lại lẫn nhau. Theo chiều thứ nhất, truyền thông và
truyền thông đại chúng được coi là yếu tố ảnh hưởng mạnh đến sự hình
thành và biến đổi của công chúng. Ảnh hưởng này được phân tích từ góc
độ các kênh tác động và các phương tiện được sử dụng. Những nghiên cứu
trong lĩnh vực này đã cho thấy các nhóm công chúng khác nhau cũng chịu
ảnh hưởng khác nhau thông tin từ các phương tiện truyền thông. Dưới sự
tác động của truyền thông đại chúng, công chúng được hình thành và biến
đổi ngày càng nhanh. Nhờ những phương tiện kỹ thuật hiện đại, một thông
điệp có thể được chuyển tải cùng một lúc đến hàng triệu, thậm chí hàng tỷ
con người. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng để tạo ra những phản ứng
tương tự nhau hoặc giống nhau về vấn đề mà truyền thông đại chúng đề cập
đến. Không đơn giản dừng lại ở việc truyền phát tin, các phương tiện
truyền thông còn chọn lọc, nhấn mạnh, giải thích những sự kiện đặc biệt và
công bố phản ứng dư luận về những sự kiện đó. Qua đó, truyền thông
khuyến khích dư luận góp tiếng nói về vấn đề đó.
Theo chiều quan hệ thứ hai, chúng ta xem công chúng với tư cách như
một nguồn sự kiện của chương trình. Không chỉ thụ động chịu sự tác động của
các thông tin từ truyền thông, công chúng còn là động lực có sức mạnh làm
thay đổi chương trình. Từ đó, công chúng có những tác động ngược trở lại đối
với chương trình. Công chúng chính là hơi thở của cuộc sống mà chương trình
không thể bỏ qua.

14


D. TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1.


Nguyễn Văn Dững- Đỗ Thu Hằng, Truyền thông- lý thuyết và

kĩ năng cơ bản.
2.

Website www.haylentieng.vn

15


MỤC LỤC

16



×